Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 0 4 0 6 1
Số người đang truy cập
4 7
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Một số thông tin cần thiết về bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch thuộc nhóm A trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Đặc điểm của bệnh

Định nghĩa ca bệnh

- Ca bệnh làm sàng: Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỳ lệ tử vong cao. được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Bệnh do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra. lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) va bọ chét ký sinh trên chúng. Từ đó, bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn, ở Việt Nam, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét. Tuy nhiên, dịch cũng được ghi nhận vào các thời gian khác trong năm kể cả trong mùa mưa.

Bệnh dịch hạch ở người gồm các thể bệnh: thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não, thường gặp hơn cả là thể hạch (chiếm hơn 90% các thể bệnh).

Thể hạch biểu hiện bằng phát bệnh đột ngột, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, buồn nôn và đau đầu. Sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng đặc trưng là nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch. Hạch có thể to bằng ngón tay cái hoặc bằng quà trứng gà, lúc đầu đau và cứng chắc, sau đó, hạch mềm hoá mủ.

Thể hạch có thể tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết, thể phổi hoặc viêm màng não thứ phát.

Nếu không được điều trị sớm và thích hợp, thể hạch rất dễ tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp với sốt cao 40-41°C, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ, vật vã, rối loạn tinh thần, hôn mê, thường bệnh nhân chết trong vòng 3-5 ngày.

Thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi, thể viêm màng não thường là thứ phát. Dịch hạch thể phổi rất nguy hiểm vì có thể lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành và bùng phát thành dịch lớn. Bệnh nhân có dấu hiệu ở phổi cho đến ngày cuối cùng của bệnh, đờm lọãng, có bọt dính máu, thường xuất hiện tràn dịch màng phổi, có biến chứng phù phổi cấp tỷ lệ tử vong cao.

- Ca bệnh xác định: Tìm thấy vi khuẩn dịch hạch hoặc kháng nguyên F1 của vi khuẩn trong bệnh phẩm từ bệnh nhân.


Hình 1

Chẩn đoán phân biệt

- Viêm hạch.

- Lao hạch.

Xét nghiệm

- Loại bệnh phẩm: mủ (hạch), máu. đờm, nhầy họng, phủ tạng huyết thanh chuột, bọ chét.

- Phương pháp xét nghiệm;

+ Nhuộm soi gram kính hiển vi (Gram, Wayson).

+ Phan lập vi khuẩn.

+ Phát hiện kháng nguyên F1.

+ Miễn dịch huỳnh quang.


Hình 2

Tác nhân gây bệnh

- Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn dịch hạch Yersinia pestis, thuộc họ Enterobacteriacaae, là trực khuẩn Gram âm.

- Đề kháng: bị chết ở nhiệt độ 550C trong vòng 30 phút, ở 1000C trong vòng 1 phút và bởi thuốc sát khuẩn thường dùng.


Hình 3

Đặc điểm dịch tễ học

- Dịch hạch là bệnh lưu hành địa phương ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong 15 năm qua (1989-2003), 38.310 trường hợp mắc với 2.845 bệnh nhân tử vong ghi nhận từ 25 quốc gia trên thế giới với số mắc cao nhất vào năm 1991 và thấp nhất vào năm 1989. Trong đó, một số quốc gia báo cáo bệnh nhân dịch hạch cho Tổ chức Y tế Thế giới hàng năm là Congo, Madagascar, Tanzania ở Châu Phi, Pêru và Mỹ ở châu Mỹ, Mông Cổ và Việt Nam.

Tại Việt Nam, bệnh lan truyền từ loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) sang người, chủ yếu qua bọ chét chuột (Xenopsylla cheopis). Đây là véc-tơ chính truyền bệnh dịch hạch.

Nguồn truyền nhiễm

- Ổ chứa: ổ chứa là các loài gặm nhấm, chủ yếu là các loài chuột. Tại Việt Nam, chủ yếu là các loài chuột sống trong và xung quanh khu dân cư.

- Thời gian ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dịch hạch từ 1-7 ngày, có thể kéo dài thêm vài ngày ở người đã được tiêm phòng. Bệnh dịch hạch thể phổi tiên phát thường có thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn từ 1 - 4 ngày.


Hình 4

Phương thức lây truyền

Trong tự nhiên, bệnh dịch hạch lan truyền theo các con đường sau:

- Phổ biến nhất là qua trung gian bọ chét, đặc biệt là Xenopsylla cheopis: Bọ chét hút máu vật chủ, vi khuẩn dịch hạch nhân lên trong tiểu dạ dày của bọ chét làm tắc nghẽn tiêu hóa. Bọ chét bị tắc nghẽn, khi chuyển sang đốt vật chủ mới thì vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào cơ thể vật chủ mới và như vậy xảy ra sự lan truyền bệnh. Lây lan trực tiếp từ người sang người qua bọ chét Pulex irritans, một loài bọ chét người được xem là quan trọng ở Nam Phi.

- Lan truyền trực tiếp từ vật chủ bệnh sang vật chủ lành không qua trung gian của bọ chét như:

+ Hít vào trực tiếp vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí do tiếp xúc "đối mặt" với dịch hạch thể phổi hoặc vật chủ chết vì dịch hạch.

+ Vi khuẩn dịch hạch xâm nhập trực tiếp qua da có hoặc không có tổn thương như tiếp xúc tay trực tiếp vào động vật bị bệnh, nhân viên các phòng xét nghiệm về vi khuẩn dịch hạch, động vật nuôi trong nhà (thường gặp nhất là mèo) cắn hoặc cào.

Tính cảm nhiễm và miễn dịch

Mọi người đều có thể cảm nhiễm đối vớỉ bệnh dịch hạch. Miễn dịch sau khi khỏi bệnh là tương đối, không bảo vệ được nếu bị nhiễm một lượng lớn vi khuẩn.

Các biện pháp phòng, chống dịch

Biện pháp dự phòng

Xã hội hóa công tác phòng chống dịch hạch

- Ở những địa phương có dịch hạch lưu hành và những vùng có nguy cơ khi chưa có dịch phải thường xuyên theo dõi kết quả giám sát dịch tễ học dịch hạch để chủ động phòng chống bệnh dịch.

- Tập huấn phòng chống dịch hạch cho tuyến cơ sở, màng lưới cộng tác viên.

- Tuyên truyền giáo dục cộng đồng thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, bố trí và sắp xếp vị trí cũng như cấu trúc nhà ở và kho tàng hợp lý, quản lý lương thực, thực phẩm, nuôi mèo, đặt bẫy, phá vỡ hang tổ chuột, không chế, phá huỷ nơi sinh sản của chuột, bọ chét, khi thấy chuột chét bất thường phải khai báo ngay với y tế cơ sở. Các hiện tượng sốt, nổi hạch phải dến cơ sở y tế để khám và điều trị.

- Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc điềuu trị, hoá chất, phương tiện, nhân lực phục vụ chống dịch.

Diệt chuột

- Diệt đại trà bằng hoá chất chỉ khi chỉ số bọ chét tự do (CSBC) nhỏ hơn 1, diệt định kỳ hàng năm từ 1 đến 2 lần vào thời gian sinh sản của chuột, thời gian cụ thể tuỳ từng địa phương. Kết hợp diệt chuột và bọ chét bằng việc sử dụng hộp mồi theo nguyên tắc hộp mồi "Kartman".

- Khi có dịch hạch (ở chuột hoặc ở người): Không diệt chuột đại trà, chỉ diệt khi chỉ số bọ chét thấp hơn 1 hoặc bằng 0 và tiến hành diệt bọ chét bằng hoá chất đặc hiệu ngay sau khi diệt chuột.

- Hóa chất diệt chuột: Dùng hoa chất đa liều như Warfarin 0,05% hoặc Brodifacoum 0.005 - 0,01%, tốt nhất ở dạng thương phẩm như Klerat Rat Killer hoặc theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Y tế. Chỉ sử dụng hoá chất diệt chuột đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành.

Diệt bọ chét

- Phun hoa chát phù hợp dạng tổn lưu như Permethrin 0,2 g/m 2 , Vectron 01 - 0.2 g m 2 . Diazinon 2 g/m 2 hoặc các hoá chất diệt bọ chét khác đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong y tế và gia dụng (cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành). Diệt bọ chét ngay từ đầu mùa dịch ở những nơi có dịch năm trước và vùng có nguy cơ lây lan.

- Đặt hộp mồi Kartman thường trực có hoá chất diệt bọ chét dạng bột trong hộp có thể kết hợp diệt chuột bằng các hoá chất diệt chuột như đã nêu ở trên, đặt trong hộp.

Cần có thêm mồi hấp dẫn chuột. Thường xuyên kiểm tra hộp mồi để bổ sung hoá chất diệt bọ chét, diệt chuột và mồi hấp dẫn. Thời gian duy trì hộp mồi thường trực tuỳ thuộc vào chỉ số bọ chét tự do (CSBC) và mật độ chuột.


Hình 5

Biện pháp chống dịch và nguyên tắc điều trị

Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch

Thủ trưởng cơ quan y tế trình vởi Chủ tịch uỷ ban nhân dân cùng cấp để thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch hạch. Ban chỉ đạo phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các hoạt động phòng chống dịch, kiểm tra và bổ sung kinh phi. Cơ số thuốc, hoá chất, phương tiện nhân sự sẵn sàng phục vụ chống dịch ở các tuyến.

Thực hiện chế độ thông tin, bảo cáo dịch

Phải báo cáo dịch khẩn cấp với cơ quan y tế cấp trên và Bộ Y tế, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thông tin. báo cáo theo quy định của Bộ Y tế.

Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia chống dịch hạch

Phát hiện chuột chết, vệ sinh môi trường, thấy có dâu hiệu nghi ngờ bị dịch hạch phải đến cơ sở y tế ngay.

Tập huấn cho cán bộ về chẩn đoán và điều trị bệnh dịch hạch.

Nguyên tắc điều trị

- Tăng cường cán bộ y tế đủ cho việc khám và điều trị dịch hạch ở nơi trọng điểm. Bố trí cán bộ trực 24/24 giờ.

- Thành lập khu cách ly, hạn chế giao lưu

- Tổ chức khu điều trị:

+ Tuyến cơ sở: Trạm y tế xã hoặc một nhà cách ly.

+ Tuyến bệnh viện: Khoa truyền nhiễm của bệnh viện hoặc một phòng điều trị cách biệt các khoa khác.

-Kháng sinh đặc hiệu gồm streptomycin, tetracyclin, chloramphenicol, Trimethoprim/Sulfamethoxazol.


Hình 6

Xử lỷ ổ dịch và vùng phụ cận

- Diệt bọ chét:

Các hoá chất sử dụng dạng dung dịch như Diazinon với liều lượng 2g/m2, Permethrine 50 EC với liều lượng 0,2g/m2, Vetron 10 EC liều lượng từ 0,1-0,2g/m2 .

Cách phun: Phun hoá chất tồn lưu xung quanh nơi có chuột chết tự nhiên, trên đường chuột chạy, hang, tổ chuột kể cả trong mái tranh, vách tranh, phun bao vây ổ dịch bán kính 200 mét. Khi dịch lớn xảy ra phải phun diệt nơi có dịch và vùng có nguy cơ lây lan.

Rắc Diazinon bột 2% hay Vectron bột 2% (Vectron 2D) thành từng đám trên đường đi của chuột, mỗi đám thuốc với kích thước là 15 x 30 x 0,5 cm, cách nhau 5-10 mét và rắc thuốc vào từng hang, tổ chuột.

Máy phun: Diệt phun nhỏ dùng bình bơm lay Hudson, Gloria... Nếu diện rộng phài dùng máy phun có động cơ như Fontan phun ULV dùng Ziclơ 0.4 hoặc 0.5, Mammy vởỉ Zicld 14-15. Phun đúng kỹ thuật, đúng liều lượng và nồng độ thuốc.

Phun hoá chất diệt bọ chét sau 7-10 ngày nêu thấy chỉ số bọ chét tự do ký sinh còn lớn hơn 1 và mật độ bọ chét tự do lớn hơn 1 phải tiếp tục phun lần 2. Phun hoá chất diệt bọ chét khi có dịch ở chuột và ở người sau đó phải tiếp tục phun lần 2 sau 7-10 ngày nếu thấy chỉ số bọ chét ký sinh còn lớn hơn 1 và mật độ bọ chét tự do lớn hơn 1.

Nếu chỉ số bọ chét ký sinh lớn hơn 1 và chi số bọ chét tự do nhỏ hơn 1 thì chỉ sử dụng hoá chất dạng bột.

- Diệt chuột: Không tiến hành diệt chuột khi đang xảy ra dịch ở chuột và ở người. Chỉ diệt chuột sau khi chỉ số bọ chét tự do nhỏ hơn 1 hoặc bằng 0.

Hóa chất diệt chuột Brodifacoum lên tên thương mại là Klerat, dùng trong mồi với tỷ lệ 0,005-0,01%, Wafarin dùng trong mồi với tỷ lệ 0,05% tên thương mại là Rat Killer. Sau khi diệt chuột đại trà, phải phun ngay hóa chấtdiệt bọ chét.

Diệt chuột và bọ chét trên tàu biển, máy bay, ở sân bay, bến cảng: Bằng biện pháp xông hơi hoá chất do các đội chuyên diệt chuột và côn trùng thực hiện theo quy định của Điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế (biên giới).

Xác định ổ dịch chấm dứt hoạt động

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch: thành lập khu cách ly, điều trị cấp cứu bệnh nhân, diệt bọ chét, diệt chuột, xử lý vệ sinh môi trường, điều trị dự phòng..., dựa theo tiêu chuẩn dưới đây để xác định và thông báo ổ dịch chấm dứt hoạt động:

- Không có bệnh nhân mắc mới sau 20 ngày kể từ ngày bệnh nhân cuối cùng ra viện.

- Không còn hiện tượng chuột chết tự nhiên.

- Kết quả giám sát vi sinh trên chuột và bọ chét âm tính.

Kiểm dịch y tế biên giới

Phải báo cáo dịch khẩn cấp với cơ quan y tế cấp trên và Bộ Y tế đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Bộ Y tế.

Ngày 17/07/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích