Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 1 5 4 6
Số người đang truy cập
1 0 4 6
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Số ca sởi tại California tăng vọt: phản ứng của y tế và cộng đồng

Số ca sởi tại California tăng vọt

Ngày 02/02/2015. CNN Health - Số ca sởi tại California tăng vọt (Measles cases in California soar). Tính đến hôm thứ tư tuần qua số mắc sởi là 59 ca, sau đó 9 ngày có 91 ca mắc bệnh sởi tại California. Sở Y tế Công cộng California (California Department of Public Health) đã gửi báo cáo mới nhất số ca bệnh được ghi nhận kể từ tháng12/2014 và trong khi tổng số mắc vẫn còn thấp thì lại có sự tăng vọt đáng ngạc nhiên lên 54% chỉ hơn 1 tuần, hầu hết số ca mắc-58 ca bắt nguồn tại một vụ dịch ở Disneyland vào giữa tháng 12/2014. Các quan chức y tế cho rằng 40 ca mắc là những nhân viên hay khách hàng quen của công viên, trong đó có 18 ca là do nhiễm khuẩn phát sinh. Số ca mắc mới gồm có 2 ca tại quận Marin, gần San Francisco, tại đây một phụ huynh đã yêu cầu các lãnh đạo nhà trường cấm bất kỳ trẻ nào chưa tiêm văc-xin sởi, quai bị và rubella (measles, mump and rubella_MMR) đến trường. “May mắn thay, không cần thiết để ngăn chặn các học sinh của một trường ở quận Marin vào thời điểm này bởi vì không có bằng chứng phơi nhiễm trong trường học”, cơ quan y tế công cộng quận cho biết trong một phát biểu. 2 bệnh nhân sởi là chị em ruột, cả hai chưa được tiêm văc-xin đều liên quan đến vụ dịch tại Dineyland.

 
Hắt hơi trên máy bay: nguy cơ mắc sởi

CNN phối hợp với KGO báo cáo rằng những đứa trẻ này không đến trường và không ở trong quận, Sở Y tế cho biết 63% người bị bệnh sởi là hơn 20 tuổi. Bệnh sởi là bệnh hô hấp lan truyền cao do một loại virus gây ra và lây lan qua không khí, Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) cho biết bệnh sởi bắt đầu có triệu chứng sốt, chảy mũi, ho, mắt đỏ và đau họng. Theo Disneyland, bùng phát dịch bệnh trở nên rõ ràng khi các du khách báo cáo bị bệnh sởi sau khi đến chơi tại công viên từ ngày 15/12 đến 20/12/2014, trong đó có ít nhất 5 nhân viên của Disney được chẩn đoán mắc bệnh sởi. Bệnh sởi được tuyên bố loại trừ tại Hoa Kỳ vào năm 2000, có nghĩa là không còn xuất hiện tại Hoa Kỳ nhưng vẫn tiếp tục được mang vào trong nước bởi các du khách quốc tế. Theo Website của CDC, năm ngoái Hoa Kỳ có số ca bệnh sởi cao nhất-644 ca kể từ năm 2000, chỉ trong 28 ngày đầu tiên của tháng 1/2015, 84 ca bệnh sởi được báo cáo tại 14 bang bao gồm California, số liệu thống kê cao hơn tại California mà bang này công bố hôm thứ sáu bao gồm tháng 12/2014 và tháng 1/2015. Các ca mắc mới được báo cáo thường xuyên như là những thông báo công cộng cho những người có thể có tiếp xúc với người bệnh.

Chẳng hạn, Sở Y tế bang New York thông báo hôm thứ sáu về một trường hợp mắc sởi mới tại trường Đại học Bard tại Annandale-on-Hudson, cách thành phố New York 100 dặm về phía bắc. Một sinh viên nhiễm virus đi trên tàu Amtrak số 283 từ Nhà ga Penn của thành phố New York, con tàu đã đến Albany và cuối cùng là Niagara Falls. CDC khuyên rằng trẻ em tiêm 2 liều vắc-xin MMR bắt đầu từ 12 tháng tuổi, liều thứ hai ở độ tuổi từ 4-6 tuổi, trẻ sơ sinh từ 6-11 tháng tuổi nên tiêm vắc-xin trước khi đi du lịch quốc tế.

Dịch bệnh sởi tồi tệ đến mức nào

Ngày 2/2/2015. CNN Health - Dịch bệnh sởi: Nó có thể tồi tệ đến mức nào? (Measles outbreak: How bad can it be?). Thật sai lầm khi gọi những tin tức xung quanh việc tiêm chủng là một cuộc “tranh cãi” (debate), sự đồng thuận y học và khoa học là rõ ràng: Tiêm chủng là an toàn và chúng có tác dụng nhưng có nhiều người vì những lý do riêng lựa chọn việc xem nhẹ những khuyến cáo tiêm chủng và sử dụng quyền lợi của mình để không làm điều đó do đó cuộc tranh luận nổ ra khi phong trào chống tiêm chủng phát triển đủ lớn để làm đảo ngược lại những tiến bộ trong việc giảm thiểu hoặc loại trừ một số căn bệnh đã biết. Đó là điều đang xảy ra với bệnh sởi. Nó có thể tệ đến mức nào? Sau đây là một số chỉ dẫn về vấn đề này trong bối cảnh hiện nay:

Tình hình hiện tại là gì? (What is the current situation?)

Trong những điều kiện đơn giản nhất, tính đến ngày 30/1/2015 đã có 102 ca bệnh sởi được báo cáo trên 14 bang, đa số các ca nay có liên quan tới một đợt dịch có liên quan tới Disneyland tại California.

 

102 ca có nhiều không? (Is a 102 cases a lot?)

Năm ngoái, đã có 644 ca bệnh sởi được báo cáo, tốc độ của năm nay là đáng chú ý: một tháng đầu tiên của năm mới, số ca bệnh sởi đã gần bằng một phần sáu của tổng số năm ngoái. Quan sát chi tiết hơn khiến dịch bệnh sởi năm nay thậm chí còn tồi tệ hơn, số ca bệnh sởi 644 của năm ngoái là một điều bất thường khi so sánh với thập kỷ trước, số ca bệnh sởi trong 2014 là cao nhất kể từ năm 2000. Giữa năm 2001 và 2011, con số ca bệnh sởi trung bình được báo cáo hàng năm là 62 (trong thời gian đó số ca bệnh cao nhất trong một năm là 220 và thấp nhất là 37). Đây là một quang cảnh bi quan: tính đến thời điểm này năm nay đã có số ca bệnh sởi nhiều hơn trong suốt một năm thông thường. Đó là những lời của BS. Anne Schuchat-Trợ lý Bộ trưởng Bộ Y tế và là Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Miễn dịch và các bệnh hô hấp (Centers for Disease Control and Prevention's National Center for Immunization and Respiratory Diseases) trực thuộc US CDC.

Sự gia tăng ca bệnh sởi này có phải là chưa từng xảy ra? (Is this uptick in measles cases unprecedented?)

Không, đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ chứng kiến sự gia tăng số ca bệnh sởi kể từ khi phát minh ra vắc-xin sởi. Lịch sử tóm tắt của bệnh sởi tại Hoa Kỳ, theo CDC: trước khi vắc-xin sởi được giới thiệu vào năm 1963, con số ca bệnh sởi trung bình hàng năm là 549.000 (gần 500 ca tử vong hàng năm là do sởi). Khi vắc-xin sởi được giới thiệu (dưới dạng tiêm một liều duy nhất) đã có sự giảm thiểu đáng kể số ca bệnh sởi, sau đó vào giữa năm 1989 và 1991 đã có sự bùng phát trở lại số ca sởi với 55.000 trường hợp mắc và 123 ca tử vong được ghi nhận suốt giai đoạn đó, những người bị bệnh phần lớn là trẻ em chưa được tiêm chủng nhưng cũng có những người đã được tiêm chủng và vẫn mắc bệnh. Vào năm 1989, khuyến cáo của cộng đồng y tế đã được cập nhật nhằm khuyến nghị phác đồ tiêm chủng 2 liều đã tỏ ra hiệu quả, trong năm 2000 bệnh sởi địa phương đã được tuyên bố “loại trừ” (eliminated) khỏi Hoa Kỳ.

Phản ứng của CDC và cộng đồng

Vậy có điều gì đáng lo ngại ở đây? (What is at stake here?)

Đây là một vấn đề lớn khi Hoa Kỳ có thể nói quốc gia này đã loại trừ bệnh sởi, điều này không có nghĩa là sởi không tồn tại ở đây nhưng nghĩa là không có sự hiện diện liên tục của sởi ở một khu vực, có nguy cơ đó là sởi có thể tái thiết lập chính nó tại Hoa Kỳ. Schuchat, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Y tế nói với các phóng viên rằng sự gia tăng số ca sởi là điều đáng lo ngại: “Điều này khiến tôi lo ngại và tôi muốn làm mọi thứ có thể để ngăn chặn sởi khỏi tạo dựng chỗ đứng vững chắc tại Hoa Kỳ và trở thành bệnh dịch địa phương lần nữa”. CDC chỉ ra rằng những người từ chối tiêm chủng thường sống ở cùng cộng đồng, khi sởi tìm được cách đi vào những cộng đồng này, những dịch bệnh càng có thể xảy ra và kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn. Sởi không phải là một vi-rút mà Hoa Kỳ thường phải mất thời gian lo lắng vì trong một khoảng thời gian dài nó không hề lưu hành nhưng đây là một căn bệnh nghiêm trọng, nó là một bệnh hô hấp lây lan cao gây ra bởi một loại vi-rút và lây lan qua không khí bắt đầu với các triệu chứng sốt, chảy nước mũi, ho, đỏ mắt và đau họng. Schuchat cho biết: “Đây không phải là vấn đề mà do vắc-xin sởi không có tác dụng mà là vấn đề vắc-xin sởi không được sử dụng”.

 

Tại sao mọi người không muốn tiêm chủng? (Why do people choose not to vaccinate?)

Nghiên cứu về hiệu lực của vắc-xi sởi đã được chứng minh cụ thể nhưng những lời đồn đại lại có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, cộng đồng chống tiêm chủng đã được tiếp thêm sức mạnh khi một nghiên cứu của Anh cho rằng có sự liên kết giữa bệnh tự kỷ và tiêm vắc-xin thời thơ ấu, nghiên cứu sau đó bị rút lại và bị một tờ báo y học hàng đầu gọi là một “sự lừa gạt tinh vi”(elaborate fraud). Tuy nhiên, những câu chuyện cá nhân của những người cho rằng vắc-xin gây ra tự kỷ hoặc những tình trạng khác ở trẻ em vẫn lan truyền được tới tai những bậc cha mẹ đầy thiện ý. Một bác sĩ tim mạch bang Arizona, Bs. Jack Wolfson đã trở thành một gương mặt tiêu biểu trong phòng trào chống tiêm chủng vì ông là một bác sĩ từ chối tiêm chủng cho con mình. Woflson trả lời phóng viên Erin Burnett của CNN: “Tôi không có trách nhiệm phải tiêm hóa chất vào đứa con của mình” (It's not my responsibility to inject my child with chemicals). Tất nhiên, điểm mấu chốt là dù những khuyến nghị là gì, không ai hoặc tổ chức nào có thể ép buộc mọi người tiêm chủng cho con của họ. Các trường học và các tổ chức khác thường có các yêu cầu tiêm chủng nhưng có nhiều cách không tham gia vì những lý do cá nhân hoặc tôn giáo.

Tại sao tôi vẫn nghe thấy điều này được gọi là một cuộc tranh cãi? (Why do I keep hearing this being called a debate?)

Về mặt khoa học không hề có tranh cãi vắc-xin sởi có hiệu lực, điều không ngạc nhiên là phần lớn những người mắc sởi là những người không được tiêm chủng nhưng một cuộc đối thoại về dịch bệnh sởi hiện nay dấy lên những ý kiến khác về tự do tôn giáo và cá nhân, chủ nghĩa hoài nghi về những phát hiện khoa học, sự kiểm soát của các quy định chính phủ-những thứ vốn đã là chính trị và đây là nơi mà những tranh luận nổ ra. Một vài đối thủ chạy đua tổng thống Đảng Cộng hòa tiềm năng (potential Republican) đã nói rằng tiêm chủng cho trẻ em nên tiến hành tự nguyện, dù họ phải đi trên một con đường mong manh.

Thượng nghị sĩ bang Kentucky Rand Paul đã trả lời trên sóng phát thanh chương trình của Laura Ingraham rằng ông “không hề chống tiêm chủng chút nào” (not anti-vaccine at all) nhưng “phần lớn họ nên tình nguyện” (most of them should be voluntary).

Thống đốc bang New Jersey Chris Christie cho biết ông đã tiêm chủng các con ông để bảo vệ “sức khỏe của chúng và y tế công cộng” (their health and the public health) nhưng ông hiểu rằng “các bậc cha mẹ cũng cần có một số biện pháp để lựa chọn” (parents need to have some measure of choice as well).

Khoa học thì rõ ràng nhưng những chính sách nào dùng để định hình với kiến thức đó là điều vẫn còn được thảo luận.

Phơi nhiễm sởi ở bang Arizona khiến các bậc phụ huynh lo ngại

Ngày 2/2/2015. CNN Health - Phơi nhiễm Sởi ở bang Arizona khiến các bậc phụ huynh lo ngại cho con em mình (Arizona measles exposure worries parents of at-risk kids)

Cuộc tranh luận tiêm chủng (Vaccination debate)

Anna Jacks liên tục kiểm tra trán của con cô, nó có sốt không? nó có bị phát ban không? nó còn bị sổ mũi nữa không? Trước đây con cô cũng đã từng bị ốm nhưng lần này lại khác: tuần trước Eli đã tới một phòng khám Bệnh viện Nhi đồng Phoenix cùng với một người phụ nữ bị bệnh sởi, căn bệnh dễ dàng lây từ người sang người. Hiện giờ bé trai này đang biểu hiện những triệu chứng của vi-rút bệnh sởi như sổ mũi và ho và mệt mỏi. Mới 10 tháng tuổi, Eli còn quá nhỏ để có thể tiêm vắc-xin và sẽ cực kỳ yếu ớt trước những biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi như là điếc và tổn thương não hoặc thậm chí là tử vong nhưng cha mẹ bé trai này thậm chí còn có điều lo ngại lớn hơn. Nếu Eli thực sự bị sởi, cậu bé có thể lây sang chị gái 3 tuổi của mình, Maggie, hiện bị bệnh bạch cầu.

 

Cho tới giờ thì Maggie vẫn đang cảm thấy ổn nhưng bố mẹ em biết rằng với hệ miễn dịch bị kiệt sức do liệu pháp hóa trị, cô bé còn dễ tổn thương hơn cả em trai của mình đối với các biến chứng. Anna Jacks cho biết: “Nỗi sợ lớn nhất của tôi đó là tôi sẽ mất đi đứa con của mình hoặc con bé sẽ bị điếc, gia đình tôi đã trải qua đủ khó khăn vì bệnh ung thư. tôi không muốn con bé phải trả qua thêm khó khăn nào nữa”.

Theo các quan chức y tế bang Arizona, người phụ nữ ở phòng khám khiến bé trai nhà Jacks gặp nguy hiểm đã bị nhiễm bệnh từ chính các thành viên gia đình không được tiêm chủng và mắc sởi trong một chuyến đi chơi tới Disneyland, nơi dịch bệnh đã xảy ra hơn một tháng trước. Trong tuần này, cha của Maggie và Eli, BS. Tim Jacks viết một bài viết trên blog bày tỏ những cảm xúc đối với gia đình đã khiến con ông mắc bệnh: “Gửi tới các người, những bậc cha mẹ chưa tiêm chủng, tôi cảm thấy tức giận và thất vọng với sự lựa chọn của các người. Sao các người biết mà vẫn cho đứa con chưa tiêm chủng bị ốm của mình tiếp xúc với bất kỳ người nào sau khi thăm Disneyland gần đây? Đó là một hành động ngu ngốc”. Ông viết tiếp: “Sự lựa chọn thiếu khôn ngoan của các người không chỉ làm ảnh hưởng tới chính đứa con của các người, chúng ảnh hưởng tới gia đình tôi và thêm nhiều gia đình như chúng tôi nữa. Xin hãy tha thứ cho những lời chế nhạo của tôi, tôi đang sụp đổ và có chút sợ hãi”. Jacks đã ký tên dưới bài viết với dòng chữ “Gấu Bố” (Papa Bear).

Gia đình Jacks đã yêu cầu đoàn phóng viên của CNN không nên bước vào gia đình họ hay là gặp Eli, vì thận trọng chúng tôi cũng chọn không gặp Maggie hoặc Tim Jacks, người có khả năng miễn dịch hạn chế đối với bệnh sởi mà chỉ gặp riêng Anna Jacks vì các xét nghiệm máu cho thấy cô miễn dịch hoàn toàn đối với bệnh sởi. Gia đình Jacks không biết danh tính của người từ chối tiêm chủng đã khiến các con của họ lâm vào nguy hiểm nhưng Anna Jacks nói cô biết sẽ nói gì với họ nếu cô gặp họ, cô nói: “Con cái của bạn không sống trong một cái bong bóng nhỏ, chúng sống trong một cái bong bóng khổng lồ và con tôi cũng sống trong cái bong bóng khổng lồ đó cùng với con bạn, nếu bạn không muốn tiêm chủng cho con của mình, tốt thôi nhưng đừng đưa chúng tới Disneyland” nhưng BS. Jack Wolfson cho biết gia đình nhà Jacks lẽ ra nên ở trong nhà, không phải là ông.

Wolfson, một bác sĩ chuyên khoa tim ở bang Arizona từ chối tiêm chủng cho hai con trai của ông cho biết gia đình đã không tiêm chủng và gây nguy hiểm cho những đứa con nhà Jacks đã không làm gì sai. Ông nói: “Tôi không có trách nhiệm phải tiêm cho con mình những hóa chất để một đứa trẻ như Maggie được cho là khỏe mạnh, theo như tôi quan ngại rất có khả năng bệnh bạch cầu của con bé là do tiêm chủng trước tiên”. Ông cho biết thêm: “Tôi sẽ không hy sinh sự khỏe mạnh và hạnh phúc của con tôi, con tôi thuần khiết, đó không phải là trách nhiệm của tôi phải bảo vệ con của họ”. CNN đã hỏi Wolfson liệu ông có thể đối diện với bản thân mình không nếu một đứa con không được tiêm chủng của ông mắc một chứng bệnh trẻ em nghiêm trọng khác. Ông trả lời: “Tôi có thể sống với chính bản thân mình dễ dàng, không ai muốn chết cả nhưng cũng sẽ phải chết, tôi sẽ không đẩy con mình vào tình thế nguy hiểm để cứu một đứa trẻ khác”. Ông đã trách gia đình Jacks không đưa Maggie tới phòng khám để chăm sóc: “Nếu một đứa trẻ quá yếu ớt như vậy, thì họ không nên đưa chúng ra ngoài môi trường xã hội”.

Anna Jacks cho biết cô hy vọng những người từ chối tiêm chủng sẽ được giáo dục và thay đổi quan điểm, trong lúc đó cô cầu nguyện cho con gái mình sẽ qua khỏi bệnh bạch cầu và cả hai con cô không bị sởi.

Tác động liên tục của một nghiên cứu vắc-xin mất uy tín với sức khỏe cộng đồng

Ngày 1/2/2015. The New York Times - Tác động liên tục của một nghiên cứu vắc-xin mất uy tín đối với sức khỏe cộng đồng (A Discredited Vaccine Study’s Continuing Impact o­n Public Health). Khuấy động lại việc từ chối của một số phụ huynh về tiêm chủng cho con mình để ngừa các bệnh nào đó, một cụm từ Latinh khả kính có thể hữu ích: Post hoc, ergo propter hoc có nghĩa là “Sau điều này, vì vậy là do điều này” (after this, therefore because of this.) Trong cách diễn đạt đơn giản hơn: sự kiện B theo sau sự kiện A, vì vậy B phải là kết quả trực tiếp của A, đó là một sai lầm kinh điển trong logic (Event B follows Event A, so B must be the direct result of A. It is a classic fallacy in logic).

 

Vắc xin: một chủ nghĩa hoài nghi không lành mạnh (Vaccines: An Unhealthy Skepticism)

Dịch bệnh sởi bắt đầu tại Disneyland đã chuyển sự chú ý đến những người chọn liệu pháp không tiêm vắc-xin cho con của họ. Làm thế nào chúng ta nhận ra đâu là nơi mà niềm tin cá nhân có thể chiến thắng được khoa học? Video của RetroReport, công bố vào ngày 1/2/2015. Nó cũng là một cái bẫy mà nhiều người dân Mỹ đã rơi vào, đó là sự nhất trí của các chuyên gia y tế đang cố gắng khống chế sự bùng phát gần đây của các bệnh truyền nhiễm mà họ đã tin là mãi mãi lùi vào dĩ vãng. Họ lo lắng rằng quá nhiều người không cho con họ tiêm vắc-xin, do tin rằng tiêm chủng là nguy hiểm. Một số cha mẹ cảm thấy tin chắc rằng văc-xin có thể gây ra bệnh tự kỷ (autism), nếu chỉ vì có những trường hợp một đứa trẻ tiêm vắc-xin và sau đó trở nên tự kỷ. Post hoc, ergo propter hoc. Hầu hết các chuyên gia y tế nói rằng thực hiện liên kết giữa 2 sự việc này là điều sai lầm trong giới y học giống như sai lầm trong lĩnh vực logic vậy.

 

Dịch bệnh sởi cách đây vài tuần tại Disneyland ở Đông Nam California đã tập trung tâm trí và các mối quan tâm sâu sắc như thể một công viên giải trí trở thành một vương quốc thảm kịch. Theo CDC, hàng chục ca bệnh sởi lây lan trên khắp California. Arizona và các bang gần đó đãbáo cáo sự bùng phát của căn bệnh gây khó chịu mà các giới chức đã tuyên bố bị xóa sổ cơ bản tại quốc gia này gần đây nhất vào năm 2000 nhưng nó đã xuất hiện trở lại, có 644 ca bệnh ở 27 bang. Tốc độ phát triển dịch bệnh vẫn tiếp tục trong tháng Một, số ca mắc có thể cao hơn trong năm 2015. Mặc dù chưa có ca bệnh nào tử vong trong vụ dịch này nhưng khả năng gây tử vong là không thể xem thường, nếu lấy quá khứ làm bài học thì một hay hai người trong 1000 ca bệnh sẽ không sống sót.

Để khám phá mọi việc đã xảy ra như thế nào, Retro Report, một seri các tư liệu video nghiên cứu về những câu chuyện tin tức quan trọng trong quá khứ và hậu quả của chúng, đưa ra tập phim đặc biệt này. Điều này quay lại thời kỳ đầu trong giai đoạn phản kháng chống việc tiêm chủng. Đây là một thông báo vào năm 1998 của một bác sĩ người Anh, người đã cho biết rằng ông đã phát hiện mối liên quan giữa vắc-xin M.M.R-sởi, quai bị, rubella và sự khởi phát bệnh tự kỷ. Cụ thể, tiêm vắc-xin M.M.R cho trẻ sơ sinh ở khoảng 12 tháng tuổi và tiêm lại ở giai đoạn 5 hoặc 6 tuổi. Bác sĩ Andrew Wakefield viết rằng nghiên cứu ở 12 đứa trẻ cho thấy rằng 3 loại văc-xin tiêm cùng với nhau có thể làm biến đổi hệ miễn dịch, gây ra tổn thương ở ruột sau đó gây tổn thương đến não. Những phát hiện của ông đã bị phản bác rộng rãi vì nói thẳng ra là nhảm nhí, hàng chục nghiên cứu dịch tễ cho thấy rằng nghiên cứu của ông chả có công trạng gì vì chỉ dựa trên một ví dụ nhỏ. Tạp chí Y học Anh (British Medical Journal) đã gọi nghiên cứu của ông là “không trung thực” (fraudulent), Tạp chí Lancet của Anh, nơi đã xuất bản nghiên cứu của bác sĩ Wakefield đầu tiên đã rút lại bài nghiên cứu, Chính quyền y tế Anh đã tước giấy phép của ông.

Tuy nhiên, bất chấp bản chất đáng hổ thẹn của ông ta, sự liên quan giữa văc-xin và bệnh tự kỷ vẫn tiếp tục được một số người tin và chấp thuận. Trong đó có bà Jenny McCarth, cựu dẫn chương trình truyền hình, người cho rằng có sự liên quan đối với bệnh tự kỷ của con trai bà và vắc-xin: Cậu bé tiêm văc-xin, và sau đó nó không ổn. Post hoc, v.v. Dần dần, khi thời gian trôi qua, cụm từ kháng tiêm chủng nổi lên.Trong khi đó tỷ lệ tiêm chủng toàn quốc ngừa các bệnh ở trẻ ở mức 90% hoặc cao hơn, tỷ lệ phần trăm một số khu vực trong nước giảm dưới mức đó. Thông thường đây là những nơi mà người dân có khuynh hướng khá giả và giáo dục tốt, với các bậc phụ huynh luôn tìm cách miễn tiêm chủng vì lý do tôn giáo hay những lý do cá nhân khác.

Tại tâm điểm của vấn đề là một khái niệm được biết như là miễn dịch cộng đồng (herd immunity) có nghĩa là tỷ lệ tiêm chủng quốc gia không phải là thước đo có ý nghĩa duy nhất, tỷ lệ ở mỗi cộng đồng cũng phải giữ ở mức cao để đảm bảo rằng nhiều người sẽ được bảo vệ chống lại bệnh tật bất ngờ, kể cả những người chưa được tiêm chủng. Một cộng đồng miễn dịch vững chắc sẽ giảm nguy cơ cho một thành phố hay thị trấn cụ thể mà một người nhiễm bệnh sẽ lướt qua, chưa kể đến gây nguy hiểm cho ai đó dễ bị tổn thương như một đứa trẻ 9 tuổi mà bố mẹ nó từ chối tiêm chủng, hay một đứa trẻ quá nhỏ để tiêm văc-xin M.M.R. Các chuyên gia y tế nói rằng tỷ lệ tiêm chủng khoảng 95% là cần thiết để bảo vệ cộng đồng một cách hiệu quả. Giảm nhiều hơn mức đó, vấn đề có thể xảy ra. Tiêm văc-xin hàng loạt được CDC mô tả như một trong “10 thành tựu y tế công cộng to lớn” (10 great public health achievements) của thế kỷ 20 đã ngăn ngừa hàng chục nghìn ca tử vong tại Hoa Kỳ nhưng các bệnh trước kia được cho là kiềm giữ hợp lý trong tầm kiểm soát lại đang bùng phát trở lại. Bệnh ho gà là một ví dụ, bệnh sởi thu hút chú ý đặc biệt bởi vì nó lây nhiễm cao. Một người có thể hắt hơi trong một căn phòng và virus sẽ tồn tại trong không khí trong vòng hai giờ, bất kỳ người nào chưa tiêm văc-xin phòng ngừa vào căn phòng đó có nguy cơ lây nhiễm virus và tất nhiên có thể lây lan xa hơn. Disneyland là một trường hợp điển hình, xét cho cùng dịch sởi ở đó cho thấy rằng nó quả thực là một thế giới thu nhỏ.

Điều gì thúc đẩy những phụ huynh phản đối vắc-xin? Một yếu tố có thể là sự hết sức thành công của vắc-xin. Ví dụ, vài thế hệ người dân Mỹ thiếu đi nỗi sợ theo bản năng về bệnh bại liệt (polio) như bố mẹ hay ông bà của họ. Đối với những người đó, “bạn có thể đang được bảo vệ chống lại người ngoài hành tinh-những thứ mà họ chưa bao giờ nhìn thấy”, theo Seth Monookin, giáo viên dạy văn phong khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts và là tác giả của “Virus kinh hoàng” (The Panic Virus), một quyển sách xuất bản năm 2011 về các loại văc-xin và kẻ thù của chúng.

Ông Mnookin, phỏng vấn bởi Retro Report cho biết chủ nghĩa hoài nghi về việc tiêm chủng là “một trong những vấn đề đó mà dường như thu hút sự chú ý của người dân qua phạm vi chính trị”. Nó đi cùng với mối hồ nghi lan khắp của nhiều cơ quan quốc gia: chính phủ nói rằng tiêm vắc-xin là cần thiết, các cơ quan báo chí lặp lại quan điểm này, các công ty dược kiếm tiền nhờ vắc-xin, các nhà khoa học khó lòng được chỉ ra là không sai lầm. Ông Mnookin cũng nói rằng, các nhà khoa học không phải luôn luôn thuận ý trong việc lựa chọn ngôn ngữ của mình. Họ có xu hướng tránh xa những điều chắc chắn, và thiên nhiều hơn các cấu trúc câu theo kiểu: Không có mối liên quan giữa văc-xin – bệnh tự kỷ “với mọi hiểu biết của chúng ta” (to the best of our knowledge) hay “đến chừng mức mà chúng ta biết” (as far as we know), những hạng người đủ trình độ đó rời khỏi phòng để cho những người hoài nghi đặt câu hỏi những gã làm trong phòng thí nghiệm này làm được, thực ra là biết được bao nhiêu.

Cho đến nay, dịch sởi tại Disneyland thất bại trong việc ngăn chặn những người hoài nghi chống văc-xin sốt sắng hơn. “Cường điệu” (Hype), đó là từ do Barbara Loe Fisher, chủ tịch của Trung tâm Thông tin Vắc-xin Quốc gia (National Vaccine Information Center), một tổ chức có cái nhìn hoài nghi về tiêm chủng mô tả về sự xôn xao tại California và những nơi khác. Bà Fisher nói trên website của tổ chức của bà vào ngày 28/1/2015 rằng: “Sự cường điệu này có nhiều việc để làm như che đậy sự thất bại của vắc-xin và vực dậy huyền thoại đang tan biến của vắc-xin đạt được miễn dịch cộng đồng hơn là bảo vệ sức khỏe công cộng”. Rõ ràng, bà vẫn còn thanh thản đến mức hầu hết các chuyên gia y tế xem quan điểm của bà như thuộc về nơi nào đó ở Fantasyland (thế giới kỳ diệu).  

 

Ngày 05/02/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Huỳnh Thị An Khang,
CN. Võ Thị Như Quỳnh, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo CNN Health và The New York Times)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích