Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 7 2 9 8
Số người đang truy cập
1 1 5
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Một cậu bé được tiêm một mũi vaccine cúm tại một phòng khám chăm sóc sức khỏe ở Boston, Massachusetts, ngày 12/1/2013
WHO: Đại dịch cúm vẫn là mối đe dọa toàn cầu

Ngày 17/11/2016. GENEVA-Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Đại dịch cúm vẫn là mối đe dọa toàn cầu (WHO: Influenza Pandemic Remains Global Threat). WHO cảnh báo đại dịch cúm toàn cầu vẫn là một mối đe dọa thực smặc dù 10 năm qua đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc gia tăng nguồn cung cấp vaccine cúm trên khắp thế giới.

WHO thừa nhận năm 2006 các quốc gia đã có schuẩn bị tốt để đối phó với đại dịch cúm, thời điểm đó có những lo ngại về đại dịch cúm gia cầm H5N1 lan rộng toàn cầu. Ứng phó với đại dịch này, WHO đưa ra kế hoạch hành động toàn cầu (Global Action Plan_GAP) về vaccine cúm với 3 mục tiêu chính nhằm tăng cường sử dụng vaccine theo mùa dựa trên bằng chứng; gia tăng sản xuất vaccine như bảo vệ chống lại đại dịch và nâng cao năng lực quản lý ở các nước đang phát triển; thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các loại vaccine tốt hơn. Hiện nay sáng kiến ​​này đã kết thúc nhưng Marie-Paule Kieny, trợ lý Tổng giám đốcWHO về các hệ thống y tế và đổi mới cho biết sự chuẩn bị toàn cầu cho đại dịch cúm đã cải thiện đáng kể trong thập kỷ qua: "Chắc chắn chúng ta đã chuẩn bị tốt hơn cho một đại dịch cúm so với 10 năm trước đây nhưng không được để mất đà vì chúng ta vẫn đang phải đối mặt với mối đe dọa của một đại dịch cúm trong năm 2016".

Sản xuất được nhiều vaccine hơn (More vaccine production)

WHO cho biết năng lực sản xuất toàn cầu với vaccine đại dịch gia tăng với ước tính khoảng 1,5 tỷ liều trong 2006 lên 6, 2 tỷ liều vào năm ngoái, Kieny cho rằng trong khi đó là một thành tích ấn tượng thì "vẫn còn lâu mới đạt được một mục tiêu của GAP để chủng ngừa cho 70% dân số với2 liều vaccine, để đạt được điều đó chúng ta sẽ cần tới 10 tỷ liều". Bà lưu ý thời điểm năm 2006 chỉ có các nước giàu mới sản xuất được vaccine nhưng đến nay 14 quốc gia chủ yếu ở mức thu nhập trên trung bình đã có những bước tiến dài hướng tới sản xuất vaccine cho chính mình.Ngoài ra, bà cho biết số lượng các nước có chính sách tiêm chủng cúm quốc gia đã tăng từ 74 lên đến 115 cho đến nay “kể cả các quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn và một nước có thu nhập thấp”. William Ampofo, giáo sư đại học Ghana và là thành viên nhóm tư vấn GAP cho biết ông đã được khích lệ bởi những tiến bộ đạt được nhưng ông nói với VOA rằng ông thất vọng vì sự sáng tạo của GAP đã không dẫn đến việc gia tăng năng lực sản xuất vaccine ở châu Phi: "Là một phần của GAP, schuyển giao công nghệ đã cung cấp cho các nước đang phát triển, Nam Phi và Ai Cập là một phần của sáng kiến ​​này. Thật không may, việc chuyển giao công nghệ đã không dẫn đến năng lực sản xuất vaccine cúm như hiện nay". Tuy nhiên, ông cho biết thêm dịch bệnh Ebola ở Tây Phi đã cho thấy tiêm chủng là một công cụ hiệu quả chống lại một loại virus nguy hiểm và sản xuất một vaccine cúm trên lục địa này cần được xem xét nghiêm túc: "Do những gì xảy ra với Ebola ở các quốc gia, nhất là khu vực Tây Phi nên các bộ trưởng y tế hiện đang dành sự chú ý đến năng lực sản xuất vaccine trên lục địa châu Phi. Tuy nhiên, họ nhận ra điều đó rất khó khăn và cảm thấy một điều gì đó cần được bắt đầu".

Mùa cúm (Flu season)

Mùa cúm ở Bắc bán cầu bắt đầu từ tháng 12, cao điểm vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 và tiếp tục diễn biến đến tháng 4 hoặc 5. WHO ước tính mỗi năm có từ 3 đến 5 triệu ca nhiễm cúm dẫn đến 150.000-500.000 trường hợp tử vong. Một lượng lớn các virus hoặc các type virus cúm đang lưu hành trong các loài chim hoang dã và nội địa, chỉ có 3 loại virus đang lưu hành ở người: cúm A (H1N1), một biến thể cúm A (H3N2) và một loại virus cúm B. Các loại vaccine cũ được gọi là vaccine "tam giá" (trivalent) được chủng ngừa để bảo vệ chống lại 3 loại virus cúm này. Wenqing Zhang, nhà khoa học tại Khoa dịch bệnh và đại dịch của WHO cho biết các virus cúm thay đổi liên tục, một type thay đổi "dịch chuyển kháng nguyên" (antigenic drift) dẫn đến những thay đổi nhỏ trong gen của virus cúm. Cách thứ hai, "sự thay đổi kháng nguyên" (antigenic shift) bao gồm một sthay đổi lớn đột ngột. Bà nói: "Với một type thay đổi dịch chuyển kháng nguyên sẽ gây ra một đại dịch và nếu có sự thay đổi kháng nguyên sau đó sẽ có một đại dịch do virus tiến hóa không ngừng nên nguy cơ đại dịch cúm là sự thực, đại dịch có thể là ngày mai hoặc trong 5 năm tới, có thể nhẹ như đại dịch H1N1 năm 2009 hoặc có thể là một đại dịch rất nghiêm trọng như năm 1918". Trong thập niên 1920s, các nhà khoa học ước tính 21,5 triệu người đã chết như hậu quả đại dịch cúm 1918-1919, những đánh giá gần đây đã dự báo số người chết từ 50 đến 100 triệu người.

 

 

Ngày 23/11/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ voanews.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích