Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 7 8 1 8
Số người đang truy cập
6 9 9
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hệ thống y tế dự phòng Việt Nam mãi xứng đáng với lời Bác Hồ dạy

Ngày 5/12/2016 tại Hà Nội, Bộ Y tế long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm y tế dự phòng Việt Nam đổi mới và phát triển nhưng thực rangaytừ khi đât nước ta giành được độc lập nǎm 1945, các hoạt động y tế dự phòng được xem như một mũi nhọn của ngành y tế với phương châm“Phòng bệnh hơn chữa bệnh" theo lời dạy của Bác Hồ góp phần tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Từ khi thành lập nước đến nay đã hơn 70 năm (1945-2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức khỏe con người luôn được xem là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, trong đó Bác đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực y học dự phòng theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” từ những vấn đề tưởng chừng rất nhỏ như vệ sinh môi trường, nước sạch, nhà xí hợp vệ sinh đến phong trào 3 diệt "diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột" và “vệ sinh yêu nước” nhưng lại đang là những nội dung chiến lược toàn cầu hiện nay khi tác động sức khỏe môi trường do biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm không khí khó kiểm soát; ô nhiễm nguồn nước và chương trình nước sạch đang là vấn đề cả thế giới quan tâm; dịch bệnh do phóng uế ngoài trời, tình trạng không có nhà vệ sinh đang tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới cùng các dịch bệnh truyền qua muỗi (như sốt rét, sốt xuất huyết, zika); dịch bệnh truyền qua ruồi (như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn); dịch bệnh truyền qua chuột (sốt mò, dịch hạch) vẫn đang là thách thức trong kiểm soát dịch bệnh hiện nay. Chỉ một vài so sánh tương ứng về quan điểm y tế dự phòng của Bác từ cách đây 70 năm đến nay vẫn đúng cho thấy tầm nhìn của Bác về y tế dự phòng vĩ đại và toàn diện thế nào hay nói cách khác Bác chính là người sáng lập đường lối y tế dự phòng Việt Nam. Theo quan điểm của Bác, y tế dự phòng không chỉ gói gọn trong phạm vi dịch bệnh lây nhiễm mà bao gồm cả các bệnh không lây nhiễm (đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, ung thư); vấn đề tai nạn giao thông, tệ nạn ma túy, rượu bia, thuốc lá cùng các bệnh tâm thần, lao, viêm gan B/C, HIV/AIDS...đang là vấn đề an sinh xã hội cần giải quyết ở cấp độ quốc gia cũng như quốc tế.


Hình 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế dự phòng xuyên suốt chặng đường cách mạng

Nǎm 1945, Trong bối cảnh đất nước ta giành độc lập với nguồn ngân khố trống rỗng cùng tình trạng lạc hậu, đói nghèo và dịch bệnh cùng cực; gần 2 triệu người chết đói, tuổi thọ trung bình 20 tuổi, nạn hữu sinh vô dưỡng phổ biến, điều kiện vệ sinh tồi tệ, dịch bệnh hoành hành khắp mọi nơi như thương hàn, dịch tả, dịch sốt, sốt chấy rận...;  Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Nhà nước Việt Nam non trẻ vừa phải chống thù trong giặc ngoài, chống đói, xóa bỏ mù chữ; vừa lo xây dựng và phát triển ngành y tế trong đó có y tế dự phòng bảo vệ và chǎm sóc sức khoẻ nhân dân, tổ chức và phát động phong trào đời sống mới bao gồm cả giữ gìn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh là những nhiệm vụ đầu tiên của hệ thống y tế dự phòng từ thời kỳ bấy giờ luôn luôn được Bác nhắc nhở như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng và cuộc sống của Người. Ngày 27-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 37 cử người giữ chức Giám đốc Nha y tế Trung ương và Sắc lệnh số 38 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục Trung ương. Nhân dịp ban hành hai sắc lệnh này, Bác viết bài "Sức khoẻ và thể dục" luận chứng sâu sắc về vai trò sức khoẻ của mỗi người đối với việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới; từ đó, Bác xác định mỗi người không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo "luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người yêu nước" như một phương hướng y học dự phòng. Thông qua việc rèn luyện thân thể làm cho khả nǎng chống bệnh trong mỗi con người tǎng lên thực sự là quan điểm y học dự phòng tích cực, chủ động của Hồ Chí Minh. Cùng với phong trào vệ sinh yêu nước sau này, ở đây Bác lại khẳng định rèn luyện thân thể là yêu nước, như vậy với Tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế dự phòng hoàn toàn không có sự lặp lại các vấn đề đã nêu khi chủ động nhấn mạnh vai trò của công tác y tế dự phòng vì làm tốt công tác y học dự phòng cùng là yêu nước. Tháng 3/1947, trong bối cảnh bắt đầu kháng chiến chống Pháp, Bác viết tác phẩm "Đời sống mới" bàn luận việc giữ gìn vệ sinh cho mỗi cá nhân, cho cộng đồng, từ trong gia đình ra đến làng, xã, từ trường học đến cơ quan, xí nghiệp, từ hậu phương đến các đơn vị bộ đội đang chiến đấu ngoài mặt trận.  Giữ gìn vệ sinh là một nội dung của y học dự phòng hay quan điểm y học dự phòng chỉ trở thành hiện thực khi công tác vệ sinh được thực hiện tốt, mối quan hệ nhân quả này được Bác sử dụng ở cụm từ "vệ sinh phòng bệnh" đến nay đã là một trong những chuyên đề quan trọng của y tế dự phòng cả trong công tác đào tạo cũng như thực hành. Có thể nói, giữ gìn vệ sinh-một biện pháp tiếp cận đơn giản, phổ cập nhưng rất quan trọng trong hoạt động của ngành y tế theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh theo Tư tưởng của Người.  Công tác vệ sinh thường xuyên được Bác nêu ra và lý giải một cách toàn diện, ngay trong những điều kiện rất khó khǎn; hoạt động giữ gìn vệ sinh bảo vệ sức khoẻ được Bác xem xét một cách toàn diện trên cơ sở cá nhân, gia đình, cộng đồng và môi trường tác động qua lại, liên quan chặt chẽ với nhau. Trong cuộc sống hằng ngày, nếu mọi người không biết giữ gìn vệ sinh để xảy ra dịch bệnh thì người giàu cũng như kẻ nghèo đều có thể chết, để gải quyết tình trạng này Bác yêu cầu dân mình dù nghèo vẫn phải ǎn ở sạch sẽ vì "sạch sẽ tức là một phần đời sống mới, sạch sẽ thì ít đau ốm". Ngoài giữ gìn vệ sinh còn phải kể đến quá trình rèn luyện thân thể của họ, Bác Hồ quan tâm sâu sắc tới sức khoẻ của mỗi người và toàn dân vì theo tư tưởng của Bác sức khoẻ của con người với lao động sản xuất hoàn thành nhiệm vụ do dân và nước giao cho liên quan chặt chẽ với nhau, muốn tǎng gia sản xuất tốt cần có sức khoẻ, cần rèn luyện thân thể cho người khoẻ mạnh để tham gia một cách bền bỉ, dẻo dai vào những công việc ích nước, lợi dân.


Hình 3. Bác Hồ luôn quan tâm và chăm lo sức khỏe cho từng cháu nhỏ

Tháng 2/1949, gửi thư cho học viên Trường cán bộ y tế Liên khu I, Bác nêu rất rõ quan điểm về y tế dự phòng: "Người y tá chẳng những giúp chữa bệnh mà còn phải phổ biến vệ sinh". Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc nǎm 1953, vấn đề vệ sinh phòng bệnh được Bác nhấn mạnh một cách sâu sắc và toàn diện: "Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hǎng hái, tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công. Nhiệm vụ ấy có hai phần: Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh". Từ việc lớn đến những việc tưởng chừng như nhỏ đều được Bác gắn liền với công tác vệ sinh phòng bệnh, thông qua vận động diệt ruồi muỗi: "Nếu tính lại mỗi nǎm Chính phủ và nhân dân tốn bao nhiêu tiền thuốc men, mất bao nhiêu ngày lao động thì sẽ thấy ruồi muỗi đã gây nên một số tổn thất khổng lồ do đó phòng bệnh hơn trị bệnh, chịu khó diệt ruồi muỗi hơn là để ruồi muỗi gây ra ốm đau rồi phải uống thuốc". Trong quan điểm y học dự phòng, một nội dung rất quan trọng của bác là để phòng tránh bệnh đạt hiệu quả cao, trước hết cần phải giữ gìn vệ sinh vì vệ sinh gắn liền với sức khoẻ và số người mắc bệnh: "Nếu chúng ta chú ý vệ sinh phòng bệnh thì tránh được bệnhdo đó mọi người phải chú ý giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ". Từ những tác dụng to lớn của công tác vệ sinh nên Bác Hồ đã gắn vệ sinh với yêu nước thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam và di sản của Người về "Vệ sinh yêu nước" vẫn được duy trì cho đến ngày nay khi cho rằng vệ sinh là công việc hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đoàn thể vì vậy vệ sinh không tách rời yêu nước cho thấy mọi hoạt động của người Việt Nam đều được Bác gắn với lòng nồng nàn yêu nước, làm cho phong trào vệ sinh luôn được nuôi dưỡng và phát triển nghĩa là quan điểm y học dự phòng của Bác được đặt trên cơ sở nền tảng vững chắc và có sức lan tỏa lâu bền. Tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế dự phòng luôn gắn liền lời nói với việc làm, không tách rời lý luận và thực tiễn. Bác bàn luận về vệ sinh phòng bệnh đơn giản nhưng sâu sắc, ai nghe cũng hiểu và có thể làm theo, trong khi Bác luôn là tấm gương mẫu mực về vệ sinh phòng bệnh như đã chỉ dạy mọi người. Từ nhận thức sâu sắc vai trò vệ sinh phòng bệnh với sức khỏe, trong tất cả các chuyến công tác cơ sở Bác đều quan tâm theo dõi vệ sinh bếp ǎn tập thể hoặc chăm chú kiểm tra giếng nước và nhắc nhở mọi người muốn phòng tránh dịch bệnh cần sử dụng nước sạch, muốn có nước sạch thì phải có giếng nước sạch. Đến nay, khi vấn đề nước sạch và sức khoẻ con người được đặt ra trên quy mô toàn cầu thì chúng ta càng thấm thía hơn những lời nói và việc làm của Bác vừa gần gũi thân quen, vừa bao la vĩ đại từ quan điểm tưởng như thuần túy về công tác y tế dự phòng.


hình 4. Năm 1965, Bác Hồ kiểm tra một giếng nước ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
nhắc nhở mọi người để phòng tránh dịch bệnh cần sử dụng nước sạch (Ảnh tư liệu)

Nǎm 1953, Bộ Y tế thành lập Vụ phòng bệnh và chữa bệnh giúp Bộ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch.  Nǎm 1953, ta mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Để theo dõi, giám sát, phòng chống chiến tranh vi trùng, hoá học, Bộ Y tế cử một đoàn cán bộ lên Điện Biên Phủ xây dựng phòng xét nghiệm vi sinh vật-hoá học. Nǎm 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi hoà bình lập lại ở miền Bắc, nửa đất nước được hoàn toàn giải phóng nhưng chúng ta phải tiếp quản một xã hội cũ, do chế độ thực dân để lại với một di sản bệnh tật vô cùng nặng nề, tình trạng vệ sinh tồi tệ, nhân dân chưa có thói quen ǎn ở, vệ sinh; ăn uống, tắm giặt, rửa, vệ sinh trên cùng một nguồn nước; nhà vệ sinh thiếu hoặc không đủ tiêu chuẩn, phân người bạ đâu thải đấy; các dịch tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn...tồn tại và hoành hành khắp mọi nơi làm xóm làng xơ xác; dịch bệnh đậu mùa, sởi, quai bị, thuỷ đậu... thường xuyên xảy ra làm nhiều người mắc bệnh và nhiều người người chết. Ở đồng bằng, bệnh mắt hột chiếm 80 - 90% dân số, 15% số người mắt hột bị lông quặm, gây mù cho 2% dân số vùng quê; ở miền núi, tỷ lệ sốt rét có lách to nhiều nơi đến hơn 80%, tử vong do sốt rét chiếm 25 - 45% tổng số tử vong các loại bệnh tật. Đầu nǎm 1955, để giải quyết tình trạng dịch bệnh này,Bộ Y tế đã có chủ trương đẩy mạnh vệ sinh nông thôn, vệ sinh ǎn uống, đề phòng bệnh đường ruột, hướng dẫn phòng bệnh mùa đông, hướng dẫn chống rét, phòng bệnh đường hô hấp, phòng bệnh mùa hè, tiếp tục các chiến dịch chủng đậu, tiêm vacxin phòng tả, vacxin tam liên (thương hàn typhipara A, para B). Đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ y tế huyện, xã, xây dựng màng lưới y tế cơ sở, kết hợp công tác vệ sinh phòng bệnh với các công tác của ngành, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp chính quyền trong công tác y tế. Đến giữa nǎm 1955, Bộ Y tế xác định mục tiêu là ở đồng bằng phải đẩy mạnh công tác vệ sinh, giải quyết tình trạng phân, nước, rác; ở miền núi phải chống rét, chống sốt rét, vận động dời chuồng súc vật ra xa nhà, tǎng cường tuyên truyền giáo dục về vệ sinh phòng bệnh. Ngày 12/4/1956 Vụ Phòng bệnh được chính thức thành lập theo Nghị định số 333/BYT-NĐ của Bộ Y tế trên cơ sở tách ra từ Vụ phòng bệnh chữa bệnh thành 2 vụ: Vụ chữa bệnh và Vụ phòng bệnh. Trong đó Vụ phòng bệnh là tiền thân của Vụ vệ sinh phòng dịch, sau đó là Vụ y tế dự phòng, cuối cùng là Cục Y tế dự phòng ngày nay có nhiệm vụ chỉ đạo công tác vệ sinh phòng bệnh và phòng chống dịch bệnh.


Hình 6. Phát động Tết trồng cây “Đời đờinhớ ơn Bác Hồ” là để mang lại màu xanh cho đất nước, mang lại sức khỏe cho tất cả mọi người

Nǎm 1958, ngành y tế mở cuộc vận động nhân dân thực hiện về vệ sinh phòng bệnh: "sạch làng tốt ruộng, sạch bản tốt nương, sạch phố tốt đồng", thực hiện phong trào 3 sạch "ǎn sạch, ở sạch, uống sạch", 4 diệt "diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột, diệt côn trùng", xây dựng các công trình vệ sinh "hố xí, giếng nước, nhà tắm". Dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh về vệ sinh phòng bệnh, Bộ Y tế xác định 5 phương châm, nguyên tắc xây dựng và phát triển ngành y tế: "Y tế kiên trì hoạt động theo hướng dự phòng, quan điểm phòng bệnh là một quan điểm cách mạng trong y học, phòng bệnh là một chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ, ngành y tế phải nắm lấy nó làm phương châm hoạt động, công tác phòng bệnh là công tác cơ bản nhất của ngành y tế, phòng bệnh là phương châm chính của ngành, phải quán triệt phương châm phòng bệnh trong công tác bảo vệ sức khoẻ, phòng bệnh là chính nhưng phải lấy kết quả chữa bệnh để đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh". Với chủ trương này hàng loạt giải pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh được tung ra góp phần tích cực đẩy lùi nhiều dịch bệnh nguy hiểm, đem lại sức khỏe và sức sản xuất cho nhân dân.


Hình 7.
"Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân"

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức khỏe và môi trường đã được thể hiện từ năm 1959 khi Bác viết bài "Tết trồng cây" vào mùa Xuân năm 1960, Bác Hồ đã khởi đầu tết trồng cây bằng việc trồng một cây đa tại công viên Lênin để cổ vũ và phát triển phong trào Tết trồng cây vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Năm 1965, Bác viết bài "Nǎm mới hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây" nêu lên một quan điểm mới về mùa xuân:  "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng Xuân".  Mùa xuân 1969 tổng kết 10 nǎm Tết trồng cây, Bác đánh giá: "Tết trồng cây đã trở thành tục lệ tốt đẹp của nhân dân ta" và Mùa thu năm ấy khi đã vĩnh viễn ra đi, Di chúc Bác vẫn không quên nhắc nhở mọi người "nên có kế hoạch trồng cây" với mong muốn toàn dân khỏe mạnh, không có dịch bệnh lưu hành và gắn bó với màu xanh thiên nhiên. Quan điểm y học dự phòng của Bác gắn với bảo vệ môi trường, trong đó trồng cây gây rừng nhằm nâng cao sức khỏe và tuổi thọ con người là mục tiêu hàng đầu ở phương diện quốc gia cũng như quốc tế vì tuổi thọ, sức khoẻ và bệnh tật phụ thuộc rất nhiều vào môi trường thiên nhiên. Đến nay, vấn đề sức khỏe và môi trường đang là thách thức lớn trên phạm vi toàn cầu mới thấy tầm nhìn của Bác từ hơn 60 năm trước vĩ đại như thế nào, khi môi trường thiên nhiên đang bị chính con người tàn phá nặng nề dẫn đến những thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí... làm hàng chục triệu người tử vong và hàng trăm triệu người trên trái đất bị tác động sức khỏe nghiêm trọng.


Hình 8

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế dự phòng còn sản sinh ra rất nhiều nhà khoa học cống hiến hết mình cho lĩnh vực này mà một trong số đó là Anh hùng, Liệt sĩ, Bác sĩ, Cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ (4/4/1910-1/4/1967) là một trong những danh nhân y học lớn của Việt Nam cống hiến trọn đời cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học và phục vụ đất nước, nhất là trong lĩnh vực y tế dự phòng và phòng chống sốt rét đã hy sinh anh dũng trong chiến trường miền Nam trong khi đang nghiên cứu vacccine sốt rét. Từ công lao to lớn và đóng góp của Thầy, Bộ Y tế đã vinh danh “Giải thưởng Đặng Văn Ngữ”, một trong những giải thưởng cao quý nhất cho gần 200 đơn vị, cá nhân xuất sắc có nhiều cống hiến trong lĩnh vực y tế dự phòng.


Hình 9. Hệ Y tế dự phòng Việt Nam vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì nhân dịp Lễ kỷ niệm 60 năm y tế dự phòng Việt Nam

Hệ Y tế dự phòng Việt Nam mãi xứng đáng với lời Bác Hồ dạy

Cùng với sự trưởng thành và phát triển của ngành y tế, hơn 60 năm qua hệ thống y tế dự phòng Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về quy mô cũng như chức năng nhiệm vụ.Đối với các cơ quan quản lý nhà nước tuyến trung ương theo Nghị định 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan Bộ Y tế bao gồm Cục Y tế dự phòng, Cục phòng chống HIV/AIDS, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý môi trường y tế. 13 Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế bao gồm: 4 Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, 3 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng, Viện Dinh dưỡng, Viện Y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh, Viện kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế, Viện Vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC), Trung tâm nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (POLYVAC), Công ty TNHH một thành viên vaccine và sinh phẩm y tế (VABIOTECH), Công ty TNHH một thành viên Vaccine Pasteur Đà Lạt (DAVAC). Hệ thống đào tạo y tế dự phòng bao gồm Viện đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học y tế công cộng cùng các bộ môn đào tạo về y học dự phòng, y tế công cộng và ký sinh trùng ở một số trường đại học y-dược trong cả nước. Về phía địa phương hiện nay có 63 Trung tâm y tế dự phòng, 24 Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng, 13 Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, 63 Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, 27 Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, 8 Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường. 700 Trung tâm y tế huyện/quận, 11.000 Trạm y tế xã/phường và nhân viên y tế thôn bản triển khai các hoạt động y tế dự phòng tại cộng đồng. Ngoài hệ thống y tế dự phòng nêu trên còn có một số cơ quan/đơn vị phối hợp chính thuộc Bộ Y tế bao gồm Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Quản lý khoa học và đào tạo, Vụ truyền thông và thi đua khen thưởng, Trung tâm truyền thông sức khỏe trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới trung ươngvà Tp. Hồ Chí Minh vàCục Y tế một số bộ ngành hữu quan.


Hình 10. Phong trào thi đua vệ sinh yêu nước của Bác đã trở thành thói quen sinh hoạt cộng đồng

Xuất phát từ tư tưởng chỉ đạo của Bác: "Y tế dự phòng tích cực, chủ động", hệ thống y tế dự phòng đã phát triển theo hướng toàn diện, lấy chăm sóc sức khỏe con người làm trung tâm bao gồm kiểm soát yếu tố nguy cơ, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Trải qua nhiều biến cố lịch sử của đất nước đến nay y tế dự phòng đã phát triển thành một hệ thống đồng bộ với các đơn vị chuyên ngành từ trung ương tới địa phương được trang bị hiện đại, đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản có đủ năng lực đáp ứng dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi, tái nổi, đang lưu hành cũng như nghiên cứu ứng dụng các biện pháp dự phòng tiên tiến đạt nhiều thành tựu được Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế ghi nhận.


Hình 11. Cán bộ y tế dự phòng luôn phục vụ sức khỏe cộng đồng ở những vùng xa xôi hẻo lánh nhất

Trong suốt chặng đường lịch sử 60 năm qua, nước ta đã khống chế được nhiều dịch bệnh nguy hiểm như thanh toán các bệnh đậu mùa, bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và ngăn chặn thành công nhều dịch bệnh mới nổi được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS và là điểm sáng toàn cầu trong phòng chống đại dịch HIV/AIDS; chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai bền vững ở 100% xã/phường góp phần giảm mắc hàng trăm đến hàng nghìn lần các bệnh có vaccine phòng ngừa cũng như thanh toán/lọai trừ một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Năm 2015, công tác quản lý vaccine đạt chứng nhận “Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine” (National Regulatory Authority_NRA) theo tiêu chuẩn quốc tế của WHO và các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) về phòng chống sốt rét, HIV, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và nhiều thực phẩm dinh dưỡng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Công tác quản lý môi trường y tế và sức khỏe trường học đạt được nhiều thành tựu quan trọng về nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế, bảo vệ sức khỏe người lao động và chăm sóc sức khỏe học đường, thể lực và tầm vóc của người Việt Nam không ngừng được nâng cao góp phần tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.


Hình 12. Quan điểm diệt muỗi trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đến nay vẫn làm không xuể

Những dấu ấn trong lịch sử y tế dự phòng Việt Nam hơn 70 năm qua là khống chế thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm như thanh toán bệnh đậu mùa (từ năm 1978), thanh toán bệnh bại liệt (2000), loại trù uốn ván sơ sinh (2005); khống chế và tiến tới loại trừ sốt rét; khống chế thành công dịch bệnh SARS và các đại dịch cúm A/H5N1, cúm A/H1N1. Xây dựng hệ thống y tế dự phòng đủ năng lực đáp ứng công tác phòng chống dịch bệnh, chương trình tiêm chủng mở rộng phát triển một cách bền vững, kiểm soát tốt dịch bệnh HIV/AIDS và phát triển rộng khắp mạng lưới phòng chống HIV/AIDS. Quan tâm bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp của người lao động, quản lý chất thải y tế và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Đẩy mạnh phong trào vệ sinh yêu nước trên toàn quốc; hoàn thiện văn bản y tế học đường, phòng chống bệnh không lây nhiễm. Củng cố hệ thống, nâng cao chất lượng công tác quản lý và cải cách thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm; triển khai thành công các chương trình bổ sung vi chất dinh dưỡng và đạt mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) về dinh dưỡng. Phát triển mạng lưới và đa dạng hóa các loại hình truyền thông phòng chống dịch bệnh góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân; nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn cao; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế dự phòng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được y tế dự phòng cũng đang phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức do mặt trái của quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tác động của toàn cầu hóa, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu... cùng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi có khả năng xâm nhập cần triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả. Những thành tựu to lớn của hệ thống y tế dự phòng luôn gắn liền với Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hơn 70 năm trôi qua nhưng những người làm công tác y tế dự phòng hoàn toàn có thể tự hào khi xứng đáng với những điều Bác Hồ dạy bảo.

 

Ngày 12/12/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo MOH và Hồ Chí Minh tuyển tập)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích