Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 6 6 2 1
Số người đang truy cập
5 2 2
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Ảnh sưu tầm
Bệnh Viêm não Nhật bản

Tháng 3/2014. WHO - Viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis-JE) là nguyên nhân quan trọng nhất của viêm não do virus ở châu Á, nó là một flavivirus do muỗi, có nghĩa là nó có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và virus Tây sông Nile (West Nile). Trường hợp JE đầu tiên được ghi nhận vào năm 1871 tại Nhật Bản.

Tỷ lệ mắc mới hàng năm về ca bệnh lâm sàng (incidence of clinical disease) khác nhau cả trong nước và ở các nước, dao động từ < 10tới> 100 ca trên 100 000 dân. Một tài liệu gần đây ước tính gần 68.000 ca lâm sàng của JE trên toàn cầu mỗi năm và có tới 20.400 ca tử vong do JE (Bản tin của WHO, tháng 10 năm 2011). JE chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, hầu hết người lớn ở các nước lưu hành có khả năng miễn dịch tự nhiên sau nhiễm trùng ở thời kỳ thơ ấu, nhưng cá nhân ở mọi lứa tuổi có thể bị ảnh hưởng.

Các dấu hiệu và triệu chứng (Signs and symptoms)

Hầu hết các trường hợp nhiễm virus JE đều nhẹ (sốt và đau đầu) hoặc không có triệu chứng rõ ràng nhưng khoảng 1 trong 250 ca nhiễm dẫn đến bệnh nặng được đặc trưng bởi khởi phát nhanh sốt cao, đau đầu, cứng cổ, rối loạn phương hướng, hôn mê, co giật, liệt co cứng và chết. Tỷ lệ tử vong ca bệnh có thể cao tới 30% trong số những người có triệu chứng bệnh. Trong số những người sống sót, thì có đến 20% - 30% bị các vấn đề về trí tuệ, hành vi hoặc các vấn đề về thần kinh như liệt, co giật tái phát hoặc không có khả năng nói.

Sự lan truyền (Transmission)

24 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương của WHO có nguy cơ lây truyền JE, bao gồm hơn 3 tỷ người. JE được truyền sang người qua vết cắn của muỗi Culex (chủ yếu là muỗi vằn Culex tritaeniorhynchus) bị nhiễm bệnh. Con người, ngay khi bị nhiễm bệnh không phát triển đủ lượng virus trong máu để gây nhiễm cho muỗi hút máu. Virus tồn tại trong một chu trình lây lan giữa muỗi, lợn và/hoặc các loài chim nước (chu kỳ bệnh động vật). Bệnh chủ yếu được tìm thấy trong các vùng nông thôn và ngoại thành, nơi con người sống gần gần gũi hơn với các vật chủ có xương sống này. Trong hầu hết các khu vực ôn đới ở châu Á, virus viêm não Nhật Bản (Japanese Encephalitis Virus_JEV) lây truyền chủ yếu trong mùa ấm áp, khi đó các vụ dịch lớn có thể xảy ra. Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới sự lan truyền có thể xảy ra quanh năm nhưng thường mạnh mẽ trong mùa mưa và thời gian trước khi thu hoạch ở các vùng trồng lúa.

Chẩn đoán (Diagnosis)

Các cá nhân sống trong hoặc đi du lịch đến một khu vực lưu hành JE và bị viêm não được coi là một trường hợp nghi ngờ JE (suspected case), để xác định nhiễm JE và loại trừ các nguyên nhân khác của bệnh viêm não đòi hỏi một xét nghiệm huyết thanh hoặc thích hợp hơn là dịch não tủy. Giám sát bệnh chủ yếu là hội chứng viêm não cấp tính, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm khẳng định thường được tiến hành trong ở các nơi thí điểm chuyên dụng và những nỗ lực được thực hiện để mở rộng giám sát dựa trên phòng xét nghiệm, giám sát dựa trên ca bệnh được thành lập tại các quốc gia phòng chống JE có hiệu quả thông qua tiêm phòng.

Điều trị (Treatment)

Không có thuốc kháng virus cho bệnh nhân bị JE, điều trị hỗ trợ để giảm các triệu chứng và ổn định bệnh nhân. Hướng dẫn chăm sóc lâm sàng đã được phát triển bởi PATH.

Phòng chống bệnh JE (Prevention and control)

Vaccin JE là an toàn và hiệu quả và có sẵn để phòng ngừa bệnh, WHO khuyến cáo các hoạt động phòng chống mạnh mẽ, bao gồm chủng ngừa JE trong tất cả các vùng, nơi mà căn bệnh này được ghi nhân như là một vấn đề y tế công cộng, cùng với việc tăng cường giám sát và cơ chế báo cáo. Biện pháp phòng chống khác như phòng chống muỗi hoặc phòng chống lợn trên diện rộng đã chứng minh là ít đáng tin cậy.

Có bốn loại vaccin JE chính hiện đang sử dụng: vaccine não dựa trên não chuột bất hoạt (inactivated mouse brain-based vaccines), vaccine dựa trên tế bào bất hoạt (inactivated cell-based vaccines), vaccine sống giảm độc lực (live attenuated vaccines) và vaccine sống khác mô (live chimeric vaccines). Theo truyền thống, vaccine được sử dụng rộng rãi nhất là một sản phẩm bất hoạt tinh khiết được làm từ một trong hai chủng Nakayama hay Bắc Kinh chủng nhân giống trong mô não chuột vẫn được sản xuất và sử dụng ở một số nước. Trong những năm qua, vaccine sống giảm độc lực SA14 - 14-2 được sản xuất tại Trung Quốc đã trở thành vaccin được sử dụng rộng rãi nhất trong các quốc gia lưu hành và nó đã được sơ tuyển của WHO vào tháng 10 năm 2013. Vaccin bất hoạt dựa trên nuôi cấy tế bào cũng đã được cấp phép (và là một sản phẩm sơ tuyển của WHO) như một sản phẩm tái tổ hợp sống dựa trên chủng vaccine sốt vàng da. Vào tháng 11/2013, GAVI đã mở một ngân quỹ tài trợ để hỗ trợ các chiến dịch tiêm chủng JE trong các nước đủ điều kiện. Tất cả các du khách đến các khu vực lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh bị muỗi đốt nhằm làm giảm nguy cơ JE. Biện pháp phòng ngừa cá nhân bao gồm việc sử dụng các chất xua muỗi, quần áo dài tay, hương vòng và các chất bốc hơi.

Dịch bệnh (Disease outbreaks)

Dịch lớn của JE xảy ra mỗi 2-15 năm, sự lan truyền JE mạnh mẽ rong mùa mưa, trong thời kỳ các quần thể véc tơ tăng. Tuy nhiên, chưa có được bằng chứng về tăng sự lan truyền JE theo sau các trận lũ lớn hoặc sóng thần. Sự lây lan của JE trong các vùng đất mới có mối tương quan với phát triển nông nghiệp và thâm canh lúa được hỗ trợ bởi chương trình thủy lợi.

WHO đáp ứng với JE bằng cách cung cấp các khuyến nghị toàn cầu trong phòng chống JE, bao gồm cả việc sử dụng vắc-xin, khuyến cáo tiêm chủng JE ở tất cả các vùng, nơi mà căn bệnh này được ghi nhận như là một vấn đề y tế công cộng và hỗ trợ thực hiện (providing global recommendations for JE control, including the use of vaccines. WHO recommends JE immunization in all regions where the disease is a recognized public health problem and supports implementation); cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong giám sát JE, giới thiệu vắc-xin JE và các chiến dịch chủng ngừa JE trên quy mô lớn (providing technical support for JE surveillance, JE vaccine introduction and large-scale JE vaccination campaigns).

 

 

Ngày 15/04/2014
Ths. Bs. Lê Thạnh
Theo who.int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích