Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 4 2 5 9
Số người đang truy cập
5 2 2
 
Trả lời câu hỏi bạn đọc về các bệnh do ký sinh trùng và côn trùng truyền tháng 2 năm 2013

1. Nguyen Thi H. 24 tuổi, Bac Lieu, 0126….

Hỏi: kính thưa các bác sĩ và thầy thuốc cho tôi hỏi con tôi thỉnh thoảng biểu hiện nhiễm trùng da có khi ở cánh tay, có khi ở vùng mông, đùi, điều trị sau đó tái phát trở lại, một năm có khoảng 3-5 lần, không sốt, không đỏ da, không viêm nặng. Một số người nói rằng tôi quá lo lắng chứ các bệnh lý về da như thế là bình thường đối với lứa tuổi dưới 5, không nên lo mà chỉ tắm rửa sạch sẽ là tốt. Một số người khác cho rằng không nên chủ quan mà phải đi khám bác sĩ da liệu hoặc nhi khoa nếu không khi nặng sẽ ân hận. Mong các bác sĩ cho tôi một lời khuyên !

Trả lời:

Trước hết, chúng tôi rất chia sẻ và thông cảm với lo lắng và điều lúc này là bạn đang băn khoăn giữa hai lời tư vấn từ người quen thân của bạn, chúng tôi xin phúc đáp như sau: Có lẽ cả hai câu nói trên đều đúng nhưng tùy hoàn cảnh và tình trạng bênh lý cũng như biểu hiện bệnh của cháu nói chung và con chị nói riêng. Nhưng đứng góc độ y học, chúng tôi khuyến và thiên về loiwif khuyến thứ hai hơn « Đừng đơn giản khi trẻ mắc bệnh da » theo như lời của Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) cho biết rằng trẻ em thường mắc một số loại bệnh về da. Điều đáng nói là các bậc cha mẹ không phải ai cũng biết rõ từng loại bệnh và xử lý một cách khoa học. Theo BS. Huấn cho biết qua khám bệnh hằng ngày tôi nhận thấy các bậc cha mẹ không phân biệt được các loại bệnh về da ở trẻ em nhưng thường tự tiện mua thuốc bôi cho trẻ, điều này có thể gây ra những hậu quả không tốt.

Vi trùng đi theo nụ hôn

Nhiều bậc cha mẹ có con mắc bệnh chốc hoặc chàm rất lấy làm lạ khi con đã gần khỏi bệnh hoặc khỏi nhưng tái phát. Khi bác sĩ hỏi: “Những người thân trong nhà có thường xuyên hôn cháu không?” thì câu trả lời là “có”. Theo các bác sĩ, chính vi trùng đã đi theo nụ hôn của người lớn làm tái phát bệnh ở trẻ. Hầu hết các bậc phụ huynh đều ngỡ ngàng trước thông tin này. Lời khuyên của bác sĩ là các bậc phụ huynh tạm dừng thể hiện tình thương qua những nụ hôn khi trẻ đang mắc bệnh. Thực tế cho thấy những ông ba, bà mẹ khi bị lở miệng thường nghĩ do người mình nóng nhiệt. Lở miệng còn có nguyên nhân do bị nhiễm virút Herpes. Chính vì vậy, những người nhiễm virút Herpes hôn trẻ mắc bệnh chàm có thể làm bệnh chàm bị nhiễm thêm virút Herpes, gây bội nhiễm nặng. Với bệnh chốc, gây bệnh là vi trùng tụ cầu vàng, vi trùng này thường trú ở niêm mạc mũi những người bình thường. Với những trẻ mắc bệnh chốc đã khỏi bệnh mà được người lớn hôn, tụ cầu vàng sẽ đi theo nụ hôn nhiễm vào da, làm trẻ bị tái bệnh.
  

Chốc là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em và xảy ra ở lớp thượng bì của da. Bệnh rất dễ lây lan, thường lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác. Bệnh chốc có thương tổn căn bản là mụn nước, bóng nước, nhanh chóng thành mụn mủ, sau đó vỡ và khô đi, đóng mày có màu vàng mật o­ng. Khi trẻ mắc bệnh chốc sẽ có những vết lở hồng ban ở mặt, chân... Dù 20% số trẻ mắc bệnh chốc có khả năng tự lành trong 2-6 tuần nhưng đa số trường hợp còn lại nếu không điều trị bệnh có thể lan rộng và có các biến chứng như viêm mô tế bào, viêm mạch bạch huyết. Nguy hiểm hơn là có 2-5% số bệnh nhân bị mắc bệnh chốc sẽ bị viêm cầu thận cấp. Khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh chốc, các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để được tư vấn và điều trị sớm.

Những bệnh da dễ nhầm

Nhiều bậc cha mẹ thường nhầm bệnh vảy phấn trắng với bệnh lang ben. Khi mắc bệnh vảy phấn trắng, trên da trẻ có những mảng giảm sắc tố. Vảy phấn trắng thường xảy ra ở vùng mặt, còn lang ben thường xảy ra ở vùng ngực và rất ít trẻ dưới 3 tuổi bị mắc bệnh lang ben.

Bệnh vảy phấn trắng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ có nước da sậm màu. Nhìn mảng giảm sắc tố (những đốm màu trắng) rất giống với bệnh lang ben, nên một số người tự mua thuốc có chứa corticoid bôi cho trẻ. Làn da của trẻ nhỏ rất mỏng manh, bôi những loại thuốc này đều ảnh hưởng đến da của trẻ, đặc biệt là thuốc bôi chứa corticoid có tác dụng mạnh sẽ làm teo da trẻ. Hầu hết trẻ mắc bệnh vảy phấn trắng đều hồi phục theo thời gian, nếu có điều kiện thì các bậc cha mẹ chỉ cần mua kem dưỡng ẩm bôi để trẻ dễ chịu và bệnh sẽ nhanh khỏi. Trong trường hợp lo lắng quá, bà mẹ có thể đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc. Có nhiều trẻ em thường xuyên bị dính sữa hay thức ăn, hoặc bị lưỡi bản đồ (có thể lở và có ranh giới sang thương rõ ràng), nhưng các bà mẹ lại tưởng trẻ bị nấm miệng và cũng tự mua thuốc kháng nấm về rơ lưỡi cho trẻ. Rơ miệng hoài bằng thuốc kháng nấm làm tăng tình trạng khó chịu, tổn thương lưỡi, tổn thương các nụ vị giác trên lưỡi khiến trẻ biếng ăn. Trẻ bị nấm miệng cần điều trị bằng thuốc chống nấm, còn những trẻ mắc bệnh lưỡi bản đồ thường không cần điều trị đặc hiệu mà chỉ cần bổ sung vitamin và các khoáng chất.

Viêm da tiết bã cũng là một bệnh viêm da mãn tính thường gặp ở trẻ, biểu hiện thường thấy nhất là nhiều vảy nhờn tập trung ở đỉnh đầu và có thể tạo thành một lớp dày lan tỏa khắp da đầu có hình giống như chiếc mũ mà dân gian thường gọi là “cứt trâu”. Khi đó, nhiều bà mẹ nghĩ rằng đầu trẻ bị dơ nên dùng đồ chà mạnh cố lấy vảy này ra... Da đầu trẻ mỏng nên cách kỳ cọ, chà xát mạnh dễ làm tổn thương đến da đầu, thậm chí gây nhiễm trùng. Bệnh này sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu cần, các bà mẹ chỉ nên sử dụng một số loại dầu gội dành cho trẻ bị viêm da tiết bã để làm mềm các vảy bám trên đầu trước khi gội đầu vài giờ, sau đó có thể dùng lược chải đầu có lông chải thật mềm dành riêng giúp loại bỏ bớt các vảy trên da đầu...

Nói tóm lại, bạn không nên chủ quan, nếu một đứa con của chị biểu hiện bệnh lý da, sau khi xử trí theo lời khuyên thứ nhất mà không thuyên giảm và biểu hiện bệnh ngày càng tăng hơn thì nên thực hiện lời khuyên thứ hai chi nhé. Thân chúc chị và gia định khỏe mạnh.

Đỗ Trần Hà My- pikkiyoyo@........ -Nha Trang- khánh Hòa (12/3)

Hỏi: Xin chào ban biên tập, năm nay em 25 tuổi, nặng 40 kg, em ăn rất nhiều nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì lại không lên ký. Người em thường xuyên nổi mẩn ngứa ở vùng cánh tay, gan bàn tay, chân và nổi ở vùng bụng, khoảng 2-3 tiếng đồng hồ các mẩn ngứa này sẽ lặn hết, hầu như là ngày nào em cũng bị nổi mẩn thế này nhất là vào buổi trưa. Cách đây 2 tháng em có đi xét nghiệm ỏ Viện sốt rét KST-CT TP. Hồ Chí Minh và kết luận là nhiễm giun đũa chó 1/1600. Đơn thuốc của bác sỹ cho là:

- Albendazole 400mg x 42 viện ( ngày uống hai viên chia hai lần sáng tối);

- Aegiu 42 viên (ngày uống hai viên chia hai lần sáng tối)

- Telfast 60mg x 20 viên (ngày uống 1 viên sau ăn sáng)

- Clopheniramine x 40 viên (ngày uống 2 viên, một lần sau tối).

Vì chữ bác sỹ xấu quá nên em không biết là có viết đúng tên thuốc không nữa. Sau khi uống thuốc em thấy các mẩn ngúa này giảm hẳn, nhưng một tháng gần đây các mẩn ngúa này lại xuất hiện như ban đầu, em có đi xét nghiệm thì bác sỹ trả lời là sau khi uống thuốc thì 3 tháng sau mới xét nghiệm lại. Em có làm thêm các xét nghiệm về dị ứng và có kết quả dương tính với các tác nhân con sau derm.pteronyssinus, derm. farinae, bloomia tropicalis. Hiện nay, em rất hoang mang không biết có phải là do chưa trị hết bệnh hay không mà mẩn đỏ lại xuất hiện như vậy, hay là do em bị dị ứng. Em nên uống thuốc gi, xin các bác sỹ trả lời giúp em với ạ.

Trả lời : Thân chào bạn và chúng tôi xin phúc đáp với nội dung liên quan đến câu hỏi của bạn, câu hỏi của bạn gồm ba phần, chúng tôi xin lần lượt trả lời ba vấn đề của bạn nhé!

(i) Việc bạn ăn rất nhiều và bình thường sao lại “không mập lên được”: câu hỏi này của bạn có liên quan đến rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạn gầy sút chứ không thể là một nguyên nhân cụ thể nào đó mà chúng ta dễ dàng nhận ra và chẩn đoán chính xác căn nguyên khiến bạn gầy sụt được đâu. Bạn không nên hoang mang vì người ta có câu: “Ốm đẹp, Mập dễ thương, Cao sang, Lùn quý phái”, nên bạn phải tự hào ít nhất 2/4 ưu điểm này phải không – nói đùa với bạn chút thôi. Để cho bạn hiểu được và tự mình chẩn đoán xem minh rơi vào một trong các / hay có nhiều nguyên nhân khác nhau cùng có trên cơ thể bạn khiến bạn ăn vào nhiều nhưng không ….lên ký. Một số nguyên nhân có thể khiến bạn không lên ký không rõ nguyên nhân, bao gồm cả bệnh celiac và rối loạn tuyến giáp chưa được chẩn đoán. Các nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến không lên ký của bạn có thể gồm:

-Bệnh lý Addison's

-Bệnh ung thư nói chung;

-Bệnh Celiac, tình trạng bất dung nạp một số chất dinh dưỡng;

-Hẹp môn vị;

-Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);

-Bệnh Crohn's;

-Bệnh mất trí (Dementia);

-Bệnh trầm cảm;

-Bệnh tiểu đường;

-Suy tim;

-HIV/AIDS

-Tăng calci máu (Hypercalcemia);

-Cường giáp (Hyperthyroidism);

-Nhược giáp;

-Bệnh Parkinson's;

-Loét tiêu hóa;

-Bệnh lao nói chung;

-Viêm đại tràng loét

(i)Việc thứ hai là bạn có đi xét nghiệm cho thấy có nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, đã điều trị theo toa thuốc của Viện Sốt rét KST-CT thành phố Hồ Chí Minh, theo chúng tôi là đã đúng theo chỉ định và thỏa mãn ca bệnh. Sau khi khám lại bác sĩ ở đây cũng đã cho lời khuyên đúng;
 

(ii)Liên quan đồng thời bạn có đi xét nghiệm về các dị nguyên phát hiện các tác nhân Derm.pteronyssinus, Derm. farinae, Bloomia tropicalis , điều này có thể bạn bị nhiễm đồng thời hoặc cơ thể bạn không thích nghi và cơ địa không phù hợp khi tiếp xúc với các sinh vật này, trong khi các sinh vật này rất thường hay gặp trong môi trường mà bạn đang sống, chỉ có điều là cơ địa người này không bị dị ứng với con này nhưng người khác lại bị ngứa khi phơi nhiễm với các tác nhân đó. Việc cần thiết là bạn nên vệ sinh và phòng tránh các tác nhân đó để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các sinh vật khiến bạn bị ngứa như thế nữa. Thuốc chống dị ứng chỉ là tạm thời giải quyết các triệu chứng hàng ngày xảy ra chứ không giải quyết nguyên nhân gây bệnh, nên bạn cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhé.

Hy vọng với nội dung phúc đáp của chúng tôi dã giúp bạn phần nào giải tỏa nỗi lo lắng đúng không, chúc bạn khỏe!

Duonghieuhoa76@ya......Bắc Giang

Hỏi: Kính thưa các thầy thuốc ở Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng thành phố Qui Nhơn cho em hỏi về hai thuật ngữ y học thường dùng trong lĩnh vực y học là MDA (Mass Drug Administration) va MT (Mass Treatment) là gì và cách dùng trong một số tình huống y học ra sao ra sao? Vì em là một bác sĩ đang theo học một lớp tiếng anh chuyên ngành y tế cộng cộng nên em hỏi vậy dẻ hieu rõ hơn. Em xin cảm ơn nếu các thầy trả lời giúp em càng sớm càng tốt!

Trả lời:

Xin chào một đồng nghiệp của chúng tôi, rất cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi thú vị này và chúng tôi xin phúc đáp như sau và nhân đây chúng tôi cũng xin chia sẻ với bạn một số thuật ngữ khác gần giống nghĩa nhưng dùng trong hoàn cảnh khác. Trong phạm vi phần trả lời chúng tôi muốn lấy sốt rét làm ví dụ để bạn dễ hiểu:

(i)Mass drug administration (MDA) là điều trị toàn bộ quần thể trong một vùng địal ý với liều chữa khỏi (curative dose) của một loại thuốc sốt rét mà không xét nghiệm nhiễm trùng trước đó bất luận có triệu chứng hay không. Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization_WHO) hiện không còn khuyến cáo MDA đối với sốt rét nữa vì các lý do sau đây:

- Chưa có bằng chứng đầy đủ để đề nghị một lợi ích tổng thể. Trong khi MDA có thể dẫn đến giảm ký sinh trùng sốt rét trong máu thời gian ngắn trong quần thể, một chỉ định đơn thuần có ít tác động lên tỷ lệ lan truyền sốt rét theo thời gian;

- Thúc đẩy kháng thuốc: việc sử dụng thuốc một cách bừa bãi đối với MDA có thể dẫn đến dưới liều trị liệu (ít hơn liều đủ cần để làm sạch ký sinh trùng) trên một số lượng lớn người dân, làm tăng nguy cơ ký sinh trùng sốt rét phát triển và hình thành kháng thuốc;

- Mặc dù không được chứng thực chính thức bởi WHO, song MDA đang được cân nhắc và thử nghiệm như một chiến lược để làm giảm gánh nặng sốt rét theo mục tiêu loại trừ sốt rét. Các chiến lược dựa trên điều trị chỉ những ai có triệu chứng thì sẽ không đạt được tiêu chí cho những người không có triệu chứng nhưng lại có ký sinh trùng, điều này là hoàn cảnh thực tế tại nhiều vùng sốt rét lưu hành.

Mức độ thay đổi của MDA:

·Targeted mass drug administration (TMDA) là thực hiện chiến lược MDA trong một vùng có nguy cơ cao nhỏ hơn như là một nhà, một làng hay một điểm nóng;

·Intermittent preventive treatment (IPT) được chứng thực bởi WHO như sự chỉ định một liều chữa khỏi của thuốc sốt rét đối với toàn bộ quần thể các cá nhân không có triệu chứng ở những giai đoạn riêng biệt (thường hơn một lần). Các dạng khác của IPT tiếp cận đến các quần thể đặc biệt:

oPhụ nữ mang thai (IPTp)

oTrẻ em nhỏ (IPTi)

oTrẻ em lớn hơn (IPTc cũng đề cập đến hóa dự phòng sốt rét theo mùa_SMC)

oTrẻ em tuổi đi học (IPTsc)

(ii) Mass screening and treatment (MSAT) đề cập đến sàng lọc tất cả mọi người trong một quần thể với loại test chẩn đoán thích hợp và cung cấp điều trị hợp lý cho những trường hợp cho ra kết quả dương tính. Sự can thiệp này dựa trên chẩn đoán phỏng của hầu hết các người có bị muỗi đốt sẽ có đủ lượng ký sinh trùng hoặc kháng nguyên trong máu của họ khiến cho kết quả dương tính mà chúng ta có thể sàng lọc phát hiện được. Sàng lọc và điều trị theo điểm (FSaT) là một sự thay đổi của một MSaT được thực hiện trong một vùng địa lý nhỏ hơn, như là hộ gia định, làng và điểm nóng;
 

(iii) Mass fever treatment (MFT), như MDA, đề cập đến điều trị sốt rét với liều điều trị khỏi của thuốc sốt rét trong quần thể xác định rõ ràng không cần thử nghiệm, nhưng không giống như MDA, chỉ có những người bị sốt mới được điều trị. MFT là một biện pháp nhanh mà có thể được xem như một phần đáp ứng dịch xảy ra.

Tiêu chuẩn lựa chọn thuốc sốt rét cho MFT là chính sách thuốc quốc gia để điều trị cho sốt rét chưa biến chứng (hầu hết là dùng thuốc ACTs hay liêu pháp thuốc phối hợp có artemisinin. Các thành viên của WHO cho điều trị hàng loạt các ca sốt bằng thuốc ACTs là phù hợp như một chiến lược để giảm tỷ lệ tử vong khi bị sốt rét đã được chẩn đoán như là tác nhân gây dịch. Chiến lược này nhằm điều trị cho những người có thể mắc sốt rét nhanh có thể chữa khỏi bệnh, ngăn chặn dịch và không để tử vong xảy ra. Sau khi đáp ứng dịch được thiết lập đầy đủ hơn trong cộng đồng, việc xác định xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét sẽ hướng đến điều trị tốt nhất.

Cả MSaTs và MFTs sẽ làm giảm số người nhận điều trị sốt rét so với MDA, vì vậy về mặt lý thuyết sẽ giảm đi số hậu quả do tác dụng ngoại ý gây ra. MDAs sẽ đến tất cả người bị nhiễm, trong khi MFTs sẽ không đến được những người bị nhiễm mà không có triệu chứng và MSaTs sẽ không đạt được với người hiện đang xét nghiệm tại thực địa không đủ nhạy để bao phủ toàn diện (ví dụ những người nhiễm dưới ngưỡng phát hiện dưới kính hiển vi). Do đó, một vai trò của MDA trong chương trình loại trừ đang được đánh giá.

Mass Drug Administration (MDA) là sự chỉ định thuốc cho toàn bộ quần thể, không kể tình trạng bệnh, để phòng chống, ngăn chặn hoặc loại trừ bệnh khỏi lan rộng. IMA World Health hiện đang giám sát và/ hoặc và hỗ trợ các chương trình MDA đối với bệnh giun chỉ bạch huyết và giun truyền qua đất ở Haiti và bệnh giun chỉ OnchocerciasisCongo.

Điều trị hàng loạt

Một bài báo gần đây do tác giả House và cộng sự trên tờ The Lancet mô tả một nghiên cứu phân bố hàng loạt thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bệnh mắt hột. bệnh mắt hột là một bệnh dẫn đến mù lòa, là một trong những căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên và lưu hành trên trẻ em < 10 tuổi là chủ yếu. Mục tiêu của tiếp cận phân bố hàng loạt là để gián đoạn chu trình lan truyền đủ để loại bỏ nhiễm trùng và thúc đẩy bảo vệ cộng đồng. Chiến lược này đang hứa hẹn như một phương tiện để ngăn ngừa bệnh mắt hột tại các quốc gia đang phát triển và điều tị hàng loạt được áp dụng trong một số bệnh ký sinh trùng.

Đó là những thông tin về thuật ngữ và giải thích thuật ngữ cũng như các ví dụ cụ thể hy vọng bạn sẽ áp dụng nó hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe và sẽ đồng hành cùng chúng tôi.

 
Lê Thịnh- Diên Khánh - Khánh Hoà (08/03/2013)

Hỏi: Chào bác sĩ, vừa qua em có đi khám ở Viện sot ret ky sinh trung con trung Quy Nhon và kết quả chỉ bị nhiễm giun đường ruột ngoài ra ko mắc bệnh gì. Bác sĩ kê toa gồm các thuốc gồm: 1.Unaben (Albeldazol), 2. Glora (Loratidine), 3. Porsuconyn (Chlordiazepoxide), 4. Philovitan (Silymarin), 5. Meyerbinyl (Biphenyl dimethyl).Tuy nhiên, mới uống thuốc được 1 ngày thì em bị chó cắn phải đi tiêm vacxin phòng bệnh dại 5 mũi. Em được biết là vacxin kỵ 1 số nhóm thuốc làm mất tác dụng vacxin. Em muốn hỏi bác sĩ là các nhóm thuốc trên có kỵ với vaccin không, có nên uống các thuốc trên trong thời gian tiêm không. Rất mong bác sĩ chỉ cho em hướng giải quyết. Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã dùng thuốc rất cẩn thận và ngay cả thận trọng trong vấn đề tương tác thuốc , điều này hiếm có bệnh nhân làm được như bạn.

Về vấn đề tương kỵ thuốc hoặc tương tác giữa thuốc với một số vaccine đang dùng cũng là vấn đề rất quan trọng. Thậm chí có nhiều trường hợp cho thuốc có vấn đề tương tác và tương kỵ dẫn đến biến cố nguy hiểm tính mạng, thậm chí tử vong cho bệnh nhân. Do vậy để hiểu rõ hơn vấn đề này, trong đơn thuốc của bạn ở hàng cuối cùng có số điện thoại của bác sĩ cho đơn thuốc cho bạn, nên bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ đó để cho lời khuyên hợp lý bạn nhé.

Vì các báo cáo về tương tác giữa thuốc với hóa chất, thuốc với thuốc, thuốc với vaccine ,…ngay cả thuốc với thức ăn đều óc đăng tải rất nhiều báo cáo trên y văn thế giới, nên để biết chi tiết từng loại thuốc có tương tác hay tương kỵ với loại vaccine bạn dùng hay không, có thể truy cập thông tin với từ khóa trong tìm kiếm google/drugs – vaccine interactions bạn sẽ có những thông tin bổ ích nhất và quan trọng nhất cho bạn. Chúc bạn khỏe!

Mang Đức T. thành phố Hạ Long, 0912…..

Hỏi: Kính thưa các bác sĩ ở Viện ký sinh trùng sốt rét Qui Nhơn, cho tôi hỏi gần đây trên nhiều phương tiện truyền thông hay đề cập đến hiệu ứng giả dược, liệu pháp tâm lý góp phần không nhỏ trong điều trị bệnh cho bệnh nhân. Kính nhờ các bác cho tôi biết đó là gì và vai trò của chúng hiện nay như thế nào mà hiệu nghiệm như họ đề cập có thật vậy không. Xin cảm ơn và chúc các bác sĩ và tập thể bệnh viện các bác mạnh khỏe!

Trả lời: Xin cảm ơn bạn đã cho chúng tôi một câu hỏi cũng như tư vấn rất hay mà lâu nay chúng tôi chưa có cơ hội trao đổi với đọc giả và những bệnh nhân. Nhân cơ hội có câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp dựa trên một bài viết của đồng nghiệp y dược viết về giả dược cũng như tâm lý liệu pháp áp dụng phần nào trong y học hiện nay.

Yếu tố tâm lý: “Liều thuốc” quý trong điều trị bệnh - Một người trông có vẻ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn, diện mạo phương phi nhưng trong lòng có điều phiền muộn, bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện.
 

Hiệu ứng placebo...

Khi người bệnh được cho dùng một chất nào đó không phải là thuốc nhưng lại có sự tin tưởng tuyệt đối đó là thuốc chữa bệnh, dùng chất đó và khỏi bệnh, đó là hiệu ứng placebo.

Có một phương thức điều trị không dùng thuốc dựa hẳn vào yếu tố tâm lý như thôi miên, tự kỷ ám thị, thiền định... để ổn định tâm lý. Nếu stress đã được chứng minh là làm giảm sức đề kháng thì ngược lại những biện pháp giúp ổn định tâm lý, sảng khoái về mặt tinh thần sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Người ta ghi nhận các rối loạn liên quan đến triệu chứng cơ năng (như bệnh suy nhược thần kinh) rất dễ chữa khỏi bằng các biện pháp tác động đến yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, cần xem chữa bệnh bằng liệu pháp tâm lý chỉ là biện pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế cho tất cả các phương thức trị liệu của nền y học chính thống.

Đối với ngành dược, các dược sĩ có thể tác động đến yếu tố tâm lý trong việc dùng thuốc. Ở nhà thuốc, khi tiếp xúc với người bệnh đến mua thuốc, lời hướng dẫn dùng thuốc tận tình của dược sĩ có thể khơi dậy niềm tin ở người bệnh vào tác dụng chữa bệnh của thuốc. Còn ở các công ty, xí nghiệp sản xuất dược phẩm, các dược sĩ không chỉ quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng thuốc mà còn chú ý hoàn thiện những chi tiết tác động đến tâm lý của người dùng thuốc.

Thuốc được chứa trong bao bì trình bày đẹp mắt, sáng sủa bao giờ cũng dễ tạo mối thiện cảm, làm người dùng thuốc có ấn tượng thuốc được sản xuất trong điều kiện tốt nhất. Dạng thuốc bào chế tiện sử dụng, bảo quản được lâu, được áp dụng kỹ thuật bào chế hiện đại sẽ có tính thuyết phục. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tìm kiếm và sản xuất một thuốc mới, người ta phải loại bỏ hoàn toàn yếu tố tâm lý trong các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thuốc. Vì sao như vậy? Bởi vì theo định nghĩa, thuốc là những chất có tác dụng thực sự dùng để điều trị, phòng bệnh và chẩn đoán bệnh. “Có tác dụng” có nghĩa là thuốc có tác động vật chất vào cơ thể, sau khi được hấp thu, phân bố, chuyển hóa và bài tiết để có hiệu quả chữa bệnh, phòng bệnh, chẩn đoán chứ không phải chỉ vì có sự tin tưởng nào đó mà khỏi bệnh. Khi nghiên cứu tác dụng của một thuốc mới để loại trừ yếu tố tâm lý, người ta sử dụng phương pháp mù đôi.

Trong phương pháp mù đôi, người bệnh tham gia nghiên cứu được chia làm hai nhóm ngẫu nhiên và giống nhau ở một số đặc điểm (tuổi tác, điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm lâm sàng, có khi là giới tính...). Một nhóm sẽ được điều trị bằng thuốc thật cần được thử nghiệm trong nghiên cứu, nhóm thứ hai được điều trị bằng placebo có hình dạng, kích cỡ, màu sắc, mùi vị giống y như thuốc thật. Thuốc mới được đánh giá là có tác dụng thực sự khi nhóm thứ nhất có tỷ lệ tính theo thống kê là khỏi bệnhtrong khi nhóm thứ hai có tỷ lệ được xem là không khỏi bệnh. Gọi là mù đôi vì cả người bệnh lẫn bác sĩ chỉ định và theo dõi điều trị đều “mù”, không biết thuốc nào là thuốc thật, thuốc nào là placebo (vì người bệnh nhóm hai không được cho biết là dùng placebo, cứ đinh ninh là dùng thuốc thật).

Cần phải loại bỏ yếu tố tâm lý của cả bệnh nhân dùng thuốc và bác sĩ chỉ định thuốc thì việc nghiên cứu tác dụng của thuốc mới thật khách quan. Trước khi có phương pháp mù đôi, người ta dùng phương pháp mù đơn không loại yếu tố tâm lý của bác sĩ. Bác sĩ biết thuốc nào là thuốc thật, thuốc nào là placebo. Chỉ cần nhận định của bác sĩ ảnh hưởng bởi tâm lý của chính ông ta có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu.

Song song với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ với bạn một bài viết tựa như hiệu ứng giả dược để điều trị bệnh với liệu pháp tâm lý. Đó chính là giao tiếp tốt cũng là “liều thuốc vô giá” cho bệnh nhân. Trong lĩnh vực y học, các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng, bệnh tật là do hệ thống miễn dịch (hệ thống bảo vệ) bị suy yếu trước các tác nhân gây bệnh. Khi bệnh tật xảy ra sẽ làm rối loạn chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Như chúng ta đã biết, tất cả các hệ thống cơ quan trong cơ thể đều chịu sự chi phối của hệ thần kinh. Vì vậy, trấn an thần kinh là liệu pháp hết sức cần thiết trong điều trị bệnh.
 

Trong thực tế có rất nhiều bệnh nhân khi bị bệnh họ chỉ đến một bác sĩ nào đó để điều trị và chỉ có bác sĩ đó mới điều trị khỏi mặc dù đơn thuốc của bác sĩ này hoàn toàn không khác đơn thuốc của bác sĩ kia. Điều này phần nào chứng minh được yếu tố tâm lý đóng vai trò khá quan trọng trong điều trị. Bởi khi người bệnh tin tưởng, họ sẽ phối hợp nhịp nhàng với thầy thuốc trong quá trình trị liệu và có lẽ với tâm trạng thoải mái, hệ thống bảo vệ của cơ thể được thức tỉnh và phát huy tác dụng. Các chất giảm đau, các hóa chất trung gian hướng thần kinh được tiết ra kích thích các hệ cơ quan tăng cường hoạt động góp phần đẩy lùi tác nhân gây bệnh.

Từ những đặc điểm tâm sinh lý của người bệnh, khi tiếp xúc với bệnh nhân, người thầy thuốc phải có cách giao tiếp tốt để cho người bệnh mau chóng lành bệnh. Khi tiếp xúc với bệnh nhân cần hết sức nhẹ nhàng, cởi mở, phải thực sự cảm thông sâu sắc với bệnh nhân, xem đau đớn của người bệnh cũng như đau đớn của mình để chia sẻ nỗi đau đó. Dùng ngôn ngữ dễ hiểu, không được dùng các từ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho bệnh nhân như: “Bệnh của ông, bà quá nặng”, “Sao vào viện muộn vậy, sao giờ mới tới bệnh viện”, “Chỉ có trời mới cứu được”... vì những lời nói này sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm lý bệnh nhân. Đặc biệt, người thầy thuốc tránh các điệu bộ, cử chỉ gây cho bệnh nhân và người nhà hiểu nhầm là thầy thuốc đang “vòi vĩnh, ban ơn” đối với bệnh nhân. Thực tế cho thấy, có nhiều thầy thuốc do mệt mỏi sau ca trực, sau mổ, sau ca cấp cứu căng thẳng, họ trao đổi với nhau, vô tình người nhà bệnh nhân nghe được và từ đó họ suy diễn ra nhiều điều làm ảnh hưởng đến uy tín của người cán bộ y tế. Cho nên cần phải tránh và hạn chế tối đa điều này để giữ hình ảnh đẹp của người thầy thuốc trong con mắt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Hơn ai hết, trong giai đoạn hiện nay khi đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, trong cơn lốc của kinh tế thị trường, chạy theo đồng tiền đòi hỏi người thầy thuốc phải lấy cái tâm của người làm thuốc để cứu chữa bệnh nhân. Dẫu biết thời nay, khoa học kỹ thuật phát triển, trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại, trình độ y bác sĩ ngày càng nâng lên nhưng bên cạnh đó, người thầy thuốc cũng phải không ngừng nâng cao y đức. Chính thái độ, sự tận tâm, tinh thần phục vụ hết mình của người thầy thuốc là liều thuốc vô giá để điều trị bệnh nhân và cũng là giữ mãi hình ảnh “lương y như từ mẫu”.

Chúng tôi nghĩ rằng phần phúc đáp này của đồng nghiệp đã làm bạn hiểu được phần nào về giả dược cũng nhưsơ qua vai trò của nó trong chữa bệnh,…

Enluon2003@gmail.....TP. Đà Nẵng

            Hỏi: Con của em vừa mới bị sốt xuất huyết nằm bệnh viện 12 ngày vừa rồi xuất viện, nhưng nay bố em lại bị sốt em không biết có phải sốt xuất huyết không, em có hỏi một bác sĩ quen với gia đình em thì cô ấy cho biết coi chừng sốt xuất huyết đó và cô bác sĩ ấy bảo là sốt xuất huyết ở bố em có thể biểu hiện khác với con của em chứ không giống nhau, xin cho em hỏi liệu biểu hiện nếu bố em bị sốt xuất huyết là như thế nào? Điều trị ra sao, có cần nhập viện không hay cho thuốc uống ở nhà,…. Cho em một lời khuyên vì em đang lo lắng quá!

            Trả lời: Chúng tôi thành thật chia sẻ lo lắng của bạn và xin lỗi bạn đã phúc đáp muộn vì bận quá nhiều công việc. Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau dựa trên Hướng dẫn chẩn đoán và tài liệu của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế mới nhất về Sốt xuất huyết Dengue ở người lớn như ba của bạn để bạn tiện theo dõi và có hướng xử trí tốt nhất nhé!
 

Sốt xuất huyết Dengue là một trong những bệnh nhiễm trùng hàng đầu khiến trẻ em ở các vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương nhập viện và tử vong trong những thập kỷ qua. Ước tính hàng năm, có trên 50 triệu người nhiễm virus Dengue trên toàn thế giới, trong đó có hơn 500.000 bệnh nhân cần phải nhập viện. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết cao trong khu vực.

Tác nhân gây bệnh chủ yếu do siêu vi trùng trong đó siêu vi Dengue chiếm đa số nên bệnh còn có tên gọi đầy đủ là sốt xuất huyết – Dengue. Trung gian truyền bệnh chính là muỗi cái Aedes agypti. Muỗi có thể theo các phương tiện giao thông di chuyển từ vùng này sang vùng khác, do đó bệnh sốt xuất huyết lan truyền nhanh từ vùng này sang vùng khác trên diện rộng. Mật độ muỗi Aedes agypti cao ở những nơi ao tù nước đọng chung quanh nhà hoặc ở những nơi tối tăm, ẩm thấp trong nhà. Các vùng đồng bằng nhiều sông nước hoặc các vùng đông dân cư, vệ sinh môi trường kém ở thành thị thường liên quan tỉ lệ cao sốt xuất huyết – Dengue. Theo thống kê hàng năm, các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh luôn là những nơi có tỉ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết cao so với các nơi khác trong nước.

           Trước đây, theo chu kỳ mỗi 3 - 5 năm, bệnh phát thành dịch lớn mà cao điểm vào mùa mưa. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, bệnh diễn biến phức tạp, tỉ lệ sốt xuất huyết tăng dần ở người lớn.
 

Dấu hiệu lâm sàng

Hai biểu hiện nổi bật của sốt xuất huyết – Dengue là sốt và xuất huyết. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có biểu hiện trụy tim mạch. Bệnh diễn tiến cấp tính, rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị thích hợp kịp thời. Sốt cao 39.5 – 40oC, khởi phát đột ngột, liên tục kèm cảm giác lạnh, không có cơn run kiểu sốt rét. Thuốc giảm sốt có ảnh hưởng ít nhưng không cắt sốt. Trung bình sốt kéo dài 5 - 6 ngày. Một số ít trường hợp sốt kéo dài đến hai hoặc ba tuần sau đó tự hết mà không can thiệp gì. Kèm sốt là cảm giác nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.

-Da niêm mạc sung huyết rõ, đặc biệt niêm mạc mắt đỏ sậm, môi đỏ sậm, da mặt ửng đỏ hai bên má, tai;

-Xuất huyết: có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3, kéo dài vài ba ngày nếu nhẹ. Một số ít bệnh nhân nặng hơn, xuất huyết kéo dài, rỉ rã trên hai tuần. Mức độ xuất huyết có thể từ nhẹ nếu đơn thuần chỉ xuất huyết da niêm hoặc nặng xuất huyết cùng lúc ở nhiều vị trí hoặc cơ quan. Các vị trí xuất huyết thường gặp:

-Niêm mạc: xuất huyết chấm kết mạc mắt, chảy máu cam niêm mạc mũi, chảy máu răng miệng và nứt chảy máu môi;

-Da: biểu hiện chấm, mảng xuất huyết thường gặp ở chi. Các mảng xuất huyết xảy ra tự nhiên hoặc sau đụng chạm nhẹ, sau tiêm truyền. Tại các nơi da có tổn thương do tiêm chích hoặc lấy máu xét nghiệm, máu rỉ rã chảy kéo dài, khó cầm, dễ tạo khối máu tụ (hematoma). Dấu dây thắt dương tính chiếm tỉ lệ cao (trên 90%) và chỉ cần thực hiện nếu bệnh nhân nhập viện sớm, chưa có biểu hiện của xuất huyết da niêm tự nhiên;

-Tiêu hóa: nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen;

-Tiết niệu – sinh dục: tiểu máu đỏ, ở phụ nữ hay gặp rong kinh, cường kinh, kinh nguyệt sớm trước chu kỳ, có khi kỳ kinh sau cách chu kỳ trước chỉ 3 – 4 ngày.

Dấu hiệu sốc

Đa số xảy ra vào ngày thứ 5 của bệnh khi sốt giảm. Có thể sớm hơn vào ngày thứ 4 khi nhiệt độ cơ thể còn cao hoặc chậm hơn sau ngày thứ 6 với các dấu hiệu: cảm giác mệt, vẻ mặt đừ, da niêm tái; Mạch nhanh, nhẹ hoặc không bắt được; Huyết áp hạ hoặc không đo được; Chi lạnh. Tiểu ít hoặc không tiểu; Dấu hiệu bứt rứt, bất an, lo âu,… ít thấy ở người lớn so với trẻ em trừ trường hợp có xuất huyết kèm theo.
 

Phân loại sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ (Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009): sốt xuất huyết Dengue; sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo; sốt xuất huyết Dengue nặng.

-Sốt xuất huyết Dengue: bệnh nhân có các dấu hiệu sau: sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày kèm theo biểu hiện xuất huyết như chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; da sung huyết, phát ban; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt;

-Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: vật vã, lừ đừ, li bì; đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan; gan to; nôn nhiều; xuất huyết niêm mạc; tiểu ít…Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.

-Sốt xuất huyết Dengue nặng: chảy máu cam nặng (cần nhét gạc vách mũi), rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu ôxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng.

Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn; suy tạng nặng.

Sốc sốt xuất huyết Dengue được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch:

+ Sốc sốt xuất huyết Dengue: có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì.

+ Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng: sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được.

Chú ý: Trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng, vì vậy khi thăm khám cần phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có kế hoạch xử trí thích hợp.

Nguyên tắc điều trị

Thường có một hoặc các bệnh lý mạn tính khác đi kèm: thiếu máu mạn, suy thận, suy gan, suy tim, suy hô hấp mạn, bệnh mô liên kết, bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim mạch khác…

Theo dõi đặc biệt rất quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ tử vong. Cần theo dõi liên tục: mạch, huyết áp, nhịp tim cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu ổn định. tránh tình trạng thiếu nước gây sốc kéo dài, sốc không hồi phục.Theo dõi dấu hiệu xuất huyết, vị trí xuất huyết, lượng máu chảy do xuất huyết,… Theo dõi chức năng cơ quan thận, gan, não, cụ thể qua tình trạng tri giác, qua xét nghiệm creatinin máu, men gan…

Bạn có thể tham khảo các thông tin trên để bố của bạn được phát hiện và chẩn đoán sớm cho hiệu quả cao nhất.

Nguyễn M. Cường, phú phong Tây Sơn, Bình Định, 09053…..

Hỏi: Kính thưa các bác sĩ và giáo sư của Viện Sốt rét ký sinh trùng quy nhơn, vừa qua gia đình em di khám sức khỏe cả nhà tại bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh, sau khi xem kết quả xét nghiệm các bác sĩ đề khuyên là không nên ăn nhiều trứng gà với phần lớn các thành viên trong gia đình của em. Vậy cho em biết những người nào không nên ăn trứng gà và khi bị bệnh gì là cấm không ăn trứng gà? Em chân thành cảm ơn!

Trả lời: Với câu hỏi của bạn, chúng tôi hoàn toàn đồng ý và hy vọng câu hỏi này sẽ được đến với nhiều độc giả cũng như nhiều bệnh nhân hơn. Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi có lần đọc được thông tin khuyến cáo không nên ăn trứng gà trong một số người có bệnh lý của một đồng nghiệp đăng trên báo Bình Định trong một số báo gần đây trong tháng 2/2013. Nhân đây chúng tôi xin trích đăng và xin cảm ơn tác giả. Trong một số trường hợp nhất định, nhất là cơ thể bị các bệnh như: tim mạch, sỏi mật, tiêu chảy… việc ăn trứng gà sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

1. Bệnh tim mạch

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học Western (Canada) cho thấy rằng, ăn ba quả trứng một tuần có thể làm các mảng bám ở thành động mạch dày lên. Các mảng bám này sẽ thu hẹp không gian bên trong động mạch, khiến máu chảy qua khó khăn hơn, buộc trái tim phải bơm mạnh hơn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Thêm vào đó, những mảng bám có thể vỡ ra, hình thành các cục máu đông chặn dòng chảy của máu, gây đột quỵ hoặc đau tim. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà cũng không tốt cho người bị bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành vì làm thu hẹp, tắc nghẽn động mạch vành.

2. Bị sỏi mật

Trứng gà là thức ăn có hàm lượng đạm rất cao, trong khi đó, do sự kích thích của viên sỏi lâu ngày trong túi mật, chức năng co bóp của túi mật của người bệnh sẽ yếu dần, nếu người bệnh dùng thức ăn có hàm lượng đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, khiến túi mật vốn đã bị bệnh phải làm việc quá tải, từ đó sinh ra các triệu chứng lâm sàng như: gây đau đớn, nôn mửa.

3. Tiêu chảy

Nhiều người cho rằng khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ mất nước và chất dinh dưỡng nên cần bồi bổ cơ thể bằng cách ăn nhiều trứng gà. Thật ra, đây là quan niệm sai lầm. Bởi khi bị tiêu chảy, dịch tiêu hóa sẽ tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm nên việc hấp thu chất mỡ, đạm và đường thường bị rối loạn. Việc bổ sung trứng gà (thực phẩm giàu đạm và chất béo) cho người bệnh không những sẽ làm mất đi tác dụng bổ dưỡng cơ thể, mà ngược lại còn làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy, không được cho người bệnh ăn trứng gà

4. Sốt

Thành phần chủ yếu của trứng gà là chất đạm, trong đó, chủ yếu là nhóm chất đạm có thành phần đơn giản và luôn ở trạng thái hòa tan nên rất dễ hấp thu vào cơ thể, dù vậy, sau khi ăn chúng sẽ tạo ra nhiệt lượng rất cao. Do đó, nếu cơ thể đã bị sốt lại còn ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng, làm tình trạng sốt càng thêm trầm trọng, rất khó hạ sốt. Chính vì vậy, khi chăm sóc người bị sốt, người nhà bệnh nhân nên tránh thêm trứng gà vào thực đơn bổ sung dinh dưỡng.

Trên đây là một số bệnh thông thường mà chúng ta nên cân nhắc việc có nên sử dụng trứng gà trong ăn uống hay không?

Le Manh Hung, Q1. Thành phố Hồ Chí Minh, quannhan67@....

Hỏi: Kính thưa ban biên tập chuyên mục hỏi đáp của Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn, tôi tham gia môn giải trí cầu lông đã gần 12 năm nay, nhung gần đây cảm thấy bị yếu tay, đặc biệt tại vùng cùi chỏ và đôi khi thấy đau nhói sau ở khủy tay, cảm giác buốt hoặc đau và ngàn càng chơi thì càng đau nhiều hơn, cảm giác nhói nhói bên trong cơ thịt hay sao đây. Tôi có đi khám ở BV Chợ Rẫy, các bác sĩ ở đây chẩn đoán là bệnh lý ở người chơi tennis, tôi không rõ thực hư như thế nào, xin các bác sĩ giải đáp cho tôi và làm thế nào điều trị cho tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn câu hỏi của bạn, liên quan đến câu hỏi của bạn chúng tôi xin phúc đáp:

Sở dĩ bệnh lý này có tên Đau khủy tay do chơi tennis (gọi là Hội chứng Tennis elbow) là hay gặp trên các đối tượng như thế song thực tế trong thực hành lâm sàng, chúng tôi cũng rất hay gặp trên nhiều đôi tượng thuộc các nghề nghiệp khác nhau cũng bị hội chứng này như người đập lúa, tát nước ruộng thuê, chơi cầu lông, chơi bóng bàn và chơi tennis như anh. Nhằm giúp anh hiểu rõ hơn về hội chứng này, chúng tôi xin chỉa các ý kiến chuyên gia hay bác sĩ chuyên khoa y học thể thaom y học chấn thương chỉnh hình nhằm giúp bạn rõ hơn về căn bệnh cũng như hạn chế tối đa.

Hội chứng đau khuỷu tayhay hội chứng Tennis elbow là 1 tình trạng viêm hoặc rách gân cơ duỗi tại chỗ bám vào xương lồi cầu phía ngòai khuỷu tay. Bệnh này rất hay gặp ở người chơi tennis (tỷ lệ 10-50% người chơi tennis mắc phải). Ngoài ra, bệnh này còn xảy ra ở những  người chơi thể thao dùng khuỷu tay như: cầu lông, đánh golf, bowling... Nguyên nhân là do các nhóm cơ này bị suy yếu, khi bạn vận động quá mức, nơi bám của các cơ chịu lực căng – kéo quá sức gây ra các vi chấn thương, lâu ngày làm viêm tại chỗ.

Nguyên nhân thường là do kích thước tay cầm vợt quá to hoặc quá nhỏ, lưới vợt quá căng, hay banh quá nặng do ướt nước, khởi động không kỹ, chơi quá sức, hoặc lúc cơ thể không khỏe, kỹ thuật chưa đúng như cú đánh trái tay (dùng cổ tay thay vì toàn bộ cánh tay, ra tay đỡ banh trễ làm khuỷu ở tư thế cong, đỡ banh sẹc chặt xoáy mạnh hoặc cú đập hay cú sẹc không đúng kỹ thuật,…).

Bệnh biểu hiện đau vùng phía ngoài khuỷu, ban đầu chỉ đau khi thực hiện động tác làm động chỗ viêm. Nếu nặng hơn, đau thường xuyên kể cả lúc không chơi thể thao, đau không thể cầm vật nặng hoặc khi lái xe máy. Khi đau bạn nên:

·Ngừng chơi.

·Chườm lạnh tại chỗ 10-15 phút, có thể làm 4-5 lần/ ngày .

·Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu.

·Nếu đau nhiều, bạn nên băng treo tay bất động tạm.

·Có thể dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm uống thông thường.

Bạn không nên:

·Cố gắng chơi tiếp, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân nặng hơn, máu bầm ra nhiều hơn.

·Xoa bóp với các loại dầu nóng, thuốc xoa bóp, hoặc đi nắn sửa không đúng sẽ gây viêm mạn tính tại chỗ, rất khó điều trị sau này.

Nếu sau 1 tuần với các biện pháp trên mà vẫn còn đau, hoặc tái đi tái lại bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương thể thao.

Biện pháp điều trị chuyên khoa:

·Sau khi khám và đánh giá đúng tổn thương, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa:

·Kê toa thuốc đặc trị giúp giãn cơ, tan máu bầm, và kháng viêm tại chỗ.

·Chỉ định vật lý trị liệu siêu âm sóng ngắn, chạy điện hỗ trợ tại chỗ viêm.

·Hướng dẫn bạn các bài tập phục hồi và trở lại chơi thể thao tùy theo giai đoạn bệnh.

·Chích thuốc kháng viêm có chứa steroid tại chỗ viêm, hoặc phải phẫu thuật hay nội soi lấy mô viêm trong gân trong trường hợp nặng, hoặc tái phát nhiều lần mà các biện pháp trên không hiệu quả sau 3 tháng điều trị.

·Nội soi khớp khuỷu là một kỷ thuật tiên tiến, phổ biến trên thế giới trong điều trị các bệnh lý và chấn thương vùng khuỷu. Chúng tôi đã ứng dụng nội soi khớp khuỷu điều trị rất hiệu quả nhiều tổn thương gây đau và cứng khớp khuỷu, đặc biệt do chấn thương thể thao tại Việt nam hơn 3 năm qua.

Để chơi lại bạn cần có quá trình tập phục hồi độ dẻo, độ bền, và sức mạnh của nhóm cơ duỗi và ngửa cổ tay, bàn tay.

Để phòng tránh chấn thương loại này, bạn nên:

·Điều chỉnh vợt cho phù hợp: kích thước tay cầm, độ căng lưới vợt.

·Khởi động , làm nóng thật kỹ.

·Sửa chữa kỹ thuật cho đúng: đặc biệt là cú trái tay.

·Chơi với lượng thời gian từ từ tăng dần, từng bước hồi phục lại khả năng tập luyện, và không chơi quá sức.

·Đeo băng giảm chấn đúng kỷ thuật.

Phát hiện mới cho thấy tiêm steroid không giúp giải quyết tình trạng đau khuỷu tay do chơi tennis, chưa kể còn khiến vấn đề trầm trọng hơn trong thời gian dài.

Những người bị đau khuỷu tay khi chơi tennis có thể chẳng được lợi gì trong dài hạn tiêm các mũi steroid, theo báo cáo mới của các chuyên gia Úc. Trên thực tế, kết quả nghiên cứu cho thấy những mũi tiêm này thậm chí còn làm tình trạng tay thêm tồi tệ hơn so với việc tiêm giả dược, hay còn gọi là liệu pháp trấn an. Steroid là nhóm các thuốc gồm thuốc corticosteroid giống như nội tiết tố do vỏ tuyến thượng thận sản xuất, và thuốc steroid đồng hóa có tác dụng tương tự nội tiết tố nam.

Tiêm steroid bằng corticosteroid vẫn có tác dụng tạm thời. Theo báo cáo đăng trên chuyên san Hội Y khoa Mỹ, 4 tuần sau khi được tiêm steroid vào chỗ đau, người bị đau khuỷu tay do chơi tennis (thường gọi là tennis elbow) cảm thấy đỡ hơn và chuyển động được khớp tay dễ dàng so với những người bị tiêm giả dược. Tuy nhiên, một năm sau đó, những người được tiêm steroid khó có thể nói rằng họ hồi phục được khuỷu tay, và nguy cơ tái phát cao hơn những người tiêm giả dược. Khi kết hợp tiêm steroid với liệu pháp vật lý trị liệu, kết quả vẫn không khả quan. Bệnh nhân được điều trị steroid lẫn vật lý trị liệu sau 1 năm vẫn chẳng khá hơn người tiêm giả dược kết hợp vật lý trị liệu. Dù vậy, bản thân vật lý trị liệu cũng có hiệu quả tương đối. Trong cuộc nghiên cứu, những người tiêm steroid và tập vật lý trị liệu thường cho biết họ hồi phục tốt sau 4 tuần áp dụng, nếu so với những người không tập.

Theo Viện Y Quốc gia của Mỹ (NIH), tình trạng đau khuỷu tay khi chơi tennis hoặc đau vùng ngoài cẳng tay trên gần khu vực cùi chỏ, xảy ra do tổn hại các phần gân kết nối cơ cẳng tay với xương ở bên ngoài khuỷu tay. Các triệu chứng đau rất khó chịu có thể làm ảnh hưởng đến người chơi môn banh nỉ khi họ cố gắng đánh cú trái tay. Tuy nhiên, tình trạng đau cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân thực hiện các động tác đòi hỏi sự xoắn cổ tay liên tục, như vẽ tranh, hàn chì hoặc thậm chí sử dụng máy tính và chuột trong thời gian dài. NIH cho rằng bệnh nhân nên nghỉ ngơi và tránh thực hiện những động tác có thể làm trầm trọng hơn những triệu chứng đau, chườm đá vùng khuỷu tay và uống thuốc giảm đau như aspirin.

Vẫn chưa rõ tại sao tiêm steroid có thể làm giảm đau trong ngắn hạn, steroid có tác dụng giảm tình trạng viêm nhiễm, nhưng viêm không được cho là đóng vai trò chính để giảm các triệu chứng đau khuỷu tay. Tuy nhiên, giảm đau tức thời có thể đẩy một số người vào tình trạng lạm dụng quá mức khuỷu tay đau, như vẫn chơi tennis với cường độ căng, từ đó khiến tình trạng ngày càng tồi tệ hơn.

Thân chúc bạn khỏe!

Hoàng thị kim thoa- P. Nghĩa Thành - TX Gia Nghĩa - Đắk Nông

Hỏi: Chào bác sỹ. Cho e hỏi, khoảng gần hơn 1 tháng nay tự nhiên sáng ngủ dậy là mặt của e bị sưng lên, nặng nhất là môi trên và vùng mắt, lúc đầu còn sưng nhẹ, e đã đi kham nhiều nơi, đã xet nghiệm máu, siêu âm ... khám da liểu thì bác chẩn đoán là dị ứng, có toa thuốc thì e uống vô thì đỡ, có toa thuốc bác sỹ kê e uống vô bị sưng nặng hơn,nếu uống hết thuốc dừng khoảng 1 ngày thì sáng hôm sau ngủ dậy mặt lại sưng hết lên, đến nay e vẫn đang phải uống thuốc mới đỡ. Vậy cho e hỏi e cần phải đi khám ở đâu, có cần thiết phải xét nghiệm ký sinh trùng không. Rất mong bác sỹ trả lời cho e được biết.

Trả lời: Cảm ơn câu hỏi của bạn, liên quan đến phù mặt, đặc biệt có phù môi trên và mắt có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, và không phải lúc nào chúng ta chỉ dựa vào xét nghiệm hay khám ,…có thể phát hiện và xử trí được ngay các tình huống như thế vì chúng ta thường phải khai thác các chất ngoại lai, thuốc, hóa chất và nghề nghiệp bệnh nhân đang dùng hoặc đang có liên quan đến nghề nghiệp phải phơi nhiễm với chúng,…các bệnh nội khoa khác như tim, thận suy …có thể xét nghiệm ra thông các các xét nghiệm chỉ điểm sinh hóa và huyết học hay các xét nghiệm miễn dịch liên quan đến ký sinh trùng,…. Một điều nữa cũng rất quan trọng và quyết định một tỷ lệ rất lớn để hạn chế hoặc chữa khỏi bệnh của bạn chính là kinh nghiệm và kiến thức của người thầy thuốc mà bạn gặp để khám hoặc tư vấn.

Mặt và các bộ phận khác trên mặt có thể bị sưng lên do khi dịch tích tụ trong các mô ở mặt. Phù mặt được biết là sưng phồng lan tỏa hoặc khu trú và có thể xảy ra trong một số bệnh lý và tình trạng bệnh khác nhau. Các bệnh nhân nên giám sát triệu chứng của mình để xác định nguyên nhân phù mặt có liên quan như đau, sốt, khó thở, đỏ mắt cấp tính hay kéo dài nhiều ngày,…Dù các nguyên nhân phù mặt không phải lúc nào cũng đòi hỏi phải chú ý, song các nếu tình trạng tiếp diễn liên tục như trường hợp của bạn thì nên đến bác sĩ để khám cẩn thận nếu không vì chúng ta phòng ngừa các dấu hiệu dẫn đến nghiêm trọng hơn, thậm chí tử vong.

Nhân đây, chúng tôi đưa ra cho bạn một số nguyên nhân có thể gặp phải khi có phù mặt như viêm răng lợi, viêm mô tế bào, bệnh lý cường giáp, sau ngủ dậy với một tư thế, bệnh lý phù mạch, viêm kết mạc, viêm xoang, nhiễm trùng, vết đốt do côn trùng, abces khoang hàm, di ứng thuốc đang dùng, dị ứng hóa chất hoặc sinh phẩm tiếp xúc xung quanh, sốc phản vệ, chấn thương, quai bị, abces xoang hàm, đau xương ổ mắt,…

Mỗi một bệnh lý có các giải quyết và điều trị theo từng chuyên khoa riêng, bạn cảm thấy mình đang mắc phải hoặc nghi ngờ như thế nào cần đến chuyên khoa đó để khám và được điều trị cũng như nhận được lời tư vấn chu đáo hơn. Nếucần thêm các thông tin liên quan đến phù mặt hay sưng mặt, bạn có thể tham khảo một số tài liệu dưới đây:

1.Acebutolol Hydrochloride -- Teratogenic Agent
 Experimental studies o­n rats indicate that using Acebutolol Hydrochloride during pregnancy produces no harmful effects o­n the developing fetus. Acebutolol Hydrochloride is a beta blocker medication used to treat high blood pressure and abnormal heart rhyt;
2. Acquired angioedema
 A rare disorder characterized by recurring episodes of swelling of parts of the skin or mucous membranes. Sometimes internal organs may be involved. The disorder occurs in patients with lymphoproliferative or autoimmune disorders which result in the dysfunction.
3. Acromegaloid, Cutis Verticis Gyrata, Corneal Leukoma Syndrome
 A rare condition characterized by the association of acromegaly, cutis verticis gyrate and corneal leukoma....
4. Allergic reaction
 An acute reaction through exposure to a particular allergen...
5. Anaphylaxis
 A rare, potentially life-threatening allergic reaction....
6. Angioedema
 Severe and dangerous form of hives with swelling...
7. Angioneurotic Edema
 Recurring periods of noninflammatory swelling involving the skin, intestinal organs, brain and mucous membranes. In severe cases, respiratory swelling can result in compromised breathing....
8. Anthrax
 A serious infectious bacterial disease that can be fatal....
9. Antihypertensive drug allergy
 Taking antihypertensive drugs (blood pressure-lowering drugs) can cause an allergic response in some people however this is considered rare. It involves the body's immune system overreacting to the drug. The type and severity of symptoms can vary consider...
10. Atenolol -- Teratogenic Agent
 There is strong evidence to indicate that exposure to Atenolol during pregnancy may have a teratogenic effect o­n the fetus. A teratogen is a substance that can cause birth defects. The likelihood and severity of defects may be affected by the level of exp...

Hy vọng với phần phúc đáp của chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng và chúc bạn mau chóng tìm ra nguyên nhân và hồi phục sớm.

Dương Hoàng Phuc, (không rõ địa chỉ)….

Hỏi: Kính thưa các bác sĩ, em đang tìm hiểu về phân bố sán lá phổi ở Việt Nam. Theo các tài liệu em đọc thì P. heterotremus là loài phân bố chủ yếu ở Việt Nam. Bên canh đó, nghiên cứu của thầy Phạm Ngọc Doanh (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng cho thấy loài P. westermani cũng xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc. Em muốn hỏi, hiện tại, trong các ca mắc bệnh ở VN, thì tỉ lệ nhiễm loài nào là cao nhất? Nếu P. heterotremus vẫn là loài chiếm đa số thì các kit chẩn đoán hiện giờ có phát hiện chéo được loài P. westermani không ạ? Mong sớm nhận được hồi âm từ các bác sĩ. Em xin chân thành cám ơn!.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đúng với chuyên ngành mà chúng tôi đang công tác và hàng ngày nghiên cứu với các loại ký sinh trùng và đơn bào gây bệnh hoặc ký sinh ở người. Tuy nhiên, chúng tôi muốn rằng để bạn có đầy đủ thông tin về tình hình phân bố sán lá phổi trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Chúng tôi xin giới thiệu cho bạn các tài liệu rất hữu ích mà bạn sẽ thu thập rất nhiều thông tin cho những gì bạn đang cần:

1.Kerbert C. (1878). "Zur Trematoden-Kenntniss". Zoologischer Anzeiger 1: 271-273. Artis zoo, Koninklijk Zoölogisch Genootschap.

2.Markell and Voge’s Medical Parasitology 9th Edition. 2006. ISBN 978-0-7216-4793-7. p. 200.

3.CDC Paragonimiasis.

4.Muller, R. Liver and lung flukes. In: Cox FEG. The Wellcome Trust illustrated history of tropical diseases. The Wellcome Trust, London, United Kingdom; 1996. p. 274–285.

5.Manson, P. Distoma ringeri. Med. Times Gaz.. 1881;2:8–9.

6.Grove, DI. A history of human helminthology. CAB International, Wallingford, United Kingdom; 1990.

7.Desowitz, R. New Guinea Tapeworms and Jewish Grandmothers: Tales of Parasites and People. New York: WW Norton; 1987. ISBN 978-0-393-30426-8.

8.World Health Organization (1995). Control of Foodborne Trematode Infection. WHO Technical Report Series. 849. page 125-126.

9.Michelson E. (1992). "Thiara granifera: a victim of authoritarianism?" Malacological Review 25: 67-71.

10.Appleton C. C., Forbes A. T.& Demetriades N. T. (2009). "The occurrence, bionomics and potential impacts of the invasive freshwater snail Tarebia granifera (Lamarck, 1822) (Gastropoda: Thiaridae) in South Africa". Zoologische Mededelingen 83. ^ a b Pachucki, CT, Levandowski, RA, Brown, VA, Sonnenkalb, BH, Vruno, MJ. American Paragonimiasis treated with praziquantel. New Eng J Med. 1984;311:582–583.

11.Yokogawa, M. Paragonimus and Paragonimiasis. Adv Parasitol. 1965;3:99–158.

12.Miyazaki I, Habe S. A newly recognized mode of human infection with the lung fluke, Paragonimus westermani.. J Parasitol. 1976;62:646–8.

13.Heath HW, Marshall SG. Pleural Paragonimiasis In A Laotian Child. Pediatric Infectious Disease Journal. 1997;16(12):1182–1185.

14.Chung HL, Ho LY, Hsu CP, Ts'ao WJ. Recent progress in studies of Paragonimus and paragonimiasis control in China. Chin Med J. 1981;94:483–494.

15.Roberts PP. Parasitic infections of the pleural space. Semin Respir Infect. 1988;3:362–382.

16.Minh VD, Engle P, Greenwood JR, Prendergast TJ, Salness K, St. Clair R. Pleural paragonimiasis in a Southeast Asian refugee. Am Rev Respir Dis. 1981;124:186–188.

17.Johnson JR, Falk A, Iber C, Davies S. Paragonimiasis in the United States: a report of nine cases in Hmong immigrants. Chest. 1982;82:168–171. doi:10.1378/chest.82.2.168. PMID 7094646.

18.Johnson RJ, Johnson JR. Paragonimiasis in Indochinese refugees: roentgenographic findings and clinical correlations. Am Rev Respir Dis. 1983;128:534–538.

19.Romeo DP, Pollock JJ. Pulmonary paragonimiasis: diagnostic value of pleural fluid analysis. South Med J. 1986;79:241–243. PMID 3945854.

20.Davis, GS, Elizabeth AS. In: Marcy TW. Medical Management of Pulmonary Diseases. CRC Press; 1999. p. 345.

21.Song HO, Min DY, Rim HJ, Youthanavanh V, Dalunyi B, Sengdara V, Virasack B, Bounlay P.. Skin Test for Paragonimiasis among Schoolchildren and Villagers in Namback District, Luangprabang Province, Lao PDR.. The Korean Journal of Parasitology. 2008;Sep; 46(3):179–82.

22.CDC- http://www.dpd.cdc.gov/DPDx/html/Paragonimiasis.htm

23.Muller, R. 1996. Liver and lung flukes, p. 274-285. In F. E. G. Cox (ed.), The Wellcome Trust illustrated history of tropical diseases. The Wellcome Trust, London, United Kingdom. http://cmr.asm.org/cgi/content/full/15/4/595#R193

24.Heath, Harley W & Susan G Marshall. "Pleural Paragonimiasis In A Laotian Child. ." Pediatric Infectious Disease Journal 16(12)(1997): :1182–1185. Yokogawa, M. Paragonimus and Paragonimiasis. Adv Parasitol 1965; 3: 99-158

25.Pachucki, CT, Levandowski, RA, Brown, VA, Sonnenkalb, BH, Vruno, MJ. American Paragonimiasis treated with praziquantel. New Eng J Med 1984; 311: 582-583.

26.Foundations of Parasitology” Larry S. Roberts and John Janovy, Jr., seventh edition McGraw Hill 2005, pages 279–283

27."Emerging and Reemerging Helminthiases and the Public Health of China” Peter J. Hotez, Feng Zheng, Xu Long-qi, Chen Ming-gang, Xiao Shu-hua, Liu Shu-xian, David Blair, Donald P. McManus, and George M. Davis

Trong nhóm các tài liệu nước ngoài, không những bạn tìm thấy hai loài như bạn đề cập mà còn có sự hiện diện ít nhất 10 loài nữa đang có mặt. Thân chúc bạn khỏe và đạt được các thông tin như ý.

 

 

Ngày 22/03/2013
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, TS. Nguyễn Văn Chương,
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích