Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 3 7 0
Số người đang truy cập
5 9
 
Trả lời câu hỏi bạn đọc về chuyên ngành sốt ét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh tháng 8 năm 2012

Tran van trung-red.eye.black.go@gmail.com- quy nhơn (17/08/2012)

Hỏi: Cho hỏi ở viện sốt rét quy nhơn có công nghệ xét nghiệm ure trong hơi thở tìm khuẩn helicobacter pylori trong dạ dày và chữa trị ko? vì tôi đã từng điều trị ở nơi khác nhưng mỗi lần xét nghiệm phải nội soi rất đau, mặc dù đã có kết quả âm tính nhưng lại có triệu chứng tái nhiễm, nên muốn tìm cơ sở khác có công nghệ xét nghiệm ure trong hơi thở và điều trị hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi cho bạn biết là tại Viện hiên vẫn chưa có thiết bị này mà chỉ có xét nghiệm test nhanh chẩn đoán vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) mà thôi, nếu cần thiết phải kiểm tra có lẽ bạn phải vào tận thành phố Hồ Chí Minh để được tiếp cận các phương pháp cũng như các kỹ thuật chẩn đoắn tối ưu nhất đối với tác nhân HP này.
 

Ước tính có khoảng 7% dân số Việt Nam mắc bệnh đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử). Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Đây là bệnh không chỉ gây ra các cơn đau khó chịu mà còn có thể đưa đến những biến chứng cấp đe dọa tính mạng do chảy máu ở dạ dày như ói ra máu, đi cầu phân đen (do có máu trong phân) hoặc thủng dạ dày. Trước đây người bệnh phải chịu đựng những cơn đau và khó chịu ở dạ dày trong nhiều nămliền mà không cách gì chữa khỏi hoàn toàn mặc dù đã được điều trị bằng những phương pháp băng niêm mạc dạ dày hay làm giảm tiết acid trong dạ dày

Ngày nay, khoa học đã phát hiện ra ở dạ dày có một loại vi khuẩn tên gọi là Helicobacter pylori, là nguyên nhân quan trọng gây ra một số bệnh ở dạ dày như: Loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày cấp hoặc mạn. Những nguy hiểm hơn là Helicobacter pylori còn có thể gây nên ung thư dạ dày, là một loại ung thư rất thường gặp dẫn đến tử vong. Khi đã xác định  rõ nguyên nhân chính gây bệnh ở dạ dày, bác sĩ có thể giúp bạn diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori và chữa lành bệnh cho bạn
 

              Helicobacter pylori lây chủ yếu qua đường ăn uống. Helicobacter pylori có thể lây qua nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, trong những gia đình có thói quen ăn uống chung...Sự lây nhiễm có thể xảy ra khi dùng thức ăn, nước uống không sạch có chứa vi khuẩn Helicobacter pylori, đặc biệt là khi nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh như nước sông, hồ v..v và điều này cũng lý giải tại sao ở các quốc gia đang phát triển, khi mà điều kiện vệ sinh môi trường còn thấp, thì tỷ lệ nhiễm  Helicobacter pylori rất cao. Cụ thể ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori không dưới 70%.

Sau khi xâm nhập cơ thể, Helicobacter pylori sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tại đâychúng tiết ra những chất làm kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn. Không những thế chúng còn làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tiết ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Do đó niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày hay tá tràng. Tất cả điều này gây ra những triệu chứng đau, ợ chua, cồn cào, nóng rát sau xương ức... và các biến chứng khác. Ở một số bệnh nhân, nhiễm Helicobacter pylori có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc bất thường của tế bào, dẫn đến ung thư.

Để xác định xem bạn có bị nhiễm Helicobacter pylori không, bác sĩ có thể cho bạn làm một trong số xét nghiệm sau: (i) Thử máu để xác định bạn đã từng hay đang nhiễm Helicobacter pylori ; (ii) Xét nghiệm hơi thở giúp xác định sự hiện diện của Helicobacter pylori  trong dạ dày; (iii) Thử phân tìm sự hiện diện của Helicobacter pylori trong phân; (iv) Nội soi và lấy mẫu thử Helicobacter pylori . Mỗi xét nghiệm có những ưu khuyết điểm riêng và được chỉ định tùy từng trường hợp.         

Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý với bạn rằng có hai loại viêm loét tiêu hóa có thể do vi khuẩn HP và không do HP bạn nhé. Do vậy, không nhất thiết dương tính là có bệnh và âm tính là không bệnh mà còn lệ thuốc rất nhiều về xét nghiệm, tình trạng lâm sàng cũng như đáp ứng điều trị thử với bộ ba thuốc đóng dạng kít hiện đang dùng rất nhiều bạn nhé.

Thân chúc bạn khỏe

 

Nguyễn Thị Ngọc Dung- AilitaNguyen@gmail.com- Đà Nẵng
              Hỏi:
Em năm nay 20t, trước đây chưa từng mắc phải bệnh về kí sinh trùng hay da liễu. Nay bỗng dưng thường bị nổi mề đay, ngứa thành mảng to đặc biệt vào ban đêm. Bị khoảng 2 ngày thì đến ngày thứ môi trên bị sưng to. Trước đó em có dọn dẹp lại vườn nhà va em có nuôi chó. Bs cho em hỏi đây có phải triệu chứng bệnh sán chó ko hay chỉ là dị ứng vì em ko tìm thấy vết côn trùng đốt

Trả lời:

Cảm thông với nỗi lo lắng của bạn hiện đang bị mày đay và ngứa, tuy nhiên với các triệu chứng như bạn mô tả rất chung chung và có thể gặp rất nhiều trên các bệnh lý khác nhau về da liễu, về ký sinh trùng cũng như các bệnh lý về nội khoa khác cũng có. Do đó, để xác định thật sự bạn có bị nhiễm giun đũa chó hay sán cho hay không thì có lẽ bạn nên đi khám và xét nghiệm tại các cơ sở chuyên khoa như Trung tâm hay bệnh viện da liễu tại thành phố Đà Nẵng hoặc Viện sốt rét KST-CT Quy Nhơn để sớm tìm ra bệnh và giải quyết các khó chịu do ngứa và mày đay gây nên bạn nhé.Chúc bạn sớm tìm ra bệnh và giải quyết tối ưu nhất!

Nguyễn Văn Nam- sesshomaru.no1@gmail.com- Lĩnh Nam, Hoàng Mai ,Hà Nội

Hỏi: Thưa Bác sỹ cho em hỏi, trên da em có nổi rất nhiều vết rạn màu thẫm, sau một thời gian dài thì hết và để lại sẹo màu trắng, hình dạng của vết rạn đó dài 4 đến 5cm, rộng khoảng 2 cm, em thấy vết rạn giống với hình sán lá gan lớn, và hiện em hay đau lưng khi đến bệnh viện khám, bác sĩ chỉ bảo đó là vết rạn da thôi, em còn làm xét nghiệm máu, siêu âm, kết quả siêu âm và xét nghiệm bác sĩ kết luận không sao cả, gan bờ đều, chỉ mỗi nội soi là bảo em có một ít vết trượt trong dạ dày nên cho em uống thuốc đau dạ dày thôi ạ, nhưng em thấy lưng phải của em vẫn cảm thấy hơi khó chịu, mỗi khi em quan hệ tình dục hay làm việc nặng thì lưng lại đau, vậy bác sĩ cho em hỏi giờ em nên làm xét nghiệm gì và ở đâu ạ?

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn, song chúng tôi vẫn không biết bạn bị rạn da và thâm da ở vùng nào vì có liên quan đến vị trí cũng như độ chun dãn của da tại một vị trí nào đó sẽ có ý nghĩa, trong một số trường hợp chúng tôi thấy mảng da biến dạng và thay đổi sắc màu có thể là bình thường, cũng có thể là bệnh lý chứ không phải lúc nào cũng bình thường, có thể nó do nấm làm thay đổi sắc màu, kèm theo rạn sẫm da bất thường, không thể vết rạn liên quan đến sán lá gan lớn vì theo kinh nghiệm và kiến thức chúng tôi có được thì chưa bao giờ thấy vết rạn da liên quan đến sán lá gan cả bạn ạ.
 

Để khẳng định lại các vết rạn da có liên quan đến bệnh lý hay không chúng tôi khuyên bạn đến các phòng khám chuyên khoa da liễu để khẳng định và xác định thêm vấn đề này. Liên quan đến việc đau lưng và sán lá gan có thể thiết lập chẩn đoán nhưng mới chỉ nghi ngờ và cần khẳng định lịa bằng siêu âm cũng như các xét nghiệm huyết thanh học nữa trước khi chúng ta điều trị bằng thuốc đặc hiệu. Bạn có thể đến các Trung tâm, bệnh viện hoặc viện da liễu hoặc Viện Sốt rét – KST - CT Hà Nội, Viện Sốt rét – KST - CT Quy Nhơn, Viện Sốt rét – KST - CT thành phố Hồ Chí Minh để thăm khám và xét nghiệm xác định.

Thân chúc bạn khỏe!

 
Phạm trung hải- trunghaivba@gmail.com.vn - Ngân hàng NN Nghĩa hành - Quảng ngãi

Hỏi: Tôi năm nay 53 tuổi, vào ngày 06/07/2012 có đến Viện sôt rét – KST - CT Quy nhơn để XN các loại ký sinh trùng, kết quả như sau: Strongyloides stercoralis = 0,67; Toxocara canis = 0,20 ; Cysticescus cellulosae = 0,49; Entamoeba histolytica = 0,39; Fasciolae spp = 0,73. BS kết luận bị nhiểm giun lươn, BS cho toa thuốc: Azole 400mg (Albendazon) 42 viên ngày uống 2v,levotrin 5mg 40v ngay uống 2 viên, Mecitil 5,9mg 40 v ngày uống 2 viên, Gelganin 200mg 60 v ngày uống 2 viên, Inter TONIC 60 v ngày uống 2 viên.Theo thông tin trong tờ hướng dẩn sử dụng thuốc cũng như tôi tìm hiểu trên mạng thì loại thuốc Azole (Abendazole 400mg) được chỉ định điều trị giun lươn vời liều lượng mổi ngày 1v và chỉ uống liên tục trong 3 ngày thội. nếu có sử dụng tiếp theo thì phải cách từ 7 đến 21 ngày sau. So sánh liều lượng dùng giữa BS cho toa và thông tin trong tờ hướng dẫn thì liều dung của BS quá nhiều. Nếu dùng theo toa BS thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không. Tôi xin BS cho lời khuyên và giải thích rõ ràng cách dùng thuốc nào cho đúng và có hiệu quả. Tôi chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Than chao anh Hai, trước hết chúng tôi xin chân thành cảm ơn câu hỏi của bạn và câu hỏi này cũng được rất nhiều bạn đọc cũng như bệnh nhân quan tâm. Chung toi da nhan duoc cau hoi cua anh va se phải tra loi anh gap de tiep tuc dung thuoc cho dung lieu và đủ liệu trình. Hien các tại lieu huong dan trong hop thuoc albendazole huong dan de dieu tri giun luon cung nhu mot so loai giun san khac se khong con phu hop với tất cả các bệnh lý giun sán vì sự tiến bộ của khoa học y học cũng như các số liệu thuyết phục có chứng cứ từ các nghiên cứu đã chứng minh. Tại sao chúng ta lại phải dùng đến một liệu trình dài ngày và liều cao như vậy, dưới đây là các nguyên do:

1. Ấu trùng giun lương cũng như mot so benh do au trung giun san khac la cac benh truyen tu dong vat sang nguoi, co the ky sinh khong nhung trong duong ruot ma chung con ky sinh và gây bệnh trong cac mo, cơ quan va gay tac hai den nhieu co quan nhu gan, than, mat va nao bo. Khi chúng ở trong các mô và cơ quan đó có thể sẽ tồn tại và gây nên các biến chứng không lường;

2. Nếu la ấu trùng giun luon ky sinh trong ruot hay hệ tiêu hóa thi co the anh dung lieu trinh 3 - 7 ngày la dễ dàng loại bỏ ấu trùng ngày, nhung neu ấu trùng ky sinh trong nhu mo, cơ quan nhu bac si ket luan o trong xet nghiem cua anh vì da so da nhiem man tinh va co nhiem trong nhu mo, do vay lieu trinh dung buoc phai keo dai ngay va lieu cao moi co the cat nhanh luong au trung (parasite biomass) trong co the anh duoc, tranh ấu trùng di chuyển đến cac co quan noi tren, đặc biệt là não bộ;

3. Cac nghien cứu trên the gioi va tai Viet Nam, lieu trinh dung nhu the deu rat an toan va khong anh huong gi lon den suc khoe cua bệnh nhân, nhung anh phai nho la khong duoc su dung bia ruou trong thoi gian dung thuoc anh nhe.
 

Than chuc anh khoe, neu co gi thac mac anh có thể lien he truc tiep den Bs Quang theo so dien thoai 0905. 103 496 de tu van truc tiep.

Võ Đình Tiến- votien_dinh@yahoo.com- TTYTDP tỉnh Đăk Nông, Gia Nghĩa, Đăk Nông

Hỏi: Kính gửi BBT Website Viện SR-KST-CT Qui Nhơn. Tôi tên Võ Đình Tiến, hiện đang công tác tại TTYTDP tỉnh Đăk Nông. Qua xét nghiệm tại phòng khám trường ĐH Y Dược TP. HCM, tôi có dương tính với Toxocara canis (OD = 0,56). Được biết Quý Viện là đơn vị hàng đầu trong việc điều trị giun sán nhưng do điều kiện xa xuôi nên tôi muốn Quý Viện tư vấn và đặt mua thuốc điều trị của Quý Viện qua đường bưu điện có được không? Rất mong nhận được thông tin phản hồi từ Quý Viện. Chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe.

Trả lời:

Xin chào anh Tiến, chúng tôi rất cảm ơn một đồng nghiệp đã quan tâm rất nhiều đến Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn và đã cùng hợp tác với Viện trong công tác phòng chống sốt rét và giun sán trong nhiều năm qua. Liên quan đến kết quả xét nghiệm giun sán của bạn có Toxocara canis (OD = 0,56) theo ngưỡng dương tính cho phép là OD 0.3.

Song như các tài liệu và các phần trả lời câu hỏi trước của chúng tôi liên quan đến ấu trùng giun đũa chó mèo là hiện tại các kít chẩn đoán ngay cả trong nước và nước ngoài sản xuất đều có một tỷ lệ dương tính chéo và dương tính giả rất cao với ít nhất 11 loại giun tròn, sán lá khác nhau được y văn ghi nhận và kiểm định trong thời gian qua, hơn nữa việc xác định chẩn đoán còn lệ thuộc vào rất nhiều anh có triệu chứng lâm sàng của bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo hay không? Chỉ số bạch cầu ái toan của anh trong công thức máu như thế nào tăng hay bình thường, chỉ số IgE như thế nào? Nghĩa là chẩn đoán một ca bệnh trước khi điều trị sẽ là cân nhắc đến nhiều vấn đề khía canh khác nhau chứ không nên chỉ dựa vào chỉ số ELISA như anh đang có.
 

Việc gởi thuốc qua đường bưu điện để điều trị một ca bệnh có thể là không nên vì bác sĩ cần biết anh có bệnh thật sự hay không? Có bệnh lý nền sẵn có hay không? Có tình trạng dị ứng hay không với các thành phần của thuốc? Cũng như các chế độ ăn uống và lời khuyên trong suốt quá trình điều trị nữa. Nghĩa là nên có mặt của bệnh nhân để thấu đáo trong hợp lý điều trị đúng thuốc đúng bệnh.

Thân chúc bạn khỏe

leminhdqst@gmail.com- Bình Sơn - Quảng Ngãi

Hỏi: Kính chào các Bác sĩ, Xin cho hỏi con tôi hiện nay được 6 tuổi và cháu thường xuyên bị giun kim, vừa qua cũng có cho cháu di xét nghiệm và kết quả là bị giun kim. Tuy nhiên Bác sĩ kê toa cho thuốc uống, uống xong được hơn một tháng thì cháu bị lại. Cho hỏi bây giờ tôi có tiếp tục cho cháu sổ giun tiếp hay không, tôi thường nghe người ta nói sổ giun định kỳ 6 tháng 1 lần, việc sổ giun liên tục như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không và bác sĩ cho biết việc điều trị giun để tránh bị nhiễm lại. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm thông với nỗi lo lắng và băn khăn của bạn khi đưa con 6 tuổi của bạn đang bị nhiễm giun kim và thường hay tái đi tái lại, như bạn biết giun kim có một điểm rất đặc biệt so với môt số loại giun sán khác là có chu trình tự nhiễm nên thường hay bị đi bị lại khó chữa khỏi (bạn có thể xem trên cùng trang website của chúng tôi về bệnh giun kim và những nét đặc biệt), do vậy việc điều trị phải khác hơn so với các giun sán khác và phải điều trị lặp lại và cũng cho bạn biết là với các liều lặp lại như thế thường rất an toàn với bệnh nhân và mọi người, kể cả trẻ em.
 

Chu trình tự nhiễm (autoinfection) là một tình trạng nhiễm của vật chủ đầu tiên với ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán, trong một chu trình như thế một chu kỳ phát triển hoàn thành của ký sinh trùng xảy ra trong một vi sinh vật đơn thuần, không có liên quan đến một vật chủ khác. Do đó, vật chủ đầu tiên đồng thời cũng là vật chủ thứ hai của ký sinh trùng. Một số vi sinh vật ở đó sẽ có chu trình tự nhiễm diễn ra như ấu trùng giun lươn Strongyloides stercoralis, giun kim Enterobius vermicularis, sán dây lợn Taenia solium và sán dải lùn Hymenolepis nana.

Việc cho cháu uống thuốc lại và theo dõi là cần thiết chứ không nên nhất thiết nghĩ đến độc tính của thuốc mà không điều trị cho cháu là không nên. Chúng ta nên xem lợi ích lớn hơn nguy cơ chi nhé! Thân chúc chi khỏe!

Châu T. Bích Hảo- malisadangyeu18@yahoo.com.vn - 10A tầm vu , Hưng lợi, Cần Thơ

Hỏi: Em đi xét nghiệm máu về bệnh sán chó và nhận được kết quả như sau:

Angiostrongylus (NEG < 9DU

cantonensis(POS >11DU

Toxo.gondiiIgM <=0,499 Index

toxo.gondiiIgG < 2UI/ml

strongyloidesNEG < 9DU

stercoralisPOS > 11DU

Fasciola spNEG < 9DU

POS > 11DU

GnathostomaNEG < 9DU

spinigerumPOS > 11DU

Toxocara canisNEG < 9DU

POS > 11DU

CysticercusNEG < 9DU

POS > 11DU

Trichinella spiralisNEG < 9DU

POS >11DU

AmibeNEG < 9DU

POS > 11DU

Paragonimus sppNEG < 9DU

POS > 11DU

SchistosomaNEG < 9DU

POS > 11DU

Echinococcus IgMS/Co < 1.0kết quả 0.65

Echinococcus IgG< 9 NTU, > 11NTU 5 NTU?

Vậy cho em hỏi em có bị nhiếm bệnh sán không???

Trả lời: Phải nói thật với bạn rằng là trong câu hỏi của bạn đưa cho chúng tôi rất chi tiết song chưa có kết quả nào là kết quả xét nghiệm của bạn mà chỉ thấy bạn liệt kê các giá trị âm và dương tính của ngưỡng từng loại ký sinh trùng và đơn bạo chứ đâu thấy bạn cho chúng tôi biết kết quả xét nghiệm để chúng tôi đối chiếu với giá trị ngưỡng để kết luận bạn hiện đang có nhiễm giun sán haykhông??? Tốt nhất để chúng tôi tư vấn coh bạn kỹ hơn, xin vui lòng photocopy các kết quả xét nghiệm của bạn gởi ra theo địa chỉ Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang, trưởng khoa NC lâm sàng và điều trị, Viện sốt rét KST-CT Quy Nhơn, 611B Nguyễn Thái Học, TP. Quy Nhơn (nhớ phải ghi lịa địa chỉ của bạn đầy đủ, kể cả số điện thoại di động để tiện liên hệ). Chúng tôi xin tư vấn cho bạn trong khả năng chuyên ngành.

Thân chúc bạn khỏe!

Võ Huy Quang, quangcoibmt@yahoo.com, Buôn Ma Thuột – Đăklăk

Hỏi: Xin chào ban biên tập !Gần đây em có đi xét nghiệm giun và men gan, kết quả bị nhiễm "gạo heo" dương tính 1/400 và men gan bình thường, xin cho hỏi nếu bị nhiễm như vậy thì nên dùng thuốc như thế nào ạ ? Nhân tiện cho em hỏi trên lưng và trước ngực em hay xuất hiện những bọc mủ màu trắng, đó có phải là do giun không ạ ? Do em nghe nói đó thường là trứng của ấu trùng trên da !

Trả lời :

Với kết quả xét nghiệm của em như trên, chúng tôi khuyên bạn không nên dùng thuốc điều trị ấu trùng sán dây lợn vì ngưỡng như thế là ngưỡng âm tính chứ không phải dương tính nên không cần thiết điều trị bạn nhé.

Riêng trường hợp bạn mô tả có những bọc mủ trắng ở trước ngực và sau lưng, chúng tôi nghĩ rằng bạn đang bị mụn trứng cá chứ không phải “trứng của ấu trùng” đâu nhé. Chúng tôi suy luận chẩn đoán ra từ thông tin của bạn cũng như vị trí xuất hiện các nốt như thế. Bạn có thể đến khám và điều trị tại các phòng mạch bác sĩ da liễu là thích hợp nhất!

Ha Minh Tuan, haminhtuan36@gmail.com, Vũng tàu

Hỏi:Tôi đi xét nghiệm tại BV Chợ Rẫy và biết bị nhiễm Toxocara canis - Sán chó. Bs đã cho uống NICZEN 500mg 7 ngày rối nhưng khi xét nghiệm lại chỉ số nhiễm lai tăng lên. BS lai cho thuốc đó với liều gấp đôi trong 5 ngày.Nghe mọi người nói ngoài Quy Nhơn có trung tâm chữa được dứt điểm bệnh này. Có bạn nào bị bệnh này và chữa khỏi rồi chia sẻ cho minh với. Hiện minh bị ngứa nhiều lắm. Đi BV Da liễu bac sĩ khám mỗi lần một kiểu, cho thuốc về uống chẳng khỏi gì. Cứ ngung thuốc là lại ngứa trở lại.

Trả lời: Bạn nên sắp xếp thời gian đến cơ sở chuyên khoa ký sinh trùng khám, xét nghiệm và điều trị đặc hiệu. Nếu đúng tuyến, đúng bệnh kết quả điều trị sẽ khỏi nhưng cần phải có thời gian.

Nguyen thi ut, Nguyenthiut2skt@gmail.com, Dai hoc Bac Lieu

Hỏi: Ổ bọ gậy nguồn là gì? Khi nào thì ta tiến hành điều tra ổ bọ gậy nguồn?

Trả lời :

Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra hai ví dụ về thuật ngữ ổ bậy nguồn trong phòng chống sốt xuất huyết hiện nay để bạn có thêm dẫn liệu và biết chi tiết về ổ bậy gậy nguồn:
 

Một ví dụ về nghiên cứu ổ bọ gậy nguồn để cho bạn hiểu thêm về thuật ngữ này: Trong một nghiên cứu “Xác định ổ bọ gậy nguồn của véc tơ truyền bệnh sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue và một số yếu tố liên quan ở quận Đống Đa năm 2001: do tác giả Vũ Sinh Nam và cộng sự tiến hành. Trong những năm gần đây, SD/SXHD trở nên trầm trọng hơn do phân bố địa lý rộng cả vi rút và véc tơ truyền bệnh. Bệnh SD/SXHD chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu nên chỉ giảm lây truyền bằng phòng chống véc tơ truyền bệnh, chủ yếu là Ae. aegypti. Đống Đa là điểm nóng về SD/SXHD của Hà Nội. Chưa có nhiều nghiên cứu về “ổ bọ gậy nguồn” và các yếu tố liên quan với quần thể véc tơ truyền bệnh. Nghiên cứu cắt ngang quan sát, mô tả có phân tích. Chọn mẫu theo phương pháp mẫu cụm phân tầng nhiều giai đoạn. Trong mỗi hộ gia đình, nghiên cứu người đại điện, dụng cụ chứa nước, tình trạng vệ sinh trong nhà và ngoại cảnh, muỗi và bọ gậy.

Tại quận Đống Đa, Hà Nội có 2 loài muối véc tơ SD/SXHD là Ae. aegyptiAe. albopictus. Các chỉ số muỗi trưởng thành, chỉ số bọ gậy đều chứng tỏ tiềm năng lan truyền SD/SXHD tại địa phương vào thời điểm điều tra. Với Ae. aegypti, ổ bọ gậy nguồn là bể dội nhà vệ sinh, phế liệu phế thải, phuy , bể < 500 lít . Với Ae. albopictus là bể loại < 500l , bể chậu cảnh, phế liệu phế thải và lo hoa. Tỷ lệ hiểu biết chung 47,1%; thực hành đúng 15,2%. Hiểu biết về sinh học của véc tơ truyền, biện pháp phòng chống hiệu quả cần được bổ sung.
 

Một số biện pháp hiệu quả: Sử dụng tác nhân sinh học (thả cá), làm nắp đậy, quản lý phế liiệu. Giám sát ổ bọ gậy 6 tháng/lần, mở rộng điều tra ổ bọ gậy nguồn ở quận/huyện khác. Tăng cường giáo dục sức khỏe. Chú ý ảnh hưởng cán bộ y tế, chính quyền, tổ chức quần chúng và cần cung cấp thông tin đầy đủ cho cộng đồng

Một ví dụ thứ hai về ổ bọ gậy nguồn là Giám sát bọ gậy /sốt xuất huyết thường xuyên: 1 tháng 1 lần cùng với giám sát muỗi trưởng thành.

Giám sát ổ bọ gậy nguồn: Phương pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ số lượng bọ gậy Aedes trong các chủng loại dụng cụ chứa nước khác nhau để xác định nguồn cung cấp muỗi Aedes chủ yếu của từng địa phương theo mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phòng chống vectơ thích hợp.

Xác định ổ bọ gậy nguồn sẽ tiến hành theo đơn vị huyện trọng điểm 2 lần/năm mỗi lần điều tra 100 hộ gia đình (phân bổ trong các xã/phường trọng điểm) (lần 1 thực hiện vào quý I.II, lần 2 thực hiện vào quý III-IV). Có 4 chỉ số thường được sử dụng để theo dõi bọ gậy của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus:

1. Chỉ số nhà (CSNBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy Aedes

2. Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm dụng cụ chứa nước có bọ gậy Aedes

3. Chỉ số Breteau (CSBI) là số DCCN có bọ gậy Aedes trong 100 nhà điều tra

4. Chỉ số mật độ bọ gậy (CSMĐBG) là số lượng bọ gậy trung bình cho 1 gia đình điều tra. Chỉ số CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ bọ gậy nguồn

Chúng tôi hy vọng rằng với các thông tin và ví dụ sẽ giúp bạn hiểu thêm về thuật ngữ ổ bọ gậy nguồn và khi nào cần điều tra ổ bọ gậy nguồn.

Bùi Phú Văn Khánh, khanhbuiq7@yahoo.com.vn, Quận 7, TP HCM
 

Hỏi: Kính chào bác sĩ! Xin vui lòng tư vấn giúp tôi với triệu chứng như sau: Gần đây, tôi thường xuyên bị ngứa và nhói đau ở ngay phía bên trong lớp da bụng bên hông (eo) phải, đôi lúc có cảm giác ngứa rần rần như có con gì bò, bóp vào thì có hơi đau, thỉnh thoảng thì nhói đau.mặt dù vậy nhưng phía ngoài lớp da vẫn bình thương, không có triệu chứng sưng hay mẫn đỏ. Ban đầu thì chỉ bị trong diện tích khoảng bằng lòng bàn tay, nhưng bây giờ (sau khoảng 10 ngày) thì nó đã lan rộng hơn, phía trước đã gần tới rốn.Có người nói tôi bị nhiễm giun sán chó gì đó, nhưng tôi rât hoang mang, không biết phải khám và điều trị ở đâu. Kính mong Bác sĩ vui lòng tư vấn giúp đỡ dùm tôi là cần phải khám và điều trị ở đâu? Tôi đang ở TP HCM, nhưng nếu cần thiết phải ra Qui Nhơn điều trị thì tôi cũng sẵn sàng( vì gia đình vợ tôi ở tỉnh Bình Định). Xinh chân thành cám ơn!

Trả lời :

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi với chúng tôi về bệnh trạng đang có trên cơ thể. Theo chúng tôi với các triệu chứng như vậy, bạn không nhất thiết phải ra đến quy Nhơn điều trị vì khả năng trong thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều bệnh viện lớn có khả năng điều trị cho bạn như BV Chợ Rẫy, BV Hòa Hảo, BV Đại học y dược. Với mô tả của bạn, chúng tôi nghĩ nhiều đến hội chứng ấu trùng di chuyển như giun sán bò dưới da, đôi khi gây cảm giác ngứa và kiến bò dọc theo lối chạy của ấu trùng bạn ạ!

Song để xác định đó là tác nhân gì thì có lẽ bạn nên đến các cơ sở trên để xét nghiệm là tốt nhất, khi đó các bác sĩ sẽ khám và điều trị cho bạn hiệu quả.

Duyên, ngockhue_ctv@yahoo.com.vn, thanh pho Ca mau

Hỏi: Tôi xét nghiệm có kết quả Toxocara canis-lgG, kết quả POS 3.24 OD, chỉ số này có nghĩa là gì? Tôi có bị bệnh giun đũa chó hay không? nếu có thì điều trị như thế nào? Ở đâu? Ở nhà tôi có nuôi chó.

Trả lời :

Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi nhận thấy với kết quả Toxocara canis-IgG, kết quả POS 3.24 OD là dương tính mạnh và bạn nên điều trị. Còn việc điều trị như thế nào bạn được khuyên đến các bệnh viện, Viện chuyên khoa ký sinh trùng để tại đó các bác sĩ sẽ khám toàn diện cho bạn trước khi kê đơn dùng thuốc cho bạn vì các thuốc điều trị cho giun đũa chó, phần lớn là thuốc có độc tính và dùng liều cao kéo dài, có khi lên đến 21 ngày đó bạn nhé.

Do bạn đang ở thành phố Cà Mau, chúng tôi khuyên bạn cầm kết quả đến các bệnh viện BV Chợ Rẫy, BV Hòa Hảo, BV Đại học y dược, ...đều có thể điều trị được vị còn kiểm tra bệnh lý nền của bạn có hay không nữa chứ không nhất thiết phải điều trị giun đũa chó mèo mà thôi đâu nhé. Thân chúc bạn sớm được điều trị!
 

Hoàng Hùng, Hunggialinh.74@gmail.com, Mỹ đình, Từ liêm, Hà nội

Hỏi: Xin chào bác sỹ, tôi năm nay 38 tuổi. Đã 6 tháng nay tôi bị ngứa nhiều, thường là vào buổi tối. Ngứa ở khắp người, ban đầu là những nốt nhỏ màu hồng, sau đó lan to dần. Sau khoảng 4-5 tiếng thì tự hết, hôm sau lại bị. Tôi đã đi kiểm tra chức năng gan, thận thì vẫn bình thường (chỉ có máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ). Bác sỹ nói là tôi bị dị ứng không rõ nguyên nhân, kê thuốc kháng Histamin. Uống thuốc kháng histamin thì hết ngứa, dừng thuốc lại ngứa. Tôi không có triệu trứng sốt, mệt mỏi, đau bụng....Đọc thông tin trên mạng thấy nói là có thể do giun lươn và sán chó. Tôi đã đến một số bệnh viện như: viện huyết học truyền máu trung ương, viện ký sinh trùng sốt rét ở Hà Nội để xét nghiệm nhưng họ nói không có hoá chất và giới thiệu đến Việt Pháp. Ở Bệnh viện Việt Pháp xét nghiệm cho kết quả: Echinococcus: 0,01 OD,Toxocara: 0,01 OD (thang đối chiếu 0,00-0,30). Xin hỏi bác sỹ với triệu trứng của tôi và kết quả này thì tôi có phải bị nhiễm giun lươn, sán chó không? Tôi ở Hà Nội nếu muốn đến một cơ sở của nhà nước để xét nghiệm sán chó giun lươn thì có chỗ nào xét nghiệm không? Cám ơn bác sỹ rất nhiều!

Trả lời :

Liên quan đến các triệu chứng mà bạn mô tả và các thời gian bạn đã thực hiện xét nghiệm thì chúng tôi cho rằng chưa đủ để tầm soát và sàng lọc hết các tác nhân gây bệnh ngứa và dị ứng trên cơ thể bạn như hiện nay vì ngoài Echinococcus, Toxocara, thì bạn vẫn còn nhiều tác nhân gây nên các triệu chứng như thế như là ấu trùng giun lươn, ấu trùng giun đầu gai, ấu trùng sán dây lợn, ấu trùng giun móc, ấu trùng giun mỏ, sán lá gan,…Nghĩa là bạn cần tầm soát các tác nhân không nhiều nhưng phải đủ ít nhất mấy tác nhân đó.

Hơn nữa, chúng tôi đề nghị bạn nên làm thêm bộ xét nghiệm truy tìm kháng nguyên hay các dị nguyên có thể gây dị ứng cho bạn vì có thể các tác nhân đó không làm ngứa cho người khác nhưng lại làm ngứa cho bạn nữa chứ!
 

Bạn có thể đến tại BV Việt Pháp thêm lần nữa và yêu cầu họ làm thêm các xét nghiệm như chúng tôi vừa đề cập bạn nhé!

Nguyễn Hà Linh, TP. Buôn Mê Thuột, Dak Lak

Hỏi: Kính gửi ban biên tâp Web Viện SRKST Quy Nhơn. Tôi tên Nguyễn Hà Linh Buôn Ma Thuột, Dak Lak),  24 tuổi, tôi đọc được những thông tin qua trang web và mong muốn qua mail này nhờ bác sĩ có thể giúp tôi có hướng điều trị đúng. Sau khi nghi ngờ mình bị nhiễm giun sán, tôi đã đi xét nghiệm tại bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh (Buôn Ma Thuột, Dak Lak) và kết quả như sau. Tất cả các chỉ số khác bình thường, tuy nhiên có một vài chỉ số dưới đây cao hơn, thấp hơn:

CTM: NEU: 52%,

MONO: 10.9%,

EOS: 1.78%,

MCH: 32.3%,

MPV: 9.66%

Chẩn đoán huyết thanh: Toxocara : 0.88 OD, Gnathostoma: 0.62 OD

Với biểu hiện bên ngoài: sút cân, ăn không ngon, mệt mỏi, mất ngủ, da xanh xao, chỉ số khối IBM = 16,5. Bác sĩ đã kết luận tôi bị nhiễm giun lươn và giun đũa chó, kê đơn thuốc albendazone 400mg + Apharmincap 200mg để điều trị trong vòng 21 ngày. Tôi rất lo sợ khi sử dụng thuốc với liều lượng nhiều đến vậy. Tôi mong bác sĩ có thể giúp tôi mau khỏi bệnh vì thời gian uống thuốc này cơ thể tôi rất mệt mỏi, sợ ảnh hưởng đến việc sinh con sau này.
 

Trả lời:

Chúng tôi thật sựu thông cảm về nỗi lo lắng bệnh tình của bạn cũng như những thuốc mà bạn đang sử dụng, tuy nhiên với chẩn đoán và điều trị như trên của các bác sĩ tại BVĐK Thiện Hạnh là chúng tôi thấy phù hợp với khuyến cáo hiện nay của các chuyên gia về bệnh ký sinh trùng, đặc biệt nhiễm ấu trùng giun lươn trong mô, trong cơ quan và nội tạng cơ thể con người. Về nguyên tắc, trước khi điều trị thuốc Albendazole liệu trình daì ngày và liều cao như trên thì chúng ta phải kiểm tra chức năng gan, thận và tim mạch trước khi đưa ra quyết định điều trị cho bệnh nhân. Có thể các chức năng gan, thận của bạn bình thường và bác sĩ đã chỉ định, đặc biệt người ta cũng đã cho thuốc Apharmincap 200mg để mục đích như thế.

Chúng tôi đề nghị sau khi dùng thuốc kết thúc liệu trình, bạn nên đến BVĐK Thiện Hạnh để kiểm tra lại các chức gan thận thêm lần nữa để đánn giá ảnh hưởng của thuốc có hay không trên các cơ quan này.

Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!

Ngày 05/09/2012
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang,
Cn. Nguyễn Tấn Thoa, Cn. Cao Văn Ảnh
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích