Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 3 2 3 8
Số người đang truy cập
2 3 7
 
Trả lời bạn đọc về chuyên đề sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng tháng 1 năm 2014

Bùi Phương L. 41 tuổi, TP. Hồ Chí Minh lantt73@....

Hỏi: Xin các bác sĩ chuyên gia về ký sinh trùng sốt rét và côn trùng cho em hỏi cách phân loại về độ lách lớn của Tổ chức Y tế thế giới trong bệnh sốt rét như thế nào. Em chân thành cảm ơn!

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp cho bạn biết về một số phân mức độ lách lớn trong một số hội chứng/ hoặc bệnh lý, trong đó phổ biến là phân loại của Hackett, sau đó Tổ chức Y tế thế giới cũng công nhận và sử dụng như một
phân độ chính thức trong nghiên cứu và thực hành (Hackett's classification of splenomegaly). Trong phân độ này, có thể phân chia ra thành các mức độ sau và có thể tham khảo thêm hình ảnh dưới đây:

Độ 0: Lách không thể sờ chạm được, ngay cả khi bệnh nhân hít sâu vào;

Độ 1: Lách bệnh nhân có thể sờ chạm dưới bờ sườn, thường phải hít sâu vào;

Độ 2: Lách có thể sờ được, nhưng sau đường giữa với bờ sườn, đo được trong giới hạn kể từ đường thắng đứng qua núm vú trái;

Độ 3: Lách có thể sờ được hơn nữa đường đến lõm rốn, nhưng không dưới đường chạy qua nó;

Độ 4: Có thể sờ chạm lách dưới lõm hình rốn nhưng dưới một nửa đường giữa rốn và bờ trên xương mu;

Độ 5: Kéo dài quá độ 4.

             Đối với các nghiên cứu dịch tễ học, sự phân loại đó thật là hữu ích để trình bày không chỉ về tỷ lệ lách, mà còn nói lên độ lớn của lách trong một cộng đồng. Thuật ngữ lách lớn trung bình ("average enlarged spleen") là một chỉ số đo lường về sốt rét có giá trị, trong đó tính tỷ lệ và tần suất 5 độ lách lớn. Các phân độ này lần đầu tiên mô tả bởi tác giả Hackett chiwa ra từ lách không thể sờ chạm khi hít sâu vào đến lách lớn quá xương mu. Mặc dù, sự phân loại này có ích trong các điều tra cắt ngang quần thể, song nó lại không có ích khi kích thước lách trên các bệnh nhân riêng lẻ cần giám sát tiến cứu để thiết lập có lách đang lớn hay đang tiến triển thoái lui.

Thân chúc bạn khỏe!

Lê Trung P. 45 tuổi, TP. Đà Nẵng, phutrungl@gmail....

Hỏi: Xin các bác sĩ cho phép hỏi một số tác hại khi dùng quá nhiều thuốc hạ mỡ máu nhóm statin trên các cơ địa như tôi, về lâu dài như thế nào. Trân trọng cảm ơn các bác đã phúc đáp từ câu hỏi trước cách nay 3 tháng. Chúc các bác mạnh khỏe và xuân mới thắng lợi mới.

Trả lời:
Rất cảm ơn bạn đã tín nhiệm ban biên tập nói riêng và Viện sốt rét KST-CT Quy Nhơn để đặt câu hỏi tư vấn cho chúng tôi. Chúng tôi, cũng nhân dịp năm mới kính chúc gia đình bạn khỏe và thành công nhiều hơn nữa trong cuộc sống. Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ các thông tin hữu ích mà các chuyên gia đã đề cập trong thời gian gần đây.

Cholesterol cao là một trong những yếu tố dẫn đến các bệnh về tim mạch rất phổ biến ở người lớn tuổi. Chính vì thế, phần đông những người cao tuổi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển hiện nay đều phải nhờ đến thuốc hạ cholesterol  là thuốc có hoặc có gốc statin để giúp duy trì mức cholesterol ổn định trong máu. Thuốc này đã cho thấy có những tác dụng tích cực với sức khỏe con người nhưng cũng còn nhiều điều về loại thuốc này mà người dùng chưa biết hết. Với nhiều người lớn tuổi hoặc có bệnh lý liên quan đến mảng xơ vữa, việc dùng thuốc hạ cholesterol hàng ngày như Atorvastatine, Lipitor, Lipanthyl, Zocor hay Crestor có thể nói đã trở thành thói quen từ lâu. Thường khi bác sĩ điều trị quyết định kê đơn thuốc hạ cholesterol cho bệnh nhân thì cũng có nghĩa là mức cholesterol trong máu người bệnh đã cao quá mức cho phép và có nhiều nguy cơ gây bệnh tim mạch nếu không được điều chỉnh kịp thời. Các loại thuốc quen thuộc đó có gốc là -Statins.

Bác sĩ Amit Garg, khoa dịch tễ học và thống kê sinh học thuộc trường đại học Western o­ntario ở Canada nói về sự phổ biến của loại thuốc này như sau: “Statin là loại thuốc được kê đơn hàng đầu tại Canada, và đó là một thuốc rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.” Statin từ lâu đã được chứng minh là một loại thuốc rất hiệu nghiệm trong việc giảm cholesterol trong máu. Thuốc chặn một chất mà cơ thể cần để sản xuất cholesterol. Thuốc cũng giúp cơ thể hấp thụ lại cholesterol đã bị dồn đọng trên các thành mạch máu, tránh gây tắc mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tại Mỹ và châu Âu, các bác sĩ thường đưa ra một mức bilan cholesterol chuẩn trong máu gọi là mức cholesterol có giá trị tham chiếu cho phép. Dựa vào kết quả kiểm tra sức khỏe tổng quát có gồm xét nghiệm bilan mỡ máu hàng năm của bệnh nhân, bác sĩ có thể quyết định khuyên bệnh nhân nên dùng thuốc statin hay không. Tại Mỹ, mức cholesterol tốt là dưới 200 mg/dl máu. Khi cholesterol nằm ở mức từ 200 - 239 mg/dL có nghĩa là đã ở ranh giới của mức cholesterol cao. Khi cholesterol vượt quá 240 mg có nghĩa là cao và cần phải điều chỉnh kịp thời. Thường thì các bác sĩ khuyên người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống, thể dục thể thao. Nhưng trong nhiều trường hợp, khi các điều chỉnh về cách sống không làm giảm cholesterol như ý muốn, bác sĩ sẽ phải cân nhắc đến việc kê đơn thuốc. Chỉ tính riêng tại Mỹ, hiện có hơn một nửa dân số Mỹ có vấn đề rối loạn cholesterol, trong khi việc ăn uống và tập thể dục nhiều khi không hạ được mức cholesterol như ý muốn với nhiều người, còn statin có thể giúp hạ cholesterol đáng kể một cách nhanh chóng. Điều này có nghĩa là nhu cầu sử dụng các loại thuốc hạ cholesterol là rất cao. Trung tâm CDC của Mỹ ước tính riêng trong năm 2003 đã có khoảng 11 triệu người Mỹ đang dùng các loại thuốc statins có kê đơn, và có khoảng 25 triệu người khác nên sử dụng các loại thuốc này.


             Một số tác dụng phụ hay phản ứng không mong muốn do nhóm thuốc statin có thể xuất hiện trên một số bệnh nhân dùng thuốc. Theo nhiều nghiên cứu của các bác sĩ trên thế giới, bên cạnh những tác dụng không thể phủ nhận của statin, thuốc này cũng có những tác dụng phụ mà người bệnh và bác sĩ cần phải chú ý. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Canada mới được công bố gần đây trên Tạo chí y học Annals of internal medicine, người bệnh khi sử dụng các thuốc statins kết hợp với một số thuốc kháng sinh nhất định có thể có 1 số tác dụng phụ. “Nếu bạn uống các loại kháng sinh như clarithromycin hay arythromycin, các thuốc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất với statin, và mức tập trung của statin trong máu sẽ cao gấp 5 lần mức cho phép và có khi là 10 lần.”

Clarithromycin và Azithromycine là 2 tên gốc thuốc của những loại kháng sinh được dùng khá phổ biến trong các điều trị viêm phổi và viêm đường hô hấp nói chung. Nói về tương tác của các loại thuốc này trong nghiên cứu mới, bác sĩ Amit Garg giải thích: “Trong nghiên cứu về statin này, chúng tôi tìm hiểu hai nhóm người, một nhóm dùng thuốc kháng sinh có tương tác với statin và nhóm còn lại dùng kháng sinh không có tương tác với statin. Hai thuốc đầu là Clarithromycin và Erythromincin, còn nhóm thuốc kia là Azithromycin hay còn gọi là Zithromax là loại kháng sinh rất phổ biến.
Chúng tôi so sánh hai nhóm người và chủ yếu là người lớn tuổi vì đó là số liệu mà chúng tôi có. Chúng tôi tìm hiểu hơn 60.000 người được kê hai nhóm kháng sinh đầu và theo dõi điều gì xảy ra trong 30 ngày sau đó và điều mà chúng tôi thấy  là số người phải nhập viện sau đó tăng. Các kháng sinh đó thường được dùng cho điều trị viêm đường hô hấp như viêm phổi chẳng hạn. Sau đó 30 ngày có nhiều khả năng người bệnh bị nhập viện vì các bệnh như viêm cơ vân (rhabdomyolysis) hoặc bị bệnh thận thậm chí tử vong trong 30 ngày.”
Nghiên cứu của các nhà khoa học Canada thực hiện trên 144000 bệnh nhân có độ tuổi từ 65 trở lên. Khoảng ¾ số người bệnh đang sử dụng một trong 3 loại thuốc phổ biến là Lipitor, Zocor hoặc Altoprve, Mevacor. Theo kết quả của nghiên cứu, số người bị tác dụng phụ do kết hợp hai loại thuốc không nhiều. Bác sĩ Garg nói thậm chí ở nhiều người, ảnh hưởng phụ do hai loại thuốc cũng không quá lớn. Nhưng kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy rõ ràng có sự tương tác giữa hai loại thuốc gây tác dụng phụ với người bệnh. Năm ngoái, có một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Canada cũng cho thấy việc ăn một số loại cam bưởi nhất định khi uống thuốc statin cũng có thể dẫn đến tương tác gây tác dụng phụ nghiêm trọng do làm tăng liều thuốc hấp thụ vào cơ thể. Ngay trước khi có các nghiên cứu này, nhiều tài liệu y học khác cũng cho thấy các loại thuốc statins có thể gây các tác dụng phụ, nhẹ là đau mỏi cơ, tiêu chảy hoặc táo bón, nặng hơn là làm tăng đường trong máu, và có khả năng dẫn đến tiểu đường type 2,  ngoài ra còn có các bệnh khác như viêm cơ vân, suy thận. Riêng với bệnh viêm cơ vân, các trường hợp liều thuốc statin trong máu tăng sẽ gây đau cơ, tiêu cơ, các mơ cơ xương bị hư hại, phá vỡ nhanh chóng. Sản phẩm phân hủy của các tế bào cơ bị hư hóng được phóng thích vào máu, gây hại thận và có thể dẫn đến suy thận. Mặc dù đã có nhiều các tài liệu y học nói về những tác dụng phụ của statin nhất là khi kết hợp với một số loại thuốc nhất định, nhưng trên thực tế việc kê đơn thuốc statins kết hợp với một số loại thuốc khác cho các bệnh nhân vẫn rất phổ biến, bất chấp những cảnh báo. Bác sĩ Amit Garg nói: Nếu bạn dùng statin nhiều năm rồi, và nếu bạn được kê thuốc kháng sinh, thì nên bạn nên kiểm tra xem các thuốc kháng sinh đó có tương tác với statin hay không. “Mặc dù các tương tác của các thuốc với nhau đã được miêu tả trong các sách nhưng trên thực tế các thuốc này vẫn được kê đơn đồng thời, và những cảnh báo thường bị lờ đi. Nếu chỉ nhìn vào số lượng ở Ontario, Canada thôi, đã tăng 70 ngàn lần trong vòng 10 năm qua. Và như vậy là rất phổ biến.”

Một số các nhà khoa học thậm chí còn cho rằng statins đang bị sử dụng quá mức vào những trường hợp không có mấy tác dụng. Các nhà khoa học thuộc một nhóm có tên gọi The Intertional Network of Cholesterol Skeptics (tạp dịch là mạng lưới quốc tế những người hoài nghi về cholesterol) còn lập luận rằng không có đủ bằng chứng cho thấy cholesterol tăng cao trong máu có thể gây các bệnh tim mạch. Vậy những người bị cholesterol có nên tiếp tục dùng statins nếu đã được kê đơn thuốc này? Theo nhiều tài liệu y học, một khi người bệnh đã được dùng Statins thì có nhiều khả năng sẽ vẫn phải tiếp tục dùng thuốc này trong suốt cuộc đời, vì thường khi dừng thuốc thì cholesterol cũng tăng lên ngày lập tức. Tất nhiên cũng có những trường  hợp thật đặc biệt như thay đổi cách sống làm giảm cholesterol một mức đáng kể đến mức bác sĩ thấy không cần phải dùng thuốc. Với những người đang dùng statins và được kê đơn kháng sinh, bác sĩ Amit Garg có lời khuyên: “Nếu bạn đang dùng statin, chi có một số kháng sinh có tương tác với statin chứ không phải thuốc nào cũng tương tác. Nếu bạn dùng statin nhiều năm rồi, và nếu bạn được kê thuốc kháng sinh, thì nên bạn nên kiểm tra xem các thuốc kháng sinh đó có tương tác với statin hay không. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình để biết liệu có vấn đề gì không. Nếu có thì có thể ngừng statin một thời gian ngắn hoặc xin đổi kháng sinh khác.” Hiện vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh việc sử dụng statin như thế nào cho hợp lý. Nhìn chung, phần đông các bác sĩ vẫn thừa nhận statin đã giúp cứu sống nhiều người. Tuy nhiên, việc dùng statin hay không và dùng ở liệu lượng thế nào vẫn là vấn đề cần phải được bàn thảo rất kỹ giữa bệnh nhân và các bác sĩ trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Nguyễn Lê, 54 tuổi, Phú Yên, 0902…..

Hỏi: Kính thưa các bác sĩ của Viện Ký Sinh Trùng Quy Nhơn, con trai tôi 16 tuổi bị viêm da nhiễm trùng nhiều năm ròi, có đi khám ở nhiều bệnh viện TP. Hồ Chí Minh, BV da liễu Quy Nhơn đều được chẩn đoán viêm da cơ địa, nhưng điều trị không khỏi. Hôm rồi, tôi cũng có đi khám cho con tôi ở viện, được chẩn đoán cũng là viêm da cơ địa, không nhiễm loại giun sán nào đặc biệt, bác sĩ tại phòng khám số 3 cho 2 loại thuốc chống ngứa, kháng sinh và đưa ra các lời khuyên chăm sóccho cháu và cho biết rằng bệnh lý này thuộc về cơ địa bệnh nhân, điều trị tốn kém và thường khó khỏi. Tôi muốn biết bệnh viêm da cơ địa này cón cách chữa nào khác để con tôi mau khỏi bệnh không, mong chờ sự giúp đỡ các bác sỹ và giáo sư của Viện.

Trả lời
: Liên quan đến câu hỏi của anh, chúng tôi xin chia sẻ và cảm thông với anh và cháu về bệnh tình viêm da cơ địa, và chúng tôi cùng đồng ý cách điều trị của bác sĩ tại phòng khám số 3 cùng với các lời khuyên và giải thích như thế vì tính chất và đặc điểm của bệnh. Bởi lẽ hiện tại chưa có một phương pháp nào chữa khỏi bệnh lý này (eczema/ atopy dermatitis). Trong khi không chữa khỏi atopic eczema, thì các điều trị theo hướng dưới đây chủ yếu đưa ra khuyên bởi các nhà da liễu và bác sĩ đa khoa là bình tĩnh với những cơn bùng phát từng đợt của bệnh.

Corticosteroids

Thuốc corticosteroids thoa ngoài hay tiêm có thể có ích. Chúng tác dụng nhờ vào quá trình can thiệp chống viêm tự nhiên của cơ thể. Corticosteroids từ lâu được xem là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc làm giảm triệu chứng eczema tạm thời. Tuy nhiên, da sẽ tái phát thành có đợt bùng phát (flare up) như một tác nhân mà không thể loại bỏ được. Bất lợi của việc sử dụng kem steroid gồm có tạo nên các vết rạn da và mỏng da hơn; hơn nữa chúng dẫn đến phạm lỗi một phần chức năng trên hàng rào biểu mô và làm gia tăng tính nhạy cảm với tiếp xúc với các chất dị nguyên.

Nếu các biến chứng như nhiễm trùng (thường là nhiễm trùng tụ cầu Staphylococcus aureus, thuốc kháng sinh có thể áp dụng. Các dạng kem steroid có hiệu lực cao không bao giwof sử dụng trên vùng mặt hoặc các vùng khác mà bản chất da vốn đã mỏng; thường sử dụng loại steroid có độ mạnh thấp trên các vùng da nhạy cảm như thế này. Việc dùng kem này cũng được chỉ dẫn là dùng kem thoa ngoài bao nhiêu trên đầu ngón tay tùy thuộc vào các vùng da khác nhau. Nếu eczema không đáp ứng với prednisone thì có thể dùng một mũi tiêm cortisone ?

Liệu pháp chất ức miễn dịch (Immunosuppressants)

TacrolimusPimecrolimus là các thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng như một cơ chế phòng hộ cuối cùng với các chế phẩm thoa ngoài trong điều trị các viêm da cơ địa nghiêm trọng thay vì dùng các thuốc kem corticosteroid cổ điển. Trong những ca nặng như thế không đáp ứng với điều trị khác, thuốc ức chế miễn dịch đường uống đôi khi cho kê đơn, như là ciclosporin, azathioprinemethotrexate.

Các tác dụng ngoại ý thông thường trên một số bệnh nhân gồm ngứa lăn tăn, châm chích hay cảm giác bỏng rát. Các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng gồm rối loạn chức năng của các cơ quan quan trọng (đây là lý do tại sao các điều trị này đòi hỏi các bệnh nhân phải xét nghiệm máu thường xuyên vì có thể ảnh hưởng trên chức năng gan và thận) và hình thành nên các tác dụng ngoại ý quan trọng do việc suer dụng các thuốc này (đặc biệt khi sử dụng phối hợp với các biện pháp cho tiếp xúc tia UV). Các tác dụng ngoại ý này đã cho thấy rõ và không thể bỏ qua bởi cơ quan FDA trong một khung cảnh báo đen (“black box warning").

Liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy)

Liệu pháp miễn dịch chống lại các kháng nguyên đặc hiệu đã được tìm thấy có ích trên cả bệnh nhân là người lớn và trẻ em.

Các loại kem làm mềm da (Emollient creams)

Các loại kem này dùng để làm ẩm da có thể làm ngăn ngừa da khỏi khô và giảm nhu cầu dùng thêm các thuốc khác.

Một số biện pháp có thể làm giảm sự tiếp xúc với các chất gây dị ứng làm trầm trọng bệnh. Đối với trẻ bị mắc bệnh, nếu thấy bé không hợp với sữa bò (các công thức chế biến từ sữa bò), nên cho bé bú sữa mẹ. Khi mắc bệnh, cần tránh phơi nhiễm, tiếp xúc đối với các chất gây dị ứng như lông, phân chó mèo, gián, cây trồng trong nhà, bụi, mạt gà... là nguyên nhân gây dị ứng thường gặp trong nhà. Tránh dùng các hóa chất xịt cho thơm nhà, các thuốc xịt ruồi muỗi, một số sơn mới, gỗ mới cũng tỏa ra những chất hóa học làm người bệnh khó chịu. Tránh hút, hít phải khói thuốc lá, thuốc lào. Cần giặt áo kỹ để xả sạch các chất tẩy, xà phòng giặt.

Liệu pháp đèn UV

Một dạng điều trị mới hơn liên quan đến phơi nhiễm một tia cực tím dải băng rộng hay hẹp. Tiếp xúc với tia UV đã cho thấy khu trú hiệu quả điều hòa miễn dịch trên các mô bị ảnh hưởng và có thể sử dụng để làm giảm tình trầm trọng và tần xuất xuất hiện cơn flares. Đặc biệt, tác giả Meduri và cộng sự đề nghị rằng việc sử dụng UVA1 có hiệu quả hơn trong điều trị các cơn cấp tính, ngược lại tia UVB dải băng hẹp có hiệu quả trong việc quản lý lâu dài cho bệnh. Tuy nhiên, chiếu tia UV cũng cho thấy dính líu đến một số loại ung thư da khác nhau và vì vậy, xử lý bằng UV không phải là không có nguy cơ.

Nhìn chung, về mặt điều trị, quan trọng nhất là giảm ngứa cho bệnh nhân. Các bác sĩ có thể kê một trong các loại thuốc kháng histamin không gây ngủ để giảm ngứa. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất kích thích mạnh như các chất tẩy rửa, các hóa chất công nghiệp khác...Các thuốc chứa corticoid bôi tại chỗ cũng giúp làm giảm triệu chứng rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh nhân nên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc để tránh các tai biến.

 

            Đối với người bệnh, khi bị ngứa, tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng.Ðồng thời bôi kem dưỡng ẩm là rất cần thiết, vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng như đề cập ở trên. Đối với trẻ em, bậc phụ huynh cần tắm nhanh, rửa kỹ những nơi bẩn, tránh dùng nhiều xà phòng (dù là xà phòng dành cho trẻ em, nước nóng quá nhiều hoặc các chất mang tính tẩy rửa); tránh kỳ cọ nhiều làm da khô thêm. Vào mùa đông, tránh dùng nước quá nóng làm khô da. Đặc biệt chú ý, vào mùa đông, người bệnh không nên dùng điều hòa nhiệt độ, máy sưởi (ít hơi nước) sẽ làm khô da gây ngứa. Khi mắc bệnh viêm da atopy, cần mặc quần áo rộng, thoáng mát, bằng vải cotton để không ra mồ hôi nhiều, không cọ xát nhiều vào người gây ngứa. Tránh mặc đồ len bó sát người làm da khó chịu. Cắt móng tay để tránh gãi, nhất là các trẻ em nhỏ và bệnh nhân có vấn đề không kiểm soát ý thức của mình.

Hy vọng với phần phúc đáp của chúng tôi ở trên sẽ giúp bạn phần nào bệnh cảnh của con bạn và có thái độ chăm sóc tốt hơn cho cháu.

Vũ Đinh H., 64 tuổi, Đông Hòa, Phú Yên, 09134752…..

Hỏi: Xin chào ban bien tập của trang tin điện tử, tôi xin chân thành cảm ơn các bác sĩ nếu cho chúng tôi biết sớm cảm giác tên tê các đầu chi và hai tay, hai chân là bệnh gì sao mà tôi khi khám các nơi đều nói là không có bệnh gì cả.

Trả lời:
Phải nói rằng câu hỏi của bác cũng làm cho chúng tôi khó xử và khó hiểu vì bác đưa ra thông tin quá ít, có nghĩa là ngoài các triệu chứng tê tê và mỏi chi ra còn có dấu nào khác, hoặc là xét nghiệm máu như thế nào,…đặc biệt bác đã xét nghiệm tổng thể các bệnh lý nội tiết, nhất là bệnh tiểu đường chưa. Nếu có thể, bác có thể scan hoặc photocopy toàn bộ giấy tờ xét nghiệm của bác gởi cho chúng tôi để giúp tư vấn tốt hơn bác nhé. Liên quan đến câu hỏi của bác, chúng tôi muốn đưa ra một số thông tin để giúp bác tìm hiểu xem mình có biểu hiện như thế này không?

Tê mỏi hạ chi, đau mỏi các bắp cơ toàn thân dù mình không vận động, vọp bẻ về đêm khiến mất ngủ và nhất là cảm giác kiến bò rần rần dưới da là lý do khiến chất lượng sống giảm. Nguyên nhân được chỉ ra là do chứng viêm thần kinh ngoại biên - một ảnh hưởng của bệnh tiểu đường! Lý do là vì xuất hiện bệnh lý viêm đa thần kinh ngoại biên thường không trầm trọng trước mắt đến độ phải gọi ngay xe cấp cứu, mặc dầu là bệnh lý đi kèm trong bệnh tiểu đường. Đường huyết càng không ổn định, mạng lưới thần kinh ngoạibiên càng dễ bị công kích bởi các phế phẩm sản sinh trong tiến trình rốiloạn biến dưỡng chất đường và chất béo. Tất nhiên không nhất thiết là chỉ bệnh tiểu đường mới gây nên các triệu chứng tê tê, rần rần rồi cuối cùng mất cảm giác như vậy đâu, mà có thể do hội chứng ống cổ tay do làm việc lâu ngày với nghề lái tàu, lái xe, đánh máy chữ, đánh máy vi tính trong hội chứng văn phòng, chấn thương cổ tay, cổ chân, làm việc quá sức các cơ của cơ thể. Trong bệnh đái đường, thêm vào đó là rối loạn điện giải, hậu quả là dẫn truyền thần kinh khó có tiến độ và chất lượng như mong muốn. cơ bắp ở tứ chi, đặcbiệt là vùng bàn chân dễ thiếu máu do xa tim, khi đó khó tránh thiếu dưỡng khí cũng như dưỡng chất trong khi chất sinh đau nhức như acid uric, acid lactic tích luỹ càng lúc càng nhiều. Người bệnh tiểu đường nếu không đau đâu đó, không tê vùng nào đó ngoài da mới là chuyện lạ!

Cơ chế sinh bệnh tuy không quá phức tạp, nhưng thầy thuốc lại gặp trở ngại khi điều trị vì thuốc giảm đau tuy có tác dụng trước mắt nhưng thuốc lại làm tăng
đường huyết, nghĩa là vô tình tiếp tay cho bệnh tiểu đường! Tình trạng đau nhức tê mỏi kéo dài là lý do khiến nạn nhân mất ngủ, trầm cảm, suy nhược thần kinh… và là đòn bẩy để đường huyết càng lúc càng dao động thất thường. Trước đây hai thập niên, ở Đức có khoảng 2,5 triệu người bệnh tiểu đường. Sau hơn hai mươi năm phát động phòng chống bệnh tiểu đường, ngành y tế ở Đức hiện nay đang phải đối đầu với thực tế là
không dưới 8 triệu người bệnh tiểu đường, nghĩa là 10% dân số. Đáng nói hơn nữa là tỷ lệ di chứng của bệnh từ mù mắt do thoái hóa võng mạc, bước qua suy thận cho đến trường hợp phải đoạn chi vì hoại tử, vẫn tăng chứ không giảm. Bài học đó cho thấy ở nước mình đang cần thầy thuốc giỏi về bệnh tiểu đường, cần thông tin cho người chưa bệnh đến thế nào?

            Do câu hỏi của bác chưa đủ thông tin, nên chúng tôi chỉ đưa ra một số thông tin có vẻ định hướng cho bác kiểm tra lại bản thân bệnh mình nhé. Thân chúc bác và gia đình khỏe!

Lê Thanh Trung, y tế Kon Tum, trungpham@

Hỏi: Xin các thầy cô ở Viện sốt rét KST-CT Qui Nhơn cho em hỏi hai loại thuốc Aralen và Tafenoquine này là loại gì mà em có thấy cho phép điều trị sốt rét cũng được vì một người bạn của em là bác sĩ tại Ý vừa về nước có cho em xem các tài liệu này. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi của bạn về câu hỏi, thực ra các thuốc trên không phải là thuốc mới mà một loại thuốc đã dùng từ lâu (ARALEN) và tafenoquine đang được tiếp tục nghiên cứu và có thể trong tương lai đưa vào sử dụng trong điều trị sốt rét thay thế cho primaquine (TAFENOQUINE), Aralen là một biệt dược của thuốc chloroquine phosphate, là một loại hợp chất 4-aminoquinoline dùng đường uống. Thuốc màu trắng, không mùi, vị đắng, chất tinh thể, hòa tan tự do trong nước. Aralen là một thuốc điều trị sốt rét và diệt amip (amebicidal drug). Về mặt hóa học, thuốc có công thức 7-chloro-4-[[4- (diethylamino)-1-methylbutyl]amino] quinoline phosphate (1:2). Mỗi viên thuốc có chứa 500 mg chloroquine phosphate USP, tương đương 300 mg chloroquine base. Trong các viên thuốc này có các thành phần không có hoạt tính là carnauba wax, colloidal silicon dioxide, dibasic calcium phosphate, hydroxypropyl methylcellulose, magnesium stearate, microcrystalline cellulose, polyethylene glycol, polysorbate 80, pregelatinized starch, sodium starch glycolate, stearic acid, titanium dioxide. Tafenoquine (còn gọi là WR 238605 hay SB-252263) là một loại thuốc 8-aminoquinoline được sản xuất bởi công ty GlaxoSmithKline đã khảo sát và thử nghiệm có hiệu lực tiềm năng trong điều trị sốt rét cũng như phòng bệnh sốt rét. Chỉ định thuốc tafenoquine là điều trị thể ngủ của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax (cũng như Plasmodium ovale) mà chúng vốn dĩ hay gây ra sốt rét tái phát sau khi đã điều trị thể vô tính thành công hay làm sạch thể vô tính. Thuốc này giờ đây đã được một số nghiên cứu chỉ định thay thuốc primaquine trong 14 ngày. Lợi điểm chính của Tafenoquine là thuocs có thời gian bán hủy dài (2–3 tuần) và do vậy, điều trị thuốc liều duy nhất có thể đủ để làm sạch thể ngủ. Liệu trình ngắn hơn cũng là một lợi điểm của thuốc này.

Tương tự primaquine, thuốc tafenoquine có thể gây nên tan máu trên các cá nhân thiếu men G6PD. Ngoài ra, thời gian bán hủy của thuốc Tafenoquine đề nghị dùng cẩn trọng để bảo đảm rằng các cá nhân thiếu men G6PD nghiêm trọng không dùng thuốc này. Liều dùng Tafenoquine chưa được xác lập, nhưng điều đối với Plasmodium vivax, dùng liều 800 mg trong 3 ngày đã được sử dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết, Một số tài liệu dưới đây bạn có thể tham khảo:

-     Shanks GD, Oloo AJ, Aleman GM et al. (2001). "A New Primaquine Analogue, Tafenoquine (WR 238605), for prophylaxis against Plasmodium falciparum malaria". Clin Infect Dis 33 (12): 1968–74.

-     Lell B, Faucher JF, Missinou MA et al. (2000). "Malaria chemoprophylaxis with tafenoquine: a randomised study". Lancet 355 (9220): 2041–5.

-     Elmes NJ, Nasveld PE, Kitchener SJ, Kocisko DA, Edstein MD (November 2008). "The efficacy and tolerability of three different regimens of tafenoquine versus primaquine for post-exposure prophylaxis of Plasmodium vivax malaria in the Southwest Pacific". Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene 102 (11): 1095–101.

-    Nasvelda P, Kitchener S. (2005). "Treatment of acute vivax malaria with tafenoquine". Trans R Soc Trop Med Hyg 99 (1): 2–5.

Lê Thị Thanh H. TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Hỏi: Xin các giáo sư, bác sỹ tại Viện SR KST-CT Qui Nhơn cho em hỏi em bị dị ứng đã nhiều nă m nay, cứ mỗi lần đi khám là bác sĩ lại cho em thuốc chống dị ứng, cứ nhiều năm nay, em không thây sao cả mà không biết dùng thuốc này lâu dài có thể ảnh hưởng gì không đến cơ thể mình không. Xin cho biết để em tránh, em cảm ơn rất nhiều!

Trả lời:
Cảm ơn câu hỏi thú vị của bạn, như một số thuốc khác, thuốc kháng histamin hay thuốc chống dị ứng (antihistamines) cũng có thể có một số tác dụng ngoại ý.Nhìn chung, vấn đề này óc ý nghĩa hơn với nhóm thuốc thế hệ một (first-generation antihistamines). Để xem một danh mục đầy đủ về các tác dụng ngoại ý của thuocs của bạn đang sử dụng, bạn có thể tham khảo thông tin trên tờ rơi của thuốc bạn đang dùng hoặc trên trang tin đề cập: “Medicines and Healthcare products Regulatory Agency (MHRA) hay websites electronic Medicines Compendium (eMC).

Vấn đề bạn hỏi thuốc dùng lâu dài có tác hại gì không, chúng tôi xin phúc đáp như sau:

Với thuốc thế hệ thứ nhất (First-generation antihistamines), một số tác dụng ngoại ý có thể gặp gồm:

  • Buồn ngủ,
  • Rối loạn hay suy giảm suy nghĩ;
  • Khô miệng;
  • Chóng mặt;
  • Táo bón;
  • Nhìn mờ;
  • Mất khả năng làm rỗng bàng quang hay đi tiểu không hết nước tiểu.

Điều quan trọng không ước tính đầy đủ các tác động của thuốc về buồn ngủ liên quan đến thuốc. Một số thuốc thuộc thế hệ 1 có thể làm giảm khả năng như phối hợp, thời gian phản ứng và điều khiển vấn đề uống rượu. Do vậy, điều rất quan trọng rằng bạn không nên lái xe hay sử dụng các trang thiết bị vận hành máy móc sau khi dùng thuốc antihistamine. Một số tác dụng ngoại ý ít gặp hơn là: mất ngủ, ác mộng, ảo giác,ngứa da, hoặc hiếm hơn là nhịp tim nhanh, đau thắt ngực.

Đối với các thuốc kháng histamine thế hệ hai (Second-generation antihistamines). Một số bệnh nhân sẽ có kinh nghiệm là mình bị buồn ngủ sau khi dùng thuốc, nếu có cảm giác đó thì không nên lái xe, không uống rượu và sử dụng hay vận hành máy móc. Cũng như buồn ngủ, một số tác dụng ngoại ý khác của nhóm thuốc thế hệ hai này gồm: nhức đầu, khô miệng, khô mũi, … Các tác dụng ngoại ý này thường xảy ra thời gian ngắn và mất đi nhanh chóng. Một số tác dụng ngoại ý hiến gặp hơn gồm: nhịp tim nhanh, đau thắt ngực. Cần thông báo xin lời tư vấn từ các bác sĩ của anh chi về khi gặp phải các triệu chứng tác dụng ngoại ý trên. Đối với thuốc kháng histamins thế hệ thứ 3 (Third-generation antihistamines), các thuốc trong nhóm này có một số tác dụng ngoại ý tương tự như nhóm thế hệ hai: Buồn ngủ, nhức đầu, khô miệng, khô mũi và cảm giác yếu người. Tuy nhiên, các thuocs kháng histamines thế hệ ba không tìm thấy các vấn đề về tim mạch. Đối với các thuốc H2 receptor antagonists, là các loại antihistamines mà các bác sĩ dùng để điều trị loét tiêu hóa dạ dày ruột, các tác dụng ngoại ý không thường gặp, nhưng có thể gồm: tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, ban đỏ ở da và mệt.

Lê Thanh Tuấn, 27 tuổi, Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, 0126354…..

Hỏi: Xin kính chào các bác sĩ của Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn cho tôi biết tôi bị bệnh sán dây được phát hiện chẩn đoán tại bệnh viện Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh có chính xác không vì tôi vừa xét nghiệm đốt sán ở đó. Tôi không biết phải điều trị như thế nào, nên có đến phòng khám BS tư ở Thủ Đức điều trị thì được các bác sĩ ở đây sau khi tra cứu trên trang website của mạng Viện ký sinh trùng Quy Nhơn và cho đơn thuốc Praziquantel, tôi không hiểu thuốc này dùng có điều trị bệnh của tôi không vì tôi sợ bác sĩ không có thuốc đã cho thuốc này thay thế, thuốc này dùng như thế nào và có độc tính ra sao vì vơ chồng tôi có dự định có con trong năm đến. Xin quý bác sĩ cho chúng tôi biết sớm.

Trả lời: Về xét nghiệm, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh có bề dày kinh nghiệm và có những thầy cô giáo của bao thế hệ và đặc biệt là Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ với bạn phần trả lời dưới đây: Thuốc Distocide mà bác sĩ ở Tuy Hòa kê đơn cho bạn hiện cũng đang là loại thuốc dùng để điều trị bệnh sán dây như bạn đang mắc phải. Thuốc này là một biệt dược của thuốc Praziquantel với hàm lượng viên là 600mg. Thuốc dùng rất an toàn và thường chỉ dùng liều duy nhất, nên rất khả thi khi sử dụng trong cộng đồng. Hơn nữa, sau khi dùng xong bạn có thể có dự kiến có thai đều tốt, sau liều dùng thuốc khoảng 5-7 ngày là yên tâm. Nhằm giúp bạn có thêm thông tin về thuốc này, chúng tôi đưa ra các thông tin sau:

Distocide 600 mg thuộc nhóm dược lý thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, ngoài biệt dược này còn có một số loại biệt dược khác đang sử dụng tại các quốc gia trên thế giới như Prazintel, Biltricid, Cysticid, Droncit, Cesol,…dạng đóng gói là viên nénbao phim, thành phần chính của thuốc là praziquantel, dẫn xuất pyrazino-isoquinolein. Thuốc praziquantel được sán hấp thu nhanh, tăng tính thẩm thấu của màng tế bào, dẫn tới mất calci nội bào, làm co cứng và liệt hệ cơ của sán nhanh chóng; đồng thời da của sán trưởng thành xuất hiện các mụn nước rồi sau đó bị vỡ tung và phân hủy. Về mặt dược động học, thuốc hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn khi uống trên 80%. Thuốc đạt nồng độ tối đa sau 1-3 giờ. Phân bố của praziquantel liên kết với protein huyết tương 80 - 85%. Thuốc được hấp thu nhanh và toàn bộ cơ thể sán. Thuốc xâm nhập được vào dịch não tuỷ và sữa mẹ. Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá qua gan. Thải trừ là chúng bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chuyển hoá. Thời gian bán thải của chất mẹ là1-1,5 giờ và chất chuyển hoá là 4 giờ. Về cơ chế tác dụng, Praziquantel có hoạt phổ chống sán rộng, bao gồm các loại sán lá, sán máng và sán dây. Thuốc có tác dụng trên cả ấu trùng và sán trưởng thành. Cơ chế tác dụng của Praziquantel: thuốc có tác dụng làm tăng tính thấm của màng tế bào ở sán dẫn đến mất Ca++ nội bào, làm co cứng và liệt cơ. Ngoài ra thuốc còn tạo ra các không bào trên da sán sau đó vỡ ra phân huỷ làm sán bị tiêu diệt. Chỉ định thuốc cũng không rộng lắm, điều trị sán máng ký sinh ở gan hay phổi do các loài Schistosoma haematobium, S. japonicum, S. mansoni và S. Mekongi, điều trị sán dây bò và sán dây lợn và ngoài ra chúng còn dùng trong một số bệnh lý sán lùn. Song, thuốc cũng bị chống chỉ định trong bệnh sán gạo sán trong mắt, bệnh gạo sán tuỷ sống. Nên thận trọng khi dùng praziquantel ở người bị suy gan (phải giảm liều), phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú (ngừng cho bú trong những ngày điều trị và 72 giờ sau điều trị vì thuốc qua được sữa mẹ), không được lái xe, điều khiển máy móc... trong khi dùng thuốc vì praziquantel gây chóng mặt, choáng váng. Thận trọng lúc dùng, phụ nữ đang nuôi con bú có thể dùng thuốc nhưng phải nghỉ cho bú trong ngày uống thuốc và sau đó 72 giờ nữa. Dung nạp thuốc thường tốt, có thể gây ra vài tác dụng phụ nhẹ và chóng hết như: chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng. Một số tác dụng ngoại ý hay gặp khi dùng nhóm thuốc này là khó chịu, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi. Các phản ứng chủ yếu do độc tố của sán tiết ra khi chết là buồn nôn, nôn, kích thích màng não, nhức đầu, động kinh. Để giảm các tác dụng không mong muốn, đặc biệt với thần kinh nên phối hợp với dexamethasone hoặc prednisolon. Về liều lượng dùng thuốc:

-      Nhiễm sán máng: liều thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi là 60 mg/ kg, chia làm 3 lần, cách nhau 4 - 6 giờ trong ngày.

-      Nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán lá ruột: uống 75 mg/ kg, chia làm 3 lần, trong 1 - 2 ngày.

-      Nhiễm sán dây lợn, sán dây bò, sán dây chó dùng liều duy nhất 10 mg/ kg cho cả ngườilớn và trẻ em.

-      Đối với bệnh ấu trùng sán lợn ở não: uống 50 mg/kg/ ngày, chia làm 3 lần , trong 14 đến 15 ngày (có thể đến 21 ngày đối với một số người bệnh).

-      Praziquantel thường uống ngay sau bữa ăn, nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai (thuốc có vị khó chịu, có thể gây buồn nôn)

-      Có thể dùng phối hợp praziquantel với dexamethason (6 - 24 mg/ ngày) hoặc Prednisolon (30 - 60 mg/ ngày) để giảm tác dụng phụ trên thần kinh trung ương ở những người bệnh mắc ấu trùng sán lợn ở não.

Hy vọng với phần trả lời câu hỏi của bạn ở trên, chúng tôi sẽ làm hài lòng với bạn.

Bạch Cẩm C, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Anan16@….hiện đang ở TP. Hồ Chí Minh

Hỏi: Em là sinh viên đại học y dược TP. Hồ Chí Minh, năm thứ 5 và đang dự định nghiên cứu đề tài về loại ký sinh trùng Echinococcus multilocularis. Xin các thầy cô cho em biết loài ký sinh trùng Echinococcus multilocularis là loại gì và có vai trò sinh bệnh học ở người như thế nào, bệnh này phân bố của bệnh này ở đâu là nhiều nhất để em dễ làm vì kinh phí NCKH rất ít của nhóm? Em kính chân thành cảm ơn!

Trả lời : Xin chào bạn đồng nghiệp trong tương lai của chúng tôi, nhân câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về loài ký sinh trùng (KST) này như sau:

Echinococcus multilocularis là một loại sán dây hình cyclophyllid cùng với một số thành viên khác của giống Echinococcus (đặc biệt là E. granulosus), sinh ra bệnh Echinococcosis trên một số động vật có vú sống trên mặt đất, gồm chó sói, cáo, chó rừng,động vật ăn thịt như loài ở Bắc Mỹ, chó nhà và con người. Không như E. granulosus, E. multilocularis sinh ra nhiều nang nhỏ (còn gọi là locules) mà chúng lan rộng khắp các cơ quan nội tạng của động vật nhiễm. Ăn phải hoặc nuốt phải các nang sán này, thường do chó ăn phải các loài gặm nhấm nhiễm, dẫn đến nhiễm nặng sán dây. Về phân loại khoa học thì loài KST này thuộc giới động vật, ngành Platyhelminthes, lớp Cestoda, bộ Cyclophyllidea, họ Taeniidae, giống Echinococcus, loài Echinococcus multilocularis (Leuckart, 1863). Người nhiễm phải E. multilocularis có thể không có triệu chứng trong nhiều năm. Theo sau giai đoạn không triệu chứng này thí các triệu chứng có thể xảy ra là đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng. Vàng da rất hiếm nhưng gan lớn là một dấy hay gặp. Chu kỳ sinh học của E. multilocularis liên quan đến các vật chủ chính hay vật chủ tiên phát và vật chủ trung gian hay vật chủ thứ phát, mỗi vật chủ gắn liền với các giai đoạn khác nhau của ký sinh trùng. Cáo và chó nhà cũng như các chó khác là các vật chủ chính đối với giai đoạn trưởng thành của ký sinh trùng sán này. Đầu sán dây dính liền với niêm mạc ruột nhờ vào móc và giác hút. Rối tiếp đến, nó sinh ra hàng trăm trứng nhỏ, phát tán ra phân (Vuitton, 2009). Các động vật gặm nhấm hoang dại như chuột đóng vai trò như các vật chủ trung gian. Trứng bị tiêu hóa phải các loài gặm nhấm phát triển trong gan, phổi và các cơ quan khác để hình thành nên các nang multilocular. Người cũng có thể trở thành vật chủ trung gian thông qua tiếp xúc các động vật nhiễm hay ăn phải thức ăn, rau quả và nước nhiễm mầm bệnh. Chu kỳ hoàn thành sau khi một con cáo hay con chó ăn phải con gặm nhấm nhiễm nang. Các ấu trùng trong nang phát triển thành sán dây trưởng thành trong hệ tiêu hóa của vật chủ chính (Vuitton, 2009). Về phân bố bệnh này ở Việt Nam, theo chúng tôi có được những thông tin và báo cáo thì số báo cáo và dữ liệu về căn bệnh này vẫn còn hạn hữu. Ngoại trừ một số trường hợp hiếm nơi mà người nhiễm bị ăn bởi chó, con người khi đó sẽ là vật chủ tình cờ hay dead-end (một hình thức vật chủ trung gian không cho phép lan truyền đến vật chủ chính) đối với E. multilocularis. Tóm tắt chu kỳ như sau:

  1. Sán trưởng thành có mặt trong ruột của vật chủ chính;
  2. Trứng đào thải qua phân, tiêu hóa phải bởi con nguwoif hay vật chủ trung gian;
  3. Onchosphere xuyên thành ruột, mang thông qua mạch máu làm đóng quánh đến các cơ quan;
  4. Các nang hydatid cysts phát triển trong gan, phổi, não và tim;
  5. Các protoscolices (hydatid sand) bị ăn phải các vật chủ chính;
  6. Các protoscolices bị nuốt phải dính vào thành ruột non và phát triển thành sán trưởng thành.

Về hình thái học, sán trưởng thành là một sán dây nhỏ có chiều dài 3- 6mm và sống trong ruột non của chó. Các đốt sán chứa một đầu với giác hút và các móc này có thể dính vào niêm mạc ruột, vì sán dây này không có hệ tiêu hóa. Một cái cổ ngắn nối cái đầu với ba proglottids, các phần cơ thể của sán chứa trứng đào thải ra phân sau đó. Về chẩn đoán thì các chẩn đoán huyết thanh và chấn đoán hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh này. Thông thường các test huyết thanh sử dụng là các test kháng thể, ELISA và ngưng kết gián tiếp IHA. Cũng có thể dùng phản ứng trong da dị ứng (Casoni test) để chẩn đoán bệnh nhân. Chẩn đoán hình ảnh gồm X-quang, CT scan, CAT scans, MRI và siêu âm. Bệnh ở phế nang hay phổi
Alveolar Echinococcosis (AE) là một bệnh giun sán có thể gâychết người, gây ra bởi ấu trùng sán dây E. multilocularis. Bệnh biểu hiện là một mối de dọa y tế công cộng nghiêm trọng tại Trung Quốc, Siberia và Trung Âu. Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh dường như đang gia tăng tại châu Âu, không chỉ tại các vùng lưu hành cũ mà còn liên quan đến các quốc gia láng giềng đó. AE trước hết tác động trên gan nhờ vào làm rối loạn tế bào gan như ung thư gan, do đó chúng trở nên rất nguy hiểm và khó chẩn đoán. Nếu nhiễm trùng lan tỏa, di căn, chúng có thể lan rộng đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể và có thể gây tử vong nếu không điều trị. Điều trị phổ biến nhất đối với thể AE chính là phẩu thuật loại bỏ ký sinh trùng. Vì khóa và không phải luôn luôn có thể loại bỏ toàn bộ ký sinh trùng, nên các thuốc như Albendazole được dùng để giữ cho nang khỏi phát triển tái phát. Hướng dẫn bởi hệ thống Tumor-Node-Metastasis (TNM) system trong đánh giá ung thư gan, thì mạng lưới đánh giá European Network for Concerted Surveillance of Alveolar Echinococcosis và nhóm làm việc World Health Organization Informal Working Group o­n Echinococcosis, một hệ thống phân loại lâm sàng đã được đề xuất. Bảng phân loại này đã được thiết kế như hệ thống "PNM" với (P = parasitic mass, N = involvement of neighboring organs, M = metastasis). Hệ thống được phát triển thông qua một phân tích hồi cứu ghi nhận từ 97 bệnh nhân ở Pháp và Đức (hai trung tâm điều trị). Trong số các đặc điểm khác, hệ thống đã cân nhắc và vị trí hóa ký sinh trùng trong gan, các tổn thương liên quan mở rộng, vùng và di căn xa. Về điều trị, nếu không có điều trị đặc hiệu, khoảng 94% bệnh nhân mắc bệnh này tử vong trong vòng 10-20 năm sau khi chẩn đoán. Hiện tại, benzimidazoles (như albendazole/ mebendazole) được dùng để điều trị AE: chỉ làm dừng sự tăng sinh và thật sự không diệt hết KST, các tác dụng ngoại ý như là tổn thương gan.

-     2-ME2, một chất chuyển hóa tự nhiên của estradiol được thử nghiệm cho một số kết quả trên in vitro: sao chép 14-3-3-pro-tumorogenic zeta-isoform giảm, gây tổn thương đến lớp té bào mầm nhưng không giết ký sinh trùng trên in vivo;

-     Điều trị thuốc phối hợp albendazole/2-ME2 cho kết quả tốt nhất giảm gánh nặng của sán;

-     Mặc dù có sự cải thiện trong hóa liệu pháp bệnh Echinococcosis bới thuốc nhóm benzimidazole, song loại bỏ hoàn toàn sán không thể đạt được trên hầu hết bệnh nhân, mặc dù có một số nghiên cứu chỉ ra điều trị kéo dài với mebendazole có thể gây chết ký sinh trùng.

-    Liên quan đến phân bố bệnh, tỷ lệ mắc mới nhiễm trùng ở người với E. multilocularis và bệnh đang có xu hướng gia tăng ở các vùng thành phố, vì các con cáo hoang dại (một ổ chứa quan trọng của chu kỳ hoang dại) đang di chuyển đến thành phố và vùng ngoại ô và nơi có điều kiện tiếp xúc gần với quần thể người (Vuitton, 2009). Do vậy nếu các động vật nhiễm bị săn bởi các con cáo bị săn sẽ có nguy cơ lan rộng. Trẻ em, các nhân viên y tế và vật nuôi có nguy cơ ăn phải nang sau khi tiếp xúc với phân của các con cáo hoang dại nhiễm bệnh. Ngay cả khi cải thiện y tế và quốc gia phát triển, tỷ lệ AE cũng khó có thể giảm (Vuitton, 2009).

-     Một nghiên cứu bởi các nhà KST thú y tại đại học Purdue chỉ ra bệnh có đang lan rộng khắp phía Trung tây của Mỹ, nơi đó trước đây rất hiếm xuất hiện hay không tồn tại. Ngoài ra, bệnh còn mở rộng đến châu Âu trong vài thập niên qua.

Bạn có thể xem thêm hoặc tham khảo tại một trang web về loài ký sinh trùng gây bệnh này:

-     Kayacan SM, Vatansever S, Temis S, Uslu B, Kayacan D, Akkaya V, Erk O, Saka B, Karadug A, Turkmen K, Yakar F, Guler K. Alveolar echinococcosis localized in the liver, lung and brain. Chin Med J 2008: 121 (I) 90-92.

-    John, David T., Petri Jr., William A. “Markell and Voge’s Medical Parasitology, 9th Edition”. St. Louis: Elsevier, 2006.

-    Kern P, Sato N, Vuitton DA. WHO classification of alveolar echinococcosis: principles and application. Parasitol Int 2006: 55: S283. Epub 2005 Dec 15.

-     Spicher M, Naguleswaran A, Ortega-Mora LM, Müller J, Gottstein B, Hemphill A (March 2008). "In vitro and in vivo effects of 2-methoxyestradiol, either alone or combined with albendazole, against Echinococcus metacestodes". Exp. Parasitol. 119 (4): 475.

-     Drisdelle R. Parasites. Tales of Humanity's Most Unwelcome Guests. Univ. of California Publishers, 2010. p. 96. ISBN 978-0-520-25938-6.

Hy vọng với các phần phúc đáp trên với bạn sẽ là các thông tin hữu ích cho NCKH này. Chúng tôi luôn sẵn sàng đón bạn khi ra trường để cộng tác trong làm việc và nghiên cứu khoa học

Lý Nguyên H, bệnh viện đa khoa tư nhân An Giang, 0908….

Hỏi: Xin các thầy cô cho em biết về ưu điểm cũng như hiệu quả của xét nghiệm test nhanh SD 05FK60 so với xét nghiệm kính hiển vi thường quy trong chẩn đoán sốt rét. Vì bệnh viện em định đặt mua loại test này để tầm soát các ca bệnh sốt rét đi Campuchia trở về. Em chân thành cảm ơn!

Trả lời: Câu hỏi của bạn thật thú vị và cũng có rất ít nghiên cứu về loại test này, chúng tôi chỉ thấy có một vài kết quả, đặc biệt là nghiên cứu so sánh giữa test với SD 05FK60 trong chẩn đoán sốt rét – rút kinh nghiệm từ nghiên cứu của Tổ chức y tếkhông biên giới tại Myanmar, Hà Lan (Médecins Sans Frontières) do nhóm tác giả Cara S Kosack, Wint T Naing, Erwan Piriou, Leslie Shanksđăng tải trên tạp chí Malaria Journal 2013, 12:167, doi:10.1186/1475-2875-12-167.

Kết quả cho thấy, Các test chẩn đoán nhanh sốt rét (RDTs_Rapid diagnostic tests) thường được sử dụng trong chương trình Médecins Sans Frontières (MSF) nhằm phát hiện các ca sốt rét cấp tính, chương trình trong vùng gồm có cả Plasmodium falciparum và non-falciparum (Plasmodium ovale, Plasmodium malariaePlasmodium vivax) sử dụng dải băng chẩn đoán 3 band P. falciparum/ Pan test như SD Bioline Malaria Ag P.f/ Pan 05FK60 (Standard Diagnostics, Kyonggi, Republic of Korea), được sử dụng tại các cơ sở y tế MSF-Holland clinics tại bang Rakhine, Myanmar. Mặc dù các báo cáo ấn bản nhìn chung thực hành test tốt, các nhân viên nghi ngờ đã sử dụng test này cho kết quả chẩn đoán rất chính xác.

 
Họ đã sử dụng song song test RDTs này với kính hiển vi tại hai cơ sở y tế tại bang Rakhine, Myanmar trong thời gian 14 tháng. Số liệu cho thấy tổng số 2.585 mẫu máu từ các bệnh nhân nghi ngờ sốt rét (không có bệnh nhân mang thai) được xét nghiệm bởi test SD 05FK60 và kính hiển vi lam nhuộm giêm sa từ tháng 10.2010 đến tháng 12.2011, dùng kính hiển vi như chuẩn vàng đối chiếu chẩn đoán 531 ca P. falciparum và 587 P. vivax hoặc nhiễm đơn thuần P. malariae. Độ nhạy
của test phát hiện P. falciparum dựa vào SD 05FK60 là 90,2% (95% CI: 87,4 – 92,6) và đối với P. vivax/ P. malariae là 79,4% (95% CI: 75,9 – 82,6). Độ đặc hiệu đối với P. falciparum dựa vào SD 05FK60 là 98,5% (95% CI: 97.7-99.1) và đối với P. vivax/ P. malariae là 98,7% (95% CI: 97,9 – 99,2). Độ nhạy đối với loài P. falciparum trên 91% đối với mật độ KSTSR > 100 – 1.000 KST thể vô tính/μl và tăng lên đối với P. vivax/ P. malariae với mật độ thấp hơn so với P. falciparum lần lượt 25/408 và 13/420 ca. Nhìn chung, trong điều kiện thực địa tại Myanmar, test SD 05FK60 đã phát hiện sốt rét bởi P. vivax/P. malariae thấp hơn P. falciparum. Độ nhạy cải thiện khi tăng mật độ KSTSR lên cao. Test SD 05FK60 đủ điều kiện để sử dụng có độ tin cậy cao ở những nơi mà hệ thống điểm kính hiển vi chưa đạt chất lượng.

Hy vọng với các thông tin trên, bạn sẽ chọn loại test cho bệnh để áp dụng song song với xét nghiệm lam máu nhuộm giêm sa để bao quát và không bỏ sót ca bệnh sốt rét. Thân chúc bạn khỏe!

Huỳnh Viết L, ….27 tuổi, CT PBCC, học viên quân y…

Hỏi: Em xin các thầy cho em biết lợi ích và giá trị của các loại xét nghiệm Kato-Katz, Wet Mount, Formol - Ether Concentration trong chẩn đoán bệnh ký sinh trùng đường ruột vì em đang học năm cuối của y khoa và muốn làm đề tài so sánh các phương pháp chẩn đoán . Em xin nhận được câu trả lời sớm nhất để đăng ký thực hiện đề tài với nhà trường, em chân thành cảm ơn.

Trả lời: Xin chào một đồng nghiệp quân y trong tương lai đến, liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi rất vui khi chỉa sẻ với bạn về một bài báo đăng tải nghiên cứu tại Ethiopia trong thời gian gần đây có đề cập với bạn về so sánh các phương pháp chẩn đoán này với tiêu đề: “Comparison of the Kato-Katz, Wet Mount, and Formol-Ether Concentration Diagnostic Techniques for Intestinal Helminth Infections in Ethiopia” ISRN Parasitology, Volume 2013 (2013), Article ID 180439, 5 pages, http://dx.doi.org/10.5402/2013/180439 của nhóm tác giả Mengistu Endris, Zinaye Tekeste, Wossenseged Lemma, and Afework Kassu tại trung tâm nghiên cứu trường Biomedical and Laboratory Sciences, College of Medicine and Health Sciences, University of Gondar, P.O. Box 196, Gondar, Ethiopia vào năm 2012.

Với mục đích nghiên cứu này là đánh giá khâu thực hành về bệnh ký sinh trùng (độ nhạy,
giá trị dự kiến ấm tính của kỹ thuật Wet mount, formol-ether concentration (FEC) và Kato-Katz trong việc xác định các nhiễm trùng ký sinh trùng đường ruột. Tổng số 354 mẫu phân thu thập được từ các sinh viên tại Tây bắc của Ethiopia và sàng lọc với kỹ thuật Kato-Katz, Wet mount FEC xem xét sự có mặt của ký sinh trùng đường ruột hay không? Vì không có xét nghiệm nào là chuẩn vàng để phát hiện ký sinh trùng đường ruột, nên kết hợp nhiều kết quả từ ba phương pháp được sử dụng như bộ chuẩn vàng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sử dụng đơn thuần Wet mount, FEC và Kato-Katz lần lượt là 38.4%, 57.1%, và 59%. Dùng kết quả phối hợp của 3 kỹ thuật như chuẩn để phát hiện ký sinh trùng, độ nhạy và giá trị dự kiến ấm tính (NPV) của Kato-Katz là 81% (CI=0.793 - 0.81) và 66.2% (CI=0.63 - 0.622). Kỹ thuật FEC phát hiện 56 mẫu âm mà chỉ ra dương tính theo bộ chuẩn vàng là 78,3% (CI=0.766 - 0.783) và 63.2% (CI=0.603 - 63). Ngoài ra, Kato-Katz phát hiện 113 ca âm tính với chỉ kỹ thuật Wet mount. Giá trị phù hợp giữa Wet mount và Kato-Katz để chẩn đoán cho giun đũa Ascaris lumbricoides và giun móc mỏ là rất cao. Trên đây là một số kết quả giúp cho bạn tham khảo để nghiên cứu tốt hơn. Thân chúc bạn khỏe!

Nguyễn Thị Hồng V….36 tuổi, Vĩnh Long, 0904…

Hỏi: Xin chào các bác sĩ và dược sĩ ở Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn, em có đọc một số báo có nói về thuốc gốc và thuốc biệt dược liên quan đến lợi ích kinh tế rất nhiều, nhưng thực sự chưa hiểu ro ràng nó như thế nào. Xin các bác sĩ viết rõ cho em hiểu có được không ? Em xin cảm ơn nhiều!

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời với bạn các khía cạnh liên quan đến thuốc gốc như sau:

Thuốc gốcthuốc tương đương sinh học với biệt dược về các tính chất dược động họcdược lực học, được sản xuất khi quyền sở hữu công nghiệp của biệt dược đã hết hạn, nhờ đó thường được bán với giá rẻ.Thuốc gốc giống với biệt dược về liều lượng, độ an toàn, nồng độ, tác dụng, cách dùng và chỉ định.Thuốc gốc thường được sản xuất bởi các công ty dược nhỏ, không đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thuốc mới. Việc nghiên cứu thuốc mới thường rất tốn kém nên thường được tiến hành bởi các công ty dược lớn và được bán với giá cao trong thời gian bằng sáng chế chưa hết hạn để bù đắp chi phí. Các nhà sản xuất thuốc gốc không phải trang trải chi phí này nên giá thường rẻ hơn nhiều so với biệt dược đầu tiên. Thuốc gốc có thể được sản xuất hợp pháp khi:

-     Bằng sáng chế đã hết hạn,

-     Công ty thuốc gốc xác nhận bằng phát minh của công ty biệt dược không có hợp pháp, không có giá trị cưỡng chế hoặc không bị xâm phạm,

-     Thuốc không được giữ bằng sáng chế, hoặc

-     Ở những nước bằng sáng chế không có hiệu lực.


             Thời gian bảo hộ bằng sáng chế khác nhau ở mỗi nước và khác nhau cho từng loại thuốc. Thường cũng không thể làm lại bằng sáng chế sau khi nó hết hạn. Một số thầy thuốc và bệnh nhân do dự khi dùng thuốc gốc vì lo ngại chất lượng của chúng. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp khác biệt giữa biệt dược và thuốc gốc chỉ là giá cả và tên gọi. Ở Hoa Kỳ, Cơ quan quản lý thực phẩm vàdược phẩm (FDA) chịu trách nhiệm bảo đảm thuốc gốc có tính hiệu quả và an toàn. Nhà sản xuất thuốc gốc cần chứng minh công thức của họ thể hiện tương đương sinh học so với sản phẩm tên biệt dược. Tên thuốc gốc có thể là tên khoa học, danh pháp quốc tế (INN, International Nonproprietary Name) hoặc danh pháp theo quy định của các nước (USAN của Hoa Kỳ, BAN của Anh...) của dược chất hay hoạt chất chứa trong công thức tạo nên dược phẩm. Một số công ty cũng đặt tên biệt dược cho thuốc gốc. Ví dụ, Valium là tên biệt dược đầu tiên cho Diazepam (thuốc an thần) của hãng Roche. Hiện nay thuốc này đã hết hạn độc quyền và được sản xuất với tên thuốc gốc là Diazepam hoặc tên biệt dược khác như: Seduxen (Hungaria), Diazepin (Bulgaria), Relanium (Ba Lan), Rival (Mỹ), Eurosan (Thụy Sĩ), Diazefar (Việt Nam) v.v... Vì các lý do trên, nên thuốc gốc và thuốc “không gốc” sẽ khác nhau về giá trị kính tế, hy vọng bạn đã hiểu!

 

Ngày 07/02/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích