Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 2 6 4 4
Số người đang truy cập
2 6
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10-2009 nghĩ về tình cảm của Bác Hồ với Phụ nữ Việt Nam

Thuyết trình với chủ đề “Phụ nữ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một nội dung quan trọng trong Lễ Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2009) được tổ chức trọng thể tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn tổ chức. Sau đây là một trong những bài thuyết trình tại Lễ kỷ niệm.

 

Suốt cả cuộc đời mình, Bác đã để lại cho đời nhiều thứ quý giá, trong đó có tình cảm sâu nặng nghĩa tình, nâng niu quý trọng mà Bác đã dành cho nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam. Thật xúc động và tri ân Người biết bao khi biết rằng vào những năm tháng cuối cùng đời, Người đã để lại cho chúng ta bản Di chúc quý giá, trong đó có những dòng viết riêng cho phụ nữ Việt Nam "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ" (Di chúc)

Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân, cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam. Có lẽ trong muôn vàn những câu chuyện cảm động về tình cảm của Bác giành cho phụ nữ, tôi xin kể một câu chuyện về những ngày cuối đời của Bác với tiêu đề: Những bông hoa trong vườn Bác:

Sau ngày 12 tháng 8 năm 1969, bệnh tình của Bác mỗi ngày một nặng thêm. Căn bệnh hiểm nghèo đã làm Bác phải trải qua những cơn đau dữ dội. Mỗi khi tỉnh lại, Bác lại hỏi han cặn kẽ tình hình mọi mặt của đất nước. Người không quên từ việc lớn tới việc nhỏ. Những ngày cuối tháng 8, bệnh tình của Bác càng trầm trọng thêm. Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định điều động một số cán bộ, nhân viên y tế giỏi của các bệnh viện lớn cùng với những thiết bị hiện đại đến cứu chữa cho Bác. Trong số đó có một số là nữ y tá. Một lần, vừa qua cơn đau, tỉnh lại, Bác thấy có mấy nữ y tá ở cạnh, Bác hỏi một đồng chí phục vụ:

- Những ai thế chú?

- Thưa Bác, đó là các đồng chí nữ y tá của bệnh viện Quân y 108 được điều động đến phục vụ Bác.

Nghe xong, Bác không nói gì. Một lúc sau Bác nói chậm rãi:

- Các cháu còn trẻ, đang tuổi ăn, tuổi ngủ, Bác biết các cháu rất thương Bác, nhưng không nên để các cháu ở đây, vì các cháu gái thường dễ xúc động.

Thoáng nhìn thấy những bông hoa hồng cắm trong lọ hoa bên cạnh, Bác hỏi đồng chí phục vụ:

- Hoa trong vườn phải không chú? Còn nhiều không? Nếu còn chú hái vào tặng cho các cháu gái.

Đồng chí phục vụ ra vườn hái hoa. Khi đồng chí phục vụ cầm hoa vào, Bác liền bảo:

- Bác đang mệt, chú thay mặt Bác tặng mỗi cháu gái một bông hồng.

Tất cả các cô gái y tá trẻ hôm đó mỗi người được tặng một bông hoa hồng trong vườn Bác. Không trừ một ai, tất cả đều cảm động và sung sướng đến chảy nước mắt.

Còn gì xúc động hơn khi đến phút cuối cuộc đời, Bác vẫn không lo gì cho riêng mình, chỉ lo lắng khi mực nước sông Hồng dâng lên, lo cho dân được xem bắn pháo hoa ngày Độc lập, nghĩ đến miền Nam, theo dõi những chiến công mới nhất và mong sao cho các cháu gái ngày ngày vẫn có hoa. Bác lo cho các cháu gái bị thiệt thiệt thòi, bị áp bức. Nỗi lòng của Bác xót xa cho những người mẹ mất con, vợ mất chồng, những đứa con không người chở che. Bác cũng biết rằng người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến với "thân cò lặn lội bờ ao - gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non" trói buột trong 3 chữ “tam tòng”. Bác vẫn thường nhắc rằng: “Phụ nữ Việt Nam ta có hoàn cảnh đặc biệt hai lần bị bóc lột: Đế quốc và ý thức hệ phong kiến với "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" đã đè nặng lên người phụ nữ”. Có phải chăng đó chính là tình cảm, là động lực giúp Người vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc hành trình 30 năm tìm đường cứu nước. Để rồi khi trở về đất Mẹ, Người không phút ngơi nghỉ để cùng Ðảng và nhân dân ta làm nên sự tích thần kỳ: Lật nhào chế độ phong kiến thực dân, dựng nên một nước Việt Nam độc lập dân tộc và dân chủ tiến bộ.

 
Bác Hồ trong một lần đến thăm nhà máy dệt

Để đáp lại tấm chân tình của Bác giành cho thế hệ phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Việt Nam ta đã góp phần làm nên những chiến công hiển hách, xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Các chị đã đứng lên giành lấy quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc. Và vì thế phụ nữ thời kháng chiến chống giặc cứu nước mạnh mẽ hơn, hiên ngang hơn, với hừng hục khí thế, sẳn sàng chống lại mọi thế lực áp bức. Các chị làm dân công tiếp lữa, tiếp đạn tiếp lương thực cho tiền tuyến và có những phong trào nổi tiếng như "Ba đảm đang", "Giỏi việc nước, đảm việc nhà".trong đó có chị Võ Thị Sáu, các cô gái ở ngã ba Đồng Lộc đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Các chị tuổi vừa mười tám đôi mươi.Câu nói đầy dũng khí để đời sau noi theo của chị Út Tịch “Còn cái lai quần cũng đánh”. Chị Nguyễn Thị Minh Khai, nữ chiến sĩ tình báo Đinh Thị Vân, nữ tướng Nguyễn Thị Định, đến chị Đặng Thùy Trâm đã hy sinh tuổi xuân của mình cho kháng chiến. Rất nhiều, rất nhiều tấm gương anh dũng hy sinh cho tổ quốc nước nhà.

Thời gian trôi qua mau, chí khí ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị, tiêu biểu cho nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam anh hùng và ngập tràn lòng yêu nước. Lịch sử luôn có những giai đoạn thăng trầm nhưng giá trị xã hội của phụ nữ luôn được khẳng định và chính người phụ nữ Việt Nam đã góp phần tạo nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thế hệ trẻ Việt Nam luôn kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp. Nhiều tên tuổi phụ nữ tiêu biểu như: Bà Nguyễn Thị Bình là nữ Bộ trưởng ngoại giao và là Phó Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam; chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan; nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh; dược sĩ Vũ Thị Thuận hay các nhà khoa học: GS-TS Nguyễn Thu Vân, TS Bạch Thị Thanh Dân, đến những cô gái Việt Nam qua sắc đẹp đã mang niềm hãnh diện về cho đất nước như: Hoa hậu Thế giới người Việt Ngô Phương Lan…


Hầu như địa phương nào cũng có dấu chân của các chị đi qua
để khám chữa bệnh và xét nghiệm lam máu
  

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 là cơ hội để chúng ta thể hiện những tình cảm giành cho Bác Hồ kính yêu và là dịp để tôn vinh những đóng góp to lớn của phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử. Hòa chung trong không khí cả nước phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phụ nữ cả nước nói chung và phụ nữ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn nói riêng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết gắn bó, yêu ngành yêu nghề. Các chị làm công tác chuyên môn đã không ngại gian khó trèo đèo, lội suối, đi bộ cả ngày đường để đến với người dân ở các bản làng xa xôi hẻo lánh để khám chữa bệnh, xét nghiệm lam máu tìm ký sinh trùng sốt rét, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột và đêm đến các chị lấy thân mình làm mồi cho muỗi đốt. Những nỗ lực của các chị đã góp phần tích cực tìm ra các phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong khi bản thân dễ bị mắc phải các bệnh mà chính các chị đang thực hiện. Hầu như địa phương nào cũng có dấu chân của các chị đi qua để khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào miền núi, vùng dân tộc thiểu số v,v... Các chị đã thực hiện tốt lời dạy của Bác “phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu”. Mặc khác, các chị còn là thành viên chính tham gia công tác nghiên cứu khoa học, làm chủ nhiệm và tham gia thực hiện nhiều đề tài cấp bộ và cấp cơ sở, tham gia giảng dạy, khám chữa bệnh. Các chị Khối hậu cần làm công tác tổ chức cán bộ, vật tư, kế toán tài chính, hành chính cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về chế độ bảo hộ lao động, độc hại, tiền lương, khen thưởng, bảo quản tài sản vật tư an toàn, thanh quyết toán kinh phí kịp thời cho các đoàn công tác và giữ gìn cho cơ quan luôn sạch đẹp. Trong phong trào văn nghệ thể thao, hay các hội thi do công đoàn ngành, tỉnh và hội thao giao lưu 5 Viện khu vực tổ chức, các chị là những diễn viên, là vận động viên, nhà hùng biện, đầu bếp... đã mang nhiều giải cao, xuất sắc để đóng góp thêm bề dày thành tích về các hoạt động phong trào của Viện. Các chị trở thành những người mẹ mẫu mực, người vợ đảm đang xây dựng nên tổ ấm gia đình hạnh phúc, là điểm tựa vững chắc cho chồng thành đạt, cho con trưởng thành và vươn tới đỉnh cao. Các chị là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

 
Đến đây, xin được trích câu nói của Bác Hồ để thay cho lời kết: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già

Bác ơi-Tố Hữu

 

 

Ngày 23/10/2009
Minhhien biên soạn và tổng hợp  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích