Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 12/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 2 6 1 9 6
Số người đang truy cập
3 6 8
 Tin tức - Sự kiện Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới (WMD) năm 2017: Hãy cùng thu hẹp khoảng cách phòng ngừa

Tiếp nối Ngày thế giới phòng chống sốt rét (World Malaria Day_WMD) năm trước với chủ đề “Chấm dứt hoàn toàn bệnh sốt rét” (End Malaria for Good) khẳng định nỗ lực toàn cầu hướng tới loại trừ sốt rét khi phạm vi và gánh nặng sốt rét ngày càng bị thu hẹp. WMD 25/4/2017 với thông điệp “Hãy cùng thu hẹp khoảng cách phòng ngừa sốt rét” (Malaria: Let’s closing the prevention gap), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tập trung vào lĩnh vực dự phòng-chiến lược quan trọng làm giảm số mắc và tử vong sốt rét, căn bệnh tiếp tục giết chết hơn 400.000 người mỗi năm.

WMD 2017: Hãy cùng thu hẹp khoảng cách phòng ngừa sốt rét

Ngày thế giới phòng chống sốt rét (WMD) năm nay với thông điệp thu hẹp khoảng cách phòng ngừa (Let’s close the gap) cùng “logo 2 mảnh ghép” biểu trưng cho khoảng trống cần được lấp đầy, WHO kêu gọi các quốc gia và đối tác khẩn trương cải thiện tiếp cận các công cụ dự phòng cứu mạng sống, những thành công gần đây trong cuộc chiến sốt rét cho thấy việc mở rộng phạm vi sử dụng các công cụ dự phòng được kiểm chứng và tiết kiệm chi phí đã làm giảm đáng kể gánh nặng sốt rét toàn cầu. Bản tin mới (new brochure) của WHO công bố trước WMD năm nay đã đưa ra một bản tóm tắt các công cụ được WHO khuyến nghị trong gói dự phòng sốt rét làm nổi bật khoảng trống còn lại trong phạm vi bao phủ và nhu cầu về công cụ chống sốt rét mới (remaining gaps in coverage and the need for new anti-malaria tools).

WMD 25/04/2017 chỉ còn vẻn vẹn 10 ngày nữa, thông điệp “thu hẹp khoảng cách” (close the gap) của WHO năm nay nhằm tập trung bao phủ các công cụ dự phòng sốt rét cốt lõi đã được kiểm chứng trong kiểm soát vector như màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu (LLINs), phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi trong nhà (IRS) cùng các liệu pháp dự phòng theo thai kỳ cho phụ nữ mang thai (Intermittent preventive treatment in pregnancy_IPTp), điều trị dự phòng cách quãng cho trẻ sơ sinh (Intermittent preventive treatment in infants_IPTi), hóa trị liệu sốt rét theo mùa (Seasonal malaria chemoprevention_SMC). Các hoá trị liệu dự phòng này là những yếu tố chính của gói biện pháp phòng ngừa và kiểm soát sốt rét toàn diện (comprehensive package of malaria prevention and control measures) được WHO khuyến cáo với mục đích can thiệp ngăn ngừa sốt rét bằng cách duy trì mức độ thuốc điều trị trong máu suốt thời kỳ nguy cơ sốt rét lớn nhất (by maintaining therapeutic drug levels in the blood throughout the period of greatest malarial risk). WHO cho biết trong WMD năm 2017 cùng với sự đổi mới chủ đề quan trọng với sự kêu gọi đầu tư lớn hơn vào việc phát triển và triển khai các công cụ dự phòng sốt rét mới, tổ chức này sẽ lần đầu tiên thông báo công khai 3 quốc gia sẽ được tham gia vào chương trình thực hiện thí điểm vắc xin RTS, S.


Bản đồ dịch tễ và các chỉ số sốt rét năm 2016 theo Báo cáo sốt rét củaWHO

Cases

212 million

In 2015, there were 212 million cases of malaria worldwide.

World malaria report 2016

 

Incidence

21%

Between 2010 and 2015, there was global decrease in malaria incidence.

Key facts from World malaria report 2016

 

Mortality

29%

Between 2010 and 2015, there was decrease in global malaria mortality rates.

10 facts o­n malaria

Gánh nặng sốt rét toàn cầu tại châu Phi, những khoảng trống và tiềm năng hóa dự phòng

Gánh nặng sốt rét toàn cầu tại châu Phi

WHO kêu gọi các gói dự phòng sốt rét tập trung chủ yếu vào châu Phi là do gánh nặng sốt rét ở khu vực này còn cao, theo Báo cáo sốt rét (World Malaria Report) của WHO năm 2016 từ số liệu 91 quốc gia và khu vực có lan truyền sốt rét đang diễn ra. Năm 2015 thế giới có 212 triệu ca sốt rét mới, trong đó cao nhất là khu vực châu Phi (90%), tiếp đến Đông Nam Á (7%) và Đông Địa Trung Hải (2%). Năm 2015 thế giới ước tính khoảng 429.000 trường hợp tử vong sốt rét, hầu hết xảy ra ở khu vực châu Phi (92%), tiếp theo là Đông Nam Á (6%) và Đông Địa Trung Hải (2%). Đặc biệt trẻ em < 5 tuổi dễ bị mắc và chếtdo sốt rét, năm 2015 thế giới ước tính sốt rét đã giết chết khoảng 303.000 trẻ em < 5 tuổi, trong đó có 292.000 trẻ em ở khu vực châu Phi. Từ năm 2010-2015, tỷ lệ tử vong sốt rét ở trẻ em < 5 tuổi giảm được khoảng 35% nhưng bệnh sốt rét vẫn là "sát thủ hàng đầu" với trẻ em < 5 tuổi khi cứ mỗi 2 phút cướp đi 1 mạng sống trẻ em. Đánh giátiến bộ toàn cầu và gánh nặng bệnh tật (Global progress and disease burden) 5 năm gần đây (2010-2015), WHO cho biết tỷ lệ mắc mới sốt rét (malaria incidence rates) haysố ca mắc mới(new malaria cases) giảm 21% trên toàn cầu và khu vực châu Phi, tỷ lệ tử vong sốt rét giảm khoảng 29% trên toàn cầu và 31% ở châu Phi. Các khu vực khác cũng đạt mức giảm ấn tượng về gánh nặng sốt rét so với năm 2010, tỷ lệ tử vong sốt rét giảm 58% ở khu vực Tây Thái Bình Dương, 46% ở Đông Nam Á, 37% ở châu Mỹ và 6% ở Đông Địa Trung Hải.


Cứ mỗi 2 phút sốt rét cướp đi một mạng sống trẻ em châu Phi

Những khoảng trống (Gaps)

Tuy nhiên, cùng với những tiến bộ đạt được WHO quan ngại mới chỉ gần một nửa (40/91 quốc gia và vùng lãnh thổ) có sốt rét lưu hành đi đúng lộ trình loại trừ sốt rét, còn các nước có gánh nặng sốt rét cao nhất là ở khu vực Châu Phi tiến bộ sốt rét đạt được rất chậm, thậm chí bùng nổ cục bộ ở một số vùng trong khi Chiến lược kỹ thuật sốt rét toàn cầu (GTS) của WHO đòi hỏi phải giảm 40% số ca mắc và tử vong sốt rét vào năm 2020 so với mức cơ bản năm 2015. Từ dữ liệu sốt rét 2016, WHO cho rằng sốt rét giống như một "chương trình dang dở" (an unfinished agenda) khi vẫn được coi là vấn đề y tế công cộng cấp bách toàn cầu, nhất là ở vùng cận Saharan châu Phi còn tồn tại những khoảng cách đáng kể về độ bao phủ các biện pháp kiểm soát sốt rét cốt lõi trong năm 2015. Theo ước tính của WHO, khoảng 43% dân số sống Tiểu vùng Sahara-Châu Phi không được bảo vệ bằng màn tẩm hóa chất (ITNs) hoặc phun tồn lưu trong nhà (IRS) với thuốc diệt côn trùng là các biện pháp phòng chống vector chủ yếu; nhiều nước hệ thống y tế đang thiếu nguồn lực và tiếp cận nghèo nàn với các đối tượng nguy cơ sốt rét, khoảng 36% trẻ em bị sốt ở 23 nước Châu Phi không được đưa đến cơ sở y tế để chăm sóc và điều trị.


Vẫn còn nhiều khoảng trống (gaps) trong phòng ngừa sốt rét tại Tiểu vùng Sahara, châu Phi

Tiềm năng hóa dự phòng sốt rét và khoảng trống cần được lấp đầy

Theo WHO, nỗ lực bước đầu kiểm soát sốt rét dựa vào can thiệp dự phòng bằng thuốc chống sốt rét đã được thực hiện từ những năm đầu 1900s trước khi WHO được thành lập, các nhà nghiên cứu sốt rét đã thử nghiệm các chiến lược khác nhau vào những năm 1980 như chương trình điều trị và hóa dự phòng quy mô lớn thường quy (regular large-scale treatment and chemoprophylaxis campaigns) nhưng không chiến lược nào chứng minh được tính hiệu quả nên bị lãng quên. Tuy nhiên, bước ngoặt quan trọng là vào năm 1994 một nghiên cứu lớn của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) sử dụng phương pháp điều trị dự phòng theo thai kỳ ở phụ nữ mang thai (IPTp) lần đầu tiên được trình bày và xem xét bởi các chuyên gia của WHO. Nhiễm sốt rét trong thai kỳ mang nguy cơ nghiêm trọng cho cả mẹ và con, những người tham gia nghiên cứu được điều trị sốt rét 2 đợt sulfadoxine-pyrimethamine trong tam cá nguyệt 2 và 3 cho thấy rất có hiệu quả làm giảm thiếu máu mẹ và cân nặng khi sinh thấp được WHO đưa vào kế hoạch áp dụng chính sách ở tất cả các khu vực có mức lan truyền sốt rét vừa và nặng ở Châu Phi. Việc áp dụng IPTp theo chương trình bắt đầu vào khoảng năm 2003 nhưng đến 2008 các nước mới thực sự thực hiện chính sách này. Trên cơ sở các bằng chứng bổ sung, WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai nên điều trị dự phòng tại các lần khám thai định kỳ bắt đầu sau 3 tháng đầu, càng sớm càng tốt trong tam cá nguyệt 2 và cách nhau ít nhất 1 tháng. Từ năm 2010 đến 2015 ở 20 trong số 36 quốc gia đã áp dụng chính sách này, số phụ nữ được nhận ít nhất 3 liều đã tăng gấp 5 lần nhưng sự hấp thụ không diễn ra nhanh như mong đợi, 69% phụ nữ mang thai vẫn không nhận được 3 hoặc nhiều liều IPTp. Trong năm 2007, WHO khuyến cáo một can thiệp tương tự cho trẻ sơ sinh được gọi là điều trị dự phòng cách quãng (IPTi), nếu cho sulfadoxine-pyrimethamine dự phòng sốt rét cho trẻ sơ sinh tương ứng với thời gian tiêm chủng mở rộng vaccine thường là 10 tuần, 14 tuần và 9 tháng tuổi-trẻ em bị sốt rét lâm sàng ít hơn và được bảo vệ tốt hơn do thiếu máu nhưng việc thông qua IPTi cũng rất hạn chế, hiện nay cách tiếp cận đang được thử nghiệm ở Sierra Leone. Tuy nhiên, việc áp dụng IPTp và IPTi cũng gặp một số rào cản do vấn đề rất phức tạp, nghiên cứu ban đầu do cộng đồng sốt rét đưa ra nhưng thực hiện thành công chủ yếu dựa vào sự hợp tác của các chương trình khác cũng như cần có thêm kinh phí thực hiện. Ví dụ, các chương trình sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ-trẻ em cần phải là những người thực hiện IPTp và các chương trình tiêm chủng vaccine thực sự cần phải thực hiện IPTi nhưng khi nguồn tài trợ chặt chẽ và các chương trình có ưu tiên ngân sách riêng thì sẽ không có kinh phí thực hiện, nâng cao quyền sở hữu giữa các nhóm này sẽ giúp mở rộng đáng kể các công cụ quan trọng này.


Hóa dự phòng sốt rét trẻ sơ sinh và trẻ em châu Phi (IPTi) hạn chế tử vong do sốt rét

Ngoài IPTp và IPTi, phương pháp điều trị dự phòng thứ 3 đang được sử dụng là hóa trị liệu sốt rét theo mùa (SMC). WHO cho biết phần lớn các ca mắc sốt rét và tử vong xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, SMC bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương này thông qua điều trị sốt rét theo từng tháng trong suốt mùa truyền bệnh sốt rét-một giai đoạn thường kéo dài khoảng 3 đến 4 tháng. Việc sử dụng SMC vô cùng nhanh chóng, thực tế đây là một trong những chính sách nhanh nhất của WHO về tốc độ thông qua, nhiều cơ quan và các nhà tài trợ lớn đã huy động xung quanh phương pháp này và vào năm 2015 đã có sự thiếu hụt toàn cầu về các loại thuốc được sử dụng cho SMC do sự gia tăng về nhu cầu do đó các nhà sản xuất đã phải gia tăng cung ứng để đáp ứng nhu cầu. Sở dĩ SMC nhanh như vậy vì khác với IPTp và IPTi nó được thực hiện như một chiến dịch vận động do chương trình sốt rét quốc gia chỉ đạo, nhân viên y tế cộng đồng được đào tạo để quản lý các loại thuốc và trực tiếp đến tận nơi để phân phát cho trẻ em. SMC rất hiệu quả và giá cả phải chăng khi bảo vệ một đứa trẻ trong suốt mùa truyền bệnh sốt rét chỉ tốn khoảng 5 đô la (USD). Điều khó tin là nghiên cứu ban đầu cho thấy SMC có thể giảm 75% trường hợp sốt rét ở trẻ em nghĩa là việc thực hiện mạnh mẽ SMC có thể có tiềm năng giúp chúng ta đạt được một trong những cột mốc quan trọng của Chiến lược kỹ thuật sốt rét toàn cầu (GTS): giảm tỷ lệ mắc sốt rét và tỷ lệ tử vong xuống 40% vào năm 2020. Ngoài ra, SMC, IPTp và các công cụ mới đang được phát triển có thể làm cho những chiến lược này thậm chí còn hiệu quả hơn nên đổi mới tiềm năng trong lĩnh vực dự phòng là rất thú vị và cần thiết trong WMD 2017.


Preventive therapies

Các trị liệu dự phòng (Preventive therapies)

Theo thông tin cập nhật lần cuối ngày 6/4/2016 của WHO, trị liệu dự phòng sốt rét là cách điều trị đầy đủ thuốc sốt rét đối với những đối tượng dễ bị tổn thương (vulnerable populations), nhất là phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ em để ngăn chặn các hậu quả sốt rét, quá trình điều trị được thực hiện bất kể người nhận có bị nhiễm sốt rét hay không.Các hoá trị liệu dự phòng (preventive chemotherapies) là những yếu tố chính của gói biện pháp dự phòng và kiểm soát sốt rét toàn diện do WHO khuyến cáo bao gồm điều trị dự phòng theo thai kỳ phụ nữ mang thai (IPTp), điều trị dự phòng cách quãng cho trẻ sơ sinh (IPTi) và hóa dự phòng sốt rét theo mùa (SMC) nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh sốt rét bằng cách duy trì mức độ thuốc điều trị trong máu suốt giai đoạn nguy cơ sốt rét lớn nhất. Theo đó, IPTp nên được cung cấp cho phụ nữ mang thai trong các lần khám thai định kỳ và IPTi nên được cung cấp cho trẻ sơ sinh thông qua các dịch vụ tiêm chủng ở các khu vực có mức lan truyền sốt rét từ vừa đến nặng (areas with moderate to high malaria transmission) ở Tiểu vùng Sahara Châu Phi, SMC được khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi trong mùa sốt rét ở các khu vực phụ cận Sahel, châu Phi. Những can thiệp này đã được chứng minh có hiệu quả, tiết kiệm chi phí và an toàn trong dự phòng sốt rét ở các nhóm đối tượng đích tập trung vào các nhóm dân cư cụ thể trong đặc thù lan truyền sốt rét ở châu Phi do đó phản ánh sự thay đổi mô hình hiện tại trong kiểm soát sốt rét từ cách tiếp cận một đến tất cảcác mục tiêuchiến lược (one-size-fits-all approach to targeting strategies) với các nhóm dân và/hoặc địa điểm cụ thể để tối đa hóa hiệu quả.


Phụ nữ mang thai nên điều trị dự phòng theo thai kỳ (IPTp) và tư vấn bác sĩ khi thấy cần thiết

Điều trị dự phòng theo thai kỳ phụ nữ mang thai (IPTp)

Theo thông tin cập nhật lần cuối ngày ngày 20/3/2016 của WHO, nhiễm sốt rét trong thời kỳ mang thai là một vấn đề chính yếu về sức khoẻ cộng đồng với những nguy cơ đáng kể cho người mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh,điều trị dự phòng sốt rét trong các thai kỳ là cách điều trị đầy đủ thuốc sốt rét cho phụ nữ mang thai ở các lần khám thai định kỳ, bất kể người nhận có bị bệnh sốt rét hay không.IPTp làm giảm các giai đoạn sốt rét của người mẹ (maternal malaria episodes), thiếu máu mẹ và thai nhi (maternal and fetal anaemia), nhiễm ký sinh trùng nhau thai (placental parasitaemia), trẻ sơ sinh nhẹ cân (low birth weight) và tử vong sơ sinh (neonatal mortality). WHO khuyến cáo sử dụng IPTp với sulfadoxin-pyrimethamine (IPTp-SP) ở tất cả các vùng lan truyền sốt rét từ vừa đến nặng ở châu Phi.Theo quy định thai kỳ của phụ nữ mang thai sẽ được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 tháng sẽ tương ứng với một tam cá nguyệt, cách tính đơn giản nhất được áp dụng là phân chia sau mỗi 13 tuần cộng thêm 1 tuần cuối cùng vào tam cá nguyệt cuối. Theo đó, Tam cá nguyệt đầu (First trimester) được tính kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cho đến ngày kết thúc của tuần thứ 13 kể từ thời điểm đó, trong suốt chu kỳ kinh cuối cơ thể tất bật chuẩn bị cho quá trình rụng trứng và mang thai nên mẹ có thể bắt đầu tính từ thời điểm này; Tam cá nguyệt hai (second trimester) bắt đầu từ tuần thứ 14 tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh chót kéo dài đến hết tuần 27 của thai kỳ; Tam cá nguyệt cuối (third/last trimester) bắt đầu từ tuần thứ 28 tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh chót và kết thúc vào lúc chuyển dạ. Vào tháng 10/2012, WHO khuyến cáo điều trị dự phòng IPTp-SP được cung cấp cho tất cả phụ nữ mang thai tại mỗi lần khám thai dự phòng bắt đầu càng sớm càng tốt trong tam cá nguyệt hai (cũng như trong tam cá nguyệt đầu) với một lịch trình 4 lần thăm viếng trước khi sinh. Dựa trên các bằng chứng hiện có, IPTp-SP vẫn có tác dụng ngăn ngừa các hậu quả bất lợi của sốt rét gấp 5 lần trên các kết cục của mẹ và thai ngay cả ở vùng có đột biến liên quan đến kháng SP phổ biến ở P. falciparum, do vậy IPTp-SP vẫn nên được sử dụng cho phụ nữ mang thai ở những vùng này. Tuy nhiên WHO cho rằng sự tiếp cận IPTp ở một số nước châu Phi thấp (Low uptake of IPTp in some African countries), trong số khoảng 840 triệu người có nguy cơ ở các vùng sốt rét lưu hành thuộc khu vực cận Sahara, châu Phi có khoảng 35 triệu phụ nữ mang thai có thể hưởng lợi từ IPTp mỗi năm nhưng trong vài năm gần đây, WHO đã theo dõi một nỗ lực giảm quy mô IPTp ở một số nước châu Phi.Tại các nước có gánh nặng sốt rét cao, IPTp rõ ràng đang tụt hậu so với các biện pháp kiểm soát sốt rét khác dường như không phải do chăm sóc trước khi sinh ở mức độ thấp mà trái lạinhân viên y tế chưa đảm bảo vai trò quản lý SP đối với IPTp có thể là một vấn đề cần xem xét, trong khicác gói IPTp chỉ đơn giản là đào tạo nhân viên y tế được chứng minh là cải thiện độ bao phủ IPTp.


IPTi được thực hiện ở các vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng ở châu Phi

Điều trị dự phòng cách quãng ở trẻ sơ sinh (IPTi)

Theo tài liệu cập nhật lần cuối ngày 20/4/2016 của WHO, điều trị dự phòng cách quãng cho trẻ sơ sinh là một đợt điều trị đầy đủ thuốc chống sốt rét cho trẻ sơ sinh thông qua các dịch vụ tiêm chủng thông thường, bất kể trẻ bị nhiễm sốt rét hay không. WHO khuyến cáo IPTi với sulfadoxin-pyrimethamine (IPTi-SP) ở những khu vực có mứclan truyền sốt rét từ vừa đến nặng ở Tiểu vùng Sahara, châu Phi có tỷ lệ hiện mắc (prevalence) < 50% của đột biến pfdhps 540 trong ký sinh trùngP. falciparum. IPTi làm giảm sốt rét lâm sàng, thiếu máu và sốt rét nặng trong năm đầu tiên của cuộc đời. Gói trị liệu dự phòng này được thực hiện 3 lần trong năm đầu tiên của cuộc đời vào khoảng 10 tuần, 14 tuần và 9 tháng tuổi tương ứng với lịch tiêm chủng thông thường của Chương trình tiêm chủng mở rộng (Expanded Programme o­n Immunization_EPI). Bằng cách điều chỉnh phân phối IPTi với EPI, phạm vi bao phủ IPTi có thể tăng lên nhanh chóng và ảnh hưởng của nó tăng lên.Quản lý an toàn, đơn giản, hiệu quả về chi phí được nhân viên y tế và cộng đồng chấp nhận đã khẳng định IPTi-SP không có tác động tiêu cực đến hiệu quả bảo vệ của các vaccine EPI. Theo WHO, IPTi nhằm bổ sung cho các hoạt động kiểm soát sốt rét hiện nay như chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ sốt rét (diagnosis of suspected malaria) và điều trị các ca xác định (malaria confirmed cases) bằng trị liệu phối hợp dựa vào artemisinin (ACTs) và các biện pháp kiểm soát vector như LLINs và IRS.


Hiệu quả SMC làm giảm số ca mắc và chết do sốt rét ở trẻ em châu Phi

Hóa trị liệu sốt rét theo mùa (SMC)

Theo tài liệu cập nhật lần cuối ngày 7/3/2016 của WHO, hóa trị liệu sốt rét theo mùa (SMC) được định nghĩa là điều trị đầy đủ các liều thuốc sốt rét cho trẻ em trong mùa sốt rét ở các khu vực có lan truyền cao nhằm ngăn ngừa sốt rét bằng cách duy trì nồng độ thuốc chống sốt rét trong máu suốt giai đoạn nguy cơ sốt rét lớn nhất.WHO khuyến cáo SMC với sulfadoxine-pyrimethamine + amodiaquine ở các khu vực truyền bệnh sốt rét theo mùa ở khu vực Sahel thuộcTiểu vùng Sahara, châu Phi, nơi P. falciparum còn nhạy cảm với cả 2 loại thuốc chống sốt rét sử dụng phối hợp này. Ở khắp khu vực Sahel, hầu hết các ca mắc sốt rét ở trẻ em và tử vong xảy ra vào mùa mưa thường ngắn trong vòng 3-4 tháng. Việc điều trị sốt rét hiệu quả theo chu kỳ hàng tháng trong thời gian này đã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ 75% đối với sốt rét không biến chứng và nặng (uncomplicated and severe malaria) ở trẻ < 5 tuổi;SMC hiệu quả, an toàn và có thể được quản lý bởi các nhân viên y tế cộng đồng.Ở những nơi SMC được thực hiện, không nên triển khai việc điều trị dự phòng cách quãng ở trẻ (IPTi). Khoảng 25 triệu trẻ em từ 3-59 tháng tuổi có thể được hưởng lợi từ việc SMC hàng năm, WHO đã ban hành khuyến cáo của SMC vào tháng 3/2012. Trước đó, SMC được giới thiệu trong tài liệu nghiên cứu điều trị dự phòng cách quãng ở trẻ em (Intermittent Preventive Treatment in Children_IPTC) hoặc IPTc. Vào tháng 8/2013, WHO đưa ra hướng dẫn thực hiện để giúp các quốc gia thành viên áp dụng và thực hiện can thiệp mới này.


Các tài liệu truyền thông WMD năm 2017

Để phục vụ truyền thông cho WMD 2017, các thông điệp chính về phòng chống và loại trừ sốt rét toàn cầu dược chính thức đăng tải trên Website của WHO (www.who.int/malaria) bằng 6 ngôn ngữ chính thức (English, Arabic, Chinese, French, Russian, Spanish) theo quy định của Liên Hợp Quốc (UN).

Malaria prevention works: let's close the gap

                Malaria prevention works: let's close the gap là một tập sách nhỏ về các chính sách mới của WHO bao gồm tổng quan về các công cụ phòng chống được WHO khuyến cáo cùng những khoảng trống (gaps) đáng kể trong phạm vi bao phủ các biện pháp dự phòng sốt rét tại các vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa ở Tiểu vùng Saharan, châu Phi. Cuốn tài liệu này tập hợp lại các ước tính số liệu chính từ nguồn Báo cáo sốt rét thế giới (World Malaria Report) của WHO năm 2016, theo đó GMP sẽ công bố một phân tích tổng thể toàn diện hơn về những khoảng trống trong công tác dự phòng, chẩn đoán và điều trị sốt rét toàn cầu vào năm 2018.

 

World Malaria Day 2017

Malaria prevention works: let's close the gap

Authors:
WHO

 

Publication details

Number of pages:28
Publication date:2017
Languages:English
WHO reference number:WHO/HMT/GMP/2017.6

 

Nội dung cuốn tài liệu mới này trình bày một bản tóm tắt ngắn gọn về các công cụ được WHO đề nghị trong kho dự phòng sốt rét bao gồm 2 phần: chương đầu tiên tập trung vào các biện pháp kiểm soát vector cốt lõi (core vector control measures) và chương hai mô tả chiến lược điều trị dự phòng cho các nhóm dễ bị tổn thương nhất (preventive treatment strategies for the most vulnerable groups) ở châu Phi, đồng thời đề cập đến một mối đe dọa sinh học quan trọng-khả năng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh (mosquito resistance to insecticides) và nhấn mạnh nhu cầu sử dụng các công cụ chống sốt rét mới (highlights the need for new anti-malaria tools).

 


Infographic: World Malaria Day 2017

Đồ họa thông tin WMD năm 2017 (Infographic: World Malaria Day 2017)

Trong WMD năm nay, WHO nhấn mạnh “điểm sáng” (spotlight) phòng ngừa sốt rét-nền tảng của các nỗ lực kiểm soát sốt rét trên toàn cầu. Theo đó, đồ họa này làm nổi bật những khoảng trống (gaps) quan trọng trong tiếp cận các công cụ phòng chống sốt rét cứu mạng sống (critical gaps in access to proven, life-saving malaria prevention tools) bao gồm cả màn tẩm hóa chất chống muỗi (ITNs), phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi trong nhà (IRS) và các trị liệu dự phòng (preventive therapies) cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (vulnerable groups) ở Châu Phi.


Phụ nữ mang thai và nhân viên y tế trong chuyến khám thai ở Tây Kenya (Sven Torfinn/WHO 2016)

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo (References)

1. Gilles H, Lawson J, Sibelas M, Voller A, Allan N. Malaria, anaemia and pregnancy. Ann Trop Med Parasitol 1969; 63: 245-263. PubMed

2 Brabin B. An analysis of malaria in pregnancy in Africa. Bull World Health Organ 1983; 61: 1005-1016. PubMed

3 Brabin L, Brabin BJ, van der Kaay HJ. High and low spleen rates distinguish two populations of women living under the same malaria endemic conditions in Madang, Papua New Guinea. Trans R Soc Trop Med Hyg 1988; 82: 671-676. CrossRef | PubMed

4 Marchant T, Schellenberg JA, Edgar T, et al. Socially marketed insecticide-treated nets improve malaria and anaemia in pregnancy in southern Tanzania. Trop Med Int Health 2002; 7: 149-158. CrossRef | PubMed

5 D'Alessandro U, Langerock P, Bennet S, Francis N, Cham K, Greenwood BM. The impact of a national impregnated bed net programme o­n the outcome of pregnancy in primigravidae in The Gambia. Trans R Soc Trop Med Hyg 1996; 90: 487-492. CrossRef | PubMed

6 van Eijk AM, Ayisi JG, ter Kuile FO, et al. Effectiveness of intermittent preventive treatment with sulphadoxine—pyrimethamine for control of malaria in pregnancy in western Kenya: a hospital-based study. Trop Med Int Health 2004; 9: 351-360. CrossRef | PubMed

7 Shulman CE, Dorman EK, Cutts F, et al. Intermittent sulphadoxine—pyrimethamine to prevent severe anaemia secondary to malaria in pregnancy: a randomised placebo-controlled trial. Lancet 1999; 353: 632-636. Summary | Full Text | PDF(98KB) | CrossRef | PubMed

8 van Eijk AM, Hill J, Alegana VA, et al. Coverage of malaria protection in pregnant women in sub-Saharan Africa: a synthesis and analysis of national survey data. Lancet Infect Dis 201110.1016/S1473-3099(10)70295-4. published o­nline Jan 26. PubMed

9 Roll Back Malaria Partnership. The Global Malaria Action Plan.
http://www.rollbackmalaria.org/gmap/gmap.pdf. (accessed Dec 11, 2010).

10 Vanden Eng JL, Thwing J, Wolkon A, et al. Assessing bed net use and non-use after long-lasting insecticidal net distribution: a simple framework to guide programmatic strategies. Malar J 2010; 9: 133. CrossRef | PubMed

11 Eisele TP, Keating J, Littrell M, Larsen D, Macintyre K. Assessment of insecticide-treated bednet use among children and pregnant women across 15 countries using standardized national surveys. Am J Trop Med Hyg 2009; 80: 209-214. PubMed

12 Maxwell CA, Rwegoshora RT, Magesa SM, Curtis CF. Comparison of coverage with insecticide-treated nets in a Tanzanian town and villages where nets and insecticide are either marketed or provided free of charge. Malar J 2006; 5: 44. CrossRef | PubMed

13 Pettifor A, Taylor E, Nku D, et al. Bed net ownership, use and perceptions among women seeking antenatal care in Kinshasa, Democratic Republic of the Congo (DRC): opportunities for improved maternal and child health. BMC Public Health 2008; 8: 331. CrossRef | PubMed

14 Noor AM, Amin AA, Akhwale WS, Snow RW. Increasing coverage and decreasing inequity in insecticide-treated bed net use among rural Kenyan children. PLoS Med 2007; 4: e255. CrossRef | PubMed

15 Sangaré LR, Stergachis A, Brentlinger PE, et al. Determinants of use of intermittent preventive treatment of malaria in pregnancy: Jinja, Uganda. PLoS o­ne 2010; 5: e15066. CrossRef | PubMed

16 Ouma PO, Calhoun L, Akudian J, et al. A simple, low cost method to increase intermittent treatment for malaria in pregnancy (IPTp) coverage. American Society of Tropical Medicine and Hygiene 59th Annual Meeting; Atlanta, GA, USA; Nov 3—7, 2010. LB-2264.

17. Guidelines for the treatment of malaria. Third edition (2015)

18. Updated policy recommendation for intermittent preventive treatment of pregnant women using sulfadoxine-pyrimethamine (IPTp-SP), October 2012

19. WHO Malaria Report 2016 (second edition).

20. WHO policy recommendation: Seasonal malaria chemoprevention (SMC) for Plasmodium falciparum malaria control in highly seasonal transmission areas of the Sahel sub-region in Africa, March 2012

21. WHO Policy recommendation o­n Intermittent Preventive Treatment during infancy with sulphadoxine-pyrimethamine (SP-IPTi) for Plasmodium falciparum malaria control in Africa, March 2010

22. WHO policy brief for the implementation of intermittent preventive treatment of malaria in pregnancy using sulfadoxine-pyrimethamine (IPTp-SP)

23. Updated WHO policy recommendation o­n intermittent preventive treatment of malaria in pregnancy using sulfadoxine-pyrimethamine (IPTp-SP)

24. WHO Evidence Review Group: intermittent preventive treatment of malaria in pregnancy (IPTp) with sulfadoxine-pyrimethamine (SP) 

25. Intermittent preventive treatment for infants using sulfadoxine-pyrimethamine (IPTi-SP) for malaria control in Africa: implementation field guide (2011)

26. WHO Policy recommendation o­n intermittent preventive treatment during infancy with sulphadoxine-pyrimethamine (IPTi-SP) for Plasmodium falciparum malaria control in Africa (2010)

27. Defining and validating a measure of parasite resistance to sulfadoxine-pyrimethamine (SP) that would be indicative of the protective efficacy of SP for intermittent preventive treatment in infancy (IPTi-SP) (2010)

28. Seasonal malaria chemoprevention with sulfadoxine-pyrimethamine plus amodiaquine in children: A field guide (2013)

30. WHO Policy Recommendation: Seasonal malaria chemoprevention (SMC) for Plasmodium falciparum malaria control in highly seasonal transmission areas of the Sahel sub-region in Africa (2012)

 

Ngày 15/04/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo các nguồn tài liệu của WHO và y văn quốc tế)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Ngày sốt rét thế giới 25-4-2009 (The World Malaria Day- 25 April, 2009)
Kế hoạch triển khai phát động công tác phòng chống sốt rét nhân Ngày Sốt rét thế giới 25-4-2009 tại các tỉnh/thành phố trong nước
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày cả thế giới cùng nỗ lực phòng chống sốt rét
Ngày 25 tháng 4 - Ngày Thế giới Phòng chống sốt rét
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích