Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 6 2 1
Số người đang truy cập
2 7
 Chuyên đề Sán lá gan
BS. ThS Lê Xuân Thiện - Trưởng phòng Khám đang theo dỏi bệnh nhân sán lá gan lớn trại Viện
Giải “cơn khát” thuốc điều trị sán lá gan lớn

* Mừng như… bắt được vàng

Từ đầu năm 2009 đến nay, các bệnh viện đều rơi vào trạng thái “đứt thuốc” điều trị SLGL, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Thứ ba tuần trước, anh Thái Văn Thanh, ở huyện Tây Sơn, phải nhập viện vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh, vì cơn sốt kéo dài do SLGL gây ra. Anh cho biết: “Không có thuốc điều trị đặc hiệu, nên mấy ngày qua bệnh lại hoành hành, nhức mỏi khắp người. Đau quá, bác sĩ cho toa ra ngoài mua, nhưng tui cũng không biết mua ở đâu, nên đành nằm đây điều trị cầm chừng chờ thuốc. 2 hôm nay, nghe phong phanh đã có thuốc điều trị SLGL, tui mừng còn hơn bắt được vàng”.

Ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn có rất nhiều bệnh nhân cùng tâm trạng nói trên. Bà Huỳnh Thị Siểm, 67 tuổi, ở xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, nhập viện hôm thứ năm tuần trước. Mấy ngày nay, bà Siểm hồi hộp chờ thuốc điều trị để sớm khỏi bệnh, về nhà gặp con cháu.

Trong thời gian gần đây, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh SLGL tại Bệnh viện khá nhiều, trung bình 2-3 ca/ngày. Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Oanh, Phó khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: “Thuốc điều trị liên tục “đứt” nên chỉ những bệnh nhân nặng chúng tôi mới cho nhập viện để theo dõi, kịp thời xử lý các biến chứng, tổn thương lớn… Bởi ngoài việc theo dõi diễn biến của bệnh, Bệnh viện cũng chỉ có thể điều trị thuốc giảm đau, hỗ trợ điều trị triệu chứng cho đến khi bệnh nhân đỡ đau rồi cho xuất viện, chờ thuốc đặc trị”.

Thật ra, do lượng thuốc Triclabendazole khan hiếm, nên các bác sĩ khoa Bệnh nhiệt đới đã sử dụng loại thuốc Actersunat để điều trị cho người bệnh. Với thuốc này, liệu trình điều trị kéo dài 10 ngày, có tác dụng phụ, giảm đau rất chậm và hiệu quả cũng không cao như Triclabendazole. Song đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời để kéo dài thời gian chờ đợi thuốc đặc hiệu.

Theo bác sĩ Oanh, với lượng bệnh nhân được “hẹn” trong thời gian qua, khoa cần khoảng 200 viên Triclabendazole để điều trị cho người bệnh. Bệnh viện sẽ mua thuốc để kịp thời điều trị cho bệnh nhân. Ngoài Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Phòng chống Sốt rét và Các bệnh nội tiết tỉnh cũng cần khoảng 1 ngàn viên thuốc điều trị SLGL để điều trị cho bệnh nhân.

Còn tại Phòng khám của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, ngay trong ngày 15.9, khi được thông tin đã có thuốc đặc hiệu bệnh SLGL, đã có rất đông bệnh nhân đến điều trị. Theo các bác sĩ, tại đây cũng có khoảng 1 ngàn bệnh nhân “đặt hàng” Triclabendazole, bởi trước đó đã sử dụng thuốc thay thế là Albendazole và Mebendazole nhưng hiệu quả ít, bệnh tái phát trở lại.

 

Bắt đầu từ ngày 15.9, ngành Y tế đã được chủ động nguồn thuốc đặc trị bệnh sán lá
gan lớn.

* Chủ động nguồn thuốc điều trị

Bệnh SLGL hiện đã trở thành căn bệnh ký sinh trùng khá phổ biến ở nhiều tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên với hàng ngàn ca mắc mỗi năm. Trong đó, Bình Định là địa phương có số lượng bệnh nhân nhiều nhất của khu vực. Từ năm 2006 đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ nguồn thuốc điều trị bệnh SLGL miễn phí cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, vào các thời điểm bệnh SLGL có sự gia tăng đột biến như các năm 2006, 2007 và 2009, tình trạng “đứt” thuốc điều trị thường xuyên xảy ra, đã gây nhiều khó khăn cho các cơ sở y tế, dẫn tới áp lực bệnh nhân gia tăng do chậm cung ứng thuốc điều trị. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2009, bệnh SLGL ở một số tỉnh ven biển miền Trung tăng cao đột biến so với các năm trước, nên nguồn thuốc do WHO cung cấp từ đầu năm không đủ sử dụng.

Để giải quyết tình trạng thiếu thuốc điều trị tái diễn nhiều lần và chủ động cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh SLGL cho bệnh nhân, trong năm 2009, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã báo cáo Bộ Y tế về tình hình khan hiếm thuốc điều trị đặc hiệu và đã được Bộ cho phép chủ động mua thuốc. Như vậy, đến thời điểm này, các cơ sở y tế có thể chủ động mua thuốc theo nhu cầu cần điều trị của bệnh nhân mà không còn “phập phồng” chờ đợi.

Biện pháp này không chỉ giúp giải tỏa áp lực bệnh nhân mà còn hạn chế được tình trạng lợi dụng tình hình khan hiếm để đẩy giá thuốc lên gấp vài chục lần giá trị thực của một số phòng khám tư nhân và đại lý thuốc.

Bên cạnh đó, Viện sẽ nhượng lại thuốc cho các tỉnh để kịp thời điều trị rộng rãi tại tuyến y tế cơ sở, vừa hiệu quả vừa hạn chế tốn kém chi phí và thời gian đi lại cho bệnh nhân. Viện yêu cầu các cơ sở y tế được nhượng thuốc theo giá gốc là 28.895 đồng/viên (57.790 đồng cho một liệu trình điều trị 2 viên), không được phép tăng giá. Đồng thời, theo quy định của Bộ Y tế, kể từ nay, ngành Y tế các tỉnh cũng được chủ động mua thuốc đặc trị SLGL

TS. TRIỆU NGUYÊN TRUNG, VIỆN TRƯỞNG VIỆN SR-KST-CT QUY NHƠN:

Sẽ phải có chương trình phòng chống lâu dài bệnh sán lá gan lớn

Từ chỗ ký sinh ở động vật ăn cỏ (trâu, bò, cừu…), trong vòng 5 năm gần đây (2005-2009), SLGL đã trở thành bệnh ký sinh trùng phổ biến ở người với hàng ngàn ca mắc mỗi năm. TS. Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, cho rằng cần phải có chương trình phòng chống bệnh SLGL.

* Vì sao bệnh SLGL mới “rộ” lên vài năm gần đây, nhưng số trường hợp mắc bệnh đã gia tăng nhanh như vậy, thưa ông?

- Năm 2006, miền Trung - Tây Nguyên có 3.543 trường hợp mắc bệnh SLGL; năm 2007 là 1.862 ca; năm 2008 là 1.812 ca; trong 6 tháng đầu năm 2009 là hơn 3.000 ca và với tốc độ này, dự tính đến cuối năm nay, sẽ là hơn 7.000 ca.

Nêu các con số này để thấy bệnh SLGL đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nguyên nhân bệnh SLGL ngày càng gia tăng là điều dễ hiểu, vì qua một số năm cảm nhiễm, con người đã trở thành vật chủ thích nghi với loại ký sinh trùng này thay vì chỉ là vật chủ tình cờ như trước đây. Việc quản lý chất thải có mầm bệnh SLGL (phân người và gia súc) ra môi trường và đàn gia súc chăn thả cũng chưa được chú trọng; trong khi người dân chưa có ý thức trong vệ sinh ăn uống, nhất là thói quen ăn rau sống mọc dưới nước và uống nước lã có chứa ấu trùng SLGL. Mặt khác, việc giải quyết bệnh SLGL trong vài năm gần đây chủ yếu tập trung vào khâu phát hiện, chẩn đoán, điều trị, mà chưa có chương trình phòng chống cũng như chưa có giải pháp can thiệp ở cộng đồng, nên không hạn chế được sự phát triển của SLGL.

* Vậy phải làm thế nào để chủ động phòng chống bệnh SLGL?

- Việc xây dựng các đề tài nghiên cứu biện pháp can thiệp và chương trình, dự án phòng chống bệnh SLGL là điều cần thiết nhằm khống chế sự phát triển của bệnh một cách bền vững và toàn diện. Bộ Y tế đã giao cho Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan, do Cục Y tế Dự phòng và Môi trường làm đầu mối, thực hiện việc xây dựng chi tiết nội dung đề án can thiệp và phòng chống khả thi, để trình Bộ xem xét, quyết định. Để làm được chương trình này, trong hai năm 2010-2011, Viện sẽ tiến hành nghiên cứu về đặc thù tình hình bệnh SLGL ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Song song đó, ngành Y tế cũng phải phối hợp với ngành Thú y trong việc nghiên cứu mối liên quan nhiễm bệnh giữa động vật ăn cỏ và người, cũng như các biện pháp quản lý môi trường, quản lý chất thải nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.

* Như vậy là theo ông, phải chờ ít nhất 2 năm nữa mới có được chương trình phòng chống mang tính toàn diện, trong khi số người mắc bệnh SLGL đang gia tăng từng ngày. Vậy ngành Y tế các tỉnh phải thực hiện những biện pháp cấp thời nào để phòng, chống bệnh SLGL?

- Trước mắt, việc điều trị bệnh nhân phải đi đôi với quản lý bệnh. Nghĩa là nhân viên y tế phải kết hợp điều trị và tư vấn để người dân có kiến thức phòng chống. Một giải pháp quan trọng nữa là phải đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống bệnh SLGL dưới nhiều hình thức. Đồng thời, xây dựng các mô hình điểm, đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường, chủ động tiến hành các nghiên cứu dịch bệnh kể cả trên người và trên động vật…

* Cảm ơn ông!

  • T.Hiền (Thực hiện)

Ngày 18/09/2009
Thu Hiền (Baobinhdinh.com.vn)  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích