Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 0 8 0
Số người đang truy cập
1 0 6
 
Trả lời câu hỏi bạn đọc về chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng tháng 7 năm 2013

ly- ntranly87@gmail.com - phu yen (28/02/2013)

Hỏi: Xin thay co cho em hoi: giun dua cho co anh huong nghiem trong voi nguoi dang mang thai ko? Nguoi co thai bi nhiem giun dua cho can phai lam gi? Em xin cam o­n thay co.

Trả lời: Rất cảm ơn một câu hỏi thú vị của bạn, song chúng tôi cũng khuyên bạn nên bình tĩnh vì bệnh do ấu trùng giun đũa chó, mèo nói chung và ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis nói riêng là bệnh vốn dĩ là bệnh do ký sinh trùng gây bệnh trên động vật, và truyền sang người nên đây chỉ là các tình huống ngõ cụt ký sinh, không thể lây truyền từ người sang người và cũng như không thể đi qua nhau thai giữa người mẹ và phôi thai. Song, ngược lại vấn đề này lại xảy ra một cách phổ biến trên vật chủ chính của giun đũa chó mèo vì nó lây truyền qua đường dọc. Do vậy, tác động của bệnh trên các chó, mèo con từ các con chó hay mèo mẹ nhiễm bệnh thường rất nghiêm trọng và có thể dẫy đến suy dưỡng và thậm chí có thể tử vong. Nghĩa là với phần trả lời này, bạn có thể an tâm rồi đấy.
 

tuyet - bach_tuyet_88@yahoo.com.vn – daklak

Hỏi: Bác sĩ cho em hỏi là em mới đi xét nghiệm máu có kết quả là:Giun đũa chó Toxocara IgG: kết quả là POS 0.51 OD chỉ số bình thường là (< 0.30 OD; < 11 NTU) Có nghĩa là sao ạ ? Viêm gan HBsAg định tính: kết quả: dương tính . chỉ số bình thường là âm tính. Bác sĩ giải thích giúp em với ạ. Em cần phải làm gì? uống thuốc nào? Em cảm ơn ạ!

Trả lời: Với kết quả của bạn chúng tôi chỉ có thể đưa ra các lời khuyên sơ bộ vì trong mail bạn không đề cập đến bạn có triệu chứng gì không đi cùng với các kết quả xét nghiệm giun đũa chó Toxocara IgG dương tính hay HbsAg dương tính. Trong thực hành lâm sàng, chúng tôi hàng ngày gặp khoảng 100 ca bệnh có thể có hoặc một trong hai kết quả xét nghiệm như bạn, hoặc có một số trường hợp đồng nhiễm cùng lúc hai tác nhân gây bệnh này. Song nếu chỉ có xét nghiệm dương tính mà các xét nghiệm về men gan SGOT, SGPT, GGT và HbeAg âm tính thì chúng tôi khuyen bạn không cần nhất thiết phải đặt ra vấn đề điều tị viêm gan mà nên theo dõi cũng như có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, không nên lạm dụng quá nhiều bia rượu và chất kích thích khác, …Cần xét nghiệm lại các chỉ điểm viêm gan và men gan mỗi 6 tháng 1 lần để tiện theo dõi diễn tiến của bệnh viêm gan hay bạn chỉ là người lành mang virus viêm gan B mạn tính mà thôi.
 

Riêng đối với trường hợp xét nghiệm ấu trùng giun đũa chó mèo dương tính Toxocara IgG với OD = 0.51, nhưng nếu bạn không có biểu hiện triệu chứng gì như nhức đầu, mày đay liên tục hay thỉnh thoảng, mờ mắt, đau vùng gan, gan lớn, rối loạn tiêu hóa, đau cơ,…(bạn có thể xem thêm toàn bộ triệu chứng trên trang website của Viện chúng tôi http://www.impe-qn.org.vn) thì không nhất thiết bạn phải điều trị thuốc giun sán bởi lẽ đây là các bệnh lý ngõ cụt ký sinh – ngay tên gọi cũng đã làm cho bạn yên tâm rằng bệnh sẽ có ngày chấm dứt mà không cần điều trị thuốc gì. Hơn nữa, xét nghiệm này chỉ mang tính tham khảo chứ không nên lấy nó làm chuẩn vàng trong khẳng định bệnh thật sự do xét nghiệm này có thể dương tính chéo với một số bệnh lý giun tròn khác (ít nhất dương tính chéo với 11 loại giun sán khác nhau từng gây bệnh trên người qua các nghiên cứu đa trung tâm trên thế giới). Hy vọng với phần trả lời này sẽ giúp bạn và gia đình an tâm phần nào khi có kết quả xét nghiệm như trên. Thân chúc bạn khỏe!

Ton Nu Phuong Th. 0126…..

Hỏi: Cho cháu hỏi vì sao gàn đây mẹ cháu hay bị ù tai từng lúc và sau đó lại tự khỏi, đã đi khám các bác sĩ tư nhân và trạm xá quân đoàn nhưng không có biểu hiện gì bất thường. Cháu không biết mẹ cháu có làm sao không, có bị điếc không, tại sao bị ù tai và do những nguyên nhân gì? Có thể điều trị cho mẹ cháu được không? Cháu xin cảm ơn các bác!
  

Trả lời: Xin chân thành cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất thú vị này và chúng tôi cũng thỉnh thoảng gặpmột số bệnh nhân có triệu chứng như thế nhưng khi tầm soát các nguyên nhân thấy rất đa dạng và điều bất ngờ là không phải lúc nào chúng ta cũng xác định nguyên nhân và giải quyết tiệt căn nguyên nhân gây ù tai của bệnh nhân. Nhân câu hỏi của bạn, chúng tôi xin gởi đến bạn một phần trả lời mang tính chuyên khoa của đồng nghiệp đăng tải trên tạp chí Sức khỏe và đời sống gần đây về ù tai. Tác giả cho biết những người bị ù tai nghe thấy trong tai mình có những âm thanh bên ngoài không hề có mà chính họ, vì bị ù tai nghe tưởng là có. Triệu chứng ù tai thường gặp là: âm thanh trong tai như tiếng reng, tiếng "zừ", tiếng gầm, tiếng huýt sáo hay tiếng "xì"… mất thính giác. Về cấu tạo giải phẫu, ở tai trong có hàng vạn tế bào thính giác hoạt động theo cơ chế điện sinh học. Trên bề mặt của tế bào thính giác là những sợi lông rất nhỏ. Nếu ở tình trạng bình thường mạnh khỏe, những sợi lông này sẽ chuyển động theo áp suất của những làn sóng âm thanh từ ngoài vào. Sự chuyển động đó khiến cho những tế bào thính giác phát ra một luồng điện tới sợi thần kinh thính giác và những tín hiệu này được dẫn truyền lên não bộ. Não bộ sẽ phân tích những tín hiệu này và nhận biết được đây là những âm thanh, nghĩa là chúng ta nghe được. Ngược lại, nếu những sợi lông mỏng manh trên bề mặt tế bào thần kinh thính này bị tổn thương, uốn cong, siêu vẹo, chúng sẽ chuyển động rối loạn không theo một chiều hướng nào cả. Vì vậy, những tế bào thính giác sẽ gửi lên não bộ những tín hiệu bất thường khiến bộ não nhận được âm thanh không hề có, bất thường mà ta gọi là chứng ù tai. Những nguyên nhân gây tổn thương các tế bào thính giác có thể gồm:
  

+ Lão hóa cơ quan thính giác do tuổi già, thường gặp ở người trên 60 tuổi.

+ Chấn thương gây tổn thương tai trong do những tiếng động quá lớn, nghe thời gian dài liên tục từ ngày này sang ngày khác như tiếng nhạc, cưa máy, tiếng cắt gạch men, tiếng nổ, tiếng động cơ rú ga… có thể làm giảm thính lực rất nhiều;

+ Cholesteoma ở vùng tai ngoài;

+ Sử dụng một vài thứ thuốc quá lâu ngày như thuốc aspirin, streptomycine, gentamycin,…;

+ Tổn thương của chuỗi xương nhỏ trong tai, xương có thể bị cứng lại không dẫn truyền âm thanh vào tai trong được;

+ Chấn thương ở đầu, mặt, cổ làm tổn thương tai trong;

+ Bệnh của hệ tuần hoàn cũng có thể gây ra chứng ù tai như: xơ vữa động mạch, sự tích tụ của chất cholesterol cũng như các loại chất mỡ khác, làm cho những mạch máu lớn gần tai giữa và tai trong bị mất tính đàn hồi;

+ Do mạch máu giảm tính đàn hồi khiến máu chảy mạnh và xoáy hơn nên tai ta có thể nghe được. Bệnh tăng huyết áp, phối hợp với các yếu tố khác như stress, rượu, cà phê, thuốc lá có thể làm cho tiếng ù tai trở nên nặng hơn. Luồng máu chảy bị xoáy do động mạch hay tĩnh mạch cổ bị hẹp hay bị gập lại, tạo ra tiếng động;

+ Những vi quản bị dị dạng, chẳng hạn dị dạng chỗ nối giữa động mạch và tĩnh mạch có thể gây ra tiếng động làm ù tai;

+ Bướu ở vùng đầu, cổ thì ù tai có thể là một triệu chứng của bệnh này.

Những người bị ù tai nghe thấy trong tai mình có những âm thanh bên ngoài không hề có mà chính họ, vì bị ù tai nghe tưởng là có. Triệu chứng ù tai thường gặp là: âm thanh trong tai như tiếng reng, tiếng "zừ", tiếng gầm, tiếng huýt sáo hay tiếng "xì"… mất thính giác. Những tiếng động nghe được có thể lớn hoặc nhỏ, cao hay thấp và có thể nghe thấy ở một hay cả hai tai. Có những trường hợp, tiếng ù tai lớn đến nỗi bệnh nhân không thể nghe được những tiếng động, âm thanh thực sự bên ngoài. Nếu ráy tai quá nhiều cũng có thể làm người bệnh ù tai nhiều hơn, ngược lại bệnh nhân không nghe tiếng động thực sự bên ngoài và làm tiếng động bên trong lớn hơn. Hầu hết trường hợp ù tai không gây nên bệnh trạng gì. Nhưng nếu càng ngày càng bị ù tai nặng hơn hay kèm theo mất thính lực và chóng mặt thì cần phải đi khám bệnh. Mất thính lực do tuổi già hoặc ù tai xảy ra cùng với mất thính lực ở một bên tai, có thể là bị tổn thương dây thần kinh thính giác do một chấn thương hoặc viêm nhiễm.

Về phương thức chữa trị và phòng bệnh:Việc điều trị bệnh ù tai là tùy theo nguyên nhân. Trường hợp chứng mất thính lực do tuổi già hoặc tai bị tổn thương do nghe tiếng động quá to lâu ngày, thường không có cách nào làm giảm tiếng động này cả. Khi đó chỉ chữa bằng cách giúp bệnh nhân làm quen với những tiếng động này. Nếu ù tai là do quá nhiều ráy tai thì phải lấy ráy ra để giúp bệnh nhân nghe rõ hơn và bớt ù tai. Ù tai do bệnh mạch máu, việc điều trị phải giải quyết các rối loạn về mạch máu. Nếu do thuốc uống, thầy thuốc sẽ yêu cầu bạn ngừng uống thuốc đó hoặc đổi sang thứ thuốc khác không gây ù tai. Để phòng bệnh, bạn cần thực hiện các phương pháp làm giảm thiểu tiếng ù tai gây khó chịu như sau: không dùng hoặc hạn chế tối đa các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, nước khoáng có chứa chất quinin, rượu, bia, thuốc aspirin. Chất nicotin và cafein làm rối loạn sự co giãn của mạch máu, vì thế làm thay đổi tốc độ luồng máu chảy qua động mạch và tĩnh mạch. Rượu bia làm giãn mạch máu khiến lượng máu chảy qua lớn hơn, nhất là vùng tai trong, làm cho ù tai tăng lên. Hạn chế tiếng động lớn bằng cách: để quạt chạy nhẹ, nghe đài và tivi nhỏ. Đeo máy nghe trợ thính nếu ù tai và mất thính lực. Tập thể dục dưỡng sinh thư giãn để khí huyết lưu thông, giúp giảm ù tai.

Hy vọng với các thông tin phúc đáp trên đã làm hài lòng bạn!

Lê Thi Bích V. TT Eakar, Dăklak, 0984….

Hỏi: Gần đây tôi có da mặt lên rất nhiều mụn trứng cá, nhưng điều trị nhiều tháng nay thấy khỏi giảm và sau đó lại tăng lên trở lại và như cũ, nghe bạn bè mách là bị ấu trùng sán chó, nên tôi đi khám nhưng khi nhìn vào bác sĩ bảo ngay là mụn trứng cá chứ không phải tổn thương do giun đũa chó hay sán chó (đã có xét nghiệm tại Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn), nay tôi nghe trên y học hiện đại có nhiều bước tiến mới điều trị mụn tốt hơn, nhưng không hiểu thực hư thế nào. Do vậy, tôi xin viết mail này xin nhận được các thông tin chữa trị mới, để tránh sẹo xấu trên da mặt của tôi vì tôiđang làm kinh doanh nên cần có sự thẩm mỹ. Mong các bác sĩ giúp cho.

Trả lời: Cảm ơn về câu hỏi của bạn, chúng tôi đã tìm được các thông tin về các bước tiến mới trong điều trị mụn trứng cá hiện nay và xin chia sẻ với bạn về thông tin được cung cấp và tư vấn bởi Bác sĩ. Phạm Văn Tuyến cho biết có những bước tiến mới trong điều trị mụn trứng cá. Thế giới đã có nhiều thành tựu trong điều trị mụn, và việc điều trị sẽ dễ dàng hơn một khi ta hiểu rõ về nó. Khoảng 90% thanh thiếu niên và 25% người lớn bị mụn. Nguyên nhân gây ra mụn rất đa dạng, có thể do di truyền, do chế độ ăn uống nhiều đường hoặc nhiều dầu mỡ và tình trạng kém vệ sinh hay do thay đổi nội tiết tố liên quan đến chu kì kinh nguyệt và ở tuổi dậy thì. Mụn trứng cá xuất hiện khi các tế bào sừng kết dính gây bít tắc lỗ chân lông. Sự tắc nghẽn này tạo điều kiện cho bã nhờn và vi khuẩn Propionibacterium (P. acne) phát triển bên trong lỗ chân lông, dẫn đến viêm nhiễm. Mụn trứng cá thường khởi phát trong độ tuổi từ 10 đến 13 và có thể kéo dài từ 5 – 10 năm. Mụn trứng cá rất phổ biến trên mặt, cổ, ngực, lưng, vai, cánh tay…cũng có thể ở cả trên da đầu. Phương pháp điều trị mụn truyền thống là sự kết hợp các loại kem bôi và kháng sinh đường uống. Phương pháp này muốn có hiệu quả thì bạn phải kiên trì và đôi khi vẫn để lại nhiều tác dụng phụ như: Các loại kem bôi và nước thơm có thể gây mẩn đỏ và kích ứng, kháng sinh đường uống có thể gây rối loạn tiêu hóa và các nghiên cứu gần đây cho thấy gần 40 % vi khuẩn trên da đã trở nên đề kháng với kháng sinh. Như vậy, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn chưa chắc đã mang lại hiệu quả cao.
 

Giải pháp từ công nghệ IPL (Intense Pulse Light)

Tại Doctor Spa, đội ngũ chuyên gia thẩm mỹ và bác sĩ da liễu đã ứng dụng rất thành công đưa công nghệ IPL vào điều trị mụn. Có thể nói công nghệ IPL là liệu pháp mang lại kết quả điều trị rất cao và đã tạo ra cách mạng trong điều trị mụn trứng cá hiện nay trên thế giới. IPL tiêu diệt các vi khuẩn phổ biến gây ra mụn trứng cá – không có hóa chất, không gây đau đớn, an toàn, không có tác dụng phụ nên không có chống chỉ định. Vì vậy, nó là lựa chọn hàng đầu điều trị mụn ở phụ nữ mang thai và những người có làn da nhạy cảm. Công nghệ IPL đã được FDA Hoa Kỳ kiểm nghiệm và chứng nhận về hiệu quả và độ an toàn trong điều trị mụn trứng cá. Doctor Spa sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng để có được phác đồ điều trị mụn trứng cá thích hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi ngay hôm nay để không còn nỗi lo về mụn trứng cá, bạn nhé.

Phòng tránh mụn như thế nào ?

-    Không nên ăn nhiều đồ béo ngọt, cay chua..

-    Không nên rửa mặt hay tẩy tế bào chết quá nhiều. Mụn trứng cá không hẳn là do bụi bẩn.

-    Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa cồn. Cồn làm se da, có thể gây khô và kích ứng.

-    Việc bài tiết quá nhiều mồ hôi và bã nhờn là một môi trường hấp dẫn hơn cho vi khuẩn mụn trứng cá phát triển.

-    Không nên sờ nắn, tự nặn mụn trứng cá tại nhà vì có thể gây ra tình trạng viêm kéo dài dễ gây sẹo vĩnh viễn;

-Đừng để tình trạng mụn trứng cá quá lâu. Hãy tìm đến bác sĩ và trung tâm trị mụn uy tín để bác sĩ da liễu khám và điều trị mụn trứng cá đúng cách.

Đó là những thông tin bạn có thể liên hệ trung tâm chăm sóc này để chữa trị thích hợp nhất!

Trần Thi Huyên, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Hỏi: Tôi có người bạn trai thân gần đây đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện thận trái có ứ nước độ 1, không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng hay không, sau này có suy thận hay không? Xin quý bác sĩ cho tôi biết, tôi chân thành cảm ơn!

Trả lời: “Đừng lo khi mắc thận ứ nước” đó là bài viết của Ths.Bs.Trần Tất Thắng chuyên khoa thận niệu cho biết thận ứ nước là tổn thương làm cho thận bị giãn và sưng to. Ứ nước có thể chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên. Bệnh có thể gây suy giảm chức năng thận, gây tổn thương cấu trúc tế bào thận. Các tổn thương này có thể hồi phục nếu giải quyết nhanh, thận hết ứ nước. Trái lại nếu thận ứ nước kéo dài nhiều tuần, tổn thương là vĩnh viễn.

  

Thận và niệu quản bị giãn gây ứ nước.

Sỏi niệu quản - một nguyên nhân gây ứ nước thận. 

Các bệnh gây ứ nước ở thận

Có nhiều bệnh là nguyên nhân gây ứ nước ở thận: sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản; nếu là sỏi nhỏ, nó di chuyển từ thận xuống bàng quang, nhưng nếu hòn sỏi quá to sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, làm cho nước tiểu sẽ ứ lại trên chỗ tắc; trong khi thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, giãn to. Niệu quản bị hẹp do vết sẹo mổ lấy sỏi thận trước đó cũng gây tắc nghẽn làm thận ứ nước. Ung thư bàng quang, sỏi bàng quang, cổ bàng quang co bất thường cũng gây tắc nghẽn lối nước tiểu từ quàng quang ra niệu đạo, kết quả là nước tiểu ứ lại từ bàng quang, làm thận bị ứ nước. Niệu đạo hẹp do bị viêm nhiễm, do sỏi cũng gây ứ nước thận. Các khối u từ bên ngoài đường tiết niệu chèn ép niệu quản và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, sa tử cung... Rối loạn chức năng của bàng quang do u não, tổn thương tủy sống hoặc những khối u, bệnh đa xơ cứng và bệnh đái tháo đường... gây trào ngược bàng quang niệu quản làm thận ứ nước.

Dấu hiệu của thận ứ nước

Nếu thận bị ứ nước cấp tính, thường có các triệu chứng:đau bụng do sỏi thận di chuyển xuống niệu quản cọ xát gây đau, hoặc viên sỏi mắc kẹt tại chỗ niệu quản bị hẹp gây đau. Đau khởi phát ở hông lưng hoặc sườn lưng lan tới háng, kèm theo nôn, buồn nôn và vã mồ hôi. Đau từng cơn, đau nhiều làm cho bệnh nhân quằn quại hoặc cuộn người lại vì đau đớn. Có thể có máu trong nước tiểu. Trường hợp thận ứ nước mạn tính, thận giãn to dần trong thời gian dài và có thể không có triệu chứng gì. Nếu có các khối u ở xương chậu hoặc bàng quang gây chèn ép có thể phát triển âm thầm, bệnh nhân có thể có các triệu chứng suy thận: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, do rối loạn các chất điện giải natri, kali, canxi, bệnh nhân còn bị rối loạn nhịp tim, co thắt cơ bắp. Xét nghiệm có thể được yêu cầu là xét nghiệm nước tiểu để phát hiện máu, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hay các tế bào ung thư. Chụp cắt lớp thấy thận bị ứ nước, phát hiện thấy sỏi. Siêu âm thấy thận bị ứ nước.

Những giải pháp tích cực

Khi bị thận ứ nước, bệnh nhân không nên quá lo lắng bi quan, trái lại cần phải bình tĩnh lạc quan để loại bỏ bệnh tật. Cơ sở của sự lạc quan đó là: khoa học ngày nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh thận ứ nước mà bệnh nhân có thể hy vọng được chữa khỏi bệnh. Mục tiêu điều trị là thông lại dòng chảy tự do của nước tiểu từ thận xuống bàng quang và ra ngoài; làm giảm sưng và giảm áp lực để ngăn chặn suy giảm chức năng thận. Bệnh nhân cần được giảm thiểu đau đớn và ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiểu. Phẫu thuật để lấy sỏi niệu quản, loại bỏ khối u gây tắc nghẽn niệu quản. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể được tán sỏi bằng tia lase chứ không cần phải mổ. Sóng xung kích bắn vào viên sỏi, làm nó vỡ ra nhiều mảnh nhỏ có thể đi qua đường tiết niệu trong nước tiểu. Nếu bệnh nhân bị bí tiểu và bàng quang mở rộng như là một nguyên nhân gây ứ nước, có thể đặt ống thông bàng quang để tháo nước tiểu giảm áp lực nước tiểu cho thận và giảm đau cho bệnh nhân. Các bệnh nhân bị hẹp niệu quản hay sỏi niệu quản mà có khó khăn để loại bỏ, bác sĩ có thể đặt một stent vào niệu quản đi qua các vật cản và thông dòng nước tiểu chảy từ thận xuống để ra ngoài. Nếu không đặt được stent, biện pháp thay thế là gắn một ống soi thận qua da. Kỹ thuật này là đặt một ống thông qua các khe gian sườn trực tiếp vào thận để tháo nước tiểu ra ngoài, làm cho thận hết bị giãn căng và giảm đau cho bệnh nhân.

Thận ứ nước có thể phòng tránh được bằng cách tránh các bệnh là nguyên nhân gây ứ nước thận. Chẳng hạn những người bị sỏi thận có thể loại bỏ sỏi bằng cách uống nhiều nước hàng ngày. Nước có thể dùng là nước đun sôi để nguội, nước nấu các loại thuốc Nam có tác dụng làm tan sỏi như: nước râu ngô, nước sắc bông mã đề, nước sắc kim tiền thảo... Cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu như: sống chung thủy một vợ một chồng; không quan hệ tình dục với gái mại dâm; vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau quan hệ tình dục; tránh tắm rửa ngâm mình trong nước ao hồ bị ô nhiễm; phụ nữ cần vệ sinh đúng cách: chỉ lau rửa vùng kín từ trước ra sau không lau rửa từ sau về trước... để tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng dẫn đến chít hẹp đường tiết niệu và gây ứ nước thận. Như vậy, với các thông tin trên bạn có thể không nên quá lo lắng khi người thân hoặc bạn bị kết luận trên siêu âm có thận ứ nước. Thân chúc bạn khỏe!

Nhật - Hoài Nhơn, Bình Định

Hỏi: Em bị nổi hạch ở cổ và bẹn, hạch nhỏ, to khác nhau nhưng dưới 1cm, cho em hỏi em bị hạch lao phải không ạ. phải làm như thế nào, và em bị nửa tháng rồi. Có nguy hiểm gì không ạ?

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau: Trong thực hành lâm sàng y học có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành hạch tại nhiều cơ quan khác nhau như bạn mô tảcho chúng tôi ở trên. Tuy nhiên để nắm bắt các thông tin cụ thể, diễn tiến của hạch, cũng như mức độ nguy hiểm và điều trị, thăm khám, theo dõi như thế nào. Chúng tôi đề nghị bạn cần thăm khám đúng chuyên khoa ung bướu để các bác sĩ chuyên khoa ở đây khai thác bệnh sử và các dấu chứng, triệu chứng bệnh liên quan, đồng thời có trang thiết bị và chỉ định siêu âm hạch, chọc hạch làm tế bào và các xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch và hóa mô miễn dịch cần thiết khi họ có định hướng các cơ quan liên đới. Khi đó họ sẽ biết được bạn có phải đang bị hạch lao hay không nhé. Xin chia sẻ với bạn về lo lắng, nhưng hoàn toàn bình tĩnh để khám đúng chuyên khoa và điều trị đúng chuyên khoa.

Lê Thị Thắng - lethang.nhandao@gmail.com- Đăk nông

Hỏi: Tại sao lại có sốt rét kháng thuốc, để hạn chế tình trạng này ta phải làm gì?

Trả lời: Thực tế câu hỏi của bạn gồm hai vế và nếu giải quyết vế này thì cũng là khi chúng ta hoàn toàn bao phủ cả vế còn lại. Nghĩa là nếu biết được các yếu tố thuận lợi và dẫn đến phát triển và hình thành kháng thuốc thì chúng ta làm thế nào ngăn chặn hoặc làm giảm chúng sẽ giúp ta ngăn được tình hình kháng thuốc ngay sau đó. Trong phạm vi cho phép, chúng tôi không thể đưa hết các vấn đề chuyên sâu về kháng thuốc sốt rét hiện nay, nhưng cũng giúp cho bạn biết được rằng thuốc kháng ở một giai đoạn của ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) thường kéo theo kháng các giai đoạn khác nhau, khi KSTSR kháng thuốc bất kỳ thì chúng có khả năng duy trì suốt vòng đời, truyền sang đời sau, dễ phát sinh kháng chéo trong cùng một nhóm thuốc (chẳng hạn nhóm 4-aminoquinolein) hoặc có khả năng gây cho muỗi tăng nhiễm ký sinh trùng kháng. Nguyên nhân của sự phát sinh, phát triển KSTSR kháng thuốc có thể do:

-Áp lực thuốc: khi dùng một loại thuốc trong một thời gian dài và phạm vi rộng trong quần thể, nhất là vùng sốt rét lan truyền cao, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chủng biến dị, kháng tự nhiên dần dần nhân lên, thay thế những chủng nhạy bị tiêu diệt dần dần (còn gọi là quá trình sàng lọc cạnh tranh do áp lực thuốc). Gen nhạy và kháng thuốc của KSTSR P.falciparum là một phức hợp đã được chứng minh là nếu đơn dòng thì sẽ có đáp ứng khác nhau với thuốc sốt rét (nghĩa là sẽ có dòng nhạy và dòng kháng). Khi dùng một loại thuốc thời gian dài ngoài sự kiểm soát, không đủ liều mà mật độ KSTSR cao sẽ khó diệt tận gốc, thì chủng KSTSR dễ thích nghi dần với thuốc.

-Sinh thái người di biến động: KSTSR thường phát sinh và phát triển ở những nơi có nhiều nguồn bệnh, mật độ KSTSR cao ở quần thể chưa có miễn dịch mới vào vùng sốt rét nặng có thể làm KSTSR kháng thuốc lan rộng do nguồn bệnh di chuyển;

-Sự đột biến gen, đột biến phân tử của KSTSR cũng gây ra tình trạng kháng thuốc sốt rét.

Một cách chi tiết, hiện nay nhiều tác giả đồng ý rằng có nhiều yếu tố khác nhau xác định có xu hướng dẫn đến kháng thuốc sốt rét hình thành:

-Tần suất các thay đổi nội sinh về mặt di truyền xảy ra trong quá trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét;

-Mức độ kháng thay đổi do các đột biến di truyền cũng như thay đổi về cơ chế kháng;

-Tỷ lệ và số lượng KSTSR phơi nhiễm với thuốc sốt rét cũng như nồng độ của thuốc sốt rét mà tại thời điểm đó KST đã phơi nhiễm;

-Đặc tính về dược động học, dược lực học và chất lượng của các thuốc sốt rét;

-Về mặt bản thân bệnh nhân (dùng liều lượng, thời gian, chấp nhận điều trị) cũng như mô hình sự dụng thuốc tại các cơ ở y tế trong vùng;

-Đặc tính miễn dịch của cộng đồng đang sống trong các vùng lan truyền sốt rét;

-Sự xuất hiện đồng thời các thuốc khác có hay không có đặc tính chống sốt rét và sự tương tác qua lại giữa các thuốc đó khi dùng trên bệnh nhân.

Nhằm ngăn ngừa kháng thuốc bằng cách sử dụng liệu pháp phối hợp thuốc ACTs: về mặt lý thuyết, thực hành lâm sàng và điều trị với liệu pháp phối hợp nhiều thuốc đã thành công trong điều trị bệnh lao, phong và nhiễm HIV/AIDS được biết thấu đáo với các số liệu chứng minh, và nay chính các phương thức đó lại áp dụng trong điều trị sốt rét. Nếu hai thuốc có hai cơ chế tác động khác nhau thì cơ chế kháng thuốc cũng sẽ khác nhau nên khả năng hay nói đúng hơn là tỷ lệ cho một KSTSR kháng với hợp chất gồm hai thuốc đó sẽ thấp hơn khi dùng một thuốc đơn thuần. Phối hợp nhiều thuốc có hiệu quả khác nhau về cơ chế tác dụng và cơ chế kháng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu (WHO, 2009). Ngoài ra, việc phối hợp còn dựa trên nhiều nguyên tắc và tính hài hòa trong phối hợp, một trong những đặc tính chọn lựa đó là một thuốc có thời gian bán hủy ngắn (chẳng hạn artemisinine và dẫn suất) phối hợp với thuốc có thời gian bán hủy dài (piperaquine, amodiaquine, mefloquine hoặc kháng sinh clindamycine hay doxycycline) để tăng tác dụng lâu dài và làm sạch ký sinh trùng một cách triệt để nhất. Điều này còn có ý nghĩa là sẽ có hiệu dụng trong việc làm trì hoãn hình thành kháng thuốc, ngăn ngừa xuất hiện khángở mức độ cao hơn, đặc biệt tại các vùng có lan truyền sốt rét cao. Hy vọng với phần trả lời này đã làm cho bạn nắm bắt các nguyên nhân có thế dẫn đến tình trạng kháng thuốcvà nếu muốn ngăn chặn chúng ta có thể.

Trần Thị Nguyệt - Nha Trang, Khánh Hòa - nguyettran.53tp1@.....

Hỏi: Em chào bác sĩ ạ, dạ thưa bác sĩ, em là sinh viên, đã từng tới viện sốt rét côn trùng ký sinh trùng Quy Nhơn xét nghiệm máu và kết quả là dương tính. Nay mẹ của em cũng có những triệu chứng bệnh tương tự nhưng do điều khiện không cho phếp nên không thể trực tiếp xuống Quy Nhơn để xét nghiêm, vậy bác sĩ cho em hỏi ở trường hợp này có thể tới cơ sở hay bệnh viện nào để có thể gửi mẫu máu đi xét nghiệm và nhận được kết quả ạ ??? mẹ em hiện đang ở tp Buôn Ma Thuột ạ, em xin chân thành cám ơn bác sĩ!

Trả lời: Rất tiếc trong câu hỏi của em không đề cập đến em đã từng bị dương tính với loại tác nhân gây bệnh nào (giun sán, sốt rét, hay tác nhân truyền nhiễm khác,….). Do vậy, chúng tôi thành thật xin lỗi bạn không thể phúc đáp cụ thể theo yêu cầu của bạn được. Chân thành cảm ơn!

Huy Bảo - maruco_huynh@...........- tp Hồ Chí Minh

Hỏi: Xin hỏi nếu đại tiện ra phân có lẫn những hạt có màu trắng ngà, kích thước bằng hạt tiêu, cứng và rỗng ở bên trong thì đã mắc bệnh gì? cảm ơn!

Trả lời: Làm thế nào chúng tôi biết được cái vật mà bạn đang mô tả đã đi cùng phân của bạn ra ngoài, bản chất của chất lạ đó là gì cũng khó đoán lắm bạn ạ. Đành rằng hiện tại chúng ta có những thiết bị camera để theo dõi và chẩn đoán tôi ư các bệnh lý đường ruột. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta vốn phức tạp nhưng vật lạ thì càng phức tạp hơn. Do vậy, chúng tôi mong bạn hãy mang bệnh phẩm phân đến Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn để xét nghiệm cả về mặt đại thể và vi thể phân cùng với chất lạ đó, từ đó chúng ta có định hướng giải quyết bạn nhé. Thân chúc bạn khỏe!

Dinh Thi Bao Chau-34/12D Thong Nhat, P11, Q. GV, TPHCM- dtbchau@...

Hỏi: Chào Bác Sĩ, Tôi 37 tuổi, 50kg. Gần 2 năm nay, tôi thường xuyên bị nhức đầu bên phải đến không thể chịu đựng được phải dùng thuốc giảm đau, choáng váng, giảm trí nhớ, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay màu hồng ở đùi & bụng, điều trị nhiều thuốc nhưng không khỏi. Ngày 20/1/2013, tôi làm xét nghiệm ở MEDIC thì được kết quả dương tính với ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara IgG 1.78 OD; WBC= 6.29, Hb = 11; âm tính với các loại giun sán khác. Tôi đã uống thuốc Albendazole 400mg, uống 2 lần/ngày trong 21 ngày. Các triệu chứng nhức đầu, mề đay và đau bao tử giảm hẳn. Ngày 04/5/2013, tôi làm xét nghiệm lại kết quả như sau: Toxocara IgG POS 0.58 OD, WBC = 5.52, Hb = 12.4. Nhưng hiện tại, tôi vẫn còn đau 1 bên đầu rất nhiều, ảnh hưởng nhiều đến công việc và giấc ngủ. Tôi có nên tiếp tục uống albendazole hay không? Vì tôi e ngại tác dụng phụ của thuốc. Hoặc tôi nên dùng thuốc gì? Xin cho tôi lời khuyên. Cảm ơn Bác Sĩ.

Trả lời: Trước tiên xin chúc mừng chị đã giảm các triệu chứng một cách nhanh chóng sau khi dùng thuốc albendazole để điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo và cụ thể các triệu chứng đã giảm dần đồng thời với chỉ số hiệu giá kháng thể giảm theo ELISA tại xét nghiệm miễn dịch. Tuy nhiên, dấu hiệu nhức đầu có thể giảm chậm hoặc còn do một số nguyên nhân nào khác chăng như đau đầu vận mạch, đau đầu do bilan lipid máu cao, cao huyết áp, viêm xoang,….nên chúng tôi khuyên bạn không cần thiết điều trị thêm một liệu trình albendazole (vì liệu trình thuốc ở trên phù hợp với thẻ trạng của chị rồi) nữa mà nên đi khám thêm bác sĩ chuyên khoa thần kinh để biết mình còn đau đầu do nguyên nhân gì nữa nhé. Thân chúc bạn khỏe và ma khỏi bệnh!

Lê Diễm Thi - lediemthi15101989@......... - liên chiểu , Đà Nẵng

Hỏi: tôi năm nay 24t, nặng 44kg. Tôi bị Demodex gần 1 năm. Sau nhiều lần đi khám tại bv da liễu đa nang đã sử dụng thuốc và bôi metry. Tuy nhiên bệnh vẫn tái phát. Cho tôi hỏi bệnh này chữa dứt diểm được không, bằng cách nào. Cách đây 20 ngay, toi có xn được 20con/ tiêu bản. Bây giờ hết thuốc nên lai bị tái phát, tôi phải rửa mặt bằng nc muối và tinh dầu tràm trà (nếu ko sẽ sần lên ngúa bong da). Thuốc invermectin và permerthrin5% có chữa hết hoàn toàn ko ah? cách sử dụng ntn? Mong bác sĩ tận tình giúp đỡ. Vì nhà tôi khá xa qui nhơn

Trả lời: Demodex spp là một tác nhân động vật chân khớp thường gây bệnh và ký sinh vùng da niêm mạc nơi có nhiều mồ hôi và chất nhầy cũng như các nang lông tuyến bã. Điểm đặc biệt của chúng là hay bị tái phát. Cách điều trị có nhiều phượng thức khác nhau, nhưng tùy thuộc vào thể bệnh và diễn tiến bệnh đã điều trị và chưa điều trị trước đó, không rõ chị đã dùng thuốc gì và chăm sóc da toàn thân cũng như da mặt bằng những chất liệu như thế nào hiện nay. Toa thuốc cụ thể chị đã dùng trước đó là gì, trong thời gian bao lâu. Về cơ bản, điều trị Demodex spp khá dễ dàng, nếu tuân thủ liệu trình và chăm dóc da đúng cách, nếu không nguy cơ tái đi tái lại rất cao. Chúng tôi đề nghị chị có thể vào phòng khám của Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn đề khám rõ ràng hơn và điều trị cho dứt điểm. Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi thú vị này!

Thu hien – lehienqn1986@.......... - 50/1 Vo Van Dung, TP Quy Nhon

Hỏi: Xin chao ban bien tap trang Web Vien sot ret ky sinh trung con trung Quy Nhon!Con cháu được 32 tháng, cháu chỉ nặng 10kg, ăn uống bình thường, nhưng cháu không hấp thụ được thức ăn. Cháu muốn đưa con đến để xét nghiệm, con cháu có thẻ BH tại BVĐK tỉnh BĐ, thì se duoc giải quyết như thế nào? và thủ tục ra sao. Và cháu phải khám những gì. Rat mong duoc ban bien tap quan tam va tra loi som cho cháu ! Cháu xin tran trong cam o­n.

Trả lời: Một trong những căn bệnh hay hội chứng kém hấp thu trên các trẻ em đang là mối quan tâm của các nhà nhi khoa cũng như toàn cộng đồng.Vì đoạn tiêu hóa của cơ thể chúng ta có thể rối laonj ở những phần khác nhau chứ không nhất thiết chỉ một đoạn duy nhất (xem hình trên). Với số tháng và cân nặng như trên vẫn chưa đạt mức như mong muốn về phát triển thể chất của bé. Chị có thể kiểm tra xem có thể một số tác nhân gây bệnh đường ruột có thể gây nên chứng kém hấp thu cho bé. Nên chị có thể mang thẻ bảo hiểm và giấy khai sinh của cháu đến trực tiếp phòng khám chuyên khoa của Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn để được khám và xét nghiệm theo chế độ bảo hiểm y tế dành cho trẻ em dưới 6 tuổi hiện hành thoe quy định. Việc thăm khám và chỉ định xét nghiệm loại gì sẽ do các bác sĩ chuyên khoa ở đây cân nhắc và định hướng chỉ định. Rất mong chị và cháu cùng gia đình sức khỏe!

Phan Thị Hồng Nhiệm-Quy Nhơn, Bình Định

Hỏi: Gửi Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, hiện em đang là sinh viên năm 3 trường ĐH Nông Lâm TPHCM ngành Công nghệ sinh học. Trong chương trình học của em có nội dung về thực tập chuyên ngành nên em rất có mong muốn được về thực tập tại địa phương. Làm ơn cho em hỏi ở Viện có nhận sinh viên thực tập hay không và nếu có thì em có thể liên hệ bằng cách nào ạ? Em xin cảm ơn.

Trả lời: cảm ơn câu hỏi của em, liên quan đến vấn đề em định xin thực tập thì từ lâu Viện đã nhận rất nhiều sinh viên từ các trường đại học từ TP. Hồ Chí Minh, ĐH Quy Nhơn, ĐH Tây Nguyên, …về tham gia thực tập và hướng dẫn luận văn luận án tốt nghiệp hay cao học, nghiên cứu sinh,..do đó em có thể liên hệ về Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn thông qua phòng Tổ chức cán bộ và lãnh đạo Viện theo các số điện thoại trên trang website.

Lê XuânLê - xuanlele@.......... - Tuy Hòa Phú Yên

Hỏi: Con trai tôi 19 tháng tuổi, cháu cân nặng chỉ 10kg. Mấy tháng gần đây cháu không tăng cân. Cháu ăn uống bình thường. Xin hỏi BS cháu có khả năng bị nhiễm ký sinh trùng hay không? Tôi định đưa cháu đi xét nghiệm ở viện KST-CT QN, có nên không?

Trả lời: Điều này có thể và nếu chị đưa cháu đi xét nghiệm máu và phân để biết một số tác nhân có thể cháu mắc phải trong quá trình sinh hoạt, ăn uống hay chơi đùa trong môi trường vốn bị nhiễm bẫn này. Chị có thể liên hệ và mang BHYT cũng như giấy khai sinh cần thiết đến khám tại Viện chị nhé!

Huỳnh Châu Quốc- huynhchauquoc@..........- Quận 8 - TP Hồ Chí Minh

Hỏi: Em bị đau bụng dưới âm ỉ suốt ngày, đi khám bệnh và xét nghiệm máu thì được chuẩn đoán là bị nhiễm ký sinh trùng nhưng lại không có kết quả chính xác loại ký sinh trùng nào? Bác sĩ đã cho uống thuốc điều trị mỗi ngày uống 2 viên Albendazol 0,4g trong vòng 1 tuần, uống hết lại tái khám và uống liều tương tự đã 3 lần (mỗi lần tái khám lại uống 1 tuần) nhưng đến nay em vẫn bị đau bụng dưới suốt cả ngày và không thấy giảm bệnh. Bác sĩ có thể cho em biết e có thể bị mắc loại ký sinh trùng nào, cách điều trị ra sao và em có thể đến đâu để xét nghiệm chuẩn đoán chính xác loại ký sinh trùng để diều trị dức điểm (hiện nay em đang ở TP Hồ Chí Minh).

Trả lời: Hiện nay em đang ở thành phố Hồ Chí Minh và đã đi xét nghiệm do đau bụng nhung bác sĩ lại nó là nhiễm ký sinh trùng mà không cho biết nhiễm loại gì cũng kỳ ghê há! Không rõ bị nhiễm loại gì mà bạn cũng đã dùng thuốc rôi thì không thấy bạn cho chúng tôi biết có giảm hay không,…Rất tiếc là hiện nay có khá nhiều loại giun sán có thể ký sinh và gây bệnh cho người. Do đó, triệu chứng đau bụng của bạn có thể do một tác nhân cũng có thể do nhiều tác nhân. Làm thế nào để biết chính xác bạn nên đến các Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, BV Bình Dân, BV Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm chẩn đoán y khoa hòa Hảo để xét nghiệm và tìm ra căn nguyên cho chính xác trong chẩn bệnh cũng như trong điều trị dứt điểm bạn nhé!

hoàng thị kim thoa - kinmthoadaklak@ ……- TX Gia Nghĩa - tỉnh Đắk Nông

Hỏi: Chào bác sỹ: Tôi ngủ dậy tự nhiên mặt tôi bị sung vù lên, năng nhất là vùng mắt và môi trên và đến nay xuất hiện những nốt ban trên mặt và cổ, tôi mới đi khám ở phòng xét nghiệm đa khoa Hoàng Đức - 11 - Nguyễn Thị Định - Quy Nhơn, kết quả XN bị giun đũa chó và sán lá gan lớn, hiện nay đang uống thuốc điều trị. Cho Tôi hỏi tôi bị sung mặt và nổi ban đỏ như vậy có liên quan gì đến bệnh giun đũa chó và sán lá gan không hay là triệu chứng của bệnh khác. Rất mong có sự phúc đáp từ quý biên tập!

Trả lời: Trước hết chúng tôi xin cảm ơn chị đã tin tưởng và đặt câu hỏi với chúng tôi. Về mặt triệu chứng bệnh của ấu trùng giun đũa chó mèo cũng như bệnh sán lá gan lớn khiến cho chị phù mặt, mắt và môi trên là hoàn toàn không có, chỉ trừ khi nào các ấu trùng non di chuyển lạc chỗ thì có thể tạo phản ứng viêm tại chỗ, khi đó làm sưng lên khu vực tại chỗ liên quan ấu trùng đang định vị mà thôi. Với các triệu chứng như chị mô tả, chúng tôi nghĩ nhiều đến dị ứng của chị sau khi dúng các mỹ phẩm hoặc thức ăn không phù hợp với mình mà thôi. Nếu là dị ứng thì sau khi dùng thuốc chống dị ứng và dừng ngay các thức ăn thì sau một thời gian ngắn các triệu chứng sẽ mất đi, và nếu bạn tiếp xúc hay ăn trở lại các món ăn đó sẽ tái dị ứng lại như lần đầu. Về tác nhân gây dị ứng thì có hàng triệu chất khác nhau có thể chất đó phù hợp với cơ địa người này nhưng không phù hợp với người kia và ngược lại. Riêng về xét nghiệm có bị ấu trùng giun đũa chó mèo và sán lá gan lớn có thể nhiễm tình cờ cùng với thời điểm bạn phát hiện dị ứng mà thôi.

Thu An - anha_nice1510@...... - 0 Kon tum

Hỏi: Xin chào Bác sĩ, năm nay cháu 27 tuổi, cách đay 1 năm cháu bị nổi mẫn ngứa và đã xét nghiệm tại Viện. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị giun đũa chó, giun lươn và sán lá gan. Cháu đã uống thuốc theo toa nhưng vẫn không hết ngứa. hiện giờ cháu vẫn bị ngứa và mỗi lần ngứa cháu dùng 1 viên thuốc dị ứng. Cho cháu hỏi dùng nhiều thuốc dị ứng thì có ảnh hưởng cho việc điều trị sau này ko? sắp tới cháu có kế hoạch sinh con bị nhiễm giun như vậy có ảnh hưởng tới em bé ko? xin bác sĩ giải đáp giúp cháu.xin cảm ơn!

Trả lời:

Trước tiên cũng xin nói rằng các bệnh giun sán mà bạn đang mắc phải hoặc mắc phải trước kia đều khó hoặc không có thể đi qua nhau thai để vào đứa bé khi chị mang thai. Do vậy, việc lập gia đình và có ý định sinh con thì bình thường nhé. Ngược lại các bệnh lý này trên động vật thì lây truyền từ con mẹ sang phôi thai hay con con dễ xảy ra và gây tử vong rất cao. Thuốc điều trị hay chống dị ứng mà chị dùng thường xuyên cũng có thể gây bệnh một số tác dụng ngoại ý, như bao loại thuốc khác kể cả vitamin cũng có thể dẫn đến một số phản ứng ngoại ý, dù nhỏ và khi dùng liều cao kéo dài thời gian. Do vậy chúng tôi khuyên bạn tiếp tục đi khám thêm chuyên khoa da liễu để biết thêm tác nhân gây ngứa cho bạn hiện nay là gì để chữa trị tiệt căn chứ không nên dùng thuốc giải quyết triệu chứng là không đủ mà về lâu dài sẽ lờn thuốc thì bạn sẽ khó khăn trong điều trị. Thân chúc bạn khỏe!

Lê Thị Thương – kon tum

Hỏi: Xin chao ban bien tap trang Web Vien sot ret ky sinh trung con trung Quy Nhon! em bị viem gan B, cho em hoi tính nghiêm trọng của bệnh này và em nên xét nghiệm những chỉ số nào liên quan đến bệnh này? Ở Viện mình có xét nghiêm k? và chi phí khoảng bao nhiêu? Và giờ đã có cách điều trị nào giúp hạn chế hay dứt điểm bệnh nay chưa ạ?

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn, rất tiếc chúng tôi chưa tìm thấy các số liệu và kết quả xét nghiệm của bạn như thế nào vì hiện nay người dân chúng ta dễ nhầm lẫn giữa một tình trạng mang virus viêm gan B mạn tính và viêm gan siêu vi B, mà điều này rất quan trọng khi chẩn đoán, khi đưa ra lời khuyên và khi đặt bút kê toa điều trị ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân, sức khỏe bệnh nhân có thể dùng thuốc không cần thiết, có thể khiến người bệnh bi quan, ….Việc xác định mình có bị viêm gan siêu vi B hay không thì một số xét nghiệm sau đây khuyên nên làm là HbsAg, HbeAg, HBV-DNA, SGOT, SGPT, GGT, với chi phí dao động quanh 500.000 – 1.000.000 VNĐ. Hiện tại hướng dẫn mới trong điều trị viêm gan siêu vi B 2012 đã có với những phác đồ thuốc hiện cũng đang sẵn óc tại Việt Nam và trên thế giới nên bạn cũng không ngần ngại khi chọn lựa điều trị. Việc cần thiết giờ đây là chúng tôi khuyên bạn xét nghiệm và khẳng định mình có thật sự viêm gan siêu vi B hay không, dùng thuốc hay không dùng thuốc? Bạn có thể đến Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn để được tư vấn và các xét nghiệm trên hiện nay đã thực hiện rất nhiều tại viện. Thân chúc bạn khỏe!

Cao Nam- namhoadl87@.........- buôn ma thuột đăk lăk

Hỏi: Xin hỏi các Bs, Ivermectin có điều trị được giun đũa chó, giun lươn, đầu gai không. Nếu được thì liệu trình điều trị như thế nào?

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời rằng thuốc Iverrmectine (IVM) có thể điều trị được hầu hết các loại ấu trùng di chuyển do ấu trùng giun đũa chó, mèo (nhưng hiệu quả rất thấp < 50%), thuốc IVM phổ biến điều trị cho ấu trùng giun lươn cho hiệu quả rất cao gần 93%, nhưng lại hay tái phát một phần vì áu trùng giun lươn có chu trình tự nhiễm. Riêng đối với ấu trùng giun đầu gai, thuốc vẫn cho hiệu lực và hiệu quả cao trong hội chứng CLMs và hội chứng ban trườn nhưng thể phủ tạng vẫn còn đang bàn luận. Về liệu trình điều trị thì có nhiều trường phái và nghiên cứu với các kết quả khác nhau trong tỷ lệ chữa khỏi bệnh. Do đó, liệu trình dùng tùy thuộc vào từng nhóm tác giả. Thông tin về liệu trình dùng, tác dụng ngoại ý, thuốc tương tác, dược động học và dược lực học chúng tôi có bài riêng trong trang website http://www.impe-qn.org.vn mà bạn có thể tham khảo đầy đủ những gì bạn cần nhé!
 

Nguyen Dinh Th, TT Cai Lậy, Tiền Giang

Hỏi: Các bác sĩ cho tôi hỏi, năm nay tôi 46 tuổi, hiện đang làm cho mọt doanh nghiệp nhà nước, không hiểu sao trong thời gian 3 tháng gần đây tôi thường xuyên bị mất ngủ không rõ tại sao, có đi điều trị rất nhiều bệnh viện kể cả nước ngoài khi đi công tác nhưng không khỏi. toi cứ dùng thuốc ngủ hoài sợ bị ảnh hưởng TK sau này. Kính mong các bác sĩ cho biết nguyên nhân gây mất ngủ và cách điều trị của tôi như thế nào? Tôi rất cam o­n quý bác sĩ!

Trả lời: Trước tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn câu hỏi của quý anh chị đã tin tưởng trang biên tập website để gởi tin đến chúng tôi nhờ tư vấn. Liên quan đến câu hỏi của anh, chúng tôi xin trích đăng và chia sẻ các thông tin chuyên khoa của các thầy thuốc đồng nghiệp đề cùng chia sẻ với anh chị. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, có thể chỉ là những lo âu hay căng thẳng nào đó trong đời sống hàng ngày chưa được giải quyết ổn thỏa; Những hành vi cá nhân như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều, thay đổi múi giờ khi đi xa, làm việc ca đêm, ăn quá nhiều quá no trong đêm; hoặc những bệnh lý thực thể đều có thể gây mất ngủ. Có thể phân ra 2 nhóm nguyên nhân gây mất ngủ như sau:
 

1. Mất ngủ do sinh hoạt

-Do hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích...

-Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.

-Do căng thẳng lo âu nhiều trong học tập, làm việc, trong cuộc sống hàng ngày.

-Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.

Ngoài ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.

2. Mất ngủ do nguyên nhân thực thể

-Do dùng thuốc để điều trị bệnh: Như các thuốc điều trị đau đầu có chứa cafein, thuốc chống viêm như corticoide, thuốc lợi tiểu v.v...

-Do bệnh lý: Các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do Zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương v.v... Việc điều trị phải chú ý vào nguyên nhân gây bệnh.

-Do loạn tâm thần chức năng hoặc thực thể, hoặc do trầm cảm.

 
Điều trị chứng mất ngủ

Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định điều trị nên theo ý kiến của thầy thuốc.

Về nguyên tắc điều trị

1. Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ

Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc. Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v...

3. Dùng thuốc ngủ, kết hợp với dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh

Theo y học cổ truyền (YHCT), việc điều trị cũng theo các nguyên tắc như trên, ngoài thuốc, YHCT còn có các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh để giúp cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

Không dùng thuốc:

Dưỡng sinh: Tập các động tác như thư giãn, thở 4 thì, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt (Xoa, day, bấm huyệt Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao).

Dùng thuốc:

Để chỉ định điều trị, cần phải có chẩn đoán thật chính xác của các nhà chuyên môn. Tuy nhiên, có một số cây cỏ là rau ăn vừa có thể dùng làm thuốc và không độc. Chẳng hạn như hạt sen, long nhãn, mật o­ng, đậu xanh, đậu đen, táo tàu... có tác dụng an thần, trị mất ngủ; Một số thức ăn như chuối, các loại hạt quả, đậu phộng (lạc)... giúp điều hòa giấc ngủ. Các loại cây cỏ như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng) có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và dùng ăn như rau giúp ngủ ngon, hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống trị mất ngủ; Trúc diệp (lá tre); Toan táo nhân (hột trái táo ta, táo chua) nấu nước uống thay nước trà, giúp giấc ngủ mau đến, có thể xem là một loại thuốc ngủ.

Mất ngủ và cách tự điều trị đơn giản mà hiệu quả

Mất ngủ là căn bệnh phổ biến hiện nay, mất ngủ thường gặp ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê chưa đầy đủ, số bệnh nhân đến bệnh viện khám và điều trị mất ngủ chiếm 10-25%. Người bị bệnh mất ngủ có thể phòng và điều trị tại nhà với những bài thuốc và bấm huyệt đơn giản nhưng hiệu quả. Trước đây số người đến khám và điều trị mất ngủ chủ yếu gặp ở người trung niên và già, thì nay với áp lực công việc, thì số người đến khám và điều trị mất ngủ không còn là những người già nữa mà cả những người trẻ tuổi (nhất là người làm việc trí óc).

Người ta dùng từ mất ngủ để chỉ sự giảm sút về thời gian và độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc ngủ. Cũng có thể nói mất ngủ khi khó ngủ hoặc trong giấc ngủ có quá nhiều chu kỳ thức và để lại một cảm giác lúc nào cũng thiếu ngủ.

Đối với người trưởng thành một ngày ngủ tối thiểu là 8 tiếng, nếu ngủ không đủ giấc hay mất ngủ kéo dài có thể gây ra các bệnh giảm trí nhớ, tăng huyết áp, tim mạch, béo phì, trầm cảm …

Trẻ nhỏ mất ngủ nhiều sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, rối loạn về hành vi, khả năng nhận thức, khó tập trung trong lớp học…

Những vị thuốc đơn giản giúp ngủ ngon:

-Lá vông (vông nem): Chọn lấy lá  vông bánh tẻ, tước bỏ cuống và gân lá, rửa sạch sắc uống, ngày 2-4 g, trị các chứng khó ngủ, mất ngủ. Thận trọng với trường hợp dạ dày bị loét.

-Ngải tượng (củ cây bình vôi): Ngải tượng có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp, hạ nhiệt khi sốt… Tác dụng này  là do  thành phần  ancaloid: L-Tetrahydropalmatin  đưa lại, được dùng trong các trường hợp mất ngủ thường xuyên, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, hay bột, với liều 6 – 10g/ngày.

-Lạc tiên: Dùng bộ phận trên mặt đất,  cắt thành từng đoạn 5 – 7cm, rửa sạch, phơi khô. Sao vàng, sắc uống, ngày 8 – 12g để  trị các trường hợp mất ngủ, hoặc tim hồi hộp, tâm phiền muộn, người bứt dứt, khó chịu.

-Liên tâm (tâm hạt sen): Ngày dùng 4-8g, tâm sen sao vàng sắc nước uống, hãm như trà, chữa bệnh mất ngủ, những người hư nhiệt, huyết áp thấp không nên dung kéo dài.

-Các vị thuốc trên có thể dùng độc vị hay kết hợp với các vị thuốc khác thành bài để có hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra chúng ta có thể xoa bóp day bấm các huyệt sau ngày một đến hai lần phòng trị mất ngủ. Cách này hiệu quả cao mà không gây hại:

-Huyệt nội quan: Ở chính giữa lằn chỉ cổ tay phía trong đo lên hai thốn; có tác dụng định tâm thần. Chữa mất ngủ, tim hồi hộp, đau nhói vùng tim, hạ huyết áp, nấc đau dạ dày, nôn mửa.

-Huyệt thần môn: Ở chỗ lõm sát xương đậu trên nếp gấp cổ tay phía sau gan ngón tay út gần động mạch trụ. Chữa mất ngủ, hay quên, hoảng sợ, suy nhược thần kinh, đau nhói vùng tim.

-Huyệt tam âm giao: Ở lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn (hoặc khép 4 ngón tay lại), sau bờ xương chày 2 phân. Chữa đau đầu ,mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau bụng.

-Huyệt bách hội: Ở đỉnh đầu, chỗ lõm nơi gặp nhau của đường nối hai mỏm tai và đường bổ dọc đầu. Chữa đau đầu , mất ngủ, suy nhược thần kinh,.

-Ấn đường: Điểm giữa khoảng hai đầu lông mày, thẳng sống mũi lên, có tác dụng định thần trí, thanh nhiệt, an thần, chữa mất ngủ.

Với những cách điều trị đơn giản này, các bạn có thể tự điều trị tại nhà đơn giản nhưng rất hiệu quả. Kiên trì điều trị giúp các bạn có được những giấc ngủ ngon.
 

Tại sao mất ngủ ở người già lại khó chữa như thế?

Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi (NCT) liên quan rõ rệt với sự sụt giảm bài tiết một nội tiết tố của tuyến tùng có tên là melatonin – một chất có vai trò điều hòa nhịp thức – ngủ. Nhưng, theo các nhà sinh lý học, vấn đế cốt lõi không phải ở số giờ ngủ mà ở chất lượng giấc ngủ: một giấc ngủ êm dịu, không mộng mị, chập chờn; thức dậy thấy thoải

Những nguyên nhân gây ra mất ngủ Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ:

-  Một là, do các bệnh về nội, ngoại khoa như đau dạ dày, sau phẫu thuật, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh đường hô hấp…).

-  Hai là, do rối loạn tâm thần như trầm cảm, loạn thần, hoang tưởng, bệnh nhân phải dùng thuốc an thần kinh chống trầm cảm. 

-  Nguyên nhân thứ 3 phổ biến nhất: Do “stress” – Mất ngủ do tâm sinh lý rối loạn. Dạng mất ngủ này thường xảy ra do xúc cảm buồn, chán, thất vọng, thất bại trong công việc, căng thẳng, lo âu, xung đột trong gia đình, xã hội… Nhiều bệnh nhân mất ngủ do tâm sinh lý, dùng thuốc ngủ lúc đầu có hiệu quả, nhưng sau đó gặp rắc rối vì nghiện thuốc và tương tác với rượu. Khi bệnh trở thành mạn tính, dù dùng thuốc họ cũng ít khi ngủ được và trạng thái bệnh lý sẽ trầm trọng thêm.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng thường gặp như: – Mất ngủ do dùng một số thuốc để chữa bệnh như: Lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần nên hệ thần kinh trung ương suy yếu, gây hội chứng mất ngủ. Loại thuốc thường gây ra tình trạng này là barbituric, benzodiazepin (Seduxen). Ngoài ra một số thuốc khác cũng gây mất ngủ như corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh thần kinh và ngay cả một số thuốc dùng để điều trị bệnh trầm cảm.

-Vào tuổi mãn kinh, phụ nữ bị bệnh mất ngủ tăng gấp 5 lần (triệu chứng là nóng nhiệt, khó chịu và khi ngủ thở khó khăn). Ngoài ra, theo kết quả điều tra cho thấy những người mất ngủ, khó ngủ do căng thẳng thần kinh, stress có thể dùng những thực phẩm chức năng có thành phần từ rễ câu Nữ Lang, Trinh nữ hay củ Bình vôi. Theo dân gian thì kết quả sẽ rất tốt với người bệnh và không có hại cho sức khỏe.

-Để được ngon giấc, các bậc cao niên cần quan tâm đến một số yêu cầu sau đây:

– Tránh mọi tác nhân kích thích: ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ không uống ruợu; sau 4 giờ chiều không hút thuốc lá (nếu bỏ thuốc lá, thuốc lào thì càng tốt), không uống cà phê; cũng không nên dùng các thức ăn, đồ uống có caffein trước khi đi ngủ.

-Tập luyện đều đặn, tốt nhất là tập vào cuối buổi chiều nhưng cần tránh tập các môn hoạt động thể lực mạnh sau 6 giờ chiều. Các bài tập như: đi bộ, xoa bóp, thư giãn rất tốt cho tuổi già và giấc ngủ.

-Phòng ngủ phải yên tĩnh, ánh sáng thích hợp, bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; không có gió lùa nhất là về mùa rét.

-Một số liệu pháp giúp giấc ngủ ngon hơn ở người cao tuổi.

-Gõ ngón trỏ (gõ mạnh vừa phảI bằng mô đốt ngón 3) lên đầu lông mày hai bên, mỗi bên 30-60 lần. Xong vuốt nhẹ lông mày 2 bên từ đầu đến đuôi lông mày.

-Gãi chân tóc từ trán ra sau gáy trong 2-3 phút bằng 10 đầu ngón tay hoặc bằng lược.

-Xoa nóng 2 bàn chân. – Ngâm chân nước ấm 38-43oC trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần, trong đó có một lần trước khi đi ngủ buổi tối. – Gối đậu đen rang nóng (theo Nam dược thần hiệu của Thiền sư Tuệ Tĩnh): rang nóng đậu đen, rồi cho vào gối, gốI suốt đêm.

-Hoa chuối 30g rửa sạch, thái nhỏ; Tim lợn một quả, rửa sạch, bổ tư ; xào chín với hoa chuối, ăn cả cái lẫn nước.

-Hoa thiên lý xào với tim lợn hoặc nấu canh với thịt nạc, ăn hàng ngày.

-Tâm sen 2-4g/ngày, hãm với nước sôi, uống thay trà. – Lá vông nem (chọn lá bánh tẻ) rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn; cũng có thể hãm trà 2-4g/ngày hoặc dùng dướI dạng cao lỏng (2-4g/ngày), uống trước khi đi ngủ buổi tối.

-Lạc tiên: lấy ngọn non, rửa sạch, luộc chín; ăn vào buổi chiều hoặc vài giờ trước khi đi ngủ buổi tối.

-Nước ép quả cà chua pha với mật o­ng, uống buổi tối. Nếu vẫn không cải thiện được giấc ngủ mới phải dùng thuốc. Theo khuyến cáo của các nhà lão khoa, các cụ chỉ nên dùng thuốc ngủ hay các thuốc an thần gây ngủ tân dược khi thật cần; và nên bắt đầu bằng một loại thuốc ngủ có nguồn gốc thảo dược như: mimosa, rotundin… sau mới dùng đến hóa dược như benzodiazepin, barbituric… và cũng chỉ nên sử dụng trong dăm bảy tối để tránh độc cho gan, thận và tránh lệ thuộc thuốc ngủ. Cũng nên kết hợp với thư giãn hoặc thở bụng (thở 4 thì: hít vào hết sức cho bụng phình lên tối đa ngừng vài giây thở ra hết tới khi bụng hóp lại hết cỡ thở ra)… tạo điều kiện đi vào giấc ngủ dễ dàng.

 

Ngày 13/08/2013
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích