Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 0 1 4
Số người đang truy cập
1 1 5
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 16/7 đến 18/7 năm 2016

Pháp luật TPHCM

Kiểm soát không để dịch bạch hầu vào TPHCM

Đã có 55 ca nghi nhiễm bạch hầu. Bình Phước cơ bản khống chế được vùng dịch. TP.HCM đang triển khai các biện pháp phòng lây lan. Ổ dịch bạch hầu bùng phát tại tỉnh Bình Phước. Hiện tại, đã có ba bệnh nhân được chuyển vào TP.HCM điều trị. Bạch hầu là bệnh dễ lây lan qua không khí, nhất là những vùng dân cư đông đúc, giao lưu đi lại thường xuyên. Trước tình hình trên nhằm hạn chế lây lan và không có cơ hội cho dịch bạch hầu vào thành phố, Sở thực hiện nhiều biện pháp. Thứ nhất, truyền thông cho người dân hiểu biết về vấn đề phòng, chống bạch hầu nhằm nâng cao kiến thức, không gây hoang mang trong người dân. Cụ thể, trong ngày 15-7, Sở bắt đầu cho truyền thông bệnh bạch hầu để người dân được biết trên các trang web của Sở Y tế, Trung tâm YTDP TP.HCM, Trung tâm TTGDSK TP.HCM (T4G)... Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu Trung tâm YTDP rà soát lại tất cả tỉ lệ tiêm chủng, đặc biệt là những mũi tiêm cơ bản cũng như các mũi tiêm nhắc lại về bệnh bạch hầu. Nếu phát hiện ra nơi nào tỉ lệ tiêm chủng còn thấp, phải lập tức tăng cường tiêm chủng ngay trên địa bàn đó. Đồng thời, Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo cho các quận, huyện, nhất là các bệnh viện có bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu điều trị như Bệnh nhiệt đới, Chợ Rẫy phải chuẩn bị thuốc men, thuốc kháng độc tố bạch hầu để không rơi vào tình trạng bị động. Cuối cùng, Sở Y tế TP.HCM giao cho các bệnh viện, các khối y tế dự phòng tăng cường giám sát các bệnh nhân đến khám, cũng như giám sát tại cộng đồng, giám sát tại các trung tâm y tế phường, xã. Đồng thời BV Bệnh nhiệt đới đã tập huấn cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện. “Sở Y tế sẽ tổ chức tập huấn trực tuyến cho các tỉnh phía Nam để hỗ trợ các bệnh viện trong công tác điều trị. Nếu tình hình cần thiết sẽ mở rộng tập huấn cho các bệnh viện TP cũng như các bệnh viện đa khoa quận, huyện nắm vững kiến thức”. Riêng về phía Viện Pasteur TP.HCM, qua điều tra dịch tễ và cuộc họp với Sở Y tế tỉnh Bình Phước những ngày qua, Bình Phước đã nhanh chóng và kịp trong ứng phó với tình hình dịch tại địa phương. Tuy nhiên, cần phải chủ động hơn trong công tác phòng, chống dịch thời điểm sắp tới. Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Phước tăng cường diệt khuẩn khu vực ổ dịch, uống kháng sinh dự phòng trong cộng đồng, tiêm chủng vaccine nhằm cố gắng dập dịch trong thời gian sớm nhất. Ngày hôm qua, Viện Pasteur TP.HCM cũng đã cử cán bộ của viện nằm vùng ở Bình Phước để giúp đỡ, tạo cầu nối trong các vấn đề chuyên môn.

Vụ sơ sinh đa dị tật: Phòng khám Thảo Nguyên không đảm bảo chuyên môn

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa ký văn bản kết luận phòng khám Thảo Nguyên (phường Tây Sơn, TP Pleiku) chưa đảm bảo chuyên môn về siêu âm, chẩn đoán hình thái học thai nhi, siêu âm sàng lọc các dị tật cho thai nhi. Giám đốc Sở Y tế giao trách nhiệm cho Thanh tra Sở tổ chức kiểm tra, xem xét về chuyên môn, năng lực của phòng khám Thảo Nguyên để đề xuất hướng xử lý. Trước đó, khi mang thai đến tháng thứ ba, chị Trần Thị Phước Lộc (trú TP Pleiku) đều đặn đến siêu âm thai tại phòng khám Thảo Nguyên. Các lần thăm khám định kỳ, vợ chồng phó khoa Sản BV Đa khoa Gia Lai đều nói thai nhi phát triển bình thường. Tuy nhiên, hài nhi Phan Anh chào đời bị hội chứng Treacher chollins. Đây là hội chứng rất hiếm gặp (tỉ lệ 1/10.000 đến 1/25.000 trường hợp), có các triệu chứng dị tật là hai khe mắt thai nhi xệ thấp, thiếu lông mi, cằm nhỏ tụt về phía sau, miệng to, chẻ vòm, tai nhỏ hoặc không có tai.

Hàng sử dụng 6 tháng nhưng làm thủ tục hết… 3 tháng

Một vấn đề gây bức xúc cho doanh nghiệp (DN) là thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu (kể cả gia vị, phụ gia) để sản xuất xuất khẩu làm mất nhiều thời gian. Ngày 18-7, tại TP.HCM, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Bộ Tư pháp và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về khó khăn, vướng mắc liên quan đến ghi nhãn, công bố hợp chuẩn, hợp quy và an toàn thực phẩm. Theo phản ánh từ các DN, để hoàn thành thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, DN phải mất rất nhiều thời gian (khoảng 1-3 tháng) và chi phí. Việc mất ít nhất một tháng cho bộ hồ sơ công bố làm phát sinh chi phí lưu kho, kho bãi, làm mất cơ hội kinh doanh do DN không nhận kịp hàng nên không giao hàng nhanh theo yêu cầu khách hàng. Bà Lê Thị Trang, Phó Giám đốc thu mua Công ty GM Food, cho rằng thời gian một tháng là đối với hồ sơ suôn sẻ, còn không suôn sẻ thì phải mất ba tháng. Khi làm thủ tục hồ sơ công bố, DN tự mày mò làm hồ sơ nên bị chỉnh sửa nhiều, có khi hàng đến nơi nhưng vẫn chưa xong thủ tục công bố. Trong hồ sơ làm giấy phép phải có kết quả kiểm nghiệm bản gốc về chỉ tiêu cảm quan, vi sinh, hóa lý của lô hàng từ khách hàng. Nhưng hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thủ tục này nên DN không biết chính xác chỉ tiêu kiểm của khách hàng có phù hợp và đầy đủ không. Nếu không đủ, hồ sơ trả về, DN yêu cầu khách bổ sung gửi về Việt Nam để nộp hồ sơ, gây mất thời gian và nhiều khách hàng không hiểu, không hợp tác nên DN dễ mất thương vụ với khách hàng. Đại diện Công ty Agrex Sài Gòn bộc bạch: "Giấy công bố là vấn đề nan giải của công ty. Ví dụ, trong sản xuất tôm tẩm bột, sản phẩm bột chỉ có giá trị sử dụng 3-6 tháng, có khi có kết quả công bố thì hàng đã giảm chất lượng hoặc hết giá trị sử dụng. Điều này làm ảnh hưởng uy tín của DN vì không đảm bảo thời gian xuất hàng theo yêu cầu khách hàng". Vị này bức xúc: "Chất lượng do khách hàng đã chịu trách nhiệm, sản phẩm để xuất khẩu không tiêu thụ trong nước thì tại sao cần phải công bố phù hợp an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Vì vậy, đối với việc tạm nhập tái xuất, nếu không cần thiết thì nên bỏ hẳn quy định về thủ tục công bố hợp quy, phù hợp quy định an toàn thực phẩm". Các DN cũng cho rằng hàng nhập khẩu này là nguyên liệu cho sản xuất tiếp và để xuất khẩu. Khi nhập khẩu vẫn tuân thủ đầy đủ yêu cầu kiểm tra nhà nước về hồ sơ và kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm. Vì vậy, VASEP kiến nghị Bộ Y tế chủ trì sửa đổi, bổ sung Nghị định 38/2012 để hàng nhập khẩu (gồm phụ gia, gia vị) để sản xuất xuất khẩu hoặc nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu sản xuất tiếp thì không phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Hoặc xin giấy phép để giảm thiểu giấy tờ thủ tục phiền hà cho DN, tạo thuận lợi cho việc sản xuất xuất khẩu. Tương tự, quy định hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm để bán ra thị trường nội địa, DN cũng phải mất ít nhất một tháng mới có hồ sơ công bố để bán sản phẩm ra thị trường nội địa. Vì vậy, VASEP cũng kiến nghị thời gian cấp giấy xác nhận công bố trong vòng ba ngày làm việc.

 Từ ngã xe, một bệnh nhân đã bị cắt chân

“Trong quá trình chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân Lê Hoàng Lâm (27 tuổi, ở tỉnh Long An), nếu cá nhân sai phạm thì BV sẽ có hình thức xử lý đúng quy định. Trước mắt, BV sẽ hỗ trợ tất cả chi phí điều trị và lắp chân giả cho anh Lâm. BV cũng sẽ hỗ trợ vốn hướng nghiệp cho bệnh nhân này”. Thông tin trên được BS Trương Trí Hữu, Trưởng phòng Quản lý chất lượng BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, cung cấp cho Pháp Luật TP.HCM vào ngày 18-7. Theo bà Lý Thị Kim Chi (mẹ bệnh nhân), anh Lâm bị tai nạn ngã xe vào tối 21-6. Do bị chấn thương đầu gối phải nên anh được đưa vô BV huyện Mộc Hóa (Long An). Nhận định vết thương nghiêm trọng, BV này chuyển anh Lâm lên BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM ngay trong đêm. “BS Trần Chí Khôi (khoa Chi dưới) khám vết thương con tôi và kết luận bình thường, không nguy hiểm. Tôi nói BV huyện Mộc Hóa báo vết thương nghiêm trọng, có thể hoại tử nếu không cứu chữa kịp thời. Tuy nhiên, BS Khôi vẫn bảo chỉ bị bong gân, không vấn đề gì, cho toa thuốc và hẹn một tuần sau tái khám” - bà Chi nói. Bà Chi đưa anh Lâm về nhà. Ba ngày sau, dù uống thuốc đúng như lời bác sĩ dặn nhưng vết thương có chiều hướng tăng nặng, gây đau nhức nên anh Lâm được đưa tới BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM vào ngày 24-6. “Do vết thương quá nặng nên BV này chuyển con tôi qua BV Chợ Rẫy (TP.HCM). Tuy nhiên, vết thương bị hoại tử, BV Chợ Rẫy buộc phải cắt bỏ ngang đùi phải vào ngày 25-6” - bà Chi cho biết. Theo đề nghị của bà Chi, Sở Y tế TP.HCM đã lập hội đồng chuyên môn để đánh giá quá trình chẩn đoán, điều trị của bác sĩ thuộc BV Chấn thương Chỉnh hình TP vào ngày 14-7. Hội đồng chuyên môn kết luận bác sĩ đánh giá chưa đầy đủ tình trạng tổn thương vùng gối của bệnh nhân, dẫn đến chưa tiên lượng được diễn tiến phức tạp của tổn thương động mạch khoeo. Ngoài ra, hội đồng chuyên môn còn kết luận kinh nghiệm của bác sĩ còn hạn chế trong chẩn đoán và xử lý trường hợp khó. 

Dịch bệnh bạch hầu lây lan nhanh ở Bình Phước

Trường hợp đã tử vong, sáu người đã xuất viện thì 51 ca còn lại đang điều trị tại các trạm y tế xã, BV Đa khoa tỉnh Bình Phước, BV Binh đoàn 16, BV Bệnh nhiệt đới (TP.HCM). Cùng ngày, Viện Pasteur TP.HCM đã cử đoàn công tác đến Bình Phước giúp tỉnh này chống dịch. Trước mắt, các bác sĩ Viện Pasteur cấp cho Bình Phước 10.000 liều vaccine để tiêm cho những người 6-16 tuổi tại những xã có dịch. Sở Y tế tỉnh Bình Phước cho biết đã họp với Viện Pasteur TP.HCM, cố gắng làm sao trong 2-3 ngày tới phải tiêm chủng vaccine phòng bệnh bạch hầu cho các đối tượng nằm trong tuổi quy định... Được biết từ thời điểm tỉnh Bình Phước công bố dịch bạch hầu trên phạm vi huyện Đồng Phú, ngoài các bệnh nhân tại hai xã Thuận Lợi và Thuận Phú thì bệnh này đã lây lan sang một bệnh nhi bốn tuổi tại xã Đồng Tâm của huyện.

 Người thầy thuốc được trao chứng nhận Di sản văn hóa nhân dân

Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam vừa trao tặng chứng nhận Di sản văn hóa nhân dân cho lương y Nguyễn Trên, ngụ KP.1, phường Tân Hòa (TP Biên Hòa, Đồng Nai) có công lao đóng góp trên 2 lĩnh vực là bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc và cứu người. Hơn 24 năm hoạt động, Phòng chẩn trị y học cổ truyền của lương y Nguyễn Trên luôn đông bệnh nhân trong và ngoài tỉnh tìm đến chữa trị. Đa phần là những người mắc bệnh hiểm nghèo, như: bại não, rắn cắn, đau nhức do thoái hóa xương, khớp, thoát vị đĩa đệm... đều được lương y Nguyễn Trên tận tình cứu chữa bằng liệu pháp điều trị bấm huyệt và cắt thuốc. Nhiều bệnh nhân nghèo đã được lương y Nguyễn Trên tự nguyện chữa miễn phí, nhiều bệnh nhân mắc bệnh nan y sau thời gian điều trị hiện sức khỏe tiến triển tốt. Lương y Nguyễn Trên chia sẻ, ông có những bài thuốc chữa được nhiều loại bệnh nguy hiểm là nhờ bảo tồn được nhiều cây thuốc quý hiếm, như: cây cần sen, cây gừng gió, nghệ trắng... Đặc biệt là được truyền kinh nghiệm trong ấn huyệt chữa bệnh nên ông có thể điều trị được nhiều bệnh hiểm nghèo. Không chỉ miễn phí và giúp đỡ nhiều bệnh nhân nghèo đến điều trị, lương y Nguyễn Trên còn có nhiều đóng góp cho công tác từ thiện - xã hội của địa phương.

Lao động

Khánh Hòa: 119 du khách ngộ độc thực phẩm tôm hấp cao gấp 550 lần cho phép

Ngày 15.7, thông tin từ Chi cục ATVSTP Khánh Hòa cho biết, kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh từ 7 mẫu thức ăn được lưu tại bếp của Nhà hàng Four Seasons (đường Trần Phú, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) cho thấy, món tôm hấp dừa bị nhiễm vi khuẩn Clostridium perfringens cao gấp 550 lần cho phép (5,6x102 CFU/g, trong khi giới hạn cho phép là 10 CFU/g). Và đây chính là nguyên nhân khiến 119 nhân viên của Cty CP bất động sản Thế Kỷ (Tập đoàn bất động sản CEN Group) bị ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn trước đó vài giờ. Theo lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa,  “Vi khuẩn Clostridium perfringens rất phổ biến, kị khí và vẫn có thể sống sót khi thực phẩm được nấu ở nhiệt độ 16 đến 52 độ C. Người bị nhiễm vi khuẩn C. perfringens có thể bị tiêu chảy trong vòng 8 đến 16 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm C. perfringens phần lớn là do thực phẩm nấu chưa chín” Ngay khi có kết quả kiểm nghiệm, xác định được nguyên nhân ngộ độc, Chi cục đã tiến hành thu hồi tạm thời giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà hàng Four Seasons; yêu cầu nhà hàng dừng hoạt động để tổng vệ sinh khu vực sơ chế, chế biến, các kho thực phẩm; tổng kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; xét nghiệm, kiểm tra nguồn nước dùng để sơ chế, chế biến.  Đồng thời sẽ tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với nhà hàng. Trước đó, lúc 19h30 ngày 9.7, nhà hàng Four Seasons đã thực hiện 700 suất ăn cùng một thực đơn  các món: súp hải sản, cua sốt Singapore, tôm hấp dừa, giò heo...phục vụ nhân viên của công ty Cổ phần Bất động sản thế kỷ  đi du lịch tại Nha Trang.  Bữa ăn từ 19h -23h, ngày 10.7 và sáng 11.7 có 119 người trong đoàn  nhập viện với các triệu chứng: buồn nôn, tiêu chảy... Đại diện nhà hàng Four Seasons khẳng định, sẽ chịu trách nhiệm nếu khách bị ngộ độc do ăn thức ăn tại đây.

Nhân dân

Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các làng nghề sản xuất bún ở Quảng Trị

Các làng nghề sản xuất bún trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm hộ gia đình ở địa phương. Tuy nhiên, cũng chính tại các làng nghề này, tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân và tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Sống chung ô nhiễm

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề sản xuất bún xảy ra phổ biến như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ồn và nóng. Vì vậy, tỷ lệ người dân mắc các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, đường ruột, ngoài da cao hơn các làng thuần nông. Những dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do nước thải từ các cơ sở sản xuất bún... Tỉnh Quảng Trị hiện có hơn 250 hộ gia đình làm nghề sản xuất bún, tập trung chủ yếu tại ba làng nghề là: Linh Chiểu, Thượng Trạch, xã Triệu Sơn (Triệu Phong) và làng Cẩm Thạch, xã Cam An (Cam Lộ). Duy trì và phát triển nghề làm bún vừa góp phần nâng cao đời sống cho người dân, vừa giữ gìn nghề truyền thống ở địa phương. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho nên hiện nay, cả ba làng nghề kể trên đều bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mỗi ngày, hàng trăm mét khối nước thải xả trực tiếp ra vườn nhà, kênh, mương, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Chị Trần Thị Thu, ở thôn Cẩm Thạch, xã Cam An (Cam Lộ), chủ cơ sở sản xuất bún cho biết: Mỗi ngày gia đình sản xuất khoảng 300 kg bún nhưng nan giải nhất là hệ thống xử lý nước thải, vì không biết thoát vào đâu, đành phải thải ra vườn nhà… Hàng xóm nhiều lần phàn nàn cho nên cách đây hai năm, gia đình chị đầu tư đường ống nhựa dài hơn 200 m để xả nước thải ra xa khu dân cư và xây hệ thống bi-ô-ga xử lý. Tuy nhiên, do lượng nước thải quá lớn, cho nên vẫn gây ô nhiễm môi trường chung quanh. Nhiều năm qua, gần 700 hộ dân ở hai thôn Linh Chiểu và Thượng Trạch (Triệu Sơn) phải sống chung tình trạng ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất bún. Nguồn nước nhiễm bẩn không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của người dân mà còn làm cho hơn 10ha trồng lúa phải chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, giá trị kinh tế thấp và một số diện tích phải bỏ hoang. Chị Nguyễn Thị Hoa, ở thôn Linh Chiểu (Triệu Sơn) bức xúc nói: “Họ làm bún bán nâng cao thu nhập gia đình, còn người dân chúng tôi thì phải chịu đựng mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe”. Ông Phan Văn Trinh, ở thôn Thượng Trạch (Triệu Sơn) cho biết: “Trong thôn mùi hôi từ nước thải do sản xuất bún bốc lên không chịu nổi, nếu ở nhà thì phải đóng cửa cả ngày. Khách đến chơi hay con cái ở xa về đều nhận xét, ở đây ô nhiễm nặng, nhất là không khí”. Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong Nguyễn Triều Thương thừa nhận, tình trạng ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ quá trình sản xuất bún tại hai làng nghề Linh Chiểu và Thượng Trạch như phản ánh nêu trên là đúng. Thời gian qua, địa phương đã có những giải pháp thiết thực cùng các hộ gia đình xây dựng phương án xử lý nước thải ra môi trường như bể lắng, hầm bi-ô-ga nhằm hạn chế việc ô nhiễm nguồn nước, môi trường và không khí, tuy nhiên, vẫn chưa giải quyết được triệt để.

Sớm xây dựng điểm công nghiệp làng nghề tập trung

Hiện, toàn xã Triệu Sơn có hơn 25 hệ thống máy chế biến bún, với công suất 600 kg/ngày. Trong năm 2013, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt dự án “Điểm công nghiệp làng nghề sản xuất bún Thượng Trạch, xã Triệu Sơn”, với kinh phí hơn bảy tỷ đồng, tạo nơi sản xuất cách xa khu dân cư cho 30 hộ gia đình làm bún. Tuy nhiên, sau khi giải phóng mặt bằng, dự án đã phải dừng lại do thiếu vốn, vì vậy, tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề lại tiếp tục kéo dài. Theo Chủ tịch UBND xã Triệu Sơn Phan Vọng: “Tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương rất nghiêm trọng do nước thải trong quá trình sản xuất bún chưa được xử lý. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường thì cần vốn đầu tư lớn, trong khi đó, địa phương lại không đủ khả năng. UBND xã đã nhiều lần kiến nghị các cấp chính quyền và ngành chức năng quan tâm đầu tư và có giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề, nhưng chưa được xem xét giải quyết”. Phó Chủ tịch HĐND xã Cam An cho hay, toàn thôn Cẩm Thạch hiện có 40 hộ sản xuất bún, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Tuy nhiên, người dân trong thôn đều bức xúc trước thực trạng ô nhiễm môi trường do nước thải từ các hộ gia đình sản xuất bún gây ra. Năm 2014, các ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải của làng nghề, nhưng đến nay vẫn chưa thấy đầu tư. Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị Nguyễn Trường Khoa cho biết: “Với chức năng quản lý của mình, chúng tôi sẽ phối hợp chính quyền địa phương và nhân dân hai huyện Triệu Phong và Cam Lộ cùng các ngành liên quan có giải pháp thích hợp để thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới nói chung cũng như tiêu chí môi trường trong các làng nghề nói riêng. Lộ trình mà chúng tôi đề ra là giải quyết trong thời gian sớm nhất để vừa giúp người dân ổn định sản xuất, vừa không gây ảnh hưởng đến những người chung quanh”. Để bảo đảm duy trì các làng nghề sản xuất bún một cách bền vững, đồng thời trả lại môi trường trong lành cho các hộ dân, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị cần có biện pháp chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để các hộ sản xuất bún quan tâm hơn đến việc xử lý chất thải của gia đình mình. Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thành các dự án xây dựng làng nghề sản xuất bún tập trung, vừa tránh lãng phí, vừa bảo đảm việc sản xuất cũng như sinh hoạt cho người dân tại các làng nghề.

Phấn đấu 80% số tỉnh, thành phố triển khai mô hình bác sĩ gia đình

Ngày 15-7, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kế hoạch phát triển mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) giai đoạn 2016 - 2020. Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội, có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Nguyễn Thúy Anh, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cùng đại diện nhiều bộ, ngành. Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, đến tháng 6-2016, cả nước có 336 phòng khám BSGĐ được thành lập và đi vào hoạt động, trong đó có 234 phòng khám BSGĐ công lập gắn với cơ sở khám chữa bệnh thuộc bệnh viện, phòng khám đa khoa công lập, trạm y tế. Mặc dù mới thành lập, các phòng khám BSGĐ đã tổ chức hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, thực hiện khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám sàng lọc và bước đầu quản lý sức khỏe cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng, hướng tới quản lý toàn diện và liên tục… Kết quả hoạt động của các phòng khám BSGĐ tại Việt Nam và kinh nghiệm ở các nước trên thế giới là cơ sở để ngành y tế xây dựng và triển khai kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ giai đoạn 2016-2020, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 80% số tỉnh, thành phố triển khai mô hình phòng khám BSGĐ trên phạm vi toàn tỉnh. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là kiện toàn, thành lập các mô hình phòng khám BSGĐ: trạm y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, phòng khám BSGĐ tư nhân, phòng khám BSGĐ thuộc bệnh viện đa khoa nhà nước. Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phòng khám BSGĐ là mô hình hay trên thế giới và chủ trương phát triển mô hình này tại nước ta là đúng đắn. Tuy nhiên, việc triển khai nhân rộng còn vướng mắc và chưa thông suốt, chưa tạo được chuyển biến rõ nét. Vì vậy, để đạt kế hoạch đề ra, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ những vướng mắc để từ đó phát huy được những thế mạnh của mô hình BSGĐ. Trong đó, quan trọng nhất hiện nay là xây dựng cơ chế tài chính phù hợp để y tế cơ sở nói chung và mô hình BSGĐ nói riêng hoạt động hiệu quả hơn nữa, nhưng không tác động xấu đến quỹ bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường năng lực chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trạm y tế cơ sở…

Ngày hội hiến máu tình nguyện tỉnh Cao Bằng

Ngày 17-7, Ban tổ chức chương trình Hành trình đỏ phối hợp Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện với chủ đề “Nghĩa tình non nước Cao Bằng”. Nhiều sự kiện diễn ra trong dịp này: dâng hương Đền thờ Chủ tịch HCM tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó; thăm Khu di tích lịch sử Kim Đồng; tuyên truyền lưu động về hiến máu tình nguyện và bệnh tan máu bẩm sinh; tổ chức đêm Ga-la vinh danh người hiến máu tiêu biểu… Kết thúc ngày hội, Ban tổ chức tiếp nhận được 451 đơn vị máu. Ban tổ chức cũng đã đến thăm và tặng 40 suất quà cho những người bệnh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em bị tan máu bẩm sinh đang điều trị tại BVĐK tỉnh Cao Bằng.

Hà Nội mới

Việt Nam tổn thất 140 triệu USD/năm do vi phạm an toàn VSTP

Ngày 15-7, Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ NN&PTNT, Tổ chức FAO và Ngân hàng Argribank tổ chức hội thảo "Nông nghiệp an toàn: Giải pháp thúc đẩy thực thi trách nhiệm trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp". Thông tin tại hội thảo cho biết, trong 6 tháng đầu năm, qua giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản của Bộ NN&PTNT cho thấy, 4,2% mẫu rau nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, 10,9% mẫu thịt có nhiễm vi sinh, hóa chất, chất cấm, 1,4% mẫu thủy sản nhiễm kháng sinh, chất cấm. Các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ nhưng mỗi năm bị trả về nhiều sản phẩm từ gạo, cà phê, thủy sản… vì vi phạm các quy định về chất lượng ATTP, dẫn tới tổn thất 140 triệu USD/năm. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu hơn 100.000 tấn hóa chất thuốc bảo vệ thực vật với hơn 5.000 loại khiến cho các ngành chức năng khó kiểm soát...

Khánh thành và bàn giao trụ sở mới Trường ĐH Y tế công cộng

Ngày 16-7, tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), Bộ Y tế đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới Trường đại học Y tế công cộng theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT). Đến dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý. Dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới Trường đại học Y tế công cộng trên khu đất 8,8ha thuộc quận Bắc Từ Liêm và tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 100.000m2, đáp ứng quy mô đào tạo 6.000 sinh viên. Trong giai đoạn I, triển khai theo hình thức BT, xây dựng trên diện tích khoảng 5,7ha, tổng diện tích sàn xây dựng 40.000m2, đáp ứng quy mô đào tại khoảng 4.000 sinh viên. Giai đoạn I của dự án, các hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu đào tạo độc lập của trường với các hạng mục công trình là Nhà Hiệu bộ, 2 tòa nhà giảng đường, 1 tòa nhà Labo - thực hành và các hạng mục công trình phụ trợ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu kết nối tốt với khu vực. Để bảo đảm yêu cầu về kế hoạch tiến độ xây dựng chuyển giao - chuyển giao, nhà đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest đã phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan chính thức triển khai khởi công dự án vào tháng 7-2015 và hoàn thành vào tháng 7-2016 theo đúng cam kết về tiến độ, chất lượng. “Chúng tôi xác định, đây là dự án có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô Hà Nội. Trên tinh thần đó, nhà đầu tư đã triển khai đến tất cả các đơn vị liên quan, từ nhà tư vấn thiết kế, thi công, đến từng cá nhân cán bộ, kỹ sư, công nhân trong các đơn vị đang quản lý. Bên cạnh đó, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các đơn vị thi công đã ưu tiên bố trí nguồn lực tài chính, nhân lực tốt nhất để triển khai thực hiện quyết liệt, chất lượng, để bàn giao cho đối tác đúng tiến độ theo hợp đồng đã ký” - ông Tô Như Toàn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest cho biết. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã biểu dương nhà đầu tư và đơn vị liên quan, qua một năm triển khai xây dựng, dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới Trường đại học Y tế công cộng hoàn thành tiến độ đúng kế hoạch. Trong quá trình triển khai luôn bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý đầu tư xây dựng, bảo đảm tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Bộ trưởng cho biết, đây là dự án di dời trường đại học đầu tiên của ngành y tế tại Hà Nội theo hình thức BT đạt hiệu suất cao, đúng thời hạn. Bộ Y tế đang khuyến khích các mô hình xã hội hóa nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế, nhất là cơ sở khám chữa bệnh, qua đó, giảm tối đa đầu tư công. Bộ trưởng yêu cầu Trường đại học Y tế công cộng vận hành hiệu quả công trình nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Với cơ sở vật chất xây dựng mới, Trường đại học Y tế công cộng hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

Đảo đảm an ninh trật tự ở bệnh viện: Cần giải pháp đồng bộ Bài đầu: Một xã hội thu nhỏ

BV chính là một xã hội thu nhỏ và có tính đặc thù. Đặc thù ở đây là bệnh nhân và thân nhân đến các cơ sở y tế dành toàn bộ tâm trí cho việc chữa bệnh. Còn thầy thuốc chỉ chú tâm vào cứu chữa cho bệnh nhân, không có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự (ANTT)(?). Có lẽ vì vậy mà tình trạng mất ANTT trong và ngoài BV ngày càng trở nên đáng lo ngại.

Bất an bên trong...

Đến nay, chưa có một thống kê đầy đủ nào về số vụ phá hoại tài sản, cò mồi, trộm cắp lừa đảo, hành hung nhân viên y tế..., xảy ra trong môi trường BV trên địa bàn Hà Nội. Nhưng thực tế, số vụ việc mất ANTT trong các cơ sở khám, chữa bệnh (từ tuyến trung ương tới cơ sở) vẫn rất phức tạp, mà quá tải bệnh nhân là một trong những nguyên nhân chính... Bạch Mai là BV đa khoa hạng đặc biệt, lớn nhất khu vực phía Bắc, nằm trên địa bàn phường Phương Mai (quận Đống Đa). BV có số lượng bệnh nhân tập trung rất đông, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 7.000 bệnh nhân điều trị nội trú, 4.000 bệnh nhân điều trị ngoại trú và có khoảng 2.000 giáo sư, bác sĩ, y tá, cán bộ công nhân viên y tế làm việc. Trung bình tại đây có trên 40.000 lượt người ra vào mỗi ngày. Do vậy, tình hình ANTT vô cùng phức tạp. Điển hình như ngày 25-11-2014, tại Khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân Linh Thị Duyên ở Ninh Bình, sản phụ được BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình chuyển lên trong tình trạng sốc phản vệ, tim mạch trong tình trạng nguy kịch. Do bức xúc từ BV tuyến dưới, nên hàng trăm người thân của sản phụ đã kéo đến Khoa Cấp cứu gây mất ANTT, buộc lực lượng công an (CA) và bảo vệ BV phải có biện pháp ngăn chặn, không để sự việc bùng phát phức tạp... Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, lực lượng bảo vệ của BV phối hợp với CA phường Phương Mai bắt quả tang 29 vụ phạm pháp hình sự và ngăn chặn được nhiều vụ trộm cắp tài sản của công dân... Trong khi đó, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hiện có 7 BV tuyến trung ương và thành phố, với hàng nghìn lượt người ra vào khám, chữa bệnh mỗi ngày, kéo theo nhiều vụ việc mất ANTT ở trong, ngoài BV. Theo Thiếu tá Tống Đăng Công - Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự CA quận Hoàn Kiếm, do lưu lượng người ra vào các BV rất đông, kéo theo tình hình phạm pháp hình sự tại khu vực vô cùng phức tạp, tập trung chủ yếu vào các hành vi: Trộm cắp tài sản, lừa đảo, cò mồi... Thậm chí, tại BV Việt Đức, có nhóm đối tượng còn cản trở, hành hung cả lái xe cứu thương khi đang làm nhiệm vụ (năm 2015)... Hằng ngày các đối tượng thường tập trung tại các BV từ sáng sớm giả làm người đi khám bệnh, đứng xếp hàng lấy số khám sau đó thực hiện hành vi "cò mồi", mời chào, lôi kéo bệnh nhân và người nhà đi khám "dịch vụ nhanh" với giá từ 200.000 đến 300.000 đồng. Tại BV K và khu vực bãi gửi xe số 58 phố Hai Bà Trưng, mỗi khi bệnh nhân đến khám thường có nhiều đối tượng "cò mồi" tiếp cận, mời "thuê" người dẫn vào BV "khám nhanh". Mỗi lần như vậy, người khám bệnh phải trả cho các đối tượng số tiền 30.000 đồng.

…  và bất ổn bên ngoài

Tuyến phố Tràng Thi lâu nay được nhiều người gọi bằng cái tên “phố BV”. Chỉ một quãng phố ngắn chừng vài trăm mét, từ ngã tư Tràng Thi - Triệu Quốc Đạt - Phủ Doãn đến ngã tư Tràng Thi - Quán Sứ nhưng tập trung đến 4 BV đầu ngành: Việt Đức, Phụ sản trung ương, K và Răng - Hàm - Mặt. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Tràng Thi và các tuyến phố xung quanh thường xuyên phải “sống chung” với tình trạng lộn xộn, tắc nghẽn giao thông. Theo ước tính, mỗi ngày tại các BV này đón tiếp hàng nghìn lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh. Số lượng xe vận chuyển bệnh nhân (xe nhà nước) tại các BV rất ít, “cung" không đủ "cầu”, do vậy ngoài xe cấp cứu 115, xe cấp cứu BV, có rất nhiều hãng xe, taxi coi đây như một thị trường béo bở. Mới 15h chiều, cả hai cổng ra vào BV Phụ sản trung ương phía Tràng Thi và Triệu Quốc Đạt đã liên tục bị bao vây bởi từng hàng taxi. Từ phố Tràng Thi rẽ vào Phủ Doãn đã bắt gặp hàng chục gánh hàng rong ngồi la liệt trên vỉa hè, ngay góc ngã tư. Vì vỉa hè trước cổng BV đã được trưng dụng làm điểm trông giữ xe máy nên người đi bộ buộc phải đi dưới lòng đường, lấn vào làn đường của các phương tiện giao thông. Do nhu cầu đi lại tại BV này rất lớn, khu vực đường Phủ Doãn luôn có hàng đoàn taxi nối đuôi nhau “đánh võng” qua cổng BV tìm khách khiến giao thông tại tuyến phố này luôn trong cảnh ùn tắc bất cứ lúc nào. Vừa ra khỏi cổng BV, phóng viên Báo Hànộimới trong vai một người bệnh tỉnh xa về đã được một nam thanh niên dáng nhỏ thó, đầu đội mũ lưỡi trai nhảy xổ đến, chèo kéo: "Đi taxi giá rẻ không em?". Chúng tôi vờ hỏi: "Về trung tâm Hà Đông bao nhiêu anh?". "Thì em cứ lên xe đã, anh tính rẻ cho em, chỉ hơn hai trăm thôi". Thỉnh thoảng vẫn đi về quãng đường đó chỉ trên dưới 150.000 đồng, hôm nay vẻ "quê mùa" của chúng tôi đã khiến anh "cò xe" không ngần ngại đẩy giá lên hơn 50.000 đồng nữa... Tình trạng không bảo đảm ANTT còn diễn ra ở nhiều BV khác trên địa bàn Hà Nội, như: Phụ sản trung ương, Xanh Pôn, Mắt trung ương, Nhi trung ương, Phụ sản Hà Nội, BV K, Đa khoa Hà Đông... Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế và gây tâm lý hoang mang lo lắng đối với cán bộ y tế. Sự bất ổn về tình hình ANTT trong BV cũng khiến người bệnh có cảm giác bất an, ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả điều trị. Đây thực sự là một vấn nạn nhức nhối.

Thành lập các đoàn giám sát tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Ngày 18-7, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh đã ký công văn khẩn về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu gửi Trung tâm Y tế (TTYT) dự phòng TP, các quận, huyện, thị xã, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ, các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập. Theo thông báo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ cuối tháng 6/2016 đến nay, số ca mắc bệnh bạch hầu tăng cao tại tỉnh Bình Phước, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Để chủ động phòng chống dịch, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát dịch tại các bệnh viện (BV) và cộng đồng theo phân cấp, kịp thời phát hiện những trường hợp mắc bạch hầu để chủ động triển khai khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch. Mặt khác, thành lập các đoàn giám sát, tiến hành kiểm tra giám sát việc tiêm vắc xin của các quận, huyện, thị xã, đồng thời báo cáo Sở Y tế những đơn vị có tỷ lệ tiêm chủng thấp, đơn vị còn có cán bộ tư vấn người dân đợi tiêm vắc xin dịch vụ. Bên cạnh đó, có kế hoạch bố trí đủ vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh bạch hầu-ho gà-uốn ván để cấp cho các đơn vị, đảm bảo đủ trang thiết bị, hoá chất cho công tác xử lý dịch. Ngoài ra, TTYT dự phòng Hà Nội cần phối hợp với Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyên truyền bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng, chống dịch cho cộng đồng. Sở Y tế cũng yêu cầu TTYT các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát dịch tại các BV, rà soát tất cả các trẻ trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng, đảm bảo trẻ được tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu-ho gà-uốn ván theo đúng quy định. Các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn tích cực tư vấn người dân cho con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, không chờ mũi tiêm vắc xin dịch vụ. Các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo đủ cơ số thuốc, thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo trong BV, hạn chế thấp nhất tử vong. 

Ghi nhận 300 phản ứng có hại liên quan thuốc chứa hoạt chất Cefotaxim

Sở Y tế Hà Nội vừa ký Văn bản khẩn số 144/SYT-NVD yêu cầu các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh và sử dụng thuốc trên địa bàn ngừng mua và sử dụng thuốc Tarcefoksym (hoạt chất Cefotaxim 1g); SĐK: VN-18105-14.  Trước đó, Sở Y tế Hà Nội đã nhận được văn bản của Bộ Y tế về việc Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI&ADR Quốc gia) ghi nhận 300 báo cáo phản ứng có hại của thuốc nghi ngờ liên quan đến hoạt chất Cefotaxim trong 4 tháng đầu năm 2016. Trong đó, thuốc Tarcefoksym (hoạt chất Cefotaxim 1g); SĐK: VN-18105-14 do Công ty Tarchomin Pharmaceutical Works Polfa S.A. sản xuất và đăng ký được báo cáo với tỷ lệ cao nhất (13,4% tương ứng với 43 trường hợp) với 26 lô khác nhau, nhiều nhất là hai lô: 1101015 và 1081115 với 4 báo cáo cho mỗi lô, trong đó mỗi lô có một trường hợp tử vong. Cục Quản lý dược đã thông báo tạm ngừng việc mua, bán và sử dụng trên toàn quốc đối với thuốc Tarcefoksym, dạng bào chế: Bột pha tiêm, hoạt chất: Cefotaxim (dưới dạng Cefotaxim natri) 1g/lọ, SĐK: VN-18105-14 và VN-6089-08, do CT Tarchomin Pharmaceutical Works Polfa S.A. sản xuất và đăng ký kể từ ngày 28-6-2016... 

Tuổi trẻ

Một sản phụ nguy kịch do nhiễm cúm A/H1N1

Sản phụ là chị N.Đ.T (28 tuổi, H. Củ Chi, TP.HCM) đang được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, được Viện Pasteur TP xác định nhiễm cúm A/H1N1. Theo Bệnh viện nhân dân Gia Định, đến chiều 15-7 bệnh nhân vẫn còn sốt, suy hô hấp nặng, phải thở máy, đang được các bác sĩ điều trị và hồi sức tích cực. Bệnh viện cũng đã hội chẩn nhiều lần với các bác sĩ chuyên khoa nhiễm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP để có phương án điều trị tốt nhất. Trước khi có kết quả xét nghiệm bị nhiễm cúm A/H1N1, chị T. có triệu chứng cảm, ho, sốt, chảy nước mũi và đang mang thai tuần thứ 34. Ngày 9-7, chị T. nhân đau bụng nên nhập viện tại Bệnh viện Mê Kông và sau đó sanh đôi hai bé gái (1 bé cân nặng 1,85 kg, bé còn lại cân nặng 1,75kg). Hiện hai bé vẫn đang được chăm sóc tại bệnh Bệnh viện Mê Kông. Sau sinh, chị T. bị sốt cao. Đến chiều 12-7, chị bị suy hô hấp nên được chuyển qua Bệnh viện nhân dân Gia Định. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP, cúm A/H1N1 được coi là cúm mùa và xuất hiện lẻ tẻ. Trung tâm y tế dự phòng TP sẽ khảo sát để có biện pháp phòng ngừa, tránh lây lan.

Đường dây nóng bộ y tế thu phí 1.000đ/phút

Bộ Y tế ngày 16-7 xác nhận như trên sau khi có nhiều ý kiến chất vấn cước gọi đến đường dây nóng này tới 1.000 đồng/phút, cao hơn cước của nhiều loại dịch vụ viễn thông. Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, từ hơn 2 năm nay, Bộ Y tế thống nhất sử dụng một số điện thoại nóng chung cho toàn hệ thống y tế là 1900 9095. Hiện mỗi ngày trung bình có khoảng 200 cuộc gọi đến phản ánh những vấn đề người dân gặp phải khi đi khám chữa bệnh. Ở giai đoạn đầu khi mở đường dây này, nhà cung cấp dịch vụ và Bộ Y tế đều không thông báo việc gọi đến đường dây để phản ánh những vấn đề của y tế là có thu phí. Vì thế trong những ngày gần đây, người dân bức xúc khi đường dây này thu phí cao. Thông cáo báo chí chính thức của Bộ Y tế sáng 16-7 cho biết việc thu phí nhằm “hạn chế các cuộc gọi có tính chất quấy rối, không đúng phạm vi. Để cán bộ nhân viên bệnh viện tập trung cho khám chữa bệnh”. Về lý do vì sao quy định giá cước 1.000 đồng/phút, thông cáo này cho rằng đây là giá cước thấp nhất để đảm bảo cơ sở hạ tầng, đồng thời duy trì tổ trực điện thoại viên tiếp nhận phản ánh. Thông cáo cũng cho biết một số đường dây nóng các bộ, ngành thu phí tới 2.000-3.000 đồng/phút, khi người dân gọi đến đường dây nóng y tế thì tổng đài cũng tự động thông báo giá cước là 1.000 đồng/phút kể từ khi gặp điện thoại viên. Bộ Y tế bắt đầu thiết lập hệ thống đường dây nóng từ khoảng 3 năm nay, ban đầu rất nhiều người dân gọi đến và phản ánh nhiều vấn đề đa dạng như thái độ cán bộ nhân viên, cơ sở vật chất, thủ tục hành chính… Gần đây số cuộc gọi đến có giảm nhưng cũng có những cuộc gọi đến không được tiếp nhận, xử lý hoặc gặp được điện thoại viên. Gần nhất là hôm 2-7 có cuộc gọi đến của người lái xe cấp cứu gặp rắc rối tại BV nhi T.Ư.

Bệnh vì bỏ cơm theo... sinh tố

Đứng trước thực trạng, thảm trạng ATVSTP ở nước ta, nhiều người không còn niềm tin vào thực phẩm nên quyết định thường xuyên dùng thuốc sinh tố (vitamin) để bớt ăn!

* Sinh tố là một trong các hoạt chất không thể thiếu nếu muốn khỏe mạnh. Thay vì ăn, có nên thay thế bằng cách bổ sung sinh tố mỗi ngày?

- Sinh tố loại nào cũng thế, sở dĩ giữ vai trò quan trọng là do công năng xúc tác phản ứng hoặc sinh năng lượng, hoặc thúc đẩy tiến trình tổng hợp kháng thể, huyết cầu, nội tiết tố, cấu trúc khỏe mạnh của tế bào, vỏ bọc dây thần kinh, hoặc yểm trợ chức năng biến dưỡng, hoặc cả ba... Sinh tố không đồng nghĩa với dưỡng chất cơ bản của cơ thể là chất đường, chất đạm, chất béo.

* Với chế độ dinh dưỡng thường ngày có dễ thiếu sinh tố?

- Thông thường khó thiếu sinh tố nếu thực phẩm “xanh” trong khẩu phần chiếm không dưới 50%. Kẹt chính ở chỗ trong bối cảnh của cuộc sống tẩm đầy stress trong môi trường ô nhiễm tăng từng giờ, nhu cầu sinh tố ở thế kỷ này cao hơn đời xưa. Số cung không nhiều hơn bao nhiêu, nhưng số cầu về sinh tố tăng theo vật giá. Bệnh do thiếu sinh tố như beriberi vì thiếu B1, scorbut vì thiếu C không còn tồn tại nhưng đủ thứ bệnh khác, cả tâm lẫn thể, do thiếu nguồn dự trữ sinh tố, trong số đó quan trọng hàng đầu là sinh tố chống ung thư như tiền sinh tố A, sinh tố E, D, C... Đó chính là vấn nạn khó gỡ của sức khỏe cộng đồng.

* Có ai tuy đủ ăn đủ mặc nhưng nguồn dự trữ sinh tố vẫn thiếu hụt?

- Có mới kẹt, có rất thường mới khổ. Nói chi đến chuyện kiêng cữ trật chìa, dù ăn đúng cách cơ thể vẫn có nhu cầu sinh tố cao hơn trong sách vở nếu gia chủ ngày đêm stress quá, nếu có bệnh. Khi đó vì tuyến thượng thận, tuyến giáp “rồ ga” tăng năng suất nên sinh tố hụt hàng! Thêm vào đó, nên nhớ trẻ con rất cần sinh tố nếu sốt kéo dài, người lao động nặng, người già rất cần sinh tố nếu suy dinh dưỡng, thai phụ phải thêm sinh tố vì một người nuôi hai miệng ăn, có khi đến ba... nếu sinh đôi!

* Có trường hợp nào không bệnh nhưng vẫn dễ thiếu sinh tố?

- Không có sinh tố nằm sẵn trong cơ thể, thuốc không thể triển khai tác dụng. Ngược lại, càng uống nhiều thuốc, uống thuốc càng lâu, càng dễ thâm hụt sinh tố. Vì thế nhiều người than mệt khi phải uống nhiều thứ thuốc. Thêm vào đó, dược phẩm sở dĩ dẫn đến phản ứng phụ là do thiếu loại sinh tố “bật mồi lửa” khiến phản ứng biến dưỡng thuốc không hoàn chỉnh như mong muốn. Đáng tiếc nếu thầy thuốc không kết hợp sinh tố dễ thiếu trong phác đồ điều trị. Bản tóm lược kèm bài này giúp độc giả căn cứ vào đó để kịp thời bổ sung sinh tố cho cơ thể bị hành tội vì bệnh và vì... thuốc!

* Bác sĩ nghĩ sao về nước giải khát tăng lực có bổ sung sinh tố?

- Nước tăng lực phải chứa nhiều đường. Uống vào tất nhiên thấy khỏe vì đang mệt, đang tụt đường huyết. Nhưng cũng vì chất ngọt, chất tăng lực theo kiểu ăn xổi ở thì nên cơ thể phải cần nhiều sinh tố và khoáng tố. Hậu quả là người uống nước tăng lực quá thường, lại thêm bữa ăn thất thường vì cuộc sống không còn giờ để ăn tất nhiên dễ thiếu sinh tố do gậy ông đập lưng ông.

* Nếu tính điểm hiệu năng thì cần sinh tố hóa chất tổng hợp hay hoạt chất thiên nhiên?

- Câu trả lời đã từ lâu rất rõ nhờ nhiều công trình nghiên cứu cho thấy sinh tố tổng hợp dù có y chang cấu trúc thiên nhiên vẫn không có tác dụng toàn diện như sinh tố trong thực phẩm, vì trong món ăn bên cạnh sinh tố còn nhiếu chất khác giúp sinh tố triển khai tác dụng tối ưu. Chỉ trong trường hợp bệnh lý, do nhu cầu cơ thể bội tăng, do tác dụng đặc hiệu cần liều cao nên thầy thuốc phải dùng thuốc tổng hợp. Nói chung, cách tốt nhất là ăn sao cho đừng thiếu sinh tố, đừng đợi thiếu rồi nuốt thuốc thay cơm.

* Trong quá trình ngày nào cũng gặp bệnh nặng, bác sĩ có nhận xét nào tâm đắc về việc dùng sinh tố?

- Ông bà đã dạy “có ăn có chịu”. Có lời dạy nào của tiền nhân không mang nhiều ý nghĩa? Bằng chứng là thiếu gì kẻ mất chức vì ăn... hối lộ! Cũng đâu có sai với người chịu xơ gan do thích ăn... nhậu! Khi bàn về sinh tố, chữ “ăn” thường khi đồng nghĩa với uống... thuốc! Do đó, trong toa thuốc trị bệnh mãn tính của tôi ít khi thiếu sinh tố để vừa công vừa thủ. Tất nhiên mỗi người một vẻ về nhu cầu sinh tố. Bên cạnh đó, đừng quên thuốc làm mất sinh tố nhanh nhất, nhiều nhất là thuốc lá. Thức uống gây thất thoát sinh tố đến độ không ngờ là rượu bia. Lời thật khó tránh trái tai. Kẹt ở chỗ xứ mình nhiều người thích nói, ít người muốn nghe!

Sài Gòn giải phóng

Rất khó phát hiện hóa chất “bẩn” trong thực phẩm

Trước thực trạng mất an toàn thực phẩm (ATTP) nghiêm trọng hiện nay, ngày 15-7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM đã tổ chức hội nghị chuyên đề “Thực trạng việc lạm dụng hóa chất trong thức ăn chăn nuôi và thực phẩm - Kiến nghị công tác quản lý nhà nước giải pháp cho thực phẩm an toàn”. Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam TPHCM, cho biết đang gặp nhiều thách thức mất ATTP, đặc biệt hóa chất nguy hại được lạm dụng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, công tác kiểm nghiệm để phát hiện các loại hóa chất trong thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn do số lượng hóa chất rất lớn, rất đa dạng. Trong khi phần lớn các phương tiện kiểm nghiệm hiện có trong nước chủ yếu kiểm soát các đối tượng hóa chất nhắm đến chứ chưa cho phép nhận diện thêm các hóa chất lạ khác… Theo Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, thực trạng mất ATTP đang trở nên vấn nạn phổ biến từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến, kinh doanh thực phẩm, nhưng hóa chất vẫn là quan ngại hơn cả. Do đó, các cấp chính quyền TPHCM cần nhanh chóng xây dựng trung tâm kinh doanh phân phối hóa chất, nguyên liệu phụ gia tập trung và kiểm soát việc cấp phép kinh doanh có điều kiện các hoạt động liên quan đến hóa chất, nguyên liệu phụ gia, hương liệu trên địa bàn TPHCM. Song song đó là phải có biện pháp chế tài mạnh đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng hóa chất không được phép dùng trong thực phẩm…

Viện Pasteur TPHCM cấp cho tỉnh BÌnh Phước 10.000 liều vaccine bạch hầu

Ngày 18-7, Viện Pasteur TPHCM đã có buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Bình Phước về việc khống chế, không để dịch bạch hầu lây lan trong cộng đồng dân cư. Theo đó, Viện Pasteur TPHCM cấp cho tỉnh Bình Phước 10.000 liều vaccine để tiêm cho các đối tượng từ 6 đến 16 tuổi tại huyện Đồng Phú. Ngoài việc đưa ra những khuyến cáo tích cực để chống dịch. Viện cũng thống nhất với ngành y tế Bình Phước cố gắng trong 2-3 ngày tới phải tiêm vaccine bạch hầu cho các đối tượng đúng theo quy định…

Tiền phong

Bác sĩ quyên góp giúp đỡ cặp song sinh nghèo khó

 Ngày 15/7, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định trao bằng khen cho bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đã có thành tích xuất sắc trong việc mổ cấp cứu kịp thời và vận động quyên góp ủng hộ ca bệnh nhi song sinh dính bụng. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên Hà Giang ra chợ kêu gọi giúp đỡ cặp song sinh dính liền. Người mặc áo blouse là bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung. Theo Bộ Y tế, đây là một nghĩa cử cao đẹp, cứu người của bác sĩ Chung và tập thể bệnh viện cần được học tập và nhân rộng, nhất là trong khi cả ngành y tế đang phát động phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Trước đó, rạng sáng 13/7, kíp bác sĩ trực của Bệnh viện đa khoa Vị Xuyên tiếp nhận sản phụ Phàn Thị Thẩy, 20 tuổi ở thôn Tân Bình xã Ngọc Minh huyện Vị Xuyên vào viện được chẩn đoán mang thai lần 2, thai đôi 9 tháng, chuyển dạ 2 ngôi đầu, tử cung mở 7cm, ối vỡ sớm và đã có dấu hiệu suy thai. Do vậy sản phụ được chỉ định mổ cấp cứu. Trong khi mổ các bác sĩ phát hiện 2 bé trai dính liền với nhau từ ngực đến bụng, chung dây rốn, 2 thai có trọng lượng 4.900gr... Hai cháu sẽ phải chuyển xuống Hà Nội để phẫu thuật tách rời. Do gia đình hai cháu bé quá khó khăn, bác sĩ Chung và cán bộ nhân viên bệnh viện tham gia quyên góp ủng hộ gia đình 2 cháu, đồng thời họ còn ra chợ để kêu gọi lòng hảo tâm của người dân. Cuối giờ chiều ngày 14/7, hai cháu đã được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Vị Xuyên cùng gia đình đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ngay trong chiều 14/7/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tạo mọi điều kiện hỗ trợ tối đa để hai cháu được sớm phẫu thuật tách rời, ổn định sức khỏe.

Hành trình đỏ đến thành phố hoa

Từ sáng sớm hôm nay (15/7), đông đảo cư dân thành phố Đà Lạt đã hưởng ứng ngày hội "Giọt hồng Thành phố Hoa" lần IV được tổ chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tại ngày hội, bạn Đinh Thảo Lâm (8 lần tham gia hiến máu nhân đạo) cho biết: "Hiến máu để cứu giúp những người gặp khó khăn, hoạn nạn, là hoạt động rất có ích. Vì thế mỗi khi có dịp, em đều cố gắng tham gia”. Nhiều bạn trẻ người Cil trong trang phục truyền thống từ thôn Măng Lin (phường 7) vượt hàng chục cây số để đến Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt tham dự chương trình. Tuy nhiên, trong số này có một bạn chưa đủ tuổi để tham gia hiến máu. Đại diện BTC đã cảm ơn nhiệt tâm của các bạn trẻ và mời họ năm sau trở lại tham dự chương trình. Bạn Trần Trâm Anh (19 tuổi, sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM) tham gia Đoàn Hành trình Đỏ phía Nam 2016 suốt nửa tháng nay. Bạn Trâm Anh đã cùng Đoàn đến nhiều tỉnh thành như Phú Quốc, An Giang, TPHCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận và nay là Đà Lạt để vận động và tiếp nhận hàng ngàn đơn vị máu. Trâm Anh cho biết, người dân Đà Lạt hiền hòa, thanh lịch và cũng rất nhiệt thành làm việc thiện. Ông Đỗ Hoàng Tuấn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và là Phó Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tỉnh Lâm Đồng cho biết, chỉ tiêu lần này là 500 đơn vị máu nhưng Lâm Đồng hiện đã triển khai tiếp nhận tới 915 đơn vị. “Đây là năm thứ tư liên tiếp Lâm Đồng được Trung ương tín nhiệm chọn triển khai Hành trình đỏ. Từ kinh nghiệm tổ chức khá thành công của những năm trước, năm nay công tác chuẩn bị và triển khai bài bản hơn nên kết quả vượt xa so với chỉ tiêu đề ra ”, ông Tuấn nói. Trước đó, vào sáng sớm ngày 14/7, Đoàn Hành trình đỏ đã tổ chức lễ dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Lâm Đồng. Cùng ngày, hơn 100 tình nguyện viên Hành trình Đỏ xuyên Việt và tình nguyện viên tại địa phương đã diễu hành bằng xe đạp trên các tuyến phố chính, quanh hồ Xuân Hương, Chợ Đà Lạt và các địa điểm tập trung đông dân cư để tuyên truyền về căn bệnh tan máu bẩm sinh và vận động hiến máu.

6.000 ca nạo phá thai tuổi vị thành niên mỗi năm

Số liệu từ Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình cho thấy, tỷ lệ người phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm tới 20% (6.000 ca/năm) trong tổng số các ca nạo phá thai ở Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, thực tế này phản ánh tình trạng nhiều bạn trẻ thiếu kiến thức cơ bản về tình dục, sức khoẻ sinh sản dẫn đến những hệ lụy khôn lường về tâm lý, thể chất và nguy cơ vô sinh. Tại Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (Bệnh viện Phụ sản T.Ư) vẫn dễ dàng bắt gặp những gương mặt còn trẻ con đến nạo phá thai. Đi cùng những cô bé này là người mẹ, vì theo quy định của Bộ Y tế khi trẻ vị thành niên (19 tuổi trở xuống) đến cơ sở y tế nạo phá thai phải có người thân bảo trợ, có hộ khẩu gia đình. Đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ vị thành niên đi nạo phá thai “chui” cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong phòng chờ phá thai, là cô bé N.Th.H (quê Nam Định) vừa bước sang tuổi 16, người cao gầy, nhưng gương mặt còn trẻ con. H. đang mang trong bụng thai nhi 6 tuần tuổi. Tác giả của bào thai này là cậu người yêu cùng tuổi với cô bé. Vẫn hồn nhiên như lứa tuổi của mình, H. tỏ ra không lo lắng lắm với việc mình sắp trải qua cảm giác từ bỏ huyết thống, cô bé hay cười và không hề tỏ ra mất bình tĩnh hay sợ sệt. Người mẹ vẫn phải buộc dây váy sản phụ hộ con gái vì chiếc váy quá rộng so với thân mình mảnh khảnh của tuổi mới lớn. Bác sĩ Hà Duy Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (Bệnh viện Phụ sản T.Ư) cho biết, hầu hết trẻ vị thành niên chưa ý thức được về tinh thần khi đến nạo phá thai, nhiều em vẫn hồn nhiên, nhưng cũng có em bị sợ hãi quá mức. Đây là lứa tuổi sẽ phải chịu đau đớn về thể xác hơn so với những bệnh nhân khác vì cơ thể nhạy cảm với cơn đau cũng như yếu tố tâm lý. Vì thế các bác sĩ vừa phải động viên tinh thần, vừa cho các em thuốc giảm đau để chịu hợp tác với bác sĩ.

Do không chú trọng giáo dục giới tính

Theo bác sĩ Tiến, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ nạo phá thai tại Việt Nam cao nhất thế giới. Trong đó giáo dục giới tính còn nhiều hạn chế. Nhiều mô hình tập huấn cho trẻ vị thành niên về các biện pháp tránh thai hiện nay cho thấy, chúng ta giới thiệu còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu trong vấn đề giáo dục, tuyên truyền về giới tính, tình dục an toàn… tới trẻ vị thành niên. Thực trạng đáng buồn trên một phần do cha mẹ còn ngại nói về chủ đề được coi là nhạy cảm này. Việc dạy sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính mới chỉ được lồng ghép vào các môn học theo “kiểu cưỡi ngựa xem hoa”. Theo thống kê của ngành y tế trong năm 2015 có khoảng 280.000 ca phá thai, 2% số này ở lứa tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, đây chỉ con số thu thập tại các cơ sở y tế công. Với tâm lý e ngại, nhiều trường hợp lựa chọn đến các cơ sở y tế tư nhân. Vì thế con số thực tế có lẽ sẽ lớn hơn rất nhiều. Ông Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ truyền thông giáo dục, Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình cho biết, tỷ lệ vị thành niên mang thai ở nước ta những năm gần đây có xu hướng giảm dù vẫn tương đối cao. Số liệu từ Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình cho thấy, cứ 100 bé gái thì có gần 3 bé mang thai ở tuổi vị thành niên gây mất an toàn sức khỏe cho bé gái cũng như thiệt thòi cho đứa trẻ sinh ra. Số người phá thai ở tuổi vị thành niên cũng chiếm 20% (cả ở cơ sở y tế công và tư) trong tổng số các ca nạo phá thai ở Việt Nam.

Lâm Đồng bùng phát dịch sốt xuất huyết

Ngày 17/7, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái. Các ổ dịch bùng phát mạnh thuộc 6 huyện thành phía Nam của tỉnh. Riêng thành phố Bảo Lộc đã có 188 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 173 ca so với cùng kỳ năm 2015. Các ca bệnh chủ yếu xuất hiện trong 2 tháng gần đây. Trung tâm Y tế Bảo Lộc đã tiến hành xử lý 15 ổ dịch bằng phun hóa chất. Ngành Y tế Lâm Đồng đã thông báo giám sát muỗi tại 30 điểm; đồng thời vận động toàn dân vệ sinh môi trường, ngủ màn, diệt loăng quăng, khơi thông nước ở các khu dân cư.

An ninh Thủ đô

Tặng Bằng khen bác sĩ kêu gọi quyên góp ủng hộ 2 bé sơ sinh dính liền nhau

Ngày 13-7 vừa qua, sản phụ Phàn Thị Phẩy, người dân tộc Dao (20 tuổi, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên) vào Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên, Hà Giang sinh nở được 2 bé trai sơ sinh dính liền nhau. Phó Giám đốc bệnh viện này đã kêu gọi quyên góp được gần 7,5 triệu đồng để ủng hộ gia đình gia đình đưa 2 bé về Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật. Chiều 15-7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký quyết số 3609/QĐ-BYT tặng Bằng khen cho Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Chung, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vì đã có thành tích xuất sắc trong việc mổ cấp cứu kịp thời và vận động quyên góp ủng hộ ca bệnh nhi song sinh dính bụng có hoàn cảnh khó khăn. Trước đó, thông tin của một số cơ quan báo chí và qua Fanpage cá nhân của Bộ trưởng Bộ Y tế có phản ánh về việc một bác sĩ công tác tại Bệnh viện huyện Vị Xuyên bằng nhiều hành động cụ thể đã đứng ra kêu gọi vận động quyên góp ủng hộ hai bé trai sơ sinh dính liền với nhau từ ngực đến bụng, có trọng lượng 4.900g, chung dây rốn để đưa xuống Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật. 2 cháu bé này là con của sản phụ Phàn Thị Thẩy, người dân tộc Dao ở Hà Giang, có hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn, không có tiền để đưa con xuống Hà Nội điều trị. Vì thế, sáng 13-7, Phó giám đốc Bệnh viện huyện Vị Xuyên Nguyễn Ngọc Chung đã trực tiếp cùng các cán bộ bệnh viện ra chợ trung tâm huyện Vị Xuyên lập hòm quyên góp được gần 7,5 triệu đồng ủng hộ gia đình 2 trẻ. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ: “Đây là một nghĩa cử cao đẹp, cứu người của bác sỹ Chung, của tập thể bệnh viện Đa Khoa huyện vị xuyên cần được học tập và nhân rộng, nhất là trong khi cả ngành y tế đang phát động phong trào Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của các bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Hiện 2 cháu bé dính liền nhau đã được đưa xuống Bệnh viện Việt Đức để chờ phẫu thuật. Bộ Y tế chỉ đạo BV Hữu nghị Việt Đức tạo mọi điều kiện hỗ trợ tối đa để hai cháu được sớm phẫu thuật tách rời, ổn định sức khỏe. Đồng thời, giao cho Báo Sức khỏe và Đời sống đăng báo để kêu gọi các tổ chức từ thiện xã hội ủng hộ, hỗ trợ kinh phí ăn ở cho gia đình bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện Việt Đức.

Sự thật về tin đồn có vụ bắt cóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện E

Chiều 15-7, Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng Phòng CSHS - CATP Hà Nội khẳng định không có vụ bắt cóc bé gái sơ sinh xảy ra tại Bệnh viện E, như thông tin được lan truyền trên mạng xã hội (Facebook). Theo Đại tá Dương Văn Giáp, ngày 14-7, trên trang mạng xã hội (Facebook) đã lan truyền thông tin tại Bệnh viện E xảy ra vụ bắt cóc bé gái sơ sinh chưa đầy ngày tuổi. Thông tin này đã gây xôn xao trong dư luận, làm ảnh hưởng đến tình hình ANTT trên địa bàn thành phố. Trước vấn đề này, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc CATP Hà Nội đã chỉ đạo Phòng CSHS tập trung lực lượng, phối hợp với CAQ Cầu Giấy khẩn trương làm rõ thực hư vụ việc. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tá Lê Khắc Sơn, Phó trưởng Phòng CSHS, lực lượng Phòng chống tội phạm mua bán người (Đội 12) đã cùng với Công an sở tại vào cuộc điều tra. Được biết, sáng 15-7, nhân viên Bệnh viện E sau khi phát hiện cháu Nguyễn Phương L, chưa đầy ngày tuổi, con gái của sản phụ Đinh Thị Kiều T (SN 1990), ở tỉnh Bình Phước, bỗng dưng “biến mất” cùng với một phụ nữ tên là Lê Thị Ngọc (SN 1981), ở tỉnh Thanh Hóa, đã cho rằng cháu L bị bắt cóc và báo cho cơ quan công an. Ngay sau đó, thông tin này được một số người đưa lên mạng xã hội,  tạo thành dư luận gây bất an, ảnh hưởng đến ANTT trên địa bàn thành phố. Kết quả điều tra, xác minh của Đội 12 và CAQ Cầu Giấy đã khẳng định không có vụ bắt cóc trẻ sơ sinh nào xảy ra tại Bệnh viện E. Nội tình vụ việc được làm rõ như sau: Chị Đinh Thị Kiều T trót mang thai với một người đàn ông và đến tháng 4-2016, chị ta lên mạng Facebook, vào diễn đàn cho, nhận con nuôi để tìm người cho đứa con mình đang mang thai. Chị Lê Thị Ngọc tiếp nhận được thông tin này đã tìm gặp và xin chị T cho nhận cháu bé sau khi sinh là con nuôi. Thấy chị Ngọc cho biết có chồng ở Trung Quốc, sau nhiều lần thụ thai đều bị sảy và tâm nguyện muốn có con để chăm sóc cho vui cửa, vui nhà, chị T cảm thông đồng ý cho đứa con gái của mình sau khi sinh nở. Từ tháng 4 đến tháng 6-2016, chị Ngọc đưa chị T ra Hà Nội, thuê trọ tại quận Cầu Giấy để chăm sóc thai phụ, nhằm mục đích để chị T sinh con ở Bệnh viện E tiện việc đi lại. Ngày 13-7, chị T chuyển dạ và được chị Ngọc đưa vào Bệnh viện E làm các thủ tục nhập viện. 16h ngày 14-7, sau khi chị T sinh con, chị Ngọc theo thỏa thuận đã bế cháu L rời khỏi bệnh viện và không báo cho nhân viên bệnh viện biết, dẫn đến sự hiểu lầm đó là 1 vụ bắt cóc trẻ sơ sinh. Theo Trung tá Lê Khắc Sơn, vụ việc này là bài học trước những thông tin thất thiệt được đăng tải trên các trang mạng xã hội và mọi người cần kiểm chứng rõ ràng, tránh hiểu sai lệch sự thật gây bất ổn về ANTT trên địa bàn thành phố.

Công an nhân dân

Bệnh viện Tim Hà Nội có 15 bệnh viện vệ tinh

Bắt đầu từ ngày 17-7, Bệnh viện (BV) Tim Hà Nội sẽ có 15 BV vệ tinh, thay cho 6 BV vệ tinh như trước, nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh tim mạch. Như vậy, BV Tim Hà Nội là một trong 22 đơn vị hạt nhân thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho các BV vệ tinh trên cả nước. BV Tim Hà Nội là BV chuyên khoa hạng I, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Trong thời gian qua, với phương thức cầm tay chỉ việc, BV đã chuyển giao thành công các kỹ thuật tim mạch cho nhiều BV đa khoa tỉnh ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Trong đó, 6 BV đã triển khai can thiệp tim mạch với hệ thống máy hiện đại. Bệnh nhân ở nhiều tỉnh miền núi đã được hưởng dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại địa phương, góp phần giảm tải cho tuyến trên, giảm chi phí và rủi ro nếu phải chuyển tuyến. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, Đề án BV vệ tinh thực hiện hiêu quả sẽ góp phần nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh của các BV vệ tinh, củng cố lòng tin của người dân, tăng tỷ lệ người bệnh tới khám, điều trị tại BV vệ tinh, giảm tỷ lệ chuyển tuyến từ BV vệ tinh lên BV hạt nhân, tăng tỷ lệ chuyển tuyến phù hợp từ BV hạt nhân về BV vệ tinh. Từ đó, giảm quá tải tại BV hạt nhân ở tuyến trung ương, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị BV Tim Hà Nội khẩn trương hoàn thiện, trình phê duyệt dự án BV vệ tinh giai đoạn 2016-2020 trình UBND TP Hà Nội phê duyệt, đồng thời, đề nghị Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo, hướng dẫn các BV hạt nhân xây dựng Đề án cụ thể của đơn vị theo Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020 của Bộ Y tế. Hiện cả nước có 22 BV hạt nhân và 98 BV vệ tinh, trong đó có 9 BV hạt nhân và 45 BV vệ tinh về tim mạch. 

Gia đình xã hội

Hà Nội: Hơn 160 tỷ đồng sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Nhằm nâng cao chất lượng dân số, thành phố Hà Nội đã giao ngành y tế đẩy mạnh triển khai sàng lọc trước sinh và sơ sinh, phấn đấu cuối năm 2020 trên địa bàn có ít nhất 80% bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh, 85% trẻ sơ sinh được sàng lọc phát hiện sớm dị tật và 50% trẻ sơ sinh được sàng lọc tim bẩm sinh. Việc sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh giúp phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh giúp trẻ sinh ra bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Để đạt được mục tiêu đó, thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án tầm soát, phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 với tổng mức đầu tư trên 160 tỷ đồng, được triển khai thực hiện ở 30 quận, huyện, thị xã, 584 xã, phường, thị trấn. Đề án này sẽ tập trung sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh nhằm phát hiện, can thiệp sớm các tật, bệnh và rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh, giảm thiểu số trẻ sinh ra mắc một số khuyết tật, bệnh bẩm sinh, khiếm thính; mắc bệnh chuyển hóa, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, phòng tránh những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực. Ngành Y tế tăng cường tuyên truyền, vận động đối tượng, nâng cao nhận thức về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh cho các cặp vợ chồng, cán bộ và nhân dân trong toàn thành phố. Cụ thể 100% cán bộ dân số - y tế tham gia đề án có kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh; đảm bảo ít nhất 95% các bà mẹ có thai được tuyên truyền, tư vấn về sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh. Cùng với đó là mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật thực hiện đề án. 100% cán bộ quản lý đề án có kiến thức, kỹ năng quản lý các hoạt động; 100% cán bộ y tế - dân số chuyên môn tại các cơ sở thực hiện đề án được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; 95% cán bộ y tế tuyến xã được đào tạo tập huấn kỹ thuật lấy máu gót chân. Đảm bảo cung cấp, cung ứng trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm và vật tư tiêu hao phục vụ sàng lọc trước sinh, sơ sinh và sàng lọc tim bẩm sinh. Đầu tư trang thiết bị cho một số đơn vị đủ điều kiện thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh như máy đo độ bão hòa oxy qua da cho bệnh viện các huyện, máy đo khiếm thính, máy siêu âm màu Doppler cho một số trung tâm dân số. Tổ chức sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 0-60 tháng tuổi, sàng lọc Thalassemia cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông ở các huyện còn khó khăn. Ngoài ra duy trì, mở rộng danh mục kỹ thuật và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tăng cường chất lượng dịch vụ y tế chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cùng với nâng cao năng lực cho cán bộ của Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Với chức năng chỉ đạo tuyến, Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ thực hiện đào tạo chuyển giao kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho cán bộ y tế tuyến cơ sở nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả của đề án.

Sức khỏe đời sống

Đại học Y tế công cộng có trụ sở mới chuẩn quốc tế

Trụ sở mới của Trường Đại học Y tế công cộng nằm trên khu đất 8,8 ha thuộc quận Bắc Từ Liêm với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 100.000m2, đáp ứng quy mô đào tạo 6.000 sinh viên, đã được khánh thành sáng nay 16.7. Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến dự Lễ khánh thành và trồng cây lưu niệm tại trường. Thực hiện chủ trương di dời các trường đại học ra khỏi nội đô, là một trong 26 trường đại học, cao đẳng nằm trong địa bàn thành phố, Trường Đại học y tế công cộng với 70.000- 80.000 sinh viên đã xây trụ sở mới tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Giai đoạn 1 của dự án đã xây dựng trên diện tích khoảng 5,7 ha, tổng diện tích sàn xây dựng 40.000m2, đáp ứng quy mô đào tại khoảng 4.000 sinh viên. Giai đoạn I của dự án, các hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu đào tạo độc lập của trường với các hạng mục công trình là Nhà Hiệu bộ, 2 tòa nhà giảng đường, 1 tòa nhà Labo - thực hành và các hạng mục công trình phụ trợ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu kết nối tốt với khu vực. Qua một năm triển khai xây dựng (7.2015-7.2016) dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới Trường Đại học y tế công cộng đã hoàn thành tiến độ theo đúng kế hoạch. Đây là dự án di dời trường đại học đầu tiên của ngành y tế tại Hà Nội theo hình thức BT đạt hiệu suất cao. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã biểu dương nhà đầu tư và đơn vị liên quan, qua một năm triển khai xây dựng, dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới Trường đại học Y tế công cộng hoàn thành tiến độ đúng kế hoạch. Trong quá trình triển khai luôn bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý đầu tư xây dựng, bảo đảm tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Bộ trưởng cho biết, đây là dự án di dời trường đại học đầu tiên của ngành y tế tại Hà Nội theo hình thức BT đạt hiệu suất cao, đúng thời hạn. Hiện nay Bộ Y tế đang khuyến khích các mô hình xã hội hóa nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế, nhất là cơ sở khám chữa bệnh, qua đó, giảm tối đa đầu tư công. Bộ trưởng yêu cầu Trường đại học Y tế công cộng vận hành hiệu quả công trình nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Với cơ sở vật chất xây dựng mới, Trường Đại học Y tế công cộng hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

33 dịch vụ sự nghiệp công về y tế - dân số sử dụng ngân sách nhà nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1387/QĐ-TTg ban hành danh mục 33 dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực y tế - dân số.  Trong đó, có 9 dịch vụ y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu, 8 dịch vụ khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, 2 dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm định, 2 dịch vụ giám định, 6 dịch vụ do nhà nước bảo đảm theo các chương trình mục tiêu và 6 dịch vụ y tế khác.

Sáu dịch vụ y tế khác gồm:

Dịch vụ truyền thông, giáo dục sức khỏe về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và bệnh chưa rõ nguyên nhân; phòng, chống bệnh nghề nghiệp; phòng, chống tai nạn thương tích; nâng cao sức khỏe; dinh dưỡng cộng đồng; an toàn thực phẩm và các yếu tố có hại đến sức khỏe và môi trường sống; sức khỏe trường học và phòng, chống bệnh tật học đường. Các dịch vụ truyền thông, giáo dục, tư vấn nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, giảm tỷ lệ người chưa thành niên, thanh niên mang thai ngoài ý muốn. Các dịch vụ về chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực cho tuyến dưới. Dịch vụ phục vụ sinh hoạt của người đang bị áp dụng các biện pháp cách ly y tế nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của Chính phủ. Dịch vụ điều chế máu và các chế phẩm máu trong khi chưa được tính đủ chi phí. Các dịch vụ phục vụ việc điều phối về hiến, lấy và ghép mô, bộ phận cơ thể người giữa ngân hàng mô và cơ sở y tế. Quyết định nêu rõ, căn cứ tình hình thực tế thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực y tế - dân số, Bộ trưởng Bộ Y tế kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ phù hợp./.

Cứu sống một bệnh nhân người Lào ngộ độc lá ngón

Tin từ BVĐK Mộc Châu, Sơn La cho biết vừa cấp cứu kịp thời trường hợp một bệnh nhân người Lào 16 tuổi nhập viện do tự tử bằng lá ngón. Theo lời kể của cô gái được phiên dịch, do mâu thuẫn gia đình, trong lúc tức giận đã đi hái lá ngón về ăn để kết thúc cuộc đời. Sau khi ăn, cô gái được người bạn phát hiện và đưa đến BVĐK Mộc Châu. Sau khi tiếp nhận, cô đã được điều trị tích cực và thải độc, hiện nay sức khỏe đã ổn định. Trước đó, tại khoa này cũng đã tiếp nhận và cấp cứu cho 6 trường hợp người bệnh bị ngộ độc do ăn bọ xít đen. Khi nhập viện, các bệnh nhân này đã có dấu hiệu tổn thương các cơ quan thần kinh, tim mạch, gan mật, hô hấp… Hiện trong số các bệnh nhân này có người đã ổn định và đã được xuất viện.

 

Ngày 26/07/2016
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích