Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 7 5 6 6
Số người đang truy cập
1 3 9 9
 Chuyên đề Sốt xuất huyết
Bọ gậy hay lăng quăng muỗi?

Trong các tài liệu truyền thông giáo dục về biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, có nơi dùng thuật ngữ diệt bọ gậy muỗi, có nơi sử dụng từ diệt lăng quăng muỗi. Thực tế bọ gậy và lăng quăng đều được gọi chung là ấu trùng muỗi. Muỗi sinh trưởng thường trải qua 4 giai đoạn rõ ràng trong vòng đời phát triển của chúng gồm: trứng, bọ gậy, lăng quăng và muỗi trưởng thành.

Vòng đời sinh trưởng của muỗi

Các nhà khoa học ghi nhận muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng có khả năng đẻ trứng suốt đời theo từng đợt. Muốn thực hiện được vấn đề này, muỗi cái bắt buộc phải đốt máu người hoặc các loại động vật để bảo đảm chức năng duy trì nòi giống; còn muỗi đực không đốt máu mà chủ yếu tự nuôi dưỡng bằng nhựa cây. Sau khi muỗi cái được thụ tinh đốt máu, chúng sẽ bay đi tìm nơi trú ẩn thích hợp, an toàn để tiêu máu đồng thời với sự phát triển trứng; thời gian này cần khoảng 2 đến 3 ngày ở vùng nhiệt đới và lâu hơn ở vùng khí hậu ôn hòa. Sau khi muỗi đẻ trứng, chúng lại tiếp tục hút máu và đẻ một lứa trứng khác; chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi muỗi chết. Tùy theo loài, muỗi cái có thể đẻ từ 30 đến 300 trứng mỗi lần và thường đẻ trứng trên mặt nước. Ở vùng nhiệt đới, trứng muỗi nở thành bọ gậy muỗi sau 2 đến 3 ngày. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Aedes aegypti và Aedes albopictus có thể đẻ trứng ngay cạnh thành mặt nước của các loại dụng cụ chứa nước hoặc nơi có bùn ướt; trứng nở thành bọ gậy khi bị ngập nước; ở môi trường khô trứng có thể sống được nhiều tuần. Trứng muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết được đẻ rời trên mặt nước từng chiếc và trứng không có phao. Sau khi nở ra từ trứng, bọ gậy muỗi không phát triển liên tục mà phải qua 4 giai đoạn tuổi khác nhau; ở tuổi I có kích thước khoảng 1,5 mm và ở tuổi IV có kích thước từ 8 đến 10 mm, Mặc dù không có chân nhưng bọ gậy có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông và bơi bằng các chuyển động của cơ thể. Bọ gậy ăn rong tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật ở trong nước; chúng có ống thở nằm ở đốt cuối bụng, qua đó không khí được đưa vào cơ thể khi bọ gậy lên mặt nước để thở bằng ống thở đó. Ống thở của muỗi Aedes thường ngắn, tù và có một cụm lông; khi bọ gậy nghỉ để thở sẽ tạo thành một góc với mặt nước.


Muỗi phát triển qua 4 giai đoạn gồm: trứng, gọ gậy lăng quăng và con trưởng thành (ảnh minh họa)

Thông thường, bọ gậy muỗi lặn sâu xuống đáy nước một thời gian ngắn để lấy thức ăn hoặc để tránh nguy hiểm khi có biến động trên mặt nước. Ở nơi có khí hậu ấm áp, thời gian phát triển của bọ gậy muỗi khoảng từ 4 đến 7 ngày hoặc dài hơn nếu môi trường nước thiếu thức ăn cho bọ gậy. Sau đó bọ gậy biến đổi để trở thành lăng quăng có hình dấu phẩy. Lăng quăng của các loài muỗi trên thực tế khó phân biệt, kể cả lăng quăng muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết. Chúng không có khả năng ăn rong tảo, vi khuẩn, vi sinh vật trong nước như bọ gậy và hầu như chỉ nổi ở trên mặt nước; khi nước bị khuấy động, lăng quăng lặn nhanh xuống đáy nước để ẩn náu. Khi lăng quăng đã phát triển hết mức, vỏ của chúng được tách ra ở một đầu, muỗi trưởng thành nở chui ra khỏi vỏ và bay đi. Ở vùng nhiệt đới, giai đoạn lăng quăng muỗi kéo dài từ 1 đến 3 ngày. Như vậy toàn bộ thời gian từ giai đoạn muỗi đẻ trứng đến giai đoạn phát triển thành muỗi trưởng thành ở trong điều kiện thuận lợi tốt nhất mất khoảng 7 đến 13 ngày.


Bọ gậy muỗi và lăng quăng muỗi khác nhau (ảnh minh họa)

Dùng thuật ngữ phù hợp

Trong vòng đời sinh trưởng của muỗi, ngoài giai đoạn trứng và muỗi trưởng thành, giai đoạn bọ gậy và lăng quăng được gọi là ấu trùng muỗi. Với điều kiện thuận lợi về khí hậu ở vùng nhiệt đới, thời gian phát triển từ bọ gậy đến lăng quăng mất khoảng từ 4 đến 7 ngày, thời gian phát triển từ lăng quăng thành muỗi trưởng thành có thời gian ngắn hơn từ 1 đến 3 ngày. Bọ gậy và lăng quăng là hai giai đoạn khác nhau trong chu kỳ phát triển được gọi chung là ấu trùng muỗi, do đó cộng đồng người dân cần phân biệt để tránh nhầm lẫn. Về phân biệt các loài muỗi, chỉ có trứng, bọ gậy và muỗi trưởng thành mới có những đặc điểm để phân loại, nhận biết từng loài; riêng lăng quăng ít có sự khác biệt giữa các loài nên khó phân biệt. Một điểm cần lưu ý là giai đoạn bọ gậy phát triển từ tuổi I đến tuổi IV có thời gian dài hơn lăng quăng nên dễ phát hiện, còn lăng quăng chỉ trong thời gian ngắn đã nở thành muỗi trưởng thành. Đối với biện pháp can thiệp phòng chống sốt xuất huyết, khẩu hiệu hành động nơi này dùng “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”, nơi khác dùng “không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết” đều có thể chấp nhận được vì cả hai loại bọ gậy và lăng quăng đều là ấu trùng muỗi. Nếu diệt được ấu trùng muỗi có thể chủ động ngăn ngừa được dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển vì mật độ hoạt động của muỗi trưởng thành đã được khống chế hạ thấp. Tuy vậy, khi tổ chức công tác điều tra giám sát dịch tễ, nên xác định thuật ngữ chỉ số bọ gậy muỗi Aedes aegyptiAedes albopictus; không dùng chỉ số lăng quăng do cá thể này không thể phân biệt được giữa các loài muỗi cần thu thập vì chúng ít có sự khác biệt.

 

Ngày 19/01/2016
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích