Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 1 9 7 1 6 5
Số người đang truy cập
1 5 8
 Tin tức - Sự kiện Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới (WMD) năm 2016: Hướng tới mục tiêu không còn sốt rét

Ngày 25 tháng 4 là ngày sốt rét thế giới (World Malaria Day_WMD), hưởng ứng WMD năm 2016 chương trình quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét tổ chức lễ phát động phòng chống sốt rét tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa-một trong những “điểm nóng” sốt rét của khu vực miềnTrung-Tây Nguyên cũng như cả nước.

 

Cùng với lễ phát động này, các tỉnh trong khu vực cũng như nhiều tỉnh có sốt rét lưu hành trong nước đều chọn một huyện trọng điểm sốt rét tổ chức chiến dịch ra quân phòng chống sốt rét nhân WMD nhằm tiếp tục đẩy lùi cănbệnh này và hướng tới một một mục tiêu xa hơn là loại trừ sốt rét vào năm 2030. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngày Thế giới phòng chống sốt rét (WMD) năm 2016 hướng tới mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030 với chủ đề: “Chấm dứt hoàn toàn bệnh sốt rét” (End Malaria For Good), không chỉ kế thừa những thành quả lớn lao của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) năm 2015 mà còn hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030, giảm tới 90% số mắc sốt rét và số chết sốt rét trên toàn thế giới, theo đó WMD sẽ là một sự kiện thúc đẩy để loại trừ bệnh sốt rét.

 
Tình hình sốt rét thế giới năm 2015 khả quan nhưng đầy thách thức

Bức tranh toàn cảnh sốt rét thế giới và Việt Nam

Trên thế giới theo báo cáo đánh giá của WHO, từ năm 2000 tỷ lệ tử vong sốt rét đã giảm 72% ở khu vực châu Mỹ, giảm 65% tại khu vực Tây Thái Bình Dương và giảm 64% ở khu vực Đông Địa Trung Hải. Hầu như 90% gánh nặng sốt rét toàn cầu tập trung ở châu Phi nhưng WHO cho biết khu vực này vẫn ghi nhận những tiến bộ ấn tượng khi 15 năm qua tử vong sốt rét giảm 66%, trong đó 71% ở trẻ em dưới 5 tuổi. Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ nhưng cuộc chiến chống sốt rét vẫn còn nhiều thách thức, theo WHO trên thế giới khoảng 3,2 tỷ người-gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc sốt rét. Trong năm 2015, ước tính khoảng 214 triệu ca sốt rét mắc mới, trong đó có 438.000 trường hợp tử vong. 15 quốc gia chủ yếu là châu Phi, chiếm 80% số ca mắc sốt rét và tử vong sốt rét toàn cầu.

 
 

Tại Việt Nam trong 5 năm gần đây (2011-2015) các chỉ số sốt rét giảm dần qua các năm và tình hình sốt rét cũng được cải thiện đáng kể so với nhiều giai đoạn trước đây, theo báo cáo của Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương số bệnh nhân sốt rét (BNSR) từ 45.588 (năm 2011) xuống còn 19.252 (năm 2015), giảm 57,8%; tỷ lệ BNSR/1000 dân số chung giảm 59,9% sau 5 năm. Số ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) từ 16.612 (năm 2011) xuống còn 9.331 (năm 2015), giảm 43,9%; tỷ lệ KST/1000 dân số chung giảm còn 0,14. Số tử vong sốt rét (TVSR) từ 14 (năm 2011) xuống còn 3 (năm 2015) giảm 78,6%. 45/63 tỉnh/thành phố không có tử vong sốt rét và 63/63 tỉnh/thành không có dịch sốt rét xảy ra. Ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên là trọng điểm sốt rét của cả nước tình hình sốt rét cũng giảm mạnh trong 5 năm (2011-2015), BNSR giảm 53,78% (7.644/16.539); KSTSR giảm 42,71% (6.501/11.348); sốt rét ác tính (SRAT) giảm 84,38% (15/96); TVSR giảm 5 ca (1/6), không có dịch sốt rét xảy ra.

 
Chiến dịch ngăn chặn dịch sốt rét tại vùng trọng điểm

Mặc dù sốt rét giảm sâu nhưng chưa thật sự mang tính bền vững, số ca mắc và tử vong sốt rét vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước thuộc khu vực Nam bộ-Lâm Đồng. Nguyên nhân tình hình sốt rét giảm thấp bên cạnh tác hiệu quả các biện pháp tác động của Chương trình quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét (phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi, tẩm màn phòng chống muỗi đốt, điều trị bệnh nhân sốt rét và bảo vệ người lành khi vào vùng sốt rét) còn phải kể đến sự thay đổi rất lớn của môi trường sống của muỗi sốt rét so với trước đây do diện tích rừng bị thu hẹp. Hình thái sốt rét hiện nay chủ yếu là phơi nhiễm ở nhóm dân di biến động khó kiểm soát trong các vùng có sốt rét lưu hành nặng thường là những vùng rừng núi như dân đi rừng, ngủ rẫy/làm rẫy, dân di cư tự do hoặc giao lưu biên giới… Còn ở các vùng dân cư ổn định thường nằm theo các trục lộ giao thông liên thôn, liên xã, liên huyện hầu như không còn sốt rét lan truyền tại chỗ nên việc kiểm soát sốt rét ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào các nhóm dân di biến động, các khu vực dân cư sống ở vùng sâu/vùng xa thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng (vùng đồng bào dân tộc thiểu số), các vùng biên giới và hải đảo có sự hiện diện của vector sốt rét.

 
Sốt rét chủ yếu phơi nhiễm ở các nhóm dân di biến động khó kiểm soát

Chiến lược kỹ thuật sốt rét toàn cầu 2016-2030 và những mục tiêu đầy tham vọng

Tuy nhiên WHO cho biết chưa đầy một năm sau khi “Chiến lược kỹ thuật sốt rét toàn cầu 2016-2030” (Global Technical Strategy for Malaria 2016-2030) được Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) thông qua tháng 5/2015 cung cấp một khuôn khổ kỹ thuật cho tất cả các nước lưu hành sốt rét, hướng dẫn và hỗ trợ các chương trình khu vực cũng như quốc gia hành động hướng tới phòng chống và loại trừ sốt rét. Chiến lược đặt mục tiêu đầy tham vọng nhưng khả thi bao gồm giảm tỷ lệ mắc mới bệnh sốt rét ít nhất 90%, giảm tỷ lệ tử vong sốt rét ít nhất 90%, loại trừ sốt rét ít nhất ở 35 quốc gia vào năm 2030 và ngăn chặn sốt rét “quay trở lại” ở tất cả các nước không còn sốt rét. Chiến lược này là kết quả của một quá trình tham vấn rộng rãi kéo dài 2 năm liên quan đến sự tham gia của hơn 400 chuyên gia kỹ thuật từ 70 nước thành viên dựa trên 3 cơ sở chính là đảm bảo tiếp cận phổ cập đến phòng chống sốt rét, chẩn đoán và điều trị; đẩy mạnh các nỗ lực nhằm loại trừ và đạt được tình trạng không còn sốt rét miễn phí (malaria-free status) và chuyển giám sát sốt rét thành một can thiệp cốt lõi. Chương trình sốt rét toàn cầu (GMP) phối hợp với các nỗ lực của WHO nhằm phòng chống và loại trừ sốt rét bằng cách thiết lập truyền thông và thúc đẩy thông qua các chỉ tiêu dựa trên bằng chứng, chính sách, chiến lược kỹ thuật và các hướng dẫn; giữ số điểm độc lập về tiến bộ trên toàn cầu; phát triển các cách tiếp cận để xây dựng năng lực, tăng cường hệ thống và giám sát; xác định các mối đe dọa đến phòng chống và loại trừ sốt rét cũng như các khu vực mới để hành động. GMP được hỗ trợ và tư vấn bởi Ủy ban Tư vấn chính sách sốt rét (MPAC) với một nhóm 15 chuyên gia sốt rét toàn cầu, có nhiệm vụ họp mỗi năm hai lần cung cấp tư vấn độc lập tới WHO để phát triển các khuyến nghị chính sách phòng chống và loại trừ sốt rét, cung cấp tư vấn chiến lược và đầu vào kỹ thuật, mở rộng tất cả các khía cạnh phòng chống và loại trừ sốt rét như một phần của quá trình thiết lập chính sách minh bạch, đáp ứng và đáng tin cậy.

 
 

WHO sẽ phát hành một báo cáo nhân ngày sốt rét thế giới (World Malaria Day report) cho thấy những mục tiêu này mặc dù tham vọng nhưng có thể đạt được. Theo báo cáo của WHO, trong năm 2015 tất cả các nước trong khu vực châu Âu của WHO lần đầu tiên thông báo không có trường hợp mắc sốt rét bản địa (zero indigenous cases of malaria), giảm từ 90.000 trường hợp so với năm 1995. Bên ngoài khu vực này, 8 quốc gia báo cáo không có ca bệnh sốt rét (zero cases of the disease) trong năm 2014 bao gồm Argentina, Costa Rica , Iraq, Morocco, Oman, Paraguay, Sri Lanka và United Arab Emirates. 8 quốc gia khác, mỗi quốc gia có ít hơn 100 trường hợp và thêm 12 quốc gia báo cáo giữa 100 và 1000 trường hợp sốt rét bản địa (indigenous malaria cases) trong năm 2014. Chiến lược kỹ thuật chống sốt rét toàn cầu 2016-2030 của WHO cũng kêu gọi loại bỏ lây truyền bệnh sốt rét ở ít nhất 10 quốc gia vào năm 2020 và tổ chức này ước tính 21 quốc gia đang ở trong phạm vi đạt được các mục tiêu này bao gồm cả 6 quốc gia khu vực châu Phi, nơi mà gánh nặng sốt rét được coi là bậc nhất thế giới bao gồm Algeria, Botswana, Cape Verde, Comoros, Nam Phi và Swaziland.

 
Sử dụng màn tẩm hóa chất (ITNs) là biện pháp phòng chống sốt rét quen thuộc ở Việt Nam

Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng chống sốt rét

Tiến sĩ Pedro Alonso, Giám đốc Chương trình sốt rét toàn cầu của WHO cho biết: "Báo cáo của WHO hoan nghênh và làm nổi bật các quốc gia đang trên lộ trình loại trừ sốt rét, đồng thời nhấn mạnh những nhu cầu cấp thiết đầu tư sốt rét nhiều hơn nhất là ở khu vực châu Phi,cứu lấy mạng sống là ưu tiên hàng đầu của WHO".Các tiến bộ đã thông qua việc sử dụng các công cụ lõi kiểm soát bệnh sốt rét đã được triển khai rộng rãi trong thập kỷ qua như phun tồn lưu hóa chất trong nhà (Indoor spraying with residual insecticides),màn tẩm hóa chất diệt (Insecticide-treated mosquito nets_ITNs), xét nghiệm chẩn đoán nhanh (Rapid Diagnosis Tests) RDTs) và các liệu pháp kết hợp artemisinin (Artemisinine-based Combination Therapies_ACTs). Màn tẩm hóa chất diệt tồn lưu lâu dài (LLINs) là hình thức thích hợp của ITNs cho các chương trình y tế công cộng,ở hầu hết các nơi, WHO khuyến cáo bao phủ LLIN miễn phí cho tất cả những người có nguy cơ mắc bệnh sốt rétcách chi phí hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu đề ra cùng với các chiến lược truyền thông thay đổi hành vi hiệu quả là cần thiết để đảm bảo cho tất cả những người có nguy cơ mắc sốt rét ngủ trong màn LLIN mỗi đêm và màn ngủ được duy trì đúng cách. Phun tồn lưu hóa chất trong nhà (IRS) nhanh chóng làm giảm sự lan truyền bệnh sốt rét và có hiệu quả cao khi ít nhất 80% số nhà trong khu vực đạt mục tiêu được phun trong vòng 3-6 tháng tùy thuộc loại hóa chất diệt côn trùng được sử dụng và các loại bề mặt phun. Các loại thuốc sốt rét cũng có thể được sử dụng để phòng ngừa bệnh sốt rét, đối với du khách có thể sử dụng hóa điều trị dự phòng (chemoprophylaxis) giúp ngăn chặn nhiễm sốt rét giai đoạn trong máu (blood stage of malaria infections), từ đó ngăn ngừa bệnh sốt rét. WHO khuyến cáo điều trị dự phòng cách quãng với sulfadoxine-pyrimethamine bảo vệ phụ nữ thai kỳ đầu sống ở các vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng. Trẻ em sống ở các vùng sốt rét lưu hành nặng của Châu Phi, 3 liều điều trị dự phòng cách quãng với sulfadoxine-pyrimethamine được khuyến nghị cùng với tiêm chủng định kỳ. WHO khuyến cáo hóa dự phòng sốt rét theo mùa (seasonal malaria chemoprevention) như một chiến lược phòng chống sốt rét bổ sung cho khu vực Sahel của châu Phi liên quan đến việc sử dụng liệu trình amodiaquine hàng tháng cộng với sulfadoxine-pyrimethamine cho tất cả trẻ em dưới 5 tuổi trong mùa lan truyền sốt rét.

 
Mặc dù các chỉ số sốt rét giảm nhưng miền Trung-Tây Nguyên vẫn là trọng điểm sốt rét của cả nước

Cam kết chính trị mạnh mẽ đi đôi với nguồn tài trợ là rất quan trọng

"Công nghệ mới phải đi tay trong tay với cam kết chính trị và tài chính vững mạnh", Tiến sĩ Alonso cho biết thêm. Lãnh đạo mạnh mẽ của chính phủ các nước bị ảnh hưởng là then chốt, chính phủ phải tăng cường giám sát các trường hợp để xác định những khoảng trống trong vùng phủ sóng và được chuẩn bị để có hành động dựa trên những thông tin nhận được, khi các quốc gia tiếp cận loại trừ sốt rét, khả năng phát hiện và quản lý bất kỳ mỗi trường hợp nhiễm bệnh ngày càng trở nên quan trọng. Theo WHO tiếp cận các mục tiêu của "Chiến lược kỹ thuật toàn cầu" sẽ đòi hỏi một sự gia tăng đáng kể toàn cầu và trong nước tài trợ từ từ 2,5 tỷ USD kinh phí hàng năm hiện có lên 8,7 tỷ USD vào năm 2030, để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi các quốc gia cần có định hướng can thiệp hợp lý, thiện chí và sự ủng hộ chính trị bền vững và tăng gấp 3 các khoản đầu tư toàn cầu cho cuộc chiến chống lại căn bệnh này.

 
Các nhà lãnh đạo thế giới cam kết trong cuộc chiến chống sốt rét

Từ những cam kết mạnh mẽ của chính phủ và Bộ Y tế (MOH), Việt Nam là một trong số ít quốc gia được WHO đánh giá cao trong nỗ lực thực hiện Chiến lược kỹ thuật sốt rét toàn cầu (Global Technical Strategy for Malaria) của WHO giai đoạn 2016-2030 là một trong những quốc gia thực hiện “Chiến lược loại trừ sốt rét tại các nước Tiểu vùng sông Me Kong (GMS) 2015-2030”; đồng thời đang xây dựng kế hoạch hành động quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2030 cùng với Dự án “Tăng cường phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao, nâng cao năng lực và tính bền vững của chương trình phòng chống sốt rét quốc gia giai đoạn 2016-2017” do Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và sốt rét (The Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis and Malaria) tài trợ sẽ là cơ hội hướng đến loại trừ sốt rét vào năm 2030 như đã cam kết với WHO.

 
 

Để thực hiện những mục tiêu tham vọng này, hiện nay Dự án quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét đang tập trung nguồn lực cho các khu vực trọng điểm sốt rét, vùng sốt rét kháng thuốc (miền Trung-Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ), các địa phương khó khăn về ngân sách; các lĩnh vực ưu tiên như bảo vệ người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành bằng các biện pháp phun tẩm hóa chất diệt muỗi, cung cấp thuốc điều trị, cung cấp vật tư dụng cụ phòng chống sốt rét, duy trì hoạt động các điểm kính hiển vi, giáo dục truyền thông phòng chống sốt rét, đối ứng cho các dự án tài trợ quốc tế về phòng chống sốt rét theo yêu cầu của nhà tài trợ. Triển khai các hoạt động tiến tới loại trừ sốt rét tại một số tỉnh có tỷ lệ sốt rét thấp, đảm bảo hiệu quả các nguồn lực đầu tư vàđạt các chỉ tiêu hàng năm về phòng chống sốt rét. Kinh phí hoạt động chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét ở Việt Nam bao gồm các nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí ủy quyền từ các địa phương, nguồn kinh phí hỗ trợ từ các dự án quốc tế.

 
 

Hướng tới mục tiêu không còn sốt rét

Mục tiêu trong giai đoạn 2016-2030 của WHO là tiêu diệt căn bệnh này trong ít nhất 10 nước cho đến năm 2020 như "Chiến lược kỹ thuật sốt rét toàn cầu" kêu gọi loại trừ những nguồn lây lan bệnh sốt rét trong 10 quốc gia đến 2020,  WHO ước tính rằng sẽ có 21 nước có khả năng đạt được mục tiêu này bao gồm cả 6 nước châu Phi, nơi bệnh sốt rét nghiêm trọng nhất. Năm 2016 mới là năm đầu tiên thực hiện SDGs nhưng với những góc nhìn khả quan về tình hình sốt rét ở Việt Nam cũng như thế giới, lộ trình hướng tới không còn sốt rét vào năm 2030 là khả thi khi còn 15 năm nữa để đạt được những mục tiêu đề ra mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức.

 
 

Theo đó, chủ đề cho WMD năm 2016 “Chấm dứt hoàn toàn bệnh sốt rét” (End Malaria For Good) như một tiếng kèn xung trận ngay từ điểm thời điểm khởi đầu. Sự kiện tổ chức lễ phát động ra quân phòng chống sốt rét nhân ngày thế giới phòng chống sốt rét của khu vực miền Trung-Tây Nguyên cũng như cả nước tại huyện Khánh vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đã thể hiện quyết tâm phấn đấu đạt được những mục tiêu phòng chống và loại trừ sốt rét không chỉ cho năm 2016 mà cả gia đoạn 15 năm hướng tới Việt Nam không còn sốt rét vào năm 2030.

Ngày 26/04/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Ngày sốt rét thế giới 25-4-2009 (The World Malaria Day- 25 April, 2009)
Kế hoạch triển khai phát động công tác phòng chống sốt rét nhân Ngày Sốt rét thế giới 25-4-2009 tại các tỉnh/thành phố trong nước
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày cả thế giới cùng nỗ lực phòng chống sốt rét
Ngày 25 tháng 4 - Ngày Thế giới Phòng chống sốt rét
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích