Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 5 6 3 1
Số người đang truy cập
3 0 4
 Tin tức - Sự kiện Tin vắn đáng chú ý
Nhiễm giun ký sinh W. bancrofti liên quan nguy cơ gia tăng lây nhiễm HIV

Ngày 2/8/2016. The Lancet. Nhiễm giun ký sinh W. bancrofti liên quan nguy cơ gia tăng lây nhiễm HIV (Infections with the parasitic worm W bancrofti associated with increased risk of HIV infection, according to Tanzanian study). Theo một nghiên cứu mới ở Tây Nam Tanzania được công bố trong Tạp chí The Lancet,những người bị nhiễm loại giun ký sinh Wuchereria bancrofti ở nơi phổ biến HIV có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn những người không bị nhiễm loại giun này.

W.bancrofti gây ra phần lớn các ca bệnh giun chỉ bạch huyết (phù chân voi) ở tiểu vùng Saharan Châu Phi và các tác giả cho rằng các phát hiện bổ sung lập luận mạnh mẽ để giải quyết căn bệnh bị lãng quên không chỉ gây ra bệnh lý mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.Bệnh giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis) ảnh hưởng đến 1 trong 4 người ở Tanzania, từ lâu đã bị nghi ngờ là một trong những yếu tố làm tăng dịch bệnh HIV ở vùng cận Saharan châu Phi. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây tập trung vào những cá nhân đồng nhiễm HIV thì đây là nghiên cứu đầu tiên tập trung vào tính nhạy cảm của HIV ở những người bị bệnh giun chỉ bạch huyết. W.bancrofti là bệnh ký sinh trùng do muỗi truyền gây ra 90% trường hợp giun chỉ bạch huyết toàn cầu thường gọi là phù chân voi, một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Giun chỉ bạch huyết hiện ảnh hưởng đến 120 triệu người (chủ yếu là ở châu Á, châu Phi, Tây Thái Bình Dương và các khu vực của vùng biển Caribbean và Nam Mỹ) gây phình to bất thường của chân tay, gây đau, tàn tật nghiêm trọng và sự kỳ thị xã hội.

Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2006 đến 2011 trên 2.699 người tại huyện Mbeya của Kyela, tây nam Tanzania,những người tham gia nghiên cứu được viếng thăm và phỏng vấn mỗi năm 1 lần trong 5 năm để đo lường các yếu tố hành vi (behavioural factors) liên quan đến việc lây nhiễm HIV như hoạt động tình dục. Các mẫu máu, nước tiểu, phân và đờm được thu thập để xét nghiệm HIV và nhiễm W. bancrofti, cũng như Schistosoma haematobium, giun sán đường ruột, bệnh lao và sốt rét. Những người bị giun chỉ bạch huyết có khả năng nhiễm HIV cao gấp hai lần so với những người không có giun chỉ bạch huyết. Tổng thể, có 1,91 người nhiễm mới HIV trên 100 người-năm ở những bệnh nhân có bệnh giun chỉ bạch huyết so với 0,80 nhiễm HIV mới trên 100 người-năm ở những bệnh nhân không có bệnh giun chỉ bạch huyết. Trong số 1.055 bệnh nhân HIV âm tính bị bệnh giun chỉ bạch huyết, có 32 người nhiễm HIV trong vòng 3 năm và ảnh hưởng của bệnh giun chỉ bạch huyết cao nhất là trong thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi, xuất hiện nhiều hơn gấp ba lần nguy cơ tương đối của việc lây nhiễm HIV trong nhóm 14-25 tuổi. Các tác giả cho rằng mặc dù họ kiểm soát các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV như hành vi tình dục và tình trạng kinh tế xã hội, và tính chất quan sát của nghiên cứu này có nghĩa rằng nó không chứng minh dứt khoát mối quan hệ nhân quả, nhưng thêm vào bằng chứng về mối liên quan giữa bệnh giun chỉ bạch huyết và nhiễm HIV. Nghiên cứu kiểm soát bệnh sốt rét, bệnh lao và các bệnh ký sinh trùng khác nhưng không tìm thấy bất kỳ tác động của các yếu tố này trong việc làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và điều này nhấn mạnh sự liên kết nổi bật với giun chỉ.

"W.bancrofti sống trong hệ bạch huyết của bệnh nhân thường không có triệu chứng trong nhiều năm, thời gian mắc bệnh kéo dài khoảng 10 năm tạo ra một đáp ứng miễn dịch liên tục chúng tôi nghi ngờ những người bị nhiễm bệnh có thể dễ bị nhiễm HIV", tác giả chính TS. Inge Kroidl, Khoa bệnh truyền nhiễm và Y học Nhiệt đới, Trung tâm Y tế của Đại học Munich (LMU), Munich, Đức giải thích. Hiện nay, dự phòng lây nhiễm W.bancrofti tập trung vào sử dụng màn chống muỗi và các chế phẩm xua muỗi khác cũng như điều trị các thuốc kháng giun chỉ như diethylcarbamazine, albendazole hoặc ivermectin. TS. Kroidl cho biết thêm:" Chương trình loại trừ giun chỉ bạch huyết trong thập kỷ qua tập trung làm giảm sự lan truyền nhưng chỉ với nỗ lực hạn chế và nhằm vào điều trị khi bị nhiễm W.bancrofti. Giun chỉ bạch huyết cùng với nhiễm các loại giun sán khác thuộc 17 NTDs theo WHO, phát hiện của chúng tôi bổ sung luận cứ khác nhằm thúc đẩy NTDs, trong trường hợp này là nhiễm giun chỉ thành trọng tâm trong các chiến lược phòng chống toàn cầu vì chúng không chỉ tạo ra tỷ lệ mắc bệnh mà còn có nguy cơ lây nhiễm HIV". Một số bệnh nhiễm trùng khác như chlamydia, herpes và giang mai cũng được biết làm tăng nhạy cảm với HIV. Các phương pháp hiệu quả nhất và dựa trên bằng chứng trong việc làm giảm lây truyền HIV là việc sử dụng bao cao su, cắt bao quy đầu ở nam giới, dự phòng trước phơi nhiễm, sàng lọc HIV và giới hạn số lượng bạn tình.

Viết trong một bình luận liên kết, Jennifer A Downs và Daniel W Fitzgerald, Trung tâm Y tế toàn cầu, Cục Y tế, Y tế Weill Cornell, New York, Mỹ cho thấy: "Nhiễm giun sánnhư giun chỉ bạch huyết, sán máng và giun tròn đường ruột được phân loại theo WHO như NTDs. Trong nhiều năm, NTDs này nhận được sự chú ý thấp nhất trên toàn cầu và chưa đầy 1% kinh phí nghiên cứu toàn cầu. Hy vọng với nghiên cứu của Kroidl và các đồng nghiệp chỉ ra một phương hướng xem xét mạnh mẽ hơn về mối tương tác giữa nhiễm ký sinh trùng và HIV. Ít nhất hai điểm hành động khẩn cấp xuất hiện từ những phát hiện của họ: Thứ nhất, nghiên cứu này nhấn mạnh nhu cầu cho các thử nghiệm để đánh giá hiệu quả của việc điều trị giun chỉ bạch huyết với tỷ lệ nhiễm mới HIV trong các cộng đồng lưu hành, phòng chống bệnh giun chỉ bạch huyết không chỉ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh từ chính bệnh mà ngoài ra có thể ngăn ngừa nhiễm HIV trong số 120 triệu người sống chung với căn bệnh mãn tính này. Thứ hai, nghiên cứu này kêu gọi các nghiên cứu thêm để đánh giá ảnh hưởng của việc nhiễm các loại giun sán khác, vể mặt riêng lẽ và phối hợp về tỷ lệ mắc mới HIV. Không phải là 2 tỷ người sống với các bệnh nhiệt đới bị lãng quên này, những người có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, xứng đáng với sự chú ý như vậy không?".

 

 

Ngày 18/08/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ sciencedaily.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích