Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 4 3 6 4
Số người đang truy cập
3 3 7
 Thầy thuốc và Danh nhân Việt Nam
GS Tôn Thất Tùng
Giáo sư Tôn Thất Tùng, người thầy thuốc làm rạng rỡ nền y học Việt Nam

Giáo sư Tôn Thất Tùng, sinh ngày 10 tháng 5 năm 1912 và lớn lên tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Giáo sư đã mất vào ngày 7 tháng 5 năm 1982, hưởng thọ 70 tuổi. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, xin giới thiệu một số nội dung về cuộc đời và sự nghiệp của Cố Giáo sư, một người thầy thuốc đã làm rạng rỡ nền y học Việt Nam.

 

Giáo sư sinh ra và lớn lên tại thành phố Huế, một miền đất với truyền thống hiếu học nhưng từ chối học để làm quan. Người thanh niên Tôn Thất Tùng đã học Trường Bưởi và lựa chọn ngành y là một nghề “tự do”, không phụ thuộc vào quan lại hay chính quyền thực dân. Trong thời gian học tại trường y, cũng như suốt thời gian nội trú tại Bệnh viện Phủ Doãn và sau đó là quá trình tham gia cách mạng. Dù ở đâu hay trên vị trí công tác nào, Giáo sư Tôn Thất Tùng cũng đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí nhân dân cũng như toàn thể ngành y tế Việt Nam.

Nhớ lại ngày ấy, toàn Đông Dương chỉ có một trường thuốc duy nhất tại Hà Nội mà người bản xứ không được dự các kỳ thi “nội trú”. Giáo sư Tùng là người đầu tiên đấu tranh bắt buộc chính quyền thực dân phải tổ chức thi nội trú cho các bệnh viện ở Hà Nội. Ông đã sớm say mê nghiên cứu khoa học y học với mong muốn đưa nền y học Việt Nam sánh ngang với các nước trên thế giới.

Cuộc đời ông là một điển hình của người trí thức Việt Nam sớm hăng say lao động khoa học, được cách mạng giác ngộ. Nói đến ông, phải nghĩ đến một người thầy, một nhà khoa học chân chính. Trong những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Pháp, cùng với những cán bộ y tế và các thầy trò, sinh viên trường y; ông đã lăn lộn trong công tác cứu chữa thương bệnh binh, vừa xây dựng các tuyến mổ xẻ như ở mặt trận Tây Nam Hà Nội cùng với Bác sĩ Nguyễn Hữu Trí và Bác sĩ Hoàng Đình Cầu...; vừa đào tạo sinh viên. Mặc dù điều kiện chiến tranh ác liệt, di chuyển nhiều lần, ở nhiều địa bàn như Ngòi Quảng, Chiêm Hóa, vùng chiến khu Việt Bắc... ở đâu ông cũng gắn điều trị với nghiên cứu khoa học, với đào tạo sinh viên, phát triển ngành y tế. Là một trong những người đầu tiên xây dựng trường y ngay từ sau Cách mạng tháng Tám, trở về từ chiến khu Việt Bắc, ông đã cùng những học trò của mình xây dựng lại Bệnh viện Việt Đức, trung tâm ngoại khoa lớn nhất miền Bắc. Được Nhà nước cử giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; ông luôn dành tâm sức cho sự nghiệp đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, phát triển ngành y tế Việt Nam.

Giáo sư Tôn Thất Tùng là một tấm gương về tinh thần lao động khoa học miệt mài, lòng thương yêu bệnh nhân. Trong khi học tập tại trường đại học y, ông đã sớm say mê khoa học. Trong khoảng thời gian từ năm 1935-1939, ông đã miệt mài phẫu tích trên 200 lá gan, ông đã có một công trình về cách phân chia mạch máu trong gan, công trình được đánh giá cao và được gửi về Viện Hàn lâm Pháp thời đó. Cũng trong thời gian chiến tranh khốc liệt, nhiều công trình nghiên cứu của ông được thai nghén và tiến hành, tổng kết các kinh nghiệm bệnh tật của riêng người Việt Nam, của đồng bào các dân tộc. Cùng với Giáo sư Đặng Văn Ngữ, ông đã góp phần sản xuất penicilline phục vụ thương bệnh binh trong chiến tranh chống Pháp.

 

 Giáo sư Tôn Thất Tùng trong một ca phẩu thuật

Nhắc đến những thành công của Giáo sư, phải nhắc đến người vợ, người bạn gắn bó, người phụ tá đắc lực của Giáo sư; đó là chị Vi Thị Nguyệt Hồ. Cũng phải nhắc thêm rằng, gia đình có 5 người thì đã có 4 người cống hiến cho nghề y, trong đó điển hình là Giáo sư Tôn Thất Bách, con trai ông.

Giáo sư Tôn Thất Tùng đã mất nhưng ông để lại cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam những bài học vô cùng quý giá, đó là:

- Một nhà khoa học chân chính với tinh thần lao động khoa học hăng say, miệt mài. Trong cuộc đời mình, Giáo sư đã để lại 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông. Ông cũng là người lần đầu tiên mổ tim ở Việt Nam năm 1958 và cũng là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học dioxin đến con người và môi trường ở Việt Nam, phương pháp điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật kết hợp dùng miễn dịch và rất nhiều công trình khoa học khác. Có thể nói Giáo sư rất coi trọng việc tiếp thu y học phương Tây để xây dựng và phát triển nền y học của Việt Nam, nghiên cứu bệnh tật và chữa trị cho người Việt Nam. Đi đầu trong việc áp dụng các kỹ thuật phát triển ngành ngoại khoa Việt Nam.

 

 GS Tôn Thất Tùng và vợ trong chuyến thăm CHDC Đức.

- Một người thầy thuốc chân chính, ông luôn đòi hỏi tất cả mọi người làm việc trung thực, thương yêu người bệnh. Ông luôn sẵn lòng giúp đỡ bệnh nhân, các bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên, sinh viên. Mặc dù rất bận rộn nhưng ông rất quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của bệnh viện. Gần 30 năm làm giám đốc bệnh viện, ông đã có công lao to lớn xây dựng lề lối làm việc trong khám bệnh, mổ xẻ, chăm sóc bệnh nhân.

- Một người thầy hết lòng đào tạo các thế hệ sinh viên ngành y. Từ năm 1947, cùng với Giáo sư Hồ Đắc Di, ông đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y khoa Hà Nội và gắn hơn nửa cuộc đời mình với công tác đào tạo. Hầu hết trong số các cán bộ y tế đã có thời gian học tập, thực tập tại trường và Bệnh viện Việt Đức đều nhớ tới ông với những buổi giao ban sống động, với những bài giảng nghiêm khắc, bổ ích. Là Chủ nhiệm Bộ môn ngoại của đại học y, ông đã vun đắp đào tạo biết bao thế hệ học trò đã trưởng thành như Giáo sư Tôn Thất Bách, Giáo sư Đặng Hanh Đệ, Giáo sư Đỗ Đức Vân... Những quan điểm dạy học của ông như “học và hành thống nhất” cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt hơn, ông còn luôn quan tâm đến cả đời sống của sinh viên mà ông cho là “những người thiệt thòi nhất”, lo lắng đến cả bồi dưỡng trực đêm cho sinh viên, từng bữa ăn trực đêm cho đến cả bát phở cho sinh viên.

- Là người thầy thuốc được Đảng, Bác Hồ sớm giác ngộ, giáo dục, ông đã là tấm gương tranh đấu không mỏi mệt. Đấu tranh cho sự bình đẳng của sinh viên y khoa Việt Nam khi còn trong chế độ thực dân Pháp cai trị; kiên cường phục vụ nhân dân, phục vụ bộ đội qua các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc; kiên trì tranh đấu cho phong trào bảo vệ quyền con người bằng những nỗ lực nghiên cứu các tác hại của hóa chất diệt cỏ, chất độc màu da cam chứa dioxin; là người có công lớn trong việc thành lập và điều hành Ủy ban quốc gia điều tra về hậu quả chiến tranh hóa học ở Việt Nam sau chiến tranh chống đế quốc Mỹ thắng lợi.

Trong suốt cuộc đời mình, Giáo sư đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giáo dục, tin tưởng, giao nhiệm vụ với một tình cảm thân mật, gần gũi. Cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp phát triển nền y học nước nhà. Giải thưởng Hồ Chí Minh mà Nhà nước ta trao tặng là sự ghi nhận của tổ quốc với một người thầy cao quý.

Những người thầy thuốc ngoại khoa của các thế hệ không ai không có những ấn tượng và kỷ niệm sâu sắc, khó quên với Thầy Tùng. Những năm đã trôi qua nhưng không thể nào quên được những hình ảnh và lời nói sôi nổi, phân tích sắc sảo, nhạy bén của thầy trong những sáng giao ban và khi đi buồng bệnh thăm bệnh nhân ở Bệnh viện Việt Đức. Không sao quên được những thao tác lão luyện và tinh tế của bàn tay thầy khi phẫu thuật. Đứng phụ mổ cho thầy chắc ai cũng có những giây phút hồi hộp, lo âu khi bị thầy “mắng” vì sự lúng túng hoặc sơ ý của học trò nhưng ai cũng vui vẻ, phấn chấn khi được thầy khen, lúc bệnh nhân được cứu chữa qua giây phút hiểm nghèo khó khăn. Ấn tượng về Thầy Tùng là ấn tượng sâu sắc về người phẫu thuật viên luôn luôn quan tâm đến chẩn đoán nội khoa, giải phẫu học, sinh hóa học, cơ thể bệnh học. Một con người luôn thẳng thắn, khách quan, trung thực, không chịu bó tay trước những khó khăn và sự ràng buộc bởi một cơ chế cản trở. Một con người mà luôn luôn yêu thích tiếp xúc với bệnh nhân hơn là ngồi cái ghế hành chính. Một thầy thuốc nổi tiếng nhưng nếu ai tặng gì cho mình lại muốn đem tặng lại cho sinh viên của mình khi sinh viên đó chỉ cần có một câu trả lời một câu đúng về chẩn đoán và điều trị. Một người thầy mà khi bom địch đánh phá Hà Nội đã cùng với học trò của mình ngày đêm trong Bệnh viện Việt Đức, dưới hầm mổ để chỉ đạo giải quyết các phẫu thuật chiến thương hàng loạt do bom bi, bom phá... và ngay trong lúc khó khăn đó vẫn chăm lo đến những phẫu thuật đỉnh cao như mổ tim, cắt gan...

Nghĩ đến Giáo sư, những thế hệ thầy thuốc phải tự xem xét lại chính mình, thấy rõ trọng trách to lớn là phải phát huy những ý tưởng của ông, làm tốt công tác phát triển ngành, đào tạo cán bộ, chăm lo tốt hơn sức khỏe của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các cán bộ, nhân viên, sinh viên ngành y, dược trong cả nước hãy tìm về cội nguồn, hướng về tương lai, nêu cao tấm gương sáng của Giáo sư Tôn Thất Tùng, đoàn kết, phấn đấu nêu cao y đức, đưa chất lượng dạy và học, chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày một phát triển ngang tầm nhiệm vụ. Đặc biệt trong lúc toàn Đảng, toàn dân đang tập trung thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; công tác giáo dục cho từng cán bộ, công nhân viên, cho từng sinh viên y, dược về tấm gương của các bậc tiền bối như Giáo sư Tôn Thất Tùng lại càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Những người cán bộ y, dược nguyện noi gương Giáo sư cùng nhau đoàn kết, ra sức phấn đấu và học tập phát triển nền y học nước nhà như Giáo sư hằng mong mỏi lúc sinh thời, đưa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tình hình mới.

 

 

 

Ngày 19/02/2011
Nguyễn Võ Hinh
Theo: Theo Cố GS.TS. Đỗ Nguyên Phương
Nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích