Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 8 8 8 3
Số người đang truy cập
9 3
 Chuyên đề Sốt xuất huyết
Tình hình sốt xuất huyết tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và một số điểm mới trong điều trị

Sốt xuất huyết là một những căn bệnh do muỗi truyền lan rộng nhanh nhất trên thế giới. Trong 50 năm qua, số ca mắc tăng 30 lần với gia tăng các vùng bị nhiễm mới trong những năm gần đây, phân bố từ thành phố đến nông thôn. Ước tính khoảng 50 triệu ca sốt xuất huyết (SXH) xảy ra hàng năm và khoảng 2,5 tỉ người sống tại các quốc gia có bệnh lưu hành (WHO, 2008). Việc lan rộng và gia tăng số mắc SXH tại các quốc gia mới và các nước nhiệt đới tăng nhanh so với các bệnh vector truyền khác.

Trong 10 năm qua, số ca mắc SXH tăng gần gấp đôi trên thế giới (WHO, 2009). Đôi khi bản chất của bệnh có thể đặt ra tình trạng khẩn cấp đối với y tế cộng động trên thế giới với khả năng lan truyền qua các biên giới (WHO, 2009).

Tình hình sốt xuất huyết tại Châu Á Thái Bình Dương

          Khoảng 1,8 tỉ (hơn 70%) dân số trên thế giới có nguy cơ mắc SXH sống tại các khu vực vùng thành viên của WHO - khu vực Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương, nơi này đang chịu khoảng 75% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu do SXH gây ra. Kế hoạch chiến lược SXH châu Á Thái Bình Dương (The Asia Pacific Dengue Strategic Plan) cho 2 khu vực (2008-2015) được chuẩn bị tham vấn với các quốc gia thành viên và các đối tác nhằm đối phó sự gia tăng mối đe dọa từ SXH đang lan truyền đến nhiều quốc gia gây ra số tử vong cao trong giai đoạn đầu của các vụ dịch SXH. Kế hoạch chiến lược với mục tiêu nhằm viện trợ các quốc gia để đảo ngược khuynh hướng gia tăng của SXH bằng cách tăng cường việc phát hiện, chẩn đoán và ngăn chặn bùng nổ dịch kịp thời và làm dừng sự lan truyền dịch đến các khu vực mới.

 
Tình hình Sốt xuất huyết tại khu vực Đông Nam Á

Từ năm 2000, dịch SXH lan rộng đến các khu vực mới và gia tăng tại các khu vực bệnh lưu hành sẵn có. Trong năm 2003, có 8 quốc gia Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Đông Timor báo cáo các ca bệnh SXH. Năm 2004, Bhutan báo cáo bùng nổ dịch lần đầu tiên. Năm 2005, Mạng lưới cảnh báo và đối phó dịch bệnh toàn cầu (WHO’s Global Outbreak Alert and Response Network_GOARN) của WHO đã đối phó với một vụ dịch bùng nổ với tỉ lệ tử vong-ca cao (3.55%) tại quốc gia Timor-Leste.

Vào tháng 11 năm 2006, Nepal báo cáo các ca SXH tại bản địa lần đầu tiên. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên là quốc gia duy nhất tại khu vực Đông Nam (South-East Region) không có báo cáo về các ca SXH tại bản địa. Các quốc gia trong khu vực được chia thành 4 khu vực khí hậu khác biệt với tiềm năng lan truyền SXH khác nhau. Dịch SXH là một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng tại Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Đông Timor là các quốc gia nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo, nơi này có loài muỗi Aedes aeypti có mặt ở cả khu vực thành thị và nông thôn, các nơi này có nhiều type huyết thanh virus Dengue lưu hành và SXH là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong cho trẻ em.

Các dịch bệnh theo chu kỳ đang gia tăng về tần suất và tỷ lệ và lan rộng về phạm vi địa lý tại các nước Bangladesh, Ấn Độ và Maldives tại các vùng khí hậu khô và ẩm tạm thời với sự có mặt của nhiều type huyết thanh (serotype) của virus đang lưu hành.

Hơn 4 năm qua, dịch SXH lan truyền đến BhutanNepal khu vực dưới chân núi cận dãy Himalaya. Theo báo cáo, tỉ lệ tử vong ca (case fatality rates) tại khu vực gần 1%, nhưng tại Ấn Độ, Indonesia và Myanmar, nơi bùng nổ ổ dịch bệnh từ các vùng thành thịbáo cáo tỷ lệ tử vong – ca khoảng 3-5%. Tại Indonesia, hơn 35% dân số cả nước sống tại khu vực thành thị, 150.000 ca bệnh được báo cáo vào năm 2007 (có số cao cao nhất) với hơn 25.000 ca được báo cáo ở Jakarta và phía Tây Java. Tỉ lệ tử vong-ca xấp xỉ 1%.

Năm 2007, tại Myanmar, các khu vực và bang báo cáo số ca mắc cao nhất ở Ayayarwaddy, Kayin, Magway, Mandalay, Mon, Rakhine, Sagaing, Tanintharyi và Yangon. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2007, Myanmar báo cáo có 9,578 ca. Tỷ lệ tử vong – ca hơn 1% tại Myanmar. Tại Thái Lan, tình hình SXH được báo cáo ở 4 khu vực: miền Bắc, miền Trung, vùng Đông Bắc và miền Nam. Tháng 6 năm 2007, bùng nổ dịch xuất hiện tại các tỉnh Trat, Bangkok, Chiangrai, Phetchabun, Phitsanulok, Khamkaeng Phet, Nakhon Sawan và Phit Chit. Tổng số 58.836 ca được báo cáo từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2007. Tỉ lệ tử vong – ca tại Thái Lan dưới mức 0.2%.
 

Các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống SXH được thực hiện thông qua chiến lược phòng chống SXH liên khu vực (Bi-regional Dengue Strategy) từ 2008-2015 của các vùng Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Chiến lược này bao gồm 6 yếu tố: (i) Giám sát SXH, (ii) Quản lý các ca bệnh, (iii) Đối phó dịch bệnh, (iv) Quản lý vector lồng ghép, (v) Truyền thông giáo dục và vận động xã hội về SXH về bệnh SXH và (vi) Nghiên cứu SXH (kết hợp nghiên cứu thực hành và thiết lập). Chiến lược được chấp thuận thông qua văn bản SEA/RC61/R5 của Hội đồng khu vực của WHO tại Đông Nam Á năm 2008.

Tình hình SXH tại khu vực WHO Tây Thái Bình Dương

Bệnh SXH nổi lên như là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Kể từ vụ đại dịch năm 1998, các vụ dịch đã tái xuất hiện lại nhiều vùng sau đó. Thiếu số liệu báo cáo vẫn là một trong những thách thức quan trọng trong phòng chống bệnh SXH. Trong thời gian từ năm 2001-2008, tổng số 1.020.333 ca bệnh được báo cáo tại Campuchia, Malaysia, Philippines và Việt Nam - 4 quốc gia tại khu vực Tây Thái Bình Dương với số ca mắc và tử vong cao nhất. Tỉ lệ tử vong tại 4 quốc gia này là 4.798 ca (báo cáo chính thức của các quốc gia). So với các quốc gia khác trong khu vực số ca mắc và tử vong cao nhất tại Campuchia và Philippine năm 2008. Về tổng thể, việc quản lý các ca bệnh được cải thiện tại khu vực Tây Thái Bình Dương, dẫn đến làm giảm tỉ lệ tử vong -ca. SXH cũng lan rộng đến các đảo quốc khu vực Thái Bình Dương và các khu vực khác. Khoảng giữa năm 2001 đến 2008, có 6 quốc gia khu vực đảo Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nặng nhất là French Polynesia (35.869 ca), New Caledonia (6.836 ca), Cook Islands (3735 ca),American Samoa (1.816 ca), Palau (1.108 ca) và các liên bang của Micronesia (664 ca).. Tổng số tử vong tại 6 quốc gia này là 34 ca (báo cáo chính thức). Mặc dù không có các báo cáo chính thức tới WHO của Kiribati, song quốc gia này đã xảy ra vụ dịch SXH năm 2008, với tổng số mắc 837 ca và gây ra mối quan tâm lớn đến chính quyền quốc gia các quốc gia và một số quốc gia khác trong vùng
 

Về mặt lịch sử, trước đây SXH chủ yếu được báo cáo tại khu dân cư thành thị và ven đô thị nơi mà mật độ dân số cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền bệnh. Tuy nhiên, bằng chứng từ các vụ dịch gần đây cho thấy, ví dụ như tại Campuchia năm 2007, cho thấy rằng các vụ dịch hiện nay xảy ra ngay tại khu vực nông thôn. Thực hiện Chiến lược phòng chống SXH liênkhu vực tại Châu Á và Thái Bình Dương (2008-2015) là vấn đề ưu tiên theo Quyết địnhWPR/RC 59.R6 năm 2008 của Ủy Ban khu vực WHO tại châu Á Thái Bình Dương.

Bệnh SXH là một bệnh truyền nhiễm có phổ lâm sàng rộng và đa dạng, thường diễn tiến lâm sàng khó tiên đoán được và khó tiên đoán được kết quả. Đặc điểm lâm sàng thường gặp biểu hiện qua 3 giai đoạn sốt, đỉnh điểm và hồi phục. Trong khi hầu hết các ca bệnh hồi phục với thể bệnh không biến chứng và tự giới hạn, thì một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân diễn tiến đến bệnh có biến chứng, biểu hiện thoát huyết tương có hoặc không kèm theo xuất huyết. Đến giờ chỉ có chọn lựa điều trị cho các bệnh nhân là quản lý ca bệnh có triệu chứng. Tuy nhiên, lựa chọn điều trị thích hợp có thể ngăn ngừa cho các bệnh nhân này khỏi phát triển thành các biến chứng nặng như hội chứng sốc do Dengue (dengue shock syndrome_DSS) và sốt xuất huyết dengue (Dengue hemorrhagic fever_DHF).

Khuyến cáo điều trị theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới

Tiếp cận từng bậc đến quản lý ca bệnh SXH Dengue

Bước 1. Đánh giá tổng thể

·Bệnh sử: quá trình bệnh sử nên bao gồm ngày khở phát cơn sốt / hay khởi phát bệnh, số lượng dịch uống vào đường miệng, đánh giá các dấu hiệu cảnh báo, tiêu chảy, thay đổi tình trạng tâm thần kinh/ cơ giật/ chóng mặt, lượng nước tiểu (số lần, thể tích và thời gian của lần tiểu cuối cùng), điểm quan trọng có liên quan đến bệnh sử khác như là có người mắc SXH trong gia đình, hàng xóm, tiền sử du lịch đến vùng dịch hoặc SXH lưu hành, các tình trạng bệnh lý có sẵn đang tồn tại (trẻ em tuổi còn quá nhỏ, phụ nữ mang thai, béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp), di cư đến các khu rừng nhiệt đới và bơi trên các thác nước (cân nhắc đến các bệnh lý truyền nhiễm leptospirosis, sốt mò, sốt rét), quan hệ tình dục không an toàn gần đây hoặc nghiện ma túy (cân nhắc đến bệnh lý HIV cấp).

·Khám thực thể: khám thực thể nên bao gồm đánh giá tình trạng thần kinh, đánh giá tình trạng mất nước, tình trạng huyết động, kiểm tra tình trạng thở nhanh/ toan chuyển hóa, tràn dịch màng phổi, tình trạng bụng/ gan lớn, bụng báng, kiểm tra đặc điểm nổi ban, chấm xuất huyết test dây thắt (tourniquet test), lặp lại nhiều lần nếu âm tính hoặc nếu không có dấu xuất huyết;

·Xét nghiệm cận lâm sàng: một công thức máu toàn phần nên tiến hành làm khi thăm khám bước đầu tiên. Xét nghiệm hematocrit làm trong giai đoạn sớm của sốt, nên có chỉ số haematocrit baseline cho từng bệnh nhân. Một sự giảm chỉ số bạch cầu cũng có thể nghi ngờ bị SXH cao. Lượng tiểu cầu giảm nhanh song song với tăng chỉ số haematocrit so với chỉ số bình thường là một chỉ điểm cho biết tiến trình thoát huyết tương APTER 2/ pha đỉnh điểm của bệnh. Trong trường hợp không có chỉ số baseline của bệnh nhân, có thể lấy các mức haematocrit đặc hiệu cho nhóm tuổi như một chỉ số thay thế trong quá trình theo dõi pha đỉnh này;

·Các xét nghiệm: nên thực hiện để xác định chẩn đoán. Tuy nhiên, nó không cần thiết đới với quản lý bệnh nhân cấp tính, ngoại trừ các ca bệnh có đặc điểm lâm sàng khác thường. Các xét nghiệm khác bổ sung nên quan tâm chỉ định (nếu sẵn có). Các xét này bao gồm cả đánh giá chức năng gan, đường huyết, điện giải đồ, urea và creatinine, bicarbonate hay lactate, men tim, điện tâm đồ ECG và tỷ trọng nước tiểu.

Bước 2. Chẩn đoán, đánh giá giai đoạn bệnh và độ nặng của bệnh

             Trên cơ sở của việc đánh giá quá trình bệnh sử của bệnh nhân, khám thực thể và/hoặc xét nghiệm công thức máu toàn phần và chỉ số hematocrite, các thầy thuốc lâm sàng có thể xác định bệnh SXH hay không và ở giai đoạn nào của bệnh (sốt, đang mắc bệnh hoặc phục hồi), liệu có những dấu hiệu cảnh báo, dấu mất nước và tình trạng huyết động và cần thiết bệnh nhân nhập viện hay không?

Bước 3. Quản lý ca bệnh

·Thông báo tình hình bệnh: Tại các quốc gia có SXH lưu hành, các ca nghi ngờ có thể xảy ra và xác định ca bệnh SXH nên được thông báo ngay khi có thể để đưa ra các biện pháp can thiệp y tế cộng đồng phù hợp. Xác định phòng xét nghiệm khẳng định ca bệnh không cần thiết trước khi thông báo, nhưng cần được lưu ý và ghi nhận. Tại các nước không có bệnh lưu hành, thường các ca bệnh xác định sẽ được thông báo. Tiêu chuẩn đề ra về việc thông báo sớm các ca nghi ngờ đối với những bệnh nhân sống hoặc có đi du lịch vào khu vực có SXH lưu hành, có sốt từ 3 ngày hoặc hơn, có số lượng bạch cầu thấp hoặc giảm, và/ hoặc có giảm tiểu cầu ± nghiệm pháp dây thắt (+). Tại các quốc gia có bệnh SXH lưu hành, việc chậm trễ trong thông báo sẽ gây khó khăn hơn cho việc ngăn chặn lan truyền bệnh SXH.

·Quyết định quản lý: phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng và các tình huống khác, bệnh nhân có thể điều trị ngay tại nhà (Nhóm A), hoặc có thể chuyển đến chăm sóc tại bệnh viện (Nhóm B) hoặc cần phải điều trị cấp cứu và chuyển lên tuyến trên khẩn cấp (Nhóm C).

Điều trị theo nhóm từ A - C

Nhóm A:

Các bệnh nhân mà có thể điều trị tại nhà. Đây là những bệnh nhân có thể được điều trị bằng uống thuốc đáp ứng với liều lượng thích hợp và đi tiểu ít nhất 1 lần mỗi 6 giờ, không có bất kỳ một dấu hiệu bất hiệu cảnh báo nào, đặc biệt là khi bệnh nhân giảm sốt. Bệnh nhân có thể đi lại được nên xem xét hàng ngày quá trình tiến triển của bệnh (giảm số lượng bạch cầu, hạ sốt và các dấu hiệu cảnh báo) cho đến khi họ qua được giai đoạn nguy hiểm. Các bệnh nhân đó có chỉ số hematocrite ổn định có thể đưa về nhà và khuyên học phải nhập viện ngay nếu xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào và xem xét kế hoạch hành động tiếp sau:

·Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể, uống nước trái cây và các loại nước chứa chất điện giải và đường để bù lại lượng nước mất do sốt và nôn mửa. Uống đủ bù nước có thể giảm được số lượng bệnh nhân nhập viện [Cảnh báo: thức uống bù nước chứa đường /glucose có thể gây ra tăng đường huyết của một sang chấn về mặt lý học từ SXH và bệnh nhân tiểu đường];
 

·Cho uống paracetamol đối với bệnh nhân sốt cao và bệnh nhân khó chịu. Khoảng thời gian uống paracetamol không nên ít hơn 6 giờ mỗi lần. Đắp khăn ấm nếu bệnh nhân vẫn còn sốt cao. Không nên uống thuốc nhóm acetylsalicylic acid (aspirin), nhóm thuốc ibuprofen hoặc các thuốc chống viêm không steroides (NSAIDs) vì những loại thuốc này có thể gây viêm dạ dày hoặc chảy máu dạ dày. Acetylsalicylic acid (aspirin) có thể liên quan đến hội chứng Reye;

·Hướng dẫn người nhà bệnh nhân rằng bệnh nhân nên được đưa vào bệnh viện ngay lập túc nến có bất cứ dấu hiệu nào sau đây xảy ra: không có tiến triển về mặt lâm sàng, giảm khoảng thời gian hạ sốt, đau bụng nghiêm trọng, ói mửa liên tục, tay chân lạnh, hôn mê, ngủ lịm, tâm trang bồn chồn, khó ngủ, xuất huyết (VD: đi ngoài phân đen hoặc chất nôn mửa giống bã cà phê), không đi tiểu trong hơn 4-6 giờ. Các bệnh nhân được điều trị tại nhà nên được giám sát hàng ngày bằng cách đo nhiệt độ, lượng nước bù vào, lượng nước đi ra (thể tích và tần suất), các dấu hiệu cảnh báo, dấu thoát huyết tương và chảy máu, hematocrite và lượng bạch cầu cũng như tiểu cầu (xem nhóm B);

Nhóm B:

Các bệnh nhân nên được nhập việc để chăm sóc tại viện. Các bệnh nhân có thể cần được chăm sóc tại trung tâm y tế cao hơn cho việc quản lý chặt chẽ hơn, đặc biệt khi họ ở giai đoạn nghiêm trọng của bệnh. Các bệnh nhân này có các dấu hiệu cảnh báo, các dấu hiệu cùng xuất hiện gây SXH hoặc việc điều trị nó phức tạp hơn như các bệnh nhân là phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người già, người béo phì, người bệnh tiểu đường, bệnh suy thận, bệnh nhân bị bệnh lý tan máu mạn tính và những tác động do hoàn cảnh xã hội (như bệnh nhân sống 1 mình, sống xa trung tâm y tế mà không có phương tiện giao thông đi lại). Nếu bệnh nhân mắc SXH với các dấu hiệu cảnh báo trên, kế hoạch hành động nên được thực hiện như sau:

·Bệnh nhân cần xem xét chỉ số hematocrite trước khi thực hiện bù dịch. Phương pháp bù dịch chỉ dùng các dung dịch điện giải isotonic có tính tương hợp với điều kiện sinh lý cơ thể người, chẳng hạn nước muối sinh lý 0.9%, dung dịch Ringer’s lactate hoặc dung dịch Hartmann. Bắt đầu truyền với tốc độ 5-7ml/kg/giờ trong 1-2 giờ, rồi sau đó giảm còn 3-5ml/kg/giờ trong 2-4 giờ tiếp theo và sau đó giảm còn 2-3 ml/kg/giờ hoặc ít hơn tùy theo theo đáp ứng về mặt lâm sàng;

·Đánh giá lại tình trạng lâm sàng của cơ thể và đo lại haematocrite. Nếu haematocrit vẫn giữ như mức cũ hoặc tăng nhẹ, tiếp tục với tóc độ truyền như trước (2 - 3ml/kg/giờ) trong 2-4 giờ sau đó. Nếu các dấu hiệu chức năng sống trở nên xấu hơn và chỉ số hematocrite tăng nhanh chóng, tăng với tỉ lệ 5-10ml/kg/giờ trong 1-2 giờ. Kiểm tra lại trình trạng lâm sàng, đó lại tỷ lệ hematocrite và kiểm tra tỷ lệ truyền dịch phù hợp;

·Cung cấp dịch theo đường tĩnh mạch tối thiểu đòi hỏi để duy trì việc truyền dịch tốt và cung lượng nước tiểu thải ra khoảng 0.5ml/kg/giờ. Dịch truyền tĩnh mạch thường cần thiết từ 24-48 giờ. Giảm lượng dịch truyền tĩnh mạch dần dần khi tỷ lệ thoát huyết tượng giảm đến cuối giai đoạn phát bệnh. Điều này được xác định thông qua nước tiểu và lượng dịch truyền phù hợp, hoặc tỷ lệ hematocrite giảm dưới mức giá trị thông thường ở bệnh nhân đã ổn định;
  

·Các bệnh nhân có các triệu chứng cảnh báo nên được giám sát và theo dõi bởi các cán bộ y tế cho đến khi qua giai đoạn nguy hiểm. Sự cân bằng dịch truyền nên được duy trì. Các thông số cần được theo dõi bao gồm các triệu chứng sống và truyền dịch ngoại vi (mỗi 1-4 giờ cho đến khi bệnh nhân qua giai đoạn nguy hiểm), cung lượng nước tiểu (mỗi 4-6 giờ), chỉ số hematocrite (trước và sau khi thay đổi dịch truyền, rồi sau mỗi 6-12 giờ), nồng độ glucose trong máu và các chức năng cơ quan khác (như chức năng thận, gan, các thông số về đông máu khi được chỉ định). Nếu bệnh nhân SXH không có các triệu chứng nghiêm trọng nào thì kế hoạch tiếp theo thực hiện như sau:

-Khuyến khích bệnh nhân bù dịch bằng đường uống. Nếu không dung nạp, bắt đầu sử dụng liệu pháp truyền dịch tĩnh mạch với các dung dịch nước muối sinh lý 0.9% hoặc dung dịch Ringer’s lactate có hoặc không có dung dịch dextrose duy trì. Với các bệnh nhân béo phì và bệnh nhân cân nặng quá khổ để tính toán lượng dịch truyền. Các bệnh nhân có thể dùng dịch đường uống sau một vài giờ truyền dịch tĩnh mạch. Do đó,điều cần thiết là xem xét lại dịch truyền cũng như khâu truyền dịch thường xuyên. Có thể duy trì dịch truyền tối thiểu để duy trì tốt khâu truyền dịch cũng như cung lượng nước tiểu đủ. Truyền dịch tĩnh mạch thường chỉ cần trong 24-48 giờ;

-Các bệnh nhân nên được giám sát và theo dõi bởi các nhân viên y tế về thân nhiệt, thể tích dịch vào ra và lượng dịch mất đi cũng như cung lượng nước tiểu (thể tích và số lần đi tiểu), các dấu hiệu cảnh báo, thông số haematocrit, số lượng bạch cầu và tiểu cầu. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác (như xét nghiệm chức năng gan, thận có thể làm) tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng và trang thiết bị tại cơ sở y tế đó.

Nhóm C:

Các bệnh nhân cần được điều trị cấp cứu và chuyển ngay lên tuyến trên khi biểu hiện SXH nặng, nghiêm trọng. Các bệnh nhân cần điều trị cấp cứu và chuyển tuyến như thế khi họ đang ở giai đoạn đỉnh của bệnh, chẳng hạn khi họ có dấu hiệu thoát huyết tương dẫn đến sốc dengue và/ hoặc tích tụ dịch với suy hô hấp; xuất huyết nặng, suy cơ quan nặng (tổn thương gan, suy thận, bệnh lý cơ tim, bệnh lý não hoặc viêm não do virus dengue).
 

Tất cả bệnh nhân mắc SXH Dengue nặng nên nhập viện để đánh giá và chăm sóc tích cực cũng như truyền máu kịp thời. Hoàn hồi dịch truyền cần thận trọng và rất cần thiết và thường là biện pháp can thiệp duy nhất trong điều trị. Các dung dịch tinh thể (crystalloid solution) nên là các isotonic và thể tích chỉ đủ duy trì tuần hoàn hiệu quả trong suốt giai đoạn mất huyết tương. Huyết tương mất đi nên được thay thế nhanh chóng bằng các dung dịch sinh lý tinh thể (isotonic crystalloid solution) hoặc trong trường hợp sốc giảm thể tích, các dung dịch keo cần đến. Nếu có thể, mức haematocrite cần xem lại trước và sau khi tái bồi hoàn dịch.
 

Công việc thay thế dịch truyền cần tiếp tục để bổ sung lượng huyết tương mất đi nhằm duy trì tuần hoàn hiệu quả trong vòng 24–48 giờ. Đối với các bệnh nhân béo phì hoặc quá tải, cần nặng lý tưởng cần đưa ra để tính toán tỷ lệ tốc độ dịch truyền. Các thông số cần đánh dấu cho tất cả bệnh nhân có sốc. Truyền máu chỉ nên chỉ định trong trường hợp chảy máu nặng hoặc nghi ngờ chảy máu. Tái bồi hoàn dịch phải tách bạch rõ ràng về khâu chỉ định. Đây là một chiến dịch mà trong đó một thể tích dịch lớn hơn (chẳng hạn 10–20 ml boluses) được chỉ định trong một thời gian nhất định với giám sát chặt chẽ để đánh giá đáp ứng của bệnh nhân và để tránh dẫn đến phù phổi. Mức độ thiếu thể tích dịch trong lòng tĩnh mạch ở sốc dengue rất khác nhau. Lượng dịch vào thường lớn hơn lượng dịch ra và tỷ số dịch vào/ra là không thiết thực để dùng điều chỉnh dịch truyền trong giai đoạn này.

Mục đích của tái bồi hoàn dịch gồm có cải thiện tuần hoàn trung tâm và ngoại vi (giảm chứng nhịp tim nhanh, nâng huyết áp, mạch, làm ấm và hồng các chi và thời gian làm đầy vi quản < 2 giây) và cải thiện truyền dịch đến các cơ quan, chẳng hạn làm tỉnh táo ổn định (tỉnh táo hơn hoặc ít bồn chồn hơn), cung lượng nước tiểu 0.5 ml/kg/giờ, giảm tình trạng toan chuyển hóa.

 

 

Ngày 13/11/2012
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích