Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 5 4 3 8
Số người đang truy cập
4 2 2
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Virus đột biến gây bệnh giống bại liệt ở Hoa Kỳ
Căn bệnh giống bại liệt đang đe dọa trẻ em ở Hoa Kỳ?

Ngày 5/10/2016. CNN Health. Căn bệnh giống bại liệt đang đe dọa trẻ em ở Hoa Kỳ là gì? (What is the polio-like illness paralyzing US children?). Bệnh bại liệt là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao dẫn đến liệt thậm chí là tử vong nhưng may mắn thay phần lớn trẻ em hiện nay không còn bị mắc vi-rút này và nó bị loại trừ khỏi Hoa Kỳ từ năm 1979.

Tuy nhiên, trong tuần qua Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) báo cáo về sự gia tăng đột biến một căn bệnh giống bại liệt bí ẩn được xác định trong gần như một nửa tất cả các bang của quốc gia này trong năm nay. Theo CNN, từ ngày 1/1 tới 31/8/2016 có 50 người trong 24 bang được chẩn đoán là viêm tủy sống liệt mềm cấp tính (acute flaccid myelitis_AFM) chủ yếu là trẻ em. Giống bệnh bại liệt, AFM ảnh hưởng tới hệ thần kinh của cơ thể nhất là tủy sống và gây ra bại liệt, không giống như bệnh bại liệt chưa có vắc-xin cho AFM. Điều chúng ta đã biết, hội chứng AFM lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 8/2014 đến cuối năm đó 120 người đã được chẩn đoán trong 34 bang, trong năm 2015 có 21 người được chẩn đoán ở 16 bang và các ca được chẩn đoán trong tháng 9 năm nay sẽ được báo cáo vào cuối tháng 10/2016. Điều chúng ta chưa biết là nguyên nhân chính xác của bệnh này, mặc dù các nhà khoa học nghĩ rằng chủ yếu có thể là do nhiễm vi-rút, theo US CDC những thủ phạm tiềm năng khác bao gồm nhiễm độc môi trường, các rối loạn gen và hội chứng Guillain-Barré. TS. Kevin Messacar, bác sĩ truyền nhiễm nhi khoa và nghiên cứu viên tại Bệnh viện Nhi Colorado cho biết: “Đây là một căn bệnh rất hiếm gặp nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải cẩn thận với nó vì nó có hậu quả lâu dài và nguy cơ tàn tật cao”.

 


Hình 2

What is acute flaccid myelitis? (Hội chứng AFM là gì?)

TS. Manisha Patel, trưởng nhóm AFM tại US CDC và bác sĩ nhi khoa cho biết: “Điều đáng chú ý đối với AFM là nó xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như tứ chi yếu ớt, mặt ủ rũ, khó nuốt và khó nói chuyện. AFM là một chứng bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nguyên nhân phổ biến nhất là bại liệt nhưng cũng có thể là do các enterovirus, những vi-rút hoành hành rất rộng rãi tại Hoa Kỳ và các nước khác”. Có một điều khá chắc chắn là khi các ca bệnh AFM ban đầu được báo cáo vào năm 2014, nhiều bác sĩ tin rằng nó có liên quan tới một dịch bệnh Enterovirus D68, một vi-rút đường hô hấp khiến hàng trăm trẻ em nhập viện. Messacar cho biết: “Điều chúng tôi nhận thấy là đa số các trẻ em đều bị sốt và mắc các chứng bệnh hô hấp, 5 ngày sau chúng sẽ phát triển đau ở tứ chi, sau đó là yếu ớt”. Messacar và các đồng nghiệp của ông đã theo dõi 12 bệnh nhân AFM của bệnh viện của họ từ năm 2014 và cho biết phần lớn các bệnh nhân đã cải thiện rất nhiều so với ban đầu họ được đưa vào phòng cấp cứu, nhưng đa số vẫn tiếp tục bị tàn tật ở một số mức độ nhất định: “Điều quan trọng là hiểu được rằng có nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau của căn bệnh này”. Một mặt bạn thấy biểu hiện bệnh nhẹ ở một bộ phận xa trung tâm cơ thể (như tay, chân), mặt khác bạn thấy những trẻ em mất khả năng tự thở và biểu hiện bại liệt hoàn toàn ở tay và chân chúng. Patel và Messacar đồng ý là chưa có liệu pháp điều trị hiệu quả được chứng minh nào, cả 2 bác sĩ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận diện các dấu hiệu sớm của AFM và tìm kiếm sự chăm sóc càng sớm càng tốt.

Theo trang web của US CDC: “Một bác sĩ có thể chỉ ra sự khác nhau giữa AFM và các bệnh khác với việc kiểm tra kỹ hệ thần kinh, nhìn vào vị trí của vùng cơ thể bị bệnh, trương lực (tone) và các phản ứng của cơ. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể rất hữu ích trong việc chẩn đoán các ca AFM, cuối cùng bằng việc kiểm tra dịch não tủy (CSF-chất dịch chảy xung quanh não và tủy sống) các bác sĩ có thể kiểm tra để phát hiện AFM”. Hiện vẫn chưa có liệu pháp chữa khỏi AFM, việc điều trị chỉ tập trung vào lạm nhẹ bớt các triệu chứng.


Hình 3

Chúng ta có nên lo lắng? (How worried should you be?)

Patel cho biết: “US CDC luôn luôn lo lắng khi có một chứng bệnh nguy hiểm đe dọa tới công chúng, đặc biệt là nó đang ảnh hưởng tới trẻ em. Chúng tôi đang kiểm tra kỹ lưỡng các nguyên nhân gây ra bệnh này và điều có thể khiến ai đó gặp nguy hiểm vì AFM”. Trong khi đó, Patel khuyến khích thực hiện cái mà bà gọi là “các chiến lược phòng bệnh chung” như rửa tay với xà phòng và nước, tiêm chủng và ngăn ngừa bị muỗi đốt. Tại sao điều này lại quan trọng? Theo CDC, AFM cũng từng được cho là có liên quan tới vi-rút West Nile và các vi-rút khác trong gia đình đó; cụ thể là viêm não Nhật Bảnviêm não Saint Louis, chưa có mối liên hệ nào giữa AFM và vi-rút Zika. Messacar cho biết có một số thông tin tốt lành ở đây: “Các enterovirus có xu hướng xuất hiện ở cuối mùa hè và đầu mùa thu và biến mất vào mùa đông vì vậy chúng tôi hy vọng các ca AFM sẽ giảm dựa theo dịch tễ học của các enterovirus. Chúng tôi hiểu biết về căn bệnh này nhiều hơn hồi 2014 nhưng vẫn cần tìm hiểu nhiều hơn nữa, quá trình này diễn ra chậm nhưng vẫn đang đạt được những tiến bộ nhất định”.

Ngày 11/10/2016
CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Biên dịch từ CNN Health)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích