Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 2 2 0 0
Số người đang truy cập
6 2 1
 Chuyên đề Sốt xuất huyết
Kiến thức tổng quan và chiến lược phòng chống sốt xuất huyết dengue của WHO

Sốt xuất huyết đang nhanh chóng nổi lên như là bệnh do virus gây ra dịch ở nhiều nơi trên thế giới, không chỉxuất hiện mạnh ở các vùng nghèo đô thị, vùng ngoại ô và nông thôn mà còn ảnh hưởng đến các khu dân cư giàu có hơn ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Kiến thức tổng quan

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus do muỗi gây ra một bệnh cảnh giống như cúm ác tính và đôi khi gây ra một biến chứng có khả năng tử vong được gọi là bệnh sốt xuất huyết trầm trọng. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đã tăng lên gấp 30 lần trong vòng 50 năm qua. Hiện nay có đến 50-100 triệu ca nhiễm bệnh được ước tính xảy ra hàng năm tại hơn 100 quốc gia lưu hành, đặt gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết trầm trọng (trước đây gọi là bệnh sốt xuất huyết gây ra tình trạng xuất huyết) lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1950 trong các vụ dịch sốt xuất huyết ở Philippines và Thái Lan. Hiện nay bệnh ảnh hưởng đến các nước châu Á, Mỹ Latinh và đã trở thành một nguyên nhân hàng đầu nhập viện và tử vong ở trẻ em và người lớn tại các khu vực này.

Sự lan truyền (transmission)

Toàn bộ vòng đời (life cycle) của virus sốt xuất huyết liên quan đến vai trò của muỗi như một vật chủ trung gian (hay vector) và con người là nạn nhân chính và là nguồn lây nhiễm.

Virus

Virus sốt xuất huyết (DEN) bao gồm bốn týp huyết thanh khác nhau ( DEN- 1, DEN- 2 , DEN- 3 và DEN- 4) thuộc chi Flavivirus , họ Flaviviridae. Các kiểu gen khác nhau được xác định trong mỗi týp huyết thanh, làm nổi bật sự đa dạng kiểu gen phong phú của các týp huyết thanh sốt xuất huyết. Trong số các kiểu gen đó, thì kiểu gen " DEN- 2 và DEN- 3 ở châu Á thường liên quan đến bệnh cảnh trầm trọng kèm theo nhiễm sốt xuất huyết thứ phát.

Muỗi (mosquito)

Muỗi Aedes aegypti là vector chính truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết. Virus truyền cho con người thông qua các vết đốt của một muỗi Aedes cái bị nhiễm, mà muỗi chủ yếu nhiễm các vi rút trong khi hút máu của một người bị nhiễm bệnh. Trong muỗi, virus gây nhiễm muỗi ở đoạn ruột giữa và sau đó lan đến các tuyến nước bọt trong khoảng thời gian từ 8-12 ngày. Sau thời gian ủ bệnh này, virus có thể lây nhiễm cho con người trong lần hút máu tiếp theo. Giai đoạn muỗi chưa trưởng thành được tìm thấy trong môi trường sống chứa đầy nước, chủ yếu là trong các thùng chứa nước nhân tạo gắn liền với nhà ở của con người và muỗi thường ở trong nhà.

Nghiên cứu về giới hạn bay cho thấy hầu hết muỗi Ae.aegypti cái có thể dành cả cuộc đời trong hoặc xung quanh nhà, nơi đó chúng trở thành muỗi trưởng thành với khoảng cách bay trung bình là 400 mét. Điều này có nghĩa rằng con người, chứ không phải là muỗi, nhanh chóng di chuyển các virus ở trong và giữa các cộng đồng và địa điểm. Tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết cao hơn ở ngoài trời và vào ban ngày, khi những con muỗi này (Stegomyia) đốt thường xuyên nhất. Tuy nhiên, Ae.aegypti đẻ ở trong nhà và có khả năng đốt bất cứ ai trong suốt cả ngày, môi trường sống ở trong nhà là ít nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu và làm gia tăng tuổi thọ của muỗi. Dịch sốt xuất huyết cũng đã được quy cho muỗi Aedes albopictus, Aedes polynesiensis và một số loài phức hợp của Aedes scutellaris. Mỗi loài có một hệ sinh thái đặc biệt, hành vi và sự phân bố vể mặt địa lý. Ae.albopictus là một loài muỗi rừng đã trở nên thích nghi với môi trường sống của con người ở vùng nông thôn, ngoại thành và các đô thị. Trong những thập kỷ gần đây, Aedes albopictus đã lan rộng từ châu Á đến châu Phi, châu Mỹ và châu Â, đặc biệt được sự trợ giúp bởi thương mại quốc tế trong các lốp xe đã được sử dụng mà ở đó trứng nằm ở trong các lốp xe có chứa nước mưa. Trứng có thể chịu được điều kiện rất khô (desccation) và duy trì nhiều tháng trong trường hợp không có nước và chủng Aedes albopictus ở châu Âu có thể trải qua một giai đoạn giảm phát triển (diapause) trong những tháng mùa đông.

Người (human)

Ngay khi bị nhiễm, con người trở thành vật chủ mang và nhân lên của các virus, phục vụ như là một nguồn của virus cho những con muỗi không bị nhiễm bệnh. Virus lưu thông trong máu trong người bị nhiễm bệnh từ 2-7 ngày, xấp xỉ với thời gian mà người phát triển thành sốt. Bệnh nhân đã bị nhiễm virus sốt xuất huyết có thể truyền sự lây nhiễm qua muỗi Aedes sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện (trong vòng 4-5 ngày, tối đa là 12 ngày). Ở những người hồi phục từ một sự gây nhiễm bởi một virus sốt xuất huyết cung cấp miễn dịch suốt đời chống lại typ huyết thanh virus đặc biệt. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này tạo ra một sự bảo vệ một phần và thoáng qua chống lại sự gây nhiễm tiếp theo bởi ba typ huyết thanh khác của virus. Bằng chứng chỉ ra một thực tế là nhiễm trùng lần sau làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh sốt xuất huyết trầm trọng. Khoảng thời gian giữa hai lần bị nhiễm và sự tiếp nối gây nhiễm bởi virus đặc biệc cũng có thể giữ vai trò quan trọng.

Các triệu chứng (Symptoms)

Một người bị nhiễm virus sốt xuất huyết phát triển các triệu chứng giống như bệnh cúm nặng còn được gọi là sốt "phá vỡ xương' (break-bone) ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn như nhau và có thể gây tử vong. Đặc điểm lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết khác nhau tùy theo độ tuổi của bệnh nhân. Cá nhân nên được nghi ngờ bị sốt xuất huyết khi có sốt cao (40°C/104°F) đi kèm với hai trong số những triệu chứng sau đây: nhức đầu dữ dội (severe headache), đau phía sau mắt (pain behind the eyes), buồn nôn, nôn (nausea, vomiting), sưng các tuyến (swollen glands), đau cơ và các khớp (muscle and joint pains), phát ban (rash). Các triệu chứng thường kéo dài từ 2-7 ngày, sau một thời gian ủ bệnh từ 4-10 ngày sau vết đốt của một con muỗi bị nhiễm bệnh.

Sốt xuất huyết trầm trọng (severe dengue) là một biến chứng có khả năng gây chết người do thoát huyết tương (plasma leaking), sự cô dịch (fluid accumulation), suy hô hấp (respiratory distress), xuất huyết nặng (severe bleeding) hoặc suy phủ tạng (organ impairment). Các dấu hiệu cảnh báo để tìm kiếm xảy ra từ ngày 3-7 sau khi có các triệu chứng đầu tiên kết hợp với giảm nhiệt độ (dưới 38°C/100°F) bao gồm: đau bụng dữ dội (severe abdominal pain), nôn mửa liên tục (persistent vomiting), thở gấp (rapid breathing), lợi chảy máu (bleeding gums), có máu trong khi nôn (blood in vomit), mệt mỏi, bồn chồn (fatigue, restlessness). Trong vòng 24-48 giờ tiếp theo của giai đoạn quan trọng có thể gây chết người vì vậy chăm sóc y tế thích hợp là cần thiết để tránh các biến chứng và nguy cơ tử vong.

Điều trị (treatment)

Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân nên tìm kiếm các tư vấn về y tế, nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Có thể uống paracetamol để hạ sốt và giảm đau khớp, tuy nhiên không nên sử dụng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Đối với sốt xuất huyết trầm trọng thì việc chăm sóc y tế bởi các bác sĩ và y tá có kinh nghiệm về các ảnh hưởng và khả năng tiến triển của bệnh có thể cứu được mạng sống của bệnh nhân, duy trì thể tích dịch của bệnh nhân là đặc trưng trung tâm của một sự chăm sóc như vậy.
 

Phòng chống bệnh (Prevention and control)

Phương pháp duy nhất hiện nay để phòng chống hoặc ngăn chặn sự lây truyền virus sốt xuất huyết là chống lại muỗi một cách hiệu quả. Phòng chống vector được thực hiện bằng cách sử dụng cách tiếp cận xử lý vector lồng ghép (Integrated Vector Management_IVM), đó là một quá trình ra quyết định hợp lý cho việc sử dụng các nguồn lực tối ưu trong phòng chống vector. IVM đòi hỏi một cách tiếp cận xử lý nhằm cải thiện hiệu quả, chi phí- hiệu quả, mang tính sinh thái và tính bền vững của các biện pháp can thiệp trong phòng chống vector bởi các công cụ và nguồn lực sẵn có. Xử lý chất thải rắn và cải thiện thực hành việc tích trữ nước thích hợp, bao gồm che đậy các thùng chứa nước để ngăn chặn muỗi cái đẻ trứng là một trong những phương pháp được khuyến khích thông qua các chương trình dựa vào cộng đồng (community-based programmes).

Các chiến lược phòng chống (Control strategies)

Phòng chống vector (vector control)

Phòng ngừa hoặc làm giảm sự lây truyền virus sốt xuất huyết phụ thuộc hoàn toàn vào phòng chống vector hay làm gián đoạn việc tiếp xúc người-vector. Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization_WHO) thúc đẩy cách tiếp cận chiến lược được gọi là xử lý vector lồng ghép (IVM) nhằm phòng chống các vector, bao gồm cả vector của sốt xuất huyết. IVM được định nghĩa như là một "quá trình ra quyết định hợp lý cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực để phòng chống vector" mục đích là để nâng cao hiệu quả, hiệu quả chi phí, tính đúng đắn sinh thái và phát triển bền vững (thêm thông tin về IVM ở đây). Các hoạt động phòng chống sự lan truyền nên nhắm mục tiêu là Ae.aegypti (hoặc bất kỳ của các vectơ khác tùy thuộc vào bằng chứng của sự lan truyền) ở giai đoạn chưa trưởng thành (trứng, ấu trùng, nhộng) và giai đoạn trưởng thành ở trong nhà và vùng lân cận. Điều này bao gồm các nơi khác như là trường học, bệnh viện và nơi làm việc là những nơi mà có sự tiếp xúc giữa con người-vector xảy ra. Ae.aegypti phát triển nhanh trong nhiều dụng cụ chứa nước đầy ở các hộ gia đình với nhiều mục đích như dự trữ nước trong nhà và những dụng cụ chứa nước dùng cho cây cối trang trí cũng như các nơi trữ nước mưa bao gồm cả lốp xe được sử dụng, các nơi chứa nước bị loại bỏ, máng nước bị chặn lại và các tòa nhà đang xây dựng. Thông thường muỗi Aedes aegypty không bay xa, phần lớn bay trong vòng 100 métnơi chúng xuất hiện, hút máu người gần như hoàn toàn và chủ yếu vào ban ngày cả trong nhà và ngoài trời. Phòng chống Ae.aegypti đạt được bằng cách loại bỏ môi trường sống có chứa nước thuận lợi cho các vetors đẻ trứng và những nơi đó cho phép sự phát triển của các giai đoạn sống ở dưới nước. Môi trường sống được loại bỏ bằng cách thường xuyên đổ nước và làm sạch những dụng cụ chứa nước này và làm gián đoạn các giai đoạn phát triển ở dưới nước thông qua việc sử dụng các hóa chất diệt hoặc các tác nhân phòng chống bằng sinh học hoặc diệt muỗi trưởng thành bằng cách sử dụng hóa chất diệt hoặc bằng cách kết hợp các phương pháp này. Trong lịch sử, những nỗ lực trong phòng chống vector sốt xuất huyết ở khu vực Nam Mỹ của WHO dẫn đến việc loại bỏ cácquần thể Ae.aegypti từ nhiều nơi ở Trung và Nam Mỹ (neotropics) vào những năm 1970s. Tuy nhiên, sự tái diễn bệnh theo sau dẫn đến sự tái lập các quần thể véc tơ. Hiện nay, mục đích chính là giảm mật độ các quần thể véc tơ càng nhiều càng tốt và duy trì chúng ở mức thấp. Nếu ở những nơi mang tính khả thì các nỗ lực phải cố gắng nhằm làm giảm tuổi thọ của muỗi cái trưởng thành bằng các phương pháp diệt côn trùng để giảm bớt nguy cơ lây truyền virus.

Việc lựa chọn phương pháp phòng chống vector thích hợp nhất, hoặc kết hợp các phương pháp, cần xem xét đến hành vi và sinh thái tại chỗ của các loài đích (local ecology and behaviour of the target species); nguồn lực sẵn có để thực hiện (resources available for implementation); bối cảnh văn hóa trong đó các biện pháp phòng chống được thực hiện (cultural context in which control interventions are carried out); tính khả thi của việc áp dụng các biện pháp can thiệp một cách kịp thời (feasibility of applying control interventions in a timely manner) và tính đầy đủ của độ bao phủ (the adequacy of coverage). Các phương pháp phòng chống vector bao gồm việc loại bỏ hoặc xử lý môi trường sống của ấu trùng, diệt ấu trùng với các hóa chất diệt, sử dụng các tác nhân sinh học và ứng dụng các biện pháp diệt muỗi trưởng thành.

Giám sát và đánh giá chươngtrình (monitoring and evaluation of programmes)

Giám sát đề cập đến một sự theo dõi liên tục của một quá trình hoặc hiệu suất của chương trình mục đích là để ước tính sự lây lan và gánh nặng của bệnh trong các thời gian khác nhau. Một giám sát kỹ lưỡng và đánh giá chiến lược cho phép các nhà ra quyết định đánh giá tính hiệu quả của các chiến lược khác nhau về sự lan truyền bệnh sốt xuất huyết. Các phương pháp giám sát bao gồm:

Giám sát dịch bệnh (disease surveillance)

Theo dõi số lượng các trường hợp bị nhiễm bệnh (tracking the number of infected human cases). Giám sát có hiệu quả các trường hợp sốt xuất huyết là điều cần thiết (Effective surveillance of dengue cases is essential): phát hiện dịch để bắt đầu các biện pháp phòng chống kịp thời và hiệu quả (to detect outbreaks in order to initiate timely and effective control measures); giám sát các xu hướng về tỷ lệ mắc mới bao gồm cả sự phân bố vể mặt địa lý và thời gian các ca bênh (monitor the trends of incidence including temporal and geographic distribution of cases); giám sát số ca sốt xuất huyết nặng và tử vong (to monitor number of severe dengue cases and deaths); đánh giá và xác nhận khả năng bùng phát dịch dựa trên bằng chứng về huyết thanh học (to assess and confirm possibility of outbreaks based o­n serological evidence); giám sát tác động của các biện pháp phòng chống (to monitor the impact of control interventions).

Giám sát dịch tễ yêu cầu báo cáo về các chỉ số sau (epidemiological surveillance requires the report o­n the following indicators): ca nghi ngờ (hay ca lâm sàng ) về sốt xuất huyết và sốt xuất huyết trầm trọng (suspected (clinical) cases of dengue and severe dengue); ca xác định (dựa vào xét nghiệm) về sốt xuất huyết và sốt xuất huyết trầm trọng (confirmed (laboratory-tested) cases of dengue and severe dengue); các typ huyết thanh lưu hành (DEN-1, -2, -3 hoặc -4); số ca tử vong do sốt xuất huyết hoặc sốt xuất huyết trầm trọng (number of deaths from dengue or severe dengue); số ca tử vong trong số các ca sốt xuất huyết trầm trọng, nghi ngờ hoặc xác định (number of deaths among severe dengue cases, suspected or confirmed).

Công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết có hiệu quả đòi hỏi phải có một chương trình giám sát dịch bệnh dựa trên xét nghiệm chủ động (sử dụng chẩn đoán huyết thanh học và chẩn đoán virus học ) có thể cung cấp cảnh báo sớm về dịch bệnhsắp xảy ra. Tuy nhiên, để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ thì việc giám sát thường xuyên các trường hợp sốt tại các điểm theo dõi cần được xem xét.

Giám sát vector (vector surveillance)

Theo dõi quần thể muỗi ở những vùng có nguy cơ tiềm ẩn. Giám sát mật độ Ae,aegypti là quan trọng trong việc xác định các yếu tố liên quan đến sự lantruyền bệnh sốt xuất huyết nhằm xác định các khu vực ưu tiên và mùa bệnh cho việc phòng chống vector. Lựa chọn các chiến lược giám sát thích hợp dựa trên kết quả/mục tiêu, cũng có tính đến thời gian, nguồn lực và mức độ ảnh hưởng. Ngoài ra, giám sát véc tơ là cần thiết nhằm duy trì các biện pháp phòng chống và phát hiện bất kỳ sự gia tăng nào về mật độ vector. Các chỉ số sử dụng nhiều nhất cho giám sát véc tơ là:

Các cuộc điều tra về ấu trùng:

- Chỉ số nhà (House index-HI): % số nhà có ấu trùng và/hoặc nhộng.

- Chỉ số dụng cụ chứa nước (Container index-CI): % số dụng cụ chứa nước có ấu trùng haynhộng.

Chỉ số Breteau (Breteau index-BI): số lượng dụng cụ chứa nước có muỗi trên 100 nhà kiểm tra.

Các cuộc điều tra nhộng:

- Chỉ số nhộng (Pupa Index-PI): số nhộng trên 100 nhà điều tra.

Điều tra muỗi trưởng thành

Ước tính mật độ muỗi trưởng thành bằng cách bẫy muỗi, bẫy dính, thu thập muỗi đậu ở ngườihay bất kỳ các phương pháp tương tự.

Giám sát tác động về hành vi (Monitoring behavioural impact)

Quan sát xem các hành vi nhằm làm giảm sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết được chấp thuận và duy trì bởi cộng đồng. Truyền thông tác động về hành vi (Communication for behaviour impact-COMBI) là một quá trình của nhiều phương pháp pha trộn một loạt các biện pháp truyền thông mang tính chiến lược nhằm mục đích huy động sự tham gia của các cá nhân và gia đình trong việc chấp nhận và duy trì các hành vi lành mạnh. COMBI sử dụng một tầm nhìn quản lý để lập kế hoạch huy động xã hội và truyền thông tác động về hành vi đối với sức khỏe công cộng. COMBI nhằm mục đích cho các mục tiêu hành vi chính xác và tập trung vào việc thực hiện và duy trì các hành vi thông qua giám sát của cộng đồng. COMBI cần phải được theo dõi bởi các chỉ số hành vi thích hợp ngoài các chỉ số côn trùng nói trên.

Ngày 12/02/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo who.int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích