Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 2 0 3 3
Số người đang truy cập
6 2 5
 Tin tức - Sự kiện Tin vắn đáng chú ý
1/10 trẻ sơ sinh trên toàn thế giới không nhận được bất kỳ chủng ngừa vaccine nào trong năm 2016

Ngày 17 tháng 7 năm 2017 theo thông tin từ Geneva cho biết theo ước tính gần đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) và Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), trên toàn thế giới, 12,9 triệu trẻ sơ sinh hay gần 1/10 số trẻ đã không nhận được bất kỳ vaccine nào trong năm 2016, những trẻ sơ sinh này đã bỏ lỡ một liều vaccine ngừa bệnh bạch hầu - uốn ván- ho gà (DTP) đầu tiên, làm cho chúng có nguy cơ nghiêm trọng về các bệnh có thể gây tử vong này.

Ngoài ra, ước tính khoảng 6,6 triệu trẻ sơ sinh đã được chủng ngừa liều DTP đầu tiên không hoàn thành đầy đủ trong liệu trình ba liều DTP (DTP3) vào năm 2016. Từ năm 2010, tỷ lệ phần trăm trẻ em được tiêm chủng định kỳ đã dừng ở mức 86% (116.5 triệu trẻ sơ sinh), không có sự thay đổi đáng kể ở bất kỳ nước nào hay khu vực nào trong năm qua. Điều này không đạt mục tiêu về tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu là 90%.

Tiến sĩ Jean-Marie Okwo-Bele, Giám đốc Chương trình tiêm chủng, vaccine và sinh phẩm tại WHO cho biết: "Hầu hết trẻ em không được tiêm chủng là tương tự như những trẻ bị b quên bởi hệ thống y tế . Những đứa trẻ này chắc chắn cũng không nhận được bất kỳ dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản nào khác. Nếu chúng ta muốn gia tăng độ bao phủ tiêm chủng toàn cầu thì các dịch vụ y tế phải được tiếp cận đến những người không được tiếp cận. Mọi tiếp cận với hệ thống y tế phải được xem như một cơ hội để chủng ngừa".

Chủng ngừa hiện đang ngăn ngừa từ 2-3 triệu người chết mỗi năm do các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà và sởi. Đây là một trong những biện pháp can thiệp sức khoẻ công cộng thành công và hiệu quả nhất.

Mức độ bao phủ tiêm chủng trên toàn cầu

Theo dữ liệu mới, 130 trong số 194 quốc gia thành viên của WHO đã đạt được và duy trì mức độ bao phủ ít nhất 90% với loại vaccine DTP3 ở cấp quốc gia - một trong những mục tiêu đề ra trong Kế hoạch hành động về vaccine toàn cầu. Tuy nhiên, ước tính trong số này có khoảng 10 triệu trẻ sơ sinh bổ sung cần được chủng ngừa ở 64 quốc gia, nếu tất cả các nước muốn đạt được độ bao phủ ít nhất là 90%. Trong số những trẻ em đó, 7,3 triệu trẻ sống trong các nơi nghèo khó hoặc cần có sự trợ giúp nhân đạo, kể cả những nước bị ảnh hưởng bởi xung đột. 4 triệu trẻ trong số đó sống ở ba nước Afghanistan, Nigeria và Pakistan - nơi mà việc tiếp cận các dịch vụ tiêm chủng định kỳ là rất quan trọng để đạt được và duy trì việc thanh toán bệnh bại liệt.

Vào năm 2016, có 8 quốc gia có mức độ bao phủ dưới mức 50% với DTP3 vào năm 2016bao gồm: Cộng hòa Trung Phi, Chad, Guinea, Nigeria, Somalia, Nam Sudan, Cộng hòa Arab Syria và Ukraine.Trên thế giới, 85% trẻ em đã được chủng ngừa liều vaccine sởi đầu tiên vào ngày sinh nhật đầu tiên thông qua các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản và 64% với liều thứ hai. Tuy nhiên, mức độ bao phủ này vẫn còn thấp so với những yêu cầu để ngăn ngừa các vụ dịch, tránh được các ca tử vong có thể ngăn ngừa và đạt được các mục tiêu loại trừ bệnh sởi trong khu vực.

152 quốc gia hiện đang sử dụng vaccinephòng ngừa Rubella độ bao phủ toàn cầu tăng từ 35% trong năm 2010 lên đến 47% vào năm 2016. Đây là một bước tiến lớn làm giảm sự xuất hiện hội chứng rubella bẩm sinh, một tình trạng bệnh lý tàn phá dẫn đến khiếm thính, khuyết tật tim bẩm sinh và mù loà, và những người khuyết tật suốt đời khác.

Độ bao phủ với các loại vaccine được khuyến cáo gần đây vẫn chưa đạt 50%. Những loại vaccine này bao gồm vaccine chống lại những kẻ giết người chính của trẻ em như rotavirus, một căn bệnh gây tiêu chảy nặng ở trẻ em, và viêm phổi. Việc chủng ngừa chống lại cả hai bệnh này có thể làm giảm đáng kể số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, một mục tiêu của các Mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều quốc gia có thu nhập trung bình đang tụt lại phía sau trong việc đưa vào sử dụng các loại vaccine mới hơn và đắt tiền hơn. Các quốc gia này thường không nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài và ngân sách y tế của họ thường không đủ để trang trải các chi phí mua sắm các loại vaccine này.

Sự bất bình đẳng về tỷ lệ bao phủ tiêm chủng

Các ước tính về tỷ lệ tiêm chủng quốc gia thường che dấu về các bất bình đẳng lớn trong tỷ lệ bao phủ các quốc gia. Báo cáo của WHO cho thấy tình trạng bất bình đẳng: Chủng ngừa trẻ em, nêu bật sự bất bình đẳng trong việc tiêm chủng cho trẻ em ở các nước có thu nhập thấp và trung bình trong 10 năm qua. Báo cáo này cho thấy những cải thiện toàn cầu đã được thực hiện với các mô hình thay đổi giữa các quốc gia và nhìn chung có ít sự bất bình đẳng hơn 10 năm trước đây.

Những phát hiện này được củng cố bởi một nghiên cứu gần đây của UNICEF, trong đó nhấn mạnh đến hiệu quả chi phí của việc đầu tư vào các cộng đồng nghèo nhất và khó khăn nhất. Tiến sĩ Robin Nandy, trưởng bộ phận tiêm chủng của UNICEF cho biết chủng ngừa là một trong những biện pháp can thiệp công bằng nhất. Đưa các vaccine cứu mạng sống đến các cộng đồng nghèo nhất, phụ nữ và trẻ em phải được coi là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoàn cảnh. Cần nỗ lực làm giảm sự bất bình đẳng liên quan đến tình trạng kinh tế hộ gia đình và trình độ học vấn của người mẹ là cần thiết ở nhiều nước nếu muốn gia tăng tỷ tiêm chủng. Ngoài ra, hơn một nửa dân số trên thế giới sống ở các khu vực thành thị, bao gồm cả các khu nhà ổ chuột đang phát triển nhanh chóng ở châu Phi và châu Á. Người nghèo tại các khu đô thị là một nhóm người có nguy cơ cao đang bị thiếu hoặc không được tiêm chủng.

Lần đầu tiên, WHO và UNICEF đã thu thập các dữ liệu về tỷ lệ tiêm chủng ở cấp địa phương. Trong số 194 quốc gia báo cáo, có 125 quốc gia báo cáo về tỷ lệ bao phủ tại địa phương, bao gồm gần 20 000 quận, huyện và khoảng 2/3 dân số toàn cầu. Những dữ liệu này sẽ giúp làm sáng tỏ hơn về sự khác biệt về địa lý trong việc tiếp cận tới các loại vaccine.

Ghi chú

Kể từ năm 2000, WHO và UNICEF cùng nhau đưa ra ước tính tỷ lệ bao phủ toàn quốc cho mỗi thành viên trong 194 quốc gia thành viên của WHO mỗi năm. Ngoài việc đưa ra ước tính tỷ lệ tiêm chủng cho năm 2016, quá trình ước tính của WHO và UNICEF sẽ xem xét lại toàn bộ chuỗi số liệu về chủng ngừa với thông tin mới nhất sẵn có. Bản sửa đổi năm 2016 bao phủ 37 năm từ năm 1980 đến năm 2016.

 

 

Ngày 26/07/2017
Ths.Bs Lê Thạnh
(Biên dịch nguồn: who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích