Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 9 3 3 8
Số người đang truy cập
1 3 0
 Chuyên đề Sốt xuất huyết
Điều trị cho bệnh nhân mắc SXH
Tình hình bệnh sốt xuất huyết khu vực miền Trung-Tây Nguyên và hoạt động phòng chống sốt xuất huyết của IMPE Quy Nhơn năm 2011

  Năm 2011 bệnh sốt xuất huyết có xu hướng giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên chưa mang tính bền vững vì chưa triệt để nguồn muỗi đẻ và các hoạt động kiểm soát véc tơ truyền bệnh chưa mang tính đồng bộ. Thực hiện chỉ đạo của Ban Điều hành Trung ương dự án Phòng chống sốt xuất huyết, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (IMPE Quy Nhơn) đã triển khai một số hoạt động sau.

Tình hình sốt xuất huyết khu vực miền Trung và Tây Nguyên năm 2011

Tính đến 20/11/2011 khu vực miền Trung năm 2011 ghi nhận 2.711 trường hợp mắc (chủ yếu ở Bình Thuận: 714 trường hợp mắc, Khánh Hòa: 705, Quảng Ngãi: 490, Phú Yên: 334), 2 trường hợp tử vong; chiếm 4,4% số mắc cả nước (61.852 trường hợp mắc) và 3,6% sổ tử vong cả nước (56 trường hợp). So với cùng kỳ năm 2010 (33.181 trường hợp mắc và 21 trường hợp tử vong) giảm 91,8% trường hợp mắc và tử vong giảm 90,5%.

Khu vực Tây Nguyên năm 2011 ghi nhận 474 trường hợp mắc, tử vong không; chiếm 0,8% số mắc cả nước. So với cùng kỳ năm 2010 (12.860 trường hợp mắc và 6 trường hợp tử vong) giảm 96,3% trường hợp mắc và tử vong giảm 6 trường hợp.

Hoạt động phòng chống sốt xuất huyết c ủa IMPE Quy Nhơn

Hoạt động chỉ đạo phòng chống dịch

Phối hợp cùng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên triển khai giám sát kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết năm 2011 ở 4 tỉnh: Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai và Kon Tum. Dự Hội nghị phòng chống SXH các tháng cuối năm 2011 và các năm tiếp theo ở khu vực miền Trung cùng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) và Viện Pastuer Nha Trang.

Hoạt động giám sát véc tơ

Giám sát véc tơ tại các tỉnh Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Các chỉ số véc tơ

Mật độ muỗi (DI): Tất cả các điểm điều tra Ae. aegypti thấp hơn ngưỡng nguy cơ (≥1con/nhà), thu thập được Ae. albopictus ở trong nhà tại Sơn Tịnh-Quảng Ngãi.

Chỉ số BI cao hơn ngưỡng nguy cơ (BI ≥ 50): Tỉnh Bình Định: TT. Tuy Phước và TT Diêu Trì (Tuy Phước), P. Thị Nại (Tp. Quy Nhơn); tỉnh Quảng Ngãi: xã Tịnh Khê-Sơn Tịnh; tỉnh Quảng Nam: P. An Xuân và P. An Mỹ (Tp. Tam Kỳ); Tỉnh Gia Lai: TT. Kon Chro-Kon Chro và P. An Tân-Tx.An Khê.

Thành phần ổ bọ gậy: Lọ hoa, chum vại, xô chậu, hòn non bộ-cây cảnh, lốp xe, hồ chứa nước, thùng phuy, vật chứa linh tinh, phế thải quanh nhà ….. đa số lọ hoa chiếm tỷ lệ cao nhưng mật độ bọ gậy thấp, hòn non bộ-cây cảnh, lốp xe và thùng phuy (ở Gia Lai) có mật độ vô cùng lớn.

Tính nhạy cảm của muỗi Ae.aegypti với giấy thử: Deltamethrin, Permethrin, Malathion

Tại 5 tỉnh tất cả các điểm thử xác định Aedes aegypti đã kháng với hóa chất Deltamethrin 0,05% và Permethrin 0,75%; Aedes aegypti rất nhạy với hóa chất Malathion 5%.

Hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti của hóa chất K-Othrine 2EW theo các tỷ lệ pha

Đa số tại các điểm ở miền Trung (Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam) ở tỷ lệ 1/7 hiệu lực diệt của K-Othrine 2EW đã tốt, chỉ có điểm Tp. Tuy Hòa (Phú Yên) đến tỷ lệ 1/6 hiệu lực diệt của K-Othrine 2EW mới tốt.

Các điểm thử ở Gia Lai hiệu lực diệt của K-Othrine 2EW tốt đến tỷ lệ pha 1/5.

Hiệu lực diệt muỗi Ae. aegypti của hóa chất Map-Permethrin 50EC

Đa số tại các điểm ở miền Trung (Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam) ở tỷ lệ 1/6 hiệu lực diệt của Map-Permethrin 50EC tốt.

Các điểm thử của Gia Lai ở tỷ lệ 1/5 hiệu lực diệt của Map-Permethrin 50EC tốt.

Hoạt động nghiên cứu

So sánh hiệu quả phương pháp thu thập muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus dùng ống tuýp chuyên dụng và vợt trong giám sát véc tơ sốt xuất huyết

- Nghiên cứu tiến hành ở tỉnh Gia Lai và Phú Yên.

Kết quả đạt được:

- Số lượng muỗi thu thập dùng vợt cao hơn dùng ống tuýp thông thường: 3,5 lần.

- Cán bộ côn trùng được phỏng vấn cho rằng nên sử dụng cách thu thập muỗi trưởng thành Ae. aegypti bằng vợt trong giám sát véc tơ SXH: 85,71%.

Đặc điểm sinh học, mức độ nhạy cảm với hóa chất của Ae. aegypti ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên).

- Ở nhiệt độ 270C là thuận lợi nhất cho các pha phát triển, tuổi thọ trung bình quần thể là 19,35 ngày.

- Thời gian hoạt động: Từ 6 giờ đến 20 giờ, đỉnh cao từ 7 – 8 giờ và 17 – 18 giờ.

- Muỗi trú đậu có độ cao ≤ 2 mét, trên quần áo 61,3% và màn 22,7%

- Ổ bọ gậy: Chum vại, xô thùng …

- Aedes aegypti đã kháng Deltamethrin 0,05% và Permethrin 0,75%. Còn rất nhạyMalathion 5%.

Đánh giá hiệu quả của mạng lưới cộng tác viên trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Tại tỉnh Gia Lai điều tra tại một số địa phương hiệu quả mang lại của mạng lưới cộng tác viên trong phòng chống sốt xuất huyết ở đây chưa thể hiện rõ, nhưng tại tỉnh Quảng Ngãi hiệu quả mang lại của mạng lưới cộng tác viên trong phòng chống sốt xuất huyết thể hiện rõ và tích cực hơn.

Kinh phí thực hiện: 526.200.000 đồng (Năm trăm hai mươi sáu triệu hai trăm ngàn đồng chẵn).

Khuyến nghị

1)Tiếp tục triển khai điều tra đánh giá hiệu quả của mạng lưới cộng tác viên trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở các tỉnh nhằm kịp thời có biện pháp hỗ trợ cho cộng tác viên làm việc hiệu quả hơn.

2)Ở miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên) nên sử dụngPermethrin 50 EC và K-Othrine 2EW đều pha với nước tỷ lệ 1/6, ở Tây Nguyên (Gia Lai) Permethrin 50 EC và K-Othrine 2EW đều pha với nước tỷ lệ 1/5, tuy nhiên việc sử dụng này liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cần phải xem xét lại.

3)Cục Y tế dự phòng cấp kinh phí hàng năm vào quí I để các Viện triển khai giám sát véc tơ kịp thời dự báo tình hình, triển khai thử nghiệm sinh học hiệu lực diệt của hóa chất đối với véc tơ nhằm có chỉ đạo đúng đắn trong xử lý dịch SXH.

4)Cục Y Tế Dự phòng cho phép sử dụng vợt vào trong giám sát véc tơ SXH của Quốc gia, giúp cán bộ thao tác dễ dàng hơn, xác định chính xác các chỉ số véc tơ nhắm nậng cao hiệu quả trong dự báo nguy cơ xảy ra dịch và công tác phòng chống véc tơ.

Ngày 08/02/2012
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
Ths. Nguyễn Xuân Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích