Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 2 4 7 3
Số người đang truy cập
2 7 0
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 12/7 đến 15/7 năm 2016

An ninh thủ đô

Vụ BV Nhi Trung ương chặn xe cứu thương: không dung túng sai phạm

Sau vụ việc bảo vệ chặn xe cứu thương chở bệnh nhi hấp hối gây bức xúc dư luận vừa qua, BV Nhi Trung ương sẽ tìm đối tác bảo vệ mới. Trong khi đó, Cục Quản lý KCB cho rằng, không chỉ bệnh viện mà Công ty bảo vệ AZ cũng phải công khai xin lỗi.

Không dung túng nhân viên bảo vệ sai phạm

Ngày 11-7, đoàn công tác của Bộ Y tế đã làm việc về vụ việc nhân viên bảo vệ tại bệnh viện này chặn xe cứu thương chở bệnh nhi hấp hối. Trong đó có việc phê bình nghiêm khắc các phòng ban có liên quan, BV Nhi Trung ương đã giải đáp về số tiền 35 triệu đồng mà bệnh viện trao cho gia đình bé Trần Công D. (9 tháng tuổi, ở Quỳ Hợp, Nghệ An-tử vong trên chiếc xe cứu thương bị bảo vệ chặn lại) vào ngày 8-7. Bệnh nhi D. vào viện ngày 21-6, với chẩn đoán suy dinh dưỡng nặng, tim bẩm sinh, não úng thủy. Sau 10 ngày điều trị, tình trạng bệnh không cải thiện, bệnh nhi bị suy đa tạng. Sau khi được bác sĩ giải thích nhiều lần, gia đình bé xin thôi điều trị. “Trong quá trình điều trị, số tiền viện phí, thuốc men phải chi trả cho cháu bé là 162 triệu đồng. Trong đó, có hơn 30 triệu đồng ngoài danh mục chi trả của BHYT. Gia đình đã tạm ứng 35 triệu đồng trong quá trình bé nằm viện. Bệnh viện đã làm hồ sơ xin tài trợ cho bé từ Chương trình Nhịp nối trái tim và Trái tim cho em ngay khi bệnh nhi vào viện. Ngày 8-7, bệnh viện đã chủ động thanh toán viện phí cho cháu bé qua BHYT, hoàn trả gia đình 35 triệu đồng đã tạm ứng trước đó”. Hành vi ngăn cản xe cứu thương chở bệnh nhi của nhóm nhân viên bảo vệ Công ty AZ là không thể chấp nhận được. Bệnh viện không dung túng cho hành vi này. Khi hết hạn hợp đồng với Công ty AZ trong tháng 7-2016, bệnh viện sẽ tìm đối tác khác. Trong thời gian tới, bệnh viện sẽ cắt cử nhân viên Phòng Hành chính quản trị của bệnh viện giám sát công tác bảo vệ, không để xảy ra những sự việc tương tự.

Phải minh bạch dịch vụ vận chuyển cấp cứu

Ngày 11-7, trước thực trạng thiếu kiểm soát dịch vụ vận chuyển người bệnh ra vào bệnh viện, BV Nhi Trung ương đã yêu cầu các phòng, ban có liên quan soạn quy trình vào - ra bệnh viện và quy trình ra viện. Bệnh viện cũng yêu cầu gửi thông báo tới các khoa, phòng, trong trường hợp gia đình ký hồ sơ xin bệnh nhân về, phải bổ sung thêm vấn đề vận chuyển bệnh nhân (tự túc hoặc 115, hoặc xe cứu thương ngoài). Bệnh viện sẽ mở lớp tập huấn về giao tiếp trong bệnh viện cho hai đối tượng là nhân viên bảo vệ và nhân viên vệ sinh… Tại buổi làm việc với BV Nhi Trung ương, Cục Quản lý KCB nêu rõ, vụ việc này là bài học sâu sắc cho bệnh viện trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động cung cấp dịch vụ. Yêu cầu bệnh viện làm rõ trách nhiệm của các phòng, ban, đặc biệt trong công tác giám sát, qua đó có hình thức xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan. Bệnh viện phải công khai, minh bạch về giá cả các dịch vụ như xe cấp cứu, xe taxi vận chuyển người bệnh… “Để xảy ra sự cố đáng tiếc này, không chỉ Bệnh viện Nhi Trung ương, mà Công ty bảo vệ AZ cũng phải chịu trách nhiệm, phải công khai xin lỗi vì đã làm cho người dân bức xúc về BV Nhi Trung ương nói riêng và ngành y nói chung”.

Đình chỉ bác sĩ Trung Quốc chuyên khoa ngoại khám… y học cổ truyền

Ngày 11-7, Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo UBND TP Hà Nội kết quả xử lý một phòng khám tư nhân có sử dụng bác sĩ người Trung Quốc hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn, “chặt chém” khách hàng. Trước đó, nhận được thông tin phản ánh “Phòng khám Đa khoa An Khang (69 phố Đông Các, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) mạo danh là đơn vị công lập trực thuộc Sở Y tế, đưa bác sĩ người Trung Quốc không phép vào hành nghề”, Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra phòng khám này. Qua kiểm tra cho thấy, Phòng khám An Khang thuộc Công ty THHH Y học Hồng Phúc, đã được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động. Người phụ trách chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám là bác sĩ Nguyễn Xuân Hợp. Phòng khám có một bác sĩ người nước ngoài đã được Sở Y tế Hà Nội phê duyệt trong danh sách nhân sự là bác sĩ chuyên khoa ngoại Viên Cát Lượng, quốc tịch Trung Quốc. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vi phạm. Cụ thể, bác sĩ Viên Cát Lượng hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép (bác sĩ Lượng chuyên khoa Ngoại nhưng khám bệnh, kê đơn thuốc Y học cổ truyền cho người bệnh); Thu tiền cao hơn giá niêm yết; Không đảm bảo điều kiện nhân lực trong quá trình hoạt động (5 bác sĩ vắng mặt khi phòng khám mở cửa hoạt động); Sổ ghi chép khám bệnh không tuân theo qui định; Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Với những vi phạm này, Thanh tra Sở Y tế đã xử phạt Phòng khám An Khang 101,7 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của bác sĩ Viên Cát Lượng, đình chỉ hoạt động của bác sĩ này trong 9 tháng. Thanh tra Sở Y tế yêu cầu phòng khám chỉ được khám bệnh, chữa bệnh đúng phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp phép; tháo gỡ toàn bộ nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh trên trang website của cơ sở.

Bơm xi măng sinh học điều trị cho bệnh nhân gãy lún đốt sống lưng

BVĐK Xanh Pôn Hà Nội cho biết, Đơn nguyên Tim mạch và điện quang can thiệp thuộc Khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện vừa điều trị có kết quả cho bệnh nhân bị gãy lún đốt sống lưng 2 bằng phương pháp bơm xi măng sinh học vào cột sống. Bệnh nhân là bà N.T.T (51 tuổi, trú quận Tây Hồ, Hà Nội), cách đây hơn 1 tháng bị ngã đập hông xuống nền nhà. Bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc và chườm ngải cứu muối, song vẫn bị đau và đi lại rất khó khăn. Ngày 6-7, bà T vào điều trị tại BVĐK Xanh Pôn Hà Nội và được chẩn đoán gãy lún đốt sống lưng 2 kèm phù tủy xương. Chiều 11-7 việc điều trị được tiến hành bằng phương pháp bơm 70ml dung dịch xi măng sinh học vào chỗ gãy lún. Sau 2 giờ, kỹ thuật được tiến hành xong, bệnh nhân đỡ đau và đi lại dễ dàng hơn.

"Tuyên chiến" với nỗi ám ảnh nhà vệ sinh bệnh viện

Đây là những thông tin được đưa ra tại hội thảo thực trạng nhà vệ sinh tại bệnh viện và một số biện pháp khử mùi tại nhà vệ sinh bệnh viện, do Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và môi trường (SKNN&MT) phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế đã tổ chức sáng nay, 13-7. Báo cáo tại hội thảo, Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế nhấn mạnh, chất lượng nhà vệ sinh ở các bệnh viện nước ta hiện nay còn tồn tại rất nhiều bất cập. Sự xuống cấp của nhà vệ sinh bệnh viện không những gây khó chịu cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh và hình ảnh chung của mỗi bệnh viện. Qua khảo sát nhanh của Viện SKNN&MT tại khu phòng khám của 13 bệnh viện tuyến trung ương cho thấy, chỉ 6/13 bệnh viện đáp ứng đủ số lượng nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân. Đấy là chưa kể trên thực tế có tình trạng rất nhiều cơ sở y tế tuy có nhà vệ sinh nhưng thường xuyên khóa cửa không cho bệnh nhân sử dụng, chiếm tới trên 50%. Ở các khoa khám bệnh, nơi có lượt bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ra vào mỗi ngày rất lớn vẫn còn rất nhiều bệnh viện chưa xây dựng nhà vệ sinh riêng. Tình hình càng tồi tệ hơn với các bệnh viện tuyến huyện khi qua khảo sát không có bệnh nào đáp ứng được đủ nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh của nhân viên và bệnh nhân. Đặc biệt, chất lượng nhà vệ sinh ở các bệnh viện hiện vẫn là nỗi ám ảnh với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mỗi khi phải nằm viện. Khảo sát của Viện SKNN&MT cho thấy, mùi hôi tại các nhà vệ sinh là vấn đề rất phổ biến, thậm chí ở các bệnh viện tuyến trung ương tỷ lệ nhà vệ sinh có mùi hôi chiếm tới 83%. Ngoài ra, có tới 9/13 bệnh viện tuyến trung ương được khảo sát tồn tại các nhà vệ sinh bị ẩm ướt, đọng nước, trơn trượt. Ở khu vệ sinh của bệnh nhân vẫn xảy ra nhiều tình trạng đi vệ sinh không dội nước, vứt rác bừa bãi không cho vào sọt rác, tắc, hỏng cần gạt nước của hố tiêu, hệ thống thông gió, hút mùi không có, tường nhà vệ sinh ẩm mốc, tróc lở… khiến người bệnh rất e ngại. Viện SKNN&MT cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến nỗi ám ảnh ở các nhà vệ sinh bệnh viện là tình trạng quá tải bệnh nhân trong khi nguồn lực của các bệnh viện có hạn, cùng đó là sự quản lý yếu kém trong công tác vệ sinh bệnh viện. “Trong thiết kế các bệnh viện nói chung, thiết kế nhà vệ sinh bệnh viện nói riêng hầu như chưa có bệnh viện nào tính đến công năng sử dụng khi quá tải bệnh nhân, do đó khi quá tải thì không thể khắc phục được, việc đưa ra giải pháp giải quyết rất khó khăn”. Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và hướng tới sự hài lòng của người bệnh thì việc cải thiện nhà vệ sinh bệnh viện phải được đưa lên hàng đầu. Cũng vì thế, tại dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá cơ sở y tế xanh – sạch – đẹp, thân thiện với môi trường đang được Bộ Y tế xây dựng để chấm điểm các bệnh viện trên toàn quốc, trong 65 tiêu chí thì có tới 15 tiêu chí về nhà vệ sinh bệnh viện. Bộ tiêu chí yêu cầu các bệnh viện phải bố trí mỗi khoa/ phòng có khu vệ sinh riêng cho người bệnh và người nhà bệnh nhân; có ít nhất 1 khu vệ sinh cho 30 giường bệnh; Khoa Khám bệnh của các bệnh viện phải có ít nhất 1 khu vệ sinh/ 200 lượt khám; nhà vệ sinh bệnh viện luôn mở cửa cho người bệnh sử dụng; phòng vệ sinh bệnh viện không có mùi hôi thối, không có ruồi, nhặng, côn trùng; phòng vệ sinh có sẵn giấy vệ sinh, khô ráo, sạch sẽ… Đại diện Viện SKNN&MT cũng như một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đề xuất, để nhà vệ sinh tại các cơ sở y tế không còn là nỗi ám ảnh với người bệnh, bên cạnh việc ngành y tế, các bệnh viện chủ động cải thiện chất lượng nhà vệ sinh bệnh viện thì cần có thêm các giải pháp “chữa cháy” khác như thuê, đặt các nhà vệ sinh di động vào thời điểm cao điểm khám chữa bệnh; áp dụng các biện pháp khử mùi nhà vệ sinh bằng chế phẩm khử mùi thân thiện với môi trường; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện. Là người nhiều năm trực tiếp gắn bó với công tác này, Để cải thiện chất lượng nhà vệ sinh bệnh viện góp phần làm cho bệnh viện xanh, sạch, đẹp cần có một sự ra tay đồng bộ của toàn ngành y tế, đặc biệt là quyết sách của lãnh đạo các bệnh viện, đồng thời tuyên truyền và vận động người bệnh, người nhà bệnh nhân nâng cao ý thức. Công việc này phải được duy trì thành nề nếp và được giám sát một cách chặt chẽ, thường xuyên, liên tục.

Nghị lực phi thường của thai phụ ung thư phổi di căn

Bị ung thư phổi đã di căn, ngày chỉ ngủ 2 tiếng vì khó thở không thể nằm, nhưng người mẹ trẻ 25 tuổi (quê Hà Tĩnh) đã quyết tâm không điều trị vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, kiên trì đến phút cuối cùng với hy vọng đứa con trong bụng có cơ hội được chào đời. Tối ngày 10-7, một ca mổ liên viện đầy cảm động của gần 20 bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện K Trung ương đã mổ bắt con thành công cho sản phụ H.T. (25 tuổi, ở Hà Tĩnh), khi thai nhi mới được 29 tuần nhưng sức chịu được của người mẹ trước căn bệnh ung thư phổi di căn đã đến giới hạn. Bác sĩ Lê Thị Yến, khoa Nội - Bệnh viện K cơ sở 1 (Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, bệnh nhân H.T được phát hiện bệnh ung thư phổi ở giai đoạn muộn khi hạch đã dày đặc hai bên cổ, đã di căn. Lúc này, chị đang mang thai bé đầu 11 tuần tuổi. Biết bệnh của mình nhưng vì muốn giữ con nên bệnh nhân quyết cắn răng chịu đau không đi điều trị bệnh ung thư, chỉ thi thoảng gọi điện hỏi bác sĩ về vấn đề dinh dưỡng. Bác sĩ Lê Thị Yến, khoa Nội - Bệnh viện K cơ sở 1 (Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, bệnh nhân H.T được phát hiện bệnh ung thư phổi ở giai đoạn muộn khi hạch đã dày đặc hai bên cổ, đã di căn. Lúc này, chị đang mang thai bé đầu 11 tuần tuổi. Biết bệnh của mình nhưng vì muốn giữ con nên bệnh nhân quyết cắn răng chịu đau không đi điều trị bệnh ung thư, chỉ thi thoảng gọi điện hỏi bác sĩ về vấn đề dinh dưỡng. Với trường hợp của chị H.T., khi phát hiện bệnh, nếu đình chỉ thai nghén hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn, tuy nhiên trước quyết tâm và nghị lực phi thường của thai phụ trẻ tuổi, xin không điều trị vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi và hy vọng mình cầm cự đủ lâu để con có thể chào đời, các bác sĩ Bệnh viện K Trung ương đã thực sự cảm động. Đến tuần thai thứ 27, chị H.T thấy khó thở không thể chịu được, gia đình mới đưa chị vào Bệnh viện K cơ sở 1. Nằm điều trị được gần 1 tuần, cô gái được chuyển tiếp lên khoa Hồi sức khi thấy biểu hiện khó thở tăng lên. Tối ngày 10-7, thai nhi ở tuần thứ 29, các bác sĩ nhận thấy sức chịu đựng của người mẹ đã đến giới hạn, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con nên gọi điện sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương hỗ trợ. Ngay lập tức, 2 kíp mổ và hỗ trợ sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương được chỉ định sang Bệnh viện K phối hợp thực hiện ca mổ. Tổng cộng kíp mổ bắt con cho sản phụ H.T lên tới 20 người. Đáng chú ý, do bệnh nhân không thể nằm nên các bác sĩ đã quyết định mổ lấy bé trong thư thế ngồi – điều mà hầu hết các thành viên trong kíp mổ chưa từng trải qua thực tiễn trước đó. Tư thế mổ này không hề dễ dàng bởi khi mổ dọc, ruột dồn hết xuống vị trí mổ, hai y tá phải phụ nâng đỡ sau lưng bệnh nhân, một người phải nâng thành bụng. Càng đặc biệt hơn và cũng đáng khâm phục hơn trước nghị lực phi thường của người mẹ khi trong ca mổ này, bệnh nhân không thể áp dụng biện pháp gây mê hay thậm chí dùng thuốc an thần. BV K cho biết: “Khi mổ chúng tôi cũng không thể gây mê vì gây mê thì bệnh nhân có thể không tỉnh lại được, thậm chí thuốc an thần cũng không được tiêm vì có thể làm tăng suy hô hấp. Vì thế, chúng tôi chỉ gây tê tủy sống, vì thế trong ca mổ bệnh nhân gần như tỉnh táo. Ca mổ diễn ra hết sức căng thẳng, vì chúng tôi sợ mất cả mẹ lẫn con”. Và rồi 30 phút sau, khi đứa trẻ được đưa ra khỏi bụng mẹ, tiếng khóc chào đời của bé trai nặng 1,2 kg khiến người mẹ trào nước mắt, các bác sĩ cũng thở phào nhẹ nhõm. Ngay lập tức, trẻ được các bác sĩ chuyên ngành sơ sinh tiếp nhận cấp cứu, cho vào lồng ấp chuyển sang BV Phụ sản Trung ương. Ê kíp còn lại tiếp tục hoàn thành ca mổ, sau đó là cuộc chiến khác với hy vọng cứu người mẹ. Hiện sức khỏe của trẻ đã được cải thiện hơn so với lúc sinh, thở máy cấp độ thấp hơn, được điều trị chống suy hô hấp, các biện pháp dự phòng nhiễm nhuẩn. Bé trai được gia đình tạm thời đặt tên là Trần Gấu với hy vọng con sẽ khỏe mạnh. Còn người mẹ trẻ H.T hiện cũng đã tỉnh, được tiếp tục hồi sức.  Sau này khi sức khỏe của chị H.T. tiến triển tốt hơn, các bác sĩ sẽ lên chiến lược điều trị bệnh chính là bệnh ung thư. Cũng theo ông Thuấn, đây là ca đầu tiên Bệnh viện gặp trường hợp có thai trên nền bệnh ung thư phổi.

Hà Nội mới

Thực phẩm bẩn - Nỗi lo của nhiều cử tri

Khâu tổ chức thực hiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của các cấp chính quyền còn hạn chế; một số địa phương quản lý lỏng lẻo dẫn đến chậm phát hiện và không xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm..., gây lo lắng trong dư luận. Điều cử tri Thủ đô liên tục kiến nghị trong các cuộc tiếp xúc gần đây là các cấp chính quyền, các ngành chức năng phải nhận rõ trách nhiệm, quyết liệt vào cuộc ngăn chặn thực phẩm bẩn và xử lý nghiêm nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe cộng đồng. Hà Nội có gần 2.500 điểm, hộ giết mổ gia súc nhỏ lẻ thủ công, hơn 400 chợ, 90 siêu thị và 20 trung tâm thương mại. Theo Ban Chỉ đạo ATVSTP TP Hà Nội, từ đầu năm 2016 đến nay, UBND thành phố đã ban hành hơn 30 văn bản chỉ đạo và triển khai công tác bảo đảm ATVSTP trên địa bàn. UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP), lấy mẫu thực phẩm xét nghiệm… Các lực lượng chức năng cũng đã tăng cường phối hợp kiểm tra, nhưng tình trạng sản xuất kinh doanh vận chuyển thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc vẫn diễn biến phức tạp. Bà Nguyễn Thị Huyền, cử tri phường La Khê (quận Hà Đông) cho rằng, điều nhân dân lo lắng hiện nay là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã, phường có quy mô nhỏ lẻ, nhưng lại tràn lan ở các chợ tạm, chợ cóc rất khó kiểm soát. Cử tri Ngô Thị Kim Ngân, phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) phản ánh, chỉ bằng mắt thường thì rất khó phân biệt đâu là thực phẩm sạch, đâu là thực phẩm bẩn. Việc kiểm tra chất lượng thực phẩm phải do cơ quan chuyên môn, với công cụ hỗ trợ, thiết bị chuyên dùng và đặc biệt cần sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan quản lý nhà nước. Theo đánh giá của Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội Đào Thanh Hải, tình hình vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu, không bảo đảm ATTP từ các tỉnh khác vào địa bàn Hà Nội có giảm, song còn diễn biến phức tạp. Việc kiểm soát tuyến đường giao thông từ các tỉnh vận chuyển thực phẩm vào Hà Nội gặp khó khăn, bởi các đối tượng vi phạm dùng thủ đoạn tinh vi, thường vận chuyển vào ban đêm hoặc gửi nhỏ lẻ trên các tuyến xe khách. Luật ATTP năm 2010 đã chuyển hoạt động quản lý sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm. Ba ngành: Y tế, Công thương, NN&PTNT được giao quản lý ATTP đối với từng loại sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thay vì chỉ quản lý một công đoạn như quy định của Pháp lệnh VSATTP trước đây. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, công cụ hỗ trợ còn thiếu… nên kết quả chưa như mong đợi. Vì thế, dù có cán bộ kiểm tra, kiểm dịch thường xuyên, nhưng ngay tại một số siêu thị, chợ truyền thống, thực phẩm bẩn vẫn còn. Tại nhiều cuộc tiếp xúc, cử tri liên tục kiến nghị, tới đây khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm, cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm minh, công khai để làm gương. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố khẳng định sẽ tăng cường giám sát để tham mưu với HĐND thành phố ban hành chính sách nhằm siết chặt quản lý về ATVSTP trên địa bàn thành phố. Phía chính quyền thành phố cũng đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chương trình, giải pháp, trong đó có Kế hoạch hành động Năm cao điểm ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp (UBND thành phố ban hành tháng 4-2016). Theo đó, ngoài việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, tuyên truyền đến người tiêu dùng, UBND thành phố chỉ đạo tăng cường tổ chức hệ thống lấy mẫu giám sát, cảnh báo, điều tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về ATVSTP. Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu, Sở Y tế được giao chủ trì phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng mô hình, phương pháp thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm ATVSTP đặc thù; thành lập, tổ chức các tổ công tác như mô hình 141 của ngành Công an. Bên cạnh đó, theo kiến nghị của cử tri, cùng với tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tập thể, cá nhân về bảo đảm ATVSTP, các cơ quan quản lý cần mở rộng địa bàn thanh tra ở các quận, huyện, thị xã, nhất là thường xuyên thanh tra đột xuất lò giết mổ, thực phẩm đường phố… và công khai các cơ sở vi phạm. Đặc biệt, các cấp, ngành cần tăng cường tuyên dương, khen thưởng, có cơ chế bảo vệ cá nhân dám tố cáo, phanh phui những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn. Chỉ khi có tai mắt của nhân dân, cùng với sự vào cuộc tích cực, kiên quyết của các cơ quan chức năng… mới hạn chế được tình trạng vi phạm, giảm bớt nỗi lo mất ATVSTP của người tiêu dung.

Hệ thống y tế tư nhân: Bao giờ đi đúng “quỹ đạo”?

Bài 2: Thanh tra thiếu, nhân lực yếu. Khám chữa bệnh (KCB) là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến sức khỏe người dân, thậm chí cả tính mạng con người. Tuy nhiên, trên thực tế, việc kiểm tra, xử lý các cơ sở y tế tư nhân của các cơ quan chức năng không kịp thời do lực lượng thanh tra y tế vừa yếu và thiếu trầm trọng. Và vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý cơ sở y tế tư nhân chưa phát huy hết nhiệm vụ được giao.

Một thanh tra “trông” 1.000 cơ sở y tế tư nhân

Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có gần 3.000 cơ sở KCB ngoài công lập, bao gồm: Phòng khám (PK) đa khoa, PK chuyên khoa và cơ sở dịch vụ y tế, phòng chẩn trị y học cổ truyền. Thế nhưng, toàn ngành y tế Thủ đô mới chỉ có 3 thanh tra về lĩnh vực KCB; trung bình một thanh tra phải “trông” khoảng 1.000 cơ sở y tế ngoài công lập. Do khối công việc quá lớn, lực lượng thanh tra “siêu mỏng”, khó đáp ứng yêu cầu thực tế. Trong 6 tháng (từ ngày 16-11-2015 đến 15-5-2016), Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành thanh, kiểm tra được 62 lượt cơ sở, chiếm hơn 2% số lượng cơ sở KCB ngoài công lập hiện có. Như vậy, trong một năm lực lượng thanh tra chỉ tiến hành thanh, kiểm tra được khoảng 4% cơ sở và phải mất đến hơn 20 năm lực lượng thanh tra mới thanh, kiểm tra hết một vòng các cơ sở y tế tư nhân. Đó là chưa kể những PK “chui”, hoạt động không phép phải thanh, kiểm tra. Bà Trần Thị Nhị Hà, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, nhân lực trực tiếp quản lý hành nghề y, dược tư nhân từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện và xã, phường, thị trấn còn ít, trong khi đó số lượng cơ sở lớn, hình thức tổ chức ngành nghề đa dạng, trải rộng khắp địa bàn thành phố. “Một bộ phận người hành nghề y, dược ngoài công lập chưa thực sự chấp hành tốt các quy định của pháp luật, lợi dụng kẽ hở để cố tình có những hành vi đi lệch với quy định. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ người dân chưa có nhiều thông tin, hiểu biết khi sử dụng dịch vụ, họ thường lựa chọn sử dụng dịch vụ thông qua các hình thức quảng cáo” - bà Trần Thị Nhị Hà cho biết thêm. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng nêu vấn đề, hạn chế lớn nhất trong quản lý hoạt động y tế ngoài công lập là lực lượng thanh tra y tế quá mỏng. Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế tư nhân đóng trên địa bàn phường, xã, thị trấn chưa được thường xuyên. “Hệ thống thanh tra y tế cần tăng cường phối hợp với các phòng y tế, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và UBND các phường, xã, thị trấn để giám sát công tác thanh, kiểm tra các cơ sở hành nghề y, dược trên địa bàn” - người đứng đầu ngành y tế đề nghị.

Kiểm tra hay rà soát?

Qua các số liệu của phòng y tế các quận, huyện và chính quyền các địa phương cung cấp cho phóng viên Báo Hànộimới, điều dễ nhận thấy, hoạt động kiểm tra các cơ sở hành nghề y tư nhân ở tuyến dưới khá nhiều, chiếm tỷ lệ lớn, song, hiệu quả lại không cao. Chẳng hạn, với hơn 200 cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn, từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra hoạt động hành nghề y, dược tư nhân quận Hà Đông đã tiến hành kiểm tra gần 100 cơ sở (chiếm khoảng 50%) và xử phạt hành chính 8 cơ sở, với số tiền 81 triệu đồng. Còn tại quận Hai Bà Trưng, từ đầu năm đến nay, riêng lực lượng chức năng phường Đồng Tâm đã kiểm tra 195 lượt các cơ sở y, dược tư nhân trên địa bàn và tiến hành xử phạt hơn 85 triệu đồng đối với 11 cơ sở… Một trong những rào cản khiến công tác quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân của chính quyền cơ sở chưa phát huy hết vai trò, đó là vấn đề chất lượng nhân lực và chức năng, nhiệm vụ còn hạn chế. Theo quy định, đội ngũ cán bộ y tế cấp xã, phường, thị trấn chỉ có chức năng kiểm tra của các cơ sở y, dược tư nhân, mà không có chức năng quản lý hành nghề. Do vậy, việc kiểm tra chẳng khác gì rà soát, nếu nghi ngờ cơ sở có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo cơ quan chức năng và chính quyền cấp trên kiểm tra, xử lý. Hơn nữa, lực lượng quản lý lĩnh vực này tại các xã, phường, thị trấn quá mỏng, lại không có chuyên môn, chủ yếu kiêm nhiệm. Bà Lê Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Y tế quận Hà Đông thẳng thắn thừa nhận, do nhân lực mỏng, ngoài việc quản lý hệ thống cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn, Phòng y tế quận còn thường xuyên phải triển khai các nhiệm vụ chuyên môn khác, ít nhiều ảnh hưởng đến công tác thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động của các PK tư nhân… Việc các cơ sở y tế tư nhân "mọc" lên quá nhiều, nhưng lại thiếu sự kiểm soát chất lượng dịch vụ đang là thách thức với chính quyền các cấp của Hà Nội. Nhiều vụ việc đáng tiếc đã từng xảy ra tại các PK tư nhân trên địa bàn thời gian qua là bài học vô cùng đau xót. Vậy phải quản lý thế nào để nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở y tế tư nhân, đem lại niềm tin cho người dân là câu hỏi cần được trả lời.

Hệ thống y tế tư nhân: Bao giờ đi đúng “quỹ đạo”? Bài cuối: Không để "ném đá ao bèo"

Sự phát triển của hệ thống y tế tư nhân là tất yếu trong bối cảnh nhiều bệnh viện công lập đang quá tải. Thế nhưng, nếu cơ quan chức năng không thực hiện tốt trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra, thì việc xử lý vi phạm sẽ chỉ như “ném đá ao bèo”.

Tăng nhân lực cho thanh tra y tế

Trong 6 tháng đầu năm nay, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội và phòng y tế các quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 1.537 lượt nhà thuốc, quầy thuốc, công ty, cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, kinh doanh thuốc đông y, chăm sóc da, nhà thuốc bệnh viện, phòng khám (PK) đa khoa, PK chuyên khoa, phòng chẩn trị y học dân tộc, cơ sở chăm sóc sắc đẹp… và phạt, đình chỉ hành nghề không có giấy phép 73 cơ sở, trong đó có 38 cơ sở kinh doanh thuốc, 35 cơ sở khám chữa bệnh (KCB). Những số liệu này đã cho thấy, muốn công tác quản lý cơ sở y tế ngoài công lập có hiệu quả thì phải tăng cường thanh, kiểm tra. uy nhiên, như phóng viên Báo Hànộimới đã đề cập, lực lượng thanh tra y tế nói chung, thanh tra KCB nói riêng còn quá mỏng so với khối lượng công việc yêu cầu, khiến hoạt động này chưa đạt mục tiêu đề ra. Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép 5 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội được tăng cường thêm lực lượng thanh tra y tế. Sở Y tế Hà Nội đang làm đề án trình Bộ Y tế đề nghị tăng lực lượng thanh tra y tế lên 32 người, trong đó lĩnh vực thanh tra KCB là 8 người (hiện tại là 3 người). Từ nay đến cuối năm, ngành y tế Thủ đô sẽ tập trung kiểm tra trọng điểm, đột xuất các cơ sở hành nghề y, dược tại các khu vực gần bệnh viện công lập. “Bên cạnh hoạt động kiểm tra theo kế hoạch, ngành còn tập trung kiểm tra đột xuất đối với những cơ sở hành nghề khi có thông tin phản ánh của người dân, cơ sở có người phụ trách chuyên môn hộ khẩu ngoại tỉnh. Thanh tra Sở Y tế cũng tập trung vào công tác hậu kiểm tra, sau khi cấp phép” - ông Nguyễn Việt Cường cho biết thêm. Cùng quan điểm, bà Trần Thị Nhị Hà, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) khẳng định, sau khi cấp phép cho các cơ sở hành nghề, Sở Y tế sẽ công khai danh sách cơ sở được cấp phép lên website: www.soyte.hanoi.gov.vn, đồng thời gửi danh sách cho chính quyền, phòng y tế, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã để giám sát hoạt động của các cơ sở trên địa bàn. Hoạt động quản lý các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập cũng đã phân cấp: Sở Y tế quản lý chung, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ sở; UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm giám sát, quản lý hoạt động của các cơ sở trên địa bàn.

Khuyến khích người dân tham gia giám sát

Bà Trần Thị Nhị Hà đề xuất: Bộ Y tế cần ban hành những chế tài đặc thù để xử lý hoạt động của các cơ sở vi phạm, nhất là các biện pháp xử phạt, tạo tính răn đe, giáo dục pháp luật như: Đình chỉ hoạt động có thời hạn, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở hành nghề y, dược khi tái phạm hành vi vắng mặt bác sĩ, dược sĩ phụ trách cơ sở khám bệnh hoặc nhà thuốc; đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở vi phạm quy định về quy chế chuyên môn trong KCB và kinh doanh thuốc. Định kỳ hằng tháng, Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe Hà Nội cập nhật lên website của Sở Y tế Hà Nội thông tin về các cơ sở hành nghề có sai phạm, bị phạt, bị đình chỉ hoạt động…, giúp người dân dễ dàng lựa chọn khi có nhu cầu. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho rằng, chính người dân - chủ thể quyết định sự tồn tại của các cơ sở KCB tư nhân, cần được khuyến khích tham gia giám sát, quản lý hoạt động KCB của các cơ sở này. Theo đó, người dân phát hiện và báo cơ quan có thẩm quyền các cơ sở hành nghề vi phạm thông qua nhiều kênh thông tin, giúp Sở Y tế có biện pháp xử lý kịp thời. “Khi đến các cơ sở y tế, PK tư nhân, chỉ cần người bệnh tự kiểm soát xem chi phí phải trả có đúng với giá niêm yết không; có bị chỉ định làm xét nghiệm không cần thiết không; bao bì, nhãn mác thuốc có rõ ràng không… và phản hồi với cơ quan quản lý những hành vi sai phạm”. Sau hàng loạt các vi phạm ở PK tư nhân, Sở Y tế Hà Nội đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm lấp lỗ hổng trong công tác quản lý cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ; đồng thời, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành. Hy vọng với những quyết tâm này, việc quản lý hoạt động KCB của các cơ sở y tế tư nhân sẽ mang lại hiệu quả, góp phần hạn chế những rủi ro, lấy lại niềm tin nơi người bệnh. Sở Y tế cũng vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã đề nghị tăng cường phối hợp trong quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập. Sở yêu cầu các cơ sở phải niêm yết công khai thông tin của người hành nghề. Cùng với bảng giá dịch vụ, danh sách nhân sự tham gia hành nghề tại cơ sở, trình độ chuyên môn, chứng chỉ và số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế (043.998.5765) phải được dán ở những vị trí thuận lợi, dễ quan sát, phục vụ công tác giám sát của các cơ quan chức năng và người dân. Sở cũng giao cho các trạm y tế có trách nhiệm giám sát việc chấp hành của các cơ sở y tế tư nhân. Sở cũng sẽ tiếp nhận báo cáo công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân từ phòng y tế các quận, huyện, thị xã trước ngày 20 hằng tháng để nắm bắt tình hình, đặc biệt là những cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập không phép, hoặc hành nghề quá phạm vi hoạt động chuyên môn.

Sài gòn giải phóng

Dễ dãi với thực phẩm chức năng

Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) đã thực sự bùng nổ trong những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, về mặt bất cập thì ngoài chuyện quảng cáo không tương xứng chất lượng, giá cả bị thả nổi, kinh doanh đa cấp, thì vấn đề quan trọng là chưa có tiêu chí sản xuất, quản lý dễ dãi!

Muốn “chức năng” gì cũng có

Dạo một vòng thị trường bán buôn bán lẻ dược phẩm tại TPHCM, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đa dạng, phong phú chủng loại TPCN. Ghé vô nhà thuốc M.C. trên đường Hai Bà Trưng (phường Tân Định, quận 1), chúng tôi “choáng” trước một dãy kệ dài ghi rõ “thực phẩm chức năng các loại”. Khi biết ý chúng tôi, cô nhân viên đon đả: “Các anh mua loại nào. Muốn hỗ trợ chức năng gì cũng có. Yếu sinh lý thì có R.K 1 giờ, M.Mạng… Yếu gan, yếu phổi thì có P., E… Gì cũng có”. Chúng tôi hoa cả mắt bởi các loại TPCN, từ đóng gói trong hộp giấy, hộp thiếc, hộp nhựa… Loại nào cũng giúp tăng cường sinh lực, nâng cao thể trạng, ăn ngon, ngủ khỏe, lợi ruột, tốt gan… cho từ trẻ em đến cụ già! Để mục sở thị sự phong phú của TPCN, chúng tôi ghé tiếp nhiều nhà thuốc khác, nhận thấy cũng đều bán hàng trăm sản phẩm TPCN, mà loại nào cũng được dán nhãn công dụng “thần tiên”. Còn chợ sỉ buôn bán dược phẩm trên đường Tô Hiến Thành (quận 10) là cả một “ma trận” TPCN. “Mấy chú mua loại nào? Loại gì cũng có, đau xương mỏi khớp, chán ăn mất ngủ, hỗ trợ ung thư… Muốn loại gì có liền loại đó, bao nhiêu cũng có”, nhân viên một quầy thuốc vừa nói vừa xếp một chồng TPCN lên trước mặt chúng tôi giới thiệu. Thực tế thị trường TPCN đã đến độ “hỗn loạn”. Từ nhập khẩu có nguồn gốc đến không rõ nguồn gốc, tự sản xuất trong nước và tự làm giả, làm nhái. Mặc dù công dụng chưa biết thế nào nhưng để làm nên những TPCN ấy là sự tráo trộn thêm nhiều hóa chất, dược chất có thể gây những phản ứng ngoài mong muốn, thậm chí nguy hại. Theo Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hiện hồ sơ công bố sản phẩm TPCN còn chung chung, không có một tiêu chí, tiêu chuẩn nào và cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Theo chuyên gia dược học Trần Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, chưa có một quy trình, tiêu chuẩn nào cho TPCN, nên cây gì, con gì cũng thành TPCN! “Bùng nổ trong vòng hơn 10 năm qua, TPCN đã chiếm lĩnh thị trường sản phẩm hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng như công bố, quảng cáo”, một chuyên gia y tế cho biết. Vì thế, nếu như người dân tự ý sử dụng, lạm dụng thì hậu quả rất khôn lường…

Bắt cóc bỏ dĩa

Thực tế, Cục ATTP đã tăng cường siết chặt TPCN trong 2 năm qua. Năm 2015, cục đã ra quyết định xử phạt 261 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt hơn 4,7 tỷ đồng. Trong đó, 203 công ty vi phạm về quảng cáo, tập trung chủ yếu là quảng cáo TPCN. Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, cho biết qua kiểm tra TPCN thì 35% mắc sai phạm là chưa thực hiện đúng nội dung ghi nhãn so với hồ sơ công bố, 17% chưa thực hiện công bố hợp quy phù hợp quy định an toàn thực phẩm, 17% chưa thực hiện đúng nội dung quảng cáo thực phẩm. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cục đã kiên quyết xử lý, hạn chế thấp nhất sản phẩm vi phạm ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, với thị trường gần 20.000 sản phẩm thì khó kiểm soát ngày một ngày hai! Theo các báo cáo của Bộ Y tế, đến nay đã có gần 3.000 doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất và kinh doanh khoảng 20.000 sản phẩm TPCN. Theo Cục An toàn thực phẩm, từ năm 2014 đến nay đã cấp hơn 10.000 giấy phép sản phẩm TPCN các loại! Vì sao nhiều DN đổ xô vào sản xuất - kinh doanh TPCN? Theo Hiệp hội TPCN Việt Nam, hầu hết các DN dược cũng đã nhảy vào sản xuất, kinh doanh TPCN. Các chuyên gia y tế nhìn nhận lý do không chỉ là thị trường “màu mỡ” mà còn có yếu tố các công ty dược hiện xin cấp số đăng ký thuốc quá khó, quá mất thời gian nên chuyển sang sản xuất TPCN cho… khỏe!  “Điều kiện sản xuất, tiêu chí sản xuất đơn giản, tự công bố tiêu chuẩn rồi bán ra thị trường”, một giám đốc công ty dược cho biết. Tuy nhiên, do công tác quản lý chưa theo kịp nên trên thị trường nên TPCN như một mớ hỗn độn. “Hàng thật thì ít mà hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì chiếm lĩnh thị trường”. Do vậy, các chuyên gia y tế cho rằng đã đến lúc cần xây dựng những cơ sở pháp lý về quy trình, quy chuẩn cho TPCN. Nói như chuyên gia dược học Trần Văn Truyền thì TPCN nói chung là hỗ trợ chữa bệnh, là tiệm cận với thuốc nên không thể uống bừa bãi, lung tung được. Theo Bộ Y tế, hiện thế giới cũng chưa có quy chuẩn quy định chung về điều kiện đối với TPCN. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, sắp tới Bộ Y tế ban hành quy chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với TPCN. Tài liệu hướng dẫn GMP cho TPCN gồm 10 chương quy định về hệ thống quản lý chất lượng, nhân sự và đào tạo, nhà xưởng và thiết bị, hồ sơ tài liệu, sản xuất và kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng, khiếu nại thu hồi… Và lộ trình cho phép chuyển đổi muộn nhất đến cuối năm 2018.

Khám bệnh từ 5 giờ sáng

Hàng ngày, từ tờ mờ sáng, tại Bệnh viện (BV) Ung bướu TPHCM đã có nhiều bệnh nhân từ các tỉnh lên TPHCM đến chờ khám chữa bệnh. Do vậy, BV này vừa triển khai việc khám bệnh từ 5 giờ để người bệnh ở xa đỡ mất nhiều thời gian chờ và cũng nhằm giảm tình trạng quá tải bệnh nhân khám bệnh giờ hành chính. Nhiều bạn đọc đã gọi đến Báo SGGP hoan nghênh cách làm này của bệnh viện.

Giúp người ở tỉnh về sớm

Trời chưa sáng, tại BV Ung bướu TPHCM đã có rất nhiều người đang ngồi chờ khám bệnh. Cứ vài phút lại có xe khách mang biển số tỉnh dừng lại thả khách xuống. Các nhân viên bảo vệ cũng bắt đầu thông báo về việc tổ chức ca khám bệnh từ 5 - 7 giờ và phát số thứ tự từ 4 giờ. Tay ôm một túi hành lý nặng, anh Hà Văn Huy (ở Cà Mau) cùng với vợ bước xuống taxi thì được nhân viên bảo vệ nhắc nhở không nghe lời “cò”, nếu định khám bệnh thì đăng ký ngay. Ngay lập tức, anh Huy đứng xếp hàng để bắt đầu lấy số thứ tự. Đến 7 giờ 20, sau khi đã được khám bệnh và lấy thuốc xong, anh Huy cùng với vợ gọi điện thoại đặt vé xe để về luôn trong ngày. Anh Huy vui vẻ nói: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi khám bệnh ở TPHCM nên không biết có dịch vụ khám bệnh sớm thế này. Nếu như các BV tuyến trên đều có dịch vụ khám bệnh sớm thì đỡ cho người bệnh ở dưới tỉnh biết mấy. Cứ nghe nói lên TPHCM khám bệnh phải ở lại 2 ngày mới xong, nên chúng tôi phải mang theo quần áo để ngủ lại, nào ngờ chỉ trong vòng 2 tiếng đã xong, bây giờ lên xe về quê luôn, đỡ phải tốn tiền khách sạn, ăn uống… Ở dưới quê, thông tin này vẫn chưa được nhiều người biết, tôi về sẽ báo  lại cho những người thân về việc bây giờ khám bệnh ở BV Ung bướu không còn phải mất nhiều thời gian chờ nữa”. Chị Nguyễn Thị Tươi vừa từ tỉnh Ninh Thuận về BV Ung bướu TPHCM khám bệnh, cho hay: “Những lần trước tôi đi khám bệnh, thường phải đến chiều mới xong, có lần còn phải ở lại khách sạn ngủ để mai mới lấy thuốc. Nhưng bây giờ đến trưa đã xong rồi, cũng vừa kịp lên chuyến xe về quê. So với phí khám dịch vụ buổi trưa với buổi tối, thì khám buổi sớm rẻ hơn rất nhiều. Phí khám dịch vụ buổi trưa 150.000 đồng, buổi tối 200.000 đồng, khám trong giờ hành chính 20.000 đồng, nay phí khám buổi sớm chỉ 60.000 đồng và các dịch vụ khác đều được hưởng theo chế độ bảo hiểm y tế”.

Thiết thực giảm tải

Để cho kịp quy trình, người bệnh đến mua phiếu khám bệnh được các đoàn viên thanh niên của BV hướng dẫn điền thông tin và được sắp xếp chờ khám bệnh theo sự hướng dẫn của nhân viên bảo vệ. Chỉ trong vòng vài phút, các bệnh nhân được hướng dẫn đi siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. “Chúng tôi tham gia việc khám bệnh từ 5 giờ với tinh thần tự nguyện. Bác sĩ được tự nguyện đăng ký trước để Ban Giám đốc sắp xếp. Ban đầu, việc thay đổi giờ giấc đi làm cũng rất khó khăn, nhưng nay đã quen. Sau khi khám xong ngoài giờ, từ bác sĩ cho đến điều dưỡng được nghỉ 15 phút để dùng bữa sáng rồi trở vào với công việc trong giờ hành chính. Nhờ khám bệnh ngay từ sớm, nên số lượng bệnh nhân từ trưa cho cho đến chiều giảm đi rất nhiều và bác sĩ cũng đỡ áp lực, căng thẳng”. Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Thị Đỗ Quyên, Phó khoa Siêu âm, chia sẻ: “Bác sĩ chuẩn đoán hình ảnh rất quan trọng, bởi vì có nhiều căn bệnh ung thư phải phát hiện kịp thời. Nếu không rõ hình ảnh thì phải nhờ hội đồng xem lại, chứ không thể tùy tiện chuẩn đoán. Đối với bệnh ung thư, phát hiện từ giai đoạn đầu rất quan trọng, do vậy BV quan tâm tạo điều kiện để bệnh nhân không phải ngại mất thời giờ và e lưu lại TP tốn kém nhiều mà không đi khám bệnh. Nếu phát hiện có bệnh sẽ được làm thủ tục nhập viện ngay trong ngày”. BV Ung bướu TPHCM, chia sẻ: “Trong thời gian đầu, khám ngoài giờ còn gặp trục trặc, đến nay đã trôi chảy, có hiệu quả cao và giảm tải cho giờ cao điểm rất nhiều. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1.700 bệnh nhân, trong đó có 70% là từ các tỉnh đến khám vào lúc rạng sáng. Ban đầu, tổng cộng chỉ có 16 bàn với mỗi bàn 2 bác sĩ, nay có đến 40 bàn khám cho khoảng 300 - 400 bệnh nhân”.

Tuổi trẻ

Ổ bệnh bạch hầu ở Bình Phước, 3 người tử vong

Chiều 12.7, Viện Pasteur, BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM làm việc với Sở Y tế cùng lãnh đạo H.Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) tìm cách ngăn chặn dịch bệnh xảy ra tại 2 xã Thuận Lợi và Thuận Phú (H.Đồng Phú) khiến 3 người tử vong và 26 người có triệu chứng giống bệnh bạch hầu. Sở Y tế Bình Phước cho biết 3 người tử vong gồm: Thị Lại (12 tuổi), Điểu Trích (18 tuổi, cùng ngụ xã Thuận Lợi) và Nguyễn Trường Hậu (24 tuổi, ngụ xã Thuận Phú). 3 bệnh nhân này vào BV đa khoa tỉnh Bình Phước ngày 24.6 trong tình trạng sốt, ho, khó thở. Đến ngày 29.6, bệnh nhân Thị Lại tử vong; ngày 30.6, bệnh nhân Điểu Trích tử vong; ngày 8.7 bệnh nhân Hậu tử vong. Cả 3 có diễn tiến bệnh rất nhanh và có các biểu hiện giống bệnh bạch hầu. Kết quả xét nghiệm cả 3 dương tính với bệnh bạch hầu. Sở Y tế Bình Phước đã đến hiện trường điều tra dịch bệnh, khoanh vùng dập dịch. Tối qua, tin từ Viện Pasteur, cho biết ngoài 3 ca tử vong nói trên, tại Bình Phước hiện có 26 trường hợp mắc hội chứng amidan, trong đó có 4 mẫu xét nghiệm dương tính bệnh bạch hầu. Từ ngày 7 - 11.7, BV đa khoa tỉnh Bình Phước đã chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới 5 bệnh nhân, trong đó có 3 người cùng một gia đình gồm: Điểu Vinh (15 tuổi, xã Thuận Lợi) chơi với một người nghi mắc bệnh bạch hầu (đã tử vong) và bị lây bệnh. Điểu Vinh được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới ngày 7.7 với chẩn đoán nghi mắc bạch hầu ác tính, biến chứng viêm cơ tim. Điểu Vinh đã lây bệnh cho cha là ông Điểu Huynh (36 tuổi). Ông Huynh được BVĐK Bình Phước chẩn đoán nghi mắc bạch hầu ác tính, biến chứng viêm cơ tim, chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới, hiện sức khỏe đã ổn định, chưa tìm thấy vi khuẩn bạch hầu (do bệnh nhân đã uống kháng sinh trước đó). Em Điểu Vinh là Lan cũng có triệu chứng mắc bệnh bạch hầu, sức khỏe đã ổn định. Hai bệnh nhân khác là Nguyễn Trường Hậu (24 tuổi) và Điểu Hồng (18 tuổi) sau khi chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới nghi mắc bạch hầu, biến chứng viêm cơ tim cấp đã được chuyển qua BV Chợ Rẫy. Tuy nhiên, bệnh nhân Hậu đã tử vong sau đó. Còn bệnh nhân Điểu Hồng được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm tìm vi khuẩn bạch hầu nhưng không tìm thấy. Tuy nhiên, BV Chợ Rẫy cũng gửi mẫu đến Viện Pasteur để xác định lại một lần nữa và dự kiến kết quả này sẽ có sau 2 - 3 ngày. Hiện, sức khỏe của Hồng tạm ổn. Bệnh bạch hầu lây lan qua đường hô hấp. Do vậy, các bệnh nhân đều được điều trị cách ly.

Bệnh viện “mở cửa” cho taxi, xe cấp cứu cạnh tranh

Ngày 12/7, bà Khu Thị Khánh Dung, PGĐ Bệnh viện Nhi Trung ương – cam kết sẽ “mở cửa” cho 2-3 hãng taxi và xe cấp cứu vào cung cấp dịch vục vận chuyển, không để ABC độc quyền như hiện nay. Nhưng hai bệnh viện lớn khác ở Hà Nội là Bạch Mai và Việt Đức vẫn chỉ cho 1-2 công ty taxi vào đậu và đón khách trong BV.

Cô gái 17 tuổi tử vong sau khi tiêm thuốc gây mê

Ngày 13-7, thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai cho hay sẽ thành lập hội đồng chuyên môn để xác định nguyên nhân chị Nguyễn Thị  Thanh T. (17 tuổi, ngụ P.Long Bình, TP.Biên Hòa) chết sau khi được tiêm thuốc gây mê tại Bệnh viện quốc tế Đồng Nai. Trước đó, khoảng 16g20 ngày 8-7, sau 3 ngày bị sốt, ho, đau bụng, chị T. được đưa vào Bệnh viện quốc tế Đồng Nai điều trị. Bác sĩ đã tiến hành khám, xét  nghiệm máu, siêu âm bụng, đo điện tim. Chẩn đoán ban đầu chị T. bị nhiễm trùng đường ruột, theo dõi nhiễm trùng huyết đường phổi, chưa loại trừ bệnh lý ngoại khoa nên được hội chẩn. Đến khoảng 16g45 cùng ngày, các bác sĩ chẩn đoán chị T. bị viêm phúc mạc ruột thừa và quyết định phẫu thuật. Đến 18g30, bệnh nhân được đưa lên phòng mổ, được tiêm gây mê, sau đó tiêm thuốc giãn cơ để đặt ống nội khí quản gây mê. Tuy nhiên sau đó, bệnh nhân có dấu hiệu co thắt khí phế quản, co cứng cơ vùng cổ… Kíp trục đã tiến hành hồi sức cấp cứu tích cực nhưng không hiệu quả. Đến 20g55, bệnh nhân tử vong. Ngay hôm chị T. tử vong, sở đã nắm vụ việxd c. Bệnh viện đã gửi báo cáo ban đầu về vụ việc cho sở. Hiện, sở đang tiến hành kiểm tra sự việc: kiểm tra hồ sơ bệnh án, quy trình, con người, thời gian xử trí cấp cứu… Qua tuần sau, sở sẽ lên lịch thành lập hội đồng cấp sở để xác định nguyên nhân cụ thể và công bố. Cũng theo ông Trung, sau khi sự việc xảy ra, người nhà bệnh nhân đã cùng bệnh viện thu xếp cũng như ký cam kết để đưa chị T. về nhà lo hậu sự. “Nguyên nhân chị T. tử vong có thể do sốc phản vệ do thuốc gây mê” - ông Trung nhận định.

Nhân dân

Chấn chỉnh các dịch vụ thuê, khoán tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Ngày 12-7, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu thủ trưởng các cơ sở khám, chữa bệnh trong cả nước chấn chỉnh các dịch vụ thuê, khoán: bảo vệ, trông giữ xe, vận chuyển người bệnh cấp cứu, căng-tin, xử lý chất thải rắn y tế, bảo quản tử thi, dịch vụ tang lễ… Thủ trưởng các đơn vị y tế khẩn trương rà soát các hợp đồng đã ký kết về cung cấp dịch vụ tại bệnh viện, các cơ sở y tế để có biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh sai phạm, xử lý nghiêm, thậm chí chấm dứt hợp đồng nếu xảy ra vi phạm hoặc có hành vi ứng xử không tốt, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh và chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Tổ chức đấu thầu rộng rãi, khách quan, minh bạch các dịch vụ thuê, khoán do tổ chức, cá nhân bên ngoài cung cấp theo quy định, lựa chọn những cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm chất lượng và giá cả hợp lý. Công khai, niêm yết giá các loại dịch vụ do các tổ chức, cá nhân cung ứng tại bệnh viện, các cơ sở y tế để người bệnh và người nhà người bệnh biết, tự do lựa chọn. Các bệnh viện, cơ sở y tế xây dựng quy chế hoạt động trên nguyên tắc công khai, minh bạch đối với các dịch vụ do tổ chức, cá nhân cung cấp, nhất là các dịch vụ vận chuyển người bệnh, tuyệt đối nghiêm cấm các hành vi ép buộc người bệnh, người nhà người bệnh phải sử dụng dịch vụ do bệnh viện đã ký kết với các tổ chức, cá nhân từ bên ngoài. Tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho các nhân viên đang thực hiện dịch vụ thuê khoán do tổ chức, cá nhân bên ngoài cung cấp. Thường xuyên giám sát, kiểm tra các hoạt động dịch vụ thuê khoán do tổ chức, cá nhân cung cấp. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền, trước người bệnh nếu để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh.

Tiền phong

Cần bỏ ngay các dịch vụ 'độc quyền' ở bệnh viện

Không chỉ tại Bệnh viện Nhi T.Ư, khảo sát của báo Tiền Phong cho thấy một số bệnh viện lớn khác cũng có dấu hiệu ưu ái cho một số đơn vị “độc quyền” kinh doanh dịch vụ taxi, trông giữ xe, khiến người nhà bệnh nhân hầu như không có lựa chọn khác.

Cắt hợp đồng với Cty có bảo vệ chặn xe cứu thương

Liên quan đến việc bảo vệ của Công ty CP Bảo vệ AZ chặn xe cứu thương tại Bệnh viện Nhi T.Ư vừa qua, theo giới thiệu trên website vị giám đốc của công ty này là ông Nguyễn Minh Thịnh. Theo http://azsecurity.com, Cty CP Bảo vệ AZ được cố vấn nghiệp vụ của nguyên trưởng các ban ngành của Cục An ninh; cùng các giảng viên khác của Đại học An ninh; Đội PCCC; Hội Chữ Thập đỏ… Nhân viên công ty được tuyển chọn nghiêm ngặt, chặt chẽ qua nhiều vòng, dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức, sức khoẻ, thể lực tốt, phản ứng nhanh, ý thức tổ chức kỷ luật cao, chịu đựng được áp lực công việc, thời tiết, có ý trách nhiệm nghề nghiệp cao... Ngày 11/7, PV liên lạc tìm hiểu việc hợp tác và các điều khoản cam kết giữa Cty  CP Bảo vệ AZ với BV Nhi T.Ư. đồng ý trả lời PV vào ngày 12/7, tuy nhiên sau đó từ chối. Được biết, Cty CP Bảo vệ AZ đã hợp tác với Bệnh viện Nhi từ năm 2012, hình thức ký kết 2 năm/lần. Tuy nhiên, sau đó 2 bên chuyển sang hợp đồng 6 tháng/lần. Theo lãnh đạo Bệnh viện Nhi, sau vụ việc xảy ra vừa qua, bệnh viện sẽ chấm dứt hợp đồng với Cty CP Bảo vệ AZ. Sau khi có thông tin này, nhiều đơn vị đã liên lạc tới bệnh viện đề nghị được hợp tác.

“Độc quyền” taxi và loạn giá vé gửi xe

Theo ghi nhận của PV, tại một số bệnh viện như: Bạch Mai; Đại học Y Hà Nội, Nhi T.Ư,... giá vé gửi xe máy mỗi nơi thu một kiểu. Theo đó, giá vé gửi xe máy tại Bạch Mai và Nhi T.Ư đồng loạt là 5.000 đồng/ lượt; Đại học Y Hà Nội 3.000 đồng/ lượt... Gửi xe qua đêm bị thu tăng lên gấp nhiều lần. Tại BV Bạch Mai, vé xe được in trên giấy ghi rõ ngày tháng nhưng lại không hề in giá vé, còn một số bệnh viện khác dùng thẻ từ để thu phí nhưng cũng không có biển niêm yết giá vé theo quy định. Không chỉ xe máy, tình trạng độc quyên về dịch vụ taxi tại bệnh viện khiến nhiều người bức xúc, nhất là bệnh nhân và người nhà. Khi gọi taxi, người nhà bệnh nhân phải đi bộ ra phía ngoài cổng bệnh viện vì những chiếc xe này không được vào trong bệnh viện đón khách. Trong khi đó, hãng taxi ký hợp đồng với bệnh viện được vào tận cửa khu vực khám bệnh để đón khách. Môt người đàn ông giấu tên (quê Hà Tĩnh) đang chữa bệnh cho con ở BV Nhi T.Ư khá bức xúc khi chỉ có duy nhất một hãng taxi mà nhu cầu đi lại của bệnh nhân và người nhà rất lớn. “Tôi đã 2 lần đi taxi hãng ABC tại đây, họ tính 10.000 đồng/km, trong khi những hãng khác có giá rẻ hơn. Nhưng muốn đi phải ra ngoài cổng chứ trong viện không có” - ông này nói. Tại BV Bạch Mai, hãng taxi Mai Linh được “ưu ái” dừng, đỗ, đón, trả khách trong khuôn viên bệnh viện; những hãng taxi khác sau khi đón, trả khách phải đi ngay. Mặc dù, phía cổng BV có đặt biển cấm dừng đỗ và luôn có lực lượng bảo vệ túc trực.

Bộ Y tế cấm ép người bệnh sử dụng xe cứu thương bệnh viện

Trong văn bản ngày 12/7 gửi lãnh đạo các cơ sở y tế, giám đốc Sở Y tế; Bộ trưởng Y tế thừa nhận các dịch vụ do đơn vị bên ngoài bệnh viện cung cấp như bảo vệ, vận chuyển người bệnh cấp cứu, trông giữ xe, dịch vụ tang lễ… còn tồn tại nhiều bất cập gây bức xúc trong dư luận xã hội. Điều này ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người thầy thuốc và các cơ sở y tế. Vì thế, các bệnh viện cần có biện pháp ngăn ngừa phòng tránh sai phạm; xử lý nghiêm, thậm chí chấm dứt hợp đồng nếu xảy ra vi phạm hoặc có hành vi ứng xử không tốt, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh. Các dịch vụ thuê, khoán này phải được đấu thầu công khai, bệnh viện chọn những cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm chất lượng và giá cả hợp lý. Bệnh viện phải niêm yết giá các loại dịch vụ này để người bệnh và người nhà bệnh nhân biết, tự do lựa chọn; xây dựng quy chế hoạt động trên nguyên tắc công khai, minh bạch đặc biệt là các dịch vụ vận chuyển người bệnh. Bộ Y tế cấm hành vi ép buộc người bệnh, người nhà bệnh nhân phải sử dụng dịch vụ bệnh viện đã ký kết với bên ngoài. Các đơn vị y tế cũng được yêu cầu báo nhanh số liệu các dịch vụ đang thuê, khoán ngoài gửi Sở Y tế, Y tế bộ, ngành để tổng hợp báo cáo Bộ. Hiện nay rất nhiều dịch vụ phụ thêm tại bệnh viện như trông xe, căng tin, xe cứu thương, taxi... được cơ sở y tế giao khoán hoặc thuê một đơn vị khác ngoài bệnh viện thực hiện. Trong quá trình thực hiện xảy ra nhiều sai sót gây phiền hà cho người bệnh, người nhà. Sự việc bảo vệ BV Nhi Trung ương chặn xe cứu thương tư nhân chở bệnh nhi hấp hối về nhà ngày 2/7 gây bức xúc trong dư luận. BV đã xin lỗi gia đình người bệnh, người dân; 3 bảo vệ liên quan cũng bị đuổi việc. Nhiều người nghi vấn việc móc nối giữa bảo vệ bệnh viện với "cò" để ép người bệnh sử dụng xe cứu thương bên ngoài, xe cứu thương được bệnh viện ký hợp đồng. 

Hà Nội phát hiện chất vàng ô trong măng

Thực hiện tháng hành động vì an toàn thực phẩm các sở, ngành Hà Nội đã thanh kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm tại 2.442 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và xử lý vi phạm theo quy định. Các sở, ngành đã xử phạt 781 cơ sở với tổng số tiền phạt là hơn 3,435 tỷ đồng, tiêu hủy nhiều thực phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Đợt thanh kiểm tra này, các sở, ngành cũng đã lấy 214 mẫu để xét nghiệm, kết quả ban đầu phát hiện 03 mẫu nước uống đóng chai không đảm bảo an toàn thực phẩm, 01 mẫu thịt tồn dư chất cấm chloramphenicol, 01 mẫu cá tồn dư chất cấm Leuco Malachite Greeen, 03 mẫu măng tồn dư chất Auramine O (vàng ô), và 02 mẫu rau dư lượng bảo vệ thực vật vượt ngưỡng giới hạn. Trong đó, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã tiến hành thanh tra chuyên ngành tại 02 cơ sở, kiẻm tra liên ngành 13 cơ sở, kiểm tra đột xuất 08 cơ sở. Đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính 15 cơ sở với số tiền là hơn 81 triệu đồng và buộc tiêu hủy 318kg đậu Hà Lan, 12,65kg trà xanh, 50kg măng tồn dư chất vàng ô; Buộc chuyển mục đích sử dụng 1000 lít nước tương hết hạn sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; Tiêu hủy 02 lô nhãn sản phẩm có hạn sử dụng không đúng so với bản xác nhận công bố, 05 lô nhãn sản phẩm không đúng với công bố chất lượng. Chi cục ATVSTP Hà Nội kiểm tra 37 cơ sở, phát hiện 15 cơ sở vi phạm phạt hơn 32 triệu đồng; Lấy 11 mẫu nước uống đóng chai, 10 mẫu nước giải khát, 02 mẫu sản phẩm thịt, 01 mẫu siro, 11 mẫu ruốc phát hiện 3 mẫu nước uống đóng chai không đạt chỉ tiêu vi sinh vật. Chi cục Thú y Hà Nội đã tổ chức 01 đoàn kiểm tra tại 05 cơ sở xử phạt hành chính cả 05 cơ sở với số tiền hơn 9 triệu đồng, buộc chuyển mục đích sử dụng 119 kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ làm thức ăn chăn nuôi. Các trạm thú y phát hiện 168 cơ sở vi phạm phạt 85 cơ sở với số tiền hơn 245 triệu đồng; Buộc tiêu hủy 189kg gà lông, 429kg thịt lợn, 248kg thịt trâu bò,... Đợt triển khai tháng hành động các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố cũng thanh tra 19.430 cơ sở, phạt tiền 552 cơ sở với số tiền hơn 1,8 tỷ đồng.

Công an nhân dân

BV Nhi TƯ lên tiếng về thông tin giữ lại 5 triệu đồng của bệnh nhân Trần Công D

Bệnh viện giữ lại 5 triệu đồng của nhà tài trợ cho bệnh nhi để làm gì? Đây là câu hỏi được mọi người đặt ra suốt những ngày qua, cũng chính là câu hỏi của PV Báo CAND gửi đến lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày 12-7 với mong muốn được làm rõ sự việc. Vụ việc một số nhân viên bảo vệ của Bệnh viện Nhi Trung ương ngăn xe cứu thương chở bệnh nhi ra khỏi cổng Bệnh viện đã gây bức xúc dư luận những ngày qua. Đặc biệt, mọi người còn quan tâm và bức xúc hơn nữa trước thông tin mà một số báo đã đưa về việc đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương đã về tận nhà bệnh nhân để xin lỗi, đồng thời, trao cho gia đình bệnh nhi 35 triệu đồng trong tổng số 40 triệu do các nhà hảo tâm tài trợ cho bé trong quá trình nằm viện. 5 triệu đồng còn lại Bệnh viện đã dùng để thanh toán viện phí cho bệnh nhi. Theo qui định, trẻ em dưới 6 tuổi được bảo hiểm y tế chi trả viện phí. Vì vậy, Bệnh viện giữ lại 5 triệu đồng đó để làm gì? Đây là câu hỏi được đặt ra suốt những ngày qua, cũng chính là câu hỏi của PV Báo điện tử CAND gửi đến lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày 12-7 với mong muốn được làm rõ sự việc. Theo một lãnh đạo BV Nhi TƯ, đúng là sau khi vụ việc ngăn xe cứu thương xảy ra, chiều 8-7, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương cùng Công ty bảo vệ AZ đã trực tiếp về Tam Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ An để thắp hương cho cháu Trần Công D. và xin lỗi gia đình cháu. Đại diện Bệnh viện đã trao lại cho gia đình 35 triệu đồng, nhưng số tiền này không phải của đơn vị nào tài trợ, mà chính là của gia đình tạm ứng ngay khi bệnh nhi nhập viện, như qui định thông thường tại các bệnh viện. Vì thế, cũng không có 5 triệu nào được giữ lại, mà chỉ là một sự nhầm lẫn đáng tiếc trong xử lý thông tin. Cũng theo một lãnh đạo của Bệnh viện Nhi Trung ương, bé Trần Công D. 9 tháng tuổi nặng 3,6kg nhập viện ngày 21-6-2016 với tình trạng nặng là bị tim bẩm sinh (thất phải hai đường ra, thể Falott), não úng thủy, suy dinh dưỡng nặng, vì thế bé đã được hội chẩn can thiệp ngoại khoa. Sau phẫu thuật, tình trạng suy đa tạng của bé không cải thiện, nên gia đình đã xin đưa cháu về nhà vào ngày 2-7-2016. Theo hồ sơ còn lưu mà chúng tôi tiếp cận, thì ngay khi bệnh nhi Trần Công D. vào viện, từ ngày 21-6, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương đã chủ động làm hồ sơ xin tài trợ từ chương trình “Nhịp nối trái tim” cho cháu được 20 triệu đồng để điều trị. Trong quá trình điều trị, do bệnh nặng khiến bệnh nhân phải lọc máu nên ngày 27-6-2016, Bệnh viện tiếp tục xin chương trình “Nhịp nối trái tim” tài trợ cho em bé thêm số tiền 20 triệu đồng nữa. Đến ngày 7-7-2016, nhà tài trợ mới có quyết định chính thức về việc đồng thuận tài trợ cho cháu bé tổng số tiền 40 triệu đồng. Toàn bộ chi phí điều trị của cháu bé trong những ngày nằm viện hết 162 triệu đồng (lấy tròn số) và ngày 8-7-2016, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chủ động thanh toán viện phí cho cháu bé qua Bảo hiểm y tế và được Bảo hiểm y tế chi trả 129 triệu đồng. Số tiền 33 triệu đồng còn lại là các loại thuốc, vật tư tiêu hao và dịch lọc máu mà Bảo hiểm y tế không thanh toán thì lẽ ra, gia đình bệnh nhi sẽ phải trả, song đã được nhà tài trợ chi trả nốt bằng số tiền đã đồng ý tài trợ, nên gia đình hoàn toàn không phải trả tiền viện phí cho em bé. Nhưng nguyên tắc hoạt động của chương trình “Nhịp nối trái tim” là chỉ tài trợ cho chi phí điều trị thực tế của bệnh nhân. Vì thế, mặc dù đã đồng thuận tài trợ cho cháu bé số tiền 40 triệu đồng, nhưng chương trình chỉ thanh toán số tiền điều trị còn thiếu trong tổng chi phí khám, chữa bệnh của cháu bé là 33 triệu đồng, gồm các chi phí nằm nằm ngoài danh mục chi trả của Bảo hiểm y tế. Số tiền còn lại trong 40 triệu nói trên, gia đình bệnh nhi cũng không được lấy về. Khi xảy ra sự cố khiến dư luận quan tâm, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương đã vào tận nhà gia đình cháu bé để xin lỗi, đồng thời, trực tiếp trao lại số tiền 35 triệu mà gia đình đã tạm ứng khi cháu nhập viện và nhận lại các hóa đơn nộp tạm ứng của gia đình, để gia đình cháu không phải ra Hà Nội làm thủ tục thanh toán viện phí nữa.  Đại diện lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định: Toàn bộ số tiền chi phí điều trị của cháu bé Trần Công D. là 162 triệu đồng đều do Bảo hiểm Y tế và chương trình “Nhịp nối trái tim” chi trả, gia đình không phải bỏ bất cứ đồng nào cho việc điều trị em bé. Cũng không có chuyện Bệnh viện giữ lại 5 triệu đồng để thanh toán viện phí như thông tin đã đưa.

Lần đầu có dịch vụ kết nối bệnh nhân với các bệnh viện

Ngày 14-7, lần đầu tiên ở Việt Nam có mô hình liên kết khám, chữa bệnh giữa bệnh nhân với các bệnh viện có uy tín trong cả nước, nhằm giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh. Phát biểu tại lễ khai trương dịch vụ y tế Medlife Care, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, đây là một mô hình mới, góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân bằng việc giảm thời gian chờ đợi, đồng thời, góp phần giảm tải cho các bệnh viện lớn, thường xuyên quá tải, để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Ths. Tâm lý Nguyễn Hồng Bách, Giám đốc Medlife Care cho biết, Medlife Care tập trung vào các lĩnh vực: dịch vụ y tế, dịch vụ tư vấn sức khỏe và liên kết khám, chữa bệnh với các bệnh viện lớn, cả công và tư. Đơn vị sẽ giúp bệnh nhân giải quyết các khó khăn trong việc khám, chữa bệnh, giúp người bệnh tiếp cận các chương trình điều trị hợp tác với các bệnh viện có uy tín và các tổ chức nhân đạo. Ngoài ra, Medlife Care còn là trung tâm chữa nhược thị và tim cho trẻ em với các thiết bị hiện đại của nước ngoài và các bác sĩ nhiều kinh nghiệm về nhi khoa.

Sức khỏe & Đời sống

Cuối tháng 7/2016, BV Nhi TW sẽ dừng hợp đồng với công ty bảo vệ AZ

Trong thời gian sớm nhất, BV Nhi Trung ương sẽ công khai các tiêu chí cụ thể về tuyển đơn vị thực hiện dịch vụ đưa đón bệnh nhân trên website BV. Đơn vị nào có khả năng đáp ứng các yêu cầu của BV đề ra sẽ được tuyển. Liên quan đến sự việc đáng tiếc “bảo vệ chặn xe cứu thương xảy ra tại BV Nhi Trung ương”, cùng với các chỉ đạo trước đó như điện thoại đường dây nóng trực tiếp cho lãnh đạo BV, ban hành văn bản yêu cầu BV Nhi TW khẩn trương làm rõ sự việc, trưa ngày 11/7, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, đoàn công tác của Cục Quản lý Khám chữa bệnh do PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm  trưởng đoàn đã làm việc với Ban giám đốc BV  Nhi Trung ương để làm rõ thêm những thông tin xung quanh vụ việc này cũng như các giải pháp khắc phục của bệnh viện… Báo cáo tại buổi làm việc, PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết: Ngày 6/7, ngay sau khi nhận được thông tin về sự cố đáng tiếc này, BV đã triệu tập cuộc họp với sự tham gia của các bên liên quan như: Công ty bảo vệ AZ, Công an phường Láng Thượng, PC 45 (CA TP Hà Nội). Ngày 7/7, BV có công văn báo cáo Bộ Y tế và bày tỏ sự hối tiếc khi để xảy ra sự việc đáng tiếc này. Ngày 8/7, giám đốc BV đã chính thức gửi lời xin lỗi người bệnh/người nhà bệnh nhân; đồng thời BV đã cùng công ty bảo vệ AZ vào Nghệ An, thắp hương cho cháu bé Trần Công D., xin lỗi, chia sẻ mất mát và bức xúc với gia đình người bệnh, trao số tiền 35 triệu đồng cho gia đình bệnh nhi. Đồng thời BV cũng đã phê bình nghiêm khắc các phòng ban có liên quan trong các vụ việc này. Về phía công ty bảo vệ AZ cũng đã chấm dứt hợp đồng lao động với 3 bảo vệ sai phạm này. Một lần nữa bày tỏ sự bức xúc khi xem lại các clip phản ánh vụ việc, PGS.TS Khu Thị Khánh Dung – Phó Giám đốc BV, phụ trách các vấn đề an ninh nội bộ BV cho biết, trong thời gian sớm nhất, BV sẽ công khai các tiêu chí cụ thể về tuyển đơn vị thực hiện dịch vụ đưa đón bệnh nhân trên website BV. Đơn vị nào có khả năng đáp ứng sẽ được tuyển. Phó giám đốc Khu Thị Khánh Dung cũng chia sẻ, trước đây khi chưa có công ty bảo vệ AZ và chưa ký hợp đồng với công ty taxi, tại BV Nhi TW, tình trạng xe cấp cứu dù bên trong, bên ngoài BV rất “nhộn nhịp”, còn taxi thì nhốn nháo, đủ các loại taxi ra/vào BV rồi gây hỗn loạn, khiến người bệnh/người nhà bệnh nhân thiệt thòi. “Để ký hợp đồng với công ty AZ hay công ty taxi, BV phải căn cứ rất nhiều yếu tố và các đơn vị này đáp ứng được tiêu chí mà BV đưa ra. Trên thực tế, được biết đã có không ít bảo vệ, lái xe taxi bị công ty chủ quản phê bình, xử lý nghiêm khi BV phản hồi về việc người bệnh/người nhà bệnh nhân có phàn nàn về cách phục vụ”- PGS.TS Khu Thị Khánh Dung cho biết. Liên quan đến công ty bảo vệ AZ, BV sẽ tiếp tục hợp đồng làm việc với Công ty AZ đến hết tháng 7/2016 và sẽ thông báo tìm đối tác bảo vệ mới cho BV. Việc thông báo rộng rãi này có nghĩa bất cứ công ty nào (kể cả công ty AZ) cũng có cơ hội nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà BV đưa ra. Giám đốc BV Nhi Trung ương cũng cho biết, trong thời gian tới, dù có tiếp tục hợp đồng thuê bảo vệ với Công ty AZ tiếp tục hay ký hợp đồng với bất cứ công ty bảo vệ khác, BV cũng sẽ phải giám sát sát sao. “BV sẽ cắt cử nhân viên phòng hành chính quản trị của Bệnh viện để giám sát việc này, không để xảy ra những sự việc tương tự”. Được biết, trong ngày 11/7, trước thực trạng hoạt động thiếu kiểm soát của dịch vụ vận chuyển người bệnh ra, vào tại cơ sở khám, chữa bệnh, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế, Ban Giám đốc BV Nhi Trung ương đã yêu cầu các phòng ban có liên quan soạn quy trình vào, ra BV (khỏi, nặng xin về, tử vong), chú ý lồng ghép các phương tiện vận chuyển ra viện cho cả 3 đối tượng trên; đồng thời soạn quy trình ra viện (tử vong thuộc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm). Ngoài ra, cần xác định nhóm phương tiện vận chuyển phù hợp với từng đối tượng trên. BV cũng yêu cầu soạn thông báo tới các khoa, phòng trong trường hợp khi gia đình ký hồ sơ xin về, bổ sung thêm vấn đề vận chuyển bệnh nhân (tự túc hoặc 115 hoặc xe cứu thương ngoài), gia đình phải chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển. Bệnh viện yêu cầu mở lớp tập huấn về BV, giao tiếp trong BV cho 2 đối tượng là bảo vệ và nhân viên vệ sinh. BV cũng thành lập tổ giám sát hoạt động của bảo vệ, nhân viên vệ sinh… Việc để xảy ra sự cố đáng tiếc này trong khuôn viên của BV Nhi Trung ương là không mong muốn, tuy nhiên sự việc này cũng là bài học sâu sắc cho bệnh viện trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan. Do đó, một mặt BV cần có những động thái kiên quyết với các công ty cung cấp dịch vụ như công ty bảo vệ; công ty taxi… yêu cầu các đơn vị này phải làm đúng, có trách nhiệm và không được để xảy ra sai sót, tránh gây bức xúc cho người bệnh/người nhà bệnh nhân. Về phía BV, yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các phòng, ban liên quan trong việc để xảy ra sự cố này, đặc biệt trong công tác giám sát. Qua đó có hình thức xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan. Đồng thời việc triển khai các hình thức cung cấp dịch vụ trong BV như xe cấp cứu, xe taxi vận chuyển người bệnh phải công khai, minh bạch về giá cả… “Để xảy ra sự cố đáng tiếc này, không chỉ BV Nhi TW xin lỗi người bệnh/người nhà bệnh nhân mà công ty bảo vệ AZ cũng phải chịu trách nhiệm, phải công khai xin lỗi người bệnh/người nhà bệnh nhân vì đã làm cho người dân búc xúc về bệnh viện/ về ngành y ”.

Khẩn trương rà soát dịch vụ vận chuyển tại bệnh viện

Mấy ngày gần đây, vụ việc bảo vệ chặn xe cứu thương tại BV Nhi TW đã khiến dư luận vô cùng bức xúc, qua đó, dư luận cũng đã đặt ra nhiều hoài nghi liên quan đến việc xã hội hóa, cổ phần dịch vụ vận chuyển bệnh nhân tại không ít BV. Để làm rõ vấn đề này, trao đổi với PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh...

Thưa ông, về vụ việc đáng tiếc xảy ra tại BV Nhi TW, mặc dù giám đốc BV đã công khai nhận lỗi, xin lỗi người bệnh/người nhà bệnh nhân và 3 bảo vệ sai phạm đã bị đuổi việc. Tuy nhiên, dư luận vẫn cho rằng không thể không có trách nhiệm của BV Nhi trong vụ việc này. Vậy, Bộ Y tế sẽ xử lý sai phạm này như thế nào?

Tôi cho rằng, dù là nhân viên bảo vệ thuộc công ty bảo vệ được ký hợp đồng với BV, nhưng đối với người bệnh và dư luận xã hội thì đây vẫn là nhân viên BV. Trên thực tế, hành vi ứng xử thiếu văn hóa của kíp bảo vệ này đã làm ảnh hưởng xấu tới uy tín đối với không chỉ BV Nhi TW mà cả ngành y tế, nhất là trong bối cảnh ngành y tế đang nỗ lực mọi mặt nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Sau khi vụ việc đáng tiếc này xảy ra, qua đường dây nóng, Bộ Y tế đã chỉ đạo trực tiếp đối với Giám đốc BV. Hành động nhận trách nhiệm và xin lỗi gia đình người bệnh của đồng chí Giám đốc BV tuy có muộn nhưng đã được dư luận ghi nhận tích cực. Ngày 11/7, Đoàn công tác của Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã xuống kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 737/KCB-QLCL ngày 7/7/2016. Tại cuộc làm việc này, Bộ Y tế đã trực tiếp chỉ đạo BV tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 737/KCB-QLCL, đồng thời giao trách nhiệm cho Giám đốc BV kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo phụ trách, các phòng ban liên quan, xử lý kỷ luật nếu phát hiện sai phạm. Tuy nhiên, tôi cho rằng về phía công ty bảo vệ cũng phải có trách nhiệm xin lỗi BV và gia đình người bệnh.

Vậy, từ  vụ việc này, trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ làm gì để chấn chỉnh hoạt động xe cấp cứu, dịch vụ xe taxi đỗ đón khách trong khuôn viên BV, thưa ông?

Phải khẳng định rằng trong thời gian qua, đội ngũ xe cứu thương BV, dịch vụ vận chuyển cấp cứu đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển cấp cứu người bệnh kịp thời. Để hoạt động này ngày càng phát huy hiệu quả, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ rà soát các hoạt động liên quan tới công tác vận chuyển người bệnh cấp cứu và dịch vụ taxi tại các BV. Đối với các xe cấp cứu, xe cứu thương BV hoạt động theo quy chế BV và các quy định của ngành. Đối với các dịch vụ vận chuyển cấp cứu ngoài BV, do đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện thực hiện theo Quyết định của Bộ Y tế số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 về việc ban hành quy chế cấp cứu, hồi sức và chống độc nên cần phải rà soát điều kiện cấp giấy phép hoạt động của từng xe, từng đơn vị nhằm hạn chế tối đa hiện tượng xe cứu thương dù, xe không bảo đảm chất lượng, an toàn cho người bệnh. Đối với vận chuyển người bệnh ra vào BV nói chung, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các BV kiên quyết gỡ bỏ các quy định nội bộ dẫn đến việc hạn chế tự do lựa chọn dịch vụ vận chuyển người bệnh ra vào BV, nhưng vẫn phải đi kèm với các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự trong BV. Bên cạnh đó phải công khai minh bạch quá trình đấu thầu lựa chọn dịch vụ vận chuyển, công khai giá dịch vụ vận chuyển để người bệnh biết. Đối với công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong BV, trên thực tế, đây là một công tác đặc thù vì đối tượng ra vào BV rất phức tạp. Chúng ta hẳn không ít lần nghe tin về tình trạng người nhà hành hung nhân viên y tế; rồi tình trạng kẻ gian trà trộn vào BV để thực hiện mục đích xấu... Qua những vụ việc này cho thấy, lực lượng an ninh BV đóng góp quan trọng trong bảo đảm an ninh trật tự, tài sản của BV, của người bệnh trong quá trình KCB. Tuy nhiên, hành vi và ứng xử của đối tượng này cũng góp phần làm nên sự hài lòng của người bệnh đối với cơ sở KCB. Do vậy, chúng tôi kiên quyết loại bỏ ra khỏi cơ sở KCB các đối tượng có hành vi ứng xử với người bệnh, người nhà thiếu chuẩn mực; hay các đối tượng có hành vi tiêu cực, liên kết với hãng vận chuyển dịch vụ gây phiền hà cho người bệnh. Về phía các BV cũng phải chuẩn hóa công tác bảo vệ chuyên nghiệp hơn, thường xuyên đào tạo cấp chứng nhận về quy tắc ứng xử cho đội ngũ bảo vệ, đặc biệt bảo vệ từ các công ty hợp đồng, coi đây là điều khoản bắt buộc với  nhân viên bảo vệ làm việc tại các BV...

Ông nghĩ sao khi mấy ngày gần đây, đã có dư luận đặt ra nghi vấn tại không ít BV, lãnh đạo, cán bộ BV tham gia vào việc xã hội hóa xe cứu thương, hãng taxi?

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Y tế đang chỉ đạo các BV báo cáo việc tổ chức cung cấp và quản lý dịch vụ vận chuyển người bệnh nói chung và vận chuyển cấp cứu nói riêng. Đồng thời, Bộ thành lập đoàn công tác phối hợp với cơ quan công an kiểm tra quá trình đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo vệ; tính công khai minh bạch trong quá trình quản lý, giám sát điều hành công tác vận chuyển và bảo đảm an ninh trật tự; vai trò trách nhiệm của các cá nhân và các phòng ban liên quan... Nếu phát hiện có sai phạm, tùy theo mức độ sẽ xử lý nghiêm theo Luật Cán bộ, công chức; Luật Phòng chống tham nhũng và các quy định Nhà nước hiện hành. Trên cơ sở báo cáo của các BV và thực tế kiểm tra, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu sửa đổi và xây dựng các quy định hướng dẫn các BV tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh. Phối hợp với cơ quan an ninh địa phương để chấn chỉnh hoạt động này tại các BV.

Trân trọng cảm ơn ông!

“Sửa” toàn bộ trái tim cho trẻ sơ sinh

Ngày 14/7, các bác sĩ BVTim Hà Nội cho biết vừa phẫu thuật thành công cho ca bệnh 1,5 tháng tuổi mắc 4 dị tật tim bẩm sinh phức tạp hiếm gặp. Nhìn bé trai hơn một tháng tuổi tươi tỉnh, hớn hở trong vòng tay y bác sĩ, chúng tôi không thể nghĩ rằng cậu bé vừa trải qua cuộc đại phẫu kéo dài 4 tiếng để “sửa chữa” những dị tật tim bẩm sinh phức tạp. Theo thông tin từ TS.BS Trần Sinh Hiền – Phó Giám đốc BV Tim Hà Nội, bệnh nhi được chuyển từ BV Sản Nhi Nghệ An đến BV Tim Hà Nội vào ngày 22/6, khi bé được 44 ngày tuổi; nặng 3,5 kg trong tình trạng cấp cứu thở ôxy, viêm phổi nặng. Theo lời kể của gia đình, khi bé mới chào đời, cứ khóc là bé có biểu hiện tím tái. Sau một tháng,khi thấy bé tím nhiều hơn, gia đình đưa bé đến BV Sản Nhi Nghệ An. Tại đây bé được chẩn đoán bị đảo gốc đại động mạch. Bác sĩ Nguyễn Sinh Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện cho biết, khi đó bé được 44 ngày tuổi; nặng 3,5 kg qua kiểm tra phát hiện trẻ bị dị tật tim bẩm sinh rất phức tạp, kết hợp 4 tổn thương, trong khi riêng đảo gốc động mạch đã là rất nặng với trẻ. Theo đó, thông thường động mạch chủ đi từ thất trái đem máu đỏ giàu ôxy đi nuôi cơ thể, động mạch phổi đi từ thất phải đem máu đen nghèo ôxy lên phổi trao đổi lấy ôxy. Tuy nhiên, ở bệnh nhi trên lại hai động mạch chính này lại đổi chỗ cho nhau. Những trẻ bị dị tật này có thể tử vong ngay sau sinh, vì máu đi nuôi cơ thể không giàu ôxy. Khi được chuyển ra cấp cứu và kiểm tra kỹ lưỡng hơn tại BV Tim Hà Nội, các bác sĩ phát hiện trẻ bị tim bẩm sinh rất phức tạp, kết hợp 4 tổn thương, gồm: Đảo gốc động mạch, có thông liên thất, đứt đoạn động mạch chủ và bất thường động mạch vành. Khi được chuyển ra cấp cứu và kiểm tra kỹ lưỡng hơn tại BV Tim Hà Nội, các bác sĩ phát hiện trẻ bị tim bẩm sinh rất phức tạp, kết hợp 4 tổn thương, gồm: Đảo gốc động mạch, có thông liên thất, đứt đoạn động mạch chủ và bất thường động mạch vành. “Với một đứa trẻ sơ sinh, chỉ gặp một trong số 4 tổn thương thôi đã rất nặng nề, nguy hiểm, đặc biệt là dị tật đảo gốc động mạch. Theo đó, thông thường động mạch chủ đi từ thất trái đem máu đỏ giàu ôxy đi nuôi cơ thể, động mạch phổi đi từ thất phải đem máu đen nghèo ôxy lên phổi trao đổi lấy ôxy. Tuy nhiên, ở bệnh nhi trên lại hai động mạch chính này lại đổi chỗ cho nhau. Những trẻ bị dị tật này có thể tử vong ngay sau sinh, vì máu đi nuôi cơ thể không giàu ôxy”– TS.BS Trần Sinh Hiền cho biết. Cũng theo BS Trần Sinh Hiền, ở bệnh nhi trên lại hai động mạch chính này lại đổi chỗ cho nhau. Những trẻ bị dị tật này có thể tử vong ngay sau sinh, vì máu đi nuôi cơ thể không giàu ôxy. Tuy nhiên bệnh nhi này may mắn sống được qua hơn một tháng vì có thêm dị tật thông liên thất- hai buồng tim thông nhau; máu đỏ và đen trộn lẫn với nhau. Bên cạnh đó, trẻ còn bị gián đoạn cung động mạch chủ- không có máu đi xuống nuôi nửa dưới cơ thể, bất thường động mạch vành. Với 4 tổn thương phức tạp này, trước kia bệnh nhi sẽ tử vong hoặc phải ra nước ngoài mổ, tuy nhiên hiện nay trong nước một số cơ sở đã có thể phẫu thuật được sửa các dị tật này: vá lỗ thông liên thất, đảo lại vị trí của hai động mạch chính, cắt và nối lại đoạn động mạch chủ bị gián đoạn. Ngày 27/6, sau 5 ngày bé nhập viện, các bác sĩ thực hiện ca mổ với sự tham gia của 12 nhân viên y tế trong đó, bác sĩ phẫu thuật chính là TS.BS Trần Sinh Hiền. Ca mổ kéo dài 4 tiếng với 3 tiếng chạy tim nhân tạo. Các bác sĩ đã phẫu thuật sửa lại toàn bộ các dị tật cho bé Tr. Các bác sĩ phải phẫu tích động mạch chủ phía sau lưng bé, nối thành động mạch chủ hoàn chỉnh.Sau đó, cắt động mạch phổi, động mạch chủ và đổi vị trí của hai động mạch cho nhau. Đồng thời phải vá lỗ thông liên thất ở trong tim. Với tổn thương 3 động mạch vành đi cùng chung một lỗ bé như hạt gạo, các bác sĩ phải chia đôi hạt gạo 2mm ra, nối và cắm lại động mạch chủ. Các kỹ thuật này cực kỳ phức tạp, tỷ mỉ, chỉ cần sai dưới 1mm em bé có thể tử vong ngay. Bên cạnh đó, sau ca mổ bác sĩ vẫn để ngực mở để trái tim thích sau ca đại mổ, sau 1 tuần mới đóng ngực lại. Hiện sức khỏe của bé ổn định và sẽ được xuất viện trong thời gian tới.

Người dân phải đồng hành trong giám sát bảo đảm ATTP

Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Hội nghị Triển khai kế hoạch phối hợp vận động và giám sát bảo đảm ATTP năm 2016 diễn ra chiều 13/7. Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: An toàn thực phẩm là vấn đề bức xúc kéo dài, đây là việc không thể làm trong 1 năm, mà phải ít nhất 5 năm mới tạo chuyển biến căn bản. Vấn đề đặt ra là người trong cuộc cần thay đổi nhận thức về sản xuất an toàn, muốn thế phải đẩy mạnh sự vận động. Trong quý III/2016, các bộ, ngành cần ban hành xong hướng dẫn quy trình sản xuất, kinh doanh sạch, qua đó vận động, hướng dẫn người dân sản xuất sạch. Sau khi có hướng dẫn, vận động mà vẫn diễn ra tình trạng sản xuất bẩn sẽ có chế tài xử lý. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, ngay sau khi có kế hoạch thống nhất, các bộ, ngành cần tập trung hướng dẫn triển khai theo ngành dọc. Việc xây dựng chế tài xử phạt sẽ được thực hiện theo từng bước, tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Phát hiện cơ sở sơ chế, thu giữ hàng nghìn lít mỡ “bẩn”

Ngày 14/7, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã kiểm tra phát hiện một cơ sở sơ chế mỡ, thu giữ hàng nghìn lít mỡ không đảm bảo an toàn thực phẩm, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Theo đó, qua công tác nghiệp vụ, Đội Cảnh sát môi trường Công an quận Hoàng Mai đã kiểm tra cơ sở của ông Trần Kim Bắc, phát hiện cơ sở vận chuyển 3 bao mỡ động vật không rõ nguồn gốc. Ông Bắc khai, đã thu mua 3 bao mỡ lợn khoảng hơn 100kg về sơ chế, rán, ép lấy mỡ nước để đi tiêu thụ. Trần Kim Bắc cũng khai nhận, sơ chế, sản xuất mỡ thủ công tại địa chỉ tổ 42, phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai). Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, thu giữ 9 thùng phi nhựa loại 200 - 250 lít chứa mỡ nước từ mỡ lợn sống và 2 phi loại 250 lít mỡ lợn đóng bánh đều không có nguồn gốc xuất xứ. Hiện vụ việc đang được công an quận Hoàng Mai tiếp tục điều tra, xử lý.

Gia đình xã hội

Bảo vệ BV chặn xe cứu thương: Người bệnh được tự do chọn dịch vụ vận chuyển

Sau vụ “Bảo vệ Bệnh viện Nhi Trung ương chặn xe cứu thương”, lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Bộ đã thành lập đoàn công tác phối hợp với cơ quan công an kiểm tra quá trình đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo vệ; tính công khai minh bạch trong quá trình quản lý…

Sửa quy trình vận chuyển bệnh nhân

Ngày 11/7, một lần nữa bày tỏ sự bức xúc khi xem lại các clip phản ánh vụ việc “Bảo vệ Bệnh viện Nhi Trung ương chặn xe cứu thương”, PGS.TS Khu Thị Khánh Dung, Phó Giám đốc Bệnh viện, phụ trách các vấn đề an ninh nội bộ Bệnh viện cho biết, trong thời gian sớm nhất, Bệnh viện sẽ công khai các tiêu chí cụ thể về tuyển đơn vị thực hiện dịch vụ đưa đón bệnh nhân và công ty bảo vệ trên website Bệnh viện. Đơn vị nào có khả năng đáp ứng sẽ được chọn. Chia sẻ về thông tin hãng taxi “độc quyền” ra vào Bệnh viện, PGS.TS Khu Thị Khánh Dung cho biết, trước đây khi chưa có Công ty Bảo vệ AZ và chưa ký hợp đồng với công ty taxi, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tình trạng xe cấp cứu “dù” bên trong, bên ngoài Bệnh viện rất lộn xộn, hú còi ầm ĩ khiến bệnh nhân và người nhà bức xúc, còn taxi thì nhốn nháo. “Chúng tôi khẳng định không có chuyện “độc quyền”. Việc lựa chọn công ty taxi được thông báo công khai. Với hợp đồng đã ký với công ty taxi, chúng tôi cũng yêu cầu, dù bệnh nhân có nhu cầu đi 30m cũng phải chở, không có chuyện “xa thì đi, gần thì không”, PGS.TS Khu Thị Khánh Dung chia sẻ. Liên quan đến Công ty Bảo vệ AZ, PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Bệnh viện sẽ tiếp tục hợp đồng làm việc với công ty đến hết tháng 7/2016 và sẽ thông báo tìm đối tác bảo vệ mới cho Bệnh viện. Việc thông báo rộng rãi này có nghĩa bất cứ công ty nào (kể cả Công ty Bảo vệ AZ) cũng có cơ hội nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà Bệnh viện đưa ra. BV Nhi Trung ương cũng sẽ thành lập tổ giám sát hoạt động của bảo vệ, nhân viên vệ sinh, không để xảy ra những sự việc tương tự. Còn theo PGS.TS Khu Thị Khánh Dung, việc giám sát có thể được thực hiện bằng camera theo dõi 24/7. Được biết, trong ngày 11/7, Bệnh viện Nhi Trung ương đã yêu cầu các phòng, ban có liên quan soạn quy trình vào, ra Bệnh viện (khỏi, nặng xin về, tử vong), lồng ghép các phương tiện vận chuyển ra viện cho cả ba đối tượng trên; soạn quy trình ra viện (tử vong thuộc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm). Ngoài ra, cần xác định nhóm phương tiện vận chuyển phù hợp với từng đối tượng trên. Bệnh viện cũng yêu cầu soạn thông báo tới các khoa, phòng trong trường hợp khi gia đình ký hồ sơ xin về, bổ sung thêm vấn đề vận chuyển bệnh nhân (tự túc hoặc 115, hoặc xe cứu thương ngoài), gia đình phải chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển.

Sẽ rà soát dịch vụ cứu thương, taxi tại các bệnh viện

Nhìn nhận vấn đề này trong bối cảnh toàn thể ngành Y tế đang nỗ lực mọi mặt nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, dù nhân viên bảo vệ thuộc công ty bảo vệ được ký hợp đồng với bệnh viện nhưng đối với người bệnh và dư luận xã hội, đây vẫn là nhân viên trong bệnh viện. “Hành vi ứng xử thiếu văn hóa của kíp bảo vệ này đã làm ảnh hưởng xấu tới uy tín đối với không chỉ Bệnh viện Nhi Trung ương mà cả ngành Y”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói. Khẳng định đội ngũ xe cứu thương bệnh viện, dịch vụ vận chuyển cấp cứu đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển cấp cứu người bệnh kịp thời, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho rằng, để hoạt động này ngày càng phát huy hiệu quả, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ rà soát các hoạt động liên quan tới công tác vận chuyển người bệnh cấp cứu và dịch vụ taxi tại các bệnh viện. Theo đó, đối với các xe cấp cứu, xe cứu thương bệnh viện, phải hoạt động theo quy chế bệnh viện và các quy định của ngành. Đối với các dịch vụ vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện, đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện, thực hiện theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế cấp cứu, hồi sức và chống độc, nên cần phải rà soát điều kiện cấp giấy phép hoạt động của từng xe, từng đơn vị nhằm hạn chế tối đa hiện tượng xe cứu thương “dù”, xe không bảo đảm chất lượng, an toàn cho người bệnh. Đối với việc vận chuyển người bệnh ra, vào viện nói chung, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo, kiên quyết gỡ bỏ các quy định nội bộ của bệnh viện dẫn đến việc hạn chế tự do lựa chọn dịch vụ vận chuyển người bệnh ra, vào bệnh viện nhưng vẫn phải đi kèm với các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự trong bệnh viện. Bên cạnh đó, phải công khai minh bạch quá trình đấu thầu lựa chọn dịch vụ vận chuyển, công khai giá dịch vụ vận chuyển tới từng khoa, phòng để người bệnh biết. Đối với công tác bảo đảm an ninh bệnh viện, lực lượng này đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm an ninh trật tự, tài sản của bệnh viện, của người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện. Tuy nhiên, chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh không nằm ngoài ảnh hưởng từ hành vi và ứng xử của đối tượng này. “Do vậy trong thời gian tới, qua kênh phản hồi của người bệnh, chúng tôi kiên quyết loại bỏ ra khỏi cơ sở khám, chữa bệnh các đối tượng có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực gây bức xúc cho người bệnh, các đối tượng có hành vi tiêu cực, liên kết với hãng vận chuyển gây phiền hà cho người bệnh. Đồng thời chuẩn hóa công tác bảo vệ chuyên nghiệp hơn, chỉ đạo bệnh viện đào tạo, cấp chứng nhận về quy tắc ứng xử cho đội ngũ bảo vệ, đặc biệt là bảo vệ từ các công ty hợp đồng, coi đây là điều khoản bắt buộc với các nhân viên bảo vệ làm việc tại bệnh viện. Yêu cầu các bệnh viện gắn camera tại cổng bệnh viện để giám sát quá trình điều hành ra, vào bệnh viện”. "Việc Bệnh viện Nhi Trung ương ngừng hợp đồng với Công ty Bảo vệ AZ là để các đội bảo vệ khác ở các bệnh viện lấy đó làm gương, để làm thật nghiêm túc, có trách nhiệm. Quan điểm của Bộ Y tế, xe cấp cứu chở bệnh nhân có thể vào bất kỳ bệnh viện nào, ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Các bệnh viện phải có trách nhiệm tiếp đón xe cấp cứu. Trong những trường hợp không phải bệnh lý cấp cứu của mình, cũng phải tổ chức hội chẩn và hướng dẫn phối hợp với các bệnh viện khác để cứu bệnh nhân là số 1”

Thanh niên

Nối thành công bàn tay bị chém đứt lìa

Ngày 12.7, BV Da liễu T.Ư Quy Hòa cho biết bệnh viện đã cấp cứu, phẫu thuật thành công cho anh Huỳnh Minh Sang (27 tuổi, H.Sơn Hòa, Phú Yên). Vào trưa 8.7, anh Sang nhập viện trong tình trạng bị choáng nặng do mất nhiều máu, bàn tay phải bị một vết chém đứt phăng các ngón, gần đứt lìa bàn tay, chỉ còn dính lại chút da, cẳng tay cũng bị mẻ xương trụ, đứt gân cơ. Sau khoảng 2 giờ di chuyển từ Phú Yên tới Bệnh viện Da liễu T.Ư Quy Hòa, nạn nhân mất thêm một lượng máu lớn. Ca mổ kéo dài 6 giờ, nạn nhân phải truyền đến 1,25 lít máu. 4 ngày sau mổ, anh Sang đã hết cảm giác chóng mặt, bàn tay không còn tím tái mà chuyển sang hồng ấm; các ngón tay đều đã cử động được nhẹ nhàng.

Lao động

Cấp miễn phí 10.000 liều vaccine bạch hầu cho Bình Phước

Ngày 14/7, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Để kịp thời ứng phó với dịch bạch hầu tại Bình Phước, ngăn chặn nguy cơ lây lan và bùng phát dịch, Bộ Y tế đã khẩn trương chỉ đạo Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế xuất 10.000 liều vắc xin Td (vắc xin uốn ván – bạch hầu) phòng chống dịch bạch hầu cho tỉnh. Ngay khi có thông tin về dịch bạch hầu tại tỉnh Bình Phước vào chiều 12/7 do Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh báo cáo, Bộ Y tế đã đặc biệt quan tâm, đánh giá tình hình và nhanh chóng đưa ra phương án ứng phó kịp thời, ngăn chặn dịch bệnh bạch hầu lây lan ra cộng đồng. Theo đó, phương án cần thiết là cung cấp miễn phí 10.000 liều vắc xin Td vận chuyển ngay đến tỉnh Bình Phước vào chiều 13/7 để tiêm phòng cho người dân tại 2 xã xuất hiện dịch ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, tăng cường tối đa khả năng miễn dịch cộng đồng đối với dịch bạch hầu. Cụ thể, 10.000 liều vắc xin Td trên được dành cho nhóm đối tượng từ 6-16 tuổi tại 2 xã Thuận Lợi, Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Nhóm từ 2 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi vẫn được tiêm phòng vắc xin miễn phí Quinvaxem và nhóm trẻ 18- 48 tháng tiếp tục được tiêm phòng vắc xin miễn phí DPT (bạch hầu – ho gà – uốn ván) thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng theo lịch tiêm chủng thường xuyên.

Đủ chiêu trò “vặt” tiền người nhà bệnh nhân

Việc trục lợi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vẫn còn tồn tại bằng nhiều mánh khóe khác nhau với đủ loại dịch vụ: Từ xe cấp cứu, taxi… đến cả “buôn xô bán chậu”. Vụ “ chặn xe cứu thương” ở Bệnh viện Nhi Trung ương vừa qua là một  ví dụ điển hình. Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra công văn yêu cầu các cơ sở y tế toàn quốc chấn chỉnh các dịch vụ thuê bên ngoài…

Nông thôn ngày nay

Nhiều “ông lớn” muốn mua cổ phần bệnh viện công

Với chủ trương cổ phần hóa các bệnh viện công trực thuộc Bộ GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhiều “đại gia” cả trong ngành y tế lẫn ngoài ngành đều đang “nhắm” chờ cơ hội “bung tiền” nắm giữ những thương vụ M&A này… Mới đây nhất, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đã gửi đơn đến Bộ GTVT với mong muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược nắm cổ phần chi phối tối thiểu 65% số cổ phần tại Bệnh viện GTVT Đà Nẵng và Bệnh viện GTVT TP.HCM. Nếu thành công với thương vụ này, Hoàn Mỹ sẽ nâng tổng số bệnh viện thuộc sở hữu của hệ thống lên tới con số 10.

Người “ngoại đạo” cũng mê… bệnh viện công

Việc Công ty cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ “nhắm” vào các bệnh viện công trực thuộc ngành GTVT không phải là lạ gì trong giới đầu tư. Bởi trước đó đơn vị này đã có nhiều thương vụ M&A “đình đám” nhắm vào các bệnh viện lớn tại khu vực miền Đông Nam Bộ và miền Trung. Cụ thể, sau khi hoàn tất M&A với Tập đoàn Fortis (Ấn Độ), sau đó là Clermont Group (trước đây là Chandler Corporation), năm 2015, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ cũng đã thực hiện thành công thương vụ M&A với Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai và đến tháng 3.2016, Bệnh viện Quốc tế Vinh (Nghệ An) cũng trở thành thành viên của hệ thống này. Như vậy, thời điểm này, Hoàn Mỹ đã sở hữu 7 bệnh viện và 1 phòng khám với quy mô tổng cộng 1.943 giường bệnh, đáp ứng dịch vụ khám, chữa bệnh cho hơn 1.5 triệu lượt bệnh nhân/năm. Hiện Bệnh viện GTVT TP.HCM, Bộ GTVT chưa có kế hoạch cụ thể để cổ phần hóa. Riêng với Bệnh viện GTVT Vinh và Bệnh viện GTVT Đà Nẵng thì Bộ GTVT đã có kế hoạch cổ phần hóa vào đầu năm 2017. Tuy nhiên, cả hai bệnh viện này đều đang trong “tầm ngắm” của nhiều “đại gia”, trong đó phải kể đến Tập đoàn T&T (Hà Nội) - đây sẽ là “đối thủ” lớn của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ khi muốn cạnh tranh bởi trước đó T&T đã rất thành công với thương vụ M&A Bệnh viện GTVT Trung ương (T&T nắm 51,43% cổ phần). “Chúng tôi muốn trở thành cổ đông chiến lược tại hai bệnh viện này nhằm hình thành một hệ thống bệnh viện các tuyến hoàn chỉnh, trong đó Bệnh viện GTVT Trung ương là hạt nhân”, ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển), Tổng giám đốc Tập đoàn T&T bày tỏ mong muốn tham gia cổ phấn hóa với Bộ GTVT. Ngoài các bệnh viện trên, BV Nam Thăng Long (Hà Nội) cũng vào “tầm ngắm” của nhiều nhà đầu tư kể cả trong ngành y tế lẫn từ phía các nhà đầu tư “ngoại đạo”. Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, có hàng chục “đại gia” gửi đơn xin trở thành cổ đông chiến lược, trong đó có những đơn vị khá “lạ” như: Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Công ty cổ phần Tập đoàn Lạc Việt, Công ty cổ phần Dầu khí Bắc Nam, Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Thi Sơn; Công ty cổ phần Máy lọc thận Việt Nam - Công ty cổ phần Trung tâm Bác sỹ gia đình Hà Nội…

Lợi đủ đường?

Theo các chuyên gia về y tế thì tiềm năng của kinh doanh bệnh viện hiện đang rất hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là hệ thống các bệnh viện công lập khi đã có sẵn một lượng… bệnh nhân cơ hữu. BS. Nguyễn Hữu Tùng, Phó chủ tịch thường trực Hội Hành nghề y tế tư nhân TP.HCM, cho biết, tổng chi tiêu y tế của hơn 90 triệu dân Việt Nam hiện chiếm đến 5,8% GDP, cao nhất ASEAN, thêm vào đó là lộ trình xã hội hóa y tế mà Chính phủ đang tiến hành rất thông thoáng nên sẽ là thị trường đầy tiềm năng với nhà đầu tư có tiềm lực. Dù vậy, theo bác sĩ Tùng, hiện nhiều nhà đầu tư lại nhắm vào hệ thống các bệnh viện công lập đang có kế hoạch cổ phần hóa bởi lẽ đầu tư vào hệ thống này thì… sớm thu hồi vốn hơn là mở ra hệ thống bệnh viện tư mới. Thực tế, theo thống kê của Bộ Y tế thì hiện tại số bệnh viện công vẫn chiếm tỉ trọng đáng kể trong nền y tế. Cụ thể, hiện có 1.090 bệnh viện công khắp cả nước thì chỉ có khoảng 175 bệnh viện tư nhân nhưng trong số này có khá nhiều bệnh viện đã dừng hoạt động hoặc đang ngoắc ngoải. Một chuyên gia của Sở Y tế TP.HCM nhận định, việc đầu tư vào bệnh viện tư nhân đòi hỏi vốn đầu tư lớn và lợi nhuận khá thấp trong những năm đầu tiên. Đặc biệt, khi chi phí khám chữa bệnh tại đây cao hơn khá nhiều so với bệnh viện công do phải chi trả lương cao cho bác sĩ giỏi, chi phí đất đai thuê mặt bằng, khấu hao tài sản… nên khó thu hút bệnh nhân. Đó là chưa kể các bệnh viện tư cần tốn thêm nhiều chi phí marketing, quảng bá để giới thiệu rộng rãi đến khách hàng mới thu hút được bệnh nhân đến khám. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng nữa là người dân không muốn “đặt cược” sức khỏe của mình vào các bệnh viện mới, ít tên tuổi. Việc đầu tư vào bệnh viện công theo các chuyên gia kinh tế là “lợi đủ đường”. Một chuyên gia nhận định, việc đầu tư vào bệnh viện công sẽ có nhiều ưu đãi về vốn, đất đai, chưa kể đã có sẵn một lượng bệnh nhân cố định hàng năm. Chẳng hạn với dự án Bệnh viện GTVT Trung ương, khi Tập đoàn T&T đầu tư vào thì đã có lợi thế dự án tòa nhà điều trị 7 tầng hiện đại trị giá 15 triệu USD từ nguồn vốn ODA, chưa kể bệnh viện này còn có quyền sử dụng diện tích đất lên đến 21.000m2 tại Q.Đống Đa, Hà Nội.

 

Ngày 22/07/2016
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích