Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 3 2 9 0
Số người đang truy cập
2 7 2
 Tin tức - Sự kiện Tin vắn đáng chú ý
Bác sĩ khám cho một bệnh nhân bị nhiễm bệnh não mô cầu (ảnh internet)
Chủ động ngăn chặn bệnh não mô cầu

Sau một thời gian vắng bóng, bệnh não mô cầu có xu hướng xuất hiện trở lại ở một số địa phương. Nếu không chủ động ngăn chặn thì bệnh có thể bùng phát thành dịch với nhiều người mắc do sự lây lan tại chỗ. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vaccine.

 

Đặc điểm của bệnh não mô cầu

Bệnh não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm gây dịch được lây truyền qua đường hô hấp do nhiễm loại song cầu khuẩn Neisseria meningitidis. Vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi họng, từ đó lan tỏa vào máu gây nhiễm trùng máu hoặc qua đường máu đến màng não gây viêm màng não mủ hay gây viêm màng não mủ kèm theo nhiễm trùng máu. Neisseria meningitidis là loại vi khuẩn gram âm, ái khí; có 9 nhóm huyết thanh là A, B, C, D, X, Y, Z, W135 và 29E. Hiện nay nhóm B và C là nguyên nhân chủ yếu trong các vụ dịch gây nên do nhiễm vi khuẩn não mô cầu. Bệnh có khả năng lây truyền qua đường hô hấp do hít phải giọt nước bọt của người mắc bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn và có đặc điểm lây lan mạnh trong thời kỳ bệnh khởi phát. Nếu sử dụng kháng sinh, vi khuẩn sẽ biến mất khỏi đường mũi họng trong vòng 24 giờ. Thực tế tỷ lệ người lành mang vi khuẩn rất cao, có thể chiếm khoảng 25%; trong các vụ dịch có thể chiếm tới hơn 50% số người nhiễm vi khuẩn nhưng không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Bệnh cảnh lâm sàng xảy ra khá đột ngột như người bệnh bị sốt cao, rét run, đau mỏi toàn toàn thân, đau khớp xương, xuất hiện các ban đỏ xuất huyết hoại tử trên da; có thể xuất hiện biến chứng sốc nhiễm trùng hoặc hội chứng Waterhouse Fridrichsen biểu hiện suy tuyến thượng thận cấp tính. Những trường hợp bị viêm màng não thường có hội chứng màng não cấp tính như nhức đầu, nôn, táo bón, cứng gáy, phản ứng vạch màng bụng dương tính; đối với trẻ em thường bị co giật, có tình trạng lơ mơ, hôn mê sâu. Xét nghiệm chọc dò dịch não tủy thấy nước đục như nước vo gạo, đôi khi kèm theo xuất huyết màng não. Chẩn đoán xác định bệnh bằng phương pháp cấy máu, cấy dịch não tủy để phân lập vi khuẩn não mô cầu. Có thể chẩn đoán nhanh bằng cách chích nốt ban đỏ xuất huyết hoại tử để làm tiêu bản và soi tươi để tìm vi khuẩn não mô cầu. Cũng có thể ngoáy họng làm tiêu bản soi tươi hoặc cấy để tìm vi khuẩn. Trên thực tế việc chẩn đoán khá khó khăn vì tỷ lệ người lành mang vi khuẩn rất cao. Tỷ lệ tử vong do bệnh gây nên chiếm khoảng từ 5 đến 15%.

 

Vi khuẩn não mô cầu là loại song cầu khuẩn có hình hạt cà phê
(ảnh internet)
 

Phòng bệnh bằng vaccine truyền thống

Để phòng bệnh não mô cầu, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm chủng các loại vaccine truyền thống thường hay sử dụng.

Vaccine não mô cầu AC: Tên thương mại là Meningococcal polysaccharide vaccine AC. Loại vaccine này có thời gian bảo vệ khoảng 3 năm. Tác dụng phụ do phản ứng đối với vaccine trên thực tế hiếm gặp, nếu có xảy ra thì ở người lớn ít hơn trẻ em. Tác dụng phụ được ghi nhận là có phản ứng nhẹ và thoáng qua tại nơi tiêm; đôi khi có sốt nhẹ, bị kích thích và mệt mỏi trong vòng 72 giờ sau khi tiêm vaccine. Trước khi tiêm vaccine này cũng như các loại vaccine khác, cần phải sàng lọc đối tượng được tiêm phòng theo quy định. Các trường hợp chống chỉ định sử dụng vaccine là những người đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh cấp tính hoặc mãn tính tiến triển; đồng thời cũng không nên tiêm cho những người có phản ứng mạnh sau khi tiêm loại vaccine này lần trước hoặc người có dị ứng với thành phần của vaccine đã được khuyến cáo. Vaccine phòng bệnh não mô cầu được sử dụng để tiêm phòng bệnh cho trẻ em ở vùng có dịch bệnh lưu hành hoặc khi đang có dịch bùng phát. Liều lượng tiêm là 0,5ml; có thể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt. Thường tiêm một liều vaccine khi trẻ em được 18 tháng tuổi trở lên. Chú ý thận trọng khi tiêm phòng cho phụ nữ có thai, chỉ tiêm khi thực sự có nguy cơ mắc bệnh trong các vụ dịch. Một vấn đề cũng cần quan tâm là không nên tiêm cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi trừ khi đang có dịch bùng phát.

 
 Vaccin não mô cầu MEVAC-AC (ảnh internet)

Vaccine não mô cầu BC: Tên thương mại là VA-MENGOC-BC. Vaccine não mô cầu Meningococcal BC là một phức hợp màng ngoài tinh khiết nhóm huyết thanh B và polysacchảide vỏ nhóm huyết thanh C của não mô cầu, hấp phụ hydroxide nhôm; chứa 0,01% thiomersal được xem là chất bảo quản, phosphate và natri chlorure với mỗi liều 0,5ml dưới dạng huyền dịch tiêm dùng để tiêm bắp thịt.

 

 Vaccine não mô cầu VA-MENGOC-BC (ảnh internet)

Vaccine này được sử dụng nhằm tạo miễn dịch chủ động để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm huyết thanh B và C, dùng tiêm cho trẻ em từ tháng tuổi thứ ba và các đối tượng sống trong vùng dịch hay phải đi đến vùng dịch bệnh. Ngoài ra, vaccine cũng nên tiêm cho những người sống tập thể như các trung tâm chăm sóc trẻ em nội trú, doanh trại quân đội, nhà tù, các vùng có mật độ dân cư cao hoặc ở cộng đồng phát hiện những trường hợp nhiễm bệnh não mô cầu nhóm huyết thanh B và C vì người dân ở đây có nguy cơ bị phơi nhiễm. Như các loại vaccine khác, vaccine này chống chỉ định dùng cho những người có phản ứng quá mẫn đối với bất cứ thành phần nào của vaccine. Ngoài ra cũng chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sốt, nhiễm khuẩn cấp tính, dị ứng đang tiến triển, các bệnh mãn tính không tự điều chỉnh. Hiếm khi gặp phản ứng nghiêm trọng xảy ra trong lần đầu tiên tiêm vaccine này, nếu có thì chống chỉ định tiêm lần hai. Thận trọng không sử dụng vaccine cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết và có nguy cơ dịch tễ học cao. Trong quá trình tiêm phòng, cần có sẵn thuốc tích hợp như dung dịch adrenaline1% để xử trí đề phòng các trường hợp xảy ra phản ứng quá mẫn. Đối với những người suy giảm miễn dịch hay đang điều trị suy giảm miễn dịch có thể không có đáp ứng đầy đủ với vaccine. Chú ý không bao giờ được tiêm vaccine theo đường tĩnh mạch và thực hiện đúng việc bảo quản trong việc lấy một liều hay nhiều liều vaccine từ lọ đóng nhiều liều để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Khi lọ vaccine đã được mở, phải bảo quản tránh ánh sáng và để ở nhiệt độ từ 2 đến 8oC, chỉ sử dụng trong vòng 24 giờ. Thực tế ghi nhận không có phản ứng nghiêm trọng nào xảy ra ở phần lớn những người được tiêm phòng, các dấu hiệu tại chỗ thường thấy như đau, sốt, nổi ban đỏ và cứng vùng tiêm thường nhẹ, xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm và tự biến mất sau 72 giờ. Vaccine cơ bản được sử dụng bằng cách tiêm phòng hai liều 0,5ml; khoảng cách giữa hai lần tiêm là từ 6 đến 8 tuần. Tiêm liều thứ hai là điều bắt buộc để đạt được mức bảo vệ tốt. Quy định tiêm phòng được áp dụng đối với trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên. Theo kinh nghiệm sử dụng vaccine, không cần thiết phải tiêm nhắc lại. Khi tiến hành tiêm nhắc lại, không loại trừ những người không có bằng chứng cho thấy đã tiêm phòng đủ hai mũi tiêm vaccine trước đó. Ngoài ra còn có loại vaccine khác phối hợp các nhóm A, C, Y và W135 nhưng việc sử dụng phải do các bác sĩ chỉ định.

 

Vaccine não mô cầu phối hợp nhóm A, C, Y, W135
(ảnh internet)

 

Ngày 31/03/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích