Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 5 9 5 1
Số người đang truy cập
4 3 4
 
Ghana sử dụng điện thoại di động để kịp thời thu thập dữ liệu sức khỏe người mẹ

Cập nhật tháng 8/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Nhân viên y tế Ghana sử dụng điện thoại di động để kịp thời thu thập dữ liệu sức khỏe người mẹ (Ghanaian health workers use mobile phones to collect real-time maternal health data). Mavis Tabi-Boateng, một nữ hộ sinh tại một trung tâm y tế Watreso, Ghana thường gặp bệnh nhân di chuyển xa cho những lần khám thai. Trong lần viếng thăm này, cô sẽ kiểm tra xem liệu người mẹ và em bé có khỏe mạnh hay không.

Mavis nhớ lại việc chăm sóc cho Ama Mensah*, một nông dân 24 tuổi có thai đã di chuyển 4 km cho lần khám thaicuối cùng trước khi sinh em bé. Nhận thấy tình trạng tinh thần của người mẹ kém nên cô chuyển bà mẹ này đến một bệnh viện huyện để chăm sóc vì các dịch vụ sức khỏe tâm thần không có sẵn tại phòng khám của mình. Sau đó, Mavis nghe người phụ nữ đã chết sau khi sinh con. “Người mẹ sinh em bé ở một trang trại không có sự hỗ trợ y tế, sinh nở bên ngoài các cơ sở y tế không có hỗ trợ từ một nhân viên y tế được đào tạo là yếu tố góp phần sau cái chết của người mẹ ở đất nước này. "Đây là một tổn thất không đáng có", TS. Joseph Mensah-Homiah, cán bộ kỹ thuật Dự án Làng Thiên niên kỷ (Millennium Villages Project)-sáng kiến thay đổi cách thu thập dữ liệu sức khỏe bệnh nhân ở Ghana cho biết: "Tăng cường chăm sóc tại các cơ sở y tế là cần thiết nhưng trước hết cần hiểu nguyên nhân chết để phòng ngừa những cái chết sau này"

 

Nữ hộ sinh địa phươngsử dụng công nghệ di động ghi chép sức khỏe một bà mẹ (Millennium Villages Project)


Thu thập dữ liệu kịp thời giúp cứu mạng sống (Collecting data in real-time saves lives)

Ước tính năm 2015 có khoảng 2.800 phụ nữ Ghana chết trong khi sinh nhưng đây là bức tranh không đầy đủ vì còn nhiều cái chết bên ngoài cơ sở y tế, nhất là ở khu vực nông thôn không được ghi nhận. Trong quan hệ đối tác với Bộ Y tế Ghana, Dự án Làng Thiên niên kỷ đang làm việc để cải thiện và gia tăng việc thu thập dữ liệu và đó là một thành tố quan trọng trong công việc của WHO nhằm giúp các nước thực hiện việc đáp ứng và giám sát tử vong mẹ (MDSR). MDSR là chu trình xác định liên tục, thông báo và xem xét các trường hợp tử vong ở phụ nữ mang thai và những người gần thời gian sinh nở theo sau các hành động và giám sát đáp ứng ngăn chặn tử vong về sau. Năm 2008, dự án Làng Thiên niên kỷ đã khởi xướng một hệ thống đăng ký hồ sơ quan trọng đăng ký tất cả sinh, tử và nguyên nhân tử vong nhưng ghi nhận một cách nhanh chóng bởi hệ thống dựa trên giấy tờ là khó khăn và tốn thời gian cho nhân viên y tế để phân tích. Dự án sau đó giới thiệu CommCare, một hệ thống dựa trên điện thoại thông minh giúp nhân viên y tế ghi nhận thông tin kịp thời trong khi viếng thăm tại nhà. Một chuyên gia khám nghiệm tử thi cũng hỗ trợ nhân viên y tế cộng đồng thực hiện và ghi nhận các nguyên nhân sâu xa mỗi ca tử vong, sau đó các dữ liệu này được nhập vào một cơ sở dữ liệu điện tử có thể truy cập trên điện thoại di động và được xem xét một lần một tuần bởi một đội ngũ y tế của địa phương. "Công nghệ di động cho phép nhân viên y tế cộng đồng lưu giữ hồ sơ người mẹ và con cái của họ, ngay cả ở các khu vực nông thôn nơi không có cơ sở y tế", TS. Mensah-Homiah cho biết. WHO đang làm việc với Bộ Y tế nhằm mở rộng và thực hiện tất cả các khía cạnh của MDSR ở trong nước, trong khi Ghana đã cải thiện được việc thu thập dữ liệu thì vẫn còn một nhu cầu cho các ủy ban xem xét số ca tử vong quốc gia vàbáo cáo hàng năm về kết quả đánh giá tử vong để có thể hành động ngăn chặn tử vong về sau.

Có thể chấm dứt và phòng ngừa tử vong mẹ trên thế giới (Ending preventable maternal mortality worldwide)

WHO và các đối tác đã làm việc với các nước như Ghana để lập bản đồ tiến độ thực hiện MDSR giảm tử vong mẹ < 70 ca tử vong/100.000 trẻ đẻ sống vào 2030 như đã đề ra trong các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và "Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, trẻ em và sức khỏe vị thành niên" (Global Strategy for Women’s, Children’s and Adolescents' Health) của WHO. Tỷ lệ tử vong mẹ trên toàn cầu hiện nay là 216 trường hợp tử vong trên 100.000 trẻ đẻ sống. Xây dựng dựa trên các chương trình hiện có để đánh giá tử vong mẹ, hệ thống MDSR đang giúp các nước đo lường và ghi nhận tất cả các trường hợp tử vong mẹ trong cộng đồng và trong các cơ sở y tế trong vòng 24 - 48 giờ. Việc thu thập dữ liệu được cải thiện và kiểm tra tử vong mẹ sau đó cho phép các nước đánh giá đúng tác động của các chương trình sức khỏe của họ nhằm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và cải thiện sức khỏe mẹ. 

Ngày 29/08/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích