Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 0 0 5 2
Số người đang truy cập
8 1
 Chuyên đề Sốt xuất huyết
Điều trị cho bệnh nhân bị SXH tại BV 354. Ảnh: P.Ninh.
Sốt xuất huyết sắp vào đỉnh dịch

Bộ Y tế cảnh báo, Việt Nam chuẩn bị vào đỉnh dịch sốt xuất huyết (tháng 7 -  10 hằng năm). Bệnh gặp ở cả trẻ em, người lớn, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

 

Theo tiến sĩ Trần Thanh Dương,  Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, Trưởng ban quản lý Dự án phòng chống Sốt xuất huyết (SXH), tại Việt Nam, bệnh SXH diễn biến rất phức tạp, có xu hướng gia tăng, nguy cơ bùng phát thành dịch. Số mắc trung bình hằng năm khoảng 100.000 trường hợp và khoảng 100 trường người tử vong/năm.

Tái mắc bệnh

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.
           Thời kỳ ủ bệnh  3 - 14 ngày, trung bình 5 - 7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều virus. Muỗi bị nhiễm virus  8 - 12 ngày sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch vĩnh viễn với type virus Dengue gây bệnh, nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các type virus Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với type virus Dengue khác, có thể bệnh nhân sẽ bệnh nặng hơn. Điều nguy hiểm hơn là khi bị bệnh thì các loại kháng sinh vô tác dụng đối với loại virus này.

Bệnh nhân mắc SXH sẽ sốt cao đột ngột, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc.

Không được chườm đá lạnh

Đối với SXH, điều quan trọng số một  là cần phát hiện sốc càng sớm càng tốt, xử lý kịp thời để tránh tử vong cho bệnh nhân. Nên cho bệnh nhân uống nhiều nước, nhất là dung dịch oresol (ORS), uống thêm nước hoa quả tươi như cam, chanh, dưa hấu, xoài… Nên cho ăn nhẹ như cháo, súp, canh và uống thêm sữa (với trẻ còn bú mẹ thì không hạn chế số lần bú và số lượng sữa bú).

Cần hạ sốt khi thân nhiệt từ 38 độ C trở lên (nếu cặp nhiệt độ ở nách hoặc bẹn thì cần cộng thêm 1/2 độ) bằng cách cho uống paracetamol với liều lượng 10 mg/1 kg cân nặng. Với trẻ nhỏ có thể dùng paracetamol loại viên nang đút vào hậu môn. Ngoài ra nên chườm mát, với trẻ nên chườm ấm, đắp lên trán, bẹn. Không nên chườm lạnh hoặc nước đá cho trẻ vì sẽ làm hạn chế thoát nhiệt của cơ thể. Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin để hạ nhiệt cho người bệnh. Cần theo dõi sát người bệnh, nhất là trẻ em nếu thấy hiện tượng xuất huyết dưới da (chấm, mảng, bầm tím…) hoặc chảy máu mũi, chảy máu chân răng, thậm chí nôn ra máu hoặc diễn biến nặng như chân tay lạnh, thân nhiệt giảm, li bì hoặc vật vã, đau bụng, buồn nôn, nôn thì cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để cấp cứu kịp thời.


Ngày 25/06/2012
ThS. Hồ Viết Hiếu
(Theo An Nguyễn - Đất Việt)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích