Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 6 2 2 8
Số người đang truy cập
2 6 9
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Muỗi cát Phlebotomus truyền bệnh Leishmania (ảnh internet)
Muỗi cát với vai trò truyền bệnh Leishmania

        Muỗi cát (sand flies) có tên khoa học là Phlebotomus dài chừng 1,5 đến 4mm, có nhiều lông, mắt to dễ nhận biết, chân dài. Loài muỗi này có kiểu bay nhảy khá đặc biệt, chúng bay một đoạn ngắn rồi lại đậu nghỉ. Muỗi cát có vai trò truyền bệnh Leishmania, một loại bệnh ít khi được chú ý; tuy hiếm gặp tại nước ta nhưng cũng cần phải cảnh giác. 

Đặc điểm của loài muỗi cát

Muỗi cát có đặc điểm trái với tất cả các loại côn trùng hai cánh chích đốt khác, cánh của chúng thường dựng đứng trên thân khi đậu nghỉ. Muỗi có tập tính đốt máu người sau khi trời tối nhưng cũng có thể đốt máu vào ban ngày ở trong rừng khi có mây che phủ. Phần lớn loài muỗi này có khả năng đốt máu người ở ngoài nhà nhưng cũng có một số ít đốt máu người ở trong nhà. Do chúng có vòi ngắn nên muỗi cát không thể đốt người được qua quần áo mặc che phủ bảo vệ. Muỗi trưởng thành thường có màu nhạt, phủ đầy lông gồm 3 phần đầu, ngực và bụng. Đầu muỗi tròn có hai mắt kép rộng; hai ăng ten mảnh, dài từ 10 đến 16 đốt, có lông rậm; hai xúc biện hay pan gồm 5 đốt; có một vòi ngắn cấu trúc kiểu chích hút tương tự như vòi của ruồi vàng và ruồi trâu. Ngực muỗi phát triển, dạng gù, gồm 3 đốt ngực trước, ngực giữa và ngực sau; trên ngực mang một đôi cánh mảnh phủ nhiều lông tơ dài và ba đôi chân mảnh dài; bên ngực có lỗ thở; chân gồm các đốt háng, chuyển, đùi, cẳng và bàn; bàn gồm 5 đốt với đốt 1 dài nhất và đốt cuối có hai vuốt. Bụng thuôn dài gồm 10 đốt, trong đó 2 đốt cuối biến thành cơ quan sinh dục. Muỗi cát có chu kỳ phát triển cũng qua các giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng và muỗi trưởng thành. Trứng muỗi đẻ rời rạc ở trên cạn, hình ovale dài; sau từ 4 đến 17 ngày nở ra ấu trùng. Ấu trùng dạng sâu gồm đầu và 12 đốt thân, sống trên đất tối, ẩm, yên tỉnh, giàu chất hữu cơ; chúng phát triển kéo dài trong 3 đến 4 tuần cho đến vài tháng tùy theo nhiệt độ của môi trường. Nhộng ở tư thế rướn cong trên giá đỡ là xác vỏ lột của ấu trùng giai đoạn cuối; giai đoạn này phát triển khoảng từ 1 đến 2 tuần trước khi trở thành muỗi trưởng thành. Đặc điểm của muỗi thường hoạt động vào ban đêm nhiều hơn ban ngày, chúng bay là là cách mặt đất chừng 30 đến 40cm và chỉ bay được một khoảng ngắn. Chỉ có muỗi cái mới đốt máu. Phần lớn muỗi cát thích hút máu động vật như chuột, chó... nhưng chúng cũng có thể đốt cả máu người. Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã phát hiện được 10 loài muỗi cát thuộc hai giống Phlebotomus và Sergentomyia của phân họ Phlebotominae.

 

Chu kỳ phát triển của Leishmania ở muỗi cát và người (ảnh internet) 

Vai trò truyền bệnh của muỗi cát

Muỗi cát cái Phlebotomus được các nhà khoa học xác định là trung gian truyền bệnh Leishmania cho động vật gồm các loài gậm nhấm như chuột và các loài có răng nanh như chó, mèo, cáo... và nhiều loại động vật có vú khác trong đó có người. Ngoài ra, bệnh Leishmania còn có thể lây truyền bằng nhiều con đường khác như dùng chung bơm kim tiêm, truyền máu, nhiễm bẩm sinh do mẹ truyền cho con qua nhau thai, sinh hoạt tình dục không an toàn, bị mắc phải trong phòng thí nghiệm hoặc người truyền cho người... Bệnh do Leishmania gây nên có nhiều loại khác nhau như Leishmania donovani gây bệnh phủ tạng, Leishmania tropica gây bệnh ngoài da, Leishmania braziliensis gây bệnh ở da và niêm mạc. Trong đó đáng quan tâm nhất là Leishmania donovani gây bệnh phủ tạng. Bệnh Leishmania donovani có 3 thể và 3 chủng, mỗi một chủng Leishmania sẽ gây ra một loại bệnh với các đối tượng và địa phương khác nhau. Bệnh Kala-azar còn gọi là bệnh sốt đen, thể Ấn Độ do Leishmania donovani gây nên. Nguồn bệnh là người và mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nhưng tỷ lệ bệnh cao hơn ở người lớn. Bệnh có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như sốt cao từ 39 đến 40oC, sốt có dạng làn sóng. Gan, lách sưng to nhanh trong thời gian từ 3 đến 6 tháng. Da bệnh nhân có màu nâu sẫm, tóc khô giòn. Bạch cầu, hồng cầu giảm nhiều. Sau khi bị mắc bệnh, nếu bệnh nhân thoát chết trên da xuất hiện những mụn gọi là thể Leishmaniod, trong mụn có chứa nhiều Leishmania. Bệnh Kala-azar trẻ em còn gọi là thể Địa Trung Hải do Leishmania donovani infantum gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em và nguồn bệnh ngoài người còn có một số động vật khác như chó, chuột, sóc, chồn, cáo... Bệnh biểu hiện sớm với các vết loét ở da với đường kính khoảng 2cm, sau đó xuất hiện các triệu chứng như bệnh Kala-azar ở người lớn như sốt cao, sốt có dạng làn sóng; gan, lách sưng to; da sẫm màu... nhưng giai đoạn sau không xuất hiện các mụn Leishmaniod. Bệnh Leishmania phủ tạng Đông Phi còn gọi là thể châu Phi do Leishmania donovani archibadi gây nên. Nguồn bệnh là người và các loại động vật có vú sống hoang dại gồm động vật ăn thịt và động vật gậm nhấm. Bệnh làm xuất hiện triệu chứng những nốt mụn trên da, sau trở thành vết loét; bệnh nhân cũng bị sốt cao; gan, lách sưng to; da sẫm màu; có thể có những mụn Leishmaniod ở da sau khi bệnh thoái lui.

Bệnh Leishmania ở Việt Nam và lời cảnh báo

Lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1978, Bệnh viện 103 - Học viện Quân y đã phát hiện bệnh Leishmania ở các phủ tạng như não, gan, lách, tim, phổi... trên một bệnh nhân tử vong; nữ bệnh nhân này lao động tại Lục Nam, Bắc Giang nhưng có quê quán ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Sau đó, Bộ môn Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng thuộc học viện cũng đã nghiên cứu và bắt được loài muỗi cát truyền bệnh này. Đến năm 1984, Bệnh viện Nhi Thụy Điển cũng đã phát hiện được một bệnh nhân trẻ em 6 tuổi mắc bệnh Leishmania phủ tạng vì sau khi bệnh nhân tử vong đã tìm thấy Leishmania ở gan, lách, phổi, hạch...

Tiếp tục năm 2001, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh phát hiện 3 bệnh nhân Kala-azar với triệu chứng điển hình của bệnh Leishmania nội tạng với các triệu chứng gan to, lách to, rối loạn tiêu hóa và sốt kéo dài; xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính, xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét 3 lần đều có kết quả âm tính; làm tiêu bản máu ngoại vi phát hiện thấy có thể không roi của Leishmania và nuôi cấy tủy xương nhuộm giemsa thấy có thể có roi của Leishmania. Các tiêu bản chẩn đoán bệnh Leishmania đã được xác định bằng sinh học phân tử (PCR). So sánh độ dài của vòng kDNA và sự tương ứng của chuỗi ADN ở vùng bảo tồn cho thấy loài ký sinh trùng này thuộc chi Leishmania, họ Trypanosomatidae và rất có thể thuộc một loài hoàn toàn mới.

Trung gian truyền bệnh Leishmania ở Việt Nam đã được nhà khoa học Raynal,Gaschen năm 1934-1935 và Quate năm 1962 xác định có hơn 10 loài muỗi cát có mặt tại một số địa điểm thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Khánh Hòa, Quảng Ngãi... có khả lây truyền bệnh. Trong các loài muỗi cát phát hiện, loài muỗi Phlebotomus sergenti đã được xác định có vai trò truyền bệnh Leishmania. Như vậy trên thực tế, nước ta đã xác định có cả bệnh nhân và muỗi truyền bệnh truyền bệnh Leishmania nên việc lây lan bệnh là điều có khả năng có thể xảy ra mặc dù hiếm gặp.

 

 Các bệnh nhân bị mắc bệnh do nhiễm Leishmania ở Ethiopia
(ảnh internet)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính trên toàn cầu có khoảng 12 triệu người bị nhiễm Leishmania trong số 350 triệu người sống ở trong vùng có nguy cơ cao và hàng năm có khoảng 600.000 người bị nhiễm mới. Qua nghiên cứu cho thấy bệnh do Leishmania thường hay gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải do nhiễm HIV. Thời kỳ ủ bệnh chung khoảng 3 tháng nhưng cũng có thể từ 3 tuần đến 18 tháng. Bệnh nhân không được phát hiện, điều trị sẽ có tỷ lệ tử vong cao; ở người lớn chiếm từ 90 đến 95%, ở trẻ em chiếm từ 75 đến 85% trong vòng khoảng 3 đến 20 tháng. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong giảm xuống dưới 10%.

Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới, có hệ động vật thuộc loài gậm nhấm, loài có răng nanh, động vật có vú và sự hiện diện các loài muỗi cát truyền bệnh phong phú nên người có thể bị lây nhiễm bệnh Leishmania là điều dễ dàng. Bên cạnh đó số người bị suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm HIV hoặc do dùng thuốc kéo dài ngày càng tăng nên khả năng tỷ lệ nhiễm bệnh Leishmania cũng sẽ gia tăng. Nên nhớ rằng ngoài loài muỗi cát đóng vai trò trung gian truyền bệnh, bệnh Leishmania còn có thể lây truyền bằng nhiều con đường khác như dùng chung bơm kim tiêm, truyền máu, nhiễm bẩm sinh do mẹ truyền cho con qua nhau thai, sinh hoạt tình dục không an toàn, mắc phải trong phòng thí nghiệm hoặc người truyền cho người...

Biện pháp phòng chống bệnh Leishmania có hiệu quả là phát hiện sớm người bệnh để điều trị, loại trừ nguồn bệnh là động vật mang mầm bệnh, thực hiện các phương pháp diệt muỗi và phòng chống muỗi cát truyền bệnh. Hiện nay các nhà khoa học đã sản xuất được vaccine phòng bệnh do Leishmania gây ra. Cần cảnh báo vấn đề này để chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh Leishmania một cách cụ thể trước khi chúng lưu hành trên diện rộng với những hậu quả khó lường.

Ngày 20/01/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích