Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 0 8 9 5
Số người đang truy cập
2 7 0
 Tin tức - Sự kiện Tin vắn đáng chú ý
Hình ảnh vi khuẩn Wolbachia
Vi khuẩn di truyền kiểm soát khả năng lan truyền Zika của muỗi Aedes

Ngày 4/5/2016. Cell Press. Vi khuẩn di truyền kiểm soát khả năng lan truyền Zika của muỗi Aedes (Inheritable bacterium controls Aedes mosquitoes' ability to transmit Zika). Các nhà nghiên cứu tại Quỹ tài trợ Oswaldo Cruz (FIOCRUZ) của Brazil cho biết trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Cell Host & Microbe rằng những con muỗi Aedes mang vi khuẩn Wolbachia được tìm thấy bên trong tế bào của 60% tất cả các loài côn trùng rất ít có khả năng lan truyền vi-rút Zika.

Đây là báo cáo đầu tiên về tác động của vi khuẩn Wolbachia đối với vi-rút Zika, ban đầu được đưa vào trong trứng Aedes như là một phần của Chương trình loại trừ sốt xuất huyết (Eliminate Dengue Program), vi khuẩn này được truyền từ những con muỗi mẹ sang thế hệ con vì vậy nó là một tác nhân phòng chống bền vững. Biện pháp tiếp cận này cũng vừa được thí điểm trong kiểm soát lây nhiễm vi-rút sốt xuất huyết với các nguồn lực và các phê chuẩn phù hợp, có đầy đủ cơ sở hạ tầng để gia tăng quy mô của các thử nghiệm hiện tại nhằm giúp xử lý dịch bệnh Zika. Vi khuẩn Wolbachia đã lần đầu tiên được phát hiện vào 2005 như là một cách thức đấu tranh với các bệnh muỗi truyền, sau 4 năm các nhà nghiên cứu đã thành công trong các nỗ lực làm cách ly vi khuẩn này khỏi loài ruồi giấm và đưa vào trong trứng của muỗi Aedes mà không hề sử dụng biện pháp tinh chỉnh gen nào. Họ đã mong đợi Wolbachia làm ngắn vòng đời của muỗi nhưng vi khuẩn này còn mang lại thêm một điều hay nữa là làm giảm mạnh sự sao chép vi-rút sốt xuất huyết bên trong muỗi. Vi khuẩn này dường như có tác dụng tương tự đối với sự lan truyền Zika, tác động tương tự trước đó cũng đã thấy đối với vi-rút Chikungunya cũng do muỗi Aedes truyền.

Tác giả Luciano Moreira của Quỹ tài trợ Oswaldo Cruz cho biết: “Ý tưởng là nhằm phóng thích những con muỗi Aedes Wolbachia vào thực địa trong giai đoạn vài tháng để chúng giao phối với những con muỗi Aedes không có Wolbachia sống tại khu vực và qua thời gian thay thế quần thể muỗi”, ông cũng tích cực tham gia vào Chương trình loại trừ sốt xuất huyết-một chương trình phi lợi nhuận kiểm tra biện pháp tiếp cận này tại 40 khu vực trên toàn thế giới. Ông cho biết: “Zika và Dengue thuộc về cùng một dòng dõi vi-rút vì vậy với dịch bệnh ở Brazil, ý tưởng hợp lý là nhằm thử nghiệm những con muỗi mang Wolbachia bằng cách thách thức chúng với vi-rút Zika và xem điều gì sẽ xảy ra”. Nhóm của Moreira đã đưa vi-rút Zika vào những con muỗi thực địa Brazil và những con muỗi nhiễm Wolbachia thông qua việc cho chúng ăn máu người bị nhiễm 2 chủng vi-rút hoành hành tại Brazil gần đây. Sau hai tuần, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những con muỗi mang Wolbachia có ít phần tử vi-rút hơn trong cơ thể và tuyến nước bọt chúng, các thử nghiệm đã chứng tỏ vi-rút xuất hiện trong tuyến nước bọt muỗi không hoạt động nghĩa là sau khi đốt, muỗi không thể lan truyền vi-rút Zika. Lý do giải thích sự suy giảm sự sinh sôi vi-rút này thì vẫn chưa rõ nhưng một lý thuyết cho rằng vì Wolbachia sống bên trong các tế bào muỗi, nếu vi-rút đi vào trong tế bào để sao chép, lúc đó có một cuộc đọ sức dành các nguồn lực bên trong. Điều ngạc nhiên là sự suy giảm này vẫn xảy ra dù muỗi có mang bao nhiêu Wolbachia đi nữa, Moreira cho biết: “Wolbachia cho thấy hiệu quả đối với Zika như là trong những thử nghiệm sốt xuất huyết quan trọng nhất mà chúng tôi đã làm”, ông cũng cảnh báo rằng chiến lược này không có hiệu quả 100% hay sẽ tiêu diệt vi-rút: “Chúng ta biết rằng sẽ không chỉ có duy nhất một giải pháp đối với Zika mà phải làm điều này cùng với các biện pháp tiếp cận khác như vắc-xin hoặc thuốc diệt muỗi, bên cạnh các biện pháp công cộng nhằm kiểm soát các khu vực đẻ trứng Aedes”. Ông hiện đang thảo luận về biện pháp tiếp cận Wobachia với Bộ Y Tế Brazilian, hy vọng gia tăng nguồn lực và hỗ trợ cộng đồng nhằm thử nghiệm hiệu quả của nó đối với Zika trên thực địa.

Journal Reference:

Dutra et al. Wolbachia blocks currently circulating Zika virus isolates in Brazilian Aedes aegypti mosquitoes. Cell Host & Microbe, 2016 DOI: 10.1016/j.chom.2016.04.021

Story Source:

The above post is reprinted from materials provided by Cell Press. Note: Materials may be edited for content and length.

 

 

 

Ngày 19/05/2016
CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Biên dịch từ Science Daily)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích