Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 7 7 6 3
Số người đang truy cập
1 0 2 1
 Tin tức - Sự kiện Tin vắn đáng chú ý
(ảnh minh họa)
WHO: Phòng chống điếc và khiếm thính trên thế giới

Nhiều quốc gia thiếu năng lực để phòng ngừa và điều trị khiếm thính

Ngày 28/2/2014.GENEVA - Nhiều quốc gia đã đáp ứng tới cuộc khảo sát mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về thiếu khả năng để phòng ngừa và chăm sóc cho người bị khiếm thính, theo một báo cáo được công bố nhân ngày chăm sóc tai quốc tế (International Ear Care Day) 3/3/2014.

Kết quả của cuộc khảo sát: "Kết quả của cuộc khảo sát này là một lời kêu gọi hành động rõ ràngcho các chính phủ và các đối tác để đầu tư vào chăm sóc nghe đặc biệt là ở cộng đồng và cấp cơ sở", TS. Etienne Krug-Giám đốc khoa Phòng chốngbạo lực và thương tích và người khuyết tật (Department of Violence and Injury Prevention and Disability) của WHO. WHO ước tính rằng hơn 5% dân số thế giới-360 triệu người-không còn khả năng nghe (mất thính lực) tỷ lệ cao nhất là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nam Á và vùng cận Saharan-châu Phi. Khoảng một nửa các trường hợp khiếm thính trên toàn thế giới có thể dễ dàng được phòng ngừa hoặc điều trị.

Một nguyên nhân hàng đầu gây ra khiếm thính (hearing loss) ở lứa tuổi trẻ hơn, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là nhiễm trùng tai không được điều trị, thường có biểu hiện chảy dịch tiết ra từ tai. Các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin như rubella, viêm màng não (meningitis), sởi (measles) hay quai bị (mumps) cũng có thể dẫn đến khiếm thính.Chỉ 32 trong số 76 nước đáp ứng đã xây dựng kế hoạch và chương trình nhằm phòng ngừa và kiểm soát các bệnh tai và khiếm thính. Theo báo cáo, có sự thiếu về đào tạo nhân viên y tế, cơ sở giáo dục, dữ liệu và kế hoạch quốc gia để giải quyết các nhu cầu cho những người sống có vấn đề về tai và thính lực. Thông tin thu nhận được cũng chỉ ra rằng khoảng cách lớn nhất giữa nhu cầu và dịch vụ nằm ở vùng cận Saharan châu Phi."Kết quả của cuộc khảo sát này là một lời kêu gọi hành động rõ ràng cho các chính phủ và các đối tác để đầu tư vào chăm sóc nghe đặc biệt là ở cộng đồng và cấp cơ sở", TS. Etienne Krug, GĐ. Khoa Phòng chống bạo lực và thương tích và người khuyết tật nói: "Các chương trình phải nhằm mục đích có lợi cho tất cả bao gồm một phần của cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, là những người ít có khả năng tiếp cận dịch vụ trợ thính".

Phòng và điều trị khiếm thính ở cấp cơ sở (Prevention and treatment of hearing loss at primary level)

Thực hành chăm sóc tai tốt, chẳng hạn như giảm tiếp xúc với tiếng ồn và tránh chèn các dụng cụ vào tai, có thể ngăn chặn nhiều vấn đề phát triển về tai và vấn đề nghe. Một tỷ lệ lớn người bị khiếm thính có thể hưởng lợi từ việc xác định sớm và điều trị thích hợp, ví dụ chương trình sàng lọc cho trẻ sơ sinh nghe có thể giảm thiểu tác động của tình trạng bị khiếm thính đối với sự phát triển của một đứa trẻ. "Tai và các vấn đề về thính giác và việc sử dụng máy trợ thính thường gắn liền với huyền thoại và quan niệm sai lầm", Tiến sĩ Shelly Chadha thuộc đơn vị về Phòng chống mù lòa và điếc (Prevention of Blindness and Deafness Unit) của WHO cho biết: "Do đó các chương trình quốc gia không chỉ tập trung vào công tác phòng chống và cung cấp dịch vụ mà còn nâng cao về nhận thức". Các kế hoạch quốc gia hiện có ở một số nước có thể phục vụ như một mô hình cho các nước vẫn còn thiếu các chiến lược để giải quyết tốt hơn tình trạng khiếm thính. Tuy nhiên, mỗi nước cần xây dựng một kế hoạch độc đáo dựa trên tình hình cụ thể của quốc gia mình, nguyên nhân phổ biến của tình trạng khiếm thính cũng như cơ sở hạ tầng y tế sẵn có.

Phòng chống điếc và khiếm thính (Deafness and hearing loss)

Cập nhật tháng 2/2014. WHO - Trên 5% dân số thế giới- 360 triệu người-có tật về khiếm thính (328 triệu người lớn và 32 triệu trẻ em). Tật khiếm tính được đề cập đến giảm khả năng nghe lớn hơn 40dB ở tai nghe tốt hơn ở người lớn và mất khả năng nghe lớn hơn 30dBtrong tai nghe tốt hơn ở trẻ em. Phần lớn trong số những người này sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Khoảng một phần ba số người trên 65 tuổi bị ảnh hưởng bởi tình trạng tật khiếm thính. Tỷ lệ mắc bệnh trong nhóm tuổi này lớn nhất ở Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương và vùng cận Saharan-châu Phi.

Khiếm thính và điêc (Hearing loss and deafness)

Một người không có khả năng nghe cũng như người có khả năng nghe bình thường-ngưỡng nghe là 25dB hoặc tốt hơn trong cả hai tai- được cho là giảm thính lực. Khiếm thính có thể ở mức nhẹ, trung bình, nặng hoặc rất nặng. Nó có thể ảnh hưởng đến một tai hoặc cả hai tai và dẫn đến khó khăn trong việc nghe bài hội thoại hoặc âm thanh lớn. “Khó nghe" (hard of hearing) đề cập đến những người mất thính lực từ nhẹ đến nặng, họ thường giao tiếp thông qua ngôn ngữ nói và có thể được hưởng lợi từ máy trợ thính, phụ đề và các thiết bị trợ thính, người bị mất thính lực đáng kể hơn có thể được hưởng lợi từ cấy ghép ốc tai điện tử. Người “điếc” (deaf) chủ yếu là có tình trạng mất thính lực rất nặng, hàm ý nghe được rất ít hoặc không thể nghe và thường sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp.

Nguyên nhân gây ra khiếm thính và điếc (Causes of hearing loss and deafness)

Các nguyên nhân gây ra khiếm thính và điếc có thể được chia ra thành nguyên nhân bẩm sinh (congenital causes) và nguyên nhân mắc phải (acquired causes).

Nguyên nhân bẩm sinh (Congenital causes)

Nguyên nhân bẩm sinh dẫn đến khiếm thính hiện tại hoặc mắc phải ngay sau khi sinh. Khiếm thính có thể được gây ra bởi các yếu tố gen di truyền hoặc không di truyền hoặc do biến chứng trong quá trình mang thai và sinh con, bao gồm giang mai, rubella mẹ hay một số bệnh nhiễm trùng khác trong thai kỳ (maternal rubella, syphilis or certain other infections during pregnancy); nhẹ cân (low birth weight); ngạt khi sinh (thiếu oxy tại thời điểm sinh) (birth asphyxia (a lack of oxygen at the time of birth); sử dụng không thích hợp các loại thuốc độc cho tai (như aminoglycosid , thuốc gây độc tế bào, thuốc chống sốt rét và thuốc lợi tiểu) trong khi mang thai (inappropriate use of ototoxic drugs (such as aminoglycosides, cytotoxic drugs, antimalarial drugs and diuretics) during pregnancy) và vàng da nặng trong giai đoạn sơ sinh, có thể gây tổn hại các dây thần kinh thính giác trong một trẻ sơ sinh (severe jaundice in the neonatal period, which can damage the hearing nerve in a newborn infant).

Nguyên nhân mắc phải (Acquired causes)

Nguyên nhân mắc phải dẫn đến khiếm thính ở mọi lứa tuổi. Các bệnh truyền nhiễm như viêm màng não, sởi và quai bị có thể dẫn đến mất thính lực, chủ yếu là ở trẻ em cũng như sau này trong cuộc sống (Infectious diseases such as meningitis, measles and mumps can lead to hearing loss, mostly in childhood, but also later in life). Nhiễm trùng tai mãn tính, mà biểu hiện phổ biến là các chất dịch tiết chảy ra từ tai, có thể dẫn đến khiếm thính. Trong một số trường hợp tình trạng này cũng có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng nghiêm trọng, chẳng hạn như áp xe não hoặc viêm màng não (Chronic ear infection, which commonly presents as discharging ears, can lead to hearing loss. In certain cases this condition can also lead to serious, life-threatening complications, such as brain abscesses or meningitis). Hút các chất dịch trong tai (viêm tai giữa) có thể gây ra tình trạng giảm khả năng nghe (Collection of fluid in the ear (otitis media) can cause hearing loss). Sử dụng các loại thuốc độc cho tai ở mọi lứa tuổi, chẳng hạn như một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống sốt rét có thể làm tổn thương tai trong (Use of ototoxic drugs at any age, such as some antibiotic and antimalarial medicines for example, can damage the inner ear). Chấn thương đầu hoặc bị thương vào tai có thể gây ra giảm khả năng nghe (Head injury or injury to the ear can cause hearing loss). Tiếng ồn quá mức, bao gồm làm việc với máy móc ồn ào, và tiếp xúc với âm nhạc lớn hoặc tiếng ồn lớn khác, chẳng hạn như tiếng súng nổ, có thể gây hại cho thính giác của một người 9 Excessive noise, including working with noisy machinery, and exposure to loud music or other loud noises, such as gunfire or explosions, can harm a person’s hearing). Giảm khả năng nghe liên quan đến tuổi (presbycusis) là do sự thoái hóa của các tế bào cảm giác (Age-related hearing loss (presbycusis) is caused by degeneration of sensory cells). Chất dịch tiết màu vàng từ tai hoặc các dụng cụ bên ngoài chặn ống tai có thể gây ra giảm khả năng nghe ở bất kỳ lứa tuổi nào. Giảm khả năng nghe như vậy thường là nhẹ và có thể dễ dàng điều chỉnh (Wax or foreign bodies blocking the ear canal can cause hearing loss at any age. Such hearing loss is usually mild and can be readily corrected). Ở trẻ em viêm tai giữa mãn tính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khiếm thính.

Tác động của tình trạng khiếm thính (Impact of hearing loss)

Tác động chức năng (Functional impact)

Một trong những tác động chính của khiếm thính là khả năng của cá nhân để giao tiếp với người khác, phát triển ngôn ngữ nói thường chậm ở trẻ em bị điếc. Nghe kém và các bệnh về tai (ear diseases) như viêm tai giữa (otitis media) có thể có một ảnh hưởng bất lợi đáng kể vào thành tích học tập của trẻ em. Tuy nhiên, khi cơ hội được cung cấp cho những người khiếm thính về giao tiếp họ có thể tham gia trên cơ sở bình đẳng với những người khác, việc giao tiếp có thể được thông qua ngôn ngữ nói/ngôn ngữ viết (spoken/written language) hoặc thông qua ngôn ngữ ký hiệu (sign language).

Tác động về xã hội và tình cảm (Social and emotional impact)

Tiếp cận hạn chế với các dịch vụ và không được giao tiếp có thể có một tác động đáng kể đến cuộc sống hàng ngày gây ra cảm giác cô đơn, sống biệt lập và thất vọng, đặc biệt là trong số những người lớn tuổi bị khiếm thính. Nếu một người bị điếc bẩm sinh không được trao cơ hội để học ngôn ngữ ký hiệu khi còn là một đứa trẻ thì chúng có thể cảm thấy bị loại trừ khỏi sự tương tác xã hội.

Tác động về kinh tế (Economic impact)

Ở các nước đang phát triển, trẻ em bị khiếm thính và điếc hiếm khi được nhận vào bất kỳ trường học nào, người lớn bị khiếm thính cũng có một tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều. Trong số những người được tuyển dụng, một tỷ lệ cao hơn những người khiếm thính có địa vị việc làm thấp hơn so với lực lượng lao động nói chung. Tăng cường tiếp cận với giáo dục và các dịch vụ phục hồi chức năng dạy nghề và nâng cao nhận thức đặc biệt trong việc sử dụng lao động sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người lớn bị khiếm thính. Ngoài các tác động kinh tế do khiếm thính ở một mức độ cá nhân thì tình trạng khiếmthínhcũng ảnh hưởng đáng kể đến phát triển kinh tế xã hội trong cộng đồng và quốc gia.

Dự phòng (Prevention)

Một nửa số các trường hợp bị khiếm thính có thể được ngăn chặn thông qua phòng ngừa ban đầu. Một số chiến lược đơn giản để phòng ngừa bao gồm chủng ngừa chống lại các bệnh trẻ em bao gồm sởi, viêm màng não, rubella và quai bị (immunizing children against childhood diseases, including measles, meningitis, rubella and mumps); chủng cho trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đối với rubella trước khi mang thai (immunizing adolescent girls and women of reproductive age against rubella before pregnancy); tầm soát và điều trị bệnh giang mai và cácnhiễm trùng khác ở phụ nữ có thai (screening for and treating syphilis and other infections in pregnant women); cải thiện chăm sóc trước sinh và sơ sinh bao gồm thúc đẩy sinh đẻ an toàn (improving antenatal and perinatal care, including promotion of safe childbirth); tránh sử dụng các loại thuốc độc cho tai, trừ khi được kê đơn và giám sát bởi một thầy thuốc có trình độ (avoiding the use of ototoxic drugs, unless prescribed and monitored by a qualified physician); trẻ sơ sinh có nguy cơ cao (như những trẻ có tiền sử gia đình bị điếc, những trẻ sinh ra vớicân nặng thấp, sinh ngạt, vàng da hay viêm màng não) cần được đánh giá ban đầu về thính lực, chẩn đoán tức thời và xử lý thích hợp theo yêu cầu (referring babies with high risk factors (such as those with a family history of deafness, those born with low birth weight, birth asphyxia, jaundice or meningitis) for early assessment of hearing, prompt diagnosis and appropriate management, as required); giảm tiếp xúc (cả nghề nghiệp và giải trí) tới tiếng ồn lớn bằng cách tạo ra nhận thức, sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân và phát triển và thực hiện pháp luật phù hợp (reducing exposure (both occupational and recreational) to loud noises by creating awareness, using personal protective devices, and developing and implementing suitable legislation). Khiếm thính do viêm tai giữa có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hành chăm sóc nghe và tai khỏe mạnh, nó có thể được giải quyết thông qua phát hiện sớm, tiếp theo là can thiệp y tế hoặc phẫu thuật thích hợp.

Xác định và xử lý (Identification and management)

Một tỷ lệ lớn người có khiếm thính có thể hưởng lợi từ việc xác định và can thiệp sớm và xử lý thích hợp. Phát hiện và can thiệp sớm là yếu tố quan trọng nhất trong việc giảm thiểu tác động của khiếm thính về phát triển của một đứa trẻ và những thành tựu học tập. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị khiếm thính, xác định và xử lý thông qua các chương trình sàng lọc thính lực trẻ sơ sinh có thể cải thiện kết quả về ngôn ngữ và giáo dục cho trẻ em; trẻ em bị điếc nên được trao cơ hội để học ngôn ngữ ký hiệu cùng với gia đình. Sàng lọc ở lứa tuổi trước học đường, tại trường học và nghề nghiệp các bệnh vềtai cũng có thể có hiệu quả để sớm phát hiện và xử lý tình trạng khiếm thính. Người khiếm thính có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng các thiết bị trợ thính, chẳng hạn như máy trợ thính, thiết bị trợ thính và cấy ốc tai. Họ cũng có thể được hưởng lợi từ liệu pháp về ngôn ngữ, phục hồi chức năng âm thanh và các dịch vụ liên quan khác. Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất máy trợ thính chỉ đáp ứng chưa đầy 10 % nhu cầu trên toàn cầu. Ở các nước đang phát triển, chưa đầy 1 trong số 40 người, những người cần một máy trợ thính có nó. Thiếu sự sẵn có của các dịch vụ cho thiết bị trợ thính, duy trì và sự thiếu pin cũng là rào cản trong nhiều thiết lập có thu nhập thấp. Làm đúng-được trang bị, máy trợ thính giá cả phải chăng và cung cấp dịch vụ theo dõi việc tiếp cận vào tất cả các nơi trên thế giới sẽ được hưởng lợi rất nhiều cho người khiếm thính. Những người phát triển thành khiếm thính có thể học cách giao tiếp thông qua phát triển các kỹ năng đọc môi, sử dụng văn bản viết hoặc in và ngôn ngữ ký hiệu. Giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu sẽ tạo sự hưởng lợi cho trẻ em bị khiếm thính, trong khi cung cấp các phụ đề và giải thích ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận thông tin. Chính thức công nhận ngôn ngữ ký hiệu quốc gia và tăng cường sự sẵn có của thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu là những hành động quan trọng để cải thiện tiếp cận với các dịch vụ ngôn ngữ ký hiệu. Pháp luật về quyền con người và các bảo vệ khác cũng có thể giúp đảm bảo sự tham tốt hơn cho những người khiếm thính.

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response)

WHO hỗ trợ các nước thành viên trong việc phát triển các chương trình chăm sóc tai ở cơ sở và lồng ghép vào trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu của quốc gia. Công việc của WHO bao gồm hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên trong việc phát triển và thực hiện kế hoạch quốc gia về chăm sóc tai ở cơ sở ((technical support to Member States in development and implementation of national plans for primary ear and hearing care); cung cấp các nguồn lực kỹ thuật và hướng dẫn đào tạo nhân viên chăm sóc sức khỏe về tai ở cơ sở (providing technical resources and guidance for training of health-care workers o­n primary ear and hearing care); phát triển và phổ biến các khuyến cáo để giải quyết các nguyên nhân chính gây ra khiếm thính có thể phòng ngừa (developing and disseminating recommendations to address the major preventable causes of hearing loss); xây dựng quan hệ đối tác để cung cấp các dịch vụ và máy trợ thính có giá cả phải chăng (building partnerships to provide affordable hearing aids and services); nâng cao nhận thức về mức độ, nguyên nhân và tác động của mất mát khi bị khiếm thínhcũng như những cơ hội phòng ngừa, xác định và xử lý (raising awareness about the level, causes and impact of hearing loss as well as the opportunities for prevention, identification and management); thu thập dữ liệu về bệnh điếc và khiếm thính để chứng minh quy mô và tác động của vấn đề (collating data o­n deafness and hearing loss to demonstrate the scale and the impact of the problem); thúc đẩy sự hòa nhập xã hội của người khuyết tật, bao gồm cả những người bị khiếm thính và điếc, ví dụ thông qua mạng lưới và các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (promoting social inclusion of people with disabilities, including people with hearing loss and deafness, for example through community-based rehabilitation networks and programs)

 

 

Ngày 10/04/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo who,int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích