Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 6 3 1 4
Số người đang truy cập
3 3 9
 Tin tức - Sự kiện Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Tiến đến ngày sốt rét thế giới 25-04-2014

Ngày sốt rét thế giới (World Malaria Day), 25-4-2014 ở Việt Nam được tổ chức tại huyện krôngpa-một “điểm nóng” sốt rét của tỉnh Gia Lai, của khu vực miền Trung-Tây Nguyên cũng như cả nước. Tiến đến ngày sốt rét thế giới chúng tôi xin điểm lại chủ đề và những hiểu biết cần thiết về sự kiện trọng đại này ở nước ta cũng như trên thế giới.

Đầu tư cho tương lai, đánh bại sốt rét (Invest in the future. Defeat malaria)

Các nổ lực toàn cầu trong cuộc chiến phòng chống và loại trừ sốt rét đã cứu sống ước tính khoảng 3.3 triệu mạng sống từ năm 2000, giảm đi tỷ lệ tử vong do sốt rét trên toàn cầu đến 42% và 49% ở các quốc gia châu Phi. Các cam kết về mặt chính trị gia tăng ngày càng nhiều và mở rộng thêm ngân sách để làm giảm tỷ lệ mắc mới trên phạm vi toàn cầu đến 25% và 31% tại châu Phi. Sốt rét vẫn cướp đi khoảng 627.000 mạng người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi tại khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi. Năm 2013, 97 quốc gia vẫn còn tiếp tục lan truyền sốt rét.

Mỗi năm, hơn 200 triệu ca xảy ra, hầu hết số ca này là mới và chưa bao giwof được xét nghiệm và ghi nhận. Việc kháng thuốc do ký sinh trùng và kháng hóa chất do muỗi đã đe dọa các thành quả trong thời gian gần đây. Nếu thế giới vẫn tiếp tục duy trì và gia tăng tiến trình chống lại sốt rét đi cùng với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Millennium Development Goal (MDG) 6 và đảm bảo rằng đạt được các mục tiêu MDGs 4 và 5, cung cấp thêm ngân sách là vấn đề cần thiết. Chủ đề ngày sốt rét năm 2014 và 2015 chính là Đầu tư cho tương lai, đánh bại sốt rét (Invest in the future. Defeat malaria).

 

Mục đích: Tăng cam kết chống lại sốt rét (Goal: Energize commitment to fight malaria)

Ngày Sốt rét thế giới (World Malaria Day) được Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) xây dựng thông qua các bang thành viên của WHO trong Hội đồng y tế thế giới 2007 (World Health Assembly of 2007). Đây là một dịp để chỉ ra sự cần thiết phải tiếp tục đầu tư và duy trì cam kết về mặt chính trị trong phòng bệnh sốt rét cũng như công tác phòng chống có hiệu quả. Đây cũng là một cơ hội:

· Đối với các quốc gia trong vùng bị ảnh hưởng bởi sốt rét rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình và hỗ trợ cho các nỗ lực khác tiếp tục;

· Đối với các nhà tài trợ mới tham gia vào như một đối tác toàn cầu chống lại sốt rét;

· Đối với các viện nghiên cứu và viện hàn lâm để có dịp trình bày các thành tựu khoa học đến các chuyên gia và công chúng;

· Đối với các đối tác quốc tế, các công ty và hiệp hội trình bày các nỗ lực cũng như tiếp tục đưa ra các biện pháp can thiệp quy mô lớn hơn.

Ngày 25.04 hàng năm đã làm tăng thêm sự hiểu biết hay kiến thức về căn bệnh sốt rét – rằng căn bệnh này có thể chữa được và có thể phòng bệnh được. Mục đích ngày SR thế giới là cung cấp sự hiểu biết và thông tin giáo dục về sốt rét như tai họa toàn cầu mà đó là căn bệnh có thể phòng và trị được. Để biết thêm thông tin, bạn có thể xem thêm trên các trang Mobilising for Malaria website và World Malaria Day website. Website của Global Fund to Fight AIDS, TB and Malaria cũng có một công cụ hình ảnh hữu ích về chống lại căn bệnh này.

Cách nay 2 năm, chủ đề Ngày Sốt rét thế giới 25.4.2012 với “Giữ vững thành quả, cứu lấy mạng sống, đầu tư cho sốt rét” “Sustain Gains. Save Lives. Invest in Malaria” . Chủ đề trên như một thông điệp hay khẩu hiệu bao trùm, mà trong đó các đối tác được mời tham gia thêm vào, đưa ra khẩu hiệu của chính mình tương ứng với các lĩnh vực đặc biệt cụ thể mà họ quan tâm hay cam kết cũng như các bên tham gia vào công tác phòng chống sốt rét. Dưới đây là tập hợp các ý kiến dựa trên chứng cứ mà các đối tác được khuyến khích đưa ra cùng với các trích dẫn và các nguồn tài liệu khác được liệt kê ở cuối tài liệu.

 

Các nỗ lực từ các quốc gia và cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn bệnh sốt rét đang tiếp tục được thực hiện. Nhờ sự mở rộng của các biện pháp can thiệp một cách nhanh chóng đã cứu sống nhân loại mà chúng ta có thể thấy được qua số ca mắc và tử vong giảm đi một cách bền vững trên phạm vi toàn cầu trong suốt 5 năm qua. Trong thập kỷ qua,chỉ tính riêng tỉ lệ tử vong sốt rét ở châu Phi đã giảm xuống còn 1/3, trong khi đó 35/53 quốc gia ngoài châu Phi đang bị ảnh hưởng bởi sốt rét cũng đã thành công làm giảm hơn 50% tỉ lệ tử vong. Những thành tựu đạt được mặc dù rất đáng khích lệ, song cũng rất mong manh. Vì vậy, điều sống còn là cần phải duy trì và tăng cường các nỗ lực bằng sự kết hợp ý chí chính trị ngày càng mạnh mẽ trong và ngoài nước, đầu tư cơ bản và hỗ trợ cho các nghiên cứu đang thực hiện và phát triển các phương pháp và công cụ mới, hiệu quả hơn để chống lại các mối đe dọa đang nổi lên như tình trạng kháng thuốc và kháng hóa chất.

Khoảng một nửa dân số trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Đây là một căn bệnh có thể ngăn ngừa và có thể điều trị được, nhưng cứ mỗi một phút phút nó vẫn cướp đi sinh mạng của 1 đứa trẻ. Hơn 90% trường hợp tử vong sốt rét nằm ở châu Phi. Chỉ cần tăng cường các nỗ lực ngăn chặn sốt rét, kể cả mở rộng mức độ bao phủ cung cấp màn chống muỗi cho toàn dân, chúng ta sẽ cứu sống ước tính khoảng 3 triệu trẻ em châu Phi tính đến năm 2015. Nhiều trường hợp có thể được cứu sống nhờ phối hợp các biện pháp đã được minh chứng và công cụ cải tiến trong phòng chống sốt rét, bao gồm cả các biện pháp phòng bệnh hiệu quả, chẩn đoán chính xác và kịp thời, cũng như điều trị ca bệnh bằng thuốc đặc hiệu đáng tin cậy. Công tác phòng chống sốt rét thành công có tác động mạnh mẽ đối với sức khỏe, năng suất và an sinh của người dân sống trong vùng nguy cơ sốt rét. Chúng ta không chỉ cứu lấy mạng sống của họ mà còn giúp họ thúc đẩy sự tiến bộ hướng tới các mục tiêu phát triển quan trọng khác như nâng cao tỉ lệ sống sót của bà mẹ và trẻ em, cải thiện sức khỏe cho người đang sống cùng với HIV, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học và chống lại đói nghèo.

Các công cụ phòng chống sốt rét mang lại cho chúng ta một số các biện pháp y tế can thiệp có hiệu quả kinh tế nhất trên thế giới hiện nay.Chẳng hạn, màn chống muỗi tẩm hóa chất (ITNs) là biện pháp đơn giản ít tốn kém nhưng được chứng minh là giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em hơn 20% và giảm 50% số ca mắc sốt rét. Các nghiên cứu cho thấy 96% người dân có màn chống muỗi đã sử dụng chúng.

 

Tác động của bệnh sốt rét đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế là vô cùng to lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các gia đình, doanh nghiệp và quốc gia. Theo ước tính, sốt rét tác động tiêu cực đến 1,3% của chỉ số GDP tớiở các nước chịu gánh nặng quan trọng do sốt rét. Ngược lại, các doanh nghiệp ở châu Phi đầu tư vào hoạt động phòng chống sốt rét đã thấy được hiệu quả đầu tư có ý nghĩa với tỉ lệ giảm thấp đáng kể về tình trạng bệnh tật và tình trạng học sinh bỏ học. Một nghiên cứu cho thấy nội suất sinh lợi (IRR) hàng năm, trung bình là 28%. Nhiều quốc gia có sốt rét lưu hành tăng cường chi phí từ quốc gia vào các nỗ lực phòng chống căn bệnh này: có đến 42 quốc gia đã nâng mức chi phí lên khoảng 1000 đô la Mỹ bình quân đầu người từ giữa năm 2000 - 2010. Nhưng vẫn cần chi phí đàu tư hơn nữa, nếu sẵn sàng chi 1% ngân sách quốc gia của các nước có sốt rét lưu hành dành cho công tác phòng chống sốt rét thì sẽ có đến 75 quốc gia có thể cung cấp đủ màn tẩm hóa chất cho người dân có nguy cơ mắc bệnh.

Cần phải duy trì nhiệm vụ quốc gia và quốc tế về tăng cường các biện pháp phù hợp chi phí-hiệu quả đã được kiểm chứng nhằm ngăn chặn, chẩn đoán và điều trị sốt rét. Nếu không, chúng ta có nguy cơ đảo ngược lại những thành tựu có được ngày nay và đánh mất nhiều sinh mạng hơn do căn bệnh vốn dĩ có thể ngăn chặn và điều trị được này. Các nỗ lực phòng chống sốt rét đang được tăng cường vẫn đang được đầu tư. Đầu tư tiếp tục trong phòng chống sốt rét hôm nay sẽ thúc đẩy các quốc gia có sốt rét lưu hành hướng đến không còn ca tử vong nào nữa vào năm 2015 và đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ. đặc biệt điều này liên quan đến cải thiện sức khỏe và tác động đến sự sống còn của các bà mẹ và trẻ em,xóa bỏ đói nghèo và tăng cường tiếp cận giáo dục cho cọng đồng.

 

 

Ngày 14/04/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, TS. Nguyễn Văn Chương,
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Ngày sốt rét thế giới 25-4-2009 (The World Malaria Day- 25 April, 2009)
Kế hoạch triển khai phát động công tác phòng chống sốt rét nhân Ngày Sốt rét thế giới 25-4-2009 tại các tỉnh/thành phố trong nước
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày cả thế giới cùng nỗ lực phòng chống sốt rét
Ngày 25 tháng 4 - Ngày Thế giới Phòng chống sốt rét
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích