Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 9 6 6 5
Số người đang truy cập
3 2 8
 
Trả lời câu hỏi bạn đọc về thông tin chuyên ngành ký sinh trùng tháng 4 năm 2011 (phần 2)

1. Lê Văn Quyền-vanquy721@gmail.com vn-huyen Eakar tỉnh Đaklak

Hỏi: Xin bs tư vấn giúp cho em biết em bi giun đũa chó đã điều tri ở BV tại Đăk Lăk uống Zentel 400mg 21 ngày đến 6 tháng sau em xuống khám tại viện KST sốt rét Quy Nhơn vẩn bị lai giun đũa chó, sán dây lợn, giun lươn. Bs cho uống Albendazole 400mg trong 21 ngày không biết bệnh giun lươn, sán dây lợn, giun đủa chó điều tri một loại thuốc có lành hết bênh không ? nhờ BS tư vân giúp em với nhe bệnh này có lây từ người sang người không ? uống thuốc mấy đơt thì hết hẳn ? em cảm ơn BS rất nhiều. Em mong cho tin của BS!

            Trả lời: trước hết chúng tôi xin cảm ơn bạn đã đặt lòng tin vào Viện để đặt câu hỏi tư vấn này. Qua câu hỏi của bạn, chúng tôi gợi ý cho bạn xem phần hỏi đáp bệnh chuyên ngành của trang tin điện tử của Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn (http://www.impe-qn.org.vn) để rõ thêm câu hỏi của bạn. Riêng phần này, chúng tôi đưa xin đưa ra một số một số ý kiến sau:

PNhư bạn biết, hiện tại việc xét nghiệm huyết thành chẩn đoán cho các loại giun sán thường gặp tại Việt Nam hiện nay là vấn đề còn nhiều điểm phức tạp và giói chuyên môn đang còn tranh cải rất nhiều khi nhận được kết quả dương tính với một loại giun sán nào đó. Song điều quan trọng là bạn có biểu hiện triệu chứng nào không liên quan đến giun sán mà mình đang mắc (chẳng hạn ngứa, mày đay, rối loạn tiêu hóa, đau cơ, nhức đầu, đau bụng, nhìn mờ, buồn nôn, nôn mửa,…), xét nghiệm cận lâm sàng công thức máu toàn phần có tỷ lệ và số lượng bạch cầu ái toan dương tính tăng cao so với mức bình thường,…chỉ đến khi đó chúng ta mới có thể tập hợp một khung chẩn đoán “tương đối” chấp nhận rồi tiến đến điều trị theo phác đồ là có lẽ phù hợp nhất, chứ không phải lúc nào thấy xét nghiệm dương tính là điều trị là không phải;

 

PBạn cũng đừng nên suy nghĩ như ý kiến của một số người suy nghĩ chưa chính xác, ngay cả bacvs sĩ cũng vậy huống hồ chi người không phải chuyên môn rằng “nếu nay thấy dương tính mà không điều trị thì mai sau bị nặng thì sao?”. Điều này sẽ không đúng vì hiện tại kết quả dương tính của ấu trùng giun đũa chó, ấu trùng giun đũa mèo rất cao khi một lượng lớn bệnh nhân đến khám và điều trị tại Viện chúng tôi, ngay cả khi họ đi khám sức khỏe tổng quát mà thôi ..cũng cho kết quả dương tính và …thống kê chưa đầy đủ cho thấy tỷ lệ này dương tính có thể lên đến 56-70%;

PCũng liên quan đến câu hỏi, bạn đã dùng đến thuốc albendazole, liệu trình 800mg/ngày trong 21 ngày mà vẫn sau đó xét nghiệm lại vẫn òn giun lươn, giun đũa chó và ấu trùng sán dây lợn,…thì chúng tôi đề nghị bạn cần xem lại và tự chẩn bệnh mình xem có các triệu chứng nào không hay chỉ là dương tính huyết thanh (seropositive) là không nên điều trị và không phải lo lắng bạn nhé vì những lý do chúng tôi mới đưa ra ở trên;
 

PBạn có hỏi uống thuốc Albendazole như thế thì có hết bệnh hay không? Việc khỏi bệnh của bạn cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố “ngộ nhận” là mình bị dương tính mà thôi, hơn nữa với các bệnh lý do ký sinh trùng hiện nay nếu bạn đi xét nghiệm ELISA hay các loại huyết thanh chẩn đoán khác để theo dõi diễn tiến bệnh là không nên bạn ạ vì phần lớn xét nghiệm vẫn còn dương tính một thời gian dài sau khi điều trị đã khỏi bệnh vì còn tồn lưu kháng nguyên / hoặc kháng thể tùy thuộc vào loại test; một yếu tố nữa không kém phần quan trọng là liệu xét nghiệm có đúng không hay chỉ là dương tính giả; hoặc bạn có dung nạp thuốc tốt hay không (nghĩa là yếu tố hấp thu thuốc vào cơ thể); chất lượng thuốc albendazole có tốt không? …và ….; Dùng thuốc mấy đợt mới bớt bệnh, câu hỏi này hoặc điều này khó trả lời cho bạn và có thể liên quan đến các yếu tố chúng tôi vừa nêu ra.

PBệnh này đến nay chưa có thông tin cho biết là lây từ người sang người mà mới chỉ dừng lại là căn bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo gây ngõ cụt ký sinh chứ không phát triển thành giai đoạn trưởng thành nên không đủ thời gian và đẻ trứng để lây nhiễm tiếp tục.

Hy vọng với phần trả lời này, bạn đã hiểu phần nào về tiến trình chẩn đoán và điều trị bệnh giun đũa chó mèo nói riêng và một số bệnh ký sinh trùng nói chung.

2. QUỲNH TIÊN-mps@yahoo.com-Quảng Ngãi

Hỏi: Kính gui Bs Huỳnh Hồng Quang. Tôi đã đọc bài viết cuả BS về chức năng của Kẽm (Zn) trong việc điều trị mụn. Xin hỏi BS những lọ thuốc trong bài viết có bán trên thị trường không? và thuốc này nếu sử dụng thi cần phải có sự chỉ định của BS không? Tôi đã được tư vấn trong khi điều trị mụn và được cho rằng: khả năng tôi thiếu kẽm nên mụn khó lành. Vậy tôi cần thiết phải xét nghiệm máu hay chỉ ra thị trường tìm mua thuốc Bs đã đề cập ở trong bài là được.

Trả lời:Thân chào chị Quỳnh Tiên, câu hỏi của chị được chúng tôi phúc đáp trong số trả lời chuyên mục hỏi đáp bệnh sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh cách nay hai số (năm 2010), vậy chị có thể truy cập trang website của Viện theo địa chỉ http://www.impe-qn.org.vn . do đó, chị có thể mở trang mục này để đọc phần trả lời chị nhé. Chúc chị khỏe!

3. Trần Thi Loan., 2 BC, phường Ngô Mây, ….

Hỏi: Xin chào quý bác sĩ, tôi có gia đình và 2 đứa con gái một cháu 5 tuổi và một cháu 11 tuổi, không biết với tình hình giun sán hiện nay trên báo đài và thấy ai đi khám trong xóm tôi đi về cũng mắc ít nhất 1 loại giun sán, tôi rất lo cho các con của tôi, không biết liệu các cháu có bị nhiễm giun sán không (vì chúng tôi vẫn sổ giun thường xuyên cho các cháu 1 năm /1 lần). Đề nghị các bác sĩ cho biết biểu hiện của trẻ em khi mắc giun sán? Khi nghi ngờ cháu nhiễm giun sán thì đi xét nghiệm tại đâu là tốt nhất, tin cậy nhất? loại giun sán nào các cháu thường bị mắc? Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến như thế nào đến sức khỏe? Bao lâu cho cháu sổ giun một lần là tốt nhất, uống thuốc giun sán khi đói hay no là tốt nhất? cho chúng tôi biết loại thuốc sổ? Lứa tuổi nào thì sổ giun được?

Trả lời:

Phải nói rằng đọc câu hỏi của bạn xong là biết bạn đang rất lo lắng về các cháu cũng như cộng đồng đang lo lắng về tình hình nhiễm giun sán hiện nay rất “phức tạp”. Nhưng chúng tôi khuyên bạn một điều và cũng qua phần trả lời này hy vọng cộng đồng bình tĩnh và xem tình hình giun sán không phức tạp như mọi người suy nghĩ đâu vì Chương trình quốc gia phòng chống giun sán và Tổ chức y tế thế giới đã và đang hỗ trợ và giúp làm thế nào cộng đồng giảm tình trạng nhiễm giun, sán và phục hồi thiếu máu, nhất là các trẻ em lứa tuổi học đường, do đó thời gian qua nhiều kết quả nghiên cứu và điều tra đã cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán tại một số cộng đồng được can thiệp đã giảm đi đáng kể.

 

Theo ứơc tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì hiện có khoảng 2 tỷ người nhiễm giun truyền qua đất và sán lá truyền qua nước, và tại một số quốc gia đây là gánh nặng hoặc vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm. Thông thường biểu hiện bệnh giun sán ở trẻ là tùy thuộc vào từng loại giun, sán khác nhau, tùy vào tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh trên cá nhân đó, tùy thuộc vào giai đoạn gây nhiễm của giun sán là ấu trùng hay con trưởng thành, tùy thuộc vào thể bệnh cũng như hệ cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng (gan, thận, lách, mắt, não, cơ, máu,…) liên quan, đó là chưa kể các tình huống lạc chỗ sẽ biểu hiện khác thường, đôi khi nhầm lẫn với một số bệnh lý nội khoa hoặc da liễu khác.

Nhìn chung, bệnh giun sán không phải là bệnh đe dọa tính mạng tức thì mà thường diễn biến bệnh dần dần và mạn tính - trường diễn, gây nên các tác động “âm tính” và sút giảm sức khỏe chung, đặc biệt là suy dưỡng và thiếu máu. Biểu hiện lâm sàng của bệnh giun sán là bệnh lý đường tiêu hóa không đặc hiệu (nonspecific gastrointestinal tract symptom), trẻ có thể đau bụng không điển hình, đau từng cơn, mơ hồ, rối loạn tiêu hóa thường là phân lỏng hoặc phân không tạo thành khuôn, thiếu máu thiếu sắt, móng tay biến dạng, triệu chứng phổi bất thường, ấu trùng chu du trong hệ tiêu hóa gây nhầm lẫn với bệnh lý hô hấp, phản ứng ngứa, nổi mày đay, suy nhược cơ thể, …
 

Đôi khi giun sán gây các biến chứng thủng ruột, tắc ruột, viêm đường ruột, viêm đường mật, chảy máu đường mật… Do các triệu chứng của bệnh giun sán trẻ em thường trùng lắp với các bệnh tiêu hóa khác như thế, nên các thầy thuốc dễ “lãng quên” và điều cần thiết là thường thăm khám tổng quát và xét nghiệm cũng như áp dụng các thủ thuật cận lâm sàng như siêu âm, X- quang, sinh hóa huyết học và phân học để định bệnh cụ thể hơn.

Phụ huynh hoặc người giám hộ có thể đưa các cháu đi khám tại các cơ sở chuyên khoa (các Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng, Trung tâm phòng chống Sốt rét-KST-CT các tỉnh/thành phố) hoặc đa khoa (Bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện) hoặc các bệnh viện/ phòng khám đa khoa tư nhân để khám phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng các thuốc đặc hiệu trước khi các biến chứng và hậu quả về sức khỏe diễn ra nghiêm trọng. Riêng một số bệnh giun, sán đặc biệt cần làm huyết thanh chẩn đoán (thường là ELISA hoặc Western blot) để hỗ trợ chẩn đoán thêm cho một số bệnh giun sán đặc biệt khác nhau, nhất là có ích trong chẩn đoán các thể bệnh giun sán lạch chỗ.

Trẻ em cũng như người lớn dường như không “ưu thế” bệnh giun sán nào, điều đó có nghĩa là khả năng mắc các bệnh giun sán và đơn bào là có thể, tuy nhiên thường gặp trẻ em mắc các loại giun tròn truyền qua đất, qua đường thực phẩm hoặc qua nguồn nước như giun đũa, tóc, móc mỏ, giun kim, và nhiều loại đơn bào như amip, giardia,…; một số tác nhân khác ít gặp hơn như sán dây, sán lá, … Còn lý do vì sao? Có lẽ trẻ em thường tiếp xúc với nguồn đất ô nhiễm có chứa trứng sán hoặc ấu trùng giun sán trong môi trường, hoặc sống trong các môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học nội trú, chưa có ý thức tốt về vệ sinh cá nhân bảo vệ khỏi bệnh giun sán nói riêng và sức khỏe nói chung. Các trường hợp này khi nhiễm bệnh có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính, dẫn đến các tác động nhiều mặt về sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng. Có thể bệnh gây thiếu máu, suy dưỡng, chậm phát triển, học hành giảm sút (dù là gián tiếp),…nhiều khi có biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhi.

Bạn đã sổ giun cho các cháu 1 năm 1 lần là có ích nhưng chưa đạt hiệu quả trong phòng bệnh giun sán vì việc cần thiết là nên sổ giun cho các cháu mỗi 4-6 tháng một lần. Gia đình chị có thể sổ giun cho các cháu bằng các thuốc như Albendazole, Mebendazole trên thị trường có bán với các biệt dược như Fugarca, Albentel, Azole, Ẻuropa,Vidoca, Korus albeldazole,… với nhiều dạng thuốc khác nhau kèm theo hương vị thơm, dễ uống phù hợp với trẻ em. Liều dùng là liều duy nhất với Albendazole 400mg, hoặc Mebendazole 500mg. Tuổi sổ giun sán là các em nhỏ từ 24 tháng tuổi trở lên, để tránh một số tác dụng không mong muốn thì nên uống thuốc sổ giun sau khi đã ăn no khoảng 30 phút.

Riêng các trẻ em dưới 24 tháng tuổi chỉ được sổ giun trừ khi có kết quả xét nghiệm phân nhiễm giun sán thật sự và việc chỉ định thuốc cũng như kê liều dùng cho đối tượng này phải tuân thủ do bác sĩ chỉ định. Thân chúc bạn và các cháu khỏe!

4. nguyen thi lieu-lieunguyen200289@gmail.com

Hỏi: xin chao ban bien tap, e la sinh vien của truong DH Nong Lam. E dang lam de tai tot nghiep :pp huyet thanh chan doan sot xuat huyet. trong so tai lieu e tham khao thay co noi nhieu den pp xac dinh IgG/IgM bang MAC-ELISA va sac ki mien dich. Nhưng e khong tim duoc 2 pp nay khac nhau o diem nao? E mong ban bien tap co the giai dap giup e. E xin chan thanh cam o­n ban bien tap!

Trả lời: Cảm ơn về câu hỏi của bạn, phần này chúng tôi đã có thư phúc đáp và cho đăng tải chuyên mục trong trang web của Viện chúng tôi, bạn có thể tìm đọc trên phân http://www.impe-qn.org.vn > chuyên mục hỏi đáp bệnh chuyên ngành bạn nhé.

Chúc bạn khỏe và tốt nghiệp xuất sắc !

5. TRAN VAN THANH - long thanh - yen thanh - nghe an-tranthanh@gmail.com

Hỏi: cho hoi.Viet Nam co may tinh mac Benh Lo mong long mong tren gia suc, va tey nao gay ra?

Trả lời:Cảm ơn câu hỏi của bạn liên quan đến một bệnh truyền nhiễm ở lĩnh vực thú y (bệnh lở mồm long móng) trên gia súc và type nào gây ra. Chúng tôi là một cơ quan nghiên cứu bệnh sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh chứ không phải đơn vị nghiên cứu về thú y. Do đó, chúng tôi đề nghị bạn tìm trên trang tin điện tử của Cục thú y Trung ương hoặc Viện chăn nuôi sẽ rõ hơn về vấn đề này.

Thân chúc bạn khỏe và mau chóng tìm được các thông tin như ý!

6. hồng vân-vankhanh19822002@yahoo.com- Buôn Ma Thuột, DăkLăk

Hỏi: Năm 2005 tôi bị đau bụng, tức ngực, khó thở, đi siêu âm chẩn đoán bị sán lá gan lớn. Cuối tháng 7/2005 tôi đã vào BV Chợ Rẫy khám lại và điều trị. Theo lời bác sỹ 1 tháng sau tới khám lại, nhưng thẻ BHYT của tôi đăng kí KCB ban đầu tại BVĐK tỉnh Bình Định (khi đó tôi là sinh viên). Khi xin chuyển tuyến để vào BV Chợ Rẫy khám lại thì BVĐK Bình Định giữ lại do BS nói ở đó chữa được. Tôi có ở lại BVĐK Bình Định điều trị nội trú 1 tuần, BS cho về và hẹn 1 tháng sau tái khám. 1 tháng sau tôi xuống tái khám BS phòng khám nói mới điều trị cách 1 tháng nếu khám lại kết quả vẫn dương tính, chưa cần thiết khám lại. Hiện tôi lại xuất hiện các triệu chứng như đã gặp khi SLGL. Tôi đã làm xét nghiệm tại phòng khám tư tại DakLak, kết quả dương tính với bệnh sán lá gan. Tôi xin hỏi giờ tôi muốn điều trị bệnh thì đến chỗ nào? chi phí khoảng bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn!
 

Trả lời:Liên quan đến câu hỏi của bạn rằng trong năm 2005 bạn đã bị sán lá gan và đã được điều trị tại BV Chợ Rẫy và BV đa khoa tỉnh Bình Định, chúng tôi nghĩ rằng đây là những đơn vị ddieuf trị lâm sàng rất có tiếng và rất có kinh nghiệm trong điều trị bệnh sán lá gan lớn nên hoàn toàn bạn có thể yên tâm về kết quả điều trị bạn nhé. Từ 2005 đến nay bạn mới xuất hiện lại các triệu chứng như ban đầu, song đi xét nghiệm lại thấy dương tính với SLGL thì bạn sợ. Theo chúng tôi có lẽ bạn nên đi làm thêm siêu âm gan mật và công thức máu để xem chỉ số bạch cầu ái toan (eosine) óc tăng cao không, nếu cả các vấn đề trên là đồng thời thì bạn có thể điều trị tại BV đa khoa tỉnh Đăk Lak cũng được hoặc tại BV ĐK tư nhân Thiện Hạnh cũng rất tốt, chứ không nhất thiết phải đến BVĐK tỉnh Bình Định hoặc BV Chợ Rẫy (tốn kém và đi lại xa bất tiện) vì hầu hết các bệnh viện hiện nay đã rất am tường về sán lá gan lớn rồi bạn nhé!

Nếu chỉ vì một xét nghiệm ELISA dương tính với sán lá gan mà bạn điều trị thì không nên vì trước đây bạn đã từng bị sán lá gan lớn, điều trị khỏi này vẫn còn dương tính là chuyện có thể bạn ạ, trên thực tế có người đến 8 năm sau vẫn còn dương tính mà không hề có triệu chứng gì.

Chi phí điều trị cho một ca bệnh sán lá gan, hiện tại khoảng chừng trên dưới 500.000 đồng (cả xét nghiệm và điều trị, thuốc đặc hiệu, bổ gan, chống dị ứng và thăm khám,…). Bạn có thể điều trị bất cứ bệnh viện đa khoa nào tiện nhất.

7. Quachhung@yahoo.com,....TTYT Quận 2 thành phố HCM

Hỏi: Xin các bác sĩ cho biết ngoài thuốc điều trị đặc hiệu EGATEN hiên nay đang điều trị cho bệnh nhân sán lá gan lớn thì còn loại thuốc nào có thể điều trị được nữa không? (nhưng phải có hiệu quả!) xin chỉ dùm vì cho đơn thuốc bệnh nhân mua không có và không có điều kiện ra Quy Nhơn mua thuốc được

Trả lời:Thân chào bạn, cảm ơn bạn về câu hỏi hay - đây đúng là câu hỏi thú vị trong khoa học bệnh về ký sinh trùng hiện nay.Trước đây, trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị sán lá gan lớn như Emetine hoặc Dehydroemetine, Bithionol,…tuy nhiên có vấn đề độc tính của các thuốc này lên cơ thể bệnh nhân và có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh, nên dần dần đã thay thế một số thuốc thế hệ mới hơn, dùng ngắn ngày hơn và đọc tính cũng như tác dụng ngoại ý cũng không đáng kể so với các thuốc cổ điển. Để giúp bạn biết thêm chi tiết về các thuốc điều trị sán lá gan lớn trước đây và hiện nay như thế nào, hiểu quả cũng như sử dụng của từng loại thuốc,…để bạn tham khảo và sử dụng một cách toàn và hợp lý nhất:

 

Về mặt điều trị nội, luôn luôn coi trọng điều trị cả triệu chứng lẫn nguyên nhân. Hiện trên thế giới có nhiều thuốc và nhiều phác đồ điều trị, song hiệu quả chữa khỏi của các phác đồ khác nhau rất lớn. Thuốc điều trị được phân loại dựa trên khâu tác động sinh-hóa học lên từng loại vật chủ, tác động trực tiếp lên trứng, ấu trùng hoặc sán giai đoạn trưởng thành. Nhìn chung, cơ chế tác động chủ yếu tập trung vào:

+Ức chếcác microtubule, gây ra block đảo ngược khâu tiêu thụ glucose của sán.

+Ức chế sự trùng hợp các tubulin hoặc ức chế men cholinesterase.

+Ngăn sự khử cực thần kinh cơ của sán.

Hậu quả dẫn đến:

+Gây tăng tính thấm màng tế bào, dẫn đến mất ion canxi nội bào.

+Gây ra sự chân không hóa của vi vỏ sán (tegument), hoại tử toàn bộ cơ thể sán.

+Gây tăng tính thấm màng tế bào với ion Cl- thông qua thay đổi kênh ion.

Emetin

Là một thuốc cổ điển đã điều trị rộng rãi, song đến nay không còn dùng hoặc rất ít do đặc tính độc của thuốc. Đường dùng dưới da hoặc tiêm bắp, liều 1-10mcg/kg x 10 ngày. Những trường hợp không đáp ứng với emetin thì dùng bithionol để chống kháng. Trong thời gian điều trị với thuốc này nên theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, nhất là chuyên khoa hồi sức tim mạch.

Dehydroémetin

Là một loại emetin tổng hợp được bài tiết nhanh hơn emetin thiên nhiên, nên ít độc hơn do ít tích tụ trong cơ quan, nhất là cơ tim. So với emetin thì dehydroemetin có thời gian bán hủy ngắn hơn và đào thải khỏi tim và gan nhanh hơn. Đường dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều 1-10mcg/kg x 10 ngày. Thường dùng kết hợp với strychnine và vitamine B1. Hiệu lực của thuốc rất cao khi bệnh ở giai đoạn cấp và mạn tính. Độc tính của thuốc đã ghi nhận qua nhiều nghiên cứu cũng như trên lâm sàng bệnh viện như viêm cơ tim cấp (L.Q.Hùng và cs., 1997), rối loạn nhịp, đối khi gây tăng huyết áp nhẹ (H.H.Quang., 2001).

Trừ trường hợp cấp tính, nên dùng 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau ít nhất 3 tuần vì tồn luư độc tính của thuốc tích tụ. Vào giai đoạn xâm nhập, một đợt đủ để điều trị lành bệnh nhưng ở giai đoạn toàn phát, có khi phải dùng 2-3 đợt và trong trường hợp này, giữa 2 đợt điều trị phải có khoảng cách 15 ngày vì thuốc tính độc và tích tụ trong máu, có nguy cơgây viêm cơ tim.

Bithionol (biệt dược Lorothidol, Bitin, Dichlorophenol)

 

Thuốc được lựa chọn thay thế trong trường hợp SLGL không nhạy với Emetin hoặc Dehydroemetin hoặc triclabendazol. Về cơ chế tác dụng, thuốc gây ra sự oxy hóa và phosphoryl hóa bên trong sán, dẫn đến block tổng hợp adenosin triphosphate (ATP), tỷ lệ chữa khỏi gần 50% và quá trình điều trị phải lặp lại vài ngày sau đó với liều tăng dần theo từng ngày. Liều dùng là 30-50mg/kg, uống cách nhật 20-30 ngày chia làm 3 đợt, những trường hợp không đáp ứng với emetine thì dùng Bithionol 50mg/kg/ngày uống cách nhật x 10 ngày hoặc 40mg/kg/ngày cách ngày x 14-15 ngày; hoặc liều 50mg/kg cách ngày trong 10 ngày cũng cho hiệu quả tương đương (Poltera và cs., 1990). Điều đáng quan tâm là thuốc có tác dụng phụ, đôi lúc nghiêm trọng như tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, khó chịu bụng, mẩn ngứa, song các dấu hiệu này sẽ mất đi khi dừng thuốc khoảng 3 ngày.

Mebendazole

Đã và đang được nhiều quốc gia nghiên cứu do tình trạng thuốc đặc hiệu triclabendazole khan hiếm, bước đầu kết quả cũng hiệu nghiệm với liều 4g/ngày x 3 tuần (4viên /ngày x 21 ngày có tác dụng với F.hepatica thể xâm nhập.

Nitazoxanide
 

Nitazoxanide-một dẫn xuất của thiazolide được mô tả lần đầu tiên 1975 và có nguồn gốc là một thuốc điều trị giun sán cho thú y (Rossignol, Cavier, 1975). Trên người, thuốc này có phổ rộng chống lại nhiều loại loại KST như Crypsporidium parvumIsospora belli ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc phải, Entamoeba histolytica, Giardia duodenalis, giun đũa, giun tóc, Taenia saginataHymenolepis nana (Rossignol và Maisonneuve, 1984; Cabello và cs, 1997; Doumbo và cs., 1997). Thuốc cũng có hiệu quả trên in vitro chống Fasciolae hepatica và trên in vivo chống lạ i các giai đoạn non và trưởng thành của F.hepatica ở thỏ gây nhiễm thực nghiệm.

Hiệu quả điều trị của thuốc liên quan chặt chẽ đến giai đoạn của sán mà thuốc tác động lên, thời gian nhiễm càng dài thì hiệu quả càng đạt đến đỉnh điểm. Liều dùng 500mg đường uống 2 lần/ ngày (cách nhau 12giờ) một lần buổi sáng và một lần buổi chiều, trong 7 ngày liên tục; thuốc dung nạp tốt và hiệu quả điều trị đạt 82,4% (113/137), sau 30 ngày hiệu giá kháng thể chuyển đảo rất thấp.

Hexachloroparaxylol

Thuốc có tác dụng điều trị SLGL với liều 100mg-150mg/kg chia làm 4 lần cách nhau 15 phút tại Romania; liều 60mg/kg/ngày x 5 ngày tại Liên Xô cũ; liều 50-80mg/kg chia 3 lần uống trong 7 ngày liên tục tại Trung Quốc. Tác dụng phụ có thể xảy ra như khó chịu vùng dạ dày ruột và đôi lúc chóng mặt.

Triclabendazole (biệt dược Egaten hoặc Fasinex)

Là dẫn suất chlorinated benzimedazole, tên hóa học là 6-chloro-[2,3-diclorophenoxy]-2-methyl thiobenzimidazole. So với các thuốc diệt sán khác, thuốc này tác động trên sán cả thể trưởng thành và không trưởng thành, cấp tính và mạn tính của F. hepatica, F.gigantica, P.westermani, tỏ ra hiệu quả với liều 10-12mg/kg. Dựa trên dữ liệu nghiên cứu đa trung tâm trên thế giới, thuốc triclabendazole được Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa vào danh mục thuốc thiết yếu ở một số quốc gia (WHO Expert Committee o­n the Use of Essential Drugs- WHO’ list of essential drugs). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1990 và hãng dược phẩm Ciba-Geigy thông báo sử dụng thuốc triclabendazole trên người để điều trị SLGL. Tiếp đó hội nghị chuyên gia WHO tháng 12/1997 đã chính thức đưa triclabendazole vào danh mục thuốc thết yếu điều trị Fasciolae trong vùng lưu hành bệnh, sau đó thuốc tiếp tục được ghi vào danh mục thuốc thiết yếu năm 1999 và 2002. Riêng Việt Nam, WHO khuyến cáo nên đưa thuốc vào Danh mục thuốc thiết yếu thông qua Hội nghị “Sán truyền qua thức ăn”.

Về cơ chế tác dụng triclabendazole trên SLGL Fasciolae spp là chủ yếu tấn công vào tổ chức vi vỏ sán, gây nổi các bọng nước và sưng phồng, cuối cùng là hoại tử toàn bộ thân sán. Một nghiên cứu của đại học Queensland, Belfast, Bắc Australia theo dõi hiệu quả của chất chuyển hóa sulphoxide từ triclabendazole làm thay đổi hình thái học bề mặt của tegument được kiểm chứng qua kính hiển vi SEM (Scanning Electron Microscopy).. Nếu ở nồng độ 10 microg/ml thì tegument của sán sẽ sưng phồng và nổi các bọng nước sau 6 giờ cho ủ; dấu hiệu nổi bọng nước chủ yếu xảy ra ở phần spine. Nếu thời gian ủ lâu và nồng độ thuốc cao hơn, thì dấu hiệu sưng phồng càng nghiêm trọng hơn, hậu quả dẫn đến tróc lớp vỏ lan rộng và mất chóp và sau 18-24 giờ ủ với thuốc, thậm chí thủng lớp tế bào đáy, tạo các lỗ hổng trong lòng sán suốt từ đầu đến chóp sán cuối cùng, bề mặt vùng bụng sán bị tác động nghiêm trọng hơn vùng đuôi (Meaney M và cs., 2002).
 

Thuốc hấp thu, dung nạp tốt và an toàn trên người, thải trừ chủ yếu qua phân (90%) và còn lại theo đường nước tiểu, không làm thay đổi các thông số huyết học, sinh hoá đáng kể; nếu có thì sau khi ngưng thuốc thì các thông số này trở về bình thường. Thời gian bán hủy ở dạng chuyển hóa sulphoxide trong huyết thanh là 11 giờ, LD50 ở chuột thực nghiệm là > 8.000mg/kg và ở thỏ là 206mg/kg. Thử nghiệm đầu tiên thành công trên người vào năm 1988, sau đó thuốc được dùng với liều 10-12mg/kg liều đơn hay chia 2 liều cách nhau 12-48 giờ.

Một nghiên cứu của Viện y tế công cộng, Đại học Alexandria, Ai Cập về hiệu lực của thuốc triclabendazole trên SLGL mạn tính điều trị với liều duy nhất 10mg/kg; kết quả sau 5 tuần điều trị, tỷ lệ chữa khỏi 79,45-93,9%. Trên thực tế lâm sàng, liều dùng cho người có thể dùng liều đơn (single dose) hay liều chia đôi (split dose) 10mg/kg cân nặng đều cho hiệu quả như nhau (n= 251; H.H.Quang và cs., 2006), sau 6 tháng hiệu quả đạt được 97.6% (dùng liều duy nhất-single dose) và 98.4% (nhóm dùng liều chia đối-split dose). Một nghiên cứu khác trên 24 bệnh nhân SLGL mạn tính dùng liều 10mg/kg uống sau một đêm nhịn đói, có 79,2% sạch trứng sau 2 tháng. Điều trị lần 2 liều như trên thì tỷ lệ sạch trứng đạt 100%, thuốc hấp thu tốt nếu uống sau bữa ăn, tỷ lệ chữa khỏi 100% (Apt và cs., 1995). Một số tác giả cho rằng, để điều trị tận gốc Fasciolae thì liều 12mg/kg cân nặng và lặp lại liều này sau 48 giờ (Laird và Boray, 1992)

Lẽ đương nhiên kết quả còn phụ thuộc vào tuổi của sán và giai đoạn bệnh và giai đoạn sán nhiễm vào cơ thể người vì trên thực tế khi nghiên cứu về hiệu quả triclabendazole (CGA-89317) trên thể trưởng thành và sán non Fasciola hepatíca ở cừu nhiễm bệnh, cho thấy thuốc có hiệu quả rất cao ở thể trưởng thành và chưa trưởng thành. Nếu liều 2.5mg/kg thì hiệu quả đạt 90-98% với sán từ 8-12 tuần tuổi; ở liều 5mg/kg hiệu quả đạt 92-98% với sán ở 4-8 tuần tuổi và hiệu quả đạt 100% nếu sán ở 12 tuần tuổi ở liều này; ở liều 10mg/kg thì hiệu quả đạt được 93-98% đối với sán ở 1 tuần tuổi và 99-100% đối với sán từ 2-4 tuần tuổi và cũng liều này sẽ đạt hiệu quả 100% nếu sán ở 6 tuần tuổi; ở liều 15mg/kg thì hiệu quả đạt được với sán sau 1 ngày nhiễm vàhiệu quả không lệ thuộc vào đường vào của thuốc dù đường uống hay trong da hay tiêm bắp.

Nghiên cứu của Karaksy H.E và cộng sự thực hiện năm 1999 tại Ai Cập, điều trị cho 40 trẻ em nhiễm SLGL bằng triclabendazole, liều 10mg/kg duy nhất. Sau 2 tháng khỏi 78% về các chỉ số lâm sàng, bạch cầu ái toan, ELISA (-) và sạch trứng trong phân. 9/40 em được điều trị lần 2 và sau 6 tháng các em này cũng khỏi hoàn toàn. Tổng hợp các nghiên cứu trên đa trung tâm nghiên cứu và nhiều tác giả khác nhau trong và ngoài nước, cho thấy liều 10-12mg/kg cân nặng là có hiệu quả, bên cạnh đó liều khuyến cáo Triclabendazole của hãng thuốc Novartis (Thụy Sĩ) như sau:

+Liều dùng được tính theo mg/kg cân nặng, sử dụng theo đường uống, với nước đun sôi để nguội, không được nhai.

+Người lớn liều được tính 10mg/kg cân nặng, liều duy nhất. Nếu không giảm có thể tăng liều lên đến 20mg/kg chia 2 lần cách nhau 12-24 giờ.

+Trẻ em ³ 6 tuổi: sử dụng liều an toàn như người lớn.

+Trẻ em< 6 tuổi: chưa có nghiên cứu điều trị trên đối tượng này trong cộng đồng (trên lâm sàng, hiếm thấy trường hợp nào nhiễm sán lá gan lớn dưới 6 tuổi).

Một vấn đề khó khăn là làm thế nào điều trị cho phụ nữ mang thai (không kể giai đoạn nào của thai kỳ) được phát hiện bệnh SLGL, liệu triclabendazol có điều trị được an toàn không? theo một số nghiên cứu trên súc vật thực nghiệm cho thấy thuốc có ảnh hưởng lên phát triển phôi thai như dị dạng, quái thai; một nghiên cứu khác ghi nhận trên thông tin hãng dược phẩm nổi tiếng Novartis cho biết nếu dùng liều gấp 10 lần (100-200mg/kg) cho động vật đã gây ra giảm trọng lượng con vật sinh ra, song thử nghiệm trên người chưa có báo cáo.

Trên súc vật thực nghiệm thì thuốc triclabendazole có đào thải qua sữa khoảng 1% liều sử dụng, còn đối với con người thì như thế nào thì chưa có báo cáo nào được ghi nhận?. Mặc dù chưa có nghiên cứu, nhưng các chuyên gia khuyên các bà mẹ trong giai đoạn cho con bú nên ngưng lại 72 giờ (3ngày) kể từ khi dùng thuốc.

Nếu được phải cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích (risk-effectiveness) mang lại khi bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Triclabendazole, chúng ta phải thận trọng nếu thấy ưu điểm lâm sàng và bất lợi khi từ chối điều trị phần nào ảnh hưởng cả mẹ và thai nhi thì cân đối trước khi đưa ra quyết định.

Tác dụng phụ của thuốc theo thời gian điều trị diễn ra rất ngắn vànhững phản ứng phụcoi như không đáng kể, có thể do cơ chế thuốc làm liệt sán, gây chết mắc kẹt hoặc ly giải kháng nguyên và độc tố từ sán chết, rồi mắc kẹt trong hệ đường mật; điều này phù hợp với một số y văn trên thế giới báo cáo về tác dụng phụ.

Artemisinine và các dẫn suất (nhất là Artemether trên in vitro và Artesunate trên in vivo)

Trong một nghiên cứu thử nghiệm in vitro trên mô hình chuột do nhóm nghiên cứu Jennifer Keiser, Xiao Shu-Hua và cộng sự tại Swiss Tropical Institute Basel, Thụy Sĩ và Trung tâm bệnh nhiệt đới Thượng Hải, Trung Quốc. Kết quả cho biết sán Fasciola hepatica trưởng thành phơi nhiễm in vitro với các nồng độ khác nhau 1, 10, 100microgam/mL của Artesunate, Artemether và dihydroartemisinin trong 72 giờ. Kết quả là những sán Fasciola hepatica tiếp xúc in vitro với nồng độ 10 microgam/mL trong vòng 72 giờ với Artesunate, Artemether và Dihydroartemisinin cho thấy sự vận động, sưng phồng, bỏng dộp, tổn thương và sưng tấy đỏ tegument rất kém. Ngược lại, với nồng độ 100 microgam/mL trong vòng 72 giờ thì toàn bộ sán Fasciola hepatica hoại tử và chết hết, Kết quả mang lại nhiều hứa hẹn cho Artesunate và Artemether trong vai trò thuốc diệt sán.

Một nghiên cứu thứ hai của nhóm tác giả Trần Tinh Hiền và cộng sự tại BV Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh so sánh hiệu quả điều trị của Triclabendazole với Artesunate trong điều trị sán lá gan lớn bước đầu cũng coh thấy hiệu quả. Artemisinine và các dẫn suất từ lâu được xem là thuốc điều trị sốt rét có hiệu quả, trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã thử nghiệm tác động của nhóm thuốc này trong việc điều trị SLGL Fasciolae spp.

Praziquantel (biệt dược Distocide)
 

Thuốc có tên và công thức hóa học cyclohexylcarrbonyl-1,2,3,6,7,11b-hexahydro-2H-Pyrazino [2,1-a] isoquinolin-4-one, là dẫn suất của pyrazino-isoquinolein. Công thức phân tử là C14H24N2O2, trọng lượng phân tử 31.241. Trên người, thuốc này hấp thu tốt qua đường uống, khoảng 80% ở dạ dày và ruột non, lưu thông trong máu dưới dạng chuyển hóa, một phần nhỏ dưới dạng nguyên vẹn, nồng độ cao nhất trong máu đạt được sau khi uống là 1-3 giờ, thời gian bán hủy khoảng 4 giờ, thải trừ trong 24 giờ đầu khoảng 72%, sau đó tiếp tục thải trừ trong vòng 4 ngày cho đến 80% qua nước tiểu.

Cơ chế tác dụng của praziquantel: thuốc ngấm vào sán lá gan nhỏ rất nhanh, làm tăng tính thấm của tế bào đối với ion Ca2+ dẫn đến tăng nồng độ ion Ca2+ trong tế bào sán, làm vỡ tế bào mất canxi nội bào, gây co cứng cơ nhanh, gây liệt hệ cơ sán, tăng thấm cả vào tegument, xuất hiện các mụn nước, sau đó bị vỡ và phân hủy và hậu quả sán chết. Sự tác động lên tế bào của Praziquantel có khác nhau giữa các loài sán.

Dù thuốc này cho kết quả tốt với các loại sán lá như sán lá phổi, sán lá gan nhỏ với liều 25mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 1 ngày(liều duy nhất) khỏi 85,7-86,4% nhưng hiệu quả lại rất kém với bệnh SLGL (chỉ 30% với liều 75mg/kg/ ngày trong 5 ngày) thậm chí một số nghiên cứu trong và ngoài nước báo cáo không có hiệu quả. Giải thích về hiệu quả thấp như thế có thể praziquantel không thể xâm nhập qua tổ chức vi vở tegument dày của SLGL nên chỉ ứ đọng thuốc tại chỗ mà thôi.

Một số thuốc đã và đang được thử nghiệm điều trị:

Chloroquine: qua nghiên cứu thuốc tỏ ra có hiệu quả thấp và áp dụng liều cho trẻ em là 5mg/kg/ngày và người lớn 10mg/kg/ ngày, uống trong thời gian 3-4 tuần cũng cho hiệu quả, song độc tính nhiều.

Albendazole: mặc dù rất hiệu quả trên loại bệnh SLG ở động vật song tỷ lệ thất bại cao khi áp dụng trên bệnh SLG ở người, thuốc có hiệu quả hay không còn tuỳ thuộc vào tuổi sán mà thuốc tác động lên nó. Liều dùng hàng ngày thường rất cao và thời gian kéo dài ít nhất 1 tuần (Boray và cs, 1986).
 

Niclorofan: liều dùng 2mg/kg/ngày chia 2 lần x 3 ngày hoặc liều 0,5mg/kg x 2 lần/ ngày x 3 ngày cho thấy có hiệu quả. Tác dụng phụ của thuốc như vả mồ hôi, hồi hộp, buồn nôn, đau bụng dạng colique, ngứa, vàng da và nước tiểu vàng.

Clorsulon: hiệu quả cao chống lại SLGL trưởng thành và chưa trưởng thành ở liều 20-30mg/kg liều duy nhất ở cừu và gia súc. Liều tối đa an toàn là 200mg/kg được dung nạp bởi cừu. Hiện các nghiên cứu thuốc trên người chưa có công bố.

Metronidazol

Qua những nghiên cứu gần đây thấy có hiệu quả không đáng kể với liều 750mg/ngày (3 viên/ngày) chia 3 lần và trong thời gian kéo dài 3 tuần; một nghiên cứu khác với liều 1,5g/ngày uống trong 13-28 ngày nhưng với liều thấp hơn tổng liều 4g, dùng liên tục đã không điều trị khỏi thể mạn tính.

Rafoxanide, Brotianide, Nitrox, Diamphenetide, Niclofan được báo cáo có hiệu quả chống lại Fasciola spp. trên gia súc, song trên người chưa có thông báo về hiệu quả cụ thể.

Mirazid: một thuốc điều trị SLGL ở người đang được thử nghiệm giai đoạn IV do nhóm nghiênc cứu Abo-Madvan, Morsy TA và cộng sự thuộc khoa y học nhiệt đới, đai học y khoa Cairo, Ai Cập tiến hành nhằm đánh giá tính hiệu quả và an toàn của mirazid, tất cả những ca mắc SLGL đều được điều trị bằng Mirazid liều 2 viên/ngày (600mg) vào thời điểm trước 1 giờ trước khi ăn sáng trong vòng 6 ngày liên tiếp và tiếp tục theo dõi về triệu chứng lâm sàng và các chỉ số khác. Kết quả cho thấy tỷ lệ chữa khỏi sau 2-3 tháng điều trị là 88.2% và 94,1% mà không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng.
 

Hy vọng với phần trả lời chi tiết trên, chung tôi đã cung cấp cho bạn khá nhiều thông tin về thuốc điều trị sán lá gan lớn. Riêng với thuốc Egaten, không phải hiện nay khan hiếm như bạn nghĩ đâu mà hầu hết các nhà thuốc trên thị trường đều có bán với giá rất rẻ, khoảng chứng 30.000 đồng/ viên, như vậy liệu trình điều trị khoảng 60.000 - 90.000 đồng/ bệnh nhân (tùy thuộc vào cân nặng của bệnh nhân). Thân chúc bạn khỏe!

8. ly thi ngoc ha-hanhocbanme@rocketmail.com- 312 nguyen du phuong tu an bmt daklak

Hỏi: Tac hai cua mot so ky sinh trung duong ruot doi voi co the vat chu va cach dieu tri benh giun san duong ruot?

Trả lời: Chào bạn Ngoc Hà, với câu hỏi của bạn có nội dung hơi chung chung và quá rộng (không chỉ điểm con ký sinh trùng nào), do vậy chúng tôi chỉ xin đưa ra một số phần trả lời như sau:
 

+Về tác hại hoặc gây các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân của bệnh do ký sinh trùng đường ruột có thể tùy thuộc vào vị trí ký sinh của tác nhân gây bệnh (nếu ký sinh trùng nằm ở dạ dày thực quản khác với nằm ở ruột non và ruột già), nên triệu chứng cũng có phần khác nhau, song nhìn chung dễ thấy và hay gặp nhất là biểu hiện đau bụng với nhiều vị trí khác nhau (có thể mơ hồ hoặc đau bụng từng cơn), rối loạn tiêu hóa dạng đi cầu phân lỏng, phân sệt không thành khuôn, có thể đi nhiều lần hoặc một hai lần mỗi ngày; bệnh nhân đau dễ mất ngủ ăn uống kém, suy nhược một phần do tiêu lỏng một phần do ăn uống kém à suy dưỡng;

+Đôi khi giun, sán đường ruột không nằm vị trí trong đường tiêu hóa mà có thể lạc chỗ vào khoang phúc mạc à viêm phúc mạc; vào đường mật, tụy à gây viêm đường mật, viêm tụy; lên não hoặc màng não à gây abces não - màng não hoặc xuất huyết, viêm não không đặc hiệu; xâm nhập vào gan à gây abces gan mật; gây tắc ruột, thủng ruột trong quá trình chu du của giun sán; thậm chí giun sán di chuyển gây các biến chứng lên mắt, lên tim và lên não gây di chứng và ngay cả tử vong cho bệnh nhân cũng có thể xảy ra;

+Vì câu hỏi của bạn hơi chung chung nên chúng tôi không thể đưa ra một liệu trình hay cách điều trị cũng như nguyên tắc điều trị cụ thể cho từng trường hợp ký sinh trùng giun, sán đường ruột bạn ạ, mong bạn thông cảm!

Thân chúc bạn khỏe!

9. Trần thị Vân-mashumaro_999@yahoo.co.uk - sinh viên trường Đại học bách khoa-106 Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
 

Hỏi: Xin giáo sư, thầy cô cho em tên những cuốn sách chuyên nghiên cứu về hoạt động của trùng sốt rét và những ứng cử viên điều chế vaccine trùng sốt rét (nếu được cả sách thì càng tốt ạ) để em có thể hoàn thành nghiên cứu của mình, em xin cảm ơn!

Trả lời:Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số tài liệu mà bạn có thể đến Viện Sốt rét KST-CT Thành phố Hồ Chí Minh để mượn đọc và làm luận văn cho bạn sẽ tiện lợi hơn cả:

+Dịch tễ học sốt rét của GS. Vũ Thị Phan;

+Sốt rét (cả phần chẩn đoán, sinh học, điều trị,…) của GS.TSKH Bùi Đại

+Sốt rét - Lâm sàng và bệnh học của tác giả: Giáo sư Phạm Song

+Sốt rét học của GS.TS. Nguyễn Văn Kim,…

Liên quan đến vấn đề các ứng cử viên về vaccine sốt rét hiện nay rất đa dạng và phong phú, ché ra theo nhiều phương thức khác nhau, đa giá lẫn đơn giá, đã thử nghiệm thành công và chưa công bố do nhiều tác giả và trung tâm nổi tiếng nghiên cứu bệnh nhiệt đới thực hiện và thử nghiệm đang giai đoan 2 hoặc 3.

Thông tin chi tiết bạn có thể truy cập vào các trang tìm kiếm của Google > malaria vaccine trials hoặc Malaria vaccine,…bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin như ý. Thân chúc bạn khỏe và tìm thấy nhiều tài liệu quý giá để tham khảo!
 

10. Lienquan543@gmail.com, Tran Le Quan., Cty TNHH Hoan Cau., 0902478…

Hỏi: Làm thế nào để phòng bệnh giun sán cho cả gia định đạt hiệu quả vì hiện tại không hiểu sao mọi người nhiễm giun sán nhiều quá. Xin các thầy thuốc của Viện Sốt rét Quy Nhơn trả lời càng sớm càng tốt? cảm ơn!

Trả lời:

Câu hỏi của bạn hiện đang là mối quan tâm của các bậc làm cha mẹ và cả cộng đồng, nhất là những người đang sống trong vùng giun sán lưu hành. Anh chị có thể sổ giun cho cả gia đình (tuổi từ 24 tháng tuổi hoặc 2 tuổi trở lên) bằng các thuốc sổ giun hoặc điều trị giun sán phổ rộng như Albendazole, Mebendazole trên thị trường có bán với các biệt dược như Fugarca, Albentel, Azole, Vidoca với nhiều hương vị thơm, dễ uống phù hợp với trẻ em. Liều dùng là liều duy nhất với Albendazole 400mg, Mebendazole 500mg. Bên cạnh việc sổ giun định kỳ cho trẻ, chúng ta nên khuyến cáo các cháu về khâu vệ sinh cá nhân, giáo dục sức khỏe, không nên tiếp xúc với đất, nhất là đất bị ô nhiễm mầm bệnh, rửa tay trước khi khi ăn và sau khi đi tiêu. Vệ sinh còn liên quan đến hệ thống hố xí hợp vệ sinh và giải quyết vệ sinh môi trường sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn. Công tác này còn có sự hỗ trợ của các nhà trường và gia đình các cháu. Đặc biệt, việc điều trị phải kết hợp với phòng bệnh và cải tạo môi sinh để tránh tái nhiễm, bội nhiễm (vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, uống nước nấu chín, không ăn thịt cá sống, không dùng phân tươi mà phải ủ phân thật kỹ để bón rau, không đi tiêu bừa bãi, xây cầu theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh…).
 

Việc phòng bệnh giun là thế, riêng về phòng bệnh do sán đến nay tại nhiều quốc gia có chương trình phòng bệnh sán máng, sán lá gan nhỏ hoặc giun chỉ bằng các thuốc đặc hiệu như Praziquantel, Diethyl carbamazine (DEC),…

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

11. Nguyễn Bảo Trung- dauchandiadang1234@yahoo.com- Cầu Giấy - Hà Nội

Hỏi: Kính gửi Bác sỹ! Em có một vấn đề liên quan đến ký sinh trùng cần được tư vấn của bác sỹ: Em bị nhiễm một loại giun sán, em cũng không biết là loại gì, em đã đi khám, chụp nội soi, sử dụng rất nhiều loại thuốc tẩy giun sán như Fugaca, Zentel... nhưng không hề có sự thuyên giảm. Triệu chứng rất rõ ràng là nhiều khi em thấy được chúng di chuyển trong phần bụng, thêm vào đó là nó phát ra tiếng động (em không biết gọi là gì, nó là âm thanh!) mỗi khi đói, hoặc khi em nằm! Âm thanh rất to và có thể nghe được nên nhiều khi em rất ngượng với mọi người xung quanh.
 

Trả lời: Lần đầu tiên chúng tôi nhận được câu hỏi của bạn với các triệu chứng hơi thú vị đó vì bạn mô tả cả việc phát ra tiếng động nữa thì “gay to”. Dù sao với câu hỏi của bạn chúng tôi khuyên bạn như sau: bạn nên đi khám đúng chuyên khoa tiêu hóa hoặc chuyên khoa ký sinh trùng để các bác sĩ thăm khám cẩn thận cũng như chỉ định các xét nghiệm cần thiết như làm các xét nghiệm phân nhiều lần, xét nghiệm huyết thanh miễn dịch với một số bệnh lý giun sán và đơn bào cụ thể, siêu âm hoặc thậm chí nôi soi sinh thiết để hỗ trợ chẩn đoán một cách cụ thể và đặc hiệu nhất.

Theo chúng tôi hiểu và thông qua câu hỏi của bạn, chúng tôi cho rằng đó là các âm thanh phát ra từ nhu động ruột và hơi cũng như dịch tiêu hóa gây nên tiếng sôi bụng, co thắt gây tống suất thành phần trong ruột đi tới,…tạo ra các tiếng động như trên. Vì lý do như vậy sẽ khiến bạn lo lắng và khó ăn, khó ngủ dần dẫn sẽ gầy sút mà xem, một lần nữa chúng tôi khuyên bạn đi khám và điều trị đúng chuyên khoa để chúng ta có sức khỏe bạn nhé!

12. Đỗ tấn lễ-dotanlechk33@gmail.com-3B-phù đổng thiên vương - p8 - tp Đà lạt

Hỏi: Chào ban biên tập trang web! Ban biên tập cho e hỏi biểu hiện của sán lá gan áp xe lên não. Và biểu hiện khi bị nhiễm sán lá gan. Và thời gian điều trị của bệnh sán lá gan là bao lâu?

Trả lời:Chào bạn Đỗ Tấn Lễ, liên quan đến câu hỏi của bạn chúng tôi xin được phúc đáp như sau: với các thông tin chúng tôi có được (không biết chủ quan hay không – qua các báo cáo và thông tin từ internet) và cả qua điều trị trên lâm sàng trên 15.000 trường hợp sán lá gan lớn ở người, hình như chúng tôi chưa có một tài liệu đề cập đến sán lá gan abces lên não cả. Do vậy chúng tôi cũng chưa có một kinh nghiệm nào về biểu hiện sán lá gan ở não.

Riêng về biểu hiện của bệnh nhân khi bị nhiễm sán lá gan (chắc là bạn đề cập đến sán lá gan lớn mà hiện nay báo, đài đang đề cập), bệnh biểu hiện với một triệu chứng mà chúng tôi ghi nhận qua gần 20.000 trường hợp chẩn đoán và điều trị cả đặc hiệu và không đặc hiệu, như sau (trong phạm vi bài viết chúng tôi không mô tả các kết quả xét nghiệm về cận lâm sàng như siêu âm, công thức máu toàn phần, ELISA, phân, CT Scanner,…):
 

  • Triệu chứng ở đường tiêu hóa:

+Bệnh nhân có thể có dấu hiệu đau vùng thượng vị mũi ức, đau vùng đầu tụy ống mật chủ hoặc đau lan sang (P) hoặc (T) và có hơi điển hình là cơn đau liên tục, cường độ không mạnh nhưng diễn ra cả ngày. Cơn đau sau đó đau dắt ra sau lưng, lan lên vai (P), kèm theo sốt nhẹ về chiều;

+Có thể biểu hiện như cơn đau dạ dày (viêm loét tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan), ợ hơi, ợ chua, đau không liên quan đến bữa ăn; có thể kèm theo buồn nôn và nôn, rói loạn phân đại tiện dạng lỏng hoặc táo báo không rõ ràng;

+Bênh nhân có thể biểu hiện vàng da vàng mắt nếu có dấu hiệu viêm tắc đường mật, …

  • Triệu chứng đường hô hấp:

+Bệnh nhân có thể biểu hiện giống như một hội chứng Loffler trong nhiễm giun đũa;

+Hoặc hội chứng Hazouln (do sán non dính thành sau họng gây kích thích ho liên tục);

  • Triệu chứng ở trên vùng da niêm:

+Bệnh nhân có thể biểu hiện mày đay, ngứa trên da, thường là vùng thân mình và hai chi dưới hoặc hai chi trên;

+Đôi khi thầy thuốc nhầm lẫn với các hội chứng ban trườn hoặc hội chứng ấu trùng di chuyển do các loạigiun tròn gây nên trên vùng da niêm.

  • Triệu chứng ở các cơ quan khác khi lạc chỗ:
     

+Sán lá gan lớn có thể lạc chỗ tại lách, cơ thẳng bụng, tinh hoàn, mạc treo tràng, đại tràng, vú, cơ bụng, tay, hố nách,…

+Khi lạc chỗ, tùy thuộc vào từng cơ quan bị ảnh hưởng và bị liên đới thì triệu chứng biểu hiện tại các vùng như thế rất đa dạng.

Thời gian điều trị của một ca bệnh sán lá gan không dài, vì thuốc là uống liều duy nhất và sau đó cho bênh nhân nằm viện theo dõi trong vòng 2-3 ngày để giám sát các biến chứng cũng như các tác dụng ngoại ý có thể xảy ra. Sau đó mỗi 3 tháng bệnh nhân sẽ được theo dõi điều trị lại để xem xét diễn tiến bệnh, thời gian tái khám khảng 1 ngày là làm xong các thủ tục cần thiết. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể hỏi tiếp qua chuyên mục, hy vọng với phần trình bày trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho bạn được thỏa mãn.

13. nguyen thi ha-maimaibennguoi_dukhokhan@yahoo.com- long xuyen-phuc tho-ha noi

Hỏi: Ky sinh trung duong ruot la gi? nguyen nhan va giai phap?

Trả lời:Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, song chúng tôi thấy 2 phần hỏi không liên kết nhau. Vả lại, không biết bạn hỏi khía cạnh nào của ký sinh trùng đường ruột. Nếu được mong bạn đặt câu hỏi một cách chi tiết và rõ ràng hơn để chúng tôi phúc đáp.

Nếu cần thiết và chi tiết hơn về câu hỏi bạn có thể truy cập vào các trang tin tra cứu y học phổ biến nhất là Medline, PubMed, hoặc Google để vào phần ”intestinal parasite” hoặc ”Gastrointestinal tract parasite” sẽ lấy được rất nhiều thông tin liên quan đến vấn đề bạn đang tím.Trân trọng cảm ơn!

 
14. Vũ Thị Xuân Nương, P.1, Phú Thọ,...

Hỏi:Xin cho tôi hỏi các bác sĩ chuyên ngành muỗi sốt rét, nếu muỗi đốt người bị nhiễm SIDA rồi chích sang người khác thì người thứ hai có bị nhiễm HIV không. Xin cho tôi biết càng sớm càng tốt vì hôm vừa rồi tôi có ngủ chung với một người bạn và người đó gần đây bị tai nạn giao thông trước khi mổ, người ta có làm xét nghiệm máu và tiếc là xét nghiệm có phát hiện nhiễm HIV dương tính. Tôi đang rất lo, xin các bác sĩ giúp cho tôi an tâm và tôi có cần làm gì thê không?

Trả lời: Câu hỏi của bạn tựa như một câu hỏi của một bạn đọc khác đã đặt câu hỏi và đã được bác sĩ chuyên khao 2 Đào Xuân Dũng, chuyên ngành sản phụ khoa giải đáp. Chúng tôi xin trích nguyên văn phần phúc đáp này, hy vọng bạn sẽ yên tâm phần nào nhé!

Đó có thể là các mối lo và là thắc mắc có lý. Những giải thích chính thức trước đây vẫn là không sợ lây nhiễm vì những lí do sau:

+Những người nhiễm HIV không thường xuyên có nồng độ HIV cao trong máu;

+Côn trùng không giữ nhiều máu trong miệng hay vòi của chúng;

+Thông thường côn trùng không đi từ người này sang người khác ngay sau khi đốt;

+Côn trùng hút máu chứ không bơm máu.

Tuy nhiên, sự thực có thể như sau:

+Người bị nhiễm HIV có thể có nồng độ cao vi rút trong máu ở thời điểm côn trùng đốt;

+Có thể côn trùng không đi từ người này sang người khác ngay sau khi đốt nhưng chúng có thể đốt ta vào lúc khác trong ngày;

+Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng HIV có kết hợp với những côn trùng như: muỗi - côn trùng hoa quả - ruồi Địa Trung Hải - ruồi chuồng trại - rệp - bọ ve. Và vi rút có thể sống 8 ngày ở rệp và 10 ngày ở bọ ve;
 

+Y văn cũng đã chứng minh côn trùng có thể là nguồn lây nhiễm HIV.

Tuy côn trùng không nhất thiết lây truyền HIV nhưng không phải là không thể:

+HIV sống được đến 1 tuần hay hơn trong máu một số côn trùng thường gặp;

+Máu nhiễm HIV có thể có ở phần miệng hay trong cơ thể côn trùng;

+Côn trùng hút máu nhưng đôi khi cũng tiết dịch lên nơi đốt trên da.

Vậy tốt hơn hết hãy đề phòng tối đa, tránh bị côn trùng đốt ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Nếu sống ở nơi có nguy cơ bị côn trùng đốt thì nên nằm màn, mặc áo quần dài, phòng có lưới chống muỗi, côn trùng. Ở chung nhà với người nhiễm HIV thì cũng cần bảo vệ như trên, cho người đã nhiễm cũng như mọi người khác trong nhà.

Lần nữa xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi lo lắng không những riêng bạn mà cho nhiều người và cũng nhân đây xin cảm ơn phần phúc đáp của bác sĩ chuyên khoa 2 Đào Xuân Dũng.

15. Lê Văn Nhân, cầu Bà Di, TT Binh Định, số điện thoại 0167....

Hỏi: Xin các bác sĩ và các nhà côn trùng học của Viện sốt rét ký sinh trùng Quy Nhơn cho biết làm thế nào giải quyết một khi côn trùng, kiến, ... và bọ rầy chui vào tai nông dân khó chịu lắm vì đến mùa là chúng tôi gặp rất nhiều, đôi khi mất ngủ và đau nhức khó chịu không thể tả xiết. Chúng tôi xin cảm ơn các quý vị!

Trả lời:Trước hết chúng tôi xin chân thành cảm ơn về câu hỏi thú vị của bạn vì chúng vừa liên quan đến lĩnh vực côn trùng vừa liên quan đến cấp cứu y học. Đây là các trường hợp thường bệnh nhân được chuyển từ bác sĩ đa khao hoặc cán bộ y tế địa phương đến bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng (TMH) để nhờ can thiệp, có khi gặp cả trể em bị nút các dị vật vào mũi vào tai và vào chỗ khác nữa..trước đó nạn nhân hoàn toàn không có triệu chứng hoặc rất mơ hồ nên dễ đánh nhầm các thầy thuốc ban đầu tiếp nhận (có vậy đã có những trường hợp mà chúng ta gặp sau bao nhiêu năm mới phát hiện nguyên nhân là do vật dị vật vật hoặc do xác côn trùng nằm ở đó,...sau khi đã đi khắp các bệnh viện rồi).
  

Triệu chứng thường gặp khi bị côn trùng vào tai là đau rất khó chịu một hoặc hai bên tai (hiếm hơn), nạn nhân có cảm giác tiếng ù trong tai, có con gì đó bò nhột trong tai đau hoặc người bệnh đau dữ dội khóc cả ngày, trẻ em nhỏ thì khóc thét từng cơn, rồi lại nín, rồi lại khóc và ôm tai bị đau. Khi đó bố mẹ mới đưa đi khám bác sĩ thì khi soi tai, các bác sĩ TMH thường nhìn thấy có vật lạ hoặc côn trùng ở tại. Đôi khi ở gia đình nạn nhân đã tự dùng cây ngoáy tai hoặc nhíp để gắp con vật hoặc dị vật ra nhưng có thể không lấy hết dị vật hoặc còn lại một phần nào đó của côn trùng, khiến cho bênh nhân vẫn còn đau rất nhiều.

Theo các bác sĩ tai mũi học cho biết tai ngoài có một số dây thần kinh đi qua, vì vậy, khi chúng ta ngoáy tai hơi sâu một chút là bị đau rồi; khi côn trùng bò đến phần ngoài ống tai, chúng ta chỉ có cảm giác nhột, khó chịu, ngứa. Nhưng khi côn trùng bò vào phần trong ống tai gần màng nhĩ thì chúng ta thấy rất đau. Mức độ đau đến người lớn mà bị nhiều khi cũng chảy nước mắt. Chính vì triệu chứng đau này mà nhiều người cứ nghĩ chắc là bệnh nặng lắm. Kinh nghiệm cho thấy, nếu đang ngủ bị đau đột ngột như vậy, ở nhà nên soi tai coi có gì trong tai không, nếu thấy có con kiến, hay con gì khác cũng đừng cố lấy ra, nó sẽ chui sâu vào trong tai gây chấn thương màng nhĩ. Nếu nhà xa, tốt nhất là lấy nước sôi để nguội nhỏ ngập tai cho côn trùng chết ngộp rồi đưa đến bác sĩ TMH.

Để phòng ngừa côn trùng hay dị vật chui vào trong tai:

+Nên ngủ giường, không nên ngủ đất.

+Không nên ăn, uống trên giường.

+Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, thay ra, áo gối nếu bị dính sữa.

+Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế các loài côn trùng ẩn náu trong nhà.

Thân chúc bạn và gia đình khỏe!

16. Le Lan Huong, roseho@hotmail.com, TP. Phan Thiêt, 0914 535...

Hỏi: xin thưa các bác sĩ của Viện ký sinh trùng sốt rét quy nhon, gia dình tôi có mua bán hàng hải sản đông lanh va thuong xuyen xuất đi các tỉnh lân cận, trong thời gian qua việc kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm còn hơi gắt gao và đôi khi còn khó chịu nữa đằng khác, chúng tôi đã làm nhiều cố gắng để mong sao các ông không còn hạch sách, thế mà vẫn bị phạt. Tình cờ lên mang tôi biết trang website của Viện có phần chuyên mục an toàn thực phẩm và hóa chất, tháy rất nhiều thông tin liên quan đến thực phẩm của gia đình tôi. Tôi xin hỏi hiện nay để tránh thực phẩm bị ôi thiêu, bị nhiễm khuẩn thì cần làm việc gì để an toàn nhất. Xin cảm ơn các bác sĩ !

Trả lời :

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến trang tin điện tử của Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn chúng tôi, liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi muốn tóm tắt cho bạn làm thế nào để thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, đây chính là 4 bước để giữ cho thực phẩm an toàn tránh với vi khuẩn đã được các chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm nhấn mạnh:
 

Sạch: Rửa tay và các phần mặt ngoài thường xuyên (Clean:Wash hands and surfaces often)

Vi khuẩn có thể lan rộng khắp nhà bếp và vấy ra bên ngoài các vật dụng nhà bếp như thớt, bàn ăn, miếng xốp lau chùi,…;

+Rửa sạch tay của bạn bằng nước xà phòng nóng trước khi cầm thức ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tả lót và ôm các vật cưng;

+Rửa sạch các dụng cụ mà bạn đãng dùng để cắt, các mặt bàn, đĩa, đồ dùng nhà bếp và mặt bếp bằng nước xà phòng nóng sau khi đã chế biến các món thức ăn xong và trước khi bạn làm món kế tiếp;

+Sử dụng các tấm thớt bằng nhựa hoặc gỗ không có dăm (hoặc không lỗ rỗ). Các tấm thớt này nên rửa sạch bằng nước xà phòng âm sau khi đã sử dụng;

+Cần dùng các giấy lau chùi sạch bàn bếp. Nếu bạn dùng vải lau thì phải giặt sạch chúng thường xuyên;
 

Tách biệt: Không cho chúng nhiễm chéo (Separate:Don’t cross-contaminate)

Nhiễm chéo (cross-contamination) là một thuật ngữ khoa học dùng để chỉ ra vi khuẩn lan rộng từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. Điều này thực tế đã xảy ra khi cầm thịt sống, thịt gia cầm hoặc thức ăn hải sản sống, vì thế nên làm thế nào tránh các thực phẩm này và các nước thịt của chúng không vấy bẩn vào các thức ăn chuẩn bị ăn liền;

+Tác biệt các thịt sống, thịt gia cầm, hải sản ra khỏi các thức ăn khác trong giỏ mua hàng của bạn tại các quầy hàng và ngay cả khi sắp đặt trong tủ lạnh;

+Dùng các thớt cắt khác nhau đối với từng sản phẩm thịt sống khác nhau;

+Luôn luôn rửa sạch tay, các thớt, đĩa, vật dụng khác của nhà bếp bằng nước xà phòng nóng sau khi chúng tiếp xúc với thịt sống;

+Không bao giờ đặt các thức ăn đã nấu chín trên các đĩa mà trước đó đã dùng để đặt các thịt sống trên đó;

Nấu: Nấu thức ăn phải trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (Cook to Proper Temperatures)

Các chuyên gia về an toàn thực phẩm đồng ý rằng các thực phẩm được nấu một cách thích hợp khi nấu đưới điều kiện nhiệt độ với thời gian đủ dài sẽ giết chết các vi khuẩn gây hại mà chúng ta thường gặp các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm (foodborne illness);

+Dùng một nhiệt kế sạch, đo nhiệt độ bên trong của thức ăn đang nấu để đảm bảo rằng thịt của gia cầm, hải sản, thịt hầm hoặc các sản phẩm khác đã chín;

+Nấu thức ăn dưới dạng quay hoặc nướng ít nhất là 1450F. Tất cả thịt gia cầm nên nấu ở nhiệt độ 1800F để chín toàn bộ;

+Nấu thịt bò mà ở các mặt đất, ở đó chúng thường có vi khuẩn lan rộng trong khi xử lý, ít nhấtnhiệt độ 1600F. Thông tin từ Trung Tâm CDC đề cập liên quan đến các thịt bò nấu còn hồng, chưa chín sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Nếu không có nhiệt kế sẵn, không nên ăn món thịt bò mà khi mở ra vẫn còn hồng bên trong;

+Nấu các trứng cho đến khi lòng đỏ và lòng trắng đã phân định. Không nên dùng các trứng vẫn còn sống hoặc chỉ mới chín một phần;

+Cá nên còn tươi với mắt cá còn trong suốt và thịt cá mềm khi dùng nỉa kiểm tra;

+Khi nấu trong lò vi sóng, bảo đảm rằng không còn phàn lạnh bên trong thực phẩm vì ở đó vi khuẩn có thể còn sống sót. Để kết quả tốt nhất, nên xoay trở thức ăn liên tục cho đều trong khi nướng hoặc nấu,…Nếu không thể xoay trở được, thì dùng đĩa lật 1-2 làn khi nấu;

+Các nước chấm, súp và nước thịt phải đun đến sôi khi hâm lại. Hãy làm nóng các phần thức ăn còn lại chưa dùng hết đến nhiệt độ ít nhất 1650F.

Để lạnh: Điều kiện để tủ lạnh thích hợp (Chill:Refrigerate promptly)

Các thực phẩm để lạnh nhanh vì nhiệt độ lạnh giữ các vi khuẩn gây hại khỏi phát triển và nhân lên. Vì thế, nên để trong tủ lạnh nhà bạn không cao hơn 400F và đơn vị đông ở 00F. Tỉnh thoảng, kiểm tra các thang nhiệt độ này bằng các nhiệt kế thích hợp.

+Tủ lạnh hoặc tủ đông cho các sản phẩm dễ hỏng, các thực phẩm chế biến sẵn và các thức ăn còn thừa trong vòng hai giờ hoặc sớm hơn;

+Không bao giờ phá đông ở nhiệt độ phòng. Các thực phẩm cần tan tuyết trong tủ lạnh, dưới điều kiện nước chảy hoặc trong lò vi song. Các thức ăn biển đẻ trong tủ lạnh;

+Phân chia các thực phẩm thừa còn lại số lượng lớn thành các phần nhỏ, để trong các hộp chứa nông để dễ làm lạnh trong thời gian nhanh trong tủ lạnh;

+Không được đóng gói trong tủ lạnh. Không khí lạnh phải lưu thông để giữ cho thực phẩm an toàn.

Thân chúc bạn khỏe!

17. Huỳnh Quốc Việt, KV 4, P. Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn (xin giấu số điện thoại)

Hỏi:Thưa các bác sĩ, không hiểu tại sao bao nhiêu người cùng làm với tôi gỗ ở rừng mà kiến và muỗi không đốt, không cắn mà chỉ thích cắn mỗi mình tôi, sau đó vài ngày vết đốt lại thâm tím và làn da xấu đi dễ sợ. Kính mong các bác chỉ giúp làm thế nào xóa được vết thâm do các con vật này đốt, xin cảm ơn rất nhiều!

Trả lời: Đúng là khổ cho thân của bạn thật, chúng tôi nghĩ rằng cơ thể bạn rất thân thiện với một số côn trùng và tương lai sẽ còn nhiều côn trùng thích bạn nữa là đằng khác. Điều này thật thú vị nhưng cũng có thực tế liên quan đến khoa học y học bạn ạ.

Trên thực tế lâm sàng chúng tôi cũng hay gặp các câu hỏi na ná câu của bạn, sau đó chúng tôi có tìm hiểu thông tin để giải thích mới biết rằng côn trùng có ái tính với một số người chứ không nhất thiết phải là toàn bộ quần thể, có một số tác giả cho rằng các cá nhân đó có tiết ra một chất mùi cơ thể hấp dẫn côn trùng, hay dẫn dụ côn trùng nên dễ bị đốt và chích như trường hợp của bạn.
 

Trong sốt rét cũng vậy, có nhiều người có biết bao lần nằm ngủ trần không màng dưới tán rừng mà không bao giờ bị đốt và sốt rét, nhưng nhiều đối tượng rất kỹ trong việc bảo vệ cá nhân (mang tất, áo dài tay, kem xoa, nằm mùng và võng có bọc võng,…nhưng muỗi vẫn đốt và rốt cuộc là bị mắc sốt rét bạn ạ. Điều này có thể do cơ địa và bao nhiêu lý giải khác nữa.

Nói chung, khi bị côn trùng đốt, hoặc chích nếu trong nọc đốt của côn trùng có độc tố thì độc tố có thể gây tổn thương tại vết đốt hoặc thậm chí toàn thân, đe dọa tính mạng của nạn nhân. Khi bị đốt (biting) hoặc chích (sting) có lẽ tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người và mức độ thương tổn cũng như vị trí bị đốt hoặc bị chích thì có thể gây ra các tổn thương tại chỗ hoặc đa cơ quan liên đới khác nhau.

Phần lớn không kể đối tượng nào, khi bị đốt hoặc chích, vết thương có thể nổi nốt đỏ như đinh kim, hoặc lớn hơn, có thể nổi bọng nước (rất hiếm) hoặc thậm chí tạo nốt hoại tử ngay sau đó vài giờ (thường gặp ở o­ng); phản ứng tại chỗ là ngứa, nổi mẩn đỏ hoặc mày đay lan rộng, có thể đỏ hoặc tím đỏ,…có thể lan rộng cùng lúc tổn thương đa cơ quan rồi dẫn đến suy đa cơ quan đó. Nếu ngứa, mày đay và gải liên tục có thể gây nhiễm trùng, loét rộng à nguy hiểm cho nạn nhân và vì thế từ vết nhiễm trùng sẽ dẫn đến sẹo di chứng hoặc thâm nhiễm một thời gian dài.

Để xử lý các vết thương do côn trùng đốt hoặc chích, trước hết chúng ta càng tránh xa côn trùng càng nhiều càng tốt vì nếu vậy có thể có nguy cơ không những đau, mày đay tại vết đốt mà còn nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân, thậm chí đe dọa tính mạng nạn nhân; hoặc một số côn trùng có thể là vector truyền bệnh do ký sinh trùng, do virus, do virus cũng không phải là không nguy hiểm. Để hạn chế các vết thâm tím hoặc sẹo tại vết đốt và chích, chúng ta nên thực hiện:
 

+Sau khi bị đốt nhanh chóng rửa lau sạch sạch vết đốt, vết chích bằng cồn hoặc nước muối sinh lý, cần chú ý đến các dấu hiệu của choáng phản vệ do một số loại côn trùng có thể diễn tiến chậm từ từ;

+Cần lưu ý trong quá trình chăm sóc khuyên bệnh nhân không nên gải nhiều hoặc rửa bằng nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc sẽ không nên và có thể nguy hiểm bệnh nhân và làm nhiễm trùng thêm lan rộng;

+Nếu tạo nốt gồ lên bề mặt da, nổi bọng nước to nhỏ khác nhau thì có thể dùng một chiếc kim tiệt trùng chích một lỗ nhỏ à thoa kem có kết hợp thuốc kháng sinh và chống viêm;

+Tiếp đó, qua thời gian nếu sẹo thâm hoặc tím, nhất là tại các vùng thẩm mỹ như mặt, tay, cổ, … thì có thể sử dụng kem dưỡng hoặc làm mờ sẹo có thành phần đa sinh tố (vitamin C, E) à vừa làm mềm da, ngăn ngừa rối loại sắc tố à chống sẹo thâm tím.

Hy vọng trong thời gian đến nếu bạn có liên quan đến nghề nghiệp thì hãy tự bảo vệ mình bằng các phương thức phòng hộ cá nhân thật tốt để tránh và giảm thiểu sẹo thâm xấu xí nhé!

 

Ngày 29/04/2011
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
và Cn. Võ Thị Thu Trâm
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích