Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 03/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 8 7 3 3 0
Số người đang truy cập
1 7 1
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Xử trí vết thương chuột cắn & liệu có mắc bệnh dại không?

Giới thiệu

Nhân một số trường hợp người lớn và cả trẻ em gần đây bị chuột trong nhà cắn khi ngủ vào ban đêm đến khám và điều trị tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, đặc biệt một số cán bộ làm công tác trong các la bô thực nghiệm có liên quan đến nuôi, chăm sóc chuột thí nghiệm cũng dễ bị chuột cắn và khi đó, các nạn nhân đặt câu hỏi liệu họ có thể bị bệnh dại hay không. Xin chia sẻ bài viết dưới đây về cách xử trí vết cắn của chuột dù có nhiễm trùng hay chưa nhiễm trùng!

Nếu bạn nhận thấy chuột trong nhà mình, có thể bạn sẽ tự hỏi liệu chuột có thể mang bệnh virus dại không và nếu chẳng may thành viên nào đó trong gia đình bị chuột cắn thì sẽ ra sao? Là một căn bệnh có khả năng gây tử vong cao, bạn nên cẩn thận tìm hiểu xem liệu mình có nguy cơ mắc bệnh dại hay không. Một số bằng chứng khoa học ở Trung tâm Phòng chống côn trùng Clegg, Mỹ (Clegg's Pest Control) cho biết chuột có thể mang virus dại, nhưng chúng chưa từng được chứng minh là lây bệnh dại sang người. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do chính đáng để bạn muốn ngăn chuột vào nhà mình là quan trọng.


Hình 1. Một số hình ảnh về vết thương do chuột cắn ở người


Bệnh dại và điều trị bệnh dại

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (US.CDC), bệnh dại do một loại virus gây tử vong do gây nhiễm virus vào hệ thần kinh trung ương. Chỉ động vật có vú mới mắc bệnh dại, và bệnh này phổ biến nhất ở động vật hoang dã, bao gồm cáo, dơi, gấu trúc và chồn hôi. Nếu không được điều trị, diễn tiến bệnh dại sẽ lan đến bộ não và giết chết bệnh nhân. Virus được truyền qua vùng da và niêm mạc bị tổn thương, hoặc bất kỳ phơi nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp nào khác với virus dại. Hầu hết động vật và con người mắc bệnh dại từ vết cắn của động vật bị bệnh hoặc đang nhiễm virus dại.

Tiếp xúc với nước tiểu, máu hoặc phân không thể dẫn đến lây truyền bệnh dại.

Bất kỳ động vật có vú nào cũng có thể mắc bệnh dại, bao gồm chuột và các loài gặm nhấm khác, nhưng virus này phổ biến nhất ở các loài động vật lớn hơn. Theo US.CDC, các loài gặm nhấm nhỏ như sóc chuột, chuột cống, chuột hamster, chuột nhắt, sóc và chuột lang chưa được ghi nhận lây truyền bệnh dại sang người. Một nghiên cứu cho thấy các trường hợp bệnh dại liên quan đến loài gặm nhấm có liên quan trực tiếp đến chuột chũi. Mặc dù, chuột không được biết đến là loài vật mang bệnh dại, nhưng có thể có bệnh khác và có thể mắc bệnh dại vì chúng là động vật có vú.

Bệnh dại càng được chẩn đoán và điều trị sớm thì kết quả càng khả quan. Nếu một người bị động vật mắc bệnh dại cắn, họ sẽ được tiêm một loạt mũi tiêm để ngăn chặn virustấn công vào cơ thể. Bệnh nhân được tiêm một mũi tiêm tác dụng nhanh gần vị trí vết cắn ngay sau khi bị tấn công. 14 ngày tiếp theo bao gồm bốn loại vaccine giúp cơ thể xác định virus và chống lại nó. Nếu bạn bị chuột hoặc động vật khác mà bạn cho rằng bị dại cắn, con vật đó có thể được quan sát hoặc xét nghiệm để biết nó có bị nhiễm bệnh hay không. Một con vật được quan sát trong 10 ngày mà vẫn khỏe mạnh thì khả năng không bị dại. Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp cũng có thể cho biết động vật có bị nhiễm bệnh hay không.

Nếu bệnh dại không được điều trị, nó sẽ gây tử vong. Một khi các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm bệnh xuất hiện, khả năng sống sót dù đã được điều trị là rất hiếm.

Vai trò của chuột có nguy hiểm không?

Mặc dù chuột thường không truyền bệnh dại sang người, nhưng chúng có thể gây ra các vấn đề theo những cách khác nhau. Chuột được biết đến là động vật mang và truyền nhiều loại bệnh, bao gồm virus Hanta, bệnh Salmonella, bệnh đậu mùa khỉ và nhiều bệnh khác. Một số bệnh này thậm chí không cần tiếp xúc trực tiếp để tạo điều kiện lây truyền mà có thể lây lan qua nước tiểu hoặc phân. Rất may, đội ngũ chuyên gia kiểm soát dịch bệnh tại Clegg's Pest Control đưa ra các kỹ năng hành động loại bỏ các loài gặm nhấm có vấn đề khỏi nhà ở và công sở.

Vết cắn của chuột có thể nguy hiểm nếu nó phát triển lên thành nhiễm trùng do vi khuẩn gọi là bệnh sốt do chuột cắn. Nếu bạn bị chuột cắn, hãy cẩn thận và xử lý vết cắn ngay.Mặc dù chuột thường sợ bạn hơn bạn sợ chúng, nhưng bạn không bao giờ có thể chắc chắn một con vật hoang dã sẽ hành động như thế nào. Ngay cả chuột cưng cũng có thể cắn nếu chúng sợ hãi và có thể chứa cùng một loại vi khuẩn trong miệng như loài gặm nhấm hoang dã.

Vết cắn của chuột bị nhiễm trùng - Làm thế nào để nhận biết

Chuột không phải là nguồn lây nhiễm bệnh dại chính. Trên thực tế, rất hiếm khi con người mắc bệnh dại từ bất kỳ loài gặm nhấm nào. Vết cắn của dơi là nguồn lây nhiễm bệnh dại phổ biến nhất. Gấu trúc Mỹ, chồn hôi và cáo cũng có thể truyền bệnh.

Vết cắn của chuột trông giống như một vết thương đâm thủng nhỏ hoặc vết cắt nhỏ. Vết cắn của chuột thường dẫn đến nhiễm trùng. Triệu chứng của bệnh sốt do chuột cắn thường bắt đầu trong vòng 3 đến 10 ngày sau khi bị cắn. Nếu vết thương có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây trong những ngày sau khi bị cắn, nó có thể bị nhiễm trùng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật giới thiệu về bệnh sốt do chuột cắn (Rat bite fever - RBF) gồm các triệu chứng: Sốt, tấy đỏ, sưng, ấm nóng tại vết cắn, có máu, mủ, đau hoặc sưng khớp, phát ban trên bàn tay và bàn chân (thường là hai đến bốn ngày sau khi bắt đầu sốt). Sốt do vết cắn của chuột không phổ biến. Tuy nhiên, các trường hợp có thể không phải lúc nào cũng được xác định vì vi khuẩn rất khó chẩn đoán và tình trạng này thường đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh được kê đơn. Có từ 20.000 đến 40.000 vết cắn chuột ghi nhận ở Mỹ mỗi năm và nguy cơ phát triển sốt do vết cắn chuột được ước tính là khoảng 10%.Vuốt ve hoặc xử lý một con chuột bị nhiễm bệnh có thể truyền vi khuẩn ngay cả khi bạn không bị cắn. Mọi người cũng có thể bị sốt chuột cắn bằng cách ăn thức ăn hoặc uống nước bị ô nhiễm bởi phân chuột. Nếu chuột có thể vào nhà bạn, chúng có thể cắn người trong giấc ngủ.

Hai vi khuẩn chịu trách nhiệm cho sốt chuột cắn gồm Streptobacillus moniliformishoặc S. moniliformis (phổ biến nhất ở Mỹ) và Spirillum minushoặc S. minus (phổ biến nhất ở Châu Á).

Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng từ mỗi loại vi khuẩn hơi khác nhau. May mắn thay, bệnh sốt chuột cắn có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh sốt do chuột cắn có thể gây tử vong.


Hình 2. Các bước xử trí khi bị chuột cắn |Nguồn:Verywell - Brianna Gilmartin

Sốt chuột cắn Streptobacillus

Hãy chú ý đến các triệu chứng sau và tiếp cận cơ sở để chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

-Sốt

-Đau đầu

-Nôn mửa

-Đau ở lưng và khớp

-Phát ban ở bàn tay và bàn chân, thường đi kèm với một hoặc nhiều khớp bị sưng

Các triệu chứng của sốt chuột cắn thường xuất hiện từ 3 đến 10 ngày sau khi tiếp xúc hoặc bị cắn, nhưng cũng có thể xảy ra đến 3 tuần sau. Phát ban thường xuất hiện 2-4 ngày sau khi sốt.Đừng vội cho rằng bạn đã an toàn chỉ vì vết cắn hoặc vết xước có vẻ đang lành lại. Nhiễm trùng vẫn có thể tồn tại trong cơ thể bạn. Thực tế, bạn có thể không bị sốt cho đến sau khi vết thương đã lành.

Các biến chứng từ nhiễm trùng S. moniliformis,gồm hình thành các ổ chứa dịch nhiễm trùng, gọi là áp-xe, trong bụng hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến viêm gan, viêm màng não viêm phổi và một rối loạn thận được gọi là viêm thận. Khoảng 10% số người nhiễm S. moniliformis tử vong do nhiễm trùng

Sốt chuột cắn Spirillum

Các triệu chứng của sốt chuột cắn S. minus thường xuất hiện từ 1 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh. Chúng đa dạng hơn so với sốt chuột cắn streptobacillus. Nếu không được điều trị, sốt chuột cắn S. minus có thể gây tử vong khi nhiễm trùng lan đến tim, não, phổi hoặc các cơ quan nội tạng khác. Các triệu chứng sau cần lưu ý:

-Sốt, có thể biến mất và tái phát

-Kích ứng và có thể loét tại vết cắn

-Sưng hạch bạch huyết

-Sưng xung quanh vết thương

-Phát ban màu tím hoặc đỏ

Sốt Haverhill

Một dạng khác của sốt chuột cắn là sốt Haverhill.

Bạn có thể mắc phải loại nhiễm trùng này nếu bạn tiêu thụ thực phẩm hoặc chất lỏng đã bị nhiễm vi khuẩn từ chuột. Các triệu chứng có thể bao gồm nôn mửa dữ dội và đau họng.

Các bước sơ cứu khi bị chuột cắn

Có một số bước cần thực hiện ngay sau khi bạn hoặc người khác bị chuột cắn:

1.Nếu bạn đang giúp đỡ người khác bị chuột cắn, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung và đeo thiết bị bảo hộ cá nhân nếu có;

2.Cầm máu bằng cách ấn chặt vào vết thương bằng gạc hoặc khăn giấy sạch, Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm, đảm bảo làm sạch bên trong vết thương. Đảm bảo rửa sạch hết xà phòng, nếu không sẽ gây kích ứng sau này;

3.Che vết thương bằng băng sạch, khô. Bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương trước khi băng bó;

4.Nếu vết thương ở ngón tay, hãy tháo tất cả nhẫn ra khỏi ngón tay bị thương, phòng trường hợp nó bị sưng lên;

5.Cố gắng bẫy con chuột sau khi bị cắn. Bằng cách này, một chuyên gia y tế có thể kiểm tra nó sau đó, nếu cần thiết, để xác định xem con vật có bị nhiễm bệnh hay không.

Cách điều trị vết cắn do chuột

-Cầm máu;

-Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm;

-Thoa thuốc mỡ kháng sinh và kháng sinh đường uống toàn thân;

-Che phủ vết thương bằng băng y tế sạch, khô;

-Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, tấy đỏ, sưng, nóng tại vết cắn, chảy máu).

Khi nào cần đi khám bác sĩ

-Ngay cả khi bạn đã tự điều trị vết cắn tại nhà, hãy luôn luôn tham khảo ý kiến của các cơ sở chăm sóc sức khỏe sau khi bị chuột cắn. Bạn có thể cần tiêm phòng uốn ván hoặc khâu vết thương.

-Các vết thương trên mặt hoặc tay đặc biệt đáng lo ngại do nguy cơ để lại sẹo hoặc mất chức năng và luôn cần được đánh giá.

-Cách cầm máu trong trường hợp khẩn cấp

Điều trị bằng thuốc kháng sinh cho bệnh sốt chuột cắn

Sốt chuột cắn luôn phải được điều trị bởi bác sĩ. Nếu không được điều trị, sốt chuột cắn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, có thể bao gồm:Amoxicillin, Penicillin, Erythromycin, Doxycycline, Tetracycline

Bệnh nhân bị các dạng sốt chuột cắn nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim có thể được điều trị bằng penicillin liều cao và thuốc kháng sinh streptomycinhoặc gentamicin

Nói tóm lại, sốt chuột cắn là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, thường gây hại cho con người. Vi khuẩn S. moniliformis tìm thấy ở chuột Mỹ có liên quan đến phát ban và triệu chứng giống cúm.

Vi khuẩn S. minus tìm thấy ở chuột châu Á có thể gây sưng hạch bạch huyết và kích ứng xung quanh vết thương.

Cả hai loại vi khuẩn này đều gây nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.Rất may là tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.

Tránh tiếp xúc với chuột bất cứ khi nào có thể là biện pháp phòng ngừa tốt nhất, nhưng nếu bạn bị cắn, cào hoặc thậm chí tiếp xúc với chuột, hãy liên hệ ngay với chuyên gia y tế.


Tài liệu tham khảo

1.https://www.cdc.gov/ About rat bite fever (RBF)

2.https://www.cdc.gov/rat-bite-fever/hcp/clinical-overview/ Clinical overview of rat bite fever

3.https://www.medicalnewstoday.com/articles/rat-bite-fever/What to know about rat-bite fever

Ngày 22/10/2024
CN. Nguyễn Thái Hoàng, TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích