Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 3 3 0 0
Số người đang truy cập
9 1
 Chuyên đề Sán lá gan
Thông tin cập nhật về nghiên cứu bệnh sán lá gan lớn trên thế giới

Liệu pháp nội soi trong trường hợp sán lá gan lớn kháng thuốc điều trị bằng đường uống

Một nghiên cứu tiến hành do nhóm tác giả N.Dowidar, M.El Sayad, M.Osman, A.Salem đăng trên tạp chí nội soi tiêu hóa Gastrointestinal Endoscopy, Vol.50, Issue 3, pp.345-351 giới thiệu về một ca bệnh có can thiệp nội soi trên bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn đề kháng với liệu pháp hóa trị liệu bằng đường uống. Nghiên cứu thực hiện sau khi đã cho dung dịch vào toàn bộ hệ đường mật bằng dung dịch diệt sán, sau đó đánh giá. Việc đánh giá theo 2 giai đoạn, trong pha I của nghiên cứu, 4 tác nhân gồm (povidone iodine, thuốc tím, chlorhexidine, sodium bicarbonate) được thử nghiệm trên in vitro đánh giá hiệu quả của chúng trên khả năng sống của sán Fasciola. Trong pha II của nghiên cứu, các bệnh nhân đề kháng với liệu pháp uống thuốc điều trị sán thì chuyển sang dùng can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP_Endoscopic Retrograde CholangioPancreatography) và bơ thuốc vào trong đường mật bằng các dung dịch nào coh thấy có hiệu quả trong pha I nhất. Kết quả cho thấy: Povidone iodine chứng minh có hiệu quả nhất chống lại khả năng sống còn của sán Fasciola. 9 bệnh nhân được bơm vào hệ đường mật bằng povidone iodine. Sự có mặt của sán trong đường mật trên tất cả bênh nhân, ngoại trừ có 1 bệnh nhân có sán trong túi mật. Tất cả bệnh nhân đều âm tính với trứng sán qua theo dõi điều trị và xét nghiệm phân. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng nếu rửa đường mật bệnh nhân mắc sán lá gan lớn khi có đề kháng với đường uống thì bằng povidone iodine đường nội soi sẽ hiệu quả.

Biến chứng do Fasciola hepatica: vai trò nội soi mật tụy ngược dòng trong quản lý ca bệnh như thế nào?
 

Nghiên cứu trên được tiến hành do nhóm tác giả El-Newihi, Hussein M.; Waked, Imam A.; Mihas, Anastasios A. Kết quả nghiên cứu chỉ ra ký sinh tùng sán Fasciola hepatica ký sinh trong hệ đường mật nhưng hiếm khi gây các di chứng lâm sàng nghiêm trọng. ở đây họ đã tổng kết kinh nghiệm trên 4 bênh nhân nhiễm F. hepatica dẫn đến biến chứng đường mật, đặc biệt gây hậu quả vàng da và cơn đau co thắt mật hay quặn mật liên tục. Chẩn đoán đạt được bằng ERCP chỉ ra sán trong các đường mật ngoài gan. Cắt cơ vòng qua nội soi có mang lại kết quả tốt mà không dẫn đến hậu quả gì, tiếp đó qua thủ thuật, cho phép họ dùng balloon lấy sán và sau đó các triệu chứng được giải quyết.

Báo cáo ca bệnh sán lá gan lớn ở người đặc biệt

Một nhóm nghiên cứu gồm Price TA, Tuazon CU, Simon GL đang công tác tại khoa nội của Trung tâm y khoa đại học George Washington, Washington DC, Mỹ ghi nhận một ca bệnh do sán lá Fasciola hepatica, một loại sán vỗn dĩ trên gia súc và vật nuôi, có thể gây bệnh cho người. Bệnh thường gây ra tại một số quốc gia đang phát triển và trong vùng nhiệt đới, không thấy ở Mỹ hoặc rất hiếm gặp, nếu có chỉ là do người dân đi từ vùng lưu hành trở về (mặc dù trước đây sán lá gan lớn có báo cáo tại Mỹ). Nhân đây báo cáo 2 ca bệnh sán lá gan lớn có minh họa cả giai đoạn trong gan và trong hệ đường mật. Các đặc điểm lâm sàng và khía cạnh chẩn đoán gồm có huyết thanh học, chẩn đoán Xquang và nghiên cứu mô bệnh học được nhấn mạnh. Thuốc Praziquantel không có hiệu quả trong điều trị cả 2 bệnh nhân này và ngược lại Bithionol lại rất hiệu quả trong điều trị.
 

SLGL tại các quốc gia tiên tiến: một báo cáo tổng hợp về kinh điển cũng như các trường hợp lạc chỗ của sán

Nhóm nghiên cứu Arjona R, Riancho JA, Aguado JM, Salesa R, González-Macías J đang công tác tại khoa nội của bệnh viện Marqués de Valdecilla, Đại học Cantabria, Santander, Tây Ban Nha. Các ca bệnh ở người nhiễm tại các quốc gia trên phần lớn là nhiễm loài Fasciola hepatica, hiếm gặp ở Tây Ban Nha và các quốc gia châu Âu. Họ đã báo cáo về kinh nghiệm lâm sàng trên 20 bệnh nhân mà họ ghi nhận được và tổng hợp chi tiết các ca bệnh đến từ các quốc gia phương tây này. Vì F. hepatica có tính hướng đặc biệt với tạng gan của nguwif và động vật (special tropism for the liver), gây các triệu chứng đau bụng, gan lớn, và một số triệu chứng khác ở giai đoạn cấp của bệnh. Tuy nhiên, giai doạn mạn, cơn đau quặn mật và viêm đường mật là các dấu chứng đặc trưng. Phổ lâm sàng của bệnh sán lá gan lớn khác nhau từng ca bệnh và các dấu hiệu bất thường về gan, ngoài gan, thâm nhiễm phổi, tràn dihcj màng ngoài tim, viêm màng não, bệnh lý hạch lympho. Do vậy, nếu tỷ lệ nghi ngờ cao thì dường như chẩn đoán đúng được thiết lập. Tăng bạch cầu ái toan là dấu chứng cận lâm sàng hay gặp nhất. CT-Scanner trở nên là công cụ hữu ích trong chản đoán. Chẩn đoán xác định có thể xác lập bằng quan sát trứng óc trứng trong phân, nhưng hầu hết các ca có thể chẩn đoán bằng huyết thanh nhưng nhớ rằng có một tỷ lệ dương tính giả. Triclabendazole và Bithionol là các thuốc hiệu quả cao chống lại sán F. hepatica. Hiệu quả của Praziquantel hiện vẫn còn đang bàn cãi.

Nghiên cứu ghi nhận qua một loạt 37 ca bệnh
 

Công trình nghiên cứu này là do nhóm tác giả Cosme A, Ojeda E, Cilla G, Torrado J, Alzate L, Beristain X, Orive V, Arenas J. tại khoa tiêu hóa, bệnh viện Aránzazu, San Sebastián, Guipúzcoa báo cáo qua thực tế lâm sàng. Nghiên cứu này nhằm phân tích về mặt lâm sàng, vi sinh, chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân nhiễm Fasciola hepatica (Fh) trong bệnh viện. Tất cả bệnh nhân được chản đoán bị sán lá gan nhập viện tại bệnh viện Aranzazu ở San Sebastián (Guipúzcoa, Tây Ban Nha). Chẩn đoán thiết lập do nhìn thấy trực tiếp sán trưởng thành trong quá trình phẩu thuật hoặc sự có mặt của trứng qua xét nghiệm phân và/ hoặc test huyết thanh dương tính trên các bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến ký sinh tùng.

Kết quả cho biết 37 bệnh nhân (gồm 23 nam và 14 nữ), tuổi từ 19-71, tiến sử có ăn cải xoong được ghi nhận trên 27 ca. 7 ca xảy ra trên một vụ dịch ở gia đình. 32 ca có giai đoạn sán xâm nhập trong nhu mô gan và 5 ca trong đường mật. Đặc điểm cận lâm sàng hay gặp nhất là tăng bạch cầu ái toan (91.8%), suy nhược và sụt cân (75.6%), tăng alkaline phosphatase (74.2%), đau bụng (72.9%). Sán trưởng thành trong đường mật thấy được trên 3 bệnh nhân và trứng sán trong phân là 6 ca. Trong số 13/ 27 bệnh hân có test IHA (+) với hiệu giá 1/1.280. Dữ liệu có ý nghĩa xác định liên quan đến gan thông qua môt bụng thăm dò trong 12/13 bệnh nhân và bằng chẩn đoán hình ảnh là 13/13 ca. Với 4 bệnh nhân có sỏi mật và trong số này có 2 ca cũng cho thấy sán trưởng thành trong ống mật chủ, 3 bệnh nhân này đều thực hiện phẩu thuật. Liệu pháp điều trị bằng Dehydroemetine và hoặc bithionol thành cong 30 bệnh nhân, mặc dù có 6 bệnh nhân yêu cầu điều trị lần 2. 4 bệnh nhân còn lại chữa khỏi bằng praziquantel.

Hầu hết các bệnhnhân trong loạt ca bệnh này đều có ăn rau cải xoong và có triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh sán lá gan. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có giá trị trong chẩn đoán bệnh lý hệ gan mật, hầu hết các bệnh nhân đều đáp ứng điều trị với Dehydroemetine và hoặc Bithionol.

Triệu chứng của SLGL ở người: qua báo cáo ca bệnh và tổng hợp y văn
 

Một bệnh nhân 17 tuổi nam giới nhiễm sán Fasciola hepatica. Sau khi điều trị liều đầu tiên bằng Praziquantel và Metronidazole, đau bụng cũng như tăng bạch cầu eosin. Chẩn đoán thiết lập bằng ERCP trong đường mật, ở đó có trứng phát hiện. Xét nghiệm phân và huyết thanh chẩn đoán ELISA, IFAT không thực hiện, sau khi cắt bỏ u nhú, lấy sán và điều trị bằng Triclabendazole, bệnh nhân hết triệu chứng, kết quả huyết thanh học trở về âm tính và công thức máu bình thường.

Kết quả công bố trên do nhóm nghiên cứu Helfenstein E, Kayser S, Locher G. Medizinische Klinik, Kantonales Spital Sursee ghi nhận và báo cáo.

Sán lá gan lớn ở người: một ca tăng nhiễm và cập nhật cho các thầy thuốc lâm sàng

Các tác giả Renzo Arauco (khoa nội, đại học Peruana Cayetano Heredia, Lima, Peru), Nicola M. Zetola (khoa truyền nhiễm, đại học California, San Francisco, California), Carlos Seas, Flor Calderon (khoa nội, đại học Peruana Cayetano Heredia, Lima, Peru), cho biết sán lá gan lớn tác động tren quần thể trên toàn cầu, gây tổn thương viêm cả hệ thống gan mật. Tại các quốc gia phát triển, bệnh hiếm gặp nhưng số vụ dịch rải rác cũng đã được báo cáo. Nhân đây, nhóm tác giảbáo cáo một ca có đặc điểm giai đoạn cấp và mạn cùng tồn tại trên bệnh nhân và thảo luận về các vấn đề cơ chế bệnh sinh mới, tiếp cận chẩn đoán mới và điều trị, nhấn mạnh đến chiến lược phòng chống căn bệnh này ở người.

Bệnh sán lá gan lớn lạc chỗ và gây tổn thương nhãn cầu

Seung-Yull Cho, Han Nam Yang, Yoon Kong, Jae Chan Kim, Kyung Whan Shin AND Bon Sool Koo thuộc khoa Ký sinh trùng và khoa mắt của bệnh viện đại họcChung-Ang, Seoul, Hàn Quốc báo cáo. Một bệnh nhân nam 28 tuổi biểu hiện với các triệu chứng nhức đầu, yếu vận động khoảng 1 tháng nay và đột nhiên đau và mù mắt bên (P). Trong quá trình soi kiểm tra mắt, nhìn thấy một con sán xuyên thủng mống mắt, chiếm buồng trước trong một thời gian ngắn và quay trở lại phía sau mống mắt, rồi rời khỏi và đi đến gây phù kết mạc, xuất huyết tiền phòng. Tiến hành khoét nhân mắt (enucleation) để ngăn sán gây tổn thương hơn nữa cho nhãn cầu. Mắt được khoét nhâncó sự giáng hóa xơ hóa mắt và xuất huyết nhãn cầu. Nhiều hình ảnh vết huyết ở mô và phản ứng viem tại chỗ và lan tỏa trong màng mạch nho, điều đó có nghĩa có sự di chuyển của sán trong thời gian gần đây. Sán được phát hiện trong tiền phòng là một con sán còn non loại Fasciola sp.
 

Một trường hợp khác cũng xảy ra trên một cậu bé người Uzbekistan bị sán lá gan Fasciola hepatica vào mắt trái và gây mù một mắt (hình ảnh trên).

Bệnh sán lá gan lớn không triệu chứng

Seiji ADACHI, Kazuhiko KOTANI, Tetsu SHIMIZU, Kiwamu TANAKA, Tatsunori SHIMIZUKatsuo OKADA thuộc khoa Nội tổng quát, Trung tâm y khoa Tottori, khoa quản trị và tăng cường y tế, của khoa y, đại học Tottori, Yonago; khoa ngoại và nội của bệnh viện trung ương Tottori báo cáo ca bệnh là một đàn ông 72 tuổi người Nhật Bản có triệu chứng tăng bạch cầu ái toan không triệu chứng đã 4 tháng nay. Chụp CT-Scanner cho thấy hình ảnh đa tổn thương trống âm (multiple space-occupying lesions) trong gan. Sán lá gan được nghi ngờ dựa trên nghề nghiệp của ông ta có phơi nhiễm với gia súc, tiến hành chỉ định xét nghiệm huyết thanh học và chẩn đoán hình ảnh đã giúp chẩn đoán bệnh tốt, mổ bụng thăm dò xác định chắc chắn Fasciola hepatica và loại trừ ngay khả năng của một khối u ác tính trong gan. Chỉ định điều trị bằng thuốc Praziquantel sau khi chẩn đoán xác định là sán lá gan lớn. Bạch cầu eosin trong máu hạ xuống trong vòng 4 tháng và khối tổn thương dường như biến mất trong vòng 12 tháng. Từ kinh nghiệm của họ, mổ bụng thăm dò và sinh thiết gan là rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh sán lá gan ở người, đặc biệt là các trường hợp hoàn toàn không có triệu chứng.
 

Sán lá gan lớn ở người: chữa khỏi bằng Mebendazole? Niclofan?

Đó là công trình được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Dugernier T, Geubel A, Bigaignon G, Cesbron JY, Coche E tiến hành nhằm xem xét liệu Mebendazole có chữa khỏi bệnh sán lá gan lớn do Fasciola hepatica hay không, lúc đầu điều trị thành công với liều cao Mebendazole (4 g/ngày x 3 tuần). Song nghiên cứu này cho thấy chỉ số bạch cầu ái toan để quay trở về trị số bình thường là kéo dài và mất thời gian dài. Các men gan bất thường và huyết thanh chẩn đoán biến mất các hình ảnh hoiaj tử gan chỉ ra đã loại trừ sán. Hiệu lực của Mebendazole trong điều trị bệnh sán lá gan lớn cần được xác định trong các nghiên cứu tiếp theo sau đó.

Một nghiên cứu khác của tác giả Eckhardt T, Heckers H nhằm đánh giá hiệu lực điều trị của niclofolan trên sán lá gan. Trước tiên, bằng chứng nhiễm sán Fasciola hepatica được nhấn mạnh và điều trị thành công bằng Niclofolan-một thuốc chống giun sán biphenyl có sẵn đề thuwqr nghiệm lam sàng tại tây Đức. Liệu pháp Niclofolan đã loại trù sạch trứng trong phân và cho chỉ số bạch cầu ái toan quay trở về bình thường, men gan cũng vậy.

Sán lá gan lớn ở trẻ em với các triệu chứng không điển hình, ¼ ca đã tử vong do suy tạng

Nhóm tác giả Almendras-Jaramillo M, Rivera-Medina J, Seijas-Mogrovejo J, Almendras-Jaramillo K đang công tác tại khoa nhi, đại học Peruana Cayetano Heredia, Lima, Peru trình bày các đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học cũng như tiến triển của bệnh nhi nhiễm sán Fasciola hepatica đánh giá tại đơn vị nghiên cứu về tiêu hóa của trẻ em tại Viện Nghiên cứu sức khỏe nhi Lima, Peru, từ năm 1988-1992. Bệnh nhi đầu tiên là trẻ gái 9 tuổi bị sốt, phù chân, tuần hoàn bàng hệ ( collateral circulation) và gan to, đặc biệt là thùy gan phải. Ca bệnh thứ 2 là một bệnh nhi 6 tuổi với triêu chứng xuất huyết tiêu hóa trên và sốt, nội soi chẩn đoán cho thấy có chảy máu đường mật. ca bệnh thứ 3 là cậu bé 12 tuổi có phù toàn thân, ca bệnh thứ 4 là cậu bé 9 tuổi với biểu hiện vàng da, sốt và xuất huyết tiêu hóa trên.
 

Trong 4 bệnh nhân được chẩn đoán có xác định trứng sán trong phân. 3 ca đầu đáp ứng tốt với điều trị Bithionol; ca thứ 4 tử vong do suy đa cơ quan.

Sán lá gan lớn ở đường mật: bít tắc đường mật và giải quyết bằng ERCP

Sán lá gan lớn ở người được báo cáo khắp thế giới, cả pha cấp và mạn tính của bệnh được mô tả trong y văn rất rõ ràng và đa dạng. Sỏi mật với vàng da do tắc mật và khám phá ra sán Fasciola hepatica trong khi phẩu thuật là một trong những trường hợp hay gặp trong thể mạn tính. Nhân đây, có 6 ca bệnh được mô tả như thế và tất cả đều được chẩn đoán và điều trị bằng can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP_Endoscopic retrograde cholangiopancreatography) với các hình ảnh chi tiết chụp được mật rất dễ nhầm lẫn với các trường hợp bệnh lý khác, hình ảnh lâm sàng các ca bệnh cũng được ghi nhận trong 6 ca này.

 

Ngày 04/01/2010
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang
(Biên dịch và tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích