Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 9 4 3 3 7
Số người đang truy cập
9 7
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Ve thân mềm Ornithodoros truyền bệnh sốt hồi quy (ảnh internet)
Bệnh sốt hồi quy do ve truyền

Sốt hồi quy do ve truyền là bệnh nhiễm vi khuẩn thuộc giống Borrelia gây ra, chúng lây lan từ loại ve thân mềm hút máu thuộc giống Ornithodoros truyền sang người khi chích đốt máu. Đặc điểm bệnh lý với triệu chứng các cơn sốt xảy ra có chu kỳ xen kẽ với thời gian không sốt. Loại ve mềm thường hoạt động ở nhiều nước nhiệt đới, cận nhiệt đới; ve cũng được phát hiện ở các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. Cần chú ý đến loại bệnh ít gặp này để khỏi bỏ sót trong chẩn đoán, điều trị.

Đặc điểm của loài ve thân mềm

Ve là loài chân đốt hút máu người và các loại động vật, chúng có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đảm nhận vai trò vật truyền bệnh của nhiều bệnh; trong đó có bệnh sốt hồi quy. Ve cũng là vật truyền bệnh cho các loại động vật nuôi và có thể gây ra những thiệt hại kinh tế vì làm cho nhiều gia súc bị mắc bệnh. Ve thân mềm có khoảng 150 loài, chúng không phải là côn trùng, có thể dễ dàng nhận biết vì ve trưởng thành có 4 đôi chân và thiếu sự phân đốt rõ ràng của cơ thể. Ve có vòng đời sinh học gồm giai đoạn ấu trùng 6 chân, một hoặc nhiều giai đoạn thiếu trùng với 8 chân. Các giai đoạn thiếu trùng giống với giai đoạn trưởng thành, ở mỗi giai đoạn ve cần hút máu trước khi phát triển giai đoạn tiếp theo. Ve trưởng thành sống được nhiều năm, trong các trường hợp không có thức ăn chúng có thể nhịn đói và sống được vài năm. Cả ve đực và ve cái đều đốt máu nhưng ve đực không đốt máu thường xuyên như ve cái; đồng thời cả hai đều có thể là vật truyền bệnh. Vi khuẩn thuộc giống Borrelia gây bệnh sốt hồi quy do ve không những theo phương thức truyền bệnh từ người này sang người khác qua vết đốt mà ve cái cũng có thể có khả năng truyền lại tác nhân gây bệnh cho thế hệ sau. Ve thân mềm trưởng thành có đặc điểm bên ngoài dẹt, hình bầu dục, cơ thể dai và nhăn nheo. Phần phụ miệng nằm ở dưới cơ thể và không nhìn thấy được từ phía trên. Trứng thường được đẻ ở những chỗ ve trưởng thành trú ẩn như các khe kẽ trên tường và sàn nhà, trong đồ dùng. Cả ấu trùng, thiếu trùng và ve trưởng thành đều có hoạt động tìm vật chủ để đốt máu, mỗi lần đốt lâu khoảng chừng 30 phút, sau đó chúng rơi xuống đất. Hầu hết các loại ve thân mềm đều có thể sống được hơn một năm giữa hai lần đốt máu và có một số loài ve có thể sống được hơn 10 năm. Ve thân mềm sống cách biệt với vật chủ, thấy phổ biến nhất ở các tổ ve và nơi ở của các động vật chúng đốt máu. Một số loài ve có thể đốt máu người khi không tìm thấy vật chủ ưa thích để đốt máu. Những loài ve thân mềm thường đốt máu người được tìm thấy ở chung quanh làng và ngay cả ở trong nhà. Tập tính hoạt động của chúng gần giống với loài rệp là thường rời khỏi vị trí trú ẩn vào ban đêm để đi tìm mồi đốt máu người và động vật. Một số loài ve thường hiện diện trên đường đi ở trong các nhà nghỉ, những nơi cắm trại, các hang động, khe kẽ...

Triệu chứng bệnh lý

Ở trên người, chỗ ve đốt máu thường gây nên triệu chứng rất đau. Chúng đốt máu người khá nhanh vào ban đêm ở trong nhà hoặc gần nhà và sau đó rời khỏi vật chủ. Nơi vết ve mang mầm bệnh đốt máu, vi khuẩn thuộc loại xoắn khuẩn Borrelia xâm nhập vào người để gây bệnh. Triệu chứng bệnh lý được biểu hiện bằng các chu kỳ cơn sốt xen kẽ với các chu kỳ không sốt nên thường được gọi bằng thuật ngữ sốt hồi quy. Trên lâm sàng, bệnh xảy ra khoảng một tuần sau khi bị nhiễm mầm bệnh với các triệu chứng như sốt cao 40oC, sung huyết ở dưới da và niêm mạc mắt, nhức đầu, đau cơ và các khớp xương. Các triệu chứng lâm sàng kéo dài trong khoảng một tuần, sau đó thân nhiệt cơ thể hạ xuống còn 37oC kèm theo dấu hiệu đi tiểu nhiều, vã mồ hôi, mệt mõi, đôi khi có biểu hiện tình trạng trụy mạch. Những cơn sốt và triệu chứng bệnh lý tiếp theo sẽ nhẹ hơn và cách nhau khoảng từ 3 đến 10 ngày; nếu không được phát hiện, điều trị thì bệnh có thể kéo dài trong thời gian nhiều tuần. Các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng nếu bệnh sốt hồi quy do ve truyền nếu không được chú ý phát hiện, chẩn đoán và xử trí điều trị phù hợp, kịp thời thì tỷ lệ tử vong có chiếm khoảng từ 2% đến 10% các trường hợp bị mắc bệnh.

 
 

 Biểu đồ diễn biến cơn sốt hồi quy (ảnh internet)

Điều trị và phòng bệnh

Sau khi được phát hiện, chẩn đoán; bệnh sốt hồi quy do ve truyền điều trị dễ dàng bằng các loại thuốc kháng sinh thông thường như tetracycline, doxycycline; chú ý không được dùng thuốc này đối với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 9 tuổi. Có thể dùng các loại kháng sinh khác thay thế như chloramphenicol hoặc penicilline... Phòng bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp phòng chống ve thân mềm và tránh không cho chúng đốt máu. Khi làm việc, lao động ở rừng và ở thực địa; cần cố gắng tránh ve đốt máu, phải cắm trại tránh xa chỗ có ve hoạt động và không được ngủ dưới sàn nhà đất. Dùng giường ngủ, đặc biệt là loại giường bằng kim loại có thể tránh được ve đốt máu vì chúng không bò lên được chân giường; tuy vậy chúng có thể đến tìm vật chủ bằng việc bò theo tường. Có thể tự bảo vệ phòng tránh ve đốt máu bằng hóa chất xua côn trùng, quần áo bảo hộ, dùng quần áo tẩm hóa chất xua côn trùng. Ngoài ra phải lấy ve ra khỏi chỗ đốt máu càng sớm càng tốt theo đúng kỹ thuật quy định. Sau khi đi vào vùng có ve hoạt động, điều cần quan tâm là phải thường xuyên kiểm tra xem có bị ve đốt máu không. Nếu phát hiện ve đốt máu, cần phải lấy chúng ra khỏi cơ thể ngay vì nguy cơ bị nhiễm bệnh tăng lên cùng với thời gian ve bám vào người qua vết đốt máu. Có thể lấy ve ra khỏi chỗ đốt bằng cách kéo từ từ nhưng kiên trì, chắc chắn; kỹ thuật thích hợp nhất là dùng một chiếc kẹp tránh tiếp xúc trực tiếp giữa ngón tay với dịch được tiết ra từ cơ thể ve nhiễm bệnh. Ve thường bám rất chắc vào người ở chỗ đốt máu, nơi mà đầu ve có thể cắm sâu vào trong da; do đó không nên bóp nát ve mà cần phải thận trọng không làm đứt phần phụ miệng bám vào cơ thể, chúng có thể gây ngứa ngáy và nhiễm trùng thứ phát. Một số bác sĩ thú y thường có loại dụng cụ đặc biết để lấy ve ra khỏi vết đốt một cách dễ dàng, nhanh chóng, đúng kỹ thuật. Ve thân mềm có thể rời khỏi chỗ đốt máu trên da người bằng cách dùng một vật nóng như một đầu kim đã đốt nóng áp vào hoặc thấm nhẹ vào ve chất gây mê như chloroform, ether hay một chất gây mê khác...

Lời khuyên của thầy thuốc

Sốt hồi quy do ve truyền là bệnh hiếm gặp nhưng cộng đồng người dân cũng như các cơ sở y tế cần phải cảnh giác để phát hiện với đặc điểm triệu chứng các cơn sốt đan xen với thời gian không sốt xảy ra có chu kỳ như đã nêu trên kết hợp với những dấu hiệu lâm sàng khác và yếu tố dịch tễ cần thiết. Khi phát hiện, chẩn đoán bệnh sớm thì việc điều trị bệnh khá dễ dàng, có đáp ứng hiệu quả với các loại thuốc kháng sinh thường sử dụng.

Ngày 16/12/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích