Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 4 5 0 6
Số người đang truy cập
5 4 2
 Tin tức - Sự kiện Tin vắn đáng chú ý
Dự án cải thiện dinh dưỡng ở vùng nông thôn nghèo tại Campuchia

Ngày 5/5/2015.- Dự án cải thiện dinh dưỡng ở vùng nông thôn nghèo tại Campuchia (Cambodia Project Improves Nutrition Among Rural Poor). Mặc dù Campuchia trồng đủ gạo để đáp ứng nhu cầu của người dân thì hàng triệu người không có đủ vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của họ-một sự thiếu hụt gây ra những hậu quả suy nhược lâu dài. Tuần tới một dự án do Canada tài trợ có giá trị lên tới 3 triệu đô la sẽ tìm kiếm sự thay thế và mở rộng những thành công của một chương trình thí điểm đã được thử nghiệm tại một tỉnh nông thôn.


Trẻ em chơi trên võng
làng Broma tại tỉnh Kratie, Campuchia, 22/1/2012

Nạn đói ẩn dấu (Hidden hunger)

Suy dinh dưỡng vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng ở Campuchia: số liệu được công bố trong năm nay bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (U.N.’s Food and Agriculture Organization)cho thấy một trong ba trẻ em dưới năm tuổi bị đau ốm do sự tăng trưởng còi cọc mang lại bởi một chế độ ăn uống nghèo nàn.Mặc dù Campuchia được coi là quốc gia có "an ninh lương thực" (food secure) thì vẫn còn nhiều người có chế độ ăn uống có vấn đề, giáo sư Tim Green-một chuyên gia dinh dưỡng của Đại học British Columbia của Canada cho biết: "Vì vậy, những gì mà thực sự có nghĩa là họ có đủ số lượng gạo trắng,có đủ lượng calo cho người dân nhưng họ đang thiếu rất nhiều vi chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng". Chính sự thiếu vi chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, ảnh hưởng đến cả sự phát triển thể chất và tâm thần, và có thể gây ra các vấn đề suốt đời.Việc thiếu hụt được gọi là "nạn đói tiềm ẩn" và là một vấn đề đặc biệt cho trẻ em và phụ nữ. Ví dụ, việc thiếu Vitamin B1 mà nghiên cứu của Green tìm thấy là phổ biến, có thể dẫn đến trẻ sơ sinh chết trong vòng chưa đầy một ngày sau khi khởi phát các triệu chứng. Tuy nhiên, nó dễ dàng khắc phục bằng cách, ví dụ, thêm Vitamin B1 vào trong nước mắm, là một cái gì đó mà đội của Green đã làm.

Đa dạng hóa thực phẩm đưa vào cơ thể (Diversifying food intake)

Green giải thích: khi các chuyên gia đánh giá thực phẩm, một khía cạnh xét nghiệm tính cách đa dạng về khẩu phần ăn củangười dân. Thông thường càng ăn nhiều thịt, gạo và rau quả thì tốt hơn. Nhưng điều đó không đúng ở người nghèo tại Campuchia, mặc dù chế độ ăn đa dạng là hợp lý: "Bởi vì những gì chúng ta thấy là mọi người ăn một lượng thực phẩm rất nhỏ. Vì vậy, họ có thể báo cáo ăn thịt lợn mỗi ngày, nhưng chỉ có thể là 5 đến 10 gram. Vì vậy, chúng tôi đã đến và thực hiện đánh giá chế độ ăn uống đầy đủ hơn và chúng tôi thấy rằng việc tiêu thụ những thực phẩm này, mặc dù rất nhiều loại nhưng số lượng thực sự là khá thấp". Đội của Green đánh giá dự án thí điểm với sự tài trợ của Canada ở phía đông nam tỉnh Prey Veng. Nó nhắm mục tiêu 900 hộ nghèo trong một nỗ lực để cải thiện dinh dưỡng của họ bằng cách đa dạng hóa lượng thức ăn thu nhận vào của họ. Dự án "cá ở trang trại" (Fish o­n Farms) cho biết 300 hộ gia đình được giúp đỡ để thành lập các vườn rau, trong khi 300 hộ khác cũng nhận được các ao để nuôi cá. Còn lại 300 hộ là nhóm đối chứng và đã không nhận được bất cứ thứ gì. Sau ba năm các hộ gia đình với cả ao cá và vườn rau là khá hơn so với những người dân làng chỉ có vườn rau. Cả hai đều tốt hơn so với nhóm chứng. "Chúng tôi đã nhìn thấy sự gia tăng thu nhập, và mức thu nhập đó được kiểm soát bởi phụ nữ và nó được sử dụng chủ yếu để mua thực phẩm khác dành cho giáo dục và một số cải thiện trong các thông số dinh dưỡng khác", Green cho biết.

Sự thành công dự án thí điểm đang được đưa vào một chương trình có quy mô lớn hơn, sẽ được tiến hành vào tuần tới và nhắm đến 4.500 hộ gia đình nghèo tại bốn tỉnh. Zaman Talukder, một cố vấn kỹ thuật về dinh dưỡng cho Helen Keller International, một tổ chức phi lợi nhuận có liên quan tới cả hai dự án nói rằng dự án thí điểm cho thấy những gì có thể đạt được trong một loạt các lĩnh vực: "Dự án này có tác động đến sự gia tăng sẵn có của các loại thực phẩm khác nhau về chất lượng, chúng rất giàu vi chất dinh dưỡng, và làm tăng sự tiêu thụ bởi nhóm người dễ bị tổn thương nhất, như trẻ em và phụ nữ; nó mang lại thêm thu nhập; nó [là] cũng là một trong các biện pháp can thiệp tốt nhất để trao quyền cho phụ nữ là người ra quyết định cho tiêu dùng hộ gia đình và sức khỏe gia đình". Talukder giải thích. Chương trình mới này là khác theo nhiều cách. Để bắt đầu, và trong một nỗ lực làm cho nó bền vững, dự án sẽ yêu cầu các hộ gia đình đóng góp một phần chi phí cho bất cứ yếu tố nào mà họ lựa chọn - cho dù một ao cá, trồng một vườn rau hoặc chăn nuôi gia cầm.

Cải thiện tình trạng vệ sinh (Improving sanitation)

Ngoài ra, các gia đình sẽ nhận được lời khuyên về vệ sinh môi trường, vì điều này vẫn còn là một vấn đề lớn ở các khu vực nông thôn - cũng như giáo dục về dinh dưỡng, tiếp cận với quỹ tín dụng nhỏ, và giúp cho chợ có sự dư thừa khi họ trồng.Cuối cùng, ý tưởng từ các kết quả dựa trên bằng chứng từ hai dự án này sẽ được đưa vào trong khung chính sách của Campuchia về vấn đề suy dinh dưỡng - bởi vì mặc dù đất nước này đã đi được một chặng đường dài trong cuộc chiến chống đói nghèo nhưng để giải quyết tai họa từ "nạn đói tiềm ẩn" (hidden hunger) cần phải làm nhiều việc hơn nữa.

 

Ngày 22/05/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ voanews.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích