Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 6 7 5 9
Số người đang truy cập
4 0 4
 Tin tức - Sự kiện Tin vắn đáng chú ý
Bạn biết gì về 14 triệu chứng do ký sinh trùng hay gặp ?

Trong vòng gần 10 năm nay, nhiều cơ sở điều trị lại triển khai thêm phòng xét nghiệm và điều trị chuyên/ hoặc thêm, bên cạnh bệnh truyền nhiễm và nội khoa hoặc cơ ở điều trị đa khoa có sẵn trước đó là chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng, nhất là chuyên xét nghiệm và chẩn đoán, điều trị bệnh giun sán đã gây ngứa cho nhiều bệnh nhân trong thời gian qua, bất luận ngứa đó là do nguyên nhân gì? Cứ xét nghiệm ra một bộ 5-6 con giun sán thì dương tính con nào thì điều trị con nấy, trong khi không cần biết bệnh nhân có triệu chứng bệnh thật sự hay không (?). Điều đó, đã cho thấy một tỷ lệ dương tính với huyết thanh đối với một số bệnh do ấu trùng giun sán tự nhiên tăng lên đột biến, thực hư ra sao? Chúng ta cần có nhưng nghiên cứu y học chứng cứ để đưa ra các “frame” chẩn đoán và phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh.

Tuy nhiên, qua thăm khám và điều trị nhiều bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng, hoặc không nhiễm ký sinh trùng nhưng có biểu hiện nhiều triệu chứng tựa như ký sinh trùng thật sự, khiến cho nhiều thầy thuốc dễ nhầm lẫn và chẩn đoán lầm, thì ắt nhiên đưa ra toa thuốc cũng phải nhầm. Chúng tôi xin đưa ra 14 triệu chứng hay gặp trên bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng nói chung, như một chia sẻ cùng các đồng nghiệp trong và ngoài ngành ký sinh trùng.
 

Hơn một nữa dân chúng châu Mỹ sẽ bị nhiễm với một loại ký sinh trùng đường ruột vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Thế nhưng, nhiều bệnh trong số đó chưa nhận ra dấu chứng và hội chứng của nhiễm ký sinh trùng vì chúng có thể xảy ra nhiều tuần thậm chí nhiều năm sau kể từ khi nhiễm và vì một tình trạng nhiễm ký sinh trùng thường na ná với một số bệnh lý khác. Chúng ta đều biết rằng 50% số ca nhiễm các loại ký sinh trùng giun sán không biểu hiện lâm sàng và khi biểu hiện thì bệnh cũng rất mơ hồ. Qua nghiên cứu và tống hợp, các nhà ký sinh trùng đã tổng kết có 14 triệu chứng hay gặp do bệnh ký sinh trùng gây ra. Các triệu chứng hay gặp khi nhiễm ký sinh trùng chính là táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, kích thích ruột, đau cơ và khớp, thiếu máu, rối loạn giấc ngủ, nghiến răng, suy nhược mạn tính và rối loạn chức năng miễn dịch.

1. Táo bón (Constipation)

Một số loại giun sán thật sự nhiễm đủ lớn gây ra tình trạng tắc nghẽn đường đi của các chất dinh dưỡng và chất thải ở một vài điểm trong hệ thống tiêu hóa. Một số trường hợp nhiễm ký sinh trùng nặng trong đường mật đã dẫn đến tắc mật, vàng da hoặc tắc ruột à khiến chó vấn đề nhu động ruột rất khó khăn, dẫn đến triệu chứng tệ hơn và táo bón nặng hơn.

Điều thú vị, khi bệnh giun sán thì nhiều thầy thuốc lại cho rằng hay rối loạn tiêu hóa dạng đi phân lỏng, nhầy, sệt, không thành khuôn chứ ít ai ngờ rằng bị táo bón, nhưng thực tế đã có như các nguyên nhân trên.
 

2. Tiêu chảy (Diarrhea)

Một số triệu chứng khác cũng hay gặp trong bệnh lý ký sinh trùng, là hình thành nên các hình thái lâm sàng tiêu chảy, đi phân nhiều nước, nhiều lần và lỏng. nhiều ký sinh trùng sinh ra chất prostaglandin sẽ dẫn đến mất các ion natri và chlor khỏi cơ thể. Điều này có thể quay lại gây nên tiêu chảy. Tiến trình này thật sự đặc biệt trong các ca bệnh nhiễm đơn bào.

Một số bệnh hay gây rối loạn tiêu lỏng nhiều lần trong ngày như ấu trùng giun lươn, giun tóc, amip, giardiasis, sán dây, giun đầu gai,…dễ nhầm với một số bệnh nội khoa như viêm dại tràng kích thích, rối loạn vi khuẩn và men tiêu hóa.

3. Chướng bụng và đầy hơi (Gas and bloating)

Ký sinh trùng sống trên đoạn trên của ruột non, có thể gây nên các triệu chứng ruột như đầy hơi, chướng bụng. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên là có thể nghĩ đến dấu kinh điển của nhiễm ký sinh trùng. Các rối loạn này thường nặng hơn do ăn uống các thực phẩm khó tiêu hóa như đậu và thịt. Chướng bụng và đầy hơi đôi khi biểu hiện làm chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nội khoa tiêu hóa khác, nhất là chứng khó tiêu có hay không có vi khẩn Helicobacter pylori.

4. Hội chứng kích thích ruột (Irritable Bowel Syndrome)

Một trong các triệu chứng hay gặp hơn của bệnh ký sinh trùng là hội chứng kích thích ruột. Không thường gặp các triệu chứng của hội chứng IBS là gây ra bởi ký sinh trùng đường ruột, vì chúng có thể đào xới và dính các phần ruột với nhau với thành ruột. Điều này có thể thường gây kích thích và viêm, có thể dẫn đến co thắt cơ, tắc ruột và kém hấp thu chất dinh dưỡng. Các chất béo đặc biệt khó tiêu hóa trong thời điểm bị hội chứng này.

Hội chứng này cũng có thể liên quan đến các đơn bào đường tiêu hóa và đã được mô tả trong bài “một số hội chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm trong bệnh ký sinh trùng”.

5. Đau cơ và khớp (Joint and muscle aches)

Các ký sinh trùng đường ruột cũng có thể ảnh hưởng lên quá trình vận động và di chuyển khắp cơ thể. Các triệu chứng này không thường gặp vì các ấu trùng, hoặc các nang sán đóng kén trong dịch khớp, thậm chí trong các cơ. Điều này gây ra đau và kích thích làm cho chúng ta dễ nhầm với viêm khớp. Đau khớp và cơ cũng có thể gây ra bởi bản thân đáp ứng miễn dịch của cơ thể với nhiễm ký sinh trùng.

Đau khớp và cơ là các triệu chứng do ký sinh trùng mà không ít các thầy thuốc đã từng bỏ qua và không quan tâm đến bệnh lý mà chỉ quy kết rằng viêm khớp do tuổi lớn, do chấn thương, do bệnh lý nghề nghiệp.

6. Thiếu máu (Anemia)

Có một vài loại ký sinh trùng có thể dính lại với nhau và dính, bám chặt vào niêm mạc ruột và lấy đi các chất dinh dưỡng khỏi cơ thể người bệnh. Trong các trường hợp nhiễm trùng nặng, các loại ký sinh trùng nặng có thể dẫn đến mất máu trầm trọng, đặc biệt giun móc, giun mỏ, giun tóc và các loại sán dây, sự đồng nhiễm cùng lúc nhiều loài giun sán khác nhau sẽ đồng thời làm cho tình trạng suy dưỡng .

7. Dị ứng (Allergies)

Ký sinh trùng đường ruột có thể gây kích thích và gây viêm, điều này có thể làm khó khăn cho vấn đề tiêu hoa đối với một số loại thức ăn. Đáp ứng cơ thể với các thực phẩm khó tiêu hóa này có thể làm tăng bạch cầu ái toan, đây là một hệ thống chống đỡ của miễn dịch. Tiếp đó, các bạch cầu ái toan tham gia vào mô cơ thể và phản ứng dị ứng.

8. Tình trạng da (Skin conditions)

Ký sinh trùng có thể gây ra tình trạng ly giải các nội tiết và hệ thống bảo vệ của miền dịch có thể dẫn đến kích thích dễ. Mày đay, phát ban, rỉ nước và các phản ứng dị ứng khác thường gặp trong các bệnh ký sinh trùng. Nhiễm trùng các đơn bào có thẻ cũng gây loét, sưng phồng, loét, tổn thương và viêm da.

9. Sinh khối u (Tumors)

Cơ thể có thể hình thành các khối giống như u trong khi đáp ứng với nhiễm ký sinh trùng cũng được biết như là phản ứng u hạt. Các khối u này hình thành do “encase” của các ấu trùng và trứng của ký sinh trùng. Các u hạt thường phát triển trong đại tràng hoặc trên thành trực tràng, nhưng chúng cũng tìm thấy trong phổi, gan, khoang phúc mạc và bàng quang.

10. Bồn chồn lo lắng (Nervousness)

Các ký sinh trùng ly giải các sản phẩm thải bỏ và các chất độc vào trong máu cơ thể. Trong nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc mạn tính, các độc tố này có thể kích thích hệ thần kinh trung ượng, dẫn đến ngủ không ngon giấc, căng thẳng thần kinh và trạng thái lo lắng. Các hình thái lâm sàng này là triệu chứng thường gặp của bệnh khi ký sinh trùng nằm trong cơ thể của chúng ta.
 

11. Rối loạn giấc ngủ (Sleep disorders)

Các ký sinh trùng đường ruột có thể gây nên tình trạng kích thích và rối loạn mô hình giấc ngủ, khiến cho khó rơi vào giấc ngủ và ngủ ngon. Vào ban đêm, cơ thể làm việc để đào thải độc tố thông qua gan. Nhiễm trùng ký sinh trùng có thể làm gián đoạn tiến trình này và rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Thực tê,s một số ký sinh trùng có thể di chuyển ra khỏi hậu môn vào ban đêm gây ngứa, rối loạn và kích thích.

12. Ngiến răng (Teeth grinding)

Triệu chứng này của bệnh ký sinh trùng cũng có thể gây thói nghiến răng lúc ngủ (“bruxism”), hoặc nghiếng răng bất thường, siết chặt và nghiếng răng. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm và nó có thể liên kết với tình trạng ngủ không yên và lo lắng gây trên cơ thể do sự ly giiar các chất thải và độc tố của ký sinh trùng vào trong máu bệnh nhân.

13. Suy nhược mạn tính (Chronic fatigue)

Ký sinh trùng có thể lớn về dung lượng ký sinh trùng và làm ly giải dịch cơ thể, thể chất, tâm thần kinh và mức độ cảm xúc. Nó có thể dẫn đến kém hấp thu protein, carbohydrates, chất béo và vitamine, đưa ra khỏi cơ thể chất dinh dưỡng và năng lượng. Như một hậu quả, các triệu chứng khác hay gặp thì triệu chứng này dẫn đến suy nhược mạn tính với các triệu chứng như suy nhược, đau, lãnh đạm, thờ ơ, trầm cảm, khó tập trung và suy giảm ý thức.

14. Rối loạn miễn dịch (Immune dysfunction)

Thường khi bạn có ký sinh trùng đang sống trong cơ thể của bạn, nó sẽ dẫn đến mất đi các chất dinh dưỡng ra khỏi cơ thể hoặc bản thân ký sinh trùng tự ăn mất các chất dinh dưỡng, làm cho hoạt động của hệ thống miễn dịch cung cấp nghèo nàn khi cung cấp vitamine, khoáng chất và nguồn năng lượng coh cơ thể. Các ký sinh trùng cũng kích thích sinh IgA, là một trong những yếu tố bảo vệ chống lại các vật lạ vào cơ thể. Theo thời gian, sự kích thích quá mức có thể làm cho kiệt quệ cơ thể để sinh immunoglobulin A, để cho cơ thể nhạy cảm với các cơn nhiễm vi khuẩn, nấm men, nấm, virus và các vật lạ xâm nhập.

 

 

Ngày 27/10/2011
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích