Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 3 3 7 8
Số người đang truy cập
3 0
 Chuyên đề Sốt xuất huyết
Thông tin cập nhật của WHO về sốt xuất huyết và sốt xuất huyết trầm trọng

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng do muỗi truyền tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Trong những năm gần đây, sự lan truyền bệnh đã tăng lên chủ yếu ở khu vực đô thị, bán đô thị và đã trở thành một mối quan tâm sức khỏe cộng cộng chính yếu trên thế giới.

Sốt xuất huyết trầm trọng (severe dengue) còn được gọi là sốt xuất huyết dengue (Dengue Haemorrhagic Fever) lần đầu tiên được ghi nhận vào những năm 1950s trong thời gian dịch bệnh sốt xuất huyết ở Philippines và Thái Lan. Hiện nay, sốt xuất huyết trầm trọng ảnh hưởng đến hầu hết các nước châu Á và Mỹ La-tinh và đã trở thành một nguyên nhân nhập viện và tử vong hàng đầu ở trẻ em trong các khu vực này. Có 4 týp huyết thanh khác nhau, nhưng có mối liên quan chặt chẽ, các typ huyết thanh của virus gây bệnh sốt xuất huyết (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4). Sự hồi phục sau khi bị nhiễm sốt xuất huyết cung cấp miễn dịch suốt đời chống lại type huyết thanh đặc biệt, tuy nhiên,miễn dịch chéo đối với các týp huyết thanh khác sau khi phục hồi chỉ là một phần và tạm thời. Nhiễm bệnh sốt xuất huyết tiếp theo bởi các typ huyết thanh khác làm gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh sốt xuất huyết trầm trọng.

Gánh nặng bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu (Global burden of dengue)

Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đã tăng đáng kể trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây. Hơn 2,5 tỷ người trên 40% dân số thế giới đang có nguy cơ bị sốt xuất huyết, theo ước tính của WHO hiện nay có thể có 50-100 triệu ca sốt xuất huyết trên toàn thế giới mỗi năm. Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia trải qua dịch bệnh sốt xuất huyết trầm trọng đến bây giờ bệnh lưu hành ở hơn 100 quốc gia tại châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Số lượng ca sốt xuất huyết ở Châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương đã vượt quá 1,2 triệu trong năm 2008 và hơn 2,3 triệu trong năm 2010 (dựa trên số liệu chính thức do các nước thành viên cung cấp). Gần đây, số ca sốt xuất huyết báo cáo tiếp tục tăng, trong năm 2013 có 2,35 triệu ca sốt xuất huyết đã được báo cáo chỉ tính riêng ở châu Mỹ, trong số đó có 37 687 ca sốt xuất huyết trầm trọng. Số lượng các trường hợp không chỉ gia tăng khi bệnh lây lan đến các khu vực mới, mà còn có các vụ dịch bùng nổ đang diễn ra. Các mối đe dọa của một vụ dịch sốt xuất huyết có thể có hiện đang tồn tại ở châu Âu và sự lan truyền sốt xuất huyết tại chỗ đã được báo cáo lần đầu tiên tại Pháp và Croatia trong năm 2010 và các ca sốt xuất huyết ngoại lại đã được phát hiện ở ba nước châu Âu khác. Trong năm 2012, một đợt bùng phát bệnh sốt xuất huyết trên đảo Madeira của Bồ Đào Nha dẫn đến hơn 2000 ca và các ca ngoại lai đã được phát hiện tại 10 quốc gia khác ở châu Âu ngoại trừ lục địa Bồ Đào Nha.

Trong năm 2013, các ca sốt xuất huyết đã xảy ra ở Florida (Hoa Kỳ) và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Sốt xuất huyết cũng tiếp tục ảnh hưởng đến một số nước Nam Mỹ đặc biệt là Honduras, Costa RicaMexico. Ở châu Á, Singapore đã báo cáo một sự gia tăng sau một sự biến mất trong một số năm và sự bùng phát cũng đã được báo cáo tại Lào. Trong năm 2014, xu hướng này chỉ tăng về số lượng các trường hợp trong quần đảo Cook, Malaysia, Fiji và Vanuatu với sốt xuất huyết typ 3 (DEN 3) ảnh hưởng đến các quốc đảo Thái Bình Dương sau khi một sự biến mất trong mất hơn 10 năm. Ước tính có khoảng 500 000 người bị sốt xuất huyết trầm trọng phải nhập viện mỗi năm, một tỷ lệ lớn trong số đó là trẻ em, khoảng 2,5 % những người này bị chết.

Sự lan truyền (Transmission)

Muỗi Aedes aegypti là vector chính gây ra bệnh sốt xuất huyết, virus được truyền sang người thông qua vết đốt của muỗi cái bị nhiễm bệnh. Sau khi ủ virus trong vòng từ4-10 ngày, một con muỗi bị nhiễm bệnh có khả năng lây truyền virus cho phần còn lại trong chu kỳ sống của muỗi. Người bị nhiễm là người mang và nhân lên chính của virus, phục vụ như là một nguồn của virus cho muỗi không bị nhiễm bệnh. Bệnh nhân đã bị nhiễm virus sốt xuất huyết có thể truyền bệnh (4-5 ngày, tối đa 12 ngày) qua muỗi Aedes sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Muỗi Aedes aegypti sống trong môi trường đô thị và sinh đẻ chủ yếu trong các dụng cụ chứa nước nhân tạo. Không giống như muỗi khác, Ae.aegypti là loài hút máu vào ban ngày, thời kỳ cao điểm đốt người của nó là vào buổi sáng sớm và buổi chiếu tối trước hoàng hôn, muỗi Ae.aegypti đốt nhiều người trong từng giai đoạn hút máu.

 

 WHO/TDR/Stammers

Aedes albopictus, một vector sốt xuất huyết thứ yếu ở châu Á đã lan rộng đến Bắc Mỹ và châu Âu phần lớn là do thương mại quốc tế trong các lốp xe đã được sử dụng (một môi trường sinh sản) và các hàng hoá khác (ví dụ như tre). Ae.albopictus thích nghi cao độ và do đó có thể tồn tại trong khu vực lạnh hơn của châu Âu.Sự lây lan của nó là do khả năng chịu đựng với nhiệt độ đóng băng, ngủ đông, và khả năng để trú ẩn trong môi trường sống rất nhỏ.

Các đặc trưng của bệnh (Characteristics)

Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh trầm trọng, giống như cúm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn nhưng hiếm khi gây tử vong.Sốt xuất huyết nên được nghi ngờ khi bị sốt cao (40°C/104°F) đi kèm với hai trong số những triệu chứng sau: nhức đầu dữ dội, đau sau hốc mắt, đau cơ và khớp, buồn nôn, nôn, sưng hạch hoặc phát ban. Các triệu chứng thường kéo dài từ 2-7 ngày, sau một thời gian ủ bệnh từ4-10 ngày sau khi bị muỗi bị nhiễm bệnh đốt.Sốt xuất huyết trầm trọng là một biến chứng có khả năng gây chết người do rò rỉ huyết tương (plasma leaking), tích tụ dịch (fluid accumulation), suy hô hấp (respiratory distress), xuất huyết nặng (severe bleeding) hoặc suy phủ tạng (organ impairment). Dấu hiệu cảnh báo xảy ra trong vòng 3-7 ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên kết hợp với giảm nhiệt độ (dưới 38°C/100°F) bao gồm đau dữ dội ở bụng, nôn mửa liên tục , thở nhanh , chảy máu lợi (bleeding gums), mệt mỏi (fatigue), bồn chồn (restlessness), máu trong chất nôn mửa (blood in vomit). 24-48 giờ tiếp theo của giai đoạn trầm trọng có thể gây chết người, chăm sóc y tế thích hợp là cần thiết để tránh các biến chứng và nguy cơ tử vong.

Điều trị (Treatment)

Không có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh sốt xuất huyết. Đối với bệnh sốt xuất huyết trầm trọng, chăm sóc y tế bởi các bác sĩ và y tá có kinh nghiệm với các hiệu ứng và tiến triển của bệnh có thể cứu sống giảm tỷ lệ tử vong từ hơn 20% đến dưới 1%. Duy trì khối lượng dịch cơ thể của bệnh nhân là rất quan trọng để chăm sóc sốt xuất huyết trầm trọng.

Chủng ngừa (Immunization)

Không có vaccine bảo vệ chống lại bệnh sốt xuất huyết, phát triển một loại vaccine chống sốt xuất huyết/sốt xuất huyết trầm trọng đang là một thách thức mặc dù đã có tiến bộ gần đây trong phát triển vắc-xin. WHO cung cấp tư vấn kỹ thuật và hướng dẫn cho các quốc gia và đối tác tư nhân nhằm hỗ trợ nghiên cứu và đánh giá vắc xin, một số vắc-xin ứng cử viên đang trong các giai đoạn thử nghiệm khác nhau.

Phòng chống sốt xuất huyết (Prevention and control)

Hiện nay, phương pháp duy nhất để phòng chống sự lây truyền virus sốt xuất huyết là phòng chống vector thông qua ngăn ngừa muỗi tiếp cận vào môi trường sống đẻ trứng bằng cách làm biến đổi và xử lý môi trường (preventing mosquitoes from accessing egg-laying habitats by environmental management and modification); xử lý chất thải rắn đúng cách và loại bỏ môi trường sống do con người tạo ra (disposing of solid waste properly and removing artificial man-made habitats); đậy kín, đổ và làm sạch các thùng chứa nước sinh hoạt hàng tuần (covering, emptying and cleaning of domestic water storage containers o­n a weekly basis); sử dụng thuốc trừ sâu thích hợp đến các nơi dự trữ nước và các đồ chứa nước ngoài trời (applying appropriate insecticides to water storage outdoor containers); sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân ở hộ gia đình như rèm cửa sổ, quần áo dài tay , các vật liệu tẩm thuốc trừ sâu, hương vòng và làm bốc hơi nước (using of personal household protection such as window screens, long-sleeved clothes, insecticide treated materials, coils and vaporizers); cải thiện sự tham gia và huy động cộng đồng trong phòng chống vector bền vững (improving community participation and mobilization for sustained vector control); sử dụng thuốc trừ sâu như phun khoảng khôngtrong dịch như là một trong những biện pháp phòng chống véc tơ khẩn cấp (applying insecticides as space spraying during outbreaks as o­ne of the emergency vector control measures); giám sát hoạt động và giám sát vectơ nên được thực hiện nhằm xác định tính hiệu quả của các biện pháp can thiệp (active monitoring and surveillance of vectors should be carried out to determine effectiveness of control interventions).

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response)

WHO đáp ứng với bệnh sốt xuất huyết bằng cách hỗ trợ các nước trong việc xác định dịch thông qua mạng lưới cộng tác của các phòng thí nghiệm (supports countries in the confirmation of outbreaks through its collaborating network of laboratories); cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn cho các quốc gia trong việc xử lý hiệu quả dịch sốt xuất huyết (provides technical support and guidance to countries for the effective management of dengue outbreaks); hỗ trợ các nước cải thiện hệ thống báo cáo và nắm bắt được gánh nặng thực sự của căn bệnh này (supports countries to improve their reporting systems and capture the true burden of the disease); cung cấp đào tạo về xử lý lâm sàng , chẩn đoán và phòng chống vector ở cấp khu vực với một số trung tâm hợp tác (provides training o­n clinical management, diagnosis and vector control at the regional level with some of its collaborating centres); công thức hoá chiến lược và chính sách dựa trên bằng chứng (formulates evidence-based strategies and policies); phát triển các công cụ mới, bao gồm các sản phẩm thuốc trừ sâu và công nghệ ứng dụng (develops new tools, including insecticide products and application technologies); tập hợp sự ghi nhận chính thức về sốt xuất huyết và sốt xuất huyết trầm trọng từ hơn 100 quốc gia thành viên (gathers official records of dengue and severe dengue from over 100 Member States); xuất bản cuốn sổ tay hướng dẫn và xửlý ca bệnh, công tác phòng chống sốt xuất huyết đối với các nước thành viên (publishes guidelines and handbooks for case management, dengue prevention and control for Member States).

Ngày 27/03/2014
Ths. Bs. Lê Thạnh
Theo who.int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích