Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 3 7 6 1
Số người đang truy cập
1 2 6
 Chuyên đề Sốt xuất huyết
Nước bọt của muỗi làm tăng mức độ nghiêm trọng bệnh sau khi nhiễm virus sốt xuất huyết

Ngày 16/6/2016. PLOS. Nước bọt của muỗi làm tăng mức độ nghiêm trọng bệnh sau khi nhiễm virus sốt xuất huyết (Mosquito saliva increases disease severity following dengue virus infection). Côn trùng truyền bệnh khi chọc vào các mạch máu, chúng tiêm nước bọt cùng các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng vào da động vật có vú. Một nghiên cứu ở chuột được đăng tải vào 16/6/2016 trên Tạp chí PLoS Pathogens cho thấy vai trò quan trọng của tuyến nước bọt của muỗi trong kết quả của nhiễm virus sốt xuất huyết.

Trong các vùng nhiệt đới, muỗi Aedes truyền virus sốt xuất huyết (DENV) cũng như các virus khác liên quan chặt chẽ như Zika lây nhiễm cho gần 400 triệu người mỗi năm. Có 4 typ DENV được gọi là các typ huyết thanh 1-4 vì sau khi nhiễm, các cá thể có hồ sơ kháng thể riêng biệt trong huyết thanh máu của họ dẫn đến các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu tới mỗi 1 trong 4 typ virus.DENV có thể gây bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là ở những người trước đây đã bị phơi nhiễm với một type huyết thanh khác của virus. Ở những bệnh nhân như vậy một hiện tượng gọi là "tăng cường kháng thể phụ thuộc" (antibody-dependent enhancement_ADE) diễn ra, trong thời gian đó các kháng thể được tạo ra trong lần nhiễm đầu tiên nhưng không tiêu diệt virus mới lây nhiễm hơi khác nhau mà thay vào đó thúc đẩy tình trạng lây nhiễm các tế bào miễn dịch của nó, kết quả là gánh nặng virus cao hơn ở những bệnh nhân gây ra các triệu chứng bệnh nặng hơn, thậm chí tử vong. Được biết nước bọt của muỗi tạo điều kiện cho sự lan truyền của một số tác nhân gây bệnh do côn trùng và ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch của vật chủ nhưng vai trò của nó trong bệnh sốt xuất huyết chưa được hiểu rõ. Để điều tra, Michael Schmid và Eva Harris, từ Đại học California ở Berkeley, Hoa Kỳ cùng các đồng nghiệp nghiên cứu những con chuột được tiêm DENV một mình hoặc với DENV cộng với các chất chiết xuất từ ​​các tuyến nước bọt của muỗi.

 
Các chất chiết xuất từ ​​tuyến nước bọt làm tăng tính thấm của các mạch máu trong tai chuột bởi sự lây lan rộng hơn của các chỉ dấu màu đỏ (hình trên) so với một tai không được điều trị (hình dưới).
Ảnh: Michael A. Schmid và Dustin R. Glasner; CCAL

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng những con chuột bị lây nhiễm DENV qua da và tiêm một số lượng virus và nước bọt được cho là giống với số lượng thực tế được truyền trong khi bị muỗi đốt, một số những con chuột được tiêm kháng thể gắn với các typ DENV khác nhau, trong khi nhóm thứ hai bình thường mà không có bất kỳ kháng thể chống DENV. Trong số những con chuột có kháng thể tức là quá trình nhiễm kháng thể được tăng cường, các nhà nghiên cứu phát hiện việc thêm các chất chiết xuất từ ​​nước bọt gây bệnh nghiêm trọng hơn so với chỉ có một mình virus. Ngược lại, chất chiết xuất từ nước bọt không ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng và triệu chứng bệnh ở chuột chưa bị nhiễm. Các nhà nghiên cứu cũng báo cáo rằng nước bọt làm gia tăng nhiễm DENV của các tế bào miễn dịch ở da và tăng cường sự di chuyển tế bào miễn dịch tới các hạch bạch huyết lân cận có thể thúc đẩy sự lây lan của bệnh khắp cơ thể. Họ cũng quan sát thấy nước bọt của muỗi làm tăng tính thấm tức là các lỗ hở (the leakiness) của tế bào nội mô ngăn cản các mạch máu và thiết kế một thí nghiệm để kiểm tra độ thẩm thấu thấy rằng sự hiện diện của nước bọt cho phép các chỉ dấu rò rỉ ra khỏi các mạch máu ở chỗ tiêm và vào các mô xung quanh trong tai có lẽ đúng đối với nhiễm DENV với sự hiện diện nước bọt của muỗi.

Trong loạt thí nghiệm cuối cùng, các nhà nghiên cứu loại bỏ vùng da xung quanh vị trí lây nhiễm ngay sau khi cấy ngăn chặn bệnh nặng sau khi bị nhiễm kháng thể tăng cường khi chỉ có virus được cấy vào nhưng hiệu quả bảo vệ của các hoạt động đã bị mất khi nước bọt cũng có mặt cho thấy nước bọt của muỗi thúc đẩy nhanh hơn và/hoặc lây lan rộng hơn của virus từ chỗ tiêm. Các nhà nghiên cứu suy đoán: "thông qua sự rối loạn chức năng hàng rào biểu mô ở da, các chất chiết xuất từ tuyến nước bọt của muỗi có thể làm tăng thêm quyền tiếp cận của DENV để tăng cường các kháng thể trong huyết thanh, làm tăng sự lây lan của các phức hợp virus kháng thể truyền nhiễm, tăng cường nhiễm trùng trong các mô hệ thống do đó làm trầm trọng thêm bệnh sinh sốt xuất huyết trong ADE". Dựa trên những phát hiện này họ nhấn mạnh: "nước bọt của muỗi và tăng cường kháng thể do đó cần phải được xem xét khi phát triển các vaccine và các loại thuốc chống sốt xuất huyết", đặc biệt cho rằng "mô hình sốt xuất huyết ở động vật và xác nhận các ứng cử viên sốt xuất huyết tiền lâm sàng nên được đánh giá sự hiện diện kết hợp của nước bọt muỗi và các kháng thể tăng cường". Ở phạm vi rộng hơn, các nhà nghiên cứu kêu gọi "nghiên cứu thêm về các mầm bệnh lây truyền qua động vật chân đốt mà vectơ của chúng chia sẻ các chiến lược hút máu tương tự và cũng có thể làm giảm chức năng hàng rào nội mô". 

Ngày 27/06/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ sciencedaily.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích