Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 3 1 4 6
Số người đang truy cập
6 2 1
 Tin tức - Sự kiện Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Chủ đề ngày sốt rét thế giới 25-4-2013 và các thông điệp phòng chống sốt rét của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong 5 năm (2008 - 2012)

Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day_WMD, April 25) là sáng kiến quan trọng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được thông qua Hội đồng Y tế thế giới tại phiên họp lần thứ 60 vào tháng 5/2007 nhằm nâng cao hiểu biết về bệnh sốt rét cũng như mở rộng các thông tin về chiến lược phòng chống sốt rét đã triển khai trong nhiều năm liền, bao gồm cả các hoạt động dựa vào cộng đồng phòng chống và điều trị sốt rét trong các vùng lưu hành.

Ngày Sốt rét thế giới được thiết lập dựa trên cơ sở Ngày Sốt rét châu Phi (Africa Malaria Day) đã từng tổ chức vào ngày 25 tháng 4 hàng năm. Ngày Sốt rét châu Phi bắt đầu vào năm 2001, một năm sau Tuyên ngôn Abuja lịch sử Declaration được ký bởi 44 quốc gia châu Phi có sốt rét lưu hành tại Hội nghị về sốt rét tại châu Phi.

Nhìn lại các thông điệp phòng chống sốt rét của WHO và hoạt động nhân ngày sốt rét thế giới của khu vực miền Trung-Tây Nguyên trong 5 năm (2008-2012)

Qua 5 năm triển khai hoạt động tuyên truyền nhân Ngày sốt rét thế giới 25-4 (2008-2012), WHO đều có thông điệp và chủ đề phòng chống sốt rét riêng cho mỗi năm. Theo đó Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn và các tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã có những hoạt động hưởng ứng tích cực ngày sốt rét thế giới, góp phần đẩy lùi bệnh sốt rét tương đối bền vững tại trọng điểm sốt rét của cả nước. Các địa điểm được chọn làm lễ phát động phòng chống sốt rét cho khu vực miền Trung-Tây Nguyên qua các năm bao gồm thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế (2008); huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk (2009); huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế (2010); huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai (2011); huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (2012).

Năm 2008

 
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày cả thế giới cùng nỗ lực phòng chống sốt rét

25 tháng 4 hàng năm là Ngày sốt rét thế giới (World Malaria Day) ghi nhận những nỗ lực toàn cầu phòng chống sốt rét trên khắp thế giới. Ngày sốt rét thế giới là cơ hội cho những nước không có sốt rét hiểu biết thêm về những hậu quả khôn lường của căn bệnh sốt rét đang hoành hành tại những khu vực nghèo đói nhất của thế giới; và cho các nhà tài trợ cùng chung tay đóng góp vào những nỗ lực phòng chống sốt rét trên toàn cầu. Không những vậy, nó cũng là dịp để cho các cơ quan nghiên cứu và học thuật ghi nhận những thành quả nghiên cứu khoa học đã đóng góp cho lĩnh vực chuyên môn và cho cả cộng đồng. Hơn nữa, Ngày sốt rét thế giới giúp cho các nước chịu ảnh hưởng của bệnh sốt rét học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và hỗ trợ nhau trong nỗ lực chung của toàn cầu phòng chống sốt rét.Nó cũng là ngày mà các đối tác, các công ty, các tổ chức trên toàn thế giới đánh giá, ghi nhận và cải thiện các chương trình phòng chống sốt rét có hiệu quả hơn.
 

Nhân Ngày sốt rét thế giới, Roll-Back Malaria xin đăng tải một số đoạn trích của một số danh nhân về cuộc chiến chống lại sốt rét, kể cả những thành công và thử thách mà cộng đồng thế giới đang chăm chú dõi theo để cùng nhau hợp lực tạo nên những nỗ lực to lớn hơn chống lại sốt rét. Bệnh sốt rét đã ảnh hưởng tới sức khỏe con người từ thời xa xưa và vẫn còn tiếp tục là vấn đề sức khỏe cho khoảng 40% dân số thế giới, với con số mắc hàng năm lên đến 500 triệu người và 1 triệu người tử vong. Sốt rét là gánh nặng to lớn đối với các nước trong khu vực sa mạc Sahara châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh, Trung Đông và mốt số nước khu vực châu Âu.Ngày sốt rét thế giới không phải là ngày để người ta sợ hãi và thất vọng. Nó là ngày của sự lạc quan và quyết tâm khi cả cộng đồng thế giới nay đã chứng minh rằng một khi những nỗ lực được gắn kết với nhau, cuộc chiến chống lại sốt rét sẽ thành công không chỉ ở một cộng đồng nhỏ, mà lan rộng tới cả quốc gia, khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

"Bệnh sốt rét lưu hành khắp nơi trên thế giới. Một khi bị nhiễm bệnh, con người dù không ở những nơi có cuộc sống khó khăn cũng rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.Bất kỳ một động thái nào để phòng và chống sốt rét cũng như các bệnh truyền nhiễm khác đều mang ý nghĩa sống còn. Tôi hoàn toàn ủng hộ Ngày Sốt rét thế giới do Malaria Consortium phát động và tôi trân trọng những đóng góp tuyệt vời mà tổ chức đã làm ở mọi nơi, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á."
Jonny Wilkinson (Vận động viên đội bóng Bầu dục Newcastle Falcons và thành viên của Đội bóng Bầu dục quốc gia Anh )

'Từ những hiểu biết cá nhân, tôi đã hiểu rằng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của những người mắc bệnh sốt rét là rất cấp thiết. Không phải bệnh nhân nào cũng được may mắn, do đó tôi ủng hộ bất cứ sáng kiến nào về chuyển biến nhận thức trong phòng chống sốt rét.' (Dame Judi Dench- Nữ diễn viên Anh Quốc)

"Hàng năm có khoảng nửa tỷ người trên thế giới mắc bệnh sốt rét- một căn bệnh có thể phòng ngừa được nhưng cứ mỗi 30 giây lại giết chết một trẻ em. Không có căn bệnh nào trong lịch sử con người lại mang nhiều bệnh tật và chết chóc cho nhân loại như sốt rét. Năm 2008 này, chúng ta đang thực hiện Lời kêu gọi hành động vì Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals –MDGs), kêu gọi các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức kinh doanh, các tổ chức tôn giáo và xã hội trên khắp thế giới cùng hợp lực để đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ. Để thành công, chúng ta phải nỗ lực hơn rất nhiều lần để đối phó với những tình huống khẩn cấp, kể cả những ảnh hưởng nguy hiểm đến cuộc sống và cộng đồng gây ra do căn bệnh sốt rét. Một khi chúng ta đoàn kết và phấn đấu hơn nữa, chúng ta có thể chống lại và thậm chí loại trừ được căn bệnh này" (The Rt Hon Gordon Brown- Thủ tướng Anh)

"Tôi hoàn toàn ủng hộ Ngày Sốt rét thế giới đầu tiên này. Qua sự kiện quan trọng này, cộng đồng thế giới mới có thể nhận thức được rằng bệnh dù có thể phòng ngừa được hoàn toàn, nhưng bệnh sốt rét vẫn là một trong những bệnh đe dọa đến tính mạng nhất hành tinh. Đáng buồn là nhiều người vẫn xem nhẹ tính nguy hiểm của bệnh này. Khoảng 3 tỷ người hoặc 40% dân số thế giới sống chung với sốt rét, và hàng năm có khoảng 1 triệu người chết vì sốt rét, phần lớn là trẻ em dưới 5 tuổi. Ngày Sốt rét thế giới là cơ hội tuyệt vời cho chúng ta để cùng góp sức lực để cứu sống con người bằng cách nâng cao nhận thức và vận động cộng đồng tham gia vào cuộc chiến chống lại mối nguy hiểm toàn cầu này. Đây chính là nền tảng cho chúng ta tiếp tục giữ vững phong trào này để tiến tới đạt được những thành quả bền vững." (Angelique Kidjo-Ca sĩ-nhạc sĩ người Benin, từng đọa giải Grammy)

"Vào ngày này (25/4), sốt rét được cộng đồng thế giới nhắc đến như bệnh dịch tai ương, ảnh hưởng tới hàng triệu người, giết chết nhiều trẻ em trên thế giới nhất. Chúng ta luôn hi vọng vào một lại vắc-xin có hiệu quả cao sớm được sử dụng để bảo vệ trẻ em và những người sống trong vùng nguy cơ của bệnh, đặc biệt ở những nước nghèo đói nhất của thế giới.” (Dr Alan R. Gillespie, CBE - Chair,The International Finance Facility for Immunisation (IFFIm)

"Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) sẵn sàng tham gia Ngày Sốt rét thế giới 2008. Sốt rét là vấn đề của toàn cầu, ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe của nhân loại, đặc biệt là trẻ em. Ở vùng sa mạc Sahara của châu Phi, hàng năm sốt rét đã lấy đi sinh mạng của khoảng 800.000 trẻ em. Sự nhận thứcngày càng cao của cộng đồng thế giới đã góp phần làm tăng các nguồn lực và do đó cũng nâng cao các biện pháp can thiệp có hiệu quả hơn.Những thành công trong phòng và chống sốt rét của một quốc gia là minh chứng cho sự lồng ghép có hiệu quả mục tiêu PCSR vào chương trình chăm sóc và bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phòng chống SR, kết hợp với nguồn tài chính ổn định, sự tham gia cộng đồng và các cấp lãnh đạo, cùng với sự cam kết mạnh mẽ của các đối tác quốc gia, khu vực và toàn thế giới." (Ann M Veneman- Executive Director, UNICEF)

'Ngày Sốt rét Thế giới được xem là một sự kiện trọng đại để nâng cao nhận thức trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét. Cuộc chiến này còn bao gồm cả những quyết tâm về chính trị, tiềm lực về kinh tế và những nỗ lực cá nhân. Sốt rét không còn là vấn đề của các nước vùng Nam Bán Cầu. Trong cuộc chiến này, chúng ta đã biết hợp lực với nhau-điều mà cha ông chúng ta đã không bao giờ làm được. Khủng bố, mầm bệnh, sắc tộc vànhững yếu tố khắc vẫn xảy ra hàng giờ tại các vùng biên giới. Có sức khỏe, con người sẽ có các điều kiện cần thiết để có cuộc sống phát triển, ổn định và thịnh vượng. Do đó, Liên minh châu Âu Phòng Chống sốt rét sẽ tiếp tục kêu gọi mọi nỗ lực với sự liên kết xuyên quốc gia giữa các nước châu Âu để vận động hỗ trợ vì Ngày Sốt rét Thế giới.
(Marcus Lens van Rijn- Project Manager, European Alliance Against Malaria)

Lễ Phát động Ngày Sốt rét thế giới 25 – 4-2008 của khu vực miền Trung & Tây Nguyên.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế, Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25-4-2008 là năm đầu tiên tất cả các nước trên thế giới kể cả Việt Nam tổ chức phát động mang ý nghĩa xã hội toàn cầu để tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao ý thức phòng chống sốt rét tốt hơn cho cộng đồng người dân tại các vùng, miền có bệnh sốt rét hoành hành nhằm giảm thiểu những tác hại nguy hiểm do bệnh gây nên với nội dung mong muốn của thông điệp là:

·Toàn dân tích cực hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống Sốt rét 25 tháng 4 để mang lại sức khoẻ đầy đủ và tốt hơn cho bản thân và cộng đồng.

·Ngày Sốt rét thế giới– Ngày Chăm sóc sức khoẻ toàn cầu.

·Ngày Sốt rét thế giới 25/4 - Mọi người cần biết rõ SR là căn bệnh không biên giới

·Hãy tự mình phòng chống sốt rét vì sức khoẻ của bản thân và gia đình

Từ năm 2008, ngày 25 tháng 4 hàng năm sẽ là ngày mà tất cả các quốc gia trên toàn cầu kể cả Việt Nam đều đồng loạt tổ chức phát động Ngày Thế giới Phòng chống Sốt rét với mục tiêu giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác hại nguy hiểm do bệnh sốt rét gây nên, một căn bệnh không có biên giới để tiến tới loại trừ bệnh sốt rét ra khỏi cộng đồng ở tất cả các quốc gia.

Năm 2009

 
Ngày sốt rét thế giới 25-4-2009:
Hiệu quả giảm sốt rét bước đầu sau 1 năm thực hiện

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới tại thời điểm này, bệnh sốt rét có mặt và lưu hành trên 104 quốc gia thuộc 4 vùng trên phạm vi toàn cầu. Ngày Thế giới phòng chống sốt rét là cơ hội cho các quốc gia không có sốt rét (malaria-free countries) học hỏi kinh nghiệm về hậu quả tàn phá kinh khủng của căn bệnh này; cơ hội cho các nhà tài trợ, các đối tác mới chung tay đóng góp vào công cuộc phòng chống sốt rét toàn cầu một cách tích cực hơn; các viện hàn lâm và viện nghiên cứu đẩy mạnh các tiến bộ khoa học cũng như chia sẻ các kết quả đạt được trong chuyên ngành sốt rét của họ với nhau. Cơ hội cho các quốc gia trong vùng bị ảnh hưởng bởi sốt rét học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, cũng như rút kinh nghiệm từ những bước đã thực hiện trong nhiều năm qua. Cơ hội cho các đối tác, các công ty và tập đoàn quốc tế trình bày các kết quả đạt được và vinh danh với nhau, làm thế nào tăng cường hiệu quả các công việc hơn nữa. Ngày sốt rét thế giới góp phần nâng cao kiến thức về gánh nặng bệnh sốt rét đến hàng triệu người dân đang sống trong những vùng bị sốt rét, cuộc sống của họ đang bị ảnh hưởng nặng nề, khủng khiếp của sốt rét-song phải cung cấp cho họ biết rằng căn bênh này có thể phòng được và điều trị khỏi. Đặc biệt, vào thời điểm này, các đối tác cũng như cộng sự của Chương trình Đẩy lùi sốt rét (Roll Back Malaria) sẽ trình bày tất cả mẫu chuyện về sốt rét, về các thành quả và thất bại của sốt rét cũng như những gì đã thu hút, hấp dẫn cả bầu nhiệt huyết tham gia của cả cộng đồng trên toàn thế giới vào cuộc chiến chống sốt rét.
 

Hướng đến Ngày Thế giới phòng chống sốt rét lần thứ 2

Ngày Sốt rét thế giới lần thứ 2 (25-4-2009) sẽ đánh dấu một thời khắc có tính quyết định, cộng đồng quốc tế phòng chống sốt rét đang cố gắng đạt được các mục tiêu đề ra trong 2 năm tới, hướng đến các đích, các mục tiêu đầu ra mà tại Hội nghị thượng đỉnh sốt rét châu Phi tại thành phố Abuja, Nigeria. 2010 và làm thế nào đạt được độ bao phủ về phòng chống sốt rét phạm vi toàn thế giới về các biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét như lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-Moon. Chương trình hành động về sốt rét toàn cầu (The Global Malaria Action Plan_GMAP) đã dần thể hiện khả năng rõ ràng về những gì mình cần thực hiện và các đối tác phải làm thế nào trong các chương trình mục tiêu tức thời và lâu dài. Năm 2010 là một mốc quan trọng cho chiến lược phòng chống sốt rét. Ông Ban Ki-Moon cũng đã nhấn mạnh về tình hình sốt rét hiện nay, ông và đặc phái viên của ông chuyên trách về sốt rét-Ray Chambers nói rằng họ muốn tất cả các quốc gia châu Phi phải có đủ màn để ngủ hoặc số lượng hộ gia đình được phun để bao phủ toàn quần thể vào tháng 12 năm 2010 cùng với phải đủ các cơ sở y tế điều trị sốt rét và các trung tâm điều trị dự phòng đầy đủ (preventative treatment centers) cho nhóm phụ nữ mang thai có nguy cơ cao. Điều này vừa là tin vui lại vừa là tham vọng (both ambitious and welcome). 

Thời khắc đếm ngược bắt đầu (để tiến đến năm 2010)

Để tăng cường các nổ lực toàn cầu và tích cực phát huy các thành quả đạt được, các đối tác Chương trình Đẩy lùi sốt rét (RBM Partnership) đã bắt đầu khởi động một chiến dịch trong vòng 24 tháng hướng đến kỷ niệm 2 năm Ngày Thế giới phòng chống sốt rét (25 / 04 / 2008 và 25 / 04 / 2010), điều đó sẽ thu hút tất cả các đối tác tập trung vào các Chiến lược toàn cầu hướng đến năm 2010 với mục tiêu 100% cộng đồng quốc tế phải được chăm sóc y tế và tiến dần hạ con số tử vong không còn số tử vong do sốt rét vào năm 2015, từng bước loại trừ sốt rét và cuối cùng là tiêu diệt căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này. Từ nay, chúng ta sẽ đếm ngược thời gian đến năm 2010, cộng đồng quốc tế cần phải đẩy mạnh tích cực các hành động nhằm:

·Phân phối các phương tiện cần thiết cho cộng đồng ở các quốc gia có sốt rét lưu hành;

·Tăng nguồn tài chính để đạt đích cho chương trình hành động PCSR toàn cầu;

·Phát triển các công cụ mới và cải tiến phương pháp nhằm duy trì các yếu tố bền vững, giảm tử vong do sốt rét.

Theo Chương trình hành động của sốt rét toàn cầu, các quốc gia có bệnh sốt rét lưu hành cần bổ sung thêm 13.04 tỷ đô la Mỹ nữa và hỗ trợ tích cực trong hơn 2 năm đến để hoàn thành kế hoạch. Các quốc gia sẽ cần đến 730 triệu màn tẩm hóa chất loại tác dụng kéo dài (LLNs_long lasting nets) và 228 triệu liều thuốc điều trị trong vòng 2 năm tới. Hơn 172 triệu gia đình cần phun hóa chất tồn lưu diệt côn trùng. Các quốc gia này sẽ làm thế nào để tiến gần đến các mục tiêu đề ra? Trong Chương trình hành động như thế, một số thử thách có thể làm trở ngại chương trình, bao gồm quá trình thực hiện có thể đình trệ, thiếu nhân lực và nguồn tài chính. Những sáng kiến và giải pháp nào đưa ra để giải quyết các vấn đề này ? hiện đang được các chuyên gia xem xét và họ đưa ra rằng một nhu cầu cấp thiết hiện nay là phải nỗ lực rõ ràng, xác định rõ các tác động, ảnh hưởng khâu nào. Do đó, Giám đốc điều hành của Chương trình RBM sẽ họp và đưa ra hướng giải quyết vào “Ngày Thế giới phòng chống sốt rét” năm 2009. Đó cũng là chủ đề chính tiếp tục tiên quan đến cuối năm 2010. Vào tháng 2 năm 2008, một chiến dịch đã mở màn để kỷ niệm ngày Sốt rét thế giới, mang lại những cơ hội tăng thêm kiến thức về gánh nặng bệnh sốt rét và vận động toàn xã hội tham gia, có sự tham gia của cộng đồng quốc tế, từ đó quyết định cho chương trình hành động của mình. Một điểm nhấn cho Ngày Sốt rét thế giới được thiết kế bằng 4 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) với mục đích có nhiều websites trình bày về ý nghĩa trong ngày trọng đại này. Điểm nhấn tạo ra một hướng đi nhanh chóng và dễ dàng cho tất cả những ai muốn tham gia bằng cách chỉ cần trình bày trên các website và ký chữ ký điện tử hoặc “email signatures”. Trình bày điểm nhấn về “Ngày Thế giới phòng chống sốt rét” trên trang tin website của Roll Back Malaria-ở đó họ có thể tìm thấy những sự kiện diễn ra vào “Ngày Thế giới phòng chống sốt rét”. Vào ngày 25/4 các thông tin, thông điệp và kiến thức trên 100 website được trình bày do các tổ chức, đơn vị như Ngân hàng thế giới (World Bank), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình UNITAID, PMI, DFID và Global Business Coalition o­n HIV/AIDS, …Đặc biệt, từ năm 1976, Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada (Canada’s International Development Research Centre_IDRC) đã góp phần tích cực với kinh phí tài trợ 15 triệu đô la Canada vào 50 dự án. Kinh phí này được cấp tiếp tục hàng năm cho các nhà nghiên cứu ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh để tìm giải pháp loại trừ căn bệnh này cũng như khắc phục các hậu quả do sốt rét gây ra cho cộng đồng và các vùng như thế. Các sự kiện diễn ra trong Ngày Thế giới phòng chống sốt rét năm 2008 vãn còn lại dự âm tốt đẹp và đến nay vẫn còn phát huy. Ngày 25 tháng 4 năm 2008, đánh dấu đầu tiên có Ngày Thế giới phòng chống sốt rét. Chiến dịch Nothing But Nets của Quỹ Liên Hiệp Quốc đã cùng làm việc với hàng ngàn người châu Mỹ, Liên Hiệp Quốc và các đối tác thực hiện các hành động và giúp phân phát màn sao cho bao phủ một lục địa. Điều này không dễ dàng để mang màn đến cho họ và liệu có cứu sống hoàn toàn họ không lại là vấn đề. Thông điệp Nothing But Nets lan rộng đến hàng triệu người dân trên khắp thế giới.
 

Chương trình RBM đã khích lệ các đối tác bắt đầu sẵn sàng trình bày những “câu chuyện” riêng của mình “để mà chỉ ra cho cộng đồng thế giới hiểu rằng bao lâu nữa chúng ta mới đến và đạt được thành quả của sốt rét phạm vi toàn cầu. Điểm đến của chúng ta bầy giờ cho đến năm 2010 là 100% được bao phủ, hy vong sẽ hạ thấp tỷ lệ tử vong xuống còn con số zero vào năm 2015. Thật tuyệt vời khi dặt ra mục tiêu và lịch làm việc chi tiết rõ ràng ngay bây giờ. Tổ chức MFI là một tổ chức phi lợi nhuận, đuợc thành lập năm 1992 được coi như một tổ chức đàu tiên đóng góp vào cuộc chiến chóng lại căn bệnh sốt rét. Hiện dự án chính bao gồm SLAM và chiến dịch End Malaria - Blue Ribbon. Cùng với Tổ chức quốc tế Choi Kwang Do Martial Arts International, MFI đang ra sức làm thế nào cho các sinh viên, giáo viên và những người ‘thủ lĩnh” cộng đồng có thể tăng tinh thần chống lại bệnh sốt rét.Thông điệp mà Quỹ Tài trợ quốc tế về phòng chống sốt rét (Malaria Foundation International_MFI) hân hạnh giới thiệu chương trình End Malaria – Blue Ribbon Mug kịp thời đúng vào dịp Ngày sốt rét thế giới, 25 tháng 4 năm 2009. Lô-gô “End Malaria - Blue Ribbon” được in trên trang chủ của website. Quỹ MFI đã đưa ra nhiều dạng và loại trang trí bằng hình thức các dải ruy-băng xanh có ý nghĩa “tiêu diệt sốt rét hoặc chấm dứt sốt rét” (End Malaria), nhằm hướng đến chiến dịch bổ sung kiến thức và hiểu biết cũng như giáo dục sức khỏe về bệnh sốt rét cho toàn dân, hỗ trợ cộng đồng quốc tế trên khắp thế giới cống hiến và nâng cao vai trò tham gia vào cộng đồng để phòng chống sốt rét. Triển lãm của các “End Malaria - Blue Ribbon” hiện có sẵn tại website: http:// www.malaria.org bên cạnh một số giải thưởng cho những cá nhân và công trình đạt giải và đóng góp cho sốt rét.

Chúng tôi công nhận các nổ lực của các nhà nghiên cứu, các nhân viên y tế, của cộng đồng và các tổ chức đã cống hiến, đóng góp và phát triển các công cụ mới và các biện pháp mới để điều trị và phòng bệnh sốt rét, thậm chí loại trừ hoặc có thể tiêu diệt luôn sốt rét trên phạm vi toàn cầu. NIAID đã hợp tác làm việc nhiều năm qua với các đối tác như FIC (Fogarty international Center), Thư viện y học quốc gia (Mỹ), Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế của Mỹ (USAID), Bộ Quốc phòng Mỹ,Trung tâm Phòng chống bệnh tật (CDC), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cộng đồng châu Âu (EC), European-Developing Countries Clinical Trials Partnership, Tổ chức MVI châu Âu, tổ chức Wellcome Trust, Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation, tổ chức MVI và MMV. Mục tiêu của các đối tác nghiên cứu này trong lĩnh vực sốt rét là có rất nhiều tham vọng lớn. Tuy nhiên, mục tiêu chính vẫn phải là có giá trị về mặt khoa học và đặc biệt mang tính cống hiến. Cùng với cộng đồng thế giới sẽ tiếp tục chuyển các tiến bộ nghiên cứư khoa học thành các biện pháp mới can thiệp hiệu quả nhằm chống lại căn bệnh sốt rét. Để cuộc chiến chống sốt rét thành công, các quốc gia và các đối tác quốc tế cần phải đẩy mạnh, tăng cường hệ thống thu thập dữ liệu tại các tuyến quận, huyện, quốc gia, vùng và mức phạm vi toàn cầu. Tập hợp số liệu đáng tin cậy, phân tích số liệu logic, hợp lý và diễn đạt số liệu một cách hiệu quả là có thể góp phần rất hiệu quả và có giá trị rất lớn trong công tác phòng chống sốt rét lâu dài. Chúng tôi cần theo dõi các thách thức gây trở ngại hoạt động của GMAP, và chúng tôi cũng cần có những giải pháp nào đặt để giải quyết các trở ngại như thế. Xác định chính xác nơi nào cần cung cáp màn, cung cấp thuốc điều trị, xây dựng chương trình phòng chống sốt rét, xem xét nguồn tài chính và nhân lực để thưc thi các biện pháp can thiệp, giám sát ca bệnh, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng dân di biến động để phòng chống sốt rét có hiệu quả cao.

Các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên hưởng ứng ngày thế giới PCSR 25-4-2009

Ngày 24-4-2009 tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk; Lễ phát động chiến dịch ra quân phòng chống sốt rét và hưởng ứng Ngày sốt rét thế giới 25-4-2009 của khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã được tiến hành trọng thể với sự tham dự của 600 đại biểu các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân. Thông điệp được phát ra từ Lễ phát động Ngày sốt rét thế giới 25/4/2009 lần thứ hai tại tỉnh Đăk Lăk nói riêng và khu vực miền Trung-Tây Nguyên nói chung trong năm 2009 tập trung vào các nội dung:

·Đẩy lùi bệnh sốt rét ở các vùng sốt rét lưu hành nặng và phát triển các yếu tố bền vững nhằm ngăn chặn sốt rét quay trở lại, tiến tới loại trừ bệnh sốtrét theo mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới đã đề ra.

·Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sốt rét được Bộ Y tế giao là giảm mắc sốt rét, giảm chết sốt rét và không để dịch sốt rét xảy ra trên toàn khu vực.

·Hoàn thành vượt mức khối lượng cũng như chất lượng chỉ tiêu bảo vệbằng hoá chất diệt muỗi, đảm bảo thuốc sốt rét được cấpmiễn phí tới tận cơ sở để bảo vệ người dân sống ở vùng sốt rét lưu hành .

·Nâng cao chất lượng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phòng chống sốt rét tại các vùng trọng điểmnhằmngăn chặn kịp thời nguy cơ xảy dịch.

·Tích cực truyền thông giáo dục-xã hội hóa phòng chống sốt rét nâng cao hiểu biết về sốt rét và ý thức tham gia phòng chống sốt rét của cộng đồng.

Trong chiến dịch này, các tỉnh trong khu vực đã chọn một huyện sốt rét trọng điểm như huyện Minh Hóa tỉnh (Quảng Bình), huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), huyện Nam Trà My (Quảng Nam), huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), huyện Đăkglei (Kon Tum), huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk)…phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng địa phương tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng về ý nghĩa của ngày sốt rét thế giới 25-4 và chiến dịch ra quân phòng chống sốt rét tại địa phương; đồng thời chỉ đạo các tuyến thực hiện có hiệu quả các biện pháp phun tồn lưu hóa chất, tẩm màn phòng chống muỗi đốt, phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét, tăng cường giám sát dịch tễ và phát động phong trào toàn dân tham gia hưởng ứng công tác phòng chống sốt rét trên địa bàn.

Năm 2010

 
Hiệu quả truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét từ ngày sốt rét thế giới 25-4

Việc tăng cường nâng cao chất lượng các biện pháp phòng chống sốt rét, cùng với việc xây dựng các yếu tố bền vững trong phòng chống sốt rét, trong đó thay đổi được nhận thức của người dân, từ nhận thức chuyển đổi sang hành vi chủ động phòng chống sốt rét và tự bảo vệ cho bản thân, gia đình, cộng đồng là hết sức cần thiết. Do đó chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét vào ngày 25-4 đã trở thành cú hích quan trọng nâng cao ý thức phòng chống sốt rét của người dân, nhiều hình thức truyền thông được sử dụng (cổ động, truyền thanh, giao lưu trực tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội thi phòng chống sốt rét, thảo luận nhóm, nói chuyện trực tiếp với cộng đồng, pano, áp phích, tranh lật, tranh lịch, tờ rơi…) đã đem lại hiệu quả không nhỏ trong phòng chống sốt rét. Hiện nay trên thế giới, chiến lược phòng chống sốt rét đi đôi với chiến lược loại trừ sốt rét (malaria elimination) và chiến lược chống sốt rét của nước ta trong 10 năm đến (2011-2020) cũng phải tuân theo như vậy. Nên có thể nói sáng kiến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy ngày 25 tháng 4 là ngày Châu phi phòng chống sốt rét nhằm đẩy lùi bệnh sốt rét ở Châu phi làm ngày phòng chống sốt rét toàn cầu, trong đó có Việt Nam đã đem lại hiệu quả bền vững trong phòng chống sốt rét. Tin rằng Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25-4 hàng năm sẽ trở thành ngày phát động chương trình phòng chống sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên nói riêng, cũng như các khu vực khác trong cả nước nói chung, với những cam kết mạnh mẽ của các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương cùng duy trì nguồn nhân lực và vật lực đầu tư phòng chống sốt rét, sẽ giữ vững được thành quả đã đạt được, từng bước đẩy lùi bệnh sốt rét tiến tới loại trừ bệnh sốt rét ttheo chiến lược của WHO đã đề ra.
 

Lễ phát động Ngày sốt rét thế giới 25-4-2010 của khu vực miền Trung & Tây Nguyên

Lễ phát động hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4/2010, Trung tâm Phòng chống sốt rét/Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh/thành phố trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng (đài, báo địa phương) tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa Ngày thế giới phòng chống sốt rét, nguyên nhân gây bệnh, các biện pháp phòng chống sốt rét; chọn một huyện trọng điểm sốt rét trên địa bàn phụ trách, phối hợp với chính quyền địa phương và Trung tâm y tế huyện được chọnđể làm điểm phát động chiến dịch tuyên truyền hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4/2010 như tại Quảng Bình được tổ chức lồng ghép với Hội nghị triển khai chiến dịch phòng chống sốt rét năm 2010 tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị tổ chức tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Nam tổ chức tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tại huyện Sơn Tây, tỉnh Bình Định tổ chức tại huyện Vân Canh, tỉnh Phú Yên tổ chức tại huyện Sông Hinh, tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Ninh Thuận tổ chức tại huyện Bắc Ái, tỉnh Bình Thuận tổ chức tại huyện Đông Giang, tỉnh Gia Lai tổ chức tại huyện Iagrai, tỉnh Kon Tum tổ chức tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Đăk Lắc tổ chức tại huyện Lăk và tỉnh Đăk Nông tổ chức tại huyện Đăk Mil. Lễ phát động ngày sốt rét thế giới tại các tỉnh được gắn liền với chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét, chiến dịch ra quân thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét đợt I/2010 với quyết tâm nâng cao chất lượng và bảo đảm độ bao phủ phun tẩm hóa chất, phát hiện điều trị bệnh nhân sốt rét, tăng cường giám sát dịch tễ, tập trung vào các điểm nóng sốt rét, các điểm có số mắc và số chết sốt rét cao nhằm khống chế có hiệu quả sự gia tăng sốt rét và thực hiện tốt mục tiêu phòng chống sốt rét trong năm 2010.

 Trước tình hình sốt rét nóng bỏng, Lễ phát động tuyên truyền về Ngày sốt rét thế giới của khu vực miền Trung-Tây Nguyên cũng như chiến dịch ra quân phòng chống sốt rét của các tỉnh trong khu vực tại huyện trọng điểm là cú hích cần thiết để các biện pháp thực hiện đạt hiệu quả, góp phần tích cực đẩy lùi sự gia tăng của bệnh sốt rét và ngăn chặn dịch sốt rét xảy ra.

Năm 2011

 
Chủ đề ngày sốt rét thế giới năm 2011 của WHO “Phòng
chống sốt rét đang đạt được thành tựu và hiệu quả” (Achieving Progress and Impact)Tiến tới loại trừ bệnh sốt rét ở khu vực Tây Thái Bình Dương

Từ 2008 đến nay, theo sáng kiến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),mỗi năm lễ phát động ngày thế giới phòng chống sốt rét (25/4) được tiến hành đồng loạt tại các quốc gia có sốt rét lưu hành trên thế giới với chủ đề khác nhau, theo đó chủ đề ngày sốt rét thế giới của năm 2011 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định là Phòng chống sốt rét đang đạt được thành tựu và hiệu quả (Achieving Progress and Impact)Tiến tới loại trừ bệnh sốt rét ở khu vực Tây Thái Bình Dươngnhằm thúc đẩy hành động và đầu tư hơn nữa trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét, đồng thời nâng cao nhận thức và hiểu biết về sốt rét, trên cơ sở đó phát động phong trào toàn dân phòng chống sốt rét bao gồm các hoạt động phòng ngừa và điều trị sốt rét dựa vào cộng đồng ở các vùng sốt rét lưu hành, duy trì thành quả sốt rét đạt được trong năm 2010 cũng như 5 năm qua (2006-2010).Việc tổ chức Ngày Sốt rét Thế giới lần thứ 4 này có ý nghĩa quan trọng, bởi vìnăm 2011 là năm bản lề đánh dấu những tiến bộ có ý nghĩa tiến tới mục tiêu không còn ca tử vong do sốt rét nào nữa vào năm 2015.Nêu bật những thành công được ghi nhận cùng với những thách thức còn tồn tại trong PCSR ngày nay để nhân rộng hiệu quả của các nguồn đầu tư đáng kể cho căn bệnh mà có thể phòng ngừa và chữa trị được này, các thành viên của Tổ chức đẩy lùi sốt rét (RBM), trong đó có Việt Nam được khuyến khích áp dụng và triển khai phổ biến chủ đề này trong các hoạt động cụ thể tương ứng và lồng ghép với các khẩu hiệu để phản ánh những tiến bộ đã đạt được ở mọi lĩnh vực, cũng như những thách thức dai dẳng vẫn còn ảnh hưởng đến các nước có sốt rét lưu hành.
 

Ngày Sốt rét thế giới 2011 (WHO): Đạt được thành tựu và hiệu quả

Từ 2008 đến nay, hàng năm vào ngày thế giới phòng chống sốt rét (25/4) được tiến hành đồng loạt tại các quốc gia có sốt rét lưu hành trên thế giới với chủ đề khác nhau, theo đó chủ đề ngày sốt rét thế giới của năm 2011 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định là “Đạt được thành tựu và hiệu quả” (Achieving Progress and Impact). Ban Biên tập Website xin trích đăng bài dịch kèm theo nguyên bản tiếng Anh để các bạn đọc quan tâm tham khảo.

Đạt được thành tựu và hiệu quả (Achieving Progress and Impact)

Ngày Sốt rét thế giới do Hội đồng Y tế thế giới khởi xướng trong phiên học lần thứ 60 vào năm 2007. Hàng năm, Ngày Sốt rét thế giới được tổ chức vào ngày 25 tháng 4 để giúp nhận thức về căn bệnh đã có từ lâu nhưng vẫn còn có tác hại đáng sợ lên hơn 3 tỷ người, bằng 1/2 dân số thế giới. Ngày Sốt rét thế giới cũng là cơ hội cho sự phát triển toàn cầu và các tổ chức bảo vệ sức khỏe tăng cường hơn nữa những nỗ lực cung cấp sự tiếp cận tới các phác đồ điều trị SR phối hợp với giá cả phải chăng, an toàn và hiệu quả; cũng như màn tẩm hóa chất bảo vệ và các biện pháp phòng chống khác. Việc tổ chức Ngày Sốt rét Thế giới lần thứ 4 này - sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng. Tới thời điểm này, Mục tiêu PCSR Abuja đặt ra vào tháng 4 năm 2000 lẽ ra phải đạt được và Độ bao phủ tòan cầu về các biện pháp can thiệp PCSR cũng được thực hiện. Năm 2011 là năm mà những tiến bộ có ý nghĩa đang được đánh giá để tiến tới mục tiêu không còn ca tử vong do sốt rét nào nữa vào năm 2015.
 

Vào năm 2010, Roll Back Malaria Partnership đã chú trọng vào việc thu thập những kết quả từ các nỗ lực tổng hợp. Trong hơn 12 tháng qua, có 5 báo cáo được đăng tải về những tiến bộ trong công tác PCSR toàn cầu và hiệu quả đạt được về độ bao phủ của các biện pháp can thiệp và số ca được cứu sống khỏi bệnh SR. Loạt báo cáo này, với tựa đề là “RBM Progress & Impact” sẽ tiếp tục được bổ sung khi các dữ liệu mới được cập nhật. Cùng với nỗ lực tổng hợp của cộng đồng PCSR toàn cầu và để nêu bật những thành công được ghi nhận cùng với những thách thức còn tồn tại trong PCSR ngày nay, và để nhân rộng hiệu quả của các nguồn đầu tư đáng kể cho căn bệnh mà có thể phòng ngừa và chữa trị được này, các thành viên của RBM đã xác định chủ để sau đây của Ngày Sốt rét thế giới-WMD 2011, đó là: ''Achieving Progress and Impact - Đạt được thành tựu và hiệu quả''. Các nước thành viên được khuyến khích áp dụng và triển khai phổ biến chủ đề này trong các hoạt động cụ thể tương ứng, và lồng ghép với các khẩu hiệu để phản ánh những tiến bộ đã đạt được ở mọi lĩnh vực, cũng như những thách thức dai dẳng vẫn còn ảnh hưởng đến các nước có SR lưu hành.

Ngày Sốt rét thế giới- Ngày của Hành động

25/4 là ngày đánh dấu những nỗ lực toàn cầu trong phòng chống bệnh sốt rét. Chủ đề của Ngày Sốt rét thế giới lần thứ 4 này là “Achieving Progress and Impact- Đạt được thành tựu và hiệu quả???” nhằm kêu gọi những nỗ lực hơn nữa của cộng đồng quốc tế để tiến tới mục tiêu không còn ca tử vong do sốt rét nào nữa vào năm 2015. Những chuyên gia trong lĩnh vực PCSR sẽ tiếp tục báo cáo những thách thức còn tồn tại trong việc đạt mục tiêu bao phủ về điều trị và phòng chống SR trong năm 2010, như yêu cầu của ngài Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon.

Ngày Sốt rét Thế giới cũng là dịp để chúng ta làm nên sự khác biệt. Bất kể chúng ta là một chính phủ, một công ty, một tổ chức từ thiện hay là một cá nhân nào, tất cả chúng ta đều có thể chung tay đẩy lùi bệnh sốt rét, hoặc góp sức tạo nên những thành tựu to lớn trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và phát triển nhân loại. Giảm thiểu những tác động của bệnh sốt rét là yếu tố quan trọng trong việc đạt Các mục tiêu Thiên niên kỷ, như đã được các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thống nhất. Các mục tiêu này không những chỉ bao gồm việc đối phó với bệnh sốt rét, mà còn là những mục tiêu liên quan tới các quyền và sức khỏe, sự tiếp cận tới giáo dục và xóa đói giảm nghèo của phụ nữ và trẻ em. Hàng trăm thành viên của Sáng kiến Đẩy lùi bệnh SR như các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các công ty, các viện học thuật và nghiên cứu, các hội, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân đã sát cánh cùng nhau trong việc chống lại bệnh SR. Các sáng kiến riêng lẻ của các thành viên được thống nhất thành chiến lược chung nhất và được cụ thể hóa trong Kế hoạch Hành động Phòng chống Sốt rét Toàn cầu.
 

Chủ đề “Achieving Progress and Impact” năm 2011 này nhằm kêu gọi cộng đồng trong lĩnh vực PCSR chia sẽ những thành tựu và hiệu quả đã đạt được cho đến ngày hôm nay để thúc đẩy những hành động và đầu tư hơn nữa trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét. Chúng ta phải xác định được những khó khăn đã cản trở việc thực hiện Kế hoạch Hành động Phòng chống Sốt rét Toàn cầu. Những khó khăn này bao gồm việc thiếu thốn về nguồn lực để giúp tăng cường các biện pháp can thiệp; sản xuất và phân phát màn tẩm cũng như thuốc điều trị bệnh SR; và nâng cao năng lực của các nước có SRLH để PCSR. Đồng thời, chúng ta cũng phải khuyến khích các sáng kiến và giải pháp mới cũng như đánh giá hiệu quả của chúng bằng việc giám sát các ca bệnh SR. Hãy giúp đánh dấu năm nay bằng cách nêu bật những thành tựu và hiệu quả mà chúng ta đã hợp sức đạt được để tiến tới mục tiêu cuối cùng là loại trừ bệnh SR. Hãy làm cho cuộc sống của mọi người - nam giới, phụ nữ và trẻ em - thêm tốt đẹp và đầy ý nghĩa hơn.

Ngày Sốt rét thế giới 25 /4/2011

Khoảng một nửa dân số trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh SR, đặc biệt là những người sống ở những nước có thu nhập thấp. Hàng năm, có hơn 500 triệu người mắc và hơn 1 triệu người chết vì bệnh SR. Không những hoành hành mạnh mẽ ở các nước vùng cận sa mạc Sahara châu Phi mà bệnh SR cũng gây tác hại tới các nước thuộc khu vực châu Á, Trung Mỹ, Trung Đông và một số khu vực thuộc châu Âu.

·Ngày Sốt rét Thế giới - được Hội đồng Y tế Thế giới khởi xướng từ phiên họp lần thứ 60 vào tháng 5 năm 2007 - là ngày để ghi nhận những nỗ lực toàn cầu trong PCSR một cách hiệu quả. Đó cũng là cơ hội để: các nước trong những khu vực bị ảnh hưởng có dịp để trao đổi, học hỏi các kinh nghiệm và hỗ trợ những nỗ lực cho nhau;

·các nhà tài trợ mới tham gia vào lực lượng PCSR toàn cầu;

·các viện học thuật và nghiên cứu khích lệ những tiến bộ khoa học cho cán bộ chuyên môn và công chúng; và

·các các tổ chức quốc tế, công ty, các hội thể hiện những nỗ lực và rút kinh nghiệm để nâng cao hơn nữa hiệu quả của những gì đã thực hiện.

Thành quả phòng chống sốt rét tại Việt Nam so với các nước trong 5 năm (2006 - 2010)

Bối cảnh sốt rét Việt Nam trong 5 năm qua (2006-2010) hoàn toàn phù hợp với chủ đề của WHO đặt ra cho ngày sốt rét thế giới 25/4, với mục tiêu tiếp tục đẩy lùi bệnh sốt rét, tập trung cao độ vào các vùng sốt rét lưu hành nặng và các nhóm nguy cơ cao (dân di biến động vào vùng sốt rét, phát triển các yếu tố bền vững nhằm ngăn chặn sốt rét quay trở lại) Dự án quốc gia PCSR đã đạt được thành công tốt đẹp. So sánh các chỉ số sốt rét cả nước năm 2010 so với 2006, tỷ lệ chết sốt rét giảm 48%, tỷ lệ mắc sốt rét giảm 60%, không có dịch lớn do sốt rét xảy ra; nhiều tỉnh đã phát triển và duy trì được các yếu tố bền vững, giữ ổn định được tình tình sốt rét liên tục trong 5 năm liền. So sánh các chỉ số sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2010 với 2006 thấybệnh nhân sốt rét (BNSR) giảm 44,46%, sốt rét ác tính (SRAT) giảm 43,23%, tử vong sốt rét (TVSR) giảm 68%, ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) giảm 25,97%, không có dịch sốt rét xảy ra trong giai đoạn này;đặc biệt là Tây Nguyên, trong đú cú Gia Lai sốt rột giảm nhanh hơn miền Trung. So sánh với 9 nước khu vực Tây Thái Bình Dương năm 2008, số ca mắc sốt rét/tử vong sốt rét của Việt Nam là (60.547/25) thấp hơn các nước Papua New Guinea (1.474.117/628), Quần đảo Solomon (612.881/21), Vanuatu (237.343/1), Cambodia (46.637/209); nhưng lại cao hơn Trung Quốc (16.650/23), Lao PDR (19.676/13), Malaysia (9.215/29) và Philippines (23.998/0); với thành quả phòng chống sốt rét này đến năm 2010 các nước Trung Quốc, Malaysia, Philippines bắt đầu triển khai chiến lược loại trừ sốt rét, còn Việt Nam từ năm 2011 sẽ có hai chiến lược song hành là phòng chống sốt rét (malaria control) cho các vùng còn sốt rét lưu hành nặng và loại trừ sốt rét (malaria elimination) cho các vùng không còn sốt rét lưu hành hoặc sốt rét lưu hành nhẹ.

Lễ phát động ngày phòng chống sốt rét thế giới 25-4-2011 tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Mặc dù đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, nhưng nguy cơ sốt rét vẫn còn cao đặc biệt là ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên với số mắc sốt rét hàng năm gần 50%, số chết trên 80% so với cả nước và có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào; việc chỉ đạo PCSR còn nhiều khó khăn do chưa kiểm soát được số ca nhiễm bệnh ở các đối tượng chưa có biện pháp bảo vệ như dân di cư tự do, dân đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới... Theo kết quả phân vùng dịch tễ can thiệp để phòng chống sốt rét mới được ban hành năm 2010 so với năm 2003, các vùng sốt rét lưu hành ở Việt Nam đã được thu hẹp rất nhiều, hiện nay cả nước có gần 15,5 triệu dân sống trong vùng sốt rét lưu hành, chiếm khoảng 18% dân số toàn quốc. Các vùng sốt rét lưu hành nặng ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, miền Trung, miền Đông Nam bộ, khu IV cũ và một số tỉnh thuộc miền núi phía Bắc. Tỉnh Gia Lai thuộc khu vực Tây Nguyên có đặc thù sốt rét phức tạp, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vựng biờn giới nơi có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Mặc dù các chỉ số sốt rét như (bệnh nhân sốt rét, ký sinh trùng sốt rét, sốt rét ác tính và tử vong sốt rét) ở tỉnh Gia Lai cũng như cỏc tỉnh Tõy Nguyờn giảm thấp trong vài năm gần đây nhưng chưa thực sự bền vững do màng lưới y tế cơ sở (huyện, xã, thôn bản) chưa phát hiện và điều trị sớm được bệnh nhân sốt rét, người dân chưa có ý thức tự bảo vệ khi sinh sống hoặc vào vùng sốt rét lưu hành.

Từ chủ đề Ngày sốt rét thế giới 25/4/2011 lần thứ tư, các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên phấn đấu tiếp tục đẩy lùi bệnh sốt rét ở các vùng sốt rét lưu hành nặng và phát triển các yếu tố bền vững nhằm ngăn chặn sốt rét quay trở lại, tiến tới loại trừ bệnh sốt rét theo mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới đã đề ra. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sốt rét được giao là giảm mắc sốt rét, giảm chếtsốt rét và không để dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành vượt mức khối lượng cũng như chất lượng chỉ tiêu bảo vệ bằng hoá chất diệt muỗi, đảm bảo thuốc sốt rét được cấpmiễn phí tới tận cơ sở để bảo vệ người dân sống ở vùng sốt rét lưu hành. Nâng cao chất lượng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phòng chống sốt rét tại các vùng trọng điểmnhằmngăn chặn kịp thời nguy cơ xảy dịch. Phối hợp chặt chẽ quân dân y, các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội tại địa phương trong phòng chống sốt rét. Mỗi cán bộ ngành y tế xác định phải là một truyền thông viên tích cực trong công tác truyền thông giáo dục-xã hội hóa phòng chống sốt rét giúp cho cộng đồng nâng cao nhận thức hiểu biết về sốt rét và những tác hại của nó đối với sức khoẻ con người.

Năm 2012

 
Chủ đề Ngày Sốt rét thế giới 25-4-2012: “Giữ vững thành quả, cứu lấy mạng sống, đầu tư cho sốt rét” “Sustain Gains. Save Lives. Invest in Malaria”

Chủ đề trên như một thông điệp hay khẩu hiệu bao trùm, mà trong đó các đối tác được mời tham gia thêm vào, đưa ra khẩu hiệu của chính mình tương ứng với các lĩnh vực đặc biệt cụ thể mà họ quan tâm hay cam kết cũng như các bên tham gia vào công tác phòng chống sốt rét. Dưới đây là tập hợp các ý kiến dựa trên chứng cứ mà các đối tác được khuyến khích đưa ra cùng với các trích dẫn và các nguồn tài liệu khác được liệt kê ở cuối tài liệu.
 

Giữ vững thành quả

Các nỗ lực từ các quốc gia và cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn bệnh sốt rét đang tiếp tục được thực hiện. Nhờ sự mở rộng của các biện pháp can thiệp một cách nhanh chóng đã cứu sống nhân loại mà chúng ta có thể thấy được qua số ca mắc và tử vong giảm đi một cách bền vững trên phạm vi toàn cầu trong suốt 5 năm qua. Trong thập kỷ qua,chỉ tính riêng tỉ lệ tử vong sốt rét ở châu Phi đã giảm xuống còn 1/3, trong khi đó 35/53 quốc gia ngoài châu Phi đang bị ảnh hưởng bởi sốt rét cũng đã thành công làm giảm hơn 50% tỉ lệ tử vong. Những thành tựu đạt được mặc dù rất đáng khích lệ, song cũng rất mong manh. Vì vậy, điều sống còn là cần phải duy trì và tăng cường các nỗ lực bằng sự kết hợp ý chí chính trị ngày càng mạnh mẽ trong và ngoài nước, đầu tư cơ bản và hỗ trợ cho các nghiên cứu đang thực hiện và phát triển các phương pháp và công cụ mới, hiệu quả hơn để chống lại các mối đe dọa đang nổi lên như tình trạng kháng thuốc và kháng hóa chất.

Cứu lấy mạng sống

·Khoảng một nửa dân số trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Đây là một căn bệnh có thể ngăn ngừa và có thể điều trị được, nhưng cứ mỗi một phút phút nó vẫn cướp đi sinh mạng của 1 đứa trẻ. Hơn 90% trường hợp tử vong sốt rét nằm ở châu Phi;

·Chỉ cần tăng cường các nỗ lực ngăn chặn sốt rét, kể cả mở rộng mức độ bao phủ cung cấp màn chống muỗi cho toàn dân, chúng ta sẽ cứu sống ước tính khoảng 3 triệu trẻ em châu Phi tính đến năm 2015;

·Nhiều trường hợp có thể được cứu sống nhờ phối hợp các biện pháp đã được minh chứng và công cụ cải tiến trong phòng chống sốt rét, bao gồm cả các biện pháp phòng bệnh hiệu quả, chẩn đoán chính xác và kịp thời, cũng như điều trị ca bệnh bằng thuốc đặc hiệu đáng tin cậy;

·Công tác phòng chống sốt rét thành công có tác động mạnh mẽ đối với sức khỏe, năng suất và an sinh của người dân sống trong vùng nguy cơ sốt rét. Chúng ta không chỉ cứu lấy mạng sống của họ mà còn giúp họ thúc đẩy sự tiến bộ hướng tới các mục tiêu phát triển quan trọng khác như nâng cao tỉ lệ sống sót của bà mẹ và trẻ em, cải thiện sức khỏe cho người đang sống cùng với HIV, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học và chống lại đói nghèo.

Đầu tư vào sốt rét

Các công cụ phòng chống sốt rét mang lại cho chúng ta một số các biện pháp y tế can thiệp có hiệu quả kinh tế nhất trên thế giới hiện nay.Chẳng hạn, màn chống muỗi tẩm hóa chất (ITNs) là biện pháp đơn giản ít tốn kém nhưng được chứng minh là giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em hơn 20% và giảm 50% số ca mắc sốt rét. Các nghiên cứu cho thấy 96% người dân có màn chống muỗi đã sử dụng chúng;

·Tác động của bệnh sốt rét đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế là vô cùng to lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các gia đình, doanh nghiệp và quốc gia. Theo ước tính, sốt rét tác động tiêu cực đến 1,3% của chỉ số GDP tớiở các nước chịu gánh nặng quan trọng do sốt rét. Ngược lại, các doanh nghiệp ở châu Phi đầu tư vào hoạt động phòng chống sốt rét đã thấy được hiệu quả đầu tư có ý nghĩa với tỉ lệ giảm thấp đáng kể về tình trạng bệnh tật và tình trạng học sinh bỏ học. Một nghiên cứu cho thấy nội suất sinh lợi (IRR) hàng năm (IRR is a rate to measure and compare the profitability of investments) trung bình là 28%;

·Nhiều quốc gia có sốt rét lưu hành tăng cường chi phí từ quốc gia vào các nỗ lực phòng chống căn bệnh này: có đến 42 quốc gia đã nâng mức chi phí lên khoảng 1000 đô la Mỹ bình quân đầu người từ giữa năm 2000 - 2010. Nhưng vẫn cần chi phí đàu tư hơn nữa, nếu sẵn sàng chi 1% ngân sách quốc gia của các nước có sốt rét lưu hành dành cho công tác phòng chống sốt rét thì sẽ có đến 75 quốc gia có thể cung cấp đủ màn tẩm hóa chất cho người dân có nguy cơ mắc bệnh;

·Cần phải duy trì nhiệm vụ quốc gia và quốc tế về tăng cường các biện pháp phù hợp chi phí-hiệu quả đã được kiểm chứng nhằm ngăn chặn, chẩn đoán và điều trị sốt rét. Nếu không, chúng ta có nguy cơ đảo ngược lại những thành tựu có được ngày nay và đánh mất nhiều sinh mạng hơn do căn bệnh vốn dĩ có thể ngăn chặn và điều trị được này.

·Các nỗ lực phòng chống sốt rét đang được tăng cường vẫn đang được đầu tư. Đầu tư tiếp tục trong phòng chống sốt rét hôm nay sẽ thúc đẩy các quốc gia có sốt rét lưu hành hướng đến không còn ca tử vong nào nữa vào năm 2015 và đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ (toward near-zero deaths by 2015 and achieving the Millennium Development Goals), đặc biệt điều này liên quan đến cải thiện sức khỏe và tác động đến sự sống còn của các bà mẹ và trẻ em,xóa bỏ đói nghèo và tăng cường tiếp cận giáo dục cho cọng đồng.

Lễ phát động Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4/2012 khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Trải qua 5 năm hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét (PCSR) với chủ đề khác nhau mỗi năm, trong đó chủ đề của năm 2012 là “Giữ vững thành quả, cứu lấy mạng sống: đầu tư cho phòng chống sốt rét”;

Trong năm 2011 cũng như nhiều năm qua, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn cùng với ngành y tế các tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên và lực lượng quân y, biên phòng đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt động phòng chống sốt rét cũng như kiểm soát dịch bệnh, hạ thấp được tỷ lệ chết sốt rét, tỷ lệ mắc sốt rét và không để dịch sốt rét xảy ra; góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, sức sản xuất của nhân dân ở những vùng sốt rét trọng điểm cũng đồng thời là địa bàn chiến lược về kinh tế-quốc phòng của cả nước. Tuy nhiên, khu vực miền Trung-Tây Nguyên nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng có đặc điểm sốt rét diễn biến phức tạp, nguy cơ sốt rét quay trở lại còn cao nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Mặc dù các chỉ số sốt rét như (bệnh nhân sốt rét, ký sinh trùng sốt rét, sốt rét ác tính và tử vong sốt rét) đang có xu hướng giảm thấp trong một số năm gần đây, nhưng chưa thực sự mang tính bền vững do màng lưới y tế cơ sở (huyện, xã, thôn bản) chưa phát hiện và điều trị sớm bệnh nhâ sốt rét, người dân chưa có ý thức tự bảo vệ khi sinh sống hoặc vào vùng sốt rét lưu hành, nhất là với tình trạng biến động dân cư khó kiểm soát. Bên cạnh đó chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trong PCSR như ký sinh trùng sốt rét đa kháng thuốc sốt rét hiện dùng kể cả các thuốc có hiệu lực cao, muỗi sốt rét thay đổi sinh thái hoạt động và hiện diện ở hầu khắp các vùng sốt rét lưu hành, cùng với những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt rét phát triển và gia tăng đột biến.

Năm 2012 là năm khởi đầu thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét vớimục tiêu Khống chế tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt rét dưới 0,15/1.000; tỷ lệ người dân chết do bị bệnh sốt rét dưới 0,02/100.000; không còn tỉnh nào trong giai đoạn phòng chống bệnh sốt rét tích cực; 40 tỉnh trong giai đoạn đề phòng sốt rét quay trở lại; 15 tỉnh trong giai đoạn loại trừ bệnh sốt rét và 8 tỉnh trong giai đoạn tiền loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2020”. Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn phát động chiến dịch ra quân phòng chống sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2012 nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét theo mục tiêu của Nhà nước và Tổ chức Y tế thế giới đã đề ra. Nâng cao chất lượng các biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh và điều trị bệnh nhân sốt rét tại các vùng trọng điểm, ngăn chặn kịp thời nguy cơ xảy dịch, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sốt rét được Bộ Y tế giao là giảm mắc sốt rét, giảm chết sốt rét và không để dịch sốt rét xảy ra trên toàn khu vực. Tăng cường kiểm soát bệnh nhân sốt rét của màng lưới y tế cơ sở, phát huy truyền thống kết hợp quân dân y trong quản lý bệnh nhân sốt rét cũng như truyền thông giáo dục giúp cộng đồng có ý thức tự bảo vệ khi sống hoặc vào vùng sốt rét tạo yếu tố bền vững trong PCSR, từng bước tiến đến loại trừ sốt rét.

           Từ buổi lễ phát động này, tỉnh Quảng Nam và khu vực miền Trung-Tây Nguyên sẽ có những bước tiến tích cực trong công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét theo mục tiêu đề ra. Sự tham dự, phát biểu và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Bắc Trà My; sự phối hợp đăng cai tổ chức của Sở Y tế Quảng Nam và sự hỗ trợ kinh phí thực hiện của Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam; sự tham dự của các đại biểu, đại diện các tầng lớp quần chúng nhân dân và sự đưa tin của các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần để lễ phát động thành công tốt đẹp.

Nhìn lại tác động của sốt rét đến các vùng trên toàn cầu

Ngày Sốt rét thế giới (World Malaria Day) là thời điểm để chúng ta đánh giá và nhìn lạidiễn tiến mà chúng ta đang hướng đến phòng chống và loại trừ sốt rét và một cơ hội để làm tăng thêm kiến thức cũng như sự hiểu biết về những khó khăn và hàng triệu người dân đang sống trong vùng sốt rét lưu hành phải gánh chịu. Sốt rét, HIV/AIDS và một số ván đề sức khỏe khác liên quan đến đói nghèo có một ảnh hưởng không nhỏ lên các quốc gia kém phát triển. Cứ mỗi 45 giây lai có một em bé chết vì các căn bệnh như thế nhưng điều oái ăm là các bệnh này có thể phòng ngừa được. Tại châu Phi, nó là một trong 5 bệnh gây tử vong hàng đầu tại đây. Sốt rét và nguồn lực giáo dục sức khỏe: Ngày sốt rét thế giới 2012 kỷ niệm vào ngày 25 tháng 4 (Malaria and health teaching resources: World Malaria Day 2012 is commemorated every o­n 25 April). Người ta nhận ra các nổ lực toàn cầu trong phòng chống sốt rét. Xét về phương diện toàn cầu, có khaongr 3.3. tỷ người tại 106 quốc gia có nguy cơ bị sốt rét. Năm 2009, có khoảng 781 000 người chết vì sốt rét, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em tại châu Phi.

Ngày Sốt rét thế giới (World Malaria Day) đượcc thiết lập từ tháng 5 năm 2007 vào thời điểm mà Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) họp lần thứ 60 quyết định và có sự thống nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ngày thành lập đã cung cấp "giáo dục và sự hiểu biết về sốt rét” (“education and understanding of malaria") và các phổ cập thông tin về các việc thực hiện của chiến lược phòng chống sốt rét quốc gia tăng cường theo từng năm, bao gồm các hoạt động dựa vào cộng đồng (Community-based activities) về phòng bệnh và điều trị sốt rét tại các vùng sốt rét lưu hành. Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền. Bệnh lan rộng tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, gồm cả khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi, châu Á và châu Mỹ.

Sốt rét không chỉ là một bệnh thông thường liên quan đến đói nghèo mà còn là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và là một trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế quốc gia.

Các vùng nhiệt đới bị ảnh hưởng nhiều nhất, song cũng lan rộng đến các vùng ôn đới cùng với sự biến đổi thời tiết theo mùa. Bệnh có liên quan đến các tác động phát triển kinh tế từng vùng nơi mà sốt rét đe dọa hoặc tác động đến. Trong suốt thể kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, mó là một yếu tố chính và quan trọng trong vấn đè làm cho kinh tế chậm phát triển tại các bang phía nam Mỹ.

Malaria Week Berlin 2012 : 18-25 April 2012

Liên quan và phát động cho Ngày Sốt rét thế giới, có tuần lễ Berline 2012 về vấn đề sốt rét. Tổ chức Hy vọng của Đức (Hope Foundation Germany) tự hào cho ra mắt tuần lễ Berline về sốt rét (Malaria Week Berlin) từ ngày 18 đến 25 tháng 4 năm 2012, một loạt các sự kiện được tổ chức với Dự án Malaria Free Cameroon (MFC) project, cùng phát động ngày Sốt rét thế giới (World Malaria Day), nhằm mục đích tăng thêm kiến thức và sự hiểu biết về sốt rét tại Đức và hõ trợ dự án tại Cameroon. Tổ chức Y tế thế giới thống báo sốt rét là bệnh do muỗi truyền, và chịu trách nhiệm cho đến 2 ca tử vong mỗi một phút. Tính xác thực này không thể chấp nhận được, đặc biệt vì bệnh có thể phòng và trị được. Các nổ lực phối hợp các ban ngành đoàn thể và tổ chức phi chính chính phủ hiện đang quan tâm đến vấn đề này thông qua cải tiến và nâng cao giáo dục và các biện pháp phòng bệnh đã mang lại nhiều thành quả thiết thực.

Sự nổ lực của dự án MFC đã mang lại cho cộng đồng dễ bị thương tổn tại Cameroon trong việc sử dụng 3 biện pháp tiếp cận kéo dài: giáo dục cộng đồng, phan phối màng tẩm hóa chất có tác dụng kéo dài (LLITN_long lasting insecticide treated mosquito nets), hỗ trợ các trung tâm y tế địa phương. MFC 2012 đang tiến hành nhằm tập trung vào các cộng đồng bị sốt rét trong nước và khắp Bosquet in Eastern Cameroon.  Thảo luận bàn tròn (Podium Discussion) về Tuần lễ “Malaria Week Berlin” nhấn mạnh các sự kiện sau, tất cả mở ra cho công chúng với chủ đề “Cùng nhau chống lại sốt rét: Nhận ra các thách thức” (‘Coherence in the Fight Against Malaria:  Recognizing Challenges’). Thành phần tham gia: Tiến sĩ Gerhard Hesse (Bayer Environmental Sciences); Tiến sĩ Christiane Haas (German Red Cross); Giáo sư tiến sĩ Frank Mockenhaupt (Institute for Tropical Medicine and International Health, Berlin); Giáo sư, tiến sĩ Peter H. Seeberger (Max-Planck-Institute of Colloids and Interfaces, Department of Biomolecular Systems); Carolina Quesada (Moderation/Funkhaus Europa).

Tổ chức Hy vọng (Hope Foundation) khuyến khích mọi người tham gia, giúp đỡ và vui cùng ngày Sốt rét thế giới cũng như tuần lễ này. Sự tham gia theo hình thức đối tác chia sẻ, tài trợ và tình nguyện để chiến dịch này thành công. Ngày Sốt rét thế giới cũng là thời gian nhìn lại những nổ lực bỏ ra và thành quả đạt được hướng đến loại trừ và phòng chống sốt rét, sao cho đạt được đích không còn tử vong sốt rét vào năm 2015 (zero malaria deaths by 2015). Cách nay 4 năm, người ta ước tính cứ mỗi 30 giây có 1 trẻ em chết vì sốt rét. Gánh nặng khổng lồ này càn làm thôi thúc và gia tăng các biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét trong những năm gần đây tăng cường hơn, điều đó có nghĩa là có một sự giảm tỷ lệ tử vong; con số giờ đây đã thu hẹp hơn với chỉ 790.000 ca mỗi năm. Giảm đi tác động của sốt rét là chìa khóa đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ, điều này không chỉ chống lại bệnh tật mà còn nâng cao cải thiện về vấn đề nhân quyền cho phụ nữ và trẻ em đối với sức khỏe, tiếp cân giáo dục và giảm đi đói nghèo một cách ý nghĩa.

Nhân Ngày sốt rét thế giới, mọi người trong cộng đồng sốt rét, từ các nhân viên y tế tuyến huyện đến các nhà cung cấp màng, các nhà dịch tễ học đến các nhân viên y tế tình nguyện đều được khích lệ tham gia vào việc chống lại sốt rét giảm đi gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng.Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề cập về Ngày Sốt rét thế giới (2012), đây là một cơ hội:

·Cho các quốc gia trong vùng đang bị ảnh hưởng sốt rét học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác cũng như nhận hỗ trợ từ các nỗ lực khác;

·Để các nhà tài trợ mới tham gia vào như một đối tác toàn cầu phòng chống lại sốt rét;

·Để các viện nghiên cứu và viện hàn lâm đánh dấu và ra các tiến bộ về khoa học của họ với các chuyên gia và cộng đồng nói chung;

·Và để cho các đối tác quốc tế, công ty và tổ chức bày tỏ các nổ lực của họ về những gì tiến hành.

Chủ đề ngày sốt rét thế giới năm 2013 “Đầu tư cho tương lai: Hạ gục sốt rét” (“Invest in the Future: Defeat Malaria”)

 
Ngày Sốt rét thế giới năm 2013 được tổ chức và kỷ niệm vào ngày 25 tháng 4 nhằm ghi nhận nổ lực toàn cầu trong phòng chống sốt rét. Trên thế giới hiện nay có 3.3 tỷ người đang sống tại 106 quốc gia có nguy cơ mắc sốt rét. Năm 2009, có 781.000 người chết vì sốt rét, chủ yếu phụ nữ và trẻ em tại châu Phi. Ngày WMD được thiết lập vào tháng năm 2007 thông qua Hội đồng Y tế thế giới phiên họp lần thứ 60 (World Health Assembly) quyết định bởi một bộ phận quan trọng của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization). Sốt rét một bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền ở người. Bệnh lan rộng trong các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, gồm phần lớn khu vực cận sa mạc Sahara châu Phi, châu Á và châu Mỹ. Bệnh do ký sinh trùng sốt rét xâm nhập và nhân lên theo chu kỳ trong cơ thể, gây ra các triệu chứng điển hình hoặc không điển hình như sốt, nhức đầu, một số ca nặng có thể dẫn đến hôn mê, suy đa cơ quan và thậm chí tử vong. Sốt rét không chỉ là một bệnh hay gặp có liên quan đến đói nghèo nhưng cũng gây nên đói nghèo và gây trở ngại lớn cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các vùng nhiệt đới bị ảnh hưởng nhiều nhất so với các vùng ôn đới có khí hậu thay đổi. Trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, bệnh là một yếu tố chính làm chậm phát triển kinh tế tại các quốc gia có bệnh sốt rét lưu hành.

Hơn 10 năm qua, thế giới đã có những bước tiến vượt bật trong cuộc chiến chống lại sốt rét. Kể từ năm 2000, tỷ lệ tử vong do sốt rét giảm đi hơn 25% và 50 trong số 99 quốc gia đang có lan truyền sốt rét giờ đây hội đủ mục tiêu của Đại hội đồng Y tế thế giới là giảm tỷ lệ mắc hơn 75%.Một loạt các biện pháp phòng chống vector rộng cùng với gia tăng tiếp cận các chẩn đoán và điều trị bằng các thuốc đảm bảo chất lượng theo tiến trình quan trọng này. Nhưng chúng ta vẫn chưa với sốt rét vẫn giết chết 660.000 người trên toàn thế giới, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi tại khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi. Mỗi năm, có hơn 200 triệu ca mắc sốt rét và hầu hết các ca này chưa bao giờ xét nghiệm hoặc chưa đăng ký. Một ngân sách quốc tế rất lớn và sự xuất hiện kháng thuốc và kháng hóa chất diệt côn trùng đang đe dọa các thành quả đạt được trong nhiều năm qua. Nếu thế giới còn duy trì và tăng các đầu tư cho chiến lược chống lại sốt rét đi cùng với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ 6 và để đảm bảo đạt được mục tiêu 4 và 5 của MDGs thì cần đến sự đầu tư ngân quỹ hơn nữa trong thời gian đến. Chủ đề Ngày sốt rét thế giới 2013 và những năm đến: Đầu tư vào tương lai, Hạ gục sốt rét (Invest in the future: Defeat malaria) với mục tiêu tiếp thêm sinh lực cho hành động chống lại sốt rét.

Ngày Sốt rét thế giới được xây dựng bởi các ban thành viên của WHO trong Đại hội đồng Y tế thế giới World Health Assembly năm 2007 là cơ hội cần thiết để nêu lên các đầu tư liên tục và các hỗ trợ về mặt chính trị trong phòng bệnh và chống lại căn bệnh sốt rét, đồng thời cũng là cơ hội:

·Để các quốc gia trong vùng bị ảnh hưởng rút ra bài học từ kinh nghiệm lẫn nhau và có các nỗ lực hỗ trợ lẫn nhau;

·Để các nhà tài trợ mới liên kết lại với các đối tác toàn cầu trong chống lại sốt rét;

·Để các viện hàn lâm và các viện nghiên cứu đưa ra các tiến bộ khoa học đối với các chuyên gia và công chúng nói chung;

·Để các đối tác quốc tếm các công ty và các quỹ đưa ra các nỗ lực và phản ảnh các biện pháp can thiệp của họ ở quy mô.

WHO sẽ sử dụng cơ hội này để minh họa về mặt thực hành tốt nhất trong nhưng nơi mà sốt rét là các thách thức quan trọng và sẽ hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia để thích ứng và đẩy mạnh các nổ lực phòng chống sốt rét.

 

 

Ngày 26/03/2013
PGS.TS.Triệu Nguyên Trung, TS. Nguyễn Văn Chương
và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Ngày sốt rét thế giới 25-4-2009 (The World Malaria Day- 25 April, 2009)
Kế hoạch triển khai phát động công tác phòng chống sốt rét nhân Ngày Sốt rét thế giới 25-4-2009 tại các tỉnh/thành phố trong nước
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày cả thế giới cùng nỗ lực phòng chống sốt rét
Ngày 25 tháng 4 - Ngày Thế giới Phòng chống sốt rét
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích