Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 7 3 1 9
Số người đang truy cập
3 8 8
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Điều trị bệnh nhân nhiễm cúm A(H7N9) ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
Virus cúm A(H7N9): nguy cơ xâm nhập cùng mối lo biến chủng

Trong khi ‘Đại dịch gia cầm lớn nhất trong 100 năm qua' (‘Largest pandemic bird flu in 100 years’) lan rộng ở Trung Quốcvà có nguy cơ cao xâm nhập Việt Nam thì biến chủng (mutation) của H7N9 được phát hiện trong bệnh nhân Quảng Đông, một tỉnh giáp Việt Nam cùng những báo cáo dạng nặng hơn của bệnh cúm gia cầm (reports more severe form of bird flu) làm dấy nên nỗi lo sợ về tốc độ lây lan khó kiểm soát của chủng virus cúm này. 

Virus cúm A(H7N9) là virus cúm gia cầm mới nổi có khả năng lây lan từ gia cầm sang người, tỷ lệ tử vong cao tới 50% bắt đầu bùng phát tạiTrung Quốctừ tháng 3/2013, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía đông và phía nam nước này.

Nguy cơ dịch cúm A(H7N9) xâm nhập Việt Nam

Đại dịch cúm A(H7N9) ở Trung Quốc ngày càng lan rộng

Theo thông tin cập nhật ngày 20/2/2017 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch cúm gia cầm H7N9 ở người tiếp tục lan rộng tại Trung Quốc (Human infection with avian influenza A(H7N9) virus in China), từ 19/1 đến 14/2/2017 tổng cộng có thêm 304 trường hợp xét nghiệm xác định (laboratory-confirmed cases) nhiễm virus ở người từ Trung Hoa đại lục được báo cáo tới WHO qua Cơ quan đầu mối IHR của quốc gia này. Cụ thể:

- Ngày 19/1/2017, Ủy ban Y tế Quốc gia và Kế hoạch hóa gia đình (National Health and Family Planning Commission_NHFPC) của Trung Quốc thông báo tới WHO thêm 111 ca xét nghiệm xác định nhiễm virus cúm gia cầm A (H7N9). 

- Ngày 24/1/2017, NHFPC thông báo tới WHO thêm 31 ca xét nghiệm xác định nhiễm virus cúm gia cầm A (H7N9). 

- Ngày 30/1/2017, NHFPC thông báo tới WHO thêm 41 ca xét nghiệm xác định nhiễm virus cúm gia cầm A (H7N9). 

- Ngày 07/2/2017, NHFPC thông báo tới WHO thêm 52 ca xét nghiệm xác định nhiễm virus cúm gia cầm A (H7N9). 

- Ngày 14/2/2017, NHFPC thông báo tới WHO thêm 69 ca xét nghiệm xác định nhiễm virus cúm gia cầm A (H7N9).


Các ca bệnh được xét nghiệm xác định dương tính với cúm A(H7N9) tại Trung Quốc

Chi tiết ca bệnh (Details of the cases)

Từ 19/1 đến 14/2/2017, NHFPC báo cáo tổng cộng 304 trường hợp người nhiễm cúm gia cầm A(H7N9).Thời gian khởi phát (Onset dates range) trong khoảng từ ngày 13/12/ 2016 đển 09/2/2017. Trong số 304 trường hợp, 86 là phụ nữ (28%); độ tuổi trung bình 58 (3-85 tuổi).  Tất cả các trường hợp này được báo cáo từ 18 tỉnh của Trung Quốc bao gồm Giang Tô (67), Chiết Giang (53), Quảng Đông (32), An Huy (31), Giang Tây (27), Hồ Nam (26), Phúc Kiến (20), Hồ Bắc (20), Tứ Xuyên (6), Quý Châu (4), Hà Nam (4), Sơn Đông (4), Thượng Hải (3), Liêu Ninh (2), Vân Nam (2), Bắc Kinh (1), Hà Bắc (1) và Quảng Tây (1). Tại thời điểm thông báo đã có 36 trường hợp tử vong, 2 trường hợp có triệu chứng nhẹ và 82 trường hợp được chẩn đoán viêm phổi hoặc (34) hoặc viêm phổi nặng (48).Các biểu hiện lâm sàng của 184 trường hợp khác không có sẵn tại thời điểm này.144 trường hợp báo cáo tiếp xúc với gia cầm hoặc thị trường gia cầm sống, 11 trường hợp không tiếp xúc rõ ràng đối với gia cầm hay môi trường gia cầm liên quan.149 trường hợp đang được điều tra.


Một trong những bệnh nhân Trung Quốc nhiễm cúm A(H7N9) đang được điều trị tại bệnh viện

2 cụm của 2 ca bệnh đã được báo cáo (Two clusters of two-person were reported):

(i) Theo báo cáo từ tỉnh Vân Nam, một phụ nữ 22 tuổi (mẹ của trường hợp bé gái 3 tuổi bắt đầu triệu chứng vào 29/1/2017, phát triển các triệu chứng vào 4/2/2017 trong quá trình chăm sóc con gái của cô bị ốm và cô đã tử vong ngày 07/2/2017,cả hai mẹ con đều có tiền sử tiếp xúc gia cầm ở tỉnh Giang Tây.

(ii) Một phụ nữ 45 tuổi (báo cáo trước đó vào ngày 9/1/2017) từ thành phố Tứ Hội, tỉnh Quảng Đông có tiền sử tiếp xúc gia cầm, bắt đầu triệu chứng vào 17/12/2016, tử vong ngày 24/12/2016.Một trường hợp khác là phụ nữ 43 tuổi đến từ thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông,bắt đầu triệu chứng vào 30/12/2016 và được nhập viện cùng ngày là em gái của người phụ nữ 45 tuổi mô tả ở trên, chăm sóc chị trong quá trình nhập việnnhưng cô cũng có tiền sử tiếp xúc với gia cầm.Tại thời điểm báo cáo, cô bị viêm phổi.

Qua những mối liên quan từ 2 cụm ca bệnh này không loại trừ khả năng lây nhiễm từ người sang người sau phơi nhiễm với cúm gia cầm. Đến nay, tổng cộng 1.222 ca xét nghiệm xác định phơi nhiễm với vi-rút cúm A(H7N9) được báo cáo qua cơ quan đầu mối IHR Trung Quốc từ đầu năm 2013.


Nhân viên y tế Trung Quốc tiêu hủy gia cầm nhiễm cúm A(H7N9)
(© Ảnh KYODO/Reuter)

Đại dịch cúm gia cầm lớn nhất trong 100 năm qua (‘Largest pandemic in 100 years’)

Theo China CDC, Trung Quốc có thể phải đối mặt với đại dịch cúm gia cầm lớn nhấtquốc gia này trong vòng một thế kỷnay khi dịch cúm A(H7N9) gây nên cái chết của 79 người trong số 192 ca bệnh ở người báo cáo trong tháng 1/2017.Sự bùng nổ dịch bệnh được mô tả như"mùa dịch tồi tệ nhất từ khi virus cúm A(H7N9) lần đầu xuất hiện tại Trung Quốc trong năm 2013". Guan Yi, chuyên gia về dịch bệnh mới nổi do virus (emerging viral diseases) tại Đại học Hồng Kông cho biết sự gia tăng bất thường số ca nhiễm cúm A(H7N9) ở người từ đầu năm 2017 đến nay thực sự gây nên mối lo ngại: "Chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa đại dịch lớn nhất trong vòng 100 năm qua", ông nói với Tạp chí Science. Trong thời gian từ 20/12/2016 đến16/1/2017, tổng số 918 ca xét nghiệm xác định nhiễm cúm A(H7N9) ở người, trong đó có 359tử vong trên toàn thế giới đã được báo cáo tới WHO. Cho đến khi loại viruscúm này được phát hiệnlần đầu gia cầm Trung Quốc tháng 3/2013nhưng không thấy xuất hiện ở người hoặc các động vật khác, mặc dù "không dễ xuất hiệnlây truyền từ người sang người" (does not appear to transmit easily from person to person)nhưng WHO quan ngại vì "hầu hết bệnh nhân đều bị bệnh rất nghiêm trọng"(most patients have become severely ill).Như một quy luật, nhiễm virus cúm A(H7N9) cũng được biểu hiện bởi sốt, ho, các vấn đề về hô hấp và viêm phổi tiến triển nhanh chóng. Theo một nghiên cứu của WHO được công bố tuần trước: "Bệnh nặng và tử vong đã xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ có thai, người già và những người tiềm ẩn bệnh mãn tính".Ở giai đoạn này WHO cho rằng hầu hết các ca nhiễm virus cúm A(H7N9) ở người có thể do tiếp xúc gần đây với gia cầm sống hay môi trường bị ô nhiễm tiềm năng" (recent exposure to live poultry or potentially contaminated environments) với thị trường buôn bán gia cầm. Theo WHO đến nayvirus cúm A(H7N9) chưa được ghi nhận trong quần thể gia cầm bên ngoài Trung Quốc.Trước đây, 4vụ dịch cúm A(H7N9) được quan sát thấy ở Trung Quốc diễn ra từ tháng 2/2013 đến tháng 9/2016 cùng với sự bùng nổ của vụ dịch này chính thức được coi là đợt dịch thứ 5 cũng là đợt dịch tồi tệ nhất của cúm A(H7N9) kể từ khi xuất hiện dến nay.


Kiểm soát dịch bệnh trên gia cầm bị chết ở Hồng Kông

Trong các nguyên nhân làm gia tăng đột biến số ca nhiễm cúm A(H7N9)có nguyên nhân được cho"tăng ô nhiễm môi trường do virus H7N9" (increased environmental contamination by the H7N9 virus), trong khi Ni Daxin, Phó giám đốc cơ quan đáp ứng khẩn cấp của China CDC cho biết điều kiện thời tiết và "thói quen mua gà sống hoặc vừa mới giết mổ tại địa phương"cũng góp phần làm virus lây lan nhanh chóng. Ni Daxin cho rằng việc đóng cửa các chợ buôn bán gia cầm sống sẽ giúp làm chậm tốc độ lây lan virus nhưng ông nói: "Nếu cộng đồng chỉ mua gia cầm đông lạnh thì kiểm soát dịch bệnh sẽ dễ dàng hơn nhiều, các giá trị dinh dưỡng tương đương với thịt gia cầm giết mổ tươi sốngmà lại ít nguy cơ đến sức khỏe hơn". 


Trung Quốc báo cáo thể bệnh nặng hơn của bệnh cúm gia cầm, đe dọa đàn gia cầm
(China reports more severe form of bird flu, threat to poultry)

Nguy cơ dịch cúm A(H7N9) xâm nhập Việt Nam

Trước tình hình dịch cúm gia cầm A(H7N9) lan rộng tới 18 tỉnh/thành phố Trung Quốc với tốc độ lây lan chóng mặt, trong đó có 3 tỉnh giáp biên giới với Việt Nam nên nguy cơ dịch cúm này xâm nhập vào nước ta rất cao. Bộ Y tế (MOH) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) nhận định đây là đợt dịch lớn nhất từ khi chủng virus này xuất hiện vào năm 2013, chỉ tính từ tháng 10/2016 đến nay đã có 425 ca bệnh được ghi nhận và đang tiếp tục tăng rất nhanh ở Trung Quốc cả về phạm vi và mức độ; > 90% bệnh nhân mắc bệnh có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, trong đó 35% là người làm nông nghiệp, 10% làm nội trợ. Theo MOH và MARD, mặc dù ở nước ta chưa phát hiện ca bệnh cúm A(H7N9), cúm A(H5N8), cúm A(H5N1) trên người nhưng vẫn ghi nhận một số ổ dịch cúm A(H5N1), A(H5N6) trên đàn gia cầm. Theo Cục Thú y (MARD), từ đầu năm 2017 đến nay đã ghi nhận 3 ổ dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm tại 3 xã ở 3 tỉnh Bạc Liêu, Nghệ An và Nam Định; đặc biệt ngày 20/2/2017, UBND huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định) đã phải ra quyết định tiêu hủy 4.600 con vịt mắc dịch cúm A(H5N1) từ ngày 15/2/2017 tại 3 hộ gia đình thuộc xã Trực Thuận. Ngoài ra đầu năm 2017, còn ghi nhận ổ dịch cúm A(H5N6) ở gia cầm tại xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi).  MARD cho biết tình hình chăn nuôi gia cầm ở các tỉnh/thành phố vẫn ổn định với tổng đàn 26 triệu con nhưng 70% ở dạng nhỏ lẻ, tự phát trong khu dân cư nên quản lý dịch bệnh gia cầm gặp nhiều khó khăn; trong khi ý thức người dân chưa cao như khi nhập giống gia cầm chưa khai báo đầy đủ với chính quyền địa phương, gây khó khăn trong quản lý đàn vật nuôi, nguồn gốc vật nuôi, nguồn gốc dịch bệnh; khu vực chăn nuôi bị ô nhiễm, không bảo đảm vệ sinh làm dịch bệnh phát sinh nếu không có biện pháp phòng, chống hiệu quả. Từ khả năng lây nhiễm virus từ gia cầm sang người, MOH và MARD cho rằng nguy cơ dịch cúm A(H7N9) từ Trung Quốc xâm nhập Việt Nam thời điểm này rất cao, nếu không kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh ở các đàn gia cầm thì nguy cơ dịch bệnh ở người trở nên hiện hữu.


Biến chủng virus cúm A(H7N9) sẽ làm công tác kiểm soát và ngăn chặn dịch trở nên khó khăn gấp bội phần

Mối lo biến chủng và thể bệnh nặng hơn của virus cúm A(H7N9)

Theo MOH, virus cúm gia cầm có tính cảm nhiễm cao với biểu mô đường hô hấp nên chủ yếu gây bệnh ở đường hô hấp nhưng cũng có thể tác động tới nhiều cơ quan (phủ tạng) khác trong cơ thể của các động vật cảm nhiễm.Khả năng gây bệnh của virus cúm A phụ thuộc vào độc lực và tính thích nghi vật chủ của từng chủng virus, trong đó chủng cúm A(H7N9) có thể gây tổn thương ở hầu hết các tạng trong cơ thể cảm nhiễm gây nên dịch cúm ở gia cầm và ở người.Sau khi bị nhiễm virus cúm gia cầm, cơ thể vật chủ sinh ra đáp ứng miễn dịch chống lại virus bảo vệ cơ thể nhưng đáp ứng miễn dịch này không có tác dụng bảo vệ hoàn toàn cho những lần nhiễm sau do virus cúm gia cầm luôn có sự biến đổi kháng nguyên của nó trong quá trình lưu hành ở tự nhiên và không có đáp ứng miễn dịch chéo giữa các chủng virus cúm gia cầm (Webster, 1998) do đó khi xuất hiện những biến chủng virus cúm gia cầm có đặc tính kháng nguyên khác với các chủng virus trước đó, cơ thể cảm nhiễm sẽ không có đáp ứng miễn dịch bảo vệ thích ứng với chủng virus cúm mới và làm mất hiệu quả vaciine phòng chống, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến đại dịch cúm gia cầm làm cho các đợt dịch cúm về sau thường nặng hơn và có thể gây nên đại dịch cúm mới.


Đại dịch cúm mới đang đe dọa sức khỏe người dân Trung Quốc chỉ trong một thời gian ngắn

Phát hiện biến chủng virus cúm A(H7N9) trong bệnh nhân Quảng Đông

Theo thông tin cập nhật từ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China morning post), Ngày 21/2/2017 Trung Quốc công bố phát hiện biến chủng virus cúm A(H7N9) trong bệnh nhân Quảng Đông (Mutation of H7N9 bird flu strain found in Guangdong patients). Theo đó từ ngày 15/2/2017, các chuyên gia Trung Quốc đã báo cáo đột biến di truyền đầu tiên (first genetic mutation) của virus cúm A(H7N9) dự đoán biến chủng này sẽ làm cho nhiều gia cầm bị chết.Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Trung Quốc (Chinese Centre for Disease Control and Prevention_China CDC)thông báo tới WHO rằng đột biến đã được tìm thấy trong các mẫu thu thập từ 2 bệnh nhân ở tỉnh Quảng Đông hồi tháng trước. Tuy nhiên China CDC cho rằng các biến chủng này có thể làm chết đàn gia cầm nhưng không có khả năng gây nguy cơ cho người hoặc lây truyền bền vững giữa người với người. Các kết luận này đã được ban bố sau khi tham khảo ý kiến ​​các chuyên gia NHFPC với Bộ nông nghiệp Trung Quốc, c2 bệnh nhân này đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm chết, trong đó một bệnh nhân đã được xuất việncòn bệnh nhân khác vẫn đang được điều trị.Trung Quốc đã chấp thuận thử nghiệm trên người vaccine cho chủng virus cúm gia cầm chết người, China CDC cho biết 105 người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân đang được giám sát nhưng không ai phát triển các triệu chứng của cúm gia cầm. Các quan chức nông nghiệp nước này cũng đã tìm thấy 4 mẫu gia cầm có thể chứa các đột biến nhưng nghiên cứu thêm là cần thiết, các mẫu virus gia cầm biến chủng này cũng được thu thập tại Quảng Đông.


Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với gia cầm dễ bị phơi nhiễm bệnh

Shi Yi-nhà nghiên cứu nhiễm virus tại Học viện Khoa học, Viện Vi sinh vật Trung Quốc (Chinese Academy of Sciences’ Institute of Microbiology) cho biết đột biến dịch cúm gia cầm là không phổ biến và trước đó virus cúm A(H5N1) đã trải qua một sự thay đổi tương tự: "Không có thử nghiệm labô nhưng dựa trên các nghiên cứu trước đây về cúm A(H5N1) có thể cho rằng các biến chủng virus cúm A(H7N9) có khả năng gây bệnh nhưng không có bằng chứng cho thấy bất kỳ thay đổi của virus trong các kênh bị nhiễm trùng hoặc sức mạnh hiện có". Guan Yi, Giám đốcTrung tâm thí nghiệm các bệnh truyền nhiễm mới nổi và nghiên cứu cúm(Laboratory of Emerging Infectious Diseases and the Centre of Influenza Research) thuộc Đại học Quốc gia Hồng Kông (University of Hong Kong’s State) cho biết đột biến virus cúm A(H7N9) sẽ giết chết gia cầm dễ dàng hơn. Guan cho biết: "Trước khi đột biến, virus cúm A(H7N9) sẽ chỉ lây nhiễm qua đường ruột và đường hô hấpgia cầm nhưng các đột biến có nghĩa là virus có thể đi đến bất cứ cơ quan nào của chúngbiến chủng đó sẽ giết chết gia cầmtrong một vài ngày (in a few days". Mặc dù không có dấu hiệu cho thấy các đột biến sẽ tác động trực tiếp tới người hoặc có thể dẫn đến nhiễm trùng ở người do nguy cơ lây nhiễm cao trong đàn gia cầm nhưng hơn 100 người đã chết vì cúm gia cầm trong mùa đông này và nhiều tỉnh đã phải đình chỉ việc buôn bán gia cầm sống.


Gia cầm chết hàng loạt do thể bệnh nặng hơn

Thể nặng hơn của bệnh cúm gia cầm đe dọa đàn gia cầm

Ngày 22/02/17,Trung Quốc báo cáo thể bệnh nặng hơn của bệnh cúm gia cầm, đe dọa đàn gia cầm (China reports more severe form of bird flu, threat to poultry). WHO cho biếtTrung Quốc đã phát hiện một sự tiến hóa (evolution) của virus cúm gia cầm H7N9 có khả năng gây bệnh nặng ở gia cầm và yêu cầu phải giám sát chặt chẽ, các mẫu virus lấy từ 2bệnh nhân bị nhiễm bệnh đã được tiêm vào các loài chim trong phòng thí nghiệm trở thành "độc lực cao" (highly pathogenic)với gia cầm. Tuy nhiên phát ngôn viên của WHO, Christian Lindmeier khẳng định sự tiến hóa này chỉ đe dọa đàn gia cầm chứ không ảnh hưởng đến người và ông cho rằng "không có bằng chứng cho thấy những thay đổi ở virus ảnh hưởng đến khả năng virus lây lan từ người sang người"(no evidence that the changes in the virus affect the virus’ ability to spread between humans). WHO cho biết trong bản cập nhật mới nhất vào hôm thứ hai,tổng cộng 304 trường hợp xét nghiệm xác định mới được báo cáo ở Trung Hoa đại lục từ ngày 19/1 đến 14/2/2017 với 36 ca tử vong.Sự tiến hóa của virus đồng nghĩa với bệnh cúm sẽ trở nên rõ ràng hơn trong một số đàn gia cầm, nếu gia cầm bắt đầu chết đi thì việc phát hiện và kiểm soát bệnh dễ dàng hơn. Lindmeier phát biểu với hãng tin Reuters: "Đây là lần đầu phát hiện những thay đổi trong chủng virus cúm A(H7N9) từ2 trường hợp duy nhất ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Mặc dù cho đến nay chưa có báo cáo về thay đổi tương tự xảy ra ở những nơi khác nhưng đó là một lời cảnh báo chúng ta cần phải tiếp tục giám sát chặt chẽ dịch bệnh này".Các chuyên gia sức khỏe động vật cho rằng tỷ lệ lây nhiễm cúm gia cầm tại các trang trại gia cầm Trung Quốc có thể cao hơn nhiều so với ước tính trước đâyvì các chủng virus chết người này rất khó phát hiện ở gà và ngỗng. WHO cho biết tình hình dịch cúm A(H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10/2016 tới nay tạo thành “đợt dịch thứ 5” (“fifth wave of the virus”) kể từ năm 2013 với hơn 425 trường hợp nhiễm ở người được ghi nhận, trong đó có 73 ca tử vong theo báo cáo chính thức của chính quyền.Lindmeier tuyên bố trong một cuộc họp báo: "Hầu hết các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm hay môi trường của nó là mối liên quan chính dẫn đến phơi nhiễmvới loại cúm này", trong tổng số 1.200 ca xét nghiệm xác định nhiễm cúm A(H7N9) ở Trung Quốc từ năm 2013 thì có hơn 1/3 số ca từ tháng 10/2016 đến nay.


WHO và
NHFPC họp báo về dịch cúm A(H7N9) đang diễn ra tại Trung Quốc

Ứng phó đại dịch cúm A(H7N9)

Đáp ứng y tế công cộng (Public health response)

Căn cứ vào sự gia tăng số ca mắc cúm A (H7N9) từ tháng 12/2016 đến nay, nhà cầm quyền Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp chẩn đoán sớm và điều trị sớm, điều trị các ca bệnh nặng để giảm biến chứng và tử vong (Strengthened early diagnosis and early treatment, treatment of severe cases to reduce occurrence of severe cases and death); tổ chức hội nghị iển khai thêm các biện pháp phòng chống và kiểm soát (Convened meetings to further deploy prevention and control measures); thực hiện truyền thông nguy cơ và chia sẻ thông tin công cộng (Conducted public risk communication and sharing information with the public); NHFPC tăng cường giám sát dịch, kịp thời tiến hành đánh giá nguy cơ và phân tích các thông tin trong bất kỳ thay đổi nào về mặt dịch tễ học (The NHFPC strengthened epidemic surveillance, conducted timely risk assessment and analysed the information for any changes in epidemiology); NHFPC yêu cầu NHFPCs địa phương thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả nguồn gốc bùng phát dịch và giảm thiểu số lượng người bị ảnh hưởng (The NHFPC requested local NHFPCs to implement effective control measures o­n the source of outbreaks and to minimize the number of affected people); phối hợp liên ngành NHFPC với nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, quản lý thực phẩm và dược phẩm tổ chức giám sát chung các tỉnh xảy ra nhiều ca bệnh như Giang Tô, Chiết Giang, An Huy và Quảng Đông.Các tỉnh bị ảnh hưởng cũng tăng cường phối hợp liên ngành giám sát, kiểm tra, hướng dẫnđịa phương, điều trị y tế, phòng chống và kiểm soát, tập trung và tăng cường kiểm soát quản lý thị trường gia cầm sống (The NHFPC, joined by other departments such as agriculture, industry and commerce, Food and Drug Administration, re-visited Jiangsu, Zhejiang, Anhui and Guangdong provinces where more cases occurred for joint supervision. The affected provinces have also strengthened multisectoral supervision, inspection and guidance o­n local surveillance, medical treatment, prevention and control and promoted control measures with a focus o­n live poultry market management control); các quận có liên quan ở tỉnh Giang Tô đã đóng cửa thị trường gia cầm sống vào cuối tháng 12/2016; các tỉnh Chiết Giang, Quảng Đông và An Huy quy định tăng cường quản lý chặt chẽ thị trường gia cầm sống (Relevant prefectures in Jiangsu province have closed live poultry markets in late December 2016 and Zhejiang, Guangdong and Anhui provinces have strengthened live poultry market regulations).


Khó kiểm soát dịch bệnh cúm A(H7N9) tại các chợ buôn bán và giết mổ gia cầm

Ứng phó dịch bệnh tại Việt Nam MOH cho biết hiện nay các điểm giám sát trọng điểm dịch bệnh chưa ghi nhận ca mắc cúm A(H7N9), cúm A(H5N1) trên người nhưng trước diễn biến phức tạp của đại dịch cúm A(H7N9) ở Trung Quốc, ngành y tế sẽ gia tăng hoạt động giám sát trên người ở các khu vực có nhiều du khách Trung Quốc và các khu vực biên giới Việt-Trung; đồng thời mở rộng đối tượng lấy mẫu, những ca có biểu hiện cúm sẽ được lấy mẫu giám sát thay vì chỉ xét nghiệmnhững ca bệnh nặng như trước đây. Đặc biệt, MOH đã ban hành công văn số 672/BYT-DP yêu cầu chủ động ngăn ngừa dịch cúm gia cầm xâm nhập vào nước ta và lây truyền sang người vào ngày 17/2/2017; tổ chức Hội nghị trực tuyến bàn về biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm A/H7N9 vào ngày 20/2/2017. MOH cho rằng nguy cơ xuất hiện và lây lan dịch cúm gia cầm tại Việt Nam là hoàn toàn có thể do vấn đề buôn bán, nhập lậu gia cầm từ Trung Quốc vẫn chưa thực sự được ngăn chặn; cần phải khoanh vùng ổ dịch, giám sát gia cầm và sản phẩm từ gia cầm một cách chặt chẽ, tăng cường mở rộng giám sát trên người, nhất là với khu vực có du khách và biên giới Trung Quốc. Cùng với đó, cần tính đến phương án xét nghiệm mẫu cộng đồng, ưu tiên xét nghiệm những người vận chuyển, giết mổ, tiếp xúc với gia cầm, chợ nhỏ lẻ, đầu mối. MOH cũng yêu cầu ngành y tế cần rà soát lại các tình huống phòng chống dịch bao gồm các kịch bản ứng phó theo từng cấp độ, cập nhật thêm các thông tin để chủ động phòng chống dịch hiệu quả; ưu tiên truyền thông nguy cơ quyết liệt đến người dân, người buôn bán, sử dụng, giết mổ gia cầm để họ hiểu, nâng cao ý thức chủ động phòng chống dịch cho bản thân và cho cộng đồng. Tiếp tục tập huấn cán bộ, bổ sung đầy đủ cơ sở, trang thiết bị y tế cần thiết cho điều trị đáp ứng mọi tình huống; các cơ sở điều trị cần chủ động giám sát, chẩn đoán, nếu phát hiện ca bệnh nhiễm cúm gia cầm cần thông tin và phối hợp phòng chống dịch kịp thời với các đơn vị y tế dự phòng.


WHO khuyến cáo người dân và du khách nên chủ động tránh tiếp xúc với các chợ gia cầm và các biện pháp tự bảo vệ cá nhân khác

Đánh giá nguy cơ và tư vấn của WHO (WHO risk assessment and advice)

WHO đánh giá số ca nhiễm cúm A (H7N9) được xác định trong đợt dịch này tăng đột biến (sudden increases) so với cùng kỳ năm trước, số ca bệnh khởi đầu từ 01/10/2016 đến nay chiếm gần 1/3 số trường hợp bị nhiễm cúm A (H7N9) ở người tính từ năm 2013. Tuy nhiên, người nhiễm virus cúm A (H7N9) vẫn bình thường do đó đánh giá dịch tễ học và đặc tính của virus ở người gần đây nhất có vai trò quan trọng trong điều chỉnh các biện pháp can thiệp, kịp thời giảm thiểu nguy cơ. Hầu hết các ca bệnh ở người đều phơi nhiễm với vi rút cúm gia cầm A (H7N9) tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm, kể cả thị trường gia cầm sống.Từ khi virus tiếp tục được phát hiện ở động vật và môi trường, các chợ bán gia cầm sống vẫn hoạt động thì khả năng nhiễm cúm gia cầm ở người tiếp tục xảy ra. Bổ sung các ca bệnh ở người không thường xuyên cũng có thể được dự kiến trong tỉnh mà trước đó không bị ảnh hưởng vì có khả năng virus này lưu hành ở gia cầm ở các khu vực khác của Trung Quốc chưa bị phát hiện. Mặc dù cụm nhỏ các ca bệnh ở người (small clusters of human cases) phơi nhiễm với virus cúm A (H7N9) đã được báo cáo bao gồm cả những người liên quan đến nhân viên y tế, bằng chứng dịch tễ học và virus học hiện tại cho thấy virus này không có khả năng lan truyền bền vững (sustained transmission) giữa người với người do đó khả năng mức độ tiếp tục lây lan của cộng đồng được coi là thấp.


T
iêu hủy vịt nhiễm cúm gia cầm tại một trang trại ở Aomori, miền bắc Nhật Bản ngày 29/11/2016 (File ảnh Kyodo qua REUTERS)

WHO khuyến cáo du khách đến các nước đang có dịch cúm gia cầm nên tránh các trang trại gia cầm, tránh tiếp xúc với động vật tại các chợ gia cầm sống, tránh đi vào khu vực gia cầm bị giết mổ hoặc hạn chế tiếp xúc với bất kỳ bề mặt xuất hiện có nhiễm phân từ gia cầm hoặc gia súc khác;du khách cũng nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, thực hiện an toàn thực phẩm tốt và thực hành vệ sinh thực phẩm tốt. WHO không khuyến cáo sàng lọc đặc biệt tại các điểm nhập cảnh liên quan đến sự kiện này với du khách, cũng không đề nghị bất kỳ hạn chế thương mại hay du lịch.Như mọi khi, một chẩn đoán nhiễm với vi rút cúm gia cầm cần được xem xét ở những người có các triệu chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng trong khi đi du lịch trong hoặc ngay sau khi trở về từ một khu vực nơi cúm gia cầm là một mối quan tâm. WHO khuyến khích các nước tiếp tục tăng cường giám sát cúm bao gồm giám sát các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) và bệnh giống cúm (ILI) và phải cẩn thận xem xét bất kỳ biểu hiện bất thường, đảm bảo báo cáo dịch bệnh theo quy định IHR (2005) và tiếp tục hành động quốc gia chuản bị sức khỏe (national health preparedness actions). 

Ngày 23/02/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO, MOH, MARD, Reuter,
China CDC, South China morning post)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích