Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 1 2 8 7
Số người đang truy cập
4 1 6
 Thầy thuốc và Danh nhân Việt Nam
Cắm chốt bác sĩ về xã

Trong quá trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng chống sốt rét, khi tình hình dịch bệnh gia tăng ở cơ sở, đã một thời tôi quyết định cắm chốt tất cả các bác sĩ có tại đơn vị về tận những xã xa hỗ trợ lực lượng y tế đang còn thiếu và yếu để giải quyết, xử trí nhiều bệnh nhân sốt rét; đồng thời triển khai biện pháp khống chế dịch bùng phát. Hoạt động này có thể nói là tiền đề cho đề án tăng cường bác sĩ về xã sau này của ngành y tế.

Đó là vào thời điểm những năm 90 sau khi chia tỉnh Bình Trị Thiên. Lực lượng cán bộ y tế tại đơn vị Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các cơ sở tuyến đầu gặp rất nhiều khó khăn; trình độ cán bộ y tế chủ yếu là y sĩ, y tá sơ học người địa phương; điều kiện và phương tiện đi lại để chỉ đạo, triển khai công tác còn vất vả, hạn chế; đặc biệt là vùng cao, miền núi, biên giới. Với những tác động của biện pháp phòng chống, tình hình sốt rét tại địa phương có nhiều lúc yên tĩnh nhưng cũng có khi bùng phát mạnh với nhiều người mắc bệnh và đã có các trường hợp sốt rét ác tính gây tử vong tại cơ sở do vượt quá khả năng xử trí của mạng lưới y tế xã còn thiếu và yếu. Bức xúc trước thực trạng tình hình này, tôi đã họp cơ quan và báo cáo lãnh đạo Sở Y tế; đồng thời mạnh dạn đưa ra quyết định “cắm chốt bác sĩ về xã” để giải quyết bệnh nhân sốt rét sốt rét tăng cao với nhiều nguy cơ sốt rét ác tính và tử vong. Lúc đầu do ngại khó, ngại khổ, xáo trộn sinh hoạt nên có một bác sĩ hỏi tôi: “Thế thì cắm chốt ở xã trong bao lâu?”. Tôi nói: “Cắm chốt cho đến khi tình hình sốt rét tại chỗ ổn định rồi mới về”. Đồng thời động viên anh em bác sĩ: “Mình chọn nghề này đã đành rồi nhưng phải nên xác định cái nghiệp, nghiệp của anh em mình là công tác lưu động ở những vùng sốt rét lưu hành ở vùng cao, miền núi, biên giới; nơi có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống, họ rất cần sự quan tâm giúp đỡ của mình khi ốm đau, bệnh tật”. Tôi giải thích thêm: “Mặc dù đơn vị mình đóng ở thành phố Huế nhưng chỗ mình làm việc, công tác chính là tuyến cơ sở hai huyện A Lưới, Nam Đông và một số xã miền núi, trung du tại các huyện còn lại. Bây giờ sốt rét gia tăng, đã xuất hiện các trường hợp sốt rét ác tính và tử vong, đồng bào rất cần sự có mặt của mình để tăng cường việc khám chữa bệnh cho họ”. Có một vài ý kiến lưỡng lự nhưng tôi khẳng định: “Tôi cũng trực tiếp đi cắm chốt ở xã như anh em, đừng lo; ở nhà có anh kỹ thuật viên trung học làm phó giám đốc giúp đỡ mọi việc rồi”. Một số anh em y sĩ có kinh nghiệm lâu năm ở trong ngành cảm thấy áy náy nên đã tỏ bày: “Thế thì anh cho tụi em đi cắm chốt luôn, mấy anh đi hết rồi tụi em ở nhà cũng buồn và sẽ hứa hết sức mình làm tròn nhiệm vụ được giao”. Như vậy quyết định đã hình thành với sự ủng hộ và quyết tâm của anh em y bác sĩ trong đơn vị, tôi thở phào nhẹ nhõm vì ý nghĩ của mình trở thành hiện thực nếu mình can đảm chịu trách nhiệm và đã nghiên cứu kỹ tính khả thi. Tôi bàn luận và phân công mỗi xã trọng điểm một bác sĩ hoặc y sĩ, nếu các xã gần nhau thì hỗ trợ cho nhau. Ai có chức danh bác sĩ, y sĩ là nam giới ở tất cả các khoa đều được điều động khăn gói lên đường với nhiệm vụ trước mắt là tăng cường khám chữa bệnh cho người dân ở các xã vùng cao miền núi có bệnh nhân sốt rét gia tăng, hạn chế sốt rét ác tính và tử vong. Đồng thời cùng phối hợp với y tế cơ sở chỉ đạo triển khai biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh một cách tích cực bằng hóa chất diệt muỗi. Thuốc điều trị và hóa chất diệt muỗi đã được bổ sung cho cơ sở. Một bác sĩ trẻ lên đường đã nói vui với tôi: “Anh ơi, em ra đi công tác mà không biết ngày trở về. May mà những ngày vừa rồi em tạm biệt vợ hơi kỹ, đóng đầy đủ thuế má rồi nên bà xã rất vui và yên tâm”. Tôi mĩm cười bộc lộ tình cảm: “Anh em mình đi làm nhiệm vụ giống như Kinh Kha. Nếu về chậm khi tình hình sốt rét chưa ổn định thì cứ ở đó, quá hạn đóng thuế cho bà xã thì mai mốt bà truy thu có gì mà lo”. Tất cả anh em, mọi người trong cơ quan đều cười vui vẻ, phá tan đi những ngại ngùng lúc ban đầu khi xác định rằng cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với y tế cơ sở và đồng bào dân tộc thiểu số đã có tính miễn dịch trong cơ thể người cán bộ phòng chống sốt rét. Lãnh đạo Sở Y tế lúc bấy giờ cũng yên tâm về giải pháp này.

Tình hình sốt rét ở các trọng điểm như xã Hồng Thủy, Hồng Trung, Nhâm, Hồng Thái, Hồng Quảng, Hương Lâm, Đông Sơn, A Roằng, A Đớt thuộc huyện A Lưới và xã Thượng Long, Thượng Quảng thuộc huyện Nam Đông thời gian sau đó ổn định dần; số người mắc bệnh giảm, khống chế được sốt rét ác tính và tử vong. Anh em y bác sĩ trở về đơn vị sau hơn một tháng cắm chốt cơ sở, tâm trạng dù mệt mõi, người gầy bớt đi nhưng tất cả đều vui vẻ vì đã làm được một việc có ý nghĩa để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho đồng bào. Với thành công và kinh nghiệm đã có, khi tình hình sốt rét ở các cơ sở đột biến gia tăng vào những thời điểm sau đó, chúng tôi đều cắm chốt cơ sở trong khi chờ điều kiện mạng lưới y tế xã trọng điểm khá hơn lên. Dù đây là giải pháp tình thế nhưng chúng đã góp phần công tác rất hiệu quả. Thành công nối tiếp thành công, có thể khẳng định rằng 24 năm kể từ ngày chia tỉnh, dịch sốt rét không xảy ra tại Thừa Thiên Huế; tử vong do sốt rét giảm dần và hơn 12 năm qua đã không có trường hợp nào bị tử vong. Anh Đinh B’Rúi và anh Hồ Chí Thời, người dân tộc Pa Cô, nguyên chủ tịch và phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới đã nói: “Anh là một người con của dân bản, anh thường xuyên có mặt tại A Lưới nên muỗi sốt rét sợ không dám đốt máu đồng bào để truyền bệnh”. Câu nói thật mộc mạc, tình cảm và sâu sắc được phát ra từ tấm lòng chân thật của họ.

Rồi thời gian qua đi với những hiệu ứng âm thầm, lặng lẽ nhưng có hiệu quả. Mãi đến năm 2008 khi ngành y tế có chủ trương với đề án tăng cường bác sĩ về công tác tại cơ sở để phủ kín tất cả các xã, phường, thị trấn đều có bác sĩ khám chữa bệnh, kê đơn thuốc điều trị. Theo đề án này, các bác sĩ ở đơn vị tuyến tỉnh luân phiên nhau 6 tháng tăng cường bác sĩ cho xã, thị trấn thuộc huyện vùng cao miền núi A Lưới, Nam Đông; những xã, phường, thị trấn còn lại thì tăng cường bác sĩ ở huyện, thành phố về. Khi chuẩn bị triển khai đề án, lãnh đạo Sở Y tế biết tôi là người nhiều năm gắn bó với ngành nên hỏi ý kiến: “Anh thấy đề án tăng cường bác sĩ ở tỉnh về xã như thế nào? Anh có ủng hộ vấn đề này không?”. Tôi nói: “Việc này trước đây tôi đã làm bằng giải pháp cắm chốt bác sĩ về xã khi có tình hình dịch bệnh gia tăng, cắm chốt cho đến khi tình hình ổn định mới được về lại đơn vị. Bây giờ giải pháp tăng cường nên cũng dễ thực hiện thôi”. “Còn về thời gian tăng cường thì sao?” lãnh đạo Sở Y tế hỏi. Tôi đề xuất “3 tháng thì hơi ít, 1 năm thì hơi lâu, 6 tháng là vừa vì bác sĩ chỉ tăng cường làm việc từ thứ hai cho đến thứ sáu hàng tuần; hai ngày nghỉ cuối tuần được về Huế thăm nhà và vợ con mà”. Đồng thời giải trình thêm: “Bây giờ đường sá, phương tiện đi lại khá dễ dàng, xe máy có thể chạy đến xã và thôn bản; xe khách ngày nào cũng có chuyến nên không thành vấn đề...”. Đề án cũng được hình thành và khả thi.

Ngày 26/03/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Nguyên Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích