Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 9 9 3 0
Số người đang truy cập
4 7 0
 
Trả lời câu hỏi bạn đọc về chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng tháng 11/2013

Nguyễn Viết Tuấn, 56 tuổi, Hải Hậu Nam Định,….

Hỏi: Tôi làm nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với vùng sông nước và nông nghiệp, ruộng trủng ở vùng quê nhà, đồng thời dân nông thôn thường xuyên thả vịt chạy và ăn ngoài đồng ruộng-nơi chúng tôi hay đi làm ở đó. Gần đây, nhiều người dân trong lànghôn và cả tôi cũng hay bị ngứa hai hai cẳng chân, tôi có nghe về sán máng vịt nguy hiểm và gây dấu hiệu như tôi đang bị. Tôi xin hỏi tôi và khả năng các người trong làng tôi dễ bị loại sán này không? Triệu chứng ra sao, điều trị như thế nào?

Trả lời:

Bệnh viêm da ấu trùng sán vịt là một trong các loại bệnh viêm da do vi sinh vật. Ấu trùng sán vịt sống trong cơ thể ốc, vịt bơi lội trong các ruộng nước mò ăn nên sau thời gian ấu trùng sống ký sinh trong ruột vịt. Khi đi ngoài, ấu trùng đó theo phân ra và bám vào da người gây bệnh. Vị trí khu trú của các tổn thương thường thấy ở các phần ngâm dưới nước: ở chân từ bàn chân đến đầu gối; ở tay từ bàn tay đến khuỷu tay nhất là các kẽ ngón và rìa ngón tay, móng tay. Tại chỗ ấu trùng bám vào da xuất hiện những nốt sẩn tịt riêng rẽ giống như muỗi đốt. Ngày đầu những nốt sẩn này sưng và màu đỏ tươi, sang ngày thứ 2 hoặc 3 chuyển thành màu đỏ sẫm, về sau giảm dần và tại chỗ nổi sẩn đỏ ấy phát ra một mụn nước nhỏ bằng đầu ghim. Từ vài giờ đến nửa ngày sau khi xuống ruộng tiếp xúc với nước, người bệnh thấy ngứa - đây là triệu chứng điển hình, đặc biệt là khi mặt trời lên, nước ấm hơn thì ngứa càng tăng dữ dội. Người bệnh gãi nhiều, các vết sẩn nhiễm khuẩn mưng mủ, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ ngày một nặng thêm. Khi bị viêm da ấu trùng sán vịt, người bệnh thường được bôi sunfat đồng 5% vào các vết sẩn để giảm ngứa, các vết bị mưng mủ bôi dung dịch xanh methylen 2% và nếu bội nhiễm nặng phải dùng kháng sinh.
 
 

Hoàng Văn B. 59 tuổi, Tuy Hòa, Phú Yên, levan213@....

Hỏi: Tôi xin chào các bác sĩ và chúc các bác sức khỏe. Tôi đã 59 tuổi bị gut và tăng huyết áp, mỡ máu cao gần 5 năm nay, đang dùng thuốc zyloric (allopurinol), thuốc hạ nỡ máu, thuốc cao huyết áp hàng ngày. Tôi không biết dùng lâu dài như vậy có tác hại gì không, có thể dùng ngắt quãng hay không. Mong các thầy thuốc của Viện trả lời cho tôi sớm để trách tác hại do thuốc. Tôi chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chúng tôi rất cảm ơn bác đã tín nhiệm bạn biên tập của trang tin để đặt câu hỏi tư vấn về tác dụng phụ hay tác dụng ngoại ý của một số thuốc điều trị các bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, thuốc hạ mỡ máu và thuốc điều trị gút trên cơ thể bác. Xin bác lưu ý cho là không phải trường hợ nào chỉ số acid uric tăng cao trong máu cũng đề phải dùng thuốc điều trị mà nên điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa chứ không nên tự ý mua thuốc dùng bác nhé. Cũng phải nói răng các thuốc bác đề cập không phải như thuốc huyết áp bác có thể dùng lâu dài, ngược lại thuốc điều trị gút và thuốc hạ mỡ trong máu chỉ dùng một thời gian sau đó nên xét nghiệm kiểm tra máu / huyết thanh lại để xem lại các chỉ số acid uric, cholesterol, triglyceride, lipid máu đã trở về ngưỡng mong muốn hay chưa để mà điều chỉnh hoặc ngưng thuốc tốt nhất. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc kết hợp với kiêng khem trong chế độ ăn, uống không phải là không quan trọngmà nó có thể góp phần trong chữa bệnh quan trọng đến 90% trong một số bệnh lý.
 

Tác dụng ngoại ý của thuốc điều trị gút

Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp tác dụng ngoại ý của zyloric hay allopurinol như sau: allopurinol là thuốc điều trị giảm acid uric trong máu với các biệt dược nhiều biệt dược trên thị trường như Zyloric, Allorine, Zyrimax… Thuốc hiện nay được dùng điều trị rộng rãi trong bệnh gout. Bệnh nhân dùng allopurinol cần chú ý phòng ngừa và biết cách xử lý khi gặp tác dụng không mong muốn do thuốc. Tác dụng ngoại ý thường gặp và hiếm gặp như khi dùng lâu dài:
 

·Nôn và buồn nôn. Bạn nên chia thành nhiều bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày. Uống nhiều nước nếu bạn ốm;

·Dị ứng da như phát ban, bong da, mụn nhọn hoặc bạn cảm đau môi, miệng. Khi gặp những dấu hiệu trên, hãy liên lạc ngay với bác sỹ;

·Mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ gà, ngủ gật. Bạn nên tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc khi buồn ngủ;

·Gây viêm gan, xét nghiệm máu để giảm liều hoặc dừng thuốc;

·Đau đầu, hoa mắt, rối loạn vị giác, tăng huyết áp, rụng tóc, mệt mỏi;

·Allopurinol thường phải dùng trong một thời gian dài. Ít gặp tác dụng không mong muốn. Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng sinh con. Tuy nhiên bệnh nhân cần nên chú ý;

·Kiểm tra chỉ số acid uric trong máu trong vài tháng điều trị nhằm đánh giá tác dụng của thuốc và định kỳ khám lại.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú ý đến một số tương tác thuốc:

·Tương tác thuốc Allopurinol có thể tương tác với một số thuốc khác. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ khi uống kèm với thuốc khác bao gồm cả thảo dược hoặc liệu pháp thiên nhiên. Bạn cũng nên thận trọng khi thay đổi chuyên gia khớp hoặc bác sỹ khác;

·Tương tác thuốc có thể xảy ra nghiêm trọng khi dùng với azathioprine (Imuran) hoặc mercaptopurine (Puri Nethol);

·Một số thuốc có thể làm giảm tác dụng allopurinol bao gồm: warfarin, ampicillin, amoxicillin, thiazide và sulfinpyrazone;

·Có thể dùng kèm thêm aspirin với liều dùng thấp để ngăn ngừa cơn đau tim cấp nhưng nên tránh dùng aspirin liều cao vì nó làm tăng acid uric huyết thanh; 

Tất cả bệnh nhân dùng allopurinol nên thường xuyên tái khám để theo dõi quá trình điều trị đồng thời giảm nguy cơ tác dụng không mong muốn. Định kỳ kiểm tra acid uric trong máu. Nếu gặp phải khó khăn trong điều trị, hãy hỏi tư vấn của bác sỹ hoặc các chuyên gia khớp.
 

Tác dụng ngoại ý của thuốc điều trị hạ mỡ máu

·Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa đưa ra cảnh báo mới về những tác dụng phụ có thể gặp như ảnh hưởng đến trí nhớ (mất trí nhớ, nhầm lẫn), tăng đường huyết, đái tháo đường type 2 của thuốc hạ mỡ máu phổ biến thuộc nhóm statin. FDA cũng yêu cầu các công ty cần in những tác dụng phụ này trên tờ thông tin thuốc đính kèm;

·Chuyên gia FDA phụ trách các sản phẩm liên quan đến bệnh chuyển hóa và nội tiết cho rằng thầy thuốc và bệnh nhân cần những thông tin mới nhất về nguy cơ tác dụng phụ để cân bằng với lợi ích quan trọng trong việc hạ mỡ máu, giúp ngăn ngừa các biến cố tim mạch mà nhóm thuốc này mang lại.

Hy vọng với phần chia sẻ các thông tin về tác dụng ngoại ý ở trên giúp bác dùng thuốc an toàn hơn trong thời gian đến.

Hoàng Thị Vinh N. 46 tuổi, thành phố Quy Nhơn, 0906…..

Hỏi: Xin các bác sĩ cho tôi biết tôi đau nửa đầu đã 2 năm nay (đi khám ở Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều chẩn đoán như vậy). Vậy đau nửa đầu có nguyên nhân từ mạch máu não là gì, điều trị ra sao là tốt nhất. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Những triệu chứng khủng khiếp của căn bệnh đau nửa đầu (Migraine) khiến nạn nhân nhiều phen hoảng hốt, có người cho rằng mình bị tâm thần, có người tưởng mình bị khối u trong não, lại có người đi nạo xoang mãi mà đau vẫn hoàn đau...Sự tấn công của gốc tự do được xem là nguồn gốc sinh bệnh Migraine.
 

Thông kê cho thấy, cơn đau nửa đầu phổ biến mà y học gọi là Migraine khiến hơn 10% dân số phải chịu trận. Cơn đau đầu đến bất thình lình như búa bổ, mắt mờ, mắt nhìn ánh đèn chói lại càng đau. Rồi xuất hiện cơn buồn nôn, có khi nôn đến mật xanh, mật vàng...Có trường hợp đau nhói nửa đầu, cơn đau càng giật mạnh theo nhịp thở, khiến nhiều người bị “đo ván” hàng giờ đồng hồ trong phòng làm việc, dù uống thuốc giảm đau, nhưng vẫn chẳng thấy ăn thua. Gặp tiếng ồn của xe cộ hay máy móc là đầu như muốn nổ tung. Sau mỗi đợt đau đầu như vậy, nạn nhân thường rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài...

Migraine là chứng thường gặp trong các bệnh đau đầu, nếu không được điều trị, cơn đau có thể kéo dài tới vài giờ. Những người bị đau nửa đầu không chỉ bị cơn đau hành hạ, mà lâu ngày, chứng bệnh còn dẫn đến những hậu quả nguy hại khác cho sức khoẻ, như trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, dẫn đến mất thị lực và mù vĩnh viễn. Theo Tổ chức Y tế thế giới, Migraine được xếp là một trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây thương tật và ngày càng là vấn nạn lớn.
 

Theo các nghiên cứu gần đây, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch nitric oxide và histamine. Tình trạng này xảy ra quá mức làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu. Những cơ chế phức tạp này dẫn đến những rối loạn mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau nửa đầu.

Nghiên cứu tại Đại học Graz (Áo) cho thấy, ở những bệnh nhân đau nửa đầu, các men chống gốc tự do thấp hơn nhiều so với nhóm bình thường. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra chỉ số phản ứng oxy hóa trong máu tăng cao, sinh ra vô số gốc tự do gây hại cho mạch máu. Ngoài tác nhân gốc tự do, những cơn đau nửa đầu còn là hậu quả của các yếu tố khác, như sự di truyền gen dễ bị tổn thương, ảnh hưởng của các kích thích dây thần kinh cảm giác, sự phóng thích các peptides thần kinh...Chống gốc tự do, ngăn chặn những cơn đau nửa đầu

Hiện nay, điều trị đau nửa đầu bao gồm điều trị cơn đau cấp và điều trị dự phòng. Nghỉ ngơi cơ thể và tinh thần là biện pháp cần thiết trong mọi trường hợp đau đầu. Thuốc giảm đau không nên dùng liên tục trong thời gian dài, vì có thể gây ra tác dụng phụ...Việc bổ sung các chất chống gốc tự do gần đây đã được các nhà khoa học khuyến cáo nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu Migraine. Các chất chống gốc tự do quý có trong thiên nhiên, như trong Blueberry, giúp hạn chế sản sinh các chất giãn mạch, giảm phản ứng viêm, bảo vệ thành mạch máu, khơi thông dòng máu cho não.

Mặt khác, các chất chống gốc tự do trong blueberry có khả năng vượt qua hàng rào máu não, kích hoạt các men bảo vệ não như catalase, superoxide dismutase... Các men này có nhiệm vụ bảo vệ tế bào thần kinh, vô hiệu hóa sự tấn công của gốc tự do, kích thích sự hoạt động của các tín hiệu thần kinh trong não và cải thiện đáng kể các triệu chứng đau đầu.

Thân chúc bạn khỏe!

Vũ D., 27 tuổi, sinh viên bách khoa, P4, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hỏi: kính thưa các bác sĩ, tôi bị đau da đầu cách nay 5 ngày tưởng là bị viêm nhiễm trên da đầu nên gây đau như vậy, nhưng sau khi tôi đi khám da liễu tại hai bệnh viện Da liễu và Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh thì không phát hiện ra nguyên nhân nào, tôi hiện tại vẫn còn đau, mong các sĩ cho biết về hiện tượng này!

Trả lời:

Phải nói rằng đây là một câu hỏi rất thú vị và rất khó trả lời vì nguyên nhân đến nay vẫn không phải lúc nào cũng khu trú được về nguyên nhân chính xác khi đặt ra vấn đề điều trị cho hầu hết bệnh nhân. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân mà chúng tôi có được liên quanđến đau da đầu, bạn có thể tham khảo thêm trên tài liệu “What are the causes of a sensitive and painful scalp? Trên các trang khoa học chuyên ngành thế giới.
 

Nhạy cảm hay đau da đầu có thể có liên quan đến vấn đề sức khỏe nhẹ hoặc đau nghiêm trọng. Nhạy cảm hoặc đau từ ngứa da đầu có thể là một thách thức cho bạn. Đau trên da đầu là một sự nhạy cảm đau quan trọng trong đầu bạn mà có thể gây khó chịu. Mức độ đau có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng và có thể diễn tiến trong một thời gian ngắn hay đau mạn tính trên da đầu của bạn. Tình trạng y khoa đó như là các vấn đề về da hay có vấn đề trong não bộ của bạn. Các vấn đề về lối sống như tắm nắng, cấy tóc cũng có thể gây nên da đầu nhạy cảm và đau nhiều hơn.

Phẩu thuật não

Trước khi phẩu thuật não, tóc trên da đầu của bạn được cạo sạch và trong suốt quá trình phẩu thuật sẽ cắt rạch trên da đầu. Da đầu được kéo lên trong khi phẩu thuật. Bạn có thể có nhiều mức độ đau khác nhau sau khi phẩu thuật não và dùng thuốc để quản lý cơn đau này. Sưng phồng não có thể khiến cho da đầu đau hơn. Thời gian chữa lành sẽ gồm nhạy cảm của da đầu.

Nhức đầu

Đau đầu là một nguyên nhân thường gặp của da đầu nhạy cảm và đau bao gồm do từ sự căng, loại đau nửa đầu hoặc theo từng chùm. Nhức đầu có thể do một loạt nguyên nhân mức độ đau khác nhau. Sự bất an khó chịu trên da đầu có thể do nguyên nhân từ cơ bị thắt chặt và co kéo hay từ một hội chứng đập mạch “throbbing symptoms” trên đầu.

Bỏng nắng

Bỏng nắng trên da đầu là đau khi sờ chạm do bản thân bỏng và có thể tăng lên nếu bạn có đau đầu liên quan đến bỏng nắng. Bỏng nắng có thể gồm sưng phồng, đau và nhạy cảm trên da đầu. Mức độ đau tùy thuộc vào cảm nhận và kinh nghiệm của bạn cũng như số lượng lần bạn tắm nắng.

Vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu cũng còn gọi là gàu ngứa và bệnh lý da sinh đau (pain-producing skin disease). Ngứa có thể sinh ra chảy máu và sẽ dẫn đến cảm giác nhạy cảm và đau. Nếu bệnh vảy nến của bạn là một bệnh mạn tính, các mảng da đỏ, khô cũng có thể gây rát đau.

Nguyên nhân do ký sinh trùng

Nhiễm trùng do nấm trên da đầu có thể gây ra đau da đầu thường gặp trên những đứa trẻ mới biết đi và trẻ trong độ tuổi đi học. Đau là gây ra do bởi mảng đỏ da đầu phát triển hoặc rất nhạy cảm đau hoặc sờ vào mới đau. Giun tròn cũng có các biến chứng liên quan đến sinh ra các phản ứng viêm, điều này gây đau trên da đầu.

Cấy tóc

Phẩu thuật cấy ghép tóc để nâng cao về tình trạng tóc thưa sẽ dẫn đến nhạy cảm ở da đầu trong một thời gian hạn định. Bạn có thể có kinh nghiệm trong cảm giác đau nhạ trong suốt quá trình phẩu thuật cấy ghép da đầu có cảm giác đau nhẹ từ các nơi cắt và kim châm sử dụng trong quá trình cấy tóc. Da đầu rất nhạy cảm trong thời gian ngắn hồi phục, mặc dù đau có thể tăng thêm nếu nhiễm trùng xảy ra.

Trên đây là các nguyên nhân có thể dẫn đến triệu chứng đau da đầu của bạn. Bạn có thể kiểm tra lại mình trong hoàn cảnh và đang chịu đựng bệnh lý nào nên đi đúng chuyên khoa để điều trị chúng. Thân chúc bạn khỏe!

Dangquangdac569@yahoo.......

Hỏi: Em là nam giới, tên Vinh năm nay 25 tuổi, 49kg cao 1m6 từ nhỏ sức khỏe đã yếu. Cách đây 2 năm em bị ngừa vùng tay và chân, đi xét nghiệm ở bệnh viện Triều An (tp.HCM) thì biết mình bị nhiễm giun đũa chó, bác sĩ cho uống Albendazol 2 tuần nhưng ko hết và bác sĩ đổi thuốc dùng Pizar 6mg (uống 1,5v liều đầu; 1 tuần sau uống thêm 1,5v nữa) thì hiện tượng ngứa đã hết hẳn. Cùng thời gian đó em có uống thuốc mất ngủ ở viện tâm thần TP.HCM vì chứng khó ngủ nhưng đã ngưng thuốc khoảng 3 tháng gần đây vì bị tác dụng phụ và giấc ngủ thường chập chờn nhưng có thể chịu đựng được. Khoảng 1 tháng nay em bị ho (ho có cơn) và tay có nổi chấm đỏ ko nhiều và nhỏ nhưng rất ít ngứa và cơ thể mệt mỏi, đi phân sống. Em đi xn lại thì bị giun đũa chó (OD = 0.96) và bs cho uống Ascarantel 6mg (Ivermectin) 1,5v liều đầu và 1 tuần sau dùng tiếp 1,5v nữa nhưng sắp tới uống liều thứ 2 mà chưa thấy đỡ gì hết, em xn men gan và nước tiểu và tổng phân tích máu đều bình thường (bạch cầu Eosin cũng bình thường) nếu uống ko hết thì bác sĩ cho em lời khuyên là dùng thuốc gì được ko ạ, em sợ giun đũa chó di chuyển lên não, phổi và mắt mà em ko biết. Xin chân thành cảm ơn và sớm nhận được lời khuyên từ bác sĩ!

Trả lời:

Rất thông cảm về những gì lo lắng về bệnh tình của em, song chúng tôi rất tiếc bệnh sử của bạn không mô tả chi tiết là bạn đã ngứa và mày đay như thế nào, lối sống và công việc của bạn giờ ra sao, có dùng loại thuốc điều trị mất ngủ loại gì vì một số loại thuốc điều trị mất ngủ có thể dẫn đến tác dụng ngoại ý và trong đó có triệu chứng ngứa. Bạn có thể xem lại phân trả lời hỏi đáp của chúng tôi trên cùng trang thông tin này sẽ thấy liên quan đến xét nghiệm ELISA ấu trùng giun đũa chó mèo diễn tiến rất phức tạp và thường nó không đặc hiệu cho việc chẩn đoán mà chỉ mang tính chất hỗ trợ cho chẩn đoán mà thôi, kết quả xét nghiệm này có thể kéo dài tình trạng dương tính sau khi đã điều trị thành công ít nhất là 2 tháng và có thể kéo dài đến 2 năm. Nên việc bạn xét nghiệm lại sau điều trị còn dương tính là không có ý nghĩa nếu bộ kít chẩn đoán bệnh không mang tính đặc hiệu cao.
  

           Một vấn đề nữa là chúng tôi biết thuốc Ivermectine không chỉ định để điều trị ấu trùng giun đũa chó mèo, nên việc dùng thuốc của bạn nếu bị ấu trùng giun đũa chó mà dùng Ivermectin là không phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2007. Bạn đang ở TP HCM nên có thể đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị một cách cẩn thận nhé. Thân chúc bạn khỏe! (các ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).

Nguyễn Thị Minh Hương, 42 tuổi, nhân viên CTMT Nghệ An

Hỏi: Kính chào các bác sĩ không hiểu tại sao thời gian gần đây tôi hay có cảm giác bị thay đổi vị giác trong miệng, đặc biệt cảm giác mặn trong miệng liên tục. Đi khám răng, tai mũi họng và dạ dày được điều trị theo nhiều cách khác nhau nhưng đều không thuyên giảm. Kính mong các giáo sư, tiến sĩ của Viện Sốt rét Quy Nhơn cho biết nguyên nhân gây ra sự thay đổi vị giác này. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Phải nói rằng đây là một câu hỏi thú vị và rất kjhos tìm ra nguyên nhân, song với các thông tin sẵn có của các đồng nghiệp đã giúp cho chúng tôi phúc đáp. Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ như sau:

Nguyên nhân gây ra sự thay đổi của vị giác có thể đa nhân tố chứ không nhất thiết đến từ một bệnh lý nào khác. Trong đó, lưỡi là cơ quan giúp cơ thể nếm đủ các vị chua, ngọt, đắng, mặn, cay, dựa vào các đầu nhũ nhỏ li ti phân bố rất dày trên bề mặt lưỡi, có tế bào vị giác của nụ lưỡi truyền đến trung khu vị giác của lớp vỏ đại não là nơi hoạt động phân tích mùi vị. Nhưng có người khi ăn vào trong miệng có cảm giác mùi vị khác hoặc không ăn vào cũng có cảm giác mùi vị khác thường, có thể đó là khả năng mắc một bệnh nào đó. Các biểu hiện có thể là:
 

- Miệng đắng: Miệng đắng là trong miệng có vị đắng, thấy nhiều ở chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật, điều này quan hệ tới sự trao đổi chất của dịch mật.

Miệng đắng còn có thể thấy trong chứng bệnh ung thư. Người bệnh ung thư không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà còn có cảm giác đắng ngày một tăng với mọi đồ ăn, điều này có quan hệ tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của bệnh nhân.

Theo Đông y, người có cảm giác đắng trong miệng, thường kèm cả chứng đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính tình nóng nảy dễ cáu giận, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng và vàng, mạch huyền... phần nhiều do gan, mật nhiệt gây nên. Người thấy đắng miệng thường có các chứng hàn nhiệt trở đi trở lại, phiền muộn, buồn nôn, ngán ngẩm không thiết ăn uống, nước tiểu đỏ vàng phần nhiều do nhiệt ở mật gây nên.

- Miệng ngọt: Là trong miệng cảm thấy có vị ngọt, còn gọi là “khẩu cam”, dù là nước sôi cũng cảm thấy ngọt hoặc ngọt có pha một chút chua chua. Thường thấy ở người có rối loạn tiêu hóa, người bị đái tháo đường. Đông y cho rằng, ngọt miệng phần nhiều do công năng của tỳ vị không bình thường gây nên.

Có hai loại, một loại miệng ngọt do tỳ vị nhiệt bốc lên, phần nhiều do ăn các đồ ăn cay quá sinh ra nội nhiệt cao hoặc ngoại cảm tà nhiệt tích đọng ở tỳ vị gây nên, biểu hiện miệng ngọt mà khát thích uống nước, hoặc môi lưỡi sinh mụn lở, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, mạch nhanh. Loại miệng ngọt do khí âm tỳ vị lưỡng hư phần lớn do tuổi già hoặc bị bệnh lâu ngày gây tổn thương đến tỳ vị, làm cho hai khí âm của cả tỳ và vị đều hư, biểu hiện là miệng ngọt khô, uống nước không nhiều, hơi thở ngắn, người mệt mỏi, không thiết ăn uống, đầy bụng, đại tiện lúc lỏng lúc táo.
  

- Miệng mặn: Thấy nhiều trong viêm họng hạt mạn, viêm thận mạn tính, bệnh về chức năng cơ quan thần kinh hoặc lở loét khoang miệng. Theo Đông y, miệng mặn phần nhiều do thận hư gây nên như kèm theo các chứng mỏi lưng mỏi gối, váng đầu ù tai, mồ hôi trộm, di tinh, rêu lưỡi ít, mạch đập nhỏ gọi là miệng mặn do thận âm hư. Nếu có lạnh buốt chân tay, thần sắc uể oải, mỏi mệt rã rời, đi giải đêm nhiều lần, liệt dương, lưỡi dày, mạch trầm tế... gọi là miệng mặn do thận dương hư.

- Miệng chua: Là tự thấy trong miệng có vị chua, gặp nhiều trong bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày. Đông y cho rằng miệng chua phần nhiều do nhiệt gan mật ngấm vào tỳ gây nên, thường kèm theo tức ngực, đau sườn buồn nôn, sau khi ăn thì đầy bụng, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch huyền.

- Miệng cay: Là trong miệng cảm thấy có vị cay hay đầu lưỡi có cảm giác tê cay. Hiện tượng này thường thấy ở những người cao huyết áp. Đông y cho rằng miệng cay phần nhiều là phế nhiệt đầy ắp hoặc vị hỏa bốc lên gây ra, thường kèm các triệu chứng như ho khạc ra đờm màu vàng đặc, rêu lưỡi vàng mỏng.

- Miệng nhạt: Là chỉ vị giác trong miệng suy giảm, tự cảm thấy trong miệng nhạt nhẽo. Thường gặp ở những người mới viêm nhiễm hoặc vào thời kỳ hết viêm như viêm ruột, bị bệnh lỵ và các bệnh khác ở hệ thống tiêu hóa có sinh phát sốt kéo dài, còn gặp sau ca đại phẫu thuật, người thiếu dinh dưỡng.

Ngoài ra miệng nhạt nhẽo vô vị, vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn là một đặc trưng của bệnh ung thư, nhất là lại xuất hiện ở một người tuổi trung niên thì phải hết sức cảnh giác. Cần phân biệt với trường hợp người già, đầu nhũ vị giác thoái hóa, răng rụng, không còn đầy đủ, cũng do xương hàm bị teo với mức độ khác nhau làm cho việc nhai thức ăn không kỹ, thậm chí phải nuốt chửng, thức ăn không tiếp xúc đầy đủ với đầu nhũ vị giác dẫn tới tình trạng ăn không biết mùi vị.

Đông y cho rằng miệng nhạt phần nhiều do tỳ vị suy nhược sau khi ốm, việc vận hóa suy yếu, thường kèm các triệu chứng chán ăn, chân tay mệt mỏi rã rời, bụng đầy chướng, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng.

- Miệng chát: Hiện tượng này thường thấy ở những người có bệnh ở hệ thống thần kinh, thức thâu đêm không ngủ. Chỉ cần điều chỉnh lại thời gian ngủ là có thể loại được chát miệng. Cần chú ý một số khối u ác tính vào thời kỳ cuối phần nhiều bệnh có vị chát đắng.

- Miệng thơm: Tự thấy trong miệng có mùi thơm hoa quả gặp trong bệnh đái đường (tiêu khát) nặng, cần đưa đến bệnh viện ngay để kiểm tra, điều trị.

Hy vọng với các phần tài liệu và thông tin tham khảo trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu thêm về bệnh của bạn nhé.

Điều trị mụn trứng cá ở lưng và ngực

Hỏi:Cách nay hai hôm em có đi khám tại phòng khám của Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn, bác sĩ có chẩn đoán em bị mụn trứng cá và kết quả này phù hợp với hai nơi trước đó em đã khám tại quy Nhơn và thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thưa các bác sĩ, em bị mụn trứng cá ở vùng lưng và ngực, mặt đã 2 năm nay, trị rất nhiều nơi nhưng không hết. Xin bác sĩ chỉ cách chữa tốt nhất. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn đã tín nhiệm cơ sở điều trị của chúng tôi và đặt câu hỏi tư vấn. Liên quan đến câu hỏi của bạn chúng tôi xin phúc đáp dựa trên các thông tin sẵn có của quý đồng nghiệp chuyên ngành da liễu: Mụn trứng cá là hậu quả của tình trạng mất cân bằng hormone giới tính giữa estrogen (hormone nữ) và Androgen (hormone nam) đặc biệt là ở nữ giới. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học y Havard đã cho thấy nếp sống văn minh tạo cho con người thói quen dùng nhiều đường trong thức ăn, làm thay đổi sự quân bình về nội tiết và hậu quả là chất bã nhờn được tiết ra nhiều. Trứng cá khi bị vi khuẩn mụn Propionibacterium acnes xâm nhập sẽ biến thành mụn bọc hay mụn mủ rất nguy hiểm và thường để lại sẹo lõm sâu.
 

Mụn trứng cá vùng lưng là một trong những loại trứng cá khó điều trị nhất và tốn nhiều thời gian nhất, mặc dù đều có nguyên nhân xuất phát từ việc rối loạn nội tiết tố tuy nhiên mụn trứng cá lưng khó điều trị hơn mụn trứng cá ở các vùng da khác. Thông thường, lưng là vùng da ít được động tới kể cả trong quá trình tắm rửa hàng ngày vì tay không thể với tới được nên lỗ chân lông bị tắc, lớp chất sừng dày cộp. Mặt khác, trên cơ thể chúng ta, ngoài bộ phận mặt, lưng là nơi phân giải chất nhờn và mồ hôi nhiều nhất, áo bẩn có dính mồ hôi lại thường xuyên cọ xát trên bề mặt da và nốt mụn trứng cá khiến mụn trứng cá càng viêm nhiễm nặng thêm và dễ dàng lan ra các vùng khác.
 

Có 3 nguyên nhân gây mụn ở lưng:

-Do sự bít kín miệng ống bài tiết chất bã bởi chất sừng;

-Do tăng tiết chất bã nhờn ở vùng lưng;

-Do sự nhiễm trùng bên trong nang mụn.

Thuốc chữa trứng cá:

-Mục đích của việc điều trị trứng cá là khai thông các lỗ chân lông bị bịt tắc và giữ cho chúng được sạch bằng cách bôi thuốc, đôi khi có thể kèm theo uống kháng sinh để diệt vi khuẩn trong nang lông;

-Các thuốc bôi:

+ Benzoyl peroxit: Chỉ bôi thuốc vào buổi tối, không bôi thuốc ban ngày và không đi ra ngoài ánh sáng mặt trời khi bôi thuốc để tránh làm bỏng da, cháy da. Thuốc có tác dụng làm mất đi các nút tắc ở cổ nang lông tuyến bã và giảm lượng vi khuẩn gây trứng cá. Tác dụng phụ là gây đỏ da, khô da và rát da.

+ Tretinoin: Dạng kem hay gel, bôi vào buổi tối, có tác dụng làm mất đi các nút tắc ở nang lông tuyến bã nhờn. Thuốc cũng gây đỏ da, bong da và kích ứng da;

+ Thuốc bôi kháng sinh như kem erythromycin 2%, dung dịch clindamycin 1% (dalanin T), metronidazol dạng gel, bôi hằng ngày, dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc bôi khác;

+ Khi cơ thể bị mất cân bằng từ bên trong như thận yếu, gan yếu khiến cho độc tố không được đào thải mà tích tụ lại ở bên trong, đến một thời điểm nhất định chúng sẽ bùng phát ra ngoài mà biểu hiện thường gặp nhất là mụn trứng cá.;

Bạn có thể sử dụng các thuốc bổ gan như Boganic...để phối hợp với các thuốc bôi điều trị mụn trứng cá tuy nhiên bạn nên đến các trung tâm y tế để chẩn đoán chính xác nguyên nhân nổi mụn trứng cá để dùng thuốc đúng, an toàn và hiệu quả nhất.
 

Muốn chữa trị có hiệu quả mụn trứng cá ở lưng thì cần giữ da sạch sẽ, thoáng mát, tắm mỗi ngày ít nhất 1 lần rồi lau thật khô không để mồ hôi ra nhiều, không nên ăn uống nhiều chất ngọt, chất béo, không thức khuya. Bạn có thể sử dụng thuốc bôi, bôi mỗi tối 1 lần trước khi đi ngủ, cần thực hiện nhiều đêm liền. Việc sử dụng thêm thuốc kháng sinh thì cần phải có sự tham khảo của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Bạn có thể khám và điều trị tại chuyên khoa da liễu. Điều trị mụn trứng cá đòi hỏi phải rất kiên trì, bạn lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị.

Ngày 25/10/2013
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, TS. Nguyễn Văn Chương
và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích