Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 3 4 8 3
Số người đang truy cập
8 6
 Chuyên đề Sốt xuất huyết
(Ảnh: Báo Quảng Ngãi)
Phát hiện, xử trí sốt xuất huyết tại các cơ sở y tế

Ở một số địa phương vào một số thời điểm thuận lợi, bệnh sốt xuất huyết có khả năng phát triển thành dịch với nhiều người mắc do muỗi truyền bệnh hoạt động với mật độ cao và mầm bệnh virus Dengue có sẵn tại chỗ để lây lan. Nếu người bệnh không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cần cảnh giác vấn đề này để đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt nhằm xử trí phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng trầm trọng xảy ra có thể làm nguy hiểm đến tính mạng.

 

Cơ sở y tế ở tất cả các tuyến cần phải nghi ngờ sốt xuất huyết bùng phát thành dịch khi trong cộng đồng người dân có nhiều người đến khám chữa bệnh do bị sốt cao đột ngột chưa rõ nguyên nhân với tình trạng sốt kéo dài từ 2 đến 7 ngày, đồng thời kèm theo các triệu chứng xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu răng, xuất huyết dưới da, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, bị rong kinh hoặc có vết bầm tím ở chung quanh chỗ tiêm chích. Phải thận trọng và càng nghi ngờ hơn khi thấy các trường hợp bệnh nhân bị sốt nhưng không đáp ứng điều trị đặc hiệu với những người bệnh có chẩn đoán ban đầu là viêm họng, viêm phổi, sốt rét... hoặc có bệnh nhân tử vong trong vòng một tuần sau khi bị sốt kèm theo triệu chứng xuất huyết chưa rõ nguyên nhân. Việc phát hiện, xử trí điều trị được thực hiện tùy theo tuyến bệnh nhân đến khám chữa bệnh.

Tại trạm y tế các xã, phường, thị trấn

Cần chú ý những trường hợp người bệnh đến khám có các triệu chứng như sốt cao đột ngột, có cảm giác đau khắp người, chán ăn, mệt mỏi, làm nghiệm pháp dây thắt có dấu hiệu dương tính. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, gan không to; mạch, huyết áp bình thường; đi tiểu nhiều, chân tay ấm thì chỉ định điều trị ngoại trú. Cho người bệnh uống nước đun sôi để nguội hoặc nước ép trái cây như cam, chanh, dừa; nếu sốt nặng từ 39oC trở lên thì lau mát, uống thuốc hạ sốt paracetamol. Phải theo dõi người bệnh và nên khám bệnh lại hàng ngày cho đến khi hết sốt được 2 ngày. Nếu trạm y tế không có điều kiện xét nghiệm dung tích hồng cầu (hematocrite) và tiểu cầu thì nên chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Chú ý không truyền dịch khi chưa có chỉ định. Khi người bệnh có các triệu chứng như lừ đừ, vật vã, chân tay lạnh, da lạnh, đi tiểu ít, bị nôn nhiều, huyết áp kẹt hoặc huyết áp tụt, gan to, xuất huyết... trong điều kiện trạm y tế xã, phường, thị trấn không có bác sĩ, y sĩ và không có phương tiện để truyền dịch bằng đường tĩnh mạch thì tích cực bù nước bằng đường uống; đồng thời chuyển gấp bệnh nhân đến ngay bệnh viện nơi gần nhất để xử trí điều trị phù hợp. Nếu trạm y tế có bác sĩ, y sĩ và có điều kiện để truyền dịch bằng đường tĩnh mạch thì phải truyền ngay dung dịch mặn đẳng trương hoặc dung dịch Ringer lactat với tốc độ truyền từ 15 đến 20 mililít/ kg cân nặng/ giờ; đồng thời cũng phải chuyển bệnh nhân trong điều kiện an toàn đến ngay bệnh viện nơi gần nhất để tiếp tục xử trí điều trị. Nên nhớ rằng trong lúc chuyển người bệnh đến bệnh viện phải tiếp tục truyền để bù dịch và có nhân viên y tế đi kèm để hỗ trợ khi cần thiết. Chú ý khi bệnh nhân đến trạm y tế khám nhưng huyết áp không đo được, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt; cần phải bơm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch dung dịch mặn đẳng trương hoặc dung dịch Ringer lactat cho đến khi đo được huyết áp, mạch bắt được rõ rồi mới được chuyển người bệnh gấp đến bệnh viện nơi gần nhất để xử trí điều trị.

Nhiệm vụ của nhân viên y tế tại trạm y tế xã, phường, thị trấn là phải có trách nhiệm truyền thông giáo dục sức khỏe, phổ biến cho cộng đồng người dân hiểu biết về các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết như sốt cao đột ngột, mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, có biểu hiện xuất huyết ở da, niêm mạc và khuyến cáo gia đình nên đưa bệnh nhân đến ngay trạm y tế để phát hiện, chẩn đoán và theo dõi điều trị. Đồng thời phổ biến cho người dân biết cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết để có thể điều trị ngoại trú tại gia đình như cho ăn uống bình thường, cho uống nhiều nước ép trái cây như cam, chanh, dừa; cách pha dung dịch oresol để uống cụ thể là 1 gói oresol pha với 1 lít nước đun sôi để nguội khi dùng. Nếu bệnh nhân bị sốt cao từ 39oC trở lên phải lau mát hoặc cho uống thuốc hạ nhiệt paracetamol. Lưu ý tuyệt đối cấm sử dụng thuốc acetyl salicylic acid (aspirin), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, tan máu. Một vấn đề cũng cần quan tâm là hướng dẫn cho gia đình người bệnh biết rõ các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết để đưa ngay bệnh nhân đến khám ngay tại trạm y tế như khi đang sốt cao mà nhiệt độ hạ xuống đột ngột, chân tay lạnh, bứt rứt, vật vã hoặc li bì, da ẩm, vã nhiều mồ hôi, nôn ói nhiều, đau bụng nhiều, đi tiểu ít và có các biểu hiện xuất huyết nặng. Trong công tác quản lý chuyên môn tại trạm y tế, cán bộ phụ trách phải thực hiện đúng quy chế thông tin, báo cáo bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác theo quy định của Bộ Y tế ban hành.

Tại bệnh viện các quận, huyện, thành phố, tỉnh

Lãnh đạo bệnh viện phải tổ chức phòng điều trị riêng cho bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như phòng điều trị riêng cho người bệnh sốt xuất huyết có sốc. Bệnh viện phải chuẩn bị đầy đủ các loại dịch truyền cần thiết như dung dịch Ringer lactat, Natri chlorure 0,9%, Dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch; máu tươi và các chế phẩm của máu; các loại dụng cụ như máy đo huyết áp trẻ em và người lớn, các thiết bị để đo áp lực tĩnh mạch trung ương CVP (central vennous pression). Có phòng xét nghiệm để thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết tối thiểu như máy đo dung tích hồng cầu (hematocrite); kính hiển vi quang học để đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Phòng sinh hóa của bệnh viện phải chuẩn bị các loại cơ chất cần thiết để làm điện giải đồ. Khi bệnh nhân sốt xuất huyết vào bệnh viện để điều trị, cần phải chọn lọc đối tượng người bệnh tại phòng khám để quyết định cho điều trị ngoại trú hay nhập viện để điều trị nội trú. Phòng khám bệnh viện phải sàng lọc bệnh nhân để chỉ định cho người bệnh điều trị ngoại trú và theo dõi hoặc cho người bệnh nhập viện điều trị nội trú đối với các trường hợp ở xa bệnh viện. Phải theo dõi hàng ngày các chỉ số huyết áp, mạch, nhiệt độ, nước tiểu, tình trạng xuất huyết, dung tích hồng cầu (hematocrite) và tiểu cầu. Khi bệnh nhân đến khám có hội chứng sốc sốt xuất huyết thì phải cho nhập viện ngay để tiến hành xử trí điều trị khẩn trương, tích cực. Phòng điều trị cần chú ý nếu người bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo mà không tự uống được thì phải truyền ngay dịch theo sơ đồ hướng dẫn. Khi bệnh nhân có biểu hiện dấu hiệu sốt xuất huyết nặng hay sốc sốt xuất huyết thì phải tiến hành xử trí điều trị khẩn trương, tích cực ngay theo quy định hướng dẫn. Lưu ý tất cả các tuyến điều trị ở trạm y tế hay bệnh viện cần chẩn đoán phân biệt bệnh sốt xuất huyết với các bệnh sốt phát ban do virus, sốt mò, sốt rét, nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn, viêm não mô cầu, nhiễm trùng vi khuẩn gram âm, sốc nhiễm khuẩn, các bệnh lý về máu, bệnh lý ổ bụng cấp tính... để xử trí điều trị đúng.

Khuyến nghị

Đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương; diễn biến bệnh có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng. Nếu bệnh nhân không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong do những biến chứng trầm trọng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy khi người bệnh đến khám chữa bệnh ở bất cứ tuyến nào, dù ở trạm y tế hay bệnh viện cũng phải nên cảnh giác để có biện pháp xử trí điều trị phù hợp. Cộng đồng người dân không nên chủ quan khi nghi ngờ người thân trong gia đình bị mắc bệnh sốt xuất huyết và cần có sự hiểu biết, phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh kịp thời, không được tự điều trị, chăm sóc ở nhà khi chưa có chỉ định, tư vấn của bác sĩ; mọi sự chậm trễ là điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngày 26/12/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích