Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 0 8 9 7
Số người đang truy cập
2 7 2
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Những hiểu biết về bệnh do véc tơ truyền và cách phòng chống (phần 1)

            Thế giới động vật rất đa dạng và phức tạp bao gồm các nhóm gọi là các động vật đơn bào như sinh vật xốp dưới biển, giun tròn, các loài nhuyễn thể; động vật chân khớp (tôm, sinh vật nhiều chân, nhện và côn trùng; động vật có xương sống (cá, động vật lưỡng cư, giáp xác, chim, động vật có vú); tuy nhiên chúng có thể lây truyền bệnh cho người qua một trung gian gọi là véc tơ truyền bệnh.


Giới thiệu về côn trùng và mối liên quan có thể gây bệnh cho con người

Mỗi ngành chia thành nhiều lớp, chẳng hạn lớp Hexapoda (= côn trùng). Các lớp phân chia thành các bộ, như bộ Coleoptera (= bọ cánh cứng). Các bộ chia thành nhiều họ, họ thành nhiều giống và sau đó thành nhiều loài. Trong lớp Hexapoda có trên 750.000 loài côn trùng khác nhau. 

Mặc dù tính quy mô của sự đa dạng các loài vẫn chưa hiểu hết, song ước tính có đến 1.4 - 1.8 triệu loài và có khoảng 20.000 loài mới được mô tả mỗi năm.

Khoảng 850.000 -1.000.000 loài được mô tả là côn trùng.

Trong số 24 bộ côn trùng, có bốn loài nổi trội được mô tả nhiều nhất với ước tính lên đến 600.000–795.000 loài bao gồm Coleoptera, Diptera, HymenopteraLepidoptera.

 

So sánh về con số ước tính loài trong số 4 bộ thường hay gặp

 

Loài mô tả

Tỷ lệ mô tả trung bình(số loài/ năm)

Các nổ lực công chúng

Coleoptera

300.000 – 400.000

2308

0.01

Lepidoptera

110.000 – 120.000

642

0.03

Diptera

90.000 – 150.000

1048

0.04

Hymenoptera

100.000 -125.000

1196

0.02


Tính chất ký sinh: nhiều loài côn trùng là ký sinh trùng của các côn trùng khác như o­ng vò vẽ ký sinh (parasitoid wasps). Các côn trùng này được biết là entomophagous parasites. Chúng có thể có lợi do sự hủy hoại của chúng đối với côn trùng, sinh vật khác mà phá hoại hoa màu, mùa vụ và nguồn khác. Nhiều côn trùng có mối liên quan ký sinh trùng đến con người như muỗi. Các côn trùng này đã dẫn đến lan rộng bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết và sốt vàng thông qua muỗi à Dẫn đến lây truyền bệnh từ động vật linh trưởng sang người hoặc từ người sang người.

Mối liên quan đến con người và côn trùng

Như một loài gây hại (As pests)

Nhiều côn trùng được xem là loài phá hoại, gây hại cho con người như chấy, bọ chét, rệp, lây truyền bệnh (muỗi, ruồi), gây tiêu hủy cấu trúc (mối), hay phá hoại các sản phẩm nông nghiệp (châu chấu, bọ đầu dài). Nhiều nhà côn trùng học liên quan đến các lĩnh vực khác nhau về phòng chống côn trùng gây hại này cũng như nghiên cứu tìm ra các sản phẩm phòng chống côn trùng, nhưng hiện nay đang có chiều hướng gia tăng các biện pháp diệt sinh học đối với côn trùng gây hại (biological pest control / biocontrol). Phòng chống sinh học sử dụng một vi sinh vật để làm giảm quần thể vi sinh vật khác được xem là yếu tố chìa khóa trong quản lý lồng ghép phòng chống côn trùng gây hại (integrated pest management).

 

Mặc dù một số lượng lớn các nỗ lực tập trung vào phòng chống côn trùng, con người cố gắng giết côn trùng gây hại bằng hóa chất. Nếu sử dụng không cẩn thận, độc chất có thể giết các vi sinh vật trong vùng đó đồng thời, bao gồm cả động vật tự nhiên ăn côn trùng, như chim, chuột, và các súc vật ở chứa côn trùng khác. Hiệu quả của DDT' sử dụng như một ví dụ về hóa chất đe dọa các động vật hoang dại.

Về vai trò lợi điểm (In beneficial roles)

Vì chúng giúp cho quá trình thụ phấn và nở hoa, nên một số côn trùng rất có lợi cho nông nghiệp và trồng hoa màu. o­ng mật châu Âu và phấn hóa là những gì thu thập được cho thấy lợi ích của o­ng. Mặc dù các côn trùng hấp dẫn, nên nhiều côn trùng có lợi cho môi trường và con người. một. Một số côn trùng như o­ng vò vẽ, o­ng thường, bướm và kiến dã giúp cho quá trình thụ phấn diễn ra. Hiện tượng thụ phấn là quá trình diễn ra có sự lẫn nhau giữa cây trồng và côn trùng. Điều này còn làm tăng khả năng thụ phấn chéo, nâng cao tiến hóa. Cũng như quá trình thụ phấn, kiến cũng giúp cho quá trình phân bố ra hoa của cây trồng. Điều này giúp cho cây trồng tăng tính đa dạng sinh học. Điều này dẫn đến môi trường tốt hơn.

 

Một vấn đề môi trường nghiêm trọng là giảm quần thể côn trùng giúp thụ phấn và một số loài côn trùng giờ đây đang được giám sát về mặt thụ phấn trên các nông trang, vườn cây ăn quả và nhà kính ở thời điểm ra hoa. Côn trùng cũng sinh các chất có ích như mật o­ng, sáp o­ng, vecni, sơn mài và sợi. o­ng mật đã được nuôi cấy bởi con người hàng trăm năm nay.

Các côn trùng ăn sâu bọ (Insectivorous insects) hay các côn trùng mà ăn côn trùng có lợi cho con người vì chúng ăn các loại côn trùng có hại cho nông nghiệp và các nhà cửa của con người. Chẳng hạn, rệp cây ăn các nông sản và gây nên vấn đề bất lợi cho nông dân, nhưng con bọ rùa lại ăn rệp cây và sử dụng chúng như một công cụ làm giảm đi quần thể của rệp cây. Kiến cũng giúp chống lại quần thể động vật do tiêu thụ các động vật có xương sống. Nếu không có các động vật ăn thịt, côn trùng có thể phát triển quần thể không kể nổi.

Côn trùng còn được sử dụng trong y học, chẳng hạn ấu trùng ruồi (con giòi) được dùng để để điều trị các vết thương hay làm dừng quá trình hoại thư, chúng không chỉ ăn các mô thịt chết. Điều trị này khi đó được xem là phương pháp điều trị hiện đại tại bệnh viện. Các côn trùng gần đây cũng nhận được sự chú ý như một nguồn thuốc tiềm năng và các chất thuốc khác. Côn trùng trưởng thành như con dế và ấu trùng côn trùng của các loại khác nhau cũng được sử dụng như bẩy cá.

Trên lĩnh vực nghiên cứu (In research)

Các côn trùng đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu sinh học. Chẳng hạn, vì kích thước nhỏ của chúng, thời gian thế hệ ngắn và tính sinh sản cao, nên các ruồi Drosophila melanogaster là một mô hình vi sinh vật cho nghiên cứu về di truyền của các eukaryotes cao hơn. D. melanogaster là một phần quan trọng của nghiên cứudi truyền, tương tác giữa các gen, di truyền nhiễm sắc thể, sự phát triển, sinh thái và tiến hóa. Vì hệ thống di truyền được bảo tồn trong các eukaryotes (sinh vật có nhân thực), hiểu biết cơ bản về chu trình tế bào như sự sao chép trên ruồi và cả các eukaryotes khác. Bộ gen của D. melanogaster được giải trình tự vào năm 2000, phản ánh vai tò quan trọng của của vi sinh vật trong nghiên cứu sinh học.

 

Đóng vai trò như thực phẩm (As food)

Trong một số nền văn hóa ẩm thực, côn trùng - đặc biệt là ve sầu được xem là món ăn thanh nhã, trong khi một số nơi khác chúng trở nên là món ăn thông thường của con người. Côn trùng có thành phần protein cao và một số tác giả cho thấy tiềm năng của chúng như một nguồn protein dinh dưỡng ở người. Tuy nhiên, một số quốc gia cho rằng ăn côn trùng là điều cấm kỵ. Vì nó có mặt trong nhiều loại thức ăn, nên chúng khó có thể loại trừ toàn bộ khỏi chuỗi thức ăn ở người, côn trùng tình cờ có mặt trong nhiều loại thức ăn, đặc biệt là ngũ cốc. Tính an toàn thực phẩm tại nhiều quốc gia không cấm nhưng hạn chế dùng.

Do tính đa dạng của côn trùng và trên thế giới quan tâm đến thiếu nguồn thực phẩm, cơ quan lương thực của Liên hiệp quốc xem xét rằng trong tương lai, thế giới có thể có thể không bỏ qua triển vọng của ăn côn trùng như một thực phẩm ổn định. Côn trùng được lưu ý vì thành phần dinh dưỡng của chúng, có hàm lượng protein cao, chất béo và khoáng chất.

Về văn hóa (In culture)

Con bọ hung là một biểu tượng văn hóa và tôn giáo của đát nước Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Trung Hoa cổ đại quan tâm con ve sầu như một biểu tượng của sự hồi sinh và bất tử. Trong văn hóa Mesopotamian, thơ sử thi của Gilgamesh có ám chỉ đến Odonata rằng sự bất tử,...

Nhiều bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng do vi rus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn truyền từ côn trùng gây ra

Thật vậy, những bệnh do côn trùng truyền (Insect-borne diseases) có liên quan đến một số bệnh như nhiễm trùng nghiêm trọng và cực kỳ nguy hiểm bởi chúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng và thậm chí tử vong như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng, dịch hạch, bệnh do muỗi truyền khác như viêm não Nhật Bản, giun chỉ bạch huyết, Chikungunya, bệnh Chagas, Murray Valley encephalitis virus, bệnh do Trypanosoma spp, Tularemia, bệnh West Nile virus, sốt hồi quy, sốt tái phát,…mà hằng năm số ca mắc mới này tiếp tục được ghi nhận và số tử vong tại một số nơi nhiều hơn.

Cùng với một số bệnh truyền nhiễm xảy ra gần đây như các tác nhân mới nữa đã khiến cho gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng do vector truyền càng phổ biến và nguy hiểm, đe dọa sức khỏe nhân loại.

 

Về triệu chứng của những bệnh do côn trùng truyền sang người?

Về triệu chứng bệnh khi chúng ta bị côn trùng đốt/ chích thì biểu hiện vô cùng đa dạng và tùy thuộc vị trí ký sinh của tác nhân gây bệnh đi đến cơ quan nào trong cơ thể chúng ta:

-Nếu tại trong máu thì có thể gây nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, vãn khuẩn huyết và thậm chí nhiễm trùng - nhiễm độc rất nặng, có thể tử vong nhanh trong vòng các ngày đầu tiên;

-Nếu nhiễm trùng trên hệ thần kinh: có thể dẫn đến phù não, viêm não, hôn mê, rối loạn ý thức, rối tri giác và cảm giác,…liệt một phần hoặc tứ chi,…;

-Nếu nhiễm trùng ở hệ hô hấp: bệnh nhân có thể có cảm giác khó thở, phù nề đường hô hấp, liệt cơ hô hấp do nhiễm trùng nhiễm độc hệ thần kinh nói chung, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng;

-Nếu nhiễm trùng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: nạn nhân có thể biểu hiện đau bụng từ rất nhẹ và mơ hồ đến đau bụng quặn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phân không thành khuôn; xuất huyết tiêu hóa,…

-Nếu nhiễm trùng nhiễm độc nặng có thể dẫn đến suy thận cấp, sốc phản vệ, trụy tim mạch, suy hô hấp,….

Côn trùng gây bệnh cho chúng ta bằng những cách gì?

Phương thức lây truyền bệnh cho người của côn trùng cũng rất đa dạng, có thể biểu hiện lây truyền qua con đường trực tiếp và gián tiếp:

+Có thể bằng con đường trực tiếp (như muỗi sốt rét Anopheles spp. hoặc muỗi sốt xuất huyết Aedes spp. hoặc một số loài ve, bọ xít mang mầm bệnh và qua vết đốt truyền mầm bệnh vào cơ thể);

+Hoặc gián tiếp như ruồi mang hay thú vị hơn là chúng “cõng” các mầm bệnh vi khuẩn có thể lây lan qua thức ăn làm ô nhiễm và có thể chúng là một trong những tác nhân gây nên các vụ ngộ độc thức ăn gần đây, hay bệnh lý tay chân miệng.

Nếu không may bị côn trùng đốt thì phải xử trí thế nào?

Thời tiết giao mùa là thời điểm có nhiều loại côn trùng cắn đốt con người gây ngứa, viêm da, nếu chẳng may côn trùng bay vào mắt gây suy giảm thị lực có thể dẫn đến tình trạng mù tạm thời. Theo Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai, ngoài những phản ứng trên, côn trùng còn có thể đe dọa đến tính mạng nếu nạn nhân không được cấp cứu chữa trị kịp thời. Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra với bạn, ở đây nêu ra các bước xử lý cũng như cách chữa trị kịp thời cho các bạn. Các trường hợp vết đốt của côn trùng có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên khắp cơ thể như nổi mày đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Xử lý khi bị côn trùng tấn công

 

Các bác sĩ khuyên rằng, nếu bị côn trùng bay vào mắt, không nên dụi mắt liên tục. Cách xử trí tạm thời là chớp mắt liên tục trong cốc nước sạch để dị vật (côn trùng) trôi ra, hoặc chườm lạnh, nhỏ nước mắt nhân tạo (hoặc nước muối sinh lý). Nếu mắt vẫn cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức, nhìn nhòe, sưng đỏ hoặc xung huyết, cần đến ngay bệnh viện để khám chữa kịp thời, tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng đến thị lực. Tuyệt đối không dùng các loại lá cây, côn trùng đắp vào mắt vì rất nguy hiểm.

Với những trường hợp phản ứng bị côn trùng đốt, chỉ khu trú tại chỗ thường không cần thiết điều trị, vùng sưng nề sẽ tự biến mất trong ngày mà không để lại di chứng. Nếu có phản ứng lan toả tại chỗ, vùng bị côn trùng đốt nên được chườm lạnh và cần được bác sĩ khám sớm để kê đơn thuốc đường uống hoặc tiêm truyền để giảm nhanh triệu chứng. Nếu bị o­ng, kiến đốt cần rửa sạch vết thương, chườm đá rồi đưa tới BV để được bác sĩ cho uống thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để làm dịu cơn đau, hoặc dán miếng dán hạn chế co mạch, tránh loét. Chữa trị sớm sẽ hạn chế được những biến chứng xấu của nọc độc côn trùng, nhưng dùng thuốc gì cũng cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và tư vấn điều trị.

Tránh xa côn trùng bằng cách nào?

Không dùng các loại chất /mỹ phẩm có hương thơm thu hút côn trùng. Khi đi xe máy, nên đội mũ bảo hiểm có kính chắn hoặc đeo kính bảo vệ mắt và mang những bộ quần áo dài tay để hạn chế tối đa tai nạn do côn trùng. Khi tắm rửa chú ý giũ mạnh khăn trước khi dùng, giũ mạnh quần áo trước khi mặc. Với giời leo - zona chậm chữa trị sẽ chuyển sang giai đoạn mụn nước, mụn mủ, viêm loét và nhiễm trùng… có chữa muộn cũng để lại những vết thâm đậm xấu. Riêng bị kiến lửa đốt sau 1 ngày vết đốt thường tạo thành một mụn mủ nhỏ do hoại tử tổ chức, cần giữ gìn cẩn thận, kẻo mụn mủ vỡ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng.

 

Trong tự nhiên có rất nhiều loại côn trùng, với tính chất và mức độ độc tính khác nhau. Tùy theo bạn bị loài côn trùng nào đốt/ chích mà có cách chữa trị phù hợp, nhưng nên thực hiện càng sớm càng tốt bởi sau 6 giờ nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch. Có thể ngăn chặn côn trùng không đến gần người bằng cách trồng các loại cây thảo dược có tác dụng diệt trừ sâu bọ, xua đuổi muỗi như chanh, hương thảo, cây sả, húng quế, bạc hà, hoa hồng phong lữ…khi ngủ nên mắc màn, các cửa sổ che chắn nên dùng cửa lưới chống muỗi để ngăn chặn côn trùng vào nhà.

Khi bị côn trùng tấn công nên xử lý thế nào?

Dùng xà phòng rửa với nước ấm làm sạch vết đốt hay vùng da tiếp xúc với côn trùng, có thể giảm đau bằng cách chườm đá lạnh 5 phút, rồi rửa kỹ lại bằng nước muối (3-4 lần/ngày), hoặc dùng nước muối đặc thoa lên vết chích nếu bị o­ng đốt. Khi vô tình bị côn trùng bay vào mắt lập tức hãy chườm lạnh, tránh dụi mắt sau đó nhỏ nước mắt nhân tạo, hoặc nước muối sinh lý. Nếu vết thương rát, ngứa ở da cũng rửa bằng nước muối - xà phòng để ngăn nổi phỏng nước, mụn mủ. Nếu là vết hồng ban dùng nước muối loãng 0,9% chấm 3-4 lần/ ngày. Nếu đau rát nhiều, tổn thương nhiễm trùng, hóa mủ nên đến các CSYT khám và điều trị, tránh biến chứng.

Một số mẹo vặt giúp hạn chế hết vết thâm do côn trùng cắn/hoặc đốt

Với môi trường nóng ẩm cao ở Việt Nam, tình trạng côn trùng ngày càng một nhiều đã gây ra cho con người chúng ta biết bao điều phiền toái, chẳng hạn với loài muỗi đã mang đến cho chúng ta căn bệnh mà hiện nay chưa có thuốc đặc trị đó là bệnh sốt xuất huyết. Đối với, những loài côn trùng khác như o­ng, rết, bọ cạp...khi bị đốt hay cắn bằng cách nào đó chúng cũng truyền vào cơ thể người những độc tố nguy hại.

 

Kết quả là người bị côn trùng đốt thường bị đau đớn và sưng tấy trên da dẫn đến viêm nhiễm. Thường thì những vết đốt như vậy gây ngứa ngáy, khó chịu thậm chí gây viêm nhiễm nặng cho con người khi lành để lại vết thâm xấu xí. Chính vì thế sau đây một vài mẹo vặt xử lý những vết côn trùng cắn không để lại vết thâm và loại bỏ ngay tức khắc cảm giác đau nhức, kho chịu.

Dùng nước và xà phòng

Bước đầu tiên để loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết đốt/ cắn / chích bạn hãy rửa sạch vùng da bị phơi nhiễm với nước và xà phòng diệt khuẩn. Rửa sạch vết cắn sẽ giúp bạn không chà xát vùng da bị thương vì ngứa ngáy khiến vi khuẩn có cơ hội tiến vào sâu trong da dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

Dùng nước đá

Nước đá lạnh là giải pháp trị liệu rất được nhiều người biết đến được áp dụng đối với các vết sưng phồng, ngứa ngáy, đau nhức do côn trùng cắn/ đốt.

Dùng đá lạnh chườm lên vết cắn đốt sẽ có tác dụng ngay.

Thuốc đánh răng

Ngoài công dụng chính là vệ sinh răng miệng, kem đánh răng còn có tác dụng giảm đau và ngứa cho vết cắn do côn trùng gây nên và kem đánh răng vị bạc có tính sát trùng mạnh, là lựa chọn tốt nhất tác dụng xoa dịu vết cắn của côn trùng.

Rượu

Trong rượu có cồn giúp sát trùng vết thương, ngoài ra rượu làm dịu tác động của vết muỗi cắn và làm ngưng hiện tượng phồng rộp. Thoa rượu lên vùng da bị côn trùng cắn và sau khi khô, bạn sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.

Tỏi và hành tây

Với vết muỗi đốt, bạn có thể dùng tỏi hoặc hành tây đập giập rồi đắp lên vết đốt. Nếu bị kiến cắn. Hãy dùng lá bạc hà rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp. Bạn cũng có thể dùng lá húng chanh rửa sạch, giã nát, thêm ít muối, đắp vào vết thương.

Nước và ruột thuốc lá

Khi bị o­ng, kiến hay muỗi đốt, bạn hãy dùng vài giọt nước trộn lẫn với ruột thuốc lá để đắp lên vùng bị sưng tấy cũng rất hiệu nghiệm.

Lá mướp

Dùng lá mướp tươi giã nhỏ bôi vào chỗ ngứa sẽ làm cho vùng bị côn trùng cắn bớt ngứa, kho chịu.

 

Chăm sóc và quản lý nạn nhân bị côn trùng đốt/ cắn

Trước khi đến viện (Prehospital Care)

·Nếu bạn bị vết thương đốt do o­ng nên cần loại bỏ ngay. Mặc dù các phương pháp cổ điển cho rằng nên cạo và nặn ép để đẩy nọc o­ng ra, sự co thắt cơ tự ý sẽ vẫn còn tiếp tục sau khi moi ruột và thành phàn o­ng nhanh chóng bị hủy hoại. Loại bỏ ngay là nguyên tắc quan trọng;

·Hầu hết các vết đốt có thể điều trị cấp thời với băng ép sau khi vết thương được rửa sạch theo quy trình thường quy bằng nước xà phòng và nước ấm để hạn chế tối thiểu nhiễm trùng;

·Đối với các vùng phản ứng tại chỗ lớn, chườm túi đá nhằm hạn chế sưng phồng. Dùng chườm đá không nên quá 15 phút và nên đặt bên ngoài lớp quần áo để tránh sự tổng thương trực tiếp do nhiệt thêm nữa cho da;

·Epinephrine vẫn là thuốc đầu tay cho điều trị trước khi đến viện nếu có phản ứng toàn thân; đường chỉ định là (dưới da, trong cơ, tĩnh mạch, đường nội khí quản) tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và các nhân viên y tế có kỹ năng. Sử dụng thuốc kháng histamine và corticosteroid toàn thân nếu sẵn có thì có thể giúp cho giảm phản ứng. Nhiều bệnh nhân dị ứng với vết chích bởi o­ng thì một số nơi có sẵn bộ kít tiêm tự động chứa một autoinjector tiêm thẳng epinephrine;

·Dùng thuốc kháng histamine thoa ngoài không nên áp dụng tại một vùng da rộng và không nên sử dụng đồng thời thuốc H1 antihistamin toàn thân. Độc tính anticholinergic toàn thân có thể do sử dụng sai đối với các thuốc này;

·Sử dụng các thuốc ức chế H2 (thường dùng để giảm acide dạ dày tiết ra), có thể sử dụng đồng thời với các thuốc kháng histamine H1;

·Trên nhiều bệnh nhân, chuyển đến bệnh viện là không cần thiết. Các bệnh nhân đó chỉ chuyển viện khi có các biểu hiện triệu chứng hoặc dấu chứng nặng, đe dọa tính mạng hoặc đã từng có tiền sử sốc phản vệ.

 

Vào khoa cấp cứu bệnh viện

·Đặt ngay một ống nội khí quản và thông khí hỗ trợ có thể là cần thiết đối với các ca sốc phản vệ nặng hoặc phù mạch liên quan đến đường thở;

·Xử trí sốc phản vệ cấp cứu cấp thời trên các cơ địa mẫn cảm, dị ứng bằng cách tiêm bắp 0.3-0.5 mL của 1:1000 dung dịch epinephrine. Điều này có thể lặp lại mỗi 10 phút nếu cần thiết;

·Một mũi tiêm bolus epinephrine tĩnh mạch (1:10,000) có thể sử dụng thận trọng trên các ca nặng. Dung dịch 1:10,000 trong một lọ 10mL. Lặp lại liều 1mL có thể hợp lý trên các bệnh nhân sốc phản vệ. Một khi đáp ứng tốt đạt được, các bolus này có thể cho tiếp sau và có sự giám sát cẩn trọng, truyền epinephrine liên tục. Sử dụng và giám sát cẩn trọng cũng như theo dõi nồng độ hợp lý, liều chỉ định tĩnh mạch epinephrine để tránh tình trạng quá liều do sơ xuất;

·Các bệnh nhân tụt huyết áp nặng có thể đòi hỏi một thể tích dịch truyền tĩnh mạch lớn. Giám sát tình trạng phù mạch và phù phổi.

·Thuốc kháng histamine cả nhóm thuốc H1 và H2 được sử dụng trong các phản ứng toàn thân. Diphenhydramine thường sử dụng trong khoa cấp cứu nhưng cetirizine cũng nên cân nhắc trên các bệnh nhân không đòi hỏi dùng thuốc đường tĩnh mạch vì có hiệu lực tương đương, cùng cơ chế tác dụng, thời gian tác dụng kéo dài hơn. Corticosteroid cũng được sử dụng thường quy trên một số bệnh nhân;

·Cần lưu ý đến các bệnh lý sốc phản vệ và bệnh lý huyết thanh (serum sickness) để có hướng dẫn cụ thể;

·Đảm bảo dự phòng tình trạng nhiễm trùng uốn ván thích hợp;

·Các ban đỏ và vết sưng phồng không xác định rõ ràng có thể khó phân biệt với viêm mô tế bào. Như một quy luật chung, nhiễm trùng hiện diện trong một số ca và dự phòng kháng sinh có thể không cần thiết trong một số trường hợp;

·Hướng dẫn chản đoán và điều trị liên quan sẵn có đối với xử trí tình huống sốc phản vệ , y học du lịch và các hướng dẫn chữa trị khác.

Khi bị côn trùng đốt, nếu không chữa trị kịp sẽ gây những biến chứng gì nghiêm trọng?

Một số triệu chứng và biến chứng có thể gặp khi bị côn trùng đốt, chích:

 

Côn trùng chích (Stinging insects)

-Ong và o­ng vò vẽ đốt rất nhanh và đau rất sâu theo sau cảm giác bỏng rát khó chịu rất sớm trong mấy giờ đầu, sau đó ngứa. Một vòng đỏ xuất hiện quanh veetws chích và có xuất hiện phản ứng viêm, sưng tấy vùng xung quanh. Điều quan trọng, nhớ rằng một số trường hợp nọc độc còn lưu lại trong da nên sẽ rất đau sau đó nữa. Điểm lâm sàng nữa là phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ nếu cơ địa nhạy cảm hoặc bị đốt quá nhiều cùng lúc. Histamine được tiết ra sau khi bị côn trùng đốt để đáp ứng lại phản ứng viêm và ngứa. Trong sốc phản vệ, histamine gây ngứa và đỏ da, chất này cũng có thể tiết ra trong hệ hô hấp phổi và các cơ quan sống còn khác gây sưng phù và khó thở, hạ huyết áp,….

-Nạn chân có thể bị chết nếu bị đốt quá nhiều (như trong chiến tranh hoặc người phá tổ o­ng vò vẽ,…), tại châu Phi, Canada và Hoa Kỳ đã có nhiều báo cáo người đi lấy mật và tử vong do o­ng đốt. Một câu chuyện thú vị là một người có thể chịu đựng khoảng 22 vết đốt của o­ng vò vẽ/ kg cân nặng cơ thể) nghĩa là có thể sóng sót.

Côn trùng đốt và hút máu (Biting and bloodsucking insects)

-Nhiều người nhiễm bệnh do côn trùng truyền như West Nile virus hoặc SR, SXH có thể từ không có triệu chứng đến triệu chứng nhẹ. Triệu chứng có thể diễn ra, tùy thuộc vào thời gian ủ bệnh ngắn dài khác nhau, bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng giống cúm (sốt, nhức đầu, đau mỏi toàn thân), hoặc các triệu chứng khác như sốt cao, rét run, tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, gan thận, tiết niệu và thần kinh (tùy thuộc vào vị trí thương tổn);

-Đặc biệt trên các cơ địa suy yếu hệ thống miễn dịch như (ung thư, đái tháo đường, tim mạch mạn tính) thì các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng do suy nhiều cơ quan trong thời gian ngắn. Một số ca còn gây biến chứng rất nặng và để lại di chứng như thần kinh, yếu liệt…;

Biến chứng khác như nhiễm trùng, loét da niêm mạc hoặc sốc phản vệ (ve, ruồi đen).

Những lời khuyên gì để phòng chống côn trùng truyền bệnh sang con người chúng ta?

-Quản lý môi trường (giảm ổ chứa và sinh đẻ mầm bệnh), cải thiện nguồn nước và phòng chống sinh học (diệt ấu trùng muỗi bằng vi khuẩn hay cá ăn ấu trùng như đã từng áp dụng trong SXH). Nhưng phải lưu ý đến tác động sinh thái môi trường do hóa chất can thiệp;

-Phối hợp các viện pháp diệt côn trùng khác như màn tẩm hóa chất, phun tồn lưu trong nhà, hóa chất diệt ấu trugnf và con trưởng thành (tùy thuộc tác nhân gây bệnh). Điều này làm giảm đi tính lan truyền và tuổi thọ của muỗi;

-Bảo vệ cá nhân bằng cách mặc áo quần tay dài, có kính che mắt, khăn trùm đầu,…tùy thuộc vào điều kiện lao động có liên quan hoặc phơi nhiễm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh;

-Việc phòng chóng cần có sự can thiệp đa ngành và luôn luôn tính đến chi phí hiệu quả và tác động nhiều mặt khi triển khai các biện pháp phòng chống và tìm các giải pháp phù hợp nhất, tiện lợi nhất, dễ sử dụng nhất và kinh tế nhất. Bạn nên nhớ không phải loại côn trùng nào chúng ta cũng cần diệt nhé.

 

Bệnh sốt mò như một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do côn truyền truyền?

Trong các bệnh gây ra bởi do nhóm tác nhân Rickettsia, một loại thường gây nên bệnh sốt mò hay còn gọi là bệnh sốt phát ban rừng rú, do mò đỏ làm trung gian truyền bệnh. Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn có tên là R. tsutsugamushi. Ổ chứa loại vi khuẩn này là động vật hoang dã, gặm nhấm (chuột, thỏ, chim, gà, lợn, chó). Ấu trùng mò đỏ thường bám vào thân cây, ngọn cỏ để sống hoặc chúng có ngay ở cả bề mặt đất khi động vật hay con người đi qua đó, chúng bám vào và hút máu, trong máu của ấu trùng mò đỏ có vi khuẩn Rickettsia, vì vậy vi khuẩn sẽ gây bệnh.

Mầm bệnh là Rickettsia orientalis do tác giả Hayashi tìm thấy đầu tiên ở Nhật. Sốt do ấu trùng mò (thường được gọi tắt là bệnh “sốt mò”), còn có tên gọi khác là bệnh Tsutsugamushi, bệnh sốt triền sông Nhật Bản, sốt phát ban nhiệt đới. Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Rickettsia orientalis gây nên. Ấu trùng Leptotrombidium akamushi Leptotrombidium deliense, hay còn gọi là ấu trùng mò gây ra. Khi đốt, ấu trùng đâm vòi vào mạch và hút bạch huyết. Con trưởng thành không sống ký sinh ở người và động vật mà sống tự do ở cây, cỏ, đất. Tuổi thọ của mò phụ thuộc vào điều kiện thích hợp có thể sống đến 1 năm. Ấu trùng mò truyền R.orientalalits sang người chỉ là tình cờ.

 

Mò mang mầm bệnh Rickettsia tsutsugamushi và xâm nhập cơ thể người qua vết đốt, gây ra bệnh sốt mò. Khi bị ấu trùng mò đốt, tuy chỗ đốt bị phỏng nước và loét, nhưng không đau hay ngứa, rát nên bệnh nhân khó phát hiện. Thời gian ủ bệnh từ 8-12 ngày kể từ khi bị mò đốt. Triệu chứng sốt mò là rét run, đau đầu, sốt 38-39oC, có khi lên đến 40.5oC, nổi hạch gần nơi đốt, da, niêm mạc xung huyết. Thể bệnh nặng thường biến chứng ở các cơ quan nội tạng, thần kinh và những tổn thương ở mắt. Bệnh có khi rất nặng và có thể phát thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở nhiều quốc giavùng châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, các nước vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, phía bắc châu Úc và các đảo ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Riêng tại Việt Nam, bệnh dường như có mặt hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, số ca bệnh sốt mò được xác định theo xét nghiệm và chẩn đoán dựa trên lâm sàng trong gần 10 năm qua cũng dao động xung quanh con số 1.000 chứ không phải ít, nhiều ca bệnh đến điều trị đã rơi vào nhiều biến chứng nặng, thậm chí tử vong.

Bệnh thường có diễn biến lâm sàng rất phức tạp bởi các biến chứng nội tạng như suy tim, tổn thương gan, thận, não. Trước khi có kháng sinh ra đời, bệnh có tỷ lệ tử vong cao từ 10-20%.

Đặc điểm và điều kiện lý tưởng để tác nhân gây bệnh phát triển

-Nguồn lây nhiễm bệnh là chuột và các loại gặm nhấm khác, trong số hơn 400 loại ấu trùng mò thì đã xác định ít nhất 3 loại ấu trùng mò có khả năng gây bệnh sốt mò ở người và động vật;

-Mầm bệnh đặc biệt là phân nhóm tác nhân nằm giữa loại bệnh do siêu vi và vi khuẩn, tức là các ấu trùng mò gây bệnh chỉ phát triển trong các tế bào (siêu vi), đồng thời lại bị khống chế bằng thuốc kháng sinh. Chúng có sức đề kháng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi thuốc sát trùng thông thường và nhiệt độ cao;

-Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, phần lớn cư dân sống bằng nghề nông, là điều kiện lý tưởng cho bệnh sốt mò lây lan. Theo NIMPE, sốt mò được phát hiện lần đầu tiên ở nước ta năm 1915. Bệnh nhanh chóng lan ra phạm vi cả nước và trở thành dịch với hơn 6.000 người mắc bệnh và 158 trường hợp tử vong trong vòng 10 năm (1945-1954);

-Sốt mò cũng được ghi nhận là bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe quân đội trong chiến tranh. Trong khoảng thời gian 1980 - 1990, bệnh sốt mò lắng xuống, nhưng mấy năm gần đây nó lại có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung-Tây Nguyên;

-Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và nóng, ở những vùng ven sông, suối hoặc hang đá, nơi có các bụi cây, cỏ ẩm, nhiều chuột, các loài gặm nhấm hoang dại;

Nguồn bệnh và trung gian truyền bệnh
 

-Nguồn bệnh chính là các động vật hoang dã như loài gậm nhấm (chủ yếu là chuột), thỏ, lợn, các loài chim, hoặc gia súc như chó, lợn, gà;

-Trung gian truyền bệnh là ấu trùng mò Leptotrombidium akamushiL. deliense. Ấu trùng mò bị nhiễm R. orientalis khi hút máu vật chủ có mang mầm bệnh; sau đó ấu trùng mò phát triển thành mò trưởng thành, mang sẵn mầm bệnh và sẵn sàng hút máu. Những con ấu trùng đời sau này sẽ làm lây nhiễm cho các con vật khác và người khi đốt và hút máu. Như vậy mò vừa là vật chủ, vừa là trung gian truyền bệnh. Quá trình nhiễm trùng được duy trì trong tự nhiên giữa mò và các loài gậm nhấm và do mò truyền mầm bệnh qua các đời sau, nên việc mò đốt và hút máu người, truyền R. orientalis sang người chỉ là tình cờ.

-Điều kiện lây truyền: mò Leptotrombidium thường sống ở các bụi cây, bụi cỏ ẩm...phía trên là các vòm cây cao; hoặc trong các hang đá có các loài gậm nhấm sống. do đó người thường mắc bệnh sốt mò khi đi qua hoặc làm việc ở những nơi này như: bộ đội hành quân chiến đấu, người đi săn, phát rẫy làm nương v.v.. hoặc khi đi qua các vùng ven suối, ven sông hoặc vào các hang đá.

Tính chất dịch

-Từ mùa hè cho đến mùa mưa là thời điểm ấu trùng mò phát triển nhiều. Tại những nơi có nhiều bụi cỏ, cây mọc lúp xúp là môi trường thuận lợi cho ấu trùng mò trong đất phát triển, thường gặp ở những vùng ven sông, suối hoặc hang đá, nơi có các bụi cây, cỏ ẩm, có nhiều chuột và các loài gậm nhấm hoang dại. Do vậy, ở miền Bắc thường từ tháng 5 đến tháng 10. Miền Nam thì sốt mò xảy ra quanh năm nhưng vẫn cao nhất vào mùa mưa, nóng ẩm;

-Dịch thường phát lẻ tẻ, rải rác thành từng ổ nhỏ, trong từng khu vực. Các trận dịch sốt mò thường gây kinh hoàng cho dân chúng hơn cả dịch sốt rét;

-Bệnh thường trên các đối tượng đi cắm trại, dã ngoại du lịch sinh thái vào các khu rừng rậm, các người làm ruộng, đi săn bắt, khai hoang làm rẫy, khai thác lâm thổ sản,…

Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh lý

-Từ vết loét R. orientalis đột nhập vào hệ bạch huyết gây viêm hạch tại chỗ rồi tiến tới gây sưng,viêm và đau hạch toàn thân, đồng thời chúng xâm nhập vào máu, gây viêm nội mạc vi mạch máu toàn thân gây tổn thương viêm nhiễm ở các phủ tạng.

-Bệnh cảnh lâm sàng nặng, nhẹ tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện như nơi cư trú, độc tính của từng chủng (sốt mò ở Nhật Bản, Trung Quốc có tỷ lệ tử vong cao nhưng ở Malaysia chỉ là biểu hiện nhẹ. Riêng Ấn Độ và Indonesia thường có vết loét điển hình, trong khi ở Malaysia hiếm thấy vết loét, vết loét và biểu hiện triệu chứng còn phụ thuộc sức đề kháng của bệnh nhân kết hợp với cơ chế nhiễm độc-dị ứng của cơ thể đối với R. orientalis.

-Kháng sinh không diệt được R. orientalis, chỉ hạn chế sự phát triển của nó. Do đó, dù đã được điều trị đặc hiệu R. orientalis vẫn tồn tại trong cơ thể nhiều tháng, nhiều năm trong các hạch và có thể gây hiện tượng tái phát bệnh.

Giải phẫu bệnh lý

Sau thời gian không lâu bị mò đốt, vết mò nơi đốt sưng lên giống vết muỗi đốt, sau hơi phỏng, rồi vỡ thành vết loét nhỏ đường kính từ 0.5 – 1cm. Để lâu bề mặt vết loét đóng vảy đen và nằm yên tĩnh ở nơi kín đáo, ít bị để ý. Sau một thời gian bị mò đốt, bệnh nhân lên cơn sốt kéo dài, li bì từ 7 – 15 ngày, da và niêm mạc xung huyết, nổi hạch to.

Nếu không phát hiện ra vết mò đốt hoặc không nghĩ đến chẩn đoán để đề ra điều trị thử, người bệnh có thể dẫn đến biến chứng và tử vong. Các biến chứng thường gặp như suy hô hấp cấp tiến triển (nguyên nhân chính dẫn đến tử vong), tiếp đó là suy thận, tụt huyết áp.

-Tổn thương cơ bản là viêm nội mạc các huyết quản với sự thâm nhiễm tế bào đơn nhân quanh mạch. Do viêm nhiễm ở nội mạc huyết quản sẽ gây xung huyết, xuất huyết thậm chí hoại tử nhu mô các phủ tạng;

-Về tổn thương tim mạch như viêm cơ tim, viêm tắc động tĩnh mạch;

-Về hô hấp có thể viêm phổi kẽ, viêm phế quản - phổi; viêm cầu thận;

-Về thần kinh: viêm não, màng não cấp; gan, lách to do viêm cấp;

-Viêm hạch toàn thân, nhất là hạch tại chỗ gần nốt loét sưng to, có thể viêm quanh và hoại tử hạch;

-Vết loét ở da tại nơi ấu trùng mò đốt có hoại tử biểu bì và cả mô dưới da tạo vết loét;

-Các ban ở da, thường gặp ban sần có thể có ban dát và ban xuất huyết.

 

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh sốt mò là bệnh nhiễm khuẩn cấp có đặc điểm khởi phát đột ngột, đầu tiên sốt cao, đau đầu, chóng mặt, kém ăn, mất ngủ và kèm theo là nổi ban. Ban có màu đỏ xuất hiện vào cuối tuần thứ 1. Ban chỉ tồn tại vài ngày hoặc có khi hàng tuần tùy theo độc lực của vi khuẩn. Đặc điểm của ban là kiểu dát sần, ít khi xuất huyết. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở ngực, bụng sau đó lan ra toàn thân và tứ chi, hiếm thấy ban mọc ở mặt, gan bàn chân, bàn tay. Đặc điểm của sốt thường là sau một cơn rét run và kéo dài từ 2 - 3 tuần lễ. Một đặc điểm cần lưu ý là nơi bị mò đỏ đốt thường tạo thành vết loét. Vết loét này thường không ngứa, vị trí của vết đốt hay ở hõm nách, cánh tay, bắp chân hoặc có thể có ở thân mình, đùi, bìu.

Thể thông thường điển hình

-Giai đoạn ủ bệnh: trung bình từ 8 đến 12 ngày, sớm nhất là 6 ngày, dài nhất là 21 ngày;

-Khởi phát: tại vị trí nơi mò đốt nổi lên nốt phổng nước, thời gian này chỉ trong vòng một ngày tính từ khi mò đốt. song bệnh nhân không hề biết vì không thấy đau, dát sẩn hay ngứa. Bệnh nhân chỉ đi điều trị khi bị sốt cao và bệnh đã vào giai đoạn toàn phát. Nốt phổng này sau đó sẽ thành vết loét;

-Toàn phát: hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: thường nặng, là những triệu chứng sớm của bệnh với các biểu hiện: sốt nhẹ 1 đến 2 ngày đầu, sau sốt cao liên tục; cũng có nhiều trường hợp đột ngột sốt cao ngay 39 - 40°C trong ngày đầu giống như sốt rét, do vậy nhiều trường hợp trước đây các thầy thuốc chẩn đoán và điều trị theo hướng sốt rét không cắt được cơn sốt, thậm chí có thầy thuốc nói đùa “điều trị sốt rét ở vùng này mà không cho kèm chloramphenicol hay tetracycline thì không khỏi bệnh”, nghe có vẻ phi khoa học nhưng đó là hình thức điều trị bao vây, giải quyết bệnh nhân, đặc điểm cơn sốt là sốt cao liên tục dai dẳng xung quanh 40°C, biểu đồ hình cao nguyên hoặc kiểu nối cơn kéo dài từ 15 đến 20 ngày, nếu không được điều trị. nhiệt độ và mạch thường phân ly giống thương hàn. Trong 1-2 ngày đầu, có thể có các cơn sốt rét run hoặc cơn gai rét sống lưng, sau thường là sốt nóng đơn thuần;

-Tình trạng nhiễm độc thần kinh thường nặng nề, nhức đầu là dấu hiệu khởi đầu, đau khắp đầu, đầu nhức như búa bổ, dai dẳng nhiều ngày, có thể nhức cả 2 hố mắt, mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, đi lại lảo đảo, ù tai, run rẩy, có cơn vã mồ hôi, đau cơ nhiều như trong bệnh Leptospirosis. Có những trường hợp cũng li bì, u ám như trong bệnh thương hàn;

-Hội chứng vết loét, hạch, ban:

a) Loét: tỷ lệ bệnh nhân có vết loét ở mỗi nước có khác nhau. Tại Việt Nam gặp khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 80%, đây là dấu hiệu giúp cho chẩn đoán bệnh dễ dàng. Vị trí vết loét gặp ở nhiều nơi khắp cơ thể, thông thường ở chỗ da non và ẩm, hay gặp theo thứ tự là ở bộ phận sinh dục, nách, bẹn, hậu môn, háng, thắt lưng, chân tay, lưng, ngực, bụng, cổ. Đôi khi vết loét ở vị trí khá bất ngờ như vành tai, rốn, mi mắt. Do vậy, phải khám kỹ mọi bộ phận của bệnh nhân. Số lượng thường gặp là một vết loét, ít khi thấy có 2 vết loét;

Tính chất vết loét thường hình tròn hoặc bầu dục, đường kính khoảng 1-2mm, nếu có vẩy thì vẩy đen, cứng phủ trên một nốt sẩn có gờ cứng, nếu vẩy đã bong thì để lại vết loét lõm, màu đỏ tươi, sạch, không tiết dịch, không có mủ. Bệnh nhân không hề biết có vết loét vì hoàn toàn không đau, không ngứa, không tức, rát. Quá trình tiến triển của vết loét, qua thực nghiệm thấy tại nơi mò đốt chỉ 24 giờ sau tạo thành nốt phổng có đường kính 1-2 mm. Trên một nền tấy đỏ lớn hơn ở da; 4 giờ sau ấu trùng mò rời ra và nốt phổng lớn hơn; 4 ngày sau nốt phổng có dịch đục; 5 ngày sau, nốt phổng vỡ tạo nên một vết loét. Vẩy nốt loét trước có màu nâu à đen và cứng dần. vào ngày thứ 15 vảy bong để lại vết loét loét đáy trũng sâu, có gờ cứng, màu đỏ tươi, không có mủ, không tiết dịch.

Vào tuần thứ 3 thì vết loét liền, da trở lại bình thường.

b) Hạch to: có 2 loại hạch to, viêm hạch khu vực nguyên phát, gần nơi có vết loét do ấu trùng mò đốt hạch sưng to bằng hạt táo, quả xoan hoặc có thể to hơn. Hạch khu vực thường to hơn hạch ở nơi khác. lúc đầu chỉ tức, sau đau hơn, có thể viêm quanh hạch. Hạch khu vực thường xuất hiện cùng với sốt hoặc sau sốt 2-3 ngày. Chính việc phát hiện ra hạch khu vực giúp định hướng cho việc tìm vết loét;

c) Viêm hạch toàn thân thứ phát: thường xuất hiện sau hạch khu vực, nhưng thường sưng ít, di động và đau nhẹ hơn hạch khu vực, thường thấy ở vị trí nách, bẹn, cổ, khuỷu tay. Các nghiên cứu tại Việt Nam thường 100% bệnh nhân sốt mò đều có hạch sưng to;

d) Ban đỏ: là triệu chứng hay gặp nhưng cũng tuỳ theo báo cáo của tác giả khác nahu và tuỳ địa phương, riêng ở Việt Nam, gặp khoảng 70%. Ban xuất hiện ở cuối tuần thứ nhất và đầu tuần thứ 2 của bệnh. Ban thường là dát sẩn, kích thước từ hạt kê đến 1 cm đường kính, mọc toàn thân (lưng, ngực, bụng, tứ chi), trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, khoảng 10% có ban xuất huyết. Ban tồn tại từ vài giờ tới một tuần.

e) Hội chứng về tim, mạch: rất hay gặp các tổn thương tim mạch trong bệnh sốt mò như:
dãn mạch làm da thường hồng hào, xung huyết kết mạc mắt với nhiều tia máu đỏ (đây là triệu chứng để phân biệt với sốt rét, thương hàn). Đôi khi có những trường hợp xuất huyết dưới da, chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hoá, ho ra máu hay có biểu hiện của viêm cơ tim (tiếng tim mờ, ngoại tâm thu, huyết áp giảm);

f) Triệu chứng về hô hấp: có thể gặp viêm phổi không điển hình hoặc viêm phế quản;

g) Triệu chứng ở các cơ quan khác: tiêu hoá thì thường phân táo bón trong các ngày sốt, đôi khi có thể ỉa lỏng vài ngày, đau vùng thượng vị giống như viêm dạ dày nhưng các triệu chứng này thường hết khi khỏi bệnh. Gan và lách có thể to nhưng thường chỉ lấp ló bờ sườn, ít đau; Tiết niệu có thể có protein trong nước tiểu, đôi khi có cả trụ hình nhưng chỉ thoáng qua;

h) Hồi phục và tái phát: hồi phục: nếu được điều trị bằng kháng sinh thích hợp sẽ cắt sốt nhanh, nhưng nếu không được điều trị kháng sinh và không có biến chứng, thông thường sốt kéo dài khoảng 2-3 tuần (cá biệt đã gặp sốt tới 27 ngày) mới hết sốt. Bệnh phục hồi chậm, thời gian dưỡng bệnh kéo dài 1-2 tuần;

g) Tái phát: tỷ lệ tái phát bệnh cao, dù đã được điều trị bằng chlorocid với liều thấp hoặc liều cao, tái phát thường xuất hiện sau khi cắt sốt 5-14 ngày, có trường hợp tái phát là do chloramphenicol chỉ kìm khuẩn, không diệt được Rickettsia và Rickettsia vẫn tồn tại trong các hạch và có thể tái phát.

3 dấu hiệu điển hình của bệnh sốt mò

- Nốt loét: Có ở 80% số bệnh nhân bị sốt mò. Sau 24 giờ, vết đốt phồng lên, đường kính 2 mm, 4 ngày dịch đục, 5 ngày mụn vỡ, xung quanh có sẩn cứng sau đóng vẩy màu nâu đen.

- Vị trí vết loét thường ở chỗ da mềm, ẩm, kín như bộ phận sinh dục, hậu môn, nách, bẹn; có thể thấy ở đùi, bụng, cổ, ngực, lưng (phần lớn chỉ 1 nốt, một số trường hợp 2 nốt). Khi vết loét khỏi, da xung quanh cứng, đóng vảy màu nâu. Vết loét không ngứa, không đau rát, nên bệnh nhân không để ý đến.

 

-- Sưng hạch bạch huyết: 91% trường hợp có hạch nổi ở khu vực gần vết loét. Hạch bằng hạt táo, hạt mận, di động, hơi đau. Hạch toàn thân thấy ở nách, bẹn, cổ (45%), thường nhỏ hơn hạch khu vực.

-- Ban dát sẩn: Mọc vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, có ở 82% các trường hợp, đường kính bằng hạt kê đến 1 cm, màu mận chín, sờ hơi cứng. Ban mọc toàn thân không theo thứ tự, mọc ở mặt, ngực, bụng, tồn tại 4-5 ngày.

Các thể bệnh khác

- Thể tiềm tàng: không có biểu hiện lâm sàng, nhưng xét nghiệm phản ứng kết hợp bổ thể với Rickettsia (+). thể này gặp nhiều, gấp 10 lần so với thể bệnh có biểu hiện lâm sàng rõ.
3.2.2. thể cụt: các triệu chứng nhẹ, không điển hình dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh sốt nhiễm khuẩn khác;

- Thể nặng: có các  biến  chứng  về tim mạch,  hô hấp, thần kinh, xuất huyết à dễ tử vong.

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán xác định: dựa vào các đặc điểm sau đây;

-Triệu chứng lâm sàng (đặc biệt là hội chứng sốt và loét - hạch - ban);

-Dịch tễ: có sống hoặc đi qua vùng dịch hoặc có đi du lịch vào các vùng du lịch sinh thái, rừng rậm, tiếp xúc các bãi cỏ rậm rạp,…

-Xét nghiệm: xét nghiệm máu thường qui ít hỗ trợ cho chẩn đoán vì bạch cầu cao hoặc thấp bất thường từ 4.000-12.000 có xu hướng thấp trong tuần đầu và cao vào những ngày cuối của đợt sốt. Nếu bạch cầu quá cao phải nghĩ tới bội nhiễm; Công thức bạch cầu ưa acide mất trong giai đoạn đầu của sốt, tái hiện lại khi hết sốt; Tốc độ lắng máu tăng khi đang sốt, cao nhất khi hồi phục sau đó dần trở lại bình thường, các phản ứng huyết thanh. Phản ứng Weil-Felix do Rickettsia orientalis có kháng nguyên giống kháng nguyên oxk của Proteus mirabilis, nên người ta sử dụng kháng nguyên oxk của proteus để làm kháng nguyên trong phản ứng Weil-Felix để chẩn đoán bệnh sốt mò. Kháng thể xuất hiện vào cuối tuần 1 và cao nhất vào tuần 3, 4 của bệnh sau đó giảm dần và hết vào tuần 5, tuần 6. Hiệu giá ngưng kết được coi là (+) khi ≥ 1/160. Nếu làm 2 lần (lần 1: lấy máu trước ngày thứ 10 của bệnh; lần 2: lấy vào tuần 3 hoặc 4 của bệnh), khi hiệu giá ngưng kết lần 2 tăng ³ 4 lần 1 thì được gọi là dương tính. nhưng phản ứng Weil-Felix là xét nghiệm không đặc hiệu, nên có nhiều trường hợp có biểu hiện lâm sàng đầy đủ mà phản ứng Weil-Felix vẫn (-) hoặc hiệu giá ngưng kết không cao. Ngược lại, một số bệnh như thương hàn, xoắn khuẩn Leptospira (leptospirosis)cũng có khi có Weil-Felix (+). Tuy Weil-Felix không đặc hiệu, song vì dễ thực hiện nên hay ượđc sử dụng trong thực tế;

-Phản ứng kết hợp bổ thể: rất đặc hiệu tồn tại nhiều năm, song không thông dụng trong lâm sàng vì phức tạp, chưa có đủ kháng nguyên chuẩn của các chủng nên khi kết quả (-) vẫn chưa loại trừ được bệnh sốt mò, tuỳ phương pháp, hiệu giá ngưng kết (+) từ 1/32 - 1/12;

-Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc gián tiếp: ngoài các phản ứng trên có thể làm các phản ứng huyết thanh như ngưng kết hồng cầu thụ động, vi ngưng kết;

-Trong thời gian 5 năm trở lại đây, sự ra đời của test chẩn đoán nhanh bệnh sốt mò đã giúp củng cố chẩn đoán và phát hiện bệnh nhanh. Bên cạnh triệu chứng lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh, kháng thể test nhanh - SD Bioline tsutsugamushi có độ nhạy 99% và độ đặc hiệu 96%;

-Phân lập mầm bệnh: chẩn đoán chính xác loài gây bệnh.

Chẩn đoán phân biệt

Trong điều kiện và tình hình mô hình cấu trúc bệnh tật của Việt Nam, bệnh sốt mò cần được  chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau đây:

- Bệnh do xoắn khuẩn leptospira (leptospirosis):

+ Điểm giống sốt mò là sốt đột ngột, mặt phừng đỏ, đau cơ, có thể có ban, hạch. Mùa dịch là mùa mưa, có yếu tố dịch tễ ở vùng rừng núi;

+ Khác sốt mò: sốt thường không kéo dài quá 10 ngày, không bao giờ có vết loét, thường có tổn thương gan, thận rõ rệt, phản ứng huyết thanh đặc hiệu là Martin-Pettit.

- Thương hàn

+ Điểm giống sốt mò là sốt kéo dài 2-3 tuần, mạch và nhiệt độ phân ly, li bì, rối loạn tiêu hoá, có thể có viêm cơ tim, viêm phế quản, viêm phổi;

+ Khác sốt mò là khởi phát thường từ từ hơn, ban trong thương hàn ít, thưa chỉ vài nốt ở vùng thắt lưng, bụng (trong khi ban của sốt mò nhiều, toàn thân) thường có bụng chướng, óc ách hố chậu phải, Padalka (+), không bao giờ có loét, đau cơ, mắt đỏ, phản ứng huyết thanh Widal (+).

- Sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue:

+ Giống sốt mò: khởi phát sốt cao, đột ngột, có khi có mạch và nhiệt độ phân ly, đau đầu, đau cơ khớp, da dãn mạch xung huyết, mắt đỏ cũng có hạch và ban.

+ Khác sốt mò, sốt thường chỉ kéo dài trung bình 6-7 ngày, đôi khi có sốt 2 đợt. Ban xuất huyết thường mọc vào lúc sốt đang giảm hoặc đã hết sốt (trong sốt mò ban mọc khi đang sốt cao), không bao giờ có vết loét. XN đặc hiệu là phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu với virus Dengue.

- Sốt rét

+ Giống sốt mò là đều sốt cao kéo dài nhiều ngày, đều mắc bệnh khi vào vùng rừng núi;

+ Khác sốt mò là tuy sốt rét có kéo dài nhiều ngày song vẫn có xu hướng chuyển vào sốt cơn, có chu kỳ và xuất hiện những cơn  sốt  điển hình nóng à vã mồ hôi à hết sốt. Xét nghiệm đặc hiệu tìm ký sinh trùng sốt rét ở máu.

- SARS: đặc biệt là các thể biến chứng phổi của sốt mò cần phân biệt với Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS). SARS có triệu chứng sốt cao đột ngột, liên tục, trên 380C; mạch nhanh, nhức đầu, đau và mỏi cơ, nổi hạch ngoại biên, đôi khi tiêu chảy. Chụp X-quang phổi thấy tổn thương tổ chức viêm phổi kẽ. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng, ô xy giảm. Đặc biệt, SARS lây lan mạnh theo đường hô hấp, dễ dẫn đến suy hô hấp cấp.

- Sốt phát ban chuột

- Sốt  ban chấy rận.

- Sốt mò thể mới (bệnh Schichitonetsu):

+ Còn được gọi là bệnh Schichitonetsu, được phát hiện ở Nhật Bản chiến tranh thế giới thứ II, do Rickettsia sennetsu gây nên. Trung gian truyền bệnh là mò Trombicula scutellaris và mò Trombicula pallida.

+ Giống sốt mò là cũng sốt cao, nổi hạch, có ban, phản ứng Weil-Felix (+) với oxk.

+ Khác sốt mò là mùa dịch là vào đông xuân (sốt mò là mùa hè) có thể không có vết loét, ít gặp loét ở bộ phận sinh dục. Ban thường dạng sởi, hạch sưng, đau gặp nhiều hơn sốt mò.

 

Đánh giá mức độ bệnh và biến chứng cơ quan

          Cần thiết phải thực hiện các xét nghiệm chung và chuyên sâu như làm công thức máu toàn phần, phân tích nước tiểu toàn phần, men gan ALAT, ASAT, GGT, alk phosphate, điện tâm đồ (ECG) chụp X-quang phổi (thẳng) xem có tràn dịch màng phổi hay viêm phổi kẻ?, ure, creatinine, độ thanh lọc cầu thận, … cần làm Hct, tiểu cầu và Hb cũng như đánh giá dấu hiệu dây thắt dương tính hay âm tính (vì một số trường hợp chẩn đoán nhầm với sốt Dengue / Dengue xuất huyết).

Thái độ xử trí

 Thực tế lâm sàng, bệnh rất khó phát hiện và chẩn đoán chính xác nếu như chúng ta không nghĩ đến và truy tìm các triệu chứng đặc trưng của bệnh, để rồi điều trị đúng. Nếu chúng ta chẩn đoán không sớm và điều trị không kịp thời, bệnh nhân có thể rơi vào nghiêm trọng và đa biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân. Thực tế trước đây nhiều bệnh nhân đã tử vong mãi không tìm ra nguyên nhân.

 

Điều trị đặc hiệu

Dùng kháng sinh nhóm tetracycline và doxycycline là tốt nhất, tiếp đó chlorocide, erythromycine, azithromycine (Doxycycline dùng ngày đầu 2g/24 giờ, chia làm 4 lần. Ngày sau 1g/24 giờ, chia 3 lần cho đến khi hết sốt 2-3 ngày. Nếu bệnh tái phát, lại dùng 1g/24 giờ, cho đến hết sốt 2-3 ngày); Kháng sinh nhóm sulfamid có tác dụng với Rickettsia spp. nhưng chỉ dùng cho thể nhẹ. Hiện nay ít dùng vì trong sốt mò có thể viêm nội mạc mao quản, dễ gây phù nề, tắc mạch, nếu điều trị sulfamide dễ gây tổn thương cầu thận, ống thận; Kháng sinh thông dụng và có hiệu quả nhất với sốt mò là nhóm chloramphenicol và tetracycline, nhưng 2 thuốc này chỉ có tác dụng kìm khuẩn chứ không diệt khuẩn. Do vậy Rickettsia vẫn sống và tồn tại trong hạch bạch huyết, ở hệ võng nội mô (dù đã được điều trị đủ liều) trong nhiều ngày, nhiều tháng và dễ tái phát bệnh; Liều lượng và cách dùng, qua nghiên cứu của nhiều tác giả nhận thấy dùng liều nhỏ 0.5g-1g/ngày không cắt được cơn sốt, vẫn sốt kéo dài, dùng liều trung bình 1g /ngày đã cắt được sốt nhưng phải 4-5 ngày sau khi dùng thuốc. Dùng liều cao 2 g khởi đầu có xu hướng cắt cơn sốt nhanh hơn. Qua thực tế phòng và điều trị sốt mò ở Việt Nam để cắt sốt nhanh và chống tái phát, liều điều trị và cách dùng như sau;

+ Ngày đầu: 2 g/ngày (cho người ≥ 50 kg), các ngày sau là liều 1g/ngày, dùng tới khi cắt sốt 2-3 ngày; tổng liều là 6-7 g (liều chlorocide và tetracycline đều giống nhau). Theo phương cách này, tỷ lệ tái phát thường ít và nhẹ.

+Dùng liều cao không làm giảm khả năng sinh kháng thể, nên không ảnh hưởng tới phân tích kết quả của các phản ứng huyết thanh. Đồng thời dùng liều tấn công khởi đầu cũng không gây tai biến gì cho người bệnh.

Hầu như chưa thấy hiện tượng kháng kháng sinh trong sốt mò. Phối hợp chlorocide và tetracycline với liệu pháp corticoide, một số trường hợp sau khi dùng kháng sinh vài ngày nhiệt độ vẫn không thuyên giảm có thể dùng phối hợp với Cortancyl (nếu không có chống chỉ định) với liều trung bình ngắn ngày. Cortancyl viên 5 mg dùng liều 4viên/ ngày, dùng trong 2-3 ngày thì sẽ hạ nhiệt độ nhanh hơn.

Điều trị hỗ trợ

Bổ sung nước - điện giải: ở bệnh nhân sốt mò, thường sốt cao kéo dài, ăn uống kém nên dễ có hiện tượng mất nước, điện giải, nên cho bệnh nhân uống và truyền dịch có điện giải phù hợp; Thuốc trợ tim mạch: trong sốt mò hay có viêm cơ tim, viêm nội mạc mao quản do vậy cần dùng các thuốc trợ tim mạch như Ouabain, Spartein, Coramine; An thần, hạ sốt: khi bệnh nhân sốt cao; Liệu pháp đa sinh tốt như thêm vitamin C, B1; Điều trị kháng sinh khác nếu bội nhiễm vi khuẩn khác.

Biến chứng và tử vong

Gần như 100% bệnh nhân sốt mò bị chẩn đoán nhầm là sốt rét, thương hàn, nhiễm trùng huyết hoặc sốt kéo dài không rõ nguyên nhân... Hầu hết các trường hợp mắc bệnh được phát hiện tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia đã ở vào giai đoạn biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh sốt mò được coi là rất nguy hiểm. Nguy hiểm là sau khi bị mò đốt, người ta thường không có cảm giác gì đặc biệt nên quên bẵng đi. Bệnh xuất hiện ở những người bị ấu trùng mò đốt, có thể gây những biến chứng như trụy tim mạch, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm thận và rối loạn tâm thần. Nếu không xác định đúng bệnh và điều trị kịp thời, bệnh nhân rất dễ tử vong. Do đó, khi bệnh nhân có sốt, cần khám kỹ về lâm sàng để phát hiện những dấu hiệu điển hình (nốt loét ở phần da mỏng, nổi hạch gần nốt loét hoặc ban, sần ở mặt, mình, chi). Khi đã chẩn đoán xác định sốt mò, cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu và điều trị đợt 2 để phòng tránh tái phát. Dù không lây truyền trực tiếp từ người sang người, nhưng sốt mò được xem là một bệnh rất nguy hiểm, nguy hiểm hơn khi các cán bộ y tế không nắm được quy trình chẩn đoán, dẫn đến điều trị sai khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Thực tế, thời gian qua nhiều trường hợp bệnh nhân khi được chuyển đến các bệnh viện tuyến trên (BVNĐTƯ, BVNĐ thành phố Hồ Chí Minh, các bệnh viện tuyến tỉnh, viện quân y,…) thì bệnh đã chuyển sang các biến chứng nguy hiểm như suy thận, gan, tim, viêm phổi, viêm não, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn ý thức, hôn mê...

Biến chứng và tử vong: biến chứng xảy ra nếu không được điều trị bệnh có thể gặp các biến chứng nặng và thường là nguyên nhân gây tử vong như viêm cơ tim, truỵ tim mạch, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm phổi - phế quản nặng do bội nhiễm hoặc do chính Rickettsia; viêm não, màng não. Tỷ lệ tử vong thay đổi tuỳ theo từng vùng, tuỳ thuộc vào độc tính của chủng Rickettsia ở từng nơi và tùy thuộc giai đoạn bệnh sốt mò, có biến chứng hay không biến chứng ở các tạng. Riêng Việt Nam, khoảng 0.6 - 1%. Tại Indonesia và Đài Loan thì5% - 20%, trung bình 10%; Tại Malaysia là 15 - 20%, Nhật Bản là 20-60% trước khi chưa có kháng sinh. Tỷ lệ tử vong còn tùy thuộc vào lứa tuổi mắc bệnh, cơ địa bệnh nhân.

Biện pháp phòng bệnh

Bảo vệ cá nhân khỏi bị mò đốt bằng cách mặc quần áo chẽn gấu, chân quấn xà cạp, chân tay đi bít tất, đi giầy, gài ống quần và ống tay áo trong bít tất khi đi vào khu vực vùng rừng núi có cây cối rậm rạp. không phơi quần áo, đặt ba lô hay nằm trên cỏ; những người đi rừng, trồng rừng, bộ đội biên phòng cần có giày, tất cao cổ. Không cho trẻ em chơi với gà, chim, chó có mò đỏ; Người bị ấu trùng mò đốt và nhiễm bệnh khi đi dã ngoại hoặc làm việc ở ngoài trời, khi không làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch, ngủ nghỉ không có lán, trại, nằm ngủ trực tiếp trên mặt đất; Về mùa mưa, những người đi rừng, người làm nghề trông trọt cần biết chống mò đốt bằng cách bôi vào các chỗ da hở dầu DEP, DEFA, dầu cao con hổ, dầu khuynh diệp; Để đề phòng sốt mò, nhà ở phải làm nơi cao ráo, sạch sẽ, thường xuyên dọn vệ sinh xung quanh, không đổ rác và thức ăn bừa bãi để hạn chế sự phát triển của chuột. Bụi rậm xung quanh nhà cần phải được phát quang, để khô và đốt nhằm diệt mò; Khi lao động, đi chơi, không nên đặt túi, ba lô trên bãi cỏ hoặc ngồi nghỉ trên mặt đất; Diệt ấu trùng mò bằng các hóa chất DDT, Malathion,….Tổ chức diệt chuột có kế hoạch trong các những vùng nghi ngờ có bệnh sốt mò và ấu trùng mò; Sau khi nghi ngờ có thể bị nhiễm R.orientalis, khi đi cắm trại về nhất thiết phải tắm gội sạch sẽ, lau rửa sạch những chổ nhiều mồ hôi như nách, bẹn; Nếu có những biểu hiện nhẹ, có thể uống Spiramycine (tên thương mại Rodogyl 3MUI mỗi tuần 1-2 ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 viên liên tục 4 tuần). Spiramycine có thể làm bệnh không bộc phát hoặc nhẹ hơn nếu bệnh có xảy ra. Song, tốt nhất không dùng kháng sinh dự phòng vì ít hiệu quả và tốn kém và đặc biệt phát sinh kháng thuốc; Hiện chưa có vaccine phòng bệnh.

Ngày 03/07/2014
TS.BS. Nguyễn Văn Chương, ThS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích