Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 8 7 8
Số người đang truy cập
2 5 9
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Dịch bệnh Ebola chững lại vẫn không xua tan nỗi sợ

Cập nhật số tử vong và mắc mới do Ebola

Theo thông tin cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến ngày 4/11/2014 số ca tử vong do Ebola tại Tây Phi là 4.960 (kể cả 1 tử vong ở Hoa Kỳ và 1 tử vong ở Mali) bao gồm ca có thể nhiễm (probable case), ca xác định (confirmed case) và ca nghi ngờ (suspected case). Trong đó Liberia (2.766 tử vong), Sierra Leone (1.130 tử vong), Guinea (1.054 tử vong) và Nigeria (8 tử vong).

Ebola đang chững lại?

Số ca mắc đang chững lại ? (Are cases levelling off?)

Ngày Ebola: Các ca mắc đang chững lại? (Ebola: Are cases levelling off). Trong nội bộ của WHO hiện đang dấy lên những tranh luận nhưng tất nhiên là thận trọng cho rằng tổng số ca mắc mới đang chững lại, theo các quan chức thì họ đang mong đợi con số này dừng lại ở khoảng 1.000 ca mới mỗi tuần. Tình hình hiện đang trái ngược rõ nét với giai đoạn đầu của dịch bệnh khi số ca bệnh lại tăng gấp đôi cứ mỗi 3 - 4 tuần. Quay trở lại hồi tháng 9, một báo cáo quan trọng do một nhóm nghiên cứu của WHO và Trường cao đẳng Imperial College London thực hiện đã ước tính tới ngày 2/11 sẽ có khoảng 20.000 ca bệnh. Thay vào đó số ca xác định, ca có thể và ca nghi ngờ nhiễm hiện đang đứng ở mức 13.567 ca. Các dự đoán ban đầu dựa theo phương pháp mô hình toán học này đã đóng vai trò to lớn trong việc thu hút sự chú ý của thế giới tới mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Các dự đoán nàyđược dựa vào “giai đoạn phát triển theo luật số mũ” (exponential growth phase) của dịch bệnh, trong đó tỉ lệ ca mắc mới tăng vùn vụt nhưng hiện giờ giai đoạn tăng theo số mũ đó có thể đã chấm dứt.
 

TS. Chirtopher Dye, giám đốc chiến lược tại văn phòng tổng giám đốc của WHO đã đảm nhận thách thức việc dự đoán sự lây lan của Ebola trả lời với BBC News rằng: “Mọi thứ rõ ràng đã thay đổi đối với đường đi của dịch bệnh, điều chúng ta vừa thấy rất rõ ràng là một sự chững lại tại một số khu vực bị ảnh hưởng ở 3 quốc gia Tây Phi”. Hạt Lofa của Liberia cũng như là huyện Kenema và Kailahun của Sierra Leone được dẫn chứng là những khu vực có những cải thiện rõ rệt. TS. Dye cho biết thêm: “Khi chúng tôi nhìn bao quát dịch bệnh hiện giờ cùng với thông tin tốt nhất chúng tôi có được, tôi có thể thận trọng nói rằng số ca mắc mỗi tuần sẽ không lớn hơn con số hiện tại, tức là khoảng 1.000 ca bệnh mỗi tuần, về xu hướng của dịch bệnh có lẽ nó đã trở nên ổn định. Chúng tôi biết rằng có những vấn đề không được báo cáo hết vì vậy phải nhấn mạnh sự cẩn trọng nhưng nhìn chung chúng ta đã thoát khỏi giai đoạn phát triển của đại dịch này theo ghi nhận là vào tháng 8 và tháng 9/2014”.

 

 Chúng ta có thể đang bước vào một giai đoạn mới của dịch bệnh Ebola tại Tây Phi.

Con hổ đang rình mồi (Tiger waiting to pounce)

Mặc dù số ca bệnh được xác nhận là 1.000 ca mỗi tuần thì vẫn chưa có lý do để ăn mừng, điều này cũng tương tự như việc cứ mỗi hai tuần lại xảy ra một đại dịch Ebola khác trong lịch sử. Theo như TS. Bruce Aylward của WHO đã phát biểu tuần trước, bất cứ nỗ lực nào nhằm khẳng định rằng dịch Ebola đang được khống chế thì “giống như nói rằng chú hổ cưng nuôi trong nhà bạn đang được kiểm soát” (like saying your pet tiger is under control). Rõ ràng hiện vẫn còn rất nhiều công việc cần làm phía trước, tuy nhiên TS. Nick Golding từ Đại Học Oxford chia sẻ quan điểm khái quát rằng động thái của dịch bệnh đang thay đổi: “Điều đó có thể đúng khi nhìn vào toàn bộ đại dịch nhưng tại những khu vực cụ thể thì nó vẫn đang tăng theo cấp số nhân, tình hình dĩ nhiên là đúng như vậy đối với Liberia và thủ đô Monrovia, dường như dữ liệu hai tháng qua cho thấy sự bình ổn tương tự với Guinea nhưng không chắc rằng chúng ta có thể nói như vậy đối với Sierra Leone”.

 
WHO cho biết ít nhất một trong năm ca nhiễm bệnh xảy ra trong quá trình chôn cất nạn nhân Ebola, tổ chức này đã phát hành một hướng dẫn về cách tiến hành tang lễ an toàn nhất trong tuần này.

Thống kê tồi (Bad stats)

Tuy nhiên, dữ liệu vẫn còn quá nghèo nàn, điều này đặc biệt đúng với Liberia-nơi những ca mới được cho là giảm xuống thì chỉ có 38% các trường hợp báo cáo thực sự được labo ghi nhận, trong khi tại Guinea là 85% và còn có nỗi lo treo lơ lửng về số lượng khổng lồ những ca chưa được báo cáo-số lượng ca bệnh bên ngoài kia được ước đoán hợp lý nhất là khoảng gấp đôi con số được báo cáo, những dự đoán mới về tương lai của dịch bệnh dự kiến được đưa ra ngay khi các nhà khoa học nắm rõ được hình dạng đang thay đổi của dịch bệnh. Dường như chắc chắn rằng dự đoán ban đầu có 1,4 triệu ca mắcđến tháng 1/2015 của Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa kỳ (USCDC) là quá cao nhưng TS. Dye kết luận rằng: “Dù cho chúng ta có thể nói rằng giai đoạn tăng theo lũy thừa đã kết thúc nhưng mục tiêu của chúng ta là loại trừ hoàn toàn dịch bệnh cho nhân loại và rõ ràng chúng ta còn phải đi một con đường rất xa để làm được điều đó, nếu chúng ta có thể chỉ ra được các ca bệnh đang giảm ở tất cả các khu vực mà hiện giờ chúng ta vẫn chưa thể chứng minh điều đó thì chúng ta vẫn phải tiếp tục công việc cho đến cùng”.

‘Bùng phát’ ('Flare up')

Chris Stokes, Trưởng nhóm phản ứng Ebola của MSF, trả lời phỏng vấn với BBC rằng số lượng ca bệnh giảm đi ở Liberia đã cho thấy một cơ hội để các nhân viên y tế đẩy mạnh công tác của mình nhưng ông cho rằng dịch bệnh có thể “bùng phát” lần nữa, hướng vào Guinea, nơi số lượng ca bệnh vẫn đang tăng trở lại mặc dù đã có hai đợt tạm lắng đáng kể. Trong số những quốc gia bị dịch bệnh tấn công 11 tháng qua, Liberia là nước có số ca tử vong cao nhất nhưng vào cuối tuần vừa rồi, Bộ Y tế nước này cho biết rằng hai phần ba trong số 696 giường bệnh tại các trung tâm điều trị đã trống. Chính phủ Liberia đã và đang tiến hành một chiến dịch nâng cao nhận thức, tuyên truyền về biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và thiết lập điểm vệ sinh tay chân tại các tòa nhà trên khắp cả nước. Tuy nhiên, mặc dù có những đóng góp đáng kể từ Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc và các nước khác nhưng lãnh đạo sứ mệnh chiến đấu với Ebola của Liên Hiệp Quốc (UN) cho rằng hiện vẫn cần nhiều viện trợ khẩn cấp hơn nữa.

 
Hiện vẫn chưa rõ chính xác vì sao số lượng ca bệnh tại Liberia đã giảm xuống nhưng lại có chiến dịch nâng cao nhận thức để tuyên truyền về biện pháp tốt nhất bảo vệ sức khỏe và thiết lập điểm vệ sinh tay chân

Không xua tan nỗi sợ

Cách ly các nhân viên y tế điều trị Ebola không ngăn chặn được dịch bệnh (Quarantines for Ebola Health Workers Don't Stop the Disease)

Ngày 08/11/2014. VOA News. Nỗi sợ hãi dịch bệnh Ebola lan rộng trên khắp thế giới, một số quốc gia đã đóng cửa biên giới đối với người dân từ các quốc gia Liberia, GuineaSierra Leone. Tại Mỹ, sự trở lại các nhân viên y tế bị hạn chế bằng các lời nói, thậm chí là một trường hợp bị giới hạn trong một túp lều ngoài trời không được sưởi ấm trong thời tiết mùa thu giá lạnh. Nữ y tá Kaci Hickox bị buộc đến khu vực cách ly trong một túp lều lạnh giá bên ngoài bệnh viện New Jersey sau khi trở về Mỹ từ Sierra Leone. Hickox không bị sốt và các triệu chứng khác của Ebola.Thống đốc bang New Jersey, ông Chris Christie ra lệnh cách ly và bảo vệ việc đi lại của ông. Ông Christie cho biết: “Chúng ta sẽ không có bất cứ nguy cơ nào đối với sức khỏe cộng đồng tại New Jersey”.

 
Trong số những nước Tây Phi bị ảnh hưởng của dịch bệnh Ebola trong 11 tháng qua, Liberia có số ca tử vong cao nhất.

Chỉ có 2 người Mỹ, cả 2 đều là y tá bị nhiễm Ebola tại bệnh viện Dallas từ một người đàn ông Liberia đã tử vong do virus này, một y tá đã đến Cleveland trước khi bị ốm với triệu chứng sốt. Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nói rằng nguy cơ nhiễm Ebola, thậm chí là từ một người chỉ mới bắt đầu sốt, là rất thấp. Bác sĩ Alan Magill phát biểu thông qua Skype từ một hội nghị tại New Orleans, nơi mà các chuyên gia Ebola tập họp-ngoại trừ thống đốc bang Louisiana đưa ra lệnh cách ly đối với bất kỳ ai đến Tây Phi, thậm chí họ không có tiếp xúc với các bệnh nhân Ebola. Bác sĩ Magill cho rằng “Có tiếp xúc gần gũi với các chất dịch cơ thể có nhiễm bệnh là cách mà mọi người bị nhiễm virus, điều này không đặc trưng những gì được thấy trên máy bay”. Stephen Morrison làm việc về các vấn đề sức khỏe toàn cầu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) cho biêt sự cách ly không dựa trên tính khoa học, nó thực hiện theo lệnh của các thống đốc bang. “Họ đang cố gắng giảm thiểu nguy cơ, họ cũng đang cố gắng kiểm soát sự hoang mang và sợ hãi của cộng đồng” (They are trying to minimize risk, they are also trying to control public panic and fear). Theo ông Morrison các thống đốc bang cũng đang cố gắng nịnh các cử tri cho cuộc bầu cử của năm, cuộc thăm dò ý kiến dư luận cho thấy 75-80% người dân Mỹ muốn sự trở lại của các nhân viên y tế phải chịu sự cách ly bắt buộc trong 21 ngày sau khi điều trị các bệnh nhân Ebola, thậm chí họ không bị sốt nhưng các chuyên gia y tế cho rằng các lệnh cách ly bắt buộc có thể có tác dụng ngược lại, điều đó có thể ngăn chặn các nhân viên y tế không tình nguyện tham gia điều trị nữa. Bác sĩ Magill nói:“Tôi nghĩ vấn đề ưu tiên hàng đầu là chấm dứt đại dịch này, có nghĩa là chúng ta làm nó dễ dàng như chúng ta có thể đối với các nhân viên y tế của chúng ta đi và trở về”.

Ba ngày sau, cô Hickox đã được phép về nhà tại Maine, nơi mà thống đốc bang yêu cầu cô phải ở trong nhà theo sự cách ly bắt buộc. Cô đã từ chối làm theo điều đó và đưa trương hợp của cô ra tòa và cô đã chiến thắng nhưng cô cho biết cần thực hiện nhiều hành động hơn nữa: “Chúng ta chỉ chiến thắng cuộc đấu tranh này, bởi vì chúng ta tiếp tục thảo luận, chúng ta đạt được sự hiểu biết chung tốt hơn về Ebola và sức khỏe cộng đồng, chúng ta vượt qua được nỗi sợ hãi và quan trọng nhất là chúng ta chấm dứt được dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn tại Tây Phi hiện nay”. Cô Hickox đã được phép rời khỏi nhà nhưng phải chấp thuận là không đến những nơi công cộng.
 

Châu Phi gây quỹ cho khủng hoảng Ebola 28,5 triệu Đô-la

Lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu châu Phi vừa thành lập một quỹ khẩn cấp nhằm giúp các quốc gia bị ảnh hưởng của dịch bệnh Ebola, một cuộc họp cam kết viện trợ tại Addis Ababa, Ethiopia, đã quyên góp được 28,5 triệu đô-la để triển khai ít nhất 1.000 nhân viên y tế tới Guinea, Sierra Leone và Liberia. Các chuyên gia cho biết nếu muốn dịch bệnh được kiểm soát nhanh chóng, thì cần phải xử lý tại ba quốc gia này. Gần 5.000 trong số 14.000 ca bệnh đã tử vong do vi-rút Ebola, phần lớn trong số này là ở Liberia. Phát biểu vào cuối buổi họp tại Addis Abada, chủ tịch Liên minh châu Phi Dlamini Zuma nói rằng các nguồn lực được huy động sẽ trở thành một phần trong chương trình dài hạn đối phó với những dịch bệnh như thế trong tương lai. Strive Masiyiwa-Chủ tịch tập đoàn viễn thông khổng lồ Econet Wireless nói rằng một vài công ty đã cam kết viện trợ cho Quỹ khẩn cấp này-Quỹ sẽ được Ngân hàng Phát triển châu Phi quản lý. Cuộc họp tại Ethiopia diễn ra khi Libiera được Tổ chức từ thiện Bác sĩ không biên giới (Medecins Sans Frontieres-MSF) báo cáo vào hôm thứ Sáu ngày 7/11 rằng số ca mắc mới đang giảm đáng kể ở quốc gia này, tuy nhiên người ta vẫn cảnh báo rằng Ebola vẫn gia tăng tại Guinea và Sierra Leone.

Ngày 11/11/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Huỳnh Thị An Khang
CN. Võ Thị Như Quỳnh) CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo WHO và các hãng tin quốc tế)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích