Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 9 7 3 4 5
Số người đang truy cập
5 2 1
 Chuyên đề Sán lá gan
Cây cải xoong-Giá trị dinh dưỡng và giá thể truyền bệnh sán lá gan lớn

Cây cải xoong về giá trị dinh dưỡng từ lâu không thể phủ nhận và thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm gia đình kể cả bình dân đến nhà hàng sang trọng do có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin vàhoạt chất senevol, iốtcó tác dụng phòng chống nhiều căn bệnh khác nhau. góp phần thi vị cho bữa ăn; tuy nhiên do đặc tính sống dưới nước, cây cải xoong là một trong những loài thực vật thủy sinh đóng vai trò quan trọng truyền bệnh sán lá gan lớn nên cộng đồng cần hiểu biết để vừa sử dụng được giá trị dinh dưỡng, vừa hạn chế nguồn nhiễm bệnh từ loại rau này.

Giá trị dinh dưỡng của cây cải xoong

Cải xoong (danh pháp khoa học: Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum) là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm và lớn nhanh, có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á và là một trong số những loại rau ăn được con người dùng từ rất lâu. Các loài thực vật này là thành viên của họ Cải (Brassicaceae), về mặt thực vật học là có họ hàng với rau tầnmù tạc. Tất cả chúng đều đáng chú ý vì có mùi vị hăng và cay.
 

Thân của cải xoong trôi nổi trên mặt nước và lá của nó là loại lá phức hình lông chim. Cải xoong sản sinh ra các hoa nhỏ màu trắng và xanh lục, mọc thành cụm. Nasturtium nasturtium-aquaticumSisymbrium nasturtium-aquaticum là các từ đồng nghĩa của N. officinale. Nasturtium officinale thứ microphyllum (Boenn. cũ Reich.) Thellung là từ đồng nghĩa của N. microphyllum (ITIS, 2004). Các loài này cũng được liệt kê trong một số nguồn là thuộc về chi Rorippa, mặc dù các chứng cứ phân tử chỉ ra rằng các loài thực vật thủy sinh với thân rỗng có quan hệ họ hàng gần gũi với Cardamine hơn là so với Rorippa (Al-Shehbaz & Price, 1998). Lưu ý là mặc dù tên khoa học của chi cải xoong là Nasturtium, nhưng chi này không có họ hàng gì với các loài sen cạn trong chi Tropaeolum (họ Tropaeolaceae) mà trong tiếng Anh thông thường người ta cũng gọi là "Nasturtium".

Trong thực tế, người ta trồng cải xoong ở cả phạm vi lớn lẫn phạm vi trong vườn nhà. Là loại cây (bán) thủy sinh, cải xoong rất phù hợp đối với việc trồng trong nước, phát triển tốt nhất trong nước hơi kiềm. Thông thường người ta trồng nó xung quanh vùng thượng nguồn của các dòng nước chảy qua vùng đá phấn. Tại nhiều thị trường khu vực thì nhu cầu về cải xoong vượt xa khả năng cung cấp. Có điều này là do lá cải xoong không thích hợp cho việc phân phối trong dạng khô và chỉ có thể lưu giữ trong một thời gian ngắn. Nếu mọc hoang dã thì cải xoong có thể cao tới 50-120 cm. Người ta cũng bán cải xoong trong dạng cây rau non, trong trường hợp này người ta thu hoạch thân cây ăn được chỉ vài ngày sau khi hạt nảy mầm.

Giá trị về các thành phần dinh dưỡng của cải xoong

Cải xoong chứa một lượng đáng kể sắt, canxiaxít folic cùng với các vitamin A và C. Tại một số khu vực, cải xoong được coi là cỏ dại nhưng tại những khu vực khác thì nó lại được coi là rau ăn hay cây thuốc. Ở những khu vực mà cải xoong mọc có nhiều chất thải động vật thì nó có thể là nơi trú ẩn cho các loại động vật ký sinh như sán lá gan ở trâu, bò, cừu Fasciola hepatica và Fasciola gigantica.

Người ta cũng gán một số lợi ích cho việc ăn cải xoong, chẳng hạn việc nó có tác dụng như một chất kích thích nhẹ, một nguồn hóa chất thực vật, có tác dụng chống ôxi hóa, lợi tiểu, long đờm và trợ giúp tiêu hóa.

Cải xoong có vai trò trong chống bệnh bướu cổ

Trong một số loại thức ăn như khoai mì, hạt kê, các loại rau họ cải như bắp cải, sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ… luôn tồn tại các tác nhân gây bướu cổ. Các loại rong tảo biển, mặc dù nằm trong nhón thực phẩm có iốt nhưng do chứa quá nhiều nên cũng gây nên tình trạng quá tải iốt và cũng làm cho bệnh nhân bị bướu cổ. Ở một số vùng do người dân sử dụng nước ở các mạch nước ngầm có chứa nhiều chất disulfure để uống cũng có thể bị bướu cổ, do chất disulfure ức chế sự hữu cơ hóa trong quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp và làm tăng thể tích tuyến giáp.

Thiếu iốt, ngoài việc gây ra bướu cổ còn gây nên tình trạng đần độn ở trẻ em. Tuy nhiên nếu cung cấp quá nhiều iốt trong khẩu phần ăn trong một thời gian dài cũng đưa đến tình trạng gia tăng bướu cổ. Chính vì vậy ở các thành phố lớn, các vùng ven biển… nơi mà trong bữa ăn hàng ngày của người dân đã có hàm lượng iốt đủ cho hoạt động sinh tổng hợp hormon của tuyến giáp thì không cần cho thêm iốt vào muối ăn nữa vì lợi bất cập hại. Kinh nghiệm này đã được chứng minh từ các dân chài của Nhật Bản.

Kết quả phân tích các thành phần hoá học trong 100g rau cải xoong (phần dùng để ăn được) có giá trị dinh dưỡng như sau: Nước chiếm 93g, protein 1,7 - 2g, chất béo 0,2 - 0,3g, gluxit 3 - 4g, chất xơ 0,8 - 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác. Đặc biệt, lượng iôt trong rau cải xoong rất cao 20 - 30mg/100g rau cải xoong phần ăn được. Vitamin C cao (40 - 50mg/100g rau)...

 

Cải xoong - Rorippa nasturtium-aquaticum, ảnh theo biology.missouristate.edu 

Cây cải xoong có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và đặc biệt là hoạt chất senevol, iốt chữa được bệnh. Cải xoong không những có một loại rau ăn ngon mà còn góp phần phòng chống bướu cổ vì cải xoong là nguồn cung cấp iốt cho cơ thể. Món cải xoong trộn dầu giấm ăn sống không chỉ là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích, mà còn là một bài thuốc chữa ho, chảy máu chân răng và phòng bệnh bướu cổ tốt.

Xà lách xoong có nhiều khoáng chất và vai trò chữa bệnh của chúng

Tương truyền khi đi tìm một nơi để xây dựng khu chữa bệnh, Hippocrates (ông tổ của ngành y) đã chọn địa điểm gần một bờ suối, nơi ấy mọc đầy những cọng xà lách xoong xanh tươi để ông có thể dùng chúng chữa trị cho bệnh nhân.

Từng bị mang tiếng là... cỏ hoang nhưng cũng có lúc xà lách xoong là cứu tinh của nhân loại. Trong quá khứ, đã từng xảy ra những cơn đại hạn khắp châu Âu làm cho nguồn cung cấp lúa mì trở nên thiếu hụt trầm trọng, lúa mì chỉ dành để cung cấp cho những danh gia vọng tộc, bấy giờ xà lách xoong bỗng được vinh danh “thực phẩm của dân nghèo”. Xà lách xoong rất giàu beta carotene, vitamin B1, vitamin B6 và những vitamin tan trong dầu như vitamin E, vitamin K. Nó cũng chứa một hàm lượng cao các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như iodine, sắt, calcium, magnesium, kẽm... Đặc biệt, một thành phần vô cùng sáng giá hiện diện trong xà lách xoong chính là quercetin. Đây là một hợp chất flavonoid đóng vai trò quan trọng cho sự kháng viêm, đồng thời cũng là một chất thiên nhiên có chức năng chống dị ứng. Bản thânquercetin cũng là một “chiến sĩ” chống ôxy hóa, giúp cơ thể “bứng” các gốc tự do.

Vào thời đại của mình, Hippocrates đã ứng dụng xà lách xoong để chữa các bệnh cảm, ho, các bệnh về đường phổi, suyễn, táo bón... Y học cổ truyền ở một số nước đã dùng xà lách xoong để hỗ trợ cho bệnh nhân lao, thấp khớp, đau lưng, thiếu máu, tiểu đường, tim mạch, giảm thị lực, sỏi mật. Đặc biệt, xà lách xoong có thể dùng để giúp bệnh nhân cai nghiện rượu, thuốc lá.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Ulster (Anh) đã kết luận rằng trong xà lách xoong có chứa một hợp chất gọi là phenylethyl isothio cyanate (PEITC), chất này có khả năng ngăn chặn lại những quá trình gây tổn hại DNA trong bạch cầu, sự tổn hại DNA trong bạch cầu sẽ làm ngòi nổ cho các tiến trình ung thư. Nhờ đó, xà lách xoong có khả năng kháng ung thư.

Xà lách xoong dễ trồng và dễ hái, có thể tìm thấy loài cây này mọc hoang dọc theo những bờ kênh, bờ suối. Xà lách xoong cũng rất dễ chế biến, có thể dùng làm rau cải, làm gỏi, hoặc nấu canh, nhưng khi nấu canh cần nên dùng “kỹ thuật cá nhân”. Không nên nấu xà lách xoong ở nhiệt độ quá cao, vì khi đó, những hợp chất quý giá hiện diện trong xà lách xoong sẽ bị vô hiệu hóabởi nhiệt độ cao.

Nhờ trong rau cải xoong chứa lượng vitamin C cao, lại có vitamine A, B1, B2 nên đã giúp bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hoá bệnh lý, giữ gìn nét tươi trẻ. Ngoài ra, nhiều yếu tố khoáng chất rất dễ hấp thu như canxi, iôt vì chúng đều ở dạng liên kết hữu cơ. Nếu lượng canxi đầy đủ mỗi ngày cho cơ thể là 1.000mg thì sẽ giúp người ta ít mắc bệnh tim và góp phần chống lão hoá.

Còn iod cần cho tuyến giáp để phòng chống bướu cổ và tăng khả năng tự vệ cho cơ thể, tăng sự trao đổi chất của tế bào, chống còi xương và bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người già. Song lượng iod cần cho cơ thể rất nhỏ chỉ 0,1 - 0,15mg/ngày, nhưng thiếu lại sinh bệnh, như vậy mỗi ngày cần ăn rau cải xoong từ 9 - 10g là đủ lượng iôt trên.

Rau cải xoong giúp tăng ngon miệng và chữa trị một số bệnh thông thường

Rau cải xoong giúp ta ăn ngon miệng lại tẩy độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, có tác dụng thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Món ăn rau cải xoong nấu với cá tươi vừa ngon, bổ, mát, có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, chữa bệnh phổi. Để tham khảo và có thể áp dụng, sau đây xin giới thiệu một số cách chữa trị bệnh từ cây rau cải xoong.

+Chữa viêm phế quản: Rau cải xoong 150g, lá tía tô 50g, gừng tươi 5g. Sắc lấy nước uống chia 3 lần trong ngày, uống nóng vì vậy các lần sau nước thuốc đã nguội phải hâm nóng rồi mới uống.

+Chữa ho lao: Rau cải xoong 150g, phổi lợn 150g. Tất cả nấu thành canh, ăn vào buổi sáng. Chiều lấy 1 nắm rau cải xoong tươi, thịt bò 100g. Rửa rau cải xoong thật sạch, xào tái cùng thịt bò, sau trộn thêm chút giấm, ăn trong ngày. Cần ăn liên tục nhiều lần.

+Chữa thận, mật có sỏi: Lấy một lượng rau cải xoong phơi khô trong râm mát, thoáng. Mỗi ngày dùng 50g rau cải xoong khô này sắc lấy nước uống, chia 2 lần trong ngày, uống nóng. Chữa đái đường: Lấy rau cải xoong, củ cải, cần tây, mùi tây (ngò tây), cà rốt, bắp cải mỗi thứ đều 100g như nhau, ép lấy nước cốt uống rất hiệu quả.

+Chữa bí tiểu: Lấy rau cải xoong tươi rửa sạch, trộn với dầu vừng (mè), dấm để ăn sống cùng cơm, rất hay.

 

 người dân thu hoạch rau cai xoong (ảnh sưu tẩm)

Vai trò giá thể cho bệnh sán lá gan lớn ở người

             Vai trò giá thể truyền bệnh sán lá gan lớn của cây cải xoong nói riêng và rau thủy sinh nói chung đã được chúng tôi đề cập rất nhiều trong những bài viết liên quan đến bệnh sán lá gan lớn. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh giá trị dinh dưỡng của cây cải xoong, nhưng cũng đồng thời khuyến cáo về cách sử dụng để hạn chế mức độ nhiễm bệnh từ loại rau này.

            Trong chu kỳ phát triển của bệnh sán lá gan lớn ở người, việc chúng có hoàn thiện chu kỳ để đến giai đoạn đạt sinh trưởng và phát triển hay không, có lẽ không thể không nhờ đến các giá thể là rau thủy sinh - trung gian truyền bệnh sán lá gan lớn Fasciola spp ở người, nhất là khi chúng nhiễm các ấu trùng giai đoạn nhiễm 3 (metacercariae). Do vậy, điều quan trọng là các loại rau sống nói chung và cải xoong nói riêng nên rửa sạch và xử lý chín trước khi ăn để tránh bệnh sán lá gan lớn.
  

Tài liệu tham khảo

1.Al-Shehbaz, I. và R. A. Price. 1998. Delimitation of the genus Nasturtium (Brassicaceae). (Phân định ranh giới của chi Nasturtium (Brassicaceae)). Novon, 8: 124-126.

2.Công dụng của rau cải xoong. http://www.toquoc.gov.vn/

3.Cải xoong. http://vi.wikipedia.org/wiki/

4.Cách chữa bệnh từ cây cải xoong. http://www.yduoc.edu.vn/thao-duoc-quanh-ta/

 

Ngày 28/12/2011
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang và Cn. Nguyễn Hải Giang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích