Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 4 5 5 9
Số người đang truy cập
7 5 1
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
GS.TS. Eric L.Krakauer thuyết trình tại BV Xanh Pôn.
Điểm tin y tế từ các báo ngày 9/6 đến 13/6 năm 2016

Công an nhân dân

Việt Nam dự hội nghị cấp cao của Liên hiệp quốc về kết thúc đại dịch AIDS

Ngày 8-6, Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) nhằm kết thúc đại dịch AIDS, diễn ra tại trụ sở LHQ, New York, Hoa KỲ, kéo dài đến 10-6. Tại hội nghị, các quốc gia thành viên LHQ cùng thảo luận, để thống nhất về một bản Tuyên bố chính trị nhằm kết thúc đại dịch AIDS. Một trong những nội dung quan trọng là “dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS” trong 5 năm tới để đạt được “Mục tiêu 90-90-90” vào năm 2020, có nghĩa là 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người này được điều trị ARV; và 90% số người được điều trị ARV duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế. Là quốc gia đầu tiên ở châu Á-Thái Bình Dương hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 của Liên hiệp quốc, với những thành tựu to lớn trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam có tiếng nói quan trọng tại hội nghị này. Tính đến năm 2015, Việt Nam ước tính có hơn 250.000 người nhiễm HIV còn sống. Số nhiễm HIV mới được phát hiện trong năm 2015 là 12.000 người - giảm gần 2/3 so với mức đỉnh điểm vụ dịch vào năm 2007. Đến cuối năm 2015, đã có tới hơn 105.000 người nhiễm được điều trị ARV - tăng 30 lần so với năm 2005, tuy mới chỉ chiếm 46% số người nhiễm HIV tại Việt Nam. Việt Nam cũng đã  thí điểm và triển khai nhiều sáng kiến mới như “Điều trị 2.0” thông qua việc đơn giản hóa, phân cấp điều trị ARV và đưa xét nghiệm HIV xuống cộng đồng. Bộ Y tế nhấn mạnh: “Để kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030, vấn đề quan trọng là không một người dân nào bị bỏ lại phía sau. Mỗi con người, mỗi quốc gia đều phải được chú trọng, quan tâm. Sát cánh bên nhau, cùng đưa ra những cam kết chính trị mạnh mẽ và nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế sẽ là những minh chứng về thành công của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS". “Ts. Kristan Shoultz, Giám đốc UNAIDS Việt Nam bày tỏ: Vào thời điểm  đặc biệt quan trọng này của lịch sử thế giới phòng, chống HIV, Việt Nam là một đối tác quan trọng trong ứng phó toàn cầu. Chúng tôi tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo chính trị mạnh mẽ để dồn tổng lực đẩy nhanh tiến độ phòng, chống dịch AIDS và góp phần tạo dựng một thế giới mới, ở đó AIDS sẽ không còn là mối nguy hại cho sức khỏe của người dân.” Việt Nam dự hội nghị lần này nhằm thể hiện cam kết mạnh mẽ cùng với các quốc gia chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030, đóng góp tích cực vào các cuộc thảo luận của LHQ nhằm tìm giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, cũng như thúc đẩy hợp tác, sự hỗ trợ của các quốc gia đối với chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể của hội nghị; có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS như: Quỹ PEPFAR, Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, lao và sốt rét, Chương trình phối hợp chung của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS)...

Bệnh sốt xuất huyết tăng cao ở ĐBSCL

Trung tâm YTDP Cần Thơ cho biết: “Từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn TP Cần Thơ xảy ra 361 ca bệnh sốt xuất huyết (SXH), tăng 80% so với cùng kỳ năm 2015. Không chỉ Cần Thơ, qua ghi nhận 5 tháng đầu năm nay, bệnh SXH ở 20 tỉnh, thành phía Nam tăng 120% so với cùng kỳ”. Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 1.290 ca mắc SXH, tăng 160% so với cùng kỳ. Còn ở Đồng Tháp cũng cho thấy, nếu như mùa khô các năm trước, bình quân mỗi tuần chỉ có khoảng 5-8 ca bị SXH trên phạm vi toàn tỉnh, nay số người bị bệnh SXH tăng lên khoảng 50 ca/tuần. Tại Sóc Trăng, từ đầu năm đến nay có khoảng 500 người bị SXH, tăng gần 70% so cùng kỳ năm ngoái. BV Nhi đồng TP Cần Thơ, thông tin: “Số bệnh nhi từ các tỉnh ĐBSCL mắc SXH nhập viện điều trị từ đầu năm đến nay tăng khoảng 340% so với cùng kỳ. Trong 5 tháng đầu năm, bệnh viện tiếp nhận 808 bệnh nhi mắc SXH điều trị nội trú, trong khi cùng kỳ chỉ tiếp nhận 242 ca”. Nguyên nhân SXH bùng phát do năm nay đến chu kỳ phát bệnh, tình hình thời tiết biến đổi bất thường, sự chuyển tiếp của virut và quan trọng là ý thức diệt muỗi, lăng quăng của người dân chưa cao nên bệnh có cơ hội bùng phát…

Khắc phục tình trạng thiếu máu trầm trọng dịp hè

Sáng 12-6, Ngày hội hiến máu “Mùa hè nhân ái” lần thứ IV đã khai mạc tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, thu hút hơn 500 tình nguyện viên và hàng nghìn học sinh, sinh viên tham gia. Đây là sự kiện hưởng ứng “Ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu 14-6”, chiến dịch “Mùa hè tình nguyện” và “Hành trình Đỏ” 2016. GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết, hiện nay, lượng máu tiếp nhận được của nước ta mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của người bệnh. Đặc biệt, cứ mỗi dịp hè, tình hình thiếu máu lại diễn ra, nhất là vào những ngày đầu tháng 6. Được biết, Ngày hội hiến máu “Mùa hè nhân ái” lần thứ IV đã tiếp nhận trên 1.000 đơn vị máu để phục vụ công tác điều trị và cấp cứu. Tại ngày hội, Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã phát động chiến dịch vận động hiến máu dịp hè và ra mắt 15 đội tuyên truyền viên với trên 400 tình nguyện viên chung sức khắc phục tình trạng thiếu máu mùa hè.

Đại học Y khoa Harvard (Mỹ): Để giảm đau không còn là đặc quyền của người giàu

Mỗi ngày, có hàng ngàn bệnh nhân vật vã vì đau đớn và không ít người tử vong do những cơn đau hành hạ. Theo một khảo sát của Bộ Y tế, nhu cầu giảm đau trong điều trị ở các bệnh viện (BV) là khổng lồ, nhưng rất ít bệnh nhân được tiếp cận, do lĩnh vực này còn mới mẻ ở Việt Nam. Hiện chỉ khoảng 15% bệnh nhân có tiền mới được chăm sóc giảm đau (CSGĐ). Phát triển lĩnh vực này nhằm đảm bảo công bằng cho người bệnh, nên BV Xanh Pôn đã mời GS.TS. Eric L.Krakauer, Giám đốc các chương trình quốc tế Trung tâm CSGĐ của Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) hỗ trợ về CSGĐ. Nhân dịp này, PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với ông vào ngày 9-6:

Là một trong các chuyên gia giảm đau hàng đầu thế giới, ông có thể cho biết tỉ lệ bệnh nhân có nhu cầu giảm đau trong điều trị hiện nay, thưa ông?

Chưa có thống kê chính xác về nhu cầu CSGĐ, nhưng số người được  tiếp cận với chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) rất ít. Ở các nước kém phát triển có tới 83% người có nhu cầu không tiếp cận được, còn ở những nước phát triển thì khoảng 75% người có nhu cầu được tiếp cận điều trị. Tại sao những người giàu lại có khả năng tiếp cận với CSGN dễ dàng, còn người nghèo lại không? Trả lời được câu hỏi mang tính nhân văn này sẽ giúp đỡ cho nhiều bệnh nhân không phải chịu những cơn đau dày vò khi bị bệnh.

 Ông sẽ hỗ trợ gì cho BV Xanh Pôn để bệnh nhân ở Hà Nội có cơ hội được tiếp cận điều trị CSGĐ, thưa giáo sư,?

Ý tưởng của Xanh Pôn về xây dựng Trung tâm điều trị giảm đau, đào tạo về chăm sóc và giảm đau cho bệnh nhân của khu vực Hà Nội hoặc khu vực miền Bắc là rất tốt. Số lượng bệnh nhân cần chăm sóc giảm đau rất đông và họ đã triển khai công tác chăm sóc, giảm nhẹ đau cho bệnh nhân tại nhà. Tôi đã cộng tác với nhiều BV trên thế giới và tôi đến BV Xanh Pôn với trạng thái “mở”, lắng nghe xem bệnh nhân và bác sĩ ở đây cần gì, tôi sẽ giúp theo nhu cầu đó. Tôi hiểu rõ CSGN còn chưa phổ biến ở những nước có thu nhập thấp, tuy nhiên có nhiều biện pháp rất tốt cho các bệnh nhân tại những nước này.  Hiện nay mới chỉ 10 - 15% dân số ở các nước kém phát triển được điều trị giảm nhẹ bằng morphin- mà theo WHO đây là thuốc độc và dùng để giảm đau mang tính chất hướng thần kinh trung ương. Chỉ những bệnh nhân giàu mới có điều kiện sử dụng morphin và những bệnh nhân nghèo không thể chi phí cho loại thuốc giảm đau này. Trong khi giảm đau là yếu tố tiên quyết trong điều trị cho bệnh nhân. Ngoài morphin còn có những phương pháp giảm đau khác để các bệnh nhân đều được hưởng những kỹ thuật điều trị mới nhất, giảm giá thành và nhiều bệnh nhân nhận được điều trị, đặc biệt là người nghèo. Tôi đến đây không chỉ dạy cho các bác sĩ mà còn học họ, xem họ xử trí với bệnh nhân như thế nào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, bệnh nhân chủ yếu là người nghèo.

Việc CSGN ở Việt Nam còn rất mới, theo ông, làm thế nào để bệnh nhân được tiếp cận nhiều hơn với việc giảm đau trong điều trị?

   WHO đã ban hành chiến lược gồm 6 bước để triển khai mạng lưới CSGN cho từng nước. WHO đã ban hành hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau tại Việt Nam, trong đó có morphin. Chúng ta sử dụng morphin để giảm đau nhưng cũng phải giảm tối đa tác dụng phụ của nó. Việc điều trị giảm đau tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, vì rất ít bác sĩ được phép kê morphin cho bệnh nhân. Tôi đang cùng Bộ Y tế Việt Nam cố gắng phát triển hệ thống bác sĩ ở tuyến quận, xã, phường có thể kê đơn morphin cho bệnh nhân trong điều trị giảm đau. Đánh giá từ 5 địa phương: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, An Giang, TP Hồ Chí Minh, tôi thấy khả năng tiếp cận của bệnh nhân với CSGN rất hạn chế. Chính phủ chưa thể triển khai ngay được nhưng Hà Nội có thể có cơ chế đặc thù để phát triển, đáp ứng nhu cầu CSGN rất lớn của người bệnh.  Chúng ta cũng phải thúc đẩy vai trò của nhân viên y tế cộng đồng, để người dân hiểu được vai trò của CSGN. Nếu tạo được hệ thống CSGN tốt thì sẽ giảm được gánh nặng chi phí y tế cho người dân, cho xã hội cũng như giảm được thời gian nằm điều trị của bệnh nhân và tỉ lệ nhập viện. Phương pháp CSGN là chăm sóc toàn diện người bệnh để người bệnh giảm được nỗi đau về thể chất cũng như sang chấn về tinh thần. Không chỉ người bệnh mà cả người nhà bệnh nhân cũng được chăm sóc để tránh bị sang chấn. Nếu người bệnh được chẩn đoán, điều trị thì sẽ được chăm sóc tốt ở tuyến cơ sở, nếu cần chăm sóc tại BV thì phải gửi bệnh nhân đến đúng địa chỉ để người bệnh đỡ tốn thời gian và việc điều trị hiệu quả hơn. Không chỉ ở nước nghèo, ở những nước phát triển thì sự mất công bằng trong CSGN vẫn là điều không thể chấp nhận được và chúng ta phải đấu tranh để bảo đảm tính công bằng trong điều trị.

Tiền phong

Đắk Lắk: Ăn nấm dại, cả gia đình 7 người bị ngộ độc

Sáng 8/6, đại diện BVĐK tỉnh Đắk Lắk cho biết đang tích cực cấp cứu điều trị cho 7 bệnh nhân cùng một gia đình bị ngộ độc do ăn nấm dại. 7 bệnh nhân gồm: Y Hùng Niê (21 tuổi), Y Bé Niê (25 tuổi), Y Quang Niê (16 tuổi), Y Vinh Niê (13 tuổi), H’Gua Niê (12 tuổi), Y Kang Niê (10 tuổi) và Y Nhương Niê (7 tuổi) cùng ở tại buôn Kuốp, xã Đray Sáp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk). Trước đó, chiều 7/6, anh Y Hùng Niê cùng Y Vinh Niê vào thác Đray Nur, huyện Krông Ana chơi, thấy có nấm dại mọc liền hái về nấu cho gia đình ăn. Khoảng 1 giờ sau, cả nhà đều xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, hoa mắt,… phải đi bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu chống độc BVĐK tỉnh Đắk Lắk xác nhận: Khoảng 5 giờ chiều 7/6, bệnh viện có tiếp nhận 7 bệnh nhân trong cùng một gia đình bị ngộ độc. Khi nhập viện, các bệnh nhân đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đi cầu lỏng, nôn ói nên bệnh viện tích cực cấp cứu, điều trị, đến nay sức khỏe của các bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm. “Nấm độc hay lành đều khó nhận biết bằng mắt thường, người dân tuyệt đối không nên hái nấm hoang dại để ăn”, bác sĩ Nhựt nói.

Hồi âm máy thở “nín thở”, lãng phí tiền tỷ: Chờ kết luận của cơ quan điều tra

Ngày 7/6, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã có trao đổi với phóng viên Tiền Phong liên quan đến thông tin “Máy thở “nín thở”, lãng phí tiền tỷ” đăng tải trên số báo ra ngày 6/6. Máy thở Raphael Color thuộc gói thầu số 1 bị hư hỏng hiện đang chất đống trong kho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Ảnh: Quốc Ngọc Sở này xác nhận 20 máy thở đa năng hiệu Raphael Color mua cho bệnh viện tỉnh nằm trong gói thầu số 1 thuộc “Dự án phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm A/H5N1 ở người” có tổng giá trị hơn 4,6 tỷ đồng. Dự án nằm trong kế hoạch dự toán kinh phí chung từ năm 2005. Bệnh viện tỉnh tiếp nhận số máy trên ngày 24/8/2010 trong tình trạng hoàn toàn mới, phù hợp với tiêu chí ban đầu đề ra. Với trách nhiệm của mình, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, khi cơ quan CSĐT vào cuộc, Sở đã tích cực hỗ trợ công tác điều tra; chủ động chỉ đạo bệnh viện kiểm tra lại tất cả các máy thở hiện có nhằm lên kế hoạch khắc phục, sửa chữa các máy đã bị hư hỏng bảo đảm đủ phương tiện phục vụ bệnh nhân. Theo Sở Y tế Bình Dương, việc công an vào cuộc điều tra là họ có lý do riêng của họ, Sở Y tế không có ý kiến. Sở đang chờ kết luận của cơ quan điều tra và nếu có sai phạm nào thuộc chức năng xử lý của mình, sẽ xử lý nghiêm với tổ chức, cá nhân liên quan. Ngoài ra, Sở sẽ tiếp tục chỉ đạo bệnh viện tỉnh có kế hoạch bảo trì, sửa chữa máy móc, trang thiết bị y tế đã bị hư hỏng để có phương tiện phục vụ bệnh nhân. Hiện có 5/20 máy giúp thở nói trên đã được sửa với kinh phí hơn 318 triệu đồng và đang hoạt động hiệu quả khi kết nối với hệ thống khí nén trung tâm. Cũng theo Sở Y tế Bình Dương, năm 2015, bệnh viện đã tổ chức đấu thầu sửa chữa 15 máy thở còn lại nhưng do nhà thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, do đó bệnh viện đã hủy kết quả đấu thầu. Hiện tại, bệnh viện đang cho đánh giá lại hiện trạng của 15 máy giúp thở để tiếp tục tiến hành đấu thầu sửa chữa.

Chiến sỹ trẻ 27 lần hiến máu

Thiếu úy Phạm Văn Chung (SN 1988) là một trong những gương sáng điển hình trong hoạt động hiến máu tình nguyện mới được nhận bằng khen của Bộ Công an. Anh Chung đã 27 lần hiến máu và tích cực trong các hoạt động vận động, tuyên truyền hiến máu.

Một năm hiến máu 5 lần

Anh Phạm Văn Chung hiện là cán bộ Phòng Công tác chính trị, Cục Tham mưu, Tổng cục Chính trị CAND. Trong chương trình hiến máu, Chủ Nhật Đỏ, gặp anh rắn rỏi trong bộ cảnh phục màu cỏ úa và nụ cười tươi rói. Lúc thấy anh đang nằm trên ghế cho máu, lúc lại thấy vận động, hướng dẫn đồng đội tham gia các hoạt động, hiến máu. Mới đây, gặp Chung trong chương trình tuyên dương điển hình hiến máu của Tổng cục Chính trị CAND, anh chia sẻ đang ấp ủ vận động vợ tương lai cùng hiến máu tại Chủ nhật Đỏ 2016 và chụp ảnh kỷ niệm lồng vào album cưới. “Trước tình cảnh éo le và bản thân muốn giúp lại không phù hợp nhóm máu khiến tôi luôn nghĩ, có cơ hội sẽ hiến máu liên tục để cứu một ai đó, nhất là khi nghĩ tới hình ảnh của các bác sỹ và tình nguyện viên hiến máu cứu người”.

Phạm Văn Chung

Anh Phạm Văn Chung bắt đầu hiến máu từ đầu năm 2011. “Năm hiến máu nhiều nhất 5 lần, trong đó có ca cấp cứu”, anh Chung cho biết. Chung kể, thời gian công tác ở Điện Biên, tình cờ chứng kiến ca cứu một bệnh nhi bị tai nạn và cần phải truyền máu gấp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, do thiếu nhóm máu cần truyền cho bệnh nhi này, các bác sỹ đã trực tiếp cho máu và nhiều tình nguyện viên Cao đẳng Y Điện Biên sẵn sàng cho máu. “Trước tình cảnh éo le và bản thân muốn giúp lại không phù hợp nhóm máu khiến tôi luôn nghĩ, có cơ hội sẽ hiến máu liên tục để cứu một ai đó, nhất là khi nghĩ tới hình ảnh các bác sỹ và tình nguyện viên hiến máu cứu người”, anh Chung kể. Với anh Chung, hiến máu không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn sẻ chia khó khăn và tiếp nguồn sống cho người bệnh, đồng đội bị thương trong những lần trấn áp tội phạm nguy hiểm. Tham gia Hội Thanh niên Vận động hiến máu của Viện Huyết học Truyền máu T.Ư, anh Chung gặp không ít gia đình có hoàn cảnh éo le. Trong đó, có một gia đình quê Thanh Hóa bán nước chè ở cổng Viện lấy tiền nuôi hai con bệnh thiếu máu. “Cậu con trai lớn của đình này 20 tuổi nhưng bé choắt như đứa bé 10 tuổi; còn cậu em 16 tuổi thì nhỏ quá mức. Hai anh em bưng nước cho khách mà trên tay vẫn còn băng ống chờ truyền máu khiến ai cũng cảm thương”. Anh Chung cũng cho hay, sau khi chứng kiến hoàn cảnh của gia đình này, đã kết nối với Hội Đại Bi Tâm (Bát Tràng, Gia Lâm) thăm hỏi, động viên, tặng quà. Để có thể cho máu mà vẫn đảm bảo sức khỏe và nhiệm vụ công tác tại đơn vị, anh Chung luôn ý thức việc rèn luyện.

Tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện 

Phạm Văn Chung không chỉ hiến máu nhiều mà còn tích cực tham gia các hoạt động vận động tuyên truyền và tổ chức hiến máu. Từ năm 2015, anh làm Trưởng điều phối viên Hội Thanh niên vận động hiến máu nhân đạo Hà Nội trực tiếp tại Viện Huyết học Truyền máu T.Ư. Công việc chính của anh là điều phối tình nguyện viên và trực tiếp tuyên truyền công tác hiến máu nhân đạo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, trong các chương trình hiến máu, anh Chung còn hỗ trợ, trực tiếp phát tờ rơi, nói chuyện, giải thích một số câu hỏi của tình nguyện viên, nhất là tư vấn những người lần đầu hiến máu, giúp họ vững tâm lý. Năng nổ với phong trào hiến máu, anh Chung còn được biết đến khi tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện của Đoàn Thanh niên Tổng cục Chính trị CAND. Anh đã kết nối thành công và tham gia hoạt động từ thiện tại huyện Nậm Nhùn và Phong Thổ (Lai Châu); tặng sách vở, báo, đồ dùng học tập cho các em học sinh địa bàn huyện Đồng Văn (Hà Giang); phát cơm từ thiện cùng nhóm tình nguyện Đại Bi Tâm (Bát Tràng) tại Bệnh viện K... Đặc biệt, cuối năm 2015, anh Chung còn khởi xướng và thực hiện chương trình phát cháo miễn phí tại Viện Huyết học Truyền máu T.Ư. anh Chung cho biết: “Chương trình phát 200 suất cháo miễn phí/lần/tháng tại Khoa Nhi, Viện Huyết học Truyền máu T.Ư”. Để đảm bảo chương trình diễn ra đảm bảo an toàn, hiệu quả, Đoàn Thanh niên Tổng cục Tham mưu tổ chức và Khoa Dinh dưỡng của Viện Huyết học Truyền máu T.Ư nấu.

Về bệnh viện 3 khoa nhập một

Được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất cùng trang thiết bị y tế hiện đại, thế nhưng, Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang (Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang - Đà Nẵng) đang thiếu nhân lực trầm trọng dù rằng lãnh đạo bệnh viện này đã làm đủ mọi cách để thu hút bác sĩ. Nhiều bệnh viện tuyến quận huyện khác của Đà Nẵng cũng đang trong hoàn cảnh tương tự.

Đa khoa = 3 khoa làm một

Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang được đầu tư xây dựng từ năm 2013 với quy mô 150 giường, 8 khoa khám chữa bệnh. Tháng 5/2016, dãy nhà 5 tầng (thuộc giai đoạn 2) được khánh thành và đưa vào sử dụng với tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, với đầy đủ trang thiết bị cùng 4 phòng mổ hiện đại. Với quy mô và trang thiết bị, bệnh viện huyện Hòa Vang được xem là bệnh viện tuyến quận huyện quy mô của Đà Nẵng. Thế nhưng, vì thiếu bác sĩ nên đến nay bệnh viện này không phát huy hết công năng khám chữa bệnh và phục vụ người dân. Y sĩ Trần Thị Hà, Trưởng phòng tổ chức - hành chính Bệnh viện Hòa Vang cho biết: hiện tại bệnh viện có 31 bác sĩ trong tổng số 237 cán bộ. Trong đó 8 bác sĩ ở tuyến xã, 4 bác sĩ là lãnh đạo, số còn lại đảm nhận khám chữa bệnh 5 khoang và 3 phòng chức năng, với khoảng 600 lượt bệnh nhân/ngày. Từ nay đến năm 2020 bệnh viện đang thiếu 35 bác sĩ. Bệnh viện làm mọi cách để thu hút, mời gọi bác sĩ nhưng 5 năm qua chỉ có 5 bác sĩ về bệnh viện công tác, trong đó có 2 bác sĩ về theo diện thu hút, 3 người còn lại xin về vì lý do gia đình. “Chúng tôi đã làm mọi cách nhưng xem ra mọi việc không như mong đợi. Nhiều trang thiết bị hiện đại thừa sức xử lý những ca bệnh thông thường nhưng phải đưa xuống Đà Nẵng”, bà Hà cho biết. BS Trần Sỹ, Phó giám đốc bệnh viện thông tin: Vì thiếu bác sĩ nên 4 phòng mổ hiện đại không phát huy hết công năng. Nhiều ca bệnh có thể mổ tại bệnh viện, nhưng không có người nên phải chuyển xuống Đà Nẵng. Việc thiếu bác sĩ đã ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân 11 xã thị trấn của huyện. Trong đó, các khoa như cấp cứu, ngoại, sản, nhi đang thiếu bác sĩ trầm trọng. Cũng vì thiếu bác sĩ nên bệnh viện phải gộp 3 khoa  Nội - Nhi - Đông y làm một. Vì thiếu bác sĩ nên tình trạng một bác sĩ đảm trách và luân phiên nhiều bệnh nhân ở các khoa khác nhau. BS Huỳnh Ngọc Linh (26 tuổi) làm việc tại khoa này tâm tư: Thiếu người nên có những ngày cao điểm một bác sĩ có lúc đảm trách hơn 50 bệnh nhân nằm ở các khoa khác nhau. Vì không đủ số lượng bác sĩ nên hàng tuần anh em phải trực liên tục, lắm bữa chạy toát mồ hôi vẫn không khám kịp. “Việc cùng một lúc phải đảm đương nhiều bệnh nhân và khám bệnh tại các khoa khác nhau ngoài việc ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh còn ảnh hưởng đến chuyên môn, khả năng nâng cao tay nghề của bác sĩ”, BS Linh nói. Để chữa cháy, những năm qua, bệnh viện này phải hợp đồng với người ngoài. Tại khu vực chẩn đoán hình ảnh với hệ thống máy được đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng không có bác sĩ chẩn đoán, đọc phim nên bệnh viện đang phải hợp đồng với người bên ngoài. Trong khi đó, tại khoa Sản cũng phải hợp đồng với bác sĩ khác, cả hai bác sĩ này đều lớn tuổi và đã nghỉ hưu.

Tìm mọi cách để thu hút  bác sĩ 

Trước công tác tại BVĐK Đà Nẵng, được Sở điều động lên làm lãnh đạo bệnh viện mấy năm nay. Quãng đường từ nhà đến bệnh viện sáng đi chiều về, hơn 30km, xe cộ đông đúc, nguy hiểm, BS Vĩnh tâm sự: Phải tâm huyết và yêu nghề mới bám trụ được. Ngày đầu lên đây nhận nhiệm vụ cũng thấy nản, nhưng rồi cơ sở vật chất được đầu tư, tương lai của bệnh viện được mở ra thấy có động lực. Nhưng, theo BS Vĩnh đau đầu nhất vẫn là chuyện nhân lực, bác sĩ chuyên môn, đào tạo bài bản để làm chủ trang thiết bị. Lý giải về nguyên nhân thiếu nhân lực, BS Vĩnh cho biết: Dù bệnh viện nỗ lực rất nhiều trong việc quảng bá, thu hút nhân lực có trình độ, chuyên môn về công tác tại bệnh viện, nhưng thực tế, hiện nay tuyến bệnh viện huyện không thể cạnh tranh nổi với các bệnh viện tư về đãi ngộ và thu nhập. Ngoài ra, chính sách thu hút nhân lực theo đề án của thành phố chưa đủ mạnh, trong khi chính sách thu hút của huyện không có. Thu nhập không đảm bảo cuộc sống gia đình thì không thể kéo họ về để họ gắn bó lâu dài được. BS Vĩnh đưa ra ví dụ: Một sinh viên ra trường loại giỏi, nếu về bệnh viện huyện công tác lương theo bằng cấp, ngạch 2,34 thì khoảng 3 triệu đồng/tháng. Trong khi các bệnh viện tư nhân ở thành phố lớn thu nhập gấp 3 - 4 lần. Do đó, việc các bác sĩ và sinh viên mới ra trường không chọn tuyến huyện là điều dễ hiểu. Ngoài ra, do bệnh viện nằm xa trung tâm thành phố, đường sá đi lại nguy hiểm nên nhiều người cũng ngại về, dù rất tâm đắc. Thậm chí có người đã nộp hồ sơ, ban giám đốc phê duyệt hợp đồng nhưng sau đó rút lui vào phút chót. Trong thời gian qua, Trung tâm y tế huyện Hòa Vang cố gắng triển khai một số chính sách thu hút nhân lực, từ nguồn tiết kiệm chi của trung tâm theo kết quả học tập hỗ trợ từ 5 - 15 triệu đồng/người về bệnh viện công tác nhưng vẫn chẳng mấy ai mặn mà. “Với kinh phí hạn hẹp của bệnh viện, đây là một nỗ lực hết mình”, BS Vĩnh chia sẻ. Mới đây theo đề án thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố bệnh viện được phân bổ 6 suất. Lãnh đạo bệnh viện trực tiếp ra Đại học Y dược Huế để kêu gọi 6 sinh viên năm cuối đã đăng ký với thành phố để mời gọi với những ưu ái có phần “chiều chuộng”. “Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên UBND thành phố, UBND huyện Hòa Vang, có chính sách đặc thù để bệnh viện thu hút nhân lực thế nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt”

Nhân dân

Bàn các giải pháp phát triển dược liệu bền vững

Ngày 8-6, tại Hà Nội, với sự tài trợ của Công ty cổ phần Traphaco, Báo Nhân Dân phối hợp Bộ Y tế tổ chức tọa đàm: “Phát triển bền vững dược liệu”. Các đồng chí: THUẬN HỮU, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; NGUYỄN THỊ KIM TIẾN, Bộ trưởng Y tế chủ trì tọa đàm. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số địa phương, đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến, sản xuất dược liệu. Tọa đàm là diễn đàn để trao đổi về thực trạng nuôi trồng, thu hái, sản xuất, kinh doanh dược liệu; đề xuất những giải pháp, hoàn thiện chính sách để phát triển bền vững dược liệu.

Từ chính sách đến thực tế phát triển dược liệu

Phát biểu ý kiến khai mạc tọa đàm, đồng chí Thuận Hữu nêu rõ, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu, đồng thời có kho tàng tri thức khổng lồ trong sử dụng cây, con làm thuốc trong nhân dân. Xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và sàng lọc các sản phẩm đó để tìm ra các hoạt chất sinh học mới, ít độc tính hơn, với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn… đang ngày càng được ưu tiên. Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, giá trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác. Nhiều địa phương, cây dược liệu đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo. Tiềm năng và cơ hội phát triển là rất lớn, nhưng chúng ta cũng đang phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ. Đó là việc dược liệu nuôi trồng, thu hái trong nước mới đáp ứng ở mức thấp nhu cầu sử dụng; số còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng chất lượng một số loại dược liệu nhập khẩu; nhất là nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu nhập khẩu theo các con đường tiểu ngạch đang bị thả nổi. Điều này đang làm đau đầu các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu. Đồng chí Thuận Hữu nhấn mạnh, tại kỳ họp thứ 11, QH khóa XIII vừa qua, Luật Dược (sửa đổi) đã được Quốc hội chính thức thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-1-2017, đã đưa ra một loạt các chính sách, giải pháp nhằm khôi phục vị thế cho dược liệu, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền Việt Nam. Tăng cường quản lý, phát triển dược liệu là vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài mà Luật Dược (sửa đổi) đã tạo ra tiền đề, để ngành dược phát huy vai trò, vị trí trong thời gian tới. Mặt khác, muốn phát triển tốt ngành dược cần giải quyết nhiều vấn đề liên quan cơ chế, chính sách; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; quy hoạch phát triển công nghiệp dược; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, bác sĩ y học cổ truyền; quản lý xuất nhập khẩu dược liệu... Vì vậy, tọa đàm này là hết sức thiết thực để thực hiện các mục tiêu đề ra, phát huy tiềm năng của cây dược liệu trong nước. Báo cáo tình hình phát triển dược liệu và công tác quản lý dược liệu hiện nay, Cục trưởng Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) Phạm Vũ Khánh cho biết, thời gian qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm việc phát triển dược liệu, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của Việt Nam và coi đó là một trong các nhóm giải pháp của công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, do giá trị thu nhập của dược liệu mang lại. Ngày 30-10-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với quan điểm phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội; phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Ngày 19-12-2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó, có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung và nuôi trồng, thu hái cây dược liệu nói riêng. Thực hiện Quyết định 1976/QĐ-TTg, Bộ Y tế đã phối hợp UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng và phát triển Vườn Quốc gia Yên Tử, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn dược liệu trong vùng; phối hợp UBND tỉnh Hà Giang thực hiện Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP xây dựng các vùng trồng dược liệu tại các hộ gia đình; phối hợp UBND tỉnh Kon Tum, Lai Châu thực hiện công tác quy hoạch và nuôi trồng dược liệu. Hiện nay, tổng sản lượng dược liệu trồng hằng năm chỉ khoảng 5.000 tấn, trong khi nhu cầu trong nước rất lớn, khoảng 50.000-60.000 tấn/năm. Đầu ra cho dược liệu trong nước chủ yếu do các thương lái thu gom, một số ít được các nhà máy sản xuất dược liệu thu mua. Nguồn dược liệu nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, đang rất khó quản lý và có nhiều bất cập. Khi dược liệu được thông quan tại các cửa khẩu, nhưng cán bộ hải quan không có chuyên môn để kiểm tra chất lượng. Kiểm tra chất lượng trên thị trường, phần lớn là dược liệu kém chất lượng hoặc bị chiết xuất một phần hoạt chất, dược liệu bị “phù phép” từ chỗ không có hóa đơn chứng từ và nguồn gốc xuất xứ, được một số doanh nghiệp kinh doanh dược liệu, cơ sở sản xuất thuốc hợp thức hóa giấy tờ, để lọt vào đấu thầu tại các cơ sở y tế. Các cơ sở y tế cũng không kiểm soát được chất lượng dược liệu trước khi đưa vào sử dụng, do trình độ của cán bộ kiểm nghiệm tại bệnh viện hạn chế, không có máy móc kiểm định; phiếu kiểm nghiệm chất lượng dược liệu của cơ quan chức năng bị quay vòng để tuồn thuốc kém chất lượng vào bệnh viện. Bên cạnh đó, cán bộ kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm còn thiếu và yếu về chuyên môn… Những hạn chế nêu trên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị bệnh bằng YHCT và không khuyến khích được việc trồng, thu hái dược liệu trong nước. Nguyên nhân của thực trạng nêu trên do các quy hoạch, định hướng vùng trồng của Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vẫn chỉ là kế hoạch, chưa được chú trọng đầu tư, bố trí nguồn kinh phí để phát triển dược liệu. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dược liệu còn thiếu, hoạt động kinh doanh, sản xuất dược liệu vẫn dựa theo các quy định về quản lý thuốc tân dược, cho nên, có nhiều bất hợp lý. Để nâng cao công tác quản lý chất lượng dược liệu và củng cố hệ thống cung ứng dược liệu, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đề nghị Bộ Y tế khẩn trương ban hành thông tư quy định tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật tại hồ sơ mời thầu cung cấp dược liệu và vị thuốc YHCT trong các cơ sở y tế; sửa đổi Thông tư 14/2009/TT-BYT vì nhiều quy định không phù hợp điều kiện nuôi trồng, thu hái cây thuốc tại Việt Nam; có cơ chế hỗ trợ, ưu tiên trúng thầu tại các cơ sở khám chữa bệnh đối với dược liệu trồng trong nước, dược liệu khai thác hợp pháp, thuốc sản xuất từ dược liệu trong nước… Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các dược liệu nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Từ thực tế phát triển dược liệu ở địa phương, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh Vũ Tuấn Cường cho rằng, công tác phát triển dược liệu tại Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung còn nhiều khó khăn, cần sớm khắc phục. Đó là chính sách ưu đãi đầu tư cho nuôi trồng chưa cụ thể, chưa có chính sách bao tiêu sản phẩm dược liệu theo chuỗi từ vùng nuôi trồng dược liệu, bào chế, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. Đầu ra cho dược liệu cũng bế tắc do chưa kiểm soát chặt chẽ nguồn dược liệu nhập khẩu. Tiêu chuẩn dược liệu chưa đầy đủ, thiếu các quy định về hàm lượng, hoạt chất… Quảng Ninh đã hình thành được nhiều mô hình trồng dược liệu, có một số cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu và một nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu. Để phát triển dược liệu một cách bền vững, có hệ thống, cần sự quyết tâm chính trị của chính quyền và sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, ban ngành liên quan. Mọi nguồn lực cần được huy động để đầu tư cho phát triển dược liệu, trong đó, nguồn vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể đầu tư phát triển vùng trồng, sơ chế, chế biến dược liệu và sản xuất các sản phẩm từ dược liệu; nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư nghiên cứu, cải tiến quy trình, kỹ thuật sản xuất giống và trồng dược liệu, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm kỹ thuật cao. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Minh Tiến cho biết, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi lớn như hỗ trợ giống, phân bón, vay vốn… nhằm khai thác lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn gien cây dược liệu và thu hút doanh nghiệp đầu tư, phấn đấu thành vùng trọng điểm về phát triển dược liệu. Kết quả, đã phát triển dược liệu theo quy mô hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã dược liệu... nhưng vẫn chưa khai thác hết các thế mạnh. Thông qua tọa đàm, tỉnh Hà Giang kiến nghị khai thác dược liệu cần đi đôi với tái tạo và bảo tồn dược liệu từ tự nhiên, vì đây là nguồn vốn đặc biệt quý giá. Để làm được phải có sự phối kết hợp chung của các bộ, ngành trung ương. Dược liệu tự nhiên nên cấm xuất khẩu dưới mọi hình thức, nếu không thông qua các tổ chức, cá nhân được phép khai thác, bảo tồn bền vững. Ông Nguyễn Minh Tiến đề nghị Chính phủ cho xây dựng và ban hành chính sách riêng về phát triển dược liệu Việt Nam, không lồng ghép vào các chương trình khác, có như vậy mới giải quyết được tất cả vướng mắc hiện nay về dược liệu. Cùng chung tình trạng chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh đặc hữu của địa phương trong phát triển dược liệu, nhất là cây sâm Ngọc Linh, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Hồ Quang Bửu cho biết, chính quyền tỉnh và huyện hằng năm đều dành kinh phí để hỗ trợ cho bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh. Hiện nay, toàn huyện đã có hơn 1.300 ha trồng sâm, một số hộ nhanh chóng giảm nghèo, vươn lên làm giàu, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Tuy vậy, công tác bảo tồn và phát triển cây sâm còn nhiều hạn chế, như: chưa hình thành được vùng sâm nguyên liệu ổn định, sản phẩm làm ra ít về chủng loại và số lượng; nhiều hộ bán sâm non khi chưa đến tuổi khai thác nên giá trị kinh tế không cao… Nguyên nhân do cơ chế, chính sách của trung ương và địa phương chưa đủ hấp dẫn để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp; việc đầu tư cây sâm giống thời gian qua chỉ mang tính chất hỗ trợ, chưa có định hướng phát triển; công tác nghiên cứu khoa học về phát triển cây sâm còn ít, sản phẩm chưa thể cạnh tranh trên thị trường thế giới; nguồn kinh phí đầu tư chưa xứng tầm tiềm năng đặc hữu của cây sâm Ngọc Linh. Phát triển cây sâm Ngọc Linh sẽ tạo bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho vùng núi, do đó, địa phương rất cần những chủ trương, chính sách sát thực tế hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư mạnh vào phát triển cây sâm Ngọc Linh; các nhà khoa học cần nghiên cứu phát triển cây sâm, các sản phẩm sản xuất từ cây sâm để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo Ths Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Traphaco, để phát triển dược liệu Việt Nam, vấn đề mấu chốt là giải quyết đầu ra (sản phẩm dược liệu, các sản phẩm chế biến từ dược liệu). Nhiệm vụ này không ai khác ngoài doanh nghiệp phải thực hiện. Những năm qua, Traphaco đã xác định con đường phát triển bắt buộc và cũng gần như là duy nhất là sản xuất dược phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với phương châm “Công nghệ mới và bản sắc cổ truyền”. Nhận thấy rằng, chỉ có con đường phát triển bền vững mới mang lại giá trị thương hiệu lâu dài và tăng trưởng ổn định, Traphaco lựa chọn chiến lược phát triển “Con đường sức khỏe xanh”, nhằm góp phần phát triển nền "kinh tế xanh", trong đó đặc biệt tập trung xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu từ rất sớm. Bước ngoặt thật sự để tạo nên cú bứt phá ngoạn mục và toàn diện cho Traphaco chính là sự ra đời của Dự án nguyên liệu xanh (năm 2009) với mô hình liên kết “bốn nhà”: Nhà nước - Nhà khoa học - Doanh nghiệp - Nhà nông, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Mối liên kết đó giúp công ty phát triển hướng đi với bốn mục tiêu chiến lược phát triển xuyên suốt, toàn bộ chuỗi giá trị từ dược liệu: nguyên liệu xanh; công nghệ xanh; sản phẩm xanh; dịch vụ xanh. Từ kinh nghiệm quá trình phát triển, Ths Vũ Thị Thuận cho rằng, để bảo đảm người dân được sử dụng những sản phẩm tốt từ dược liệu cần sự chung tay góp sức của các đơn vị, các “nhà” nêu trên, trong những mối quan hệ phát triển. Chỉ có liên kết mới tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời kỳ mới, đồng thời giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mỗi “nhà” cần vào cuộc hiệu quả hơn nữa, nhằm tăng cường liên kết phát triển bền vững dược liệu Việt. Theo đó, các chính sách của Đảng và Nhà nước phải được thể chế hóa theo hướng đầu tư mạnh vào một chương trình quốc gia với các hành động cụ thể đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành: Y tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, sinh học, hóa dược và chính quyền các tỉnh, thành phố… Thành lập đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về cây thuốc và các chế phẩm từ dược liệu; đẩy mạnh nghiên cứu cây thuốc để có những quy trình khả thi, hiệu quả cho doanh nghiệp áp dụng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trồng trọt và thu hái. Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân xây dựng các vùng nuôi trồng, khai thác dược liệu. Chọn một số doanh nghiệp có năng lực để Nhà nước đầu tư mạnh mẽ, hỗ trợ, bảo đảm để xây dựng mô hình phối hợp bốn “nhà”, tạo dựng vùng sản xuất dược liệu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, cung cấp dược liệu tốt, ổn định cho công nghiệp dược, y học cổ truyền và xuất khẩu; tổ chức phát triển các vùng trồng cây thuốc có nhu cầu sử dụng lớn. Các nhà khoa học, các cơ quan xúc tiến thương mại tìm kiếm cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, giống mới để di thực trồng thuần hóa tại Việt Nam, đồng thời nghiên cứu phải gắn liền thực tế và có chiến lược cụ thể. Chủ động hợp tác doanh nghiệp trong triển khai đề tài nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất. Đồng thời, chủ động hợp tác người dân để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật làm thuốc. Nhà nông cần có định hướng sản xuất và bảo đảm được đầu ra; bảo đảm sản xuất ra dược liệu có chất lượng tốt từ sự đầu tư đầy đủ về giống, kỹ thuật trồng trọt, thu hái, chế biến và bảo quản; liên kết với nhau thành một tổ hợp hay hợp tác xã để có vùng trồng cây thuốc quy mô, diện tích lớn, chấm dứt tình trạng manh mún, riêng lẻ. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc chú trọng đầu tư nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo các tiêu chuẩn về “Thực hành tốt - GPs”, trong đó có thực hành tốt trồng và thu hái cây thuốc (GACP), bảo đảm chất lượng thuốc tốt, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu. Từ các bài học kinh nghiệm, cả lý luận và thực tiễn trong phát triển dược liệu thời gian qua, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc DKPharma Trần Văn Ơn đề xuất mô hình cung ứng dược liệu Việt Nam theo hướng củng cố các hệ thống đã có và hình thành một số chuỗi sản xuất, cung ứng liên kết. Đó là việc hình thành các tổ chức kinh tế về dược liệu tại cộng đồng để giữ vai trò: biến các dược liệu tươi thành dược liệu thô, cung cấp chủ yếu các sản phẩm thứ cấp ở dạng đơn giản ra thị trường và các doanh nghiệp chủ chốt (dược liệu khô, dược liệu đóng gói, thuốc phiến đóng gói có yêu cầu chế biến đơn giản, chế phẩm hoàn thiện dạng đơn giản như trà túi lọc, bột thuốc,…). Các doanh nghiệp này cũng tham gia sản xuất sơ cấp nhờ có một phần đất trồng dược liệu được quy hoạch thành vùng tương đối rộng, tạo thành các “đồn điền trung tâm”, vừa đóng vai trò cung ứng dược liệu tươi, vừa tạo mô hình cho cộng đồng học tập. Với tư cách pháp nhân, các đơn vị này chịu trách nhiệm quản lý vùng trồng và thu hái của mình, bao gồm phần trồng trực tiếp và theo hợp đồng với các hộ gia đình trong khu vực, và công bố GACP-WHO theo các quy định của Bộ Y tế. Đồng thời hình thành các doanh nghiệp chủ chốt, thực hiện chế biến các dược liệu thô thành sản phẩm cao cấp hơn, bao gồm: dược liệu đóng gói, cao định chuẩn, thuốc phiến yêu cầu chế biến phức tạp, các chế phẩm hoàn thiện (viên nén, viên nang, trà tan,...) cung cấp cho thị trường thuốc YHCT và thị trường bán lẻ. Hạt nhân của các doanh nghiệp chủ chốt này là các nhà xưởng chiết xuất và sản xuất có trình độ công nghệ cao nhất trong chuỗi. Để tăng tính liên kết, các doanh nghiệp chủ chốt có vốn góp vào các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã tại cộng đồng. Thực hiện tái cơ cấu các vùng trồng đã có theo các tiêu chuẩn của GACP. Theo đó, một số dược liệu đã được trồng trọt và sơ chế với quy mô tương đối lớn nhưng chưa đạt GACP-WHO như nghệ, táo mèo, địa liền, gừng, quế, đại hồi, thảo quả, ba kích,... (khoảng 30 đến 50 dược liệu) sẽ được tái cơ cấu theo các quy chuẩn của GACP-WHO, kể cả phần cứng và phần mềm, bằng cách hình thành các tổ chức kinh tế tại cộng đồng (nếu chưa có), xây dựng các cơ sở sơ chế tại chỗ, quy hoạch lại các khu trồng theo lô, đào tạo và huấn luyện, xây dựng các quy trình kỹ thuật, thao tác chuẩn phù hợp... Đây là con đường ngắn và tiết kiệm nhất để cho một số dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Thẳng thắn nhìn nhận những đóng góp trong việc phát triển dược liệu ở nước ta thời gian qua, Viện trưởng Dược liệu (Bộ Y tế) Nguyễn Minh Khởi cho rằng, hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) mặc dù có những kết quả khích lệ, nhất là ứng dụng trong phát triển dược liệu, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đó là việc chưa có sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất kinh doanh dược liệu, nên chưa phát huy được các kết quả của NCKH để ứng dụng vào thực tiễn. Đầu tư cơ sở vật chất cho các NCKH còn nhiều hạn chế, dàn trải. Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống cây dược liệu, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng giống cây dược liệu, kỹ thuật nuôi trồng, bảo tồn và phát triển nguồn gien cây dược liệu, tiêu chuẩn hóa, sản xuất thành phẩm chưa được quan tâm và đầu tư đủ mạnh... Để khoa học công nghệ thật sự là động lực then chốt phát triển đất nước, trong đó có phát triển dược liệu, TS Nguyễn Minh Khởi kiến nghị một số giải pháp: Chính phủ cần tập trung chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, trong đó có các giải pháp về khoa học công nghệ phục vụ phát triển dược liệu. Hoàn thiện các cơ chế chính sách đối với hoạt động khoa học và cán bộ khoa học để thu hút, khuyến khích động viên sự đóng góp của các nhà khoa học, các tổ chức khoa học cho sự nghiệp khoa học nói chung và cho phát triển dược liệu nói riêng. Các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính nghiên cứu cân đối nguồn kinh phí để đầu tư thích đáng, tập trung một số khâu then chốt để phát triển dược liệu, trọng tâm cho giống, công tác chế biến, tạo vùng trồng. Xây dựng các trung tâm mạnh, đủ năng lực trong nghiên cứu chọn tạo các giống dược liệu tiên tiến, có năng suất và chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Triển khai xây dựng những vùng trồng dược liệu tập trung có lợi thế cho từng loài dược liệu cụ thể. Tập trung rà soát, sớm ban hành các cơ chế, chính sách đòn bẩy, đột phá, như tạo đầu ra cho dược liệu, các sản phẩm, thuốc từ dược liệu, cơ chế gắn kết giữa cầu và cung, phải xuất phát từ cầu để đẩy cung, tìm lợi thế của cung để kích cầu. Triển khai đồng bộ các nội dung để phát triển dược liệu bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng. Tại tọa đàm, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Sâm Ngọc Linh Việt Nam Nguyễn Văn Sáu giới thiệu quy trình thích nghi và trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô ngoài vùng đặc hữu. Việc nghiên cứu xây dựng thành công quy trình này góp phần quan trọng vào việc bảo tồn nguồn giống và tạo ra nguồn dược liệu quý đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh. Quy trình gồm các công đoạn: chuẩn hóa độ tuổi và kích thước củ sâm Ngọc Linh in vitro; thích nghi cây sâm Ngọc Linh in vitro với môi trường; khử trùng củ và trồng cây trong vườn ươm; trồng cây ngoài vườn trồng. Cây sâm Ngọc Linh được thích nghi theo quy trình của sáng chế có khả năng phát triển khỏe mạnh cả bên ngoài vùng đặc hữu bản địa là vùng núi Ngọc Linh. Cây sâm Ngọc Linh có thể phát triển được trên các vùng núi như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo. Với tỷ lệ sống cao (trên 70%), quy trình theo sáng chế đã góp phần vào hoàn thiện quy trình nhân nhanh giống cây sâm Ngọc Linh bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật, nâng cao hiệu suất nhân giống và hạ giá thành sản phẩm. Phát biểu ý kiến kết luận tọa đàm, Bộ trưởng Y tế đánh giá cao tham luận của các đại biểu từ các khía cạnh khác nhau, đã nói lên những tâm huyết, những kinh nghiệm thực trạng và đặc biệt đề xuất các giải pháp để phát triển dược liệu bền vững. Hiện nay, vấn đề dược liệu là vô cùng bức thiết, cần giải quyết nhiều khía cạnh. Bộ Y tế đã tổ chức nhiều hội nghị về phát triển dược liệu, y học cổ truyền và cùng Mặt trận Tổ quốc phát động các chương trình Người Việt dùng thuốc Việt; Ngôi sao thuốc Việt, trong đó có chính sách ưu tiên thuốc dược liệu, y học cổ truyền. Bên cạnh sự hợp tác vào cuộc của bốn “nhà” (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông), cần có thêm sự vào cuộc của nhà sử dụng. Đó là hệ thống các bệnh viện cơ sở khám, chữa bệnh chuyên dùng các thuốc từ dược liệu và thuốc nam, kể cả các trạm y tế xã cho đến các lương y. Bộ trưởng Y tế chỉ rõ một số khó khăn hiện nay, đó là thuốc sản xuất trong nước (cả đông y và tây y) hiện mới đáp ứng được 50% yêu cầu của các cơ sở khám chữa bệnh; trong khi đó, dược liệu trong nước mới đáp ứng được 20% nhu cầu, còn lại là nhập khẩu. Thứ hai, các thuốc dược liệu chưa được công bố theo GACP - WHO tiêu chuẩn hóa để ưu tiên trong danh mục đấu thầu. Thứ ba, nguồn nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch nhưng chất lượng không đạt. Trong khi đó, dược liệu của các doanh nghiệp làm ăn tốt, nhưng giá cao, không cạnh tranh được với thuốc trôi nổi, tiểu ngạch sản xuất manh mún. Vì vậy, cần hình thành chuỗi doanh nghiệp cung ứng bao gồm nuôi trồng, thu gom, chuỗi phân phối, phải xuất phát từ phía doanh nghiệp. Người đứng đầu ngành y tế cũng cảnh báo, việc phát triển dược liệu cần có quy hoạch, gắn với đầu ra cho sản phẩm khi một số doanh nghiệp tiêu thụ nhiều thì đã có chỗ trồng rồi; nếu xuất khẩu thì có cạnh tranh được với các nước hay không?!

Hội nghị cấp cao LHQ về phòng, chống HIV/AIDS

Từ ngày 8 đến 10-6, Hội nghị cấp cao LHQ về phòng, chống HIV/AIDS diễn ra tại trụ sở LHQ ở Niu Oóc (Mỹ), với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước thành viên LHQ, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Tổng Thư ký LHQ, Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp chung của LHQ về HIV/AIDS, cùng đông đảo đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu dự hội nghị. Trong bối cảnh thế giới hiện có gần 37 triệu người nhiễm HIV và mỗi năm có thêm khoảng hai triệu người nhiễm HIV, hội nghị lần này được tổ chức nhằm thúc đẩy cam kết chính trị và các nỗ lực của cộng đồng quốc tế, tiến tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030. Hội nghị thông qua Tuyên bố chính trị khẳng định quyết tâm và cam kết của cộng đồng quốc tế đẩy nhanh nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS, đề ra mục tiêu cụ thể tới năm 2020, đáng chú ý là cam kết thực hiện Mục tiêu 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng HIV của mình; 90% số người được chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi-rút HIV (ARV) và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi-rút ở mức thấp). Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong những ưu tiên cao nhất của Chính phủ Việt Nam; nhờ nỗ lực chung, đến nay dịch HIV/AIDS ở Việt Nam từng bước được kiểm soát. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là nước châu Á - Thái Bình Dương đầu tiên hưởng ứng thực hiện Mục tiêu 90-90-90 của LHQ; cam kết mạnh mẽ chung tay cùng cộng đồng quốc tế phòng, chống HIV và loại bỏ AIDS. Tại hội nghị, một phụ nữ Việt Nam nhiễm HIV đã lên bục phát biểu cùng Phó Thủ tướng, nói lên tiếng nói của những người đang sống chung HIV, kêu gọi cộng đồng quốc tế không quên những người nhiễm HIV/AIDS. Bên lề hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có các cuộc tiếp xúc Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp chung của LHQ về HIV/AIDS; Giám đốc điều hành Quỹ toàn cầu về phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét; Đại sứ, Điều phối viên toàn cầu về AIDS của Mỹ kiêm Giám đốc Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về phòng, chống HIV (PEPFAR) và Giám đốc chấp hành UNICEF. Các đối tác quốc tế đánh giá cao những nỗ lực và hoan nghênh những kết quả mà Việt Nam đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; khẳng định tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam nhằm đạt Mục tiêu 90-90-90, hướng tới kết thúc đại dịch AIDS. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng làm việc với Trung tâm dự phòng và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và trung tâm trong thời gian tới.

Trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động về BHXH, BHYT

Ngày 10/6, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam và Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi “Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về BHXH, BHYT”. Dự Lễ trao giải có Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ban Tuyên giáo Trung ương) Nguyễn Thị Thu Hà cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Ban, đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và các họa sĩ đoạt giải… Theo đánh giá của BTC, sau gần 3 tháng diễn ra (phát động từ ngày 12/1/2016), cuộc thi đã thu hút sự tham gia của đông đảo họa sĩ trên mọi miền tổ quốc. Các tác phẩm dự thi đã thể hiện rõ chủ đề, đa dạng về hình thức thể hiện, phong phú về chất liệu, phản ánh rõ sự tìm tòi sáng tạo phong cách mỹ thuật mới trong sáng tác tranh cổ động. Nội dung các tác phẩm đã phản ánh được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thể hiện rõ bản chất tốt đẹp, nhân văn, nhân đạo của chính sách BHXH, BHYT. Các mảng đề tài về việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho các đối tượng đã được các tác giả thể hiện đậm nét trong các tác phẩm dự thi. Trong 401 tranh gửi về dự thi, Ban Giám khảo đã lựa chọn được 32 tranh xuất sắc lọt vào vòng chung khảo. Từ đó chọn ra 12 tranh có chất lượng tốt để trao giải. Tại Lễ Tổng kết, BTC đã trao 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích (không có giải đặc biệt) cho các tác phẩm đoạt giải. Trong đó, 2 tác phẩm đoạt giải Nhất là: “Tham gia BHXH, BHYT là chỗ dựa vững chắc cho tuổi già”- tác giả Minh Thi; “BHXH- Người bạn tin cậy của NLĐ”- tác giả Lê Anh.

Đình chỉ công tác Trưởng trạm y tế xã Kim Thành (Yên Thành, Nghệ An)

Trung tâm y tế huyện Yên Thành, Nghệ An vừa có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bà Hoàng Thị Đường, Trưởng trạm y tế xã Kim Thành, huyện Yên Thành do liên quan đến việc khám và điều trị khiến bệnh nhân tử vong vào ngày 4-6. Trước đó, vào khoảng 8 giờ 40 phút ngày 4-6, ông Nguyễn Văn Sơn (SN 1962) chở vợ là Trần Thị Huệ (SN 1971, trú tại xóm Đồng Bản, xã Kim Thành) đến trạm y tế xã Kim Thành. Người nhà cho biết, ông Sơn bị mệt trong quá trình làm việc ngoài ruộng dưới trời nắng nóng nên nhờ bà Đường truyền dịch. Sau khi kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho ông Sơn, bà Đường đã truyền cho bệnh nhân một chai nước Natrichorid chín phần nghìn. Khi truyền được khoảng 1/3 chai thì ông Sơn bảo bà Đường tiêm cefotaxim. Lúc này tại trạm y tế xã không có loại thuốc trên, nhưng bà Đường nhớ rằng ở nhà riêng của mình có nên đã về lấy rồi trở lại trạm tiêm cho ông Sơn. Sau khi tiêm loại thuốc kháng sinh trên được khoảng ba phút, ông Sơn thấy khó thở. Lúc này bà Đường bảo không sao rồi rút kim ra đồng thời tiến hành cấp cứu tại chỗ. Tuy nhiên diễn biến của bệnh nhân ngày một xấu đi. Khi được chuyển đến Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành cấp cứu ông Sơn đã trong tình trạng chết lâm sàng nên dù được cấp cứu tích cực nhưng ông Sơn vẫn không thể qua khỏi. Loại thuốc kháng sinh mà Trưởng trạm sử dụng để điều trị cho bệnh nhân là thuốc kháng sinh cefotaxim đã được Bộ Y tế cấm dùng ở tuyến cấp xã. Trong bản tường trình bà Đường cũng thừa nhận sai sót khi điều trị theo yêu cầu của bệnh nhân. Sau khi sự việc xảy ra, bà Đường cũng đã đến gia đình ông Sơn thăm hỏi động viên, bước đầu bà Đường đã chi trả toàn bộ số tiền mai táng phí đồng thời hỗ trợ tiền ăn học cho con của ông Sơn cho đến khi cháu học xong. Tại đây bà Đường cũng đã thừa nhận sai sót với gia đình nạn nhân.

Khuyến khích sử dụng các thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng

Mặc dù đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nhưng tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) vẫn ở mức ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Điều đó ngoài sự nỗ lực của ngành y tế, cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương và mỗi người dân để có những giải pháp cụ thể giúp tăng trưởng, phát triển trí tuệ, tầm vóc, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. VCDD bao gồm các vitamin: A, B,C D, E, K và các khoáng chất như sắt, kẽm, iốt, selen... là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu. Việc thiếu một số VCDD quan trọng như iốt, vitamin A, sắt, kẽm… lại đưa đến những hậu quả to lớn. Thiếu VCDD có thể dẫn đến mù lòa, tổn thương não, thai chết lưu, tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, giảm năng suất lao động ở người trưởng thành… Thiếu VCDD ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) công bố năm 2015 cho thấy tỷ lệ thiếu VCDD có xu hướng giảm so với điều tra quốc gia năm 2010, nhưng tốc độ giảm chậm và vẫn còn ở mức ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, nhất là đối với trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ về một số VCDD như thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu iốt, khẩu phần canxi thấp và có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới năm tuổi là 27,8%, tỷ lệ này cao nhất ở miền núi (31,2%) và thấp hơn ở thành thị (22,2%); tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8% và tỷ lệ này ở phụ nữ không có thai là 25,5%; tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới năm tuổi là 13%; tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới năm tuổi là 69,4%; tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai trên toàn quốc ở mức 80,3%... Các số liệu nêu trên cho thấy ở trẻ em dưới năm tuổi hiện nay có gần một phần ba bị thiếu máu và hơn hai phần ba bị thiếu kẽm. Ước tính Việt Nam có khoảng 7,5 triệu trẻ em dưới năm tuổi, thì số trẻ em bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng là gần một triệu. Thiếu vi chất dinh dưỡng được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” do khó phát hiện, khi các triệu chứng biểu hiện thành bệnh đặc trưng như bệnh thiếu máu, khô mắt do thiếu vitamin A thì dễ phát hiện nhưng sự tăng trưởng và phát triển cả về thể chất và trí tuệ đã bị ảnh hưởng trong thời gian dài và đôi khi thiếu VCDD để lại những hậu quả nghiêm trọng, không thể hồi phục được. Phòng, chống thiếu VCDD là một cuộc chiến bền bỉ để nâng cao năng lực lao động, phát triển trí tuệ, tầm vóc, chất lượng cuộc sống và nâng cao sức khỏe của người dân. Phòng, chống thiếu VCDD là một trong sáu mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2011-2020. Chiến lược đưa ra đồng thời nhiều giải pháp, trong đó bổ sung VCDD cho các đối tượng có nguy cơ cao là một giải pháp ngắn hạn quan trọng, cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu VCDD. Tăng cường VCDD vào thực phẩm là giải pháp trung hạn. Đa dạng hoá bữa ăn là biện pháp cải thiện tình trạng thiếu VCDD một cách lâu dài và bền vững. Không giải pháp đơn lẻ nào có thể phòng, chống thiếu VCDD một cách hữu hiệu và bền vững. Nhưng việc tăng cường VCDD vào các thực phẩm thiết yếu là biện pháp đơn giản, hiệu qủa và dễ đạt độ bao phủ cao và có tính bền vững để giảm thiểu sự thiếu hụt các VCDD trong bữa ăn hằng ngày. Nghị định số 09/2016/NĐ-CP đã quy định bắt buộc tăng cường VCDD (bao gồm iốt, sắt, kẽm và vitamin A) vào thực phẩm. Những thực phẩm bắt buộc tăng cường VCDD gồm: Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iốt; bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm; dầu thực vật có chứa một trong các thành phần dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải và dầu lạc phải tăng cường vitamin A (trừ dầu thực vật dùng trong chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp). Hiện các đơn vị chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp để cụ thể hóa quy định này. Tuy nhiên, cần cung cấp cho người tiêu dùng đầy đủ thông tin, kiến thức về vai trò của VCDD đối với sức khỏe, từ đó có ý thức hơn trong việc chủ động lựa chọn, tiêu thụ các thực phẩm tăng cường vi chất là điều kiện quan trọng để bảo đảm thực hiện có kết quả chương trình phòng chống thiếu VCDD. Ngày vi chất dinh dưỡng (1 và 2-6) năm nay, ngoài bổ sung vitamin A liều cao cho 5,1 triệu trẻ và 800 nghìn bà mẹ sau đẻ trong vòng một tháng, ngành y tế các địa phương cũng tăng cường công tác truyền thông để nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho người dân. Đồng thời khuyến khích sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, sử dụng thường xuyên các thực phẩm giàu VCDD, lựa chọn các thực phẩm tăng cường VCDD; thực hiện cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu… Chủ đề của ngày vi chất dinh dưỡng năm nay là “Hãy sử dụng các thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng hằng ngày”

Sài Gòn giải phóng

Bệnh viện K phải thay đổi để lấy lại niềm tin của bệnh nhân

Ngày 9 - 6, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng làm trưởng đoàn đã làm việc với Lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt bệnh viện  K về các mặt hoạt động của bệnh viện. Trong thời gian qua, Bệnh viện K đã để xảy ra nhiều vụ việc khiến uy tín của bệnh viện bị giảm đi trong mắt người dân. Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị BV phải củng cố lại niềm tin của người bệnh để người bệnh hài lòng hơn, cán bộ nhân viên bệnh viện cũng hài lòng. Thứ trưởng Tiến cho rằng, bệnh viện cần sớm tuyển thêm cán bộ làm việc, quy hoạch bổ nhiệm cán bộ phù hợp cho 3 cơ sở, đặc biệt Đảng ủy, lãnh đạo Bệnh viện cần nghiên cứu và xem xét thống nhất cơ chế hoạt động và điều hành bệnh viện, tránh tình trạng dàn trải, gây khó khăn cho công tác quản lý và điều hành. Hiện BV có 3 cơ sở với 1.327 giường bệnh và hơn 1.000 cán bộ nhân viên, trong đó có 673 viên chức. Trong thời gian qua, BV đã thực hiện cải tiến quy trình khám chữa bệnh với 28 bàn khám, duy trì 3 phòng khám dự phòng, đầu tư 17 tỷ hệ thống khám, chữa bệnh. Trong 5 tháng đầu năm, BV đã khám cho trên 103.000 lượt bệnh nhân, tăng 101%, số bệnh nhân nội trú tăng 106%.

Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi - Gây khó trong điều trị bệnh ở người

Kháng sinh đang bị lạm dụng tràn lan trong chăn nuôi. Những tồn dư kháng sinh trong thịt, cá, tôm mà con người sử dụng lâu ngày tích tụ và đến khi con người bệnh thì khả năng đáp ứng thuốc điều trị thấp hoặc bị kháng hoàn toàn. Hơn nữa, kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Tràn lan sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Tại hội thảo “Vấn đề ATVSTP từ việc lạm dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp” do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức, Hội Thú y Việt Nam, cho biết trên thế giới không nước nào bán kháng sinh tự do như ở Việt Nam. Trong năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai dự án điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại 5 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Thái Bình và Nam Định. Kết quả triển khai cho thấy 100% cơ sở chăn nuôi có sử dụng kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh cho heo; 68% cơ sở có sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng; 24,4% cơ sở tự trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng, trong đó 1,23% số hộ trộn bằng kháng sinh dạng nguyên liệu. Không chỉ trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, tình hình này cũng tương tự đối với thủy sản, khi nhiều loại kháng sinh bị cấm hoặc hạn chế sử dụng được phát hiện lạm dụng tại công đoạn nuôi trồng thủy sản đối với cá nuôi (cá tra, cá rô phi, cá lóc), tôm nuôi (tôm sú, tôm thẻ chân trắng)… Trong đó, kháng sinh cấm Chloramphenicol (CAP) bị phát hiện lạm dụng trong cả nuôi trồng lẫn bảo quản khi lưu thông trên thị trường đối với thủy sản nuôi (tôm, cá), hải sản (cua, mực, bạch tuộc, ghẹ) và thủy sản khô các loại trên phạm vi cả nước. Hầu hết thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam đều phải nhập khẩu. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu trên 70.000 tấn thành phẩm/năm, với giá trị từ 210 _ 774 triệu USD. Trên 90% thuốc BVTV được nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, chưa kể một lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu qua đường biên không kiểm soát được. Nhiều chủ chăn nuôi chưa đợi heo, cá đào thải hết kháng sinh đã xuất bán, khiến tồn dư kháng sinh trong thực phẩm rất lớn. Từ đó, người dân ăn thực phẩm mỗi ngày cũng là “ăn” cả kháng sinh, lâu dần cũng dẫn đến đề kháng thuốc mà không hiểu tại sao! Trong chăn nuôi, để hạn chế rủi ro với các nguy cơ dịch bệnh, người dân có thói quen dùng nhiều loại kháng sinh, thuốc kích thích, bao gồm cả các hoạt chất và thuốc thú y ngoài danh mục lưu hành nhằm kích thích tăng trưởng và điều trị cho vật nuôi.

Nguy hại cho sức khỏe

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của WHO. Trong đó, Việt Nam được xếp vào một trong những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất. Không chỉ lao, sốt rét, viêm phổi mà các thuốc dự phòng HIV/AIDS, các loại thuốc kháng sinh thế hệ mới cũng đang bị kháng. Nguyên nhân không chỉ do thói quen sử dụng thuốc bừa bãi của người dân, của bác sĩ điều trị, mà ngay cả trong thực phẩm người dân ăn mỗi ngày cũng có nhiều kháng sinh tồn dư trong thịt, cá, tôm, cua…. Theo BV Chợ Rẫy TPHCM, người dân vẫn có thói quen mua thuốc kháng sinh không cần kê toa (trong khi quy định bắt buộc phải có toa bác sĩ) dẫn đến sử dụng không đúng. Kết quả khảo sát của Bộ Y tế về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn (88% ở thành thị và 91% ở nông thôn); người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà không có đơn, chiếm 49% (thành thị) và 28,2% (nông thôn). Theo các chuyên gia y tế, ngay cả trong điều trị, có những loại kháng sinh thế hệ mới vừa đưa vào sử dụng tại Việt Nam chưa được 10 năm nhưng cũng bị kháng. Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), nhiều loại vi khuẩn, trực khuẩn đã đề kháng với kháng sinh thế hệ thứ 3, thứ 4 lên tới 50% - 60%, như Klebsiella spp, Pseudomonas spp, Acinetobacter spp… Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện đa khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TPHCM về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, 30% - 70% vi khuẩn gram âm đã kháng với Cephalosporin thế hệ 3 và 4; 40% - 60% kháng với Aminoglycosid và Fluoroquinolon… “Thực trạng kháng thuốc ngày càng trầm trọng này khiến hiệu quả điều trị thấp, kéo dài ngày nằm viện, tăng chi phí điều trị”, Cục Khám chữa bệnh kiến nghị các cơ quan chức năng cần sớm có chế tài nghiêm khắc đối với các cơ sở chăn nuôi lạm dụng kháng sinh, xử lý các nhà thuốc bán kháng sinh mà không có đơn. Trong điều trị, các bệnh viện phải tuân thủ làm kháng sinh đồ, thường xuyên bình đơn thuốc để xử lý những bác sĩ sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Tuổi trẻ

Chưa có “chuẩn” cho giá khám dịch vụ

Khác với cảnh đông nghẹt bệnh nhi ngồi chờ trong không khí nóng nực thường thấy, phòng khám theo yêu cẩu 2 của Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM đi vào hoạt động gần một năm nay được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, và chủ yếu là tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân…

Nhiễm liên cầu lợn, người bán thịt heo nguy kịch

Chiều 9.6, BV Chợ Rẫy - cho biết, bệnh nhân là ông P.T.L (SN 1964, ngụ tại An Giang) Bệnh viện An Giang chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 1.6. Lúc nhập viện, bệnh nhân sốt cao, co giật, mất tri giác. Trước đó, tại bệnh viện địa phương, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não và cho uống thuốc kháng sinh nhưng bệnh tình càng trở nặng. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, ông P.T.L tiếp tục được chẩn đoán viêm màng não, và điều trị bằng kháng sinh. Đến ngày thứ 5,  bệnh nhân càng trở nặng, bị sốc, rơi vào trạng thái lơ mơ và phải đặt nội khí quản, cho thở máy. Sau khi điều tra thông tin từ người nhà bệnh nhân, các bác sĩ Chợ Rẫy phát hiện, bệnh nhân có làm nghề buôn bán thịt lợn. Từ thông tin này, các bác sĩ đã đặt nghi ngờ bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn và mạnh dạn áp dụng kháng sinh đặc dụng kết hợp với hồi sức cấp cứu. Sau 8 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, dự kiến sẽ xuất viện sau 4 ngày tới.

Ăn Tết Đoan ngọ, hơn 60 người ngộ độc

Sau khi ăn Tết Đoan ngọ, hơn 60 người dân tại Vĩnh Linh và Gio Linh tỉnh Quảng Trị đều có triệu chứng ngộ độc thực phẩm, phải nhập viện. Ngày 10-6, bà Nguyễn Thị Khởi - phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh cho biết vừa đến thăm hỏi các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Quảng Trị (đóng tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh). Mỗi trường hợp được UBND huyện hỗ trợ 200 ngàn đồng. Theo những bệnh nhân này, họ nhập viện với các triệu chứng nôn ói, đau bụng dữ dội và sốt cao từ ngày 9 đến 10-6. Một gia đình có đến 8 người cùng nhập viện. Hiện còn 27 người đang điều trị tại đây. Các bác sĩ cho biết đã có nhiều bệnh nhân ra viện sau khi điều trị. Những bệnh nhân này cho biết đều có ăn bánh ướt mua tại chợ Do (xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh) về ăn Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5). Sau đó xuất hiện các triệu chứng như trên và phải nhập viện.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng liên tục

Theo Trung tâm Truyền thông sức khỏe TP.HCM (thuộc Sở Y tế TP), TP.HCM đang vào thời kỳ cao điểm của dịch bệnh tay chân miệng (từ tháng 3 đến tháng 6), do đó số ca mắc bệnh tăng liên tục trong tháng 5-2016. Hiện chưa ghi nhận ca tử vong nào.Trước nguy cơ dịch chồng dịch, các đơn vị y tế cần tăng cường giám sát chặt chẽ, phối hợp ngành giáo dục giám sát và báo cáo bệnh truyền nhiễm tại trường học, phát hiện sớm chùm ca bệnh tại cộng đồng cũng như tại trường học, các nhóm trẻ gia đình để kịp thời hỗ trợ, phối hợp với trường học xử lý vệ sinh khử khuẩn, không để dịch bùng phát và lây lan. Trong khi đó, Trung tâm YTDP TP.HCM cho biết trong tuần 22 (từ ngày 23 đến 29-5) toàn TP có 153 ca tay chân miệng nhập viện. Số ca bệnh tăng 11% so với trung bình bốn tuần trước (138 ca). Đáng lưu ý có 12 quận huyện có số ca mắc tay chân miệng nhập viện tăng so với trung bình bốn tuần trước. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay toàn TP có 2.008 ca tay chân miệng, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2015 (2.788 ca).

Khập khiễng cách hồi: Coi chừng tắc mạch

Khập khiễng cách hồi có nguyên nhân do thiếu hụt lượng máu đến nuôi chân do mạch máu bị chít hẹp vì xơ vữa. Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp, cơn đau sẽ biến mất, người bệnh có thể đi lại bình thường.Đây là dạng đau chân từng lúc, đặc biệt khi đang đi, ngồi nghỉ đỡ đau và sẽ đau trở lại khi đi tiếp; là cơn “đặc trưng” do thiếu máu cung cấp cho chân. Đau thường rõ hơn, gia tăng trong khi tập thể dục, đi bộ nhiều.

Khổ vì cái chân tê

Ông P.C.T. (sinh 1955), nhập viện vì bị tê, đau chân trái nhiều, đi lại rất khó khăn. Bệnh nhân có tiền sử bệnh rối loạn mỡ máu và viêm tắc động mạch chân mãn tính, đang dùng các thuốc bảo vệ thành mạch, thuốc giảm mỡ máu và thuốc chống đông. Qua thăm khám và kết quả siêu âm Doppler mạch máu, chụp DSA, ông được chẩn đoán: hẹp động mạch đùi trái nặng do xơ vữa thành mạch. Sau đó, ông T. được chỉ định can thiệp mạch bằng cách đặt stent động mạch qua da mà không cần phẫu thuật. Thủ thuật được thực hiện qua các công đoạn: đưa một ống thông nhỏ qua da vào động mạch để lấy cục máu đông, dùng một quả bóng nhỏ bơm lên trong lòng mạch để nong rộng chỗ tắc và đặt stent (ống nong) đúng cỡ vào vị trí chít nghẽn để ngăn chặn tái hẹp. Ông P.C.T. xuất viện 3 ngày sau với tình trạng sức khỏe ổn định, đi lại bình thường và chi không còn tê đau cách hồi.

Vì sao “khập khiễng cách hồi”?

Từ quả tim bơm ra, máu sẽ theo các động mạch đến khắp cơ thể. Cũng như các cơ quan khác, chân cũng có các động mạch đưa máu đến cung cấp dưỡng khí và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của mô, cơ ở chân. Khi dòng máu đến bị thiếu hụt, chân sẽ bị đau và tê. Với những trường hợp nghẽn hẹp vừa phải, cảm giác đau thường tăng lên, rõ ràng hơn khi bệnh nhân đi lại, khiến bệnh nhân có lúc phải ngồi nghỉ giữa chừng (khập khiễng cách hồi). Dòng máu nuôi dưỡng thiếu cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng, động mạch bị hẹp tắc, dòng máu nuôi bị chặn lại, các mô tế bào vùng tương ứng bị hoại tử, nhiễm trùng và nhiều lúc phải cắt cụt chân/tay. Lúc đầu, cơn đau khập khiễng chỉ có thể nhận thấy khi đang lao động, đi lại nhiều, nhưng về sau khi động mạch chân bị chít hẹp nhiều hơn, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Đau cách hồi có nguyên nhân là lưu lượng máu bị sụt giảm, do đó cơn đau sẽ biến mất sau khi can thiệp mạch máu khiến việc tưới máu được phục hồi. Hãn hữu, có người bị hẹp bệnh động mạch ngoại biên nhưng không có bất cứ một triệu chứng nào, nhất là trong giai đoạn sớm của bệnh. Đây là lý do bệnh chít hẹp động mạch chân bị bỏ sót chẩn đoán. Bệnh thường xảy ra trên cơ địa người béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp... Do đó, khi có cơn khập khiễng cách hồi, ngoài các thủ thuật để chẩn đoán bệnh lý động mạch ngoại biên, đừng quên tầm soát những bệnh lý nội tiết và chuyển hóa này. Can thiệp tim mạch là kỹ thuật “vàng” không quá khó để giải quyết những hẹp nghẽn tắc mạch nói chung và khập khiễng cách hồi do chít hẹp động mạch chân. Thủ thuật can thiệp mạch đòi hỏi hai bước cơ bản: (1) xác định chẩn đoán và (2) đánh giá mức độ và tính chất tổn thương. Những điều này chỉ đạt được ở cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cùng với trang thiết bị y tế đầy đủ: máy siêu âm Doppler mạch máu và đặc biệt là máy chụp mạch xóa nền kỹ thuật số hóa DSA.

An ninh thủ đô

Giáo sư Đại học Havard Mỹ trao đổi về phương pháp chăm sóc giảm nhẹ

Sáng 9-6, khoảng 100 nhân viên y tế tại BVĐK Xanh Pôn Hà Nội và một số cơ sở y tế của Hà Nội đã được Giáo sư Erickrakauer, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chuyên môn chăm sóc giảm nhẹ của trường Đại học Havard Mỹ trình bày kinh nghiệm giúp bệnh nhân giảm đau. Giáo sư Erickrakauer từng đến Việt Nam cách đây 15 năm đã cùng với các thầy thuốc Việt Nam nghiên cứu và áp dụng phương pháp chăm sóc giảm nhẹ với bệnh nhân. Việc áp dụng chăm sóc giảm nhẹ có thể triển khai được ở y tế xã, phường kết hợp với các thầy thuốc tuyến trên. Theo BVĐK Xanh Pôn Hà Nội, những kiến thức trao đổi rất bổ ích, thiết thực phù hợp với Việt Nam. Bản thân TS Bùi Văn Giang đã học kinh nghiệm của Giáo sư Erickrakauer và áp dụng ngay tại bệnh viện với nhiều bệnh nhân bị đau dây thần kinh số 5, bị đau do đau cột số, do hẹp đốt sống lưng hay hội chứng đau thần kinh cơ khi được điều trị bằng phương pháp thẩm phân thuốc. Những bệnh nhân sau khi được tiêm dung dịch đều đã giảm đau rõ rệt, trở lại cuộc sống bình thường. Những kiến thức trên có thể áp dụng được tại các bệnh viện ở Hà Nội.

Vụ bệnh nhân tử vong sau khi tiêm kháng sinh: Đình chỉ công tác trạm trưởng trạm y tế

Ngày 9-6, thông tin từ TTYT huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày, đối với Trạm y tế xã Kim Thành, vì liên quan đến sự việc, tiêm thuốc kháng sinh cefotaxim, khiến một bệnh nhân tử vong trước đó. Sự việc xảy ra vào ngày 4-6, do thấy mệt mỏi trong người nên ông Nguyễn Văn Sơn (SN 1962) trú tại xã Kim Thành cùng vợ là bà Trần Thị Hệ (SN 1971) đến trạm y tế xã để thăm khám. Khi đến nơi, ông Sơn được trưởng trạm y tế xã thăm khám, đo nhiệt độ ban đầu. Sau khi kiểm tra nhiệt độ cơ thể của ông Sơn, bà Đường đã truyền cho bệnh nhân 1 chai Natri chorid – 0,9% 1000ml. Khi chuyền được 1/3 chai thì ông Sơn yêu cầu tiêm kháng sinh cefotaxim. Tuy nhiên, kháng sinh cefotaxim là loại thuốc nằm trong danh mục thuốc không sử dụng ở tuyến xã nên bà Đường đã về nhà lấy lên tiêm cho ông Sơn. Sau khi tiêm khoảng 3 phút, ông Sơn biểu hiện khó thở, mặt tím tái. Khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng trên bà Đường đã dùng các biện pháp cấp cứu nhưng không được. Sau đó, ông Sơn được chuyển lên tuyến huyện để cấp cứu nhưng không qua khỏi. Ngay sau sự việc, bà Hoàng Thị Đường đã làm đơn tường trình sự việc và nhận trách nhiệm về mình.

"Phong bì bệnh viện", căn bệnh nan y?

 Suốt tuần qua, đoạn video ghi hình ảnh nữ nhân viên y tế Bệnh viện K cơ sở 3 (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) nhận một xấp phong bì của người nhà bệnh nhân được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội, gây bức xúc trong dư luận. Một lần nữa, câu chuyện về “phong bì bệnh viện” lại được nhắc đến, bàn luận như một căn bệnh nan y khó chữa của ngành y.

“Luật bất thành văn” tại bệnh viện

Năm 2011, Bộ Y tế đã phát động phong trào đổi mới tinh thần, thái độ phục vụ và quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức đối với bệnh nhân, trong đó có nội dung yêu cầu nhân viên y tế “Nói không với phong bì”. Đích thân Bộ trưởng Bộ Y tế cũng rất nhiều lần lên tiếng, yêu cầu y, bác sĩ và kêu gọi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân dứt khoát không đưa phong bì, thậm chí còn đưa ra thông điệp mạnh mẽ đến nhân dân: “Nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận phong bì thì chụp ảnh và gửi lại cho chúng tôi”. Thực tế là mấy năm gần đây, qua đường dây nóng, Bộ Y tế đã mạnh tay xử lý không ít cán bộ y tế vi phạm y đức, chấn chỉnh nạn phong bì trong bệnh viện. Nhiều bệnh viện cũng đã chủ động lắp camera theo dõi tại các khoa Khám bệnh, hành lang để phát hiện hành vi vi phạm. Dù vậy, tình trạng đưa phong bì ở bệnh viện vẫn diễn ra khá phổ biến. Vụ việc mà chúng tôi đề cập đến ở trên có thể xem là một ví dụ điển hình. Ngày 2-6, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video clip ghi lại cảnh một nữ cán bộ y tế của Bệnh viện K cơ sở 3 nhận cả xấp phong bì dày từ người nhà bệnh nhân ngay trong phòng làm việc, nói “sẽ chuyển hộ”, đồng thời còn hướng dẫn người nhà bệnh nhân đưa phong bì đến các thành viên khác trong kíp mổ cho người bệnh… Nữ cán bộ y tế trong video clip sau đó được xác định là bác sĩ T., công tác tại khoa Ngoại vú của bệnh viện. Hiện Hội đồng kỷ luật của Bệnh viện K đã ra quyết định áp dụng mức kỷ luật cảnh cáo đối với bác sĩ này. Trước đó chỉ 2 tháng (tháng 4-2016), cũng tại Bệnh viện K nhưng ở cơ sở 1 xảy ra vụ việc tương tự khi bác sĩ Đ.T. L., khoa Chẩn đoán hình ảnh bị “tố” đã nhận số tiền 3,2 triệu đồng trái quy định của một bệnh nhân. Bác sĩ này đã bị bệnh viện kỷ luật, điều chuyển sang công việc không tiếp xúc trực tiếp người bệnh, cắt thưởng, lương tăng thêm trong 3 tháng liên tục… Tình trạng phong bì “lót tay” cho các bác sĩ tại bệnh viện gần như đã trở thành  một thứ “luật bất thành văn” mà dù không nói ra thì bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ai cũng hiểu. Chỉ cần đến các bệnh viện, hỏi bất cứ người nhà có bệnh nhân phải vào viện mổ hay sinh đẻ, đều có thể dễ dàng nhận được câu trả lời chung là phải “phong bì” cho kíp mổ thì mới yên tâm được.

Hạn chế nhưng khó loại trừ?

Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, BV Bạch Mai thẳng thắn cho rằng, có thể hạn chế tối đa tình trạng “phong bì bệnh viện” song không lãnh đạo nào dám khẳng định bệnh viện mình không có “phong bì” hay bao giờ thì câu chuyện này sẽ đến hồi kết thúc. Dù vậy, nếu chúng ta triệt tiêu được các nguyên nhân nảy sinh tình trạng “phong bì bệnh viện” và quyết tâm triển khai đồng loạt các giải pháp đã đề ra thì dần dần tình trạng đưa, biếu phong bì cho y, bác sĩ cũng sẽ tự triệt tiêu. Chỉ cần nhìn sang các bệnh viện tư hay thậm chí ngay tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, khám chữa bệnh chất lượng cao trong bệnh viện sẽ thấy, câu chuyện đưa - nhận phong bì giữa bệnh nhân, người nhà bệnh nhân với y, bác sĩ gần như không bao giờ được nhắc đến. “Từ thời Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã đưa ra một cách phân tích mà tôi cho là rất đúng, rằng nguyên nhân của nạn phong bì trong bệnh viện là do chênh lệch giá viện phí giữa bệnh viện công với bệnh viện tư. Những năm gần đây, BV Bạch Mai nói riêng, các bệnh viện trên cả nước nói chung đã thực hiện quyết liệt chủ trương của Bộ Y tế về nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thủ tục hành chính khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, giảm quá tải bệnh viện, loại bỏ tư duy phân biệt giữa người bệnh khám bảo hiểm y tế với người khám dịch vụ… để hướng đến đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Cùng đó, khi viện phí từng bước được điều chỉnh tăng lên, đến năm 2020 sẽ tính đúng tính đủ, cộng thêm chính sách thông tuyến bảo hiểm y tế và độ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân nâng lên, chắc chắn vấn đề phong bì bệnh viện sẽ giảm”, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nêu quan điểm. Muốn giảm tình trạng “phong bì bệnh viện” cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó ngoài nâng cao thu nhập, đời sống cho y, bác sĩ thì phải giáo dục y đức, siết chặt quản lý, tăng cường giám sát. Thực tế ở những bệnh viện mà lãnh đạo bệnh viện quán triệt nghiêm túc tới toàn thể cán bộ nhân viên, quản lý tốt, giám sát chặt và khi phát hiện trường hợp nào sai phạm kiên quyết xử lý thật nghiêm thì chắc chắn tình trạng đưa - nhận phong bì giữa bệnh nhân với y bác sĩ trong bệnh viện đó sẽ được hạn chế tối đa. 

Chia sẻ và khách quan hơn với ngành Y

Ở một góc nhìn khác, GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho rằng, việc lên án những vụ việc nhân viên y tế nhận phong bì của người bệnh như trường hợp cụ thể diễn ra mới đây tại Bệnh viện K là đáng hoan nghênh, là cần thiết để góp phần giáo dục cán bộ ngành Y. Tuy nhiên, cần phải xem xét các vụ việc một cách khách quan, đúng mực. “Chúng ta đều thấy ngành Y đã rất quyết liệt trong việc xử lý các tiêu cực trong thời gian qua. Hiện vào bệnh viện có thể thấy thái độ của y, bác sĩ, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh đã tốt hơn, dù những hạn chế, tiêu cực vẫn còn. Hơn nữa, không phải chỉ ngành Y mới có nạn “phong bì” mà đây là vấn nạn của cả xã hội, nên đừng gắn ngành Y với “phong bì” như một nét đặc trưng”, GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng nói. Theo GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, khi xem xét vụ việc y, bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân, cần phải thấy động cơ của việc đưa và nhận phong bì đó. “Anh là thầy thuốc nhưng lại gây khó dễ cho bệnh nhân, đáng nhẽ có thể khám được ngay, xếp lịch mổ luôn nhưng cứ bảo bệnh nhân chờ thêm, đợi bệnh nhân đút lót phong bì mới khám, mới mổ… thì đó là hành vi sai phạm. Và đương nhiên sai phạm này cần phải xử lý nghiêm”, GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh

Chuyện lạ chưa kể của cấp cứu 115

Theo chân những nhân viên cấp cứu mới thấy nghề này không chỉ cần nghiệp vụ mà phải có cái tâm của người thầy thuốc. “Trong quá trình cấp cứu ngoại viện 115 trên địa bàn TP.HCM, nhân viên y tế gặp nhiều tình huống bất ngờ không lường trước. Vì vậy, các thành viên trong tổ cấp cứu phải khéo léo và nhanh trí xử lý tình huống để đưa bệnh nhân tới bệnh viện (BV) càng sớm càng tốt” - Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM, nói.

“Lệnh” 115 dọn vệ sinh

“Cách đây không lâu, 115 TP.HCM nhận cuộc gọi báo có một bà lớn tuổi ở quận 3 (TP.HCM) bị tai biến. Tôi và hai điều dưỡng nhanh chóng lên xe cấp cứu” - BS Tuệ kể. Tới nơi, tổ cấp cứu thấy bệnh nhân tiêu tiểu tại giường nằm, mùi hôi bốc lên khó chịu. BS Tuệ nhỏ giọng nói người nhà dọn dẹp sạch sẽ để nhân viên y tế khám và sơ cứu bệnh nhân. Thế nhưng thân nhân người bệnh nhìn BS Tuệ chằm chằm rồi nói: “Tụi tôi dọn thì tụi tôi gọi 115 tới để làm gì. Các anh, các chị tự dọn dẹp đi”. Trước tình huống trên, bất chấp mùi hôi thối, BS Tuệ và hai điều dưỡng nhanh tay sơ cứu bệnh nhân. “Thấy chúng tôi tận tình cứu chữa người bệnh, thân nhân xắn tay dọn sạch sẽ chỗ bệnh nhân nằm và giúp chúng tôi chuyển người bệnh lên xe. Một người còn ghé tai tôi nói lời xin lỗi”.

“Ông mụ, bà mụ” bất đắc dĩ

Mới đây, 115 nhận được điện thoại báo có một phụ nữ 25 tuổi ở trọ trên đường Phạm Văn Bạch (phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM) bị đau bụng dữ dội. “Đến nơi, tôi thấy chị ta nằm trên vũng máu, ôm bụng quằn quại. Sau khi khám, tôi phát hiện chị ta mang thai khoảng 7-8 tháng và có dấu hiệu sinh non do vấp ngã” - BS Tuệ kể. Do không thể chuyển thai phụ đến BV vì có nguy cơ ảnh hưởng tính mạng hai mẹ con nên BS Tuệ và hai điều dưỡng quyết định đỡ đẻ tại chỗ. “Tôi vận dụng những kiến thức sản khoa được học khi còn là sinh viên để áp dụng trong trường hợp này. Thiệt tình mà nói, tôi vừa đỡ đẻ vừa run vì sợ chuyện không hay xảy ra. Cuối cùng, nhờ sự hỗ trợ của hai điều dưỡng nên đứa bé chào đời an toàn, sức khỏe sản phụ cũng bình thường. Nghe tiếng đứa bé khóc oa oa, nhìn gương mặt hạnh phúc của người mẹ, cả tổ cấp cứu vỡ òa niềm vui. Sau đó hai mẹ con được chuyển tới BV Hùng Vương (TP.HCM) để được tiếp tục chăm sóc”.

Bị túm áo kéo đi

Trong quá trình cấp cứu ngoại viện, BS Trang Thị Hồng Phượng, Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM, gặp khá nhiều tình huống không lường trước. “Đến nay tôi vẫn còn ấn tượng ca cấp cứu một ông ở quận 1 bị rối loạn tiền đình” - BS Phượng nói. “Người nhà bệnh nhân gọi 115 báo cấp cứu với lý do chóng mặt, nôn ói. Xe cấp cứu vừa tới, một thanh niên độ 25 tuổi to cao, dữ dằn bước tới mở cửa rồi nắm cổ áo tôi kéo nhanh vào nhà. Tôi yêu cầu buông ra, anh ta chửi thề rồi nói: “Cha tao sắp chết mà buông cái gì”. Anh ta tiếp tục kéo mạnh tôi vào nhà” - BS Phượng kể. Chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn tiền đình, BS Phượng và hai điều dưỡng tiến hành sơ cứu. Xong xuôi mọi việc, BS Phượng nói nhỏ với anh thanh niên: “Bao nhiêu năm đi cấp cứu, đây là lần đầu tôi bị lôi cổ”. “Thấy vậy, mẹ anh ta quỳ xuống xin lỗi tổ cấp cứu và trách mình không biết dạy con. Tôi liền đỡ bà ta đứng lên, nói nhỏ vài câu rồi lên xe về” - BS Phượng nhớ lại. Trạm vệ tinh cấp cứu 115 BV Đa khoa Sài Gòn (TP.HCM) cũng đã từng gặp những tình huống bất ngờ không lường trước. Do tính mạng người bệnh trên hết nên nhân viên cấp cứu phải đưa ra giải pháp xử lý thật nhanh. BS Diệp Thành Tường, Trưởng khoa Cấp cứu hồi sức BV Đa khoa Sài Gòn, chia sẻ: “Mới đây, tôi cùng hai điều dưỡng đến một địa chỉ ở quận 3 (TP.HCM) để cấp cứu cụ bà hơn 60 tuổi bị suy tim nặng, khó thở. Chúng tôi nhanh chóng sơ cứu, đặt nội khí quản, bóp bóng trước khi đưa bệnh nhân tới BV” - BS Tường nói. Bệnh nhân nằm trên gác, cầu thang xoắn ốc lại quá nhỏ, chỉ vừa một người lên xuống nên không thể đưa người bệnh xuống đất bằng băng ca. Bệnh nhân lại trong cơn nguy kịch, chậm đưa tới BV sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. “Suy đi tính lại, tôi quyết định cột chặt người bệnh vào băng ca. Tiếp theo tôi nhờ người nhà tìm giúp bốn đoạn dây rồi cột vào bốn đầu băng ca. Sau đó bốn người cầm bốn sợi dây thòng bệnh nhân từ lan can xuống đất. Cuối cùng mọi việc cũng êm đẹp, bệnh nhân được đưa tới BV kịp lúc” - BS Tường cho biết. Theo BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, các chuyên viên sơ cấp cứu ngoại viện được tuyển từ nhiều nguồn khác nhau, có thể tuyển từ điều dưỡng, y sĩ được đào tạo về chương trình cấp cứu y tế ngoài bệnh viện. Các nhân viên này sau khi tốt nghiệp trung cấp sẽ phải thực hành thêm một năm để được cấp bằng chứng nhận nhân viên cấp cứu y tế ngoại viện. Họ sẽ được đưa về Trung tâm Cấp cứu 115 của thành phố hoặc tham gia vào lực lượng cứu hộ, cứu nạn 114. Do vậy họ có thể đánh giá mức độ tai nạn, bệnh tật chính xác và sơ cứu an toàn cho bệnh nhân. Bình quân mỗi ngày Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM và các trạm vệ tinh tiếp nhận từ 40 đến 50 cuộc gọi. Trong quá trình cấp cứu, nhân viên y tế phải đối diện với những tình huống không lường trước. Thậm chí còn bị chửi bới, đe dọa. Cho dù rơi vào bất kỳ tình huống nào, nhân viên 115 cũng bình tĩnh xử lý vụ việc và nhanh chóng cấp cứu bệnh nhân. (ThS-BS VÕ QUANG HUY, Phó Giám đốc điều hành - Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM)

Người bệnh sẽ được lọc thận nhân tạo tại trạm y tế

Chiều 12-6, Sở Y tế TP.HCM cho biết Sở đã chọn Trạm Y tế phường Bình Chiểu (quận Thủ Đức, TP.HCM) thí điểm lọc thận nhân tạo do trạm y tế này khá xa bệnh viện và tập trung nhiều người lao động.Theo Sở Y tế TP, sau khi BV quận Thủ Đức chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, sở sẽ tổ chức thẩm định tại chỗ. Nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuyên môn, BV quận Thủ Đức sẽ bắt đầu triển khai lọc thận nhân tạo tại Trạm Y tế phường Bình Chiểu vào cuối tháng 6-2016 theo mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh của BV quận tại trạm y tế. Người bệnh tham gia BHYT sẽ được BHXH TP.HCM thanh toán chi phí lọc thận nhân tạo theo đúng quy định. Sau thời gian triển khai thí điểm ở Trạm y tế phường Bình Chiểu, BV quận Thủ Đức sẽ đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng thêm tại các trạm y tế khác trong quận Thủ Đức. Sở Y tế TP.HCM cũng sẽ đánh giá hiệu quả và triển khai mở rộng tại 23 quận, huyện còn lại. Sở Y tế TP.HCM còn cho biết lọc thận nhân tạo tại trạm y tế là một trong những hoạt động khám, chữa bệnh rất thiết thực. Hoạt động này nằm trong kế hoạch triển khai mô hình “phòng khám đa khoa vệ tinh của BV quận, huyện đặt tại trạm y tế” mà sở đã xây dựng và triển khai trong năm 2016. Mục đích của mô hình này nhằm thu hút và tạo niềm tin cho người dân đến khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế, góp phần giảm tải cho các BV.

Hỗ trợ 50% chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp

Theo Nghị định 37/2016/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2016, mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp, nhưng không quá 10 lần mức lương cơ sở/người; hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp nhưng không quá 1/3 mức lương cơ sở/người/lần khám. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.

Điều kiện hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:  Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc có đủ 4 điều kiện: đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện; đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đủ 12 tháng trở lên và đang được tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian người lao động làm các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp; người sử dụng lao động đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định. Đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp. Người lao động có thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển sang đơn vị khác được Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% mức chi khám bệnh nghề nghiệp.

Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định như sau: Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có đủ điều kiện  sau đây: Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định; người lao động được đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp là người đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện. Đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp khi đi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp phải còn trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nghị định 37 quy định người sử dụng lao động hàng tháng đóng mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình. Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần. Người sử dụng lao động hàng tháng đóng mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí. Từ ngày 01/1/2018 trở đi, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng quy định nêu trên.

Nữ sinh viên tử vong sau truyền nước tại phòng khám

Khi đang truyền nước biển thì bệnh nhân bị sốc, chuyển lên bệnh viện Tân Phú đã tử vong. Công an quận Tân Phú, TP.HCM đang phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra nguyên nhân tử vong của nữ sinh Trần Thị Tố Uyên (20 tuổi, sinh viên một trường cao đẳng tại TP.HCM) sau khi được người nhà đưa đến khám bệnh tại một phòng khám Đa khoa trên đường Tân Hương (phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM). Thông tin ban đầu, sáng ngày 12-6, Trần Thị Tố Uyên sau khi bưng quả đám cưới thì được bạn đưa về nhà ở quận Tân Phú trong trạng thái mệt mỏi. Sau đó, ông Trần Thanh Bình (52 tuổi, ba của Uyên) chở con gái đi khám bệnh tại Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ. “Mình cứ nghĩ cháu bị bệnh sơ nên đưa lên phòng khám. Đến đây, y bác sĩ nói đóng tiền xét nghiệm máu và truyền dịch. Tôi có hỏi truyền dịch lâu không? Họ nói truyền dịch 2 tiếng. Con tôi có nói tôi đi về rồi 2 tiếng nữa đến đón. Tôi về ăn cơm chừng nửa tiếng đồng hồ thì phòng khám điện báo cháu trở bệnh nặng đưa lên Bệnh viện Tân Phú. Tôi cùng vợ chạy lên phòng khám thì các y tá nói đưa đi rồi” – ông Bình cho hay. Thông tin từ Bệnh viện quận Tân Phú, bệnh nhân Uyên được chuyển đến trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở. Mặc dù các bác sĩ ở đây đã tích cực cấp cứu hồi sinh tim, phổi suốt 1 tiếng đồng hồ nhưng không thành công. Trao đổi trong chiều cùng ngày, Bác sĩ Nguyễn Văn Th., người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Uyên tại phòng khám Đa khoa Thành Mỹ nói: “Bệnh nhân được đưa vào phòng khám vào khoảng 11 giờ 30 trong trạng thái sốt, vật vã khó chịu và kích thích. Người nhà có cho biết là bệnh nhân bị sốt 3 đến 4 ngày ở nhà và tự uống thuốc, đã đỡ nhưng ngày hôm nay người mệt mỏi, vã mồ hôi. Khi đo huyết áp thì huyết áp tụt, không lấy được máu. Sau khi chuyền nước được khoảng 10 đến 15 phút thì bệnh nhân khó chịu, nên chuyển đi bệnh viện”. Chiều cùng ngày, thi thể bệnh nhân Uyên được đưa về Nhà xác Bình Hưng Hòa, nhiều người thân, bè bạn đã đến chia sẻ nỗi đau với gia đình. “Nó rất ngoan và hiền, trong gia đình nó là con gái út nên rất nhút nhát. Mấy ngày trước cháu còn khỏe mạnh bình thường vẫn tự chạy xe hàng chục cây số đi học. Chỉ mong sao có kết luận chính xác về nguyên nhân khiến con gái tôi mất đột ngột như vậy”. Theo Bác sĩ Th., nguyên nhân tử vong có thể là do sốt xuất huyết. “Theo nhận định của tôi, nếu sốt 3 đến 4 ngày, có nôn ói như vậy thì cái đầu tiên phải nghĩ là do sốt xuất huyết. Nếu có sốt xuất huyết và biến chứng sốt xuất huyết thì sẽ có sốc do sốt xuất huyết, sốc Danger là rất nặng” – bác sĩ Th. thông tin.

Hành nghề thú y phải có bằng trung cấp trở lên

Theo Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thú y, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7, quy định tổ chức, cá nhân hành nghề thú y phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 108 Luật Thú y và phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn. Cụ thể, người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp. Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y được quy định như sau: Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học; cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học. Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y được quy định như sau: Đối với cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là dược phẩm dùng trong thú y cho động vật trên cạn, người phụ trách kỹ thuật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, dược sỹ, hóa dược; dùng trong thú y cho động vật thủy sản thì phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, hóa dược; cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y cho động vật trên cạn thì người phụ trách kỹ thuật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học; dùng trong thú y cho động vật thủy sản thì phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học.

Sức khỏe & đời sống

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra an toàn phóng xạ của thiết bị y tế

Trước thông tin báo chí nêu về việc một số cơ sở y tế ở TP HCM sử dụng các thiết bị y tế bức xạ như máy CT, máy chụp Xquang không đảm bảo về tiêu chuẩn an toàn bức xạ, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý lĩnh vực này. Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra các cơ sở y tế trong và ngoài công lập có hoạt động liên quan đến thiết bị sử dụng y học hạt nhân, kịp thời chấn chỉnh sử dụng trang thiết bị, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của nhà nước. Sở Y tế TP HCM kiểm tra ngay việc sử dụng các thiết bị phát xạ tia X đang sử dụng tại Trung tâm Y khoa Medic – Hòa Hảo ở số 254 Hòa Hảo, phường 4, quận 10 và Phòng chụp Xquang của bác sĩ Nguyễn Tiến Hương (số 738 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 do có thông tin phản ánh về một số vấn đề liên quan đến an toàn tia X. Bên cạnh đó phải kiểm soát, kiểm tra các cơ sở y tế khác trên địa bàn thành phố có sử dụng thiết bị phát bức xạ, nguồn điều trị phóng xạ và thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân, kịp thời chấn chỉnh trong quản lý, sử dụng các thiết bị này./.

Làm gì để bệnh nhân không còn sợ nhà vệ sinh bệnh viện?

Tại Hội nghị Câu lạc bộ giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc mới đây, Bộ trưởng BYT cho biết, BYT đã đưa tiêu chí nhà vệ sinh BV vào để chấm điểm BV. Đây là một cuộc tấn công nhà vệ sinh BV để chấm dứt tình trạng nhếch nhác, bẩn thỉu, là nỗi khiếp sợ của bệnh nhân. Bởi theo Bộ trưởng, trong định hướng chung nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại những tiện ích và cơ sở hạ tầng, điều kiện thăm khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh thì không thể bỏ qua vấn đề vệ sinh và nhà vệ sinh trong các cơ sở y tế. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bác sĩ tuyến xã dù được đào tạo đa khoa nhưng không được phép thực hiện

Đây là một trong những bất cập được nêu ra tại hội thảo "Lấy ý kiến góp ý của đại diện người hành nghề, người sử dụng và người đào tạo bác sỹ đa khoa" do Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức ngày 11.6.Bác sỹ đa khoa (BSĐK) là thuật ngữ  được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên ở nước ta chưa có một khái niệm, định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ này.  Quốc hội đã ban hành văn bản số 40/2009/QH12 về luật khám chữa bệnh, quy định quyền và nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh. Sau 5 năm thực hiện, Luật khám chữa bệnh đã giúp quản lý tốt hơn số lượng người hành nghề y cũng như chất lượng về hoạt động chuyên môn trên địa bàn. Tuy nhiên, theo khảo sát của ban soạn thảo, một số khó khăn vẫn còn hiện hữu: luật khám chữa bệnh và các thông tư chưa hướng dẫn cách ghi phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề của bác sĩ; chưa hướng dẫn cách ghi khi người hành nghề có sự thay đổi phạm vi hành nghề. Các ý kiến tại hội thảo cho rằng, vẫn còn nhiều quy định chồng chéo nhau gây “khó” cho bác sĩ như mâu thuẫn giữa chứng chỉ hành nghề và năng lực chuyên môn của người hành nghề dẫn tới việc các bác sỹ công tác tại trạm y tế có bằng chuyên khoa nhưng lại không được làm các kỹ thuật, thủ thuật nằm ngoài phân tuyến kỹ thuật của tuyến xã, gây lãng phí khi các máy móc hiện đại không được sử dụng… Vì vậy, Hội nghị nhằm lấy ý kiến của các bác sĩ đa khoa về việc đưa ra phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ đa khoa như một căn cứ chuẩn xác để người hành nghề thực hiện đúng quy định của pháp luật về khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng quản lý khám chữa bệnh.

14 lần phẫu thuật cứu bệnh nhân bỏng 82% cơ thể

Ngày 7/6/2016, bệnh nhân N.T.T sau 102 ngày nằm viện với 14 lần phẫu thuật vì bị phỏng xăng đã được xuất viện. Gia đình bệnh nhân đã vô cùng hạnh phúc vì “không thể tin là con được cứu sống khi đã bị lửa xăng thiêu sống…”.ThS.BS. Ngô Đức Hiệp - Trưởng khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết nơi đây vừa điều trị thành công ngoạn mục 1 trường hợp bị phỏng lửa xăng 82% độ II, III, IV (62% độ III, IV) toàn thân. Đặc biệt, đây là trường hợp mà người nhà bệnh nhân đã không ít lần nản lòng trước tình trạng sức khỏe của con mình và cũng không ít lần xin cho con mình về. Trước đó, lúc 21 giờ ngày 24/2/2016, anh N.T.T. (sinh năm 1995, ngụ Tây Ninh) hút thuốc lá gần bình xăng đang mở nên bị bắt lửa gây cháy khiến anh T. bị phỏng toàn thân. Sau khi được đưa vào sơ cứu ở Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng, ngay trong đêm, bệnh nhân đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, bệnh nhân được xác định bị phỏng lửa xăng 82% độ II, III, IV (62% độ III, IV) toàn thân. Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực, bồi phụ dịch - điện giải, hồi sức chống sốc… chăm sóc vết bỏng: sử dụng vật liệu mới trong thay băng; phẫu thuật cắt lọc hoại tử, cắt cụt chi, ghép da. Bệnh nhân đã có được sự phối hợp điều trị tốt nhất từ các chuyên khoa của Bệnh viện Chợ Rẫy như Khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình, Huyết học (truyền tiểu cầu ngạch tán), Chỉnh hình (cắt cụt 1/3 trên 2 cẳng chân) cho đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cho bệnh nhân… Bệnh nhân cũng đã trải qua 14 lần phẫu thuật, trong đó có 4 lần cắt lọc hoại tử và 1 lần cắt cụt 2 cẳng chân, 9 lần ghép da bao gồm 3 lần ghép da tự thân và 6 lần ghép da đồng loại (từ người thân, đồng loại). ThS.BS. Ngô Đức Hiệp chia sẻ, khi bệnh nhân nhập viện, nhìn tình trạng của bệnh nhân, không ai dám nói trước điều gì nhưng tất cả các bác sĩ đều có cùng suy nghĩ “còn nước còn tát”. Cứ nỗ lực hết sức để cứu bệnh nhân trước. Và đó cũng chính là động lực giúp các bác sĩ bền bỉ giành giật từng cơ hội mong manh giữa sự sống và cái chết của bệnh nhân. Trường hợp này cũng không ngoại lệ. Và có thể nói, cho đến nay, đây là ca phỏng xăng nặng nhất được điều trị thành công tại Khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình của Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng và trên cả nước nói chung. Đặc biệt, không chỉ mang lại hồi sinh sự sống cho bệnh nhân mà bệnh nhân còn được Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy vận động sự hỗ trợ từ cộng đồng, giúp trang trải chi phí cho quá trình điều trị của bệnh nhân. Đánh giá về sự thành công của ca bệnh, ThS.BS. Ngô Đức Hiệp khẳng định, để bệnh nhân có được như ngày hôm nay không chỉ là sự nỗ lực của tập thể y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, sự phối hợp nhịp nhàng và kịp thời giữa các khoa, mà còn có tinh thần lạc quan của bệnh nhân. Sau 102 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, tiếp xúc tốt, tinh thần ổn định, đa số các vết thương đã lành và đã được xuất viện vào ngày 7/6/2016. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ tiếp tục tập vật lý trị liệu và trải qua một số liệu pháp khác để có thể hòa nhập với cuộc sống. Đây là 1 quá trình lâu dài cần sự nỗ lực kiên trì của bệnh nhân trong tương lai và chúng tôi tin rằng, dù khó khăn nhưng bệnh nhân sẽ vượt qua.

Thanh niên

Bệnh viện quận lần đầu điều trị thành công dị dạng mạch máu não

Ngày 9/6, BV Quận Thủ Đức cho biết, tại đây vừa cứu chữa kịp thời cho một trường hợp bị dị dạng mạch máu não, dọa vỡ. Bệnh nhân là N.T.H. (35 tuổi) nhập viện trong tình trạng co giật nửa người bên trái. Sau các kết quả kiểm tra hình ảnh, bác sĩ chẩn đoán, người bệnh bị động kinh cục bộ, dị dạng mạch máu não dạng thông động tĩnh mạch. Khối dị dạng có kích thước lên tới 3cm ở vùng thùy đỉnh bên phải. Khối dị dạng đã phình lớn, nguy cơ vỡ rất cao, đe dọa trực tiếp đến sinh mạng người bệnh. Bệnh nhân đã được chụp chẩn đoán và đồng thời can thiệp bằng phương pháp nút keo. Sau hơn 1 giờ thực hiện, thủ thuật đã thành công, bệnh nhân tỉnh táo, được chuyển về khoa Nội Thần kinh để tiếp tục theo dõi, điều trị.

Phát hiện chất cực độc trong 30 tấn cá nục đông lạnh

Cơ quan chức năng phát hiện mẫu cá nục trong lô thu mua ngay thời điểm cá chết ở vùng biển miền Trung có chứa chất Phenol với hàm lượng 0,037mg/kg, đây là chất cực độc, tuyệt đối cấm, không được sử dụng trong thực phẩm. Chiều 10/6, Sở Y tế Quảng Trị đã có báo cáo với UBND tỉnh Quảng Trị về lô cá đông lạnh thu được tại kho của bà T (thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh). Trước đó, ngày 7/6, cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện trong kho đông lạnh của bà T có 110 tấn cá gồm, 70 tấn cá nục, 10 tấn cá ngừ, 20 tấn cá trích, cá sòng và 10 tấn cá lộn xộn. Trong buổi kiểm tra, cơ quan chức năng lấy 6 mẫu cá tại kho đông lạnh này đi kiểm tra. Trong đó, có 3 mẫu cá nục, 1 mẫu cá ngừ, 1 mẫu cá trích và 1 mẫu cá sòng. Riêng cá nục, có 1 mẫu trong lô 20 tấn thu sau thời điểm xảy ra sự cố cá chết trên vùng miền ở miền Trung 10 ngày, 1 mẫu trong lô 20 tấn thu mua trước thời điểm cá chết tại vùng biển miền Trung và mẫu còn lại trong lô 30 tấn thu mua tại thời điểm cá chết ở vùng biển miền Trung. Theo kết quả kiểm nghiệm, 5 trong số 6 mẫu cá, tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng mẫu cá nục trong lô thu mua ngay thời điểm cá chết ở vùng biển miền Trung có chứa chất Phenol với hàm lượng 0,037mg/kg. Được biết, đây là chất cực độc, tuyệt đối cấm, không được sử dụng trong thực phẩm. Ông Trần Văn Thành (Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị) cho biết, đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị cho chỉ đạo cho phép tiêu thụ 5 lô cá có các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng lô cá nục 30 tấn có chứa chất Phenol đề nghị tiêu hủy. Ngoài ra, ông Thành chia sẻ thêm, đã chỉ đạo tiếp tục lấy mẫu cá ở các kho đông lạnh trong các kho khác trên địa bàn để kiểm nghiệm. Đối với các lô cá an toàn thì cho tiêu thụ, còn các lô cá không an toàn sẽ bắt buộc tiêu hủy.

Bệnh viện Răng hàm mặt T.Ư (TP.HCM) chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới

Từ ngày 6 - 10.6, đoàn công tác của Bệnh viện (BV) Răng hàm mặt T.Ư (TP.HCM) do bác sĩ Lê Trung Chánh, Giám đốc BV làm trưởng đoàn, đã làm việc, chuyển giao chuyên môn cho các bác sĩ, đơn vị y tế miền Trung. Các địa phương miền Trung được chuyển giao chuyên môn gồm: Gia Lai, Quảng Ngãi, Quảng Nam và TP.Đà Nẵng. Theo bác sĩ Lê Trung Chánh, trong chuyến công tác này, BV đã trao tặng ghế máy nha khoa và các trang thiết bị, vật liệu nha khoa cho Trung tâm y tế H.Hiệp Đức (Quảng Nam - ảnh); ký kết chuyển giao kỹ thuật và đào tạo liên tục cho các cán bộ y tế H.Hiệp Đức và BV đa khoa tỉnh Gia Lai, giúp nâng cao kiến thức kỹ năng chuyên ngành răng hàm mặt cho tuyến dưới, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho người dân. Bác sĩ Lê Trung Chánh cho biết thêm, chuyến đi này nằm trong hoạt động thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế về công tác chỉ đạo tuyến khám, chữa bệnh và chuyển giao kỹ thuật cho các BV tuyến dưới và cũng là công việc thường kỳ của BV Răng hàm mặt T.Ư (TP.HCM).

Đi hái rau, bị o­ng vò vẽ đốt hơn 100 vết

Ngày 11/6, bác sỹ Quách Văn Lực, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu cho biết, bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do bị o­ng vò vẽ đốt hơn 100 vết. Bệnh nhân là ông Trần Xol (68 tuổi, ngụ ấp Kos Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân) bị o­ng vò vẽ đốt tổng cộng 110 vết trong lúc đang đi hái rau vào chiều 8/6. Sau 2 ngày được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, bệnh nhân đã tỉnh táo, giao tiếp tốt. Ông Xol cho biết, khoảng 16 giờ ngày 8/6, khi đang trên đường vào nhà sau khi hái rau thì ông giẫm phải tổ o­ng vò vẽ đóng trong lùm cây gần sát mặt đất. Bị đàn o­ng túa ra vây đốt, ông bỏ chạy nhưng bị vấp ngã nên bị o­ng đốt rất nhiều. "Tôi phải nhảy xuống ao, lặn một hơi hơn 50m mới thoát khỏi bầy o­ng. Cố gắng lết về đến nhà thì gần như ngất xỉu. Cũng may vợ tôi lúc đó vừa đi làm về đã hô hoán hàng xóm đưa tôi đi cấp cứu", ông Xol nhớ lại. Theo bác sỹ Quách Văn Lực, bệnh nhân Trần Xol được chuyển từ bệnh viện huyện Phước Long lên bệnh viện Bạc Liêu vào 10 giờ ngày 9/6 trong tình trạng nguy kịch do o­ng đốt. Khi nhập viện thì bệnh nhân đã có dấu hiệu suy gan, suy thận cấp và tổn thương đa cơ quan. Sau khi hội chẩn, các bác sỹ đã cho tiến hành lọc máu để cứu sống bệnh nhân. Cũng theo bác sỹ Lực, nếu không tiến hành lọc máu kịp thời thì bệnh nhân có thể tử vong do hoại tử các cơ và viêm gan, suy thận cấp. Sau hai ngày lọc máu và điều trị tích cực bằng các biện pháp cơ bản như bù dịch, giảm đau, chống dị ứng... hiện bệnh nhân Trần Xol đã tỉnh táo. Các chức năng gan, thận đã trở về gần như bình thường. Dự kiến trong khoảng 5 ngày nữa bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn và xuất viện.

Niêm phong 30 tấn cá nục nhiễm chất cực độc phenol tại Quảng Trị

Chiều 11.6, đoàn liên ngành của tỉnh Quảng Trị gồm Sở NN-PTNT, Sở Y tế, Công an tỉnh đã làm việc với gia đình bà Lê Thị Thuộc (thị trấn Cửa Tùng, H.Vĩnh Linh) để tìm hiểu thêm về lô hàng có mẫu phẩm đại diện cho 30 tấn cá nục đông lạnh bị nhiễm Phenol. Sau quá trình làm việc, đoàn liên ngành đã đưa ra quyết định niêm phong lô hàng nói trên để tiếp tục bàn phương án xử lý. Ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết, cơ quan chức năng tỉnh này đang lên phương án tiêu hủy và hỗ trợ không quá 70% giá trị thị trường cho 30 tấn cá nục nói trên. Trong khi đó, bà Thuộc cho biết, 30 tấn cá nục đó bà mua của một số tàu tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình sau thời điểm cá chết khoảng 15 ngày (tức là đầu tháng 5.2016) và đã được cấp giấy chứng nhận cá đánh bắt xa bờ. mTheo bà Thuộc và cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị, 30 tấn cá đó được mua của nhiều tàu nên có thể chỉ một bộ phận nhỏ cá bị nhiễm Phenol.

Cô gái 20 tuổi tử vong sau khi được truyền dịch

Ông Vũ Minh Chiêu, trưởng phòng y tế Q. Tân Phú, TP.HCM, cho biết kết quả phẫu thuật tử thi vào chiều 12-6 cho thấy bệnh nhân T.T.T.U (20 tuổi) tử vong do phù phổi cấp, phù não. Theo ông Chiêu, cô U. đã sốt trước đó 3 ngày nhưng sáng 12-6 cô vẫn đi bưng quả cho đám cưới người thân. Khi thấy mệt, lúc 11g45 cùng ngày, cô U. được đưa vào phòng khám Đa khoa Thành Mỹ (Q.Tân Phú) khám. Thấy huyết áp bệnh nhân thấp, bác sĩ chỉ định truyền dịch. Tuy nhiên, khi mới truyền được 50-70cc, bệnh nhân đã trong tình trạng sốc nặng nên phòng khám chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Q.Tân Phú. Theo bác sĩ Đinh Thanh Hưng, giám đốc Bệnh viện Q. Tân Phú, bệnh nhân U. được chuyển sang Bệnh viện Q.Tân Phú trong tình trạng đã ngưng tim, ngưng thở hoàn toàn. Các bác sĩ đã hồi sức tích cực nhưng không có hiệu quả. Ông Hưng cho biết bệnh nhân tử vong do truyền dịch hay do một bệnh lý tiềm ẩn chưa thể khẳng định được mà phải đợi kết quả giải phẫu tử thi. Với kết quả giải phẫu tử thi cho thấy bệnh nhân tử vong do phù phổi cấp, phù não, ông Chiêu, trưởng phòng y tế Q. Tân Phú cho rằng mới truyền được khoảng 50-70 cc dịch thì khó có thể do truyền dịch. Tuy nhiên, để khẳng định chính xác nguyên nhân tử vong của bệnh nhân phải đợi một số kết quả xét nghiệm nữa, dự kiến sẽ có trong 1, 2 ngày nữa. Ông Chiêu cũng cho biết phòng khám này có giấy phép hoạt động và người điều trị cho bệnh nhân này là một tiến sĩ. Thượng tá Tăng Châu Long, phó trưởng Công an Q.Tân Phú, cho biết vụ chị T.T.T.U tử vong sau khi đến kiểm tra sức khỏe tại Phòng khám đa khoa Thành Mỹ, bước đầu Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.Tân Phú đã lấy lời khai của những người có liên quan (bác sĩ bệnh viện Thành Mỹ, người thân của nạn nhân…). Đồng thời, đưa tử thi của nạn nhân đi giám định pháp y để tìm nguyên nhân khiến nạn nhân tử vong.

Sốt xuất huyết tăng mạnh

Theo Cục YTDP (Bộ Y tế), 5 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận hơn 36.000 ca sốt xuất huyết, trong đó 11 người tử vong, số người mắc tăng 3 lần so với cùng kỳ 2015. Dịch tăng mạnh tại các tỉnh, thành phía nam (chiếm gần 63% tổng số ca được ghi nhận) do đang là mùa mưa, thuận lợi cho bọ gậy, muỗi truyền bệnh phát triển. Các tỉnh thành có số mắc cao là: TP.HCM, Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Phú Yên. Dự báo dịch còn gia tăng trong thời gian tới. sốt xuất huyết do vi rút Dengue là bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Người dân cần đến bệnh viện sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ, không nên chủ quan, đặc biệt những trường hợp đã mắc vẫn có thể tái mắc. Sốt xuất huyết có biểu hiện sốt cao đột ngột (39 - 400C), khó hạ sốt; đau đầu dữ dội, có thể nổi mẩn, phát ban; diễn biến nặng hơn có dấu hiệu xuất huyết (chấm xuất huyết ngoài da), chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm...

Nông thôn ngày nay

Hà Nội tôn vinh người hiến máu tình nguyện

Hướng ứng Ngày thế giới tôn vinh người Hiến máu (14/6), sáng 12/6, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tôn vinh người hiến máu tiêu biểu Thủ đô năm 2016. Năm nay, tổ chức Y tế thế giới lấy thông điệp "Hiến giọt máu đào – trao đời sự sống” làm thông điệp chính nhằm tiếp tục ghi nhận và tôn vinh hành động anh hùng của những người hiến máu – người đã dành cả thời gian, sức khỏe và máu của minh để cứu giúp sự sống của những người bệnh mà họ không hề quen biết. Những năm qua, Hà Nội là địa phương đầu tiên phát động phong trào hiến máu tình nguyện vào năm 1994. Hoạt động hiến máu ở Thủ đô Hà Nội đã thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, số lượng người hiến máu tăng lên hàng năm. Trong năm 2015, toàn thành phố đã tiếp nhận được hơn 170.000 đơn vị máu từ người hiến máu tình nguyện, đạt tỷ lệ dân số hiến máu gần 2,5%. 6 tháng đầu năm nay, toàn thành phố đã tiếp nhận được trên 100 nghìn đơn vị máu, đạt 70% kế hoạch đặt ra.

Infonet 

Nỗ lực chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030

Từ ngày 8-10/6/2016, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) Niu Oóc, Hoa Kỳ, Hội nghị cấp cao của LHQ về phòng, chống HIV/AIDS đã diễn ra, đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu.Tại hội nghị này, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc sẽ thảo luận, đi đến thống nhất về một bản Tuyên bố Chính trị nhằm Kết thúc đại dịch AIDS. Một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố này là “Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS” trong 5 năm tới để đạt được “Mục tiêu 90-90-90” vào năm 2020, có nghĩa là 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người này được điều trị ARV; và 90% số người được điều trị ARV duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế. Để thực hiện được mục tiêu này, xét nghiệm phát hiện HIV phải được tăng cường, điều trị ARV phải được mở rộng, đồng thời tiếp tục duy trì các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc để toàn thế giới vững bước trên con đường chấm dứt đại dịch AIDS vào năm. Là quốc gia đầu tiên ở Châu Á-Thái Bình Dương hưởng ứng Mục tiêu 90-90-90 của Liên hiệp quốc, với những thành tựu to lớn đã dành được trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam có tiếng nói rất quan trọng tại Hội nghị cấp cao này. Tính đến năm 2015, Việt Nam ước tính có hơn 250.000 người nhiễm HIV còn sống. Số nhiễm HIV mới được phát hiện trong năm 2015 là 12.000 người - giảm gần 2/3 so với mức đỉnh điểm vụ dịch vào năm 2007. Tính đến cuối năm 2015, đã có tới hơn 105.000 người nhiễm đã được điều trị ARV - tăng gấp 30 lần so với năm 2005, tuy nhiên mới chỉ chiếm 46% tổng số người nhiễm HIV tại Việt Nam. Việt Nam cũng đã thí điểm và triển khai nhiều sáng kiến mới như “Điều trị 2.0” thông qua việc đơn giản hóa, phân cấp điều trị ARV và đưa xét nghiệm HIV xuống cộng đồng do chính các tổ chức dựa vào cộng đồng thực hiện. Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu thực hiện những sáng kiếm mới trong phòng, chống HIV khi nhiều quốc gia khác còn chưa áp dụng. Bên lề Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có các cuộc tiếp xúc với Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp chung của LHQ về HIV/AIDS, Giám đốc điều hành Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét; Đại sứ, Điều phối viên toàn cầu về AIDS của Hoa Kỳ kiêm Giám đốc Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV (PEPFAR) và Giám đốc chấp hành Quỹ Nhi đồng LHQ. Các đối tác quốc tế đều đánh giá cao những nỗ lực và hoan nghênh những kết quả mà Việt Nam đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trong những năm qua, coi Việt Nam là hình mẫu trong công tác này ở khu vực và trên thế giới. Các đối tác quốc tế khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam nhằm đạt Mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030. Tuyên bố Chính trị của Liên Hợp Quốc năm 2016 về Kết thúc dịch AIDS khẳng định toàn thế giới sẽ Dồn tổng lực để đạt được mục tiêu này vào năm 2030. Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết thực hiện 3 mục tiêu chung và 20 mục tiêu cụ thể đến năm 2020 về Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS, bao gồm tăng gấp đôi số người nhiễm HIV được điều trị ARV và đưa các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đến với mọi người dân có nhu cầu. Các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã đạt được đồng thuận về một chương trình nghị sự khẩn cấp và mang tính lịch sử, nhằm thúc đẩy các nỗ lực hướng tới Kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.Với việc thông qua Tuyên bố Chính trị này, Dồn tổng lực để đẩy nhanh tiến độ phòng, chống AIDS trong 5 năm tới đã trở thành trách nhiệm của toàn thế giới. Các nhà lãnh đạo thế giới nhất trí rằng chưa có quốc gia nào đạt được mục tiêu kết thúc dịch AIDS và không một quốc gia nào có thể giảm bớt nỗ lực phòng, chống AIDS vào lúc này. Giờ đây, khi các quốc gia bắt đầu thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì Phát triển bền vững, toàn thế giới đều nhất trí rằng chỉ có thể kết thúc được dịch AIDS vào năm 2030 nếu thực hiện được các mục tiêu đến năm 2020 về Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS.

Sự thật cá nục nhiễm chất Phenol cực độc: Chuyên gia thực phẩm lên tiếng

Phenol dùng để làm gì, dùng vào lúc nào hay do quá trình tự sinh ra khi cấp đông... cần phải được làm rõ. Với lượng phenol 0,037 mg/kg không quá nhiều nhưng cũng không được thờ ơ nếu con người cố tình đưa vào cá. Về vấn đề cá nục nhiễm phenol ở Quảng Trị, trao đổi với chúng tôi, Viện CNTP Bách Khoa cho biết: "Người ta sử dụng phenol chủ yếu trong công nghiệp. Đây là dung môi hữu cơ sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc nhuộm, làm dung môi cho sản xuất sơn, chất dẻo, sử dụng trong chất tạo màu, chất nhuộm". Hiện nay ông không rõ hoá chất phenol này dùng trong nông nghiệp để làm gì. “Có những cái có thể sử dụng trong nông nghiệp nhưng không sử dụng được trong thực phẩm. Chúng ta cần làm rõ vai trò của chất này. Thực phẩm người ta chỉ dùng phenol để khử trùng, vì phenol có trong các chất tẩy rửa” – PGS Thịnh nhấn mạnh. Trên thế giới hiện nay, ở một số khu vực nhà máy sản xuất sơn, thuốc nhuộm hay các ngành công nghiệp chất dẻo người ta có sử dụng hoá chất phenol này làm dung môi công nghiệp, gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh, nên ở Mỹ họ đã cho quy định hàm lượng phenol trong môi trường và trong thực phẩm là khác nhau.  Bộ Y tế Việt Nam quy định năm 2002, trong môi trường phenol có khả năng được phép là 4mg/m3 không khí, mỗi lần tiếp xúc chỉ tối đa là 8mg/m3. Còn trong thực phẩm không thấy nhắc tới vì bản chất hoá chất này đã bị cấm. Còn của là Mỹ 5mg/m3 không khí vì phenol kích động nhiều lên hệ thần kinh. Trong quy định của các nước, phenol không được sử dụng trong thực phẩm mà con người chỉ hấp thụ qua đường không khí vì ô nhiễm môi trường. Khi hít phải phenol hàm lượng ở không khí thì nó có thể đào thải. Quay về phenol trong cá nục với hàm lượng 0,037 mg/kg, PGS Thịnh cho biết đây là chất độc nhưng với hàm lượng này nó còn rất ít để có thể gây độc. 0,037 mg/kg tương đương 0.037mg/ m3, so với ở Mỹ thì đây là mức rất thấp.  Lượng chất độc là như thế nhưng cũng phải so sánh mức ăn vào trong một ngày.  Ví dụ ăn 1kg cá nục có chứa 0.037 mg phenol nhưng một người không thể ăn hết được cả 1 kg cá nục. Chúng ta tính một người ăn nửa kg cá nục 1 ngày thì lượng phenol trong cá cũng chỉ là 0,018 mg/ngày. Ngoài ra, khi chế biến hay rã đông thì hàm lượng phenol đã bị đào thải thêm ít nhiều nên người tiêu dùng không nên quá lo lắng. Vì phenol có thể bay hơi trong nước nên chế biến bằng chiên, rán, nấu canh hay kho đều bị bay đi ít nhiều. Nếu họ cố tình bổ sung phenol vào thì nguy cơ sẽ lớn hơn dù hàm lượng thấp hay cao vì đây là hoá chất không được phép sử dụng. Nếu họ đưa phenol vào để che lấp khiếm khuyết của cá là hành động không đúng, cần cảnh giác. Ngoài ra, nếu phenol được phép sử dụng trong nông nghiệp thì cũng cần nói rõ nó dùng để làm gì? Chúng ta cần trả lời câu hỏi sử dụng trong trường hợp nào. Do hải sản bị chết nên người dân dùng phenol để tăng chất lượng hải sản lên hay phenol đến từ quá trình cá bị chết? Cá biển, nhất là cá nục giàu đạm, khi chết các vi sinh vật hoạt động rất mạnh và chúng có thể thải ra độc tố. 

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS cam kết loại trừ nhiễm mới HIV trẻ em

 Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố Chính trị kết thúc đại dịch này. Ngày 10/6/2016 là ngày thứ ba và cũng là ngày cuối cùng của phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS. Một sự kiện quan trọng trong ngày họp cuối cùng là các nhà lãnh đạo trên thế giới đã thống nhất và ra Tuyên bố Chính trị của Liên Hợp Quốc năm 2016 về kết thúc dịch AIDS khẳng định toàn thế giới sẽ Dồn tổng lực để đạt được mục tiêu này vào năm 2030. Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết thực hiện 3 mục tiêu chung và 20 mục tiêu cụ thể đến năm 2020 về Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS, bao gồm tăng gấp đôi số người nhiễm HIV được điều trị ARV và đưa các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đến với mọi người dân có nhu cầu. Các nhà lãnh đạo thế giới nhất trí rằng chưa có quốc gia nào đạt được mục tiêu kết thúc dịch AIDS và không một quốc gia nào có thể giảm bớt nỗ lực phòng, chống AIDS vào lúc này. Giờ đây, khi các quốc gia bắt đầu thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì Phát triển bền vững, toàn thế giới đều nhất trí rằng chỉ có thể kết thúc được dịch AIDS vào năm 2030 nếu thực hiện được các mục tiêu đến năm 2020 về Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS. Các mục tiêu và cam kết được đưa ra trong Tuyên bố Chính trị về Kết thúc dịch AIDS: Dồn tổng lực để đẩy nhanh tiến độ Phòng, chống HIV và Kết thúc dịch AIDS vào năm 2030 sẽ dẫn dắt toàn thế giới trong các nỗ lực nhằm củng cố mối liên kết giữa việc giải quyết các vấn đề về y tế, phát triển, bất công, bất bình đẳng, nghèo đói và xung đột. Tính đến cuối năm 2015, số người nhiễm HIV được điều trị ARV đã đạt 17 triệu, vượt mức chỉ tiêu đặt ra là 15 triệu. Cũng trong năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết đảm bảo rằng 90% tổng số người nhiễm HIV (bao gồm cả trẻ em, người vị thành niên và người lớn) sẽ biết được tình trạng nhiễm của mình, 90% số người đã biết tình trạng nhiễm sẽ được điều trị ARV và 90% số người tham gia điều trị ARV sẽ đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế. Cam kết loại trừ nhiễm mới HIV trong trẻ em và bảo đảm sức khỏe cũng như cuộc sống tốt cho mẹ các em được tái khẳng định trong Tuyên bố Chính trị 2016, đồng thời nhấn mạnh cần bảo đảm rằng các bà mẹ nhiễm HIV đều được điều trị ARV ngay lập tức và điều trị suốt đời. Triệt tiêu nhiễm mới HIV ở trẻ em thông qua thực hiện mục tiêu đến năm 2020 giảm 95% số ca nhiễm mới ở trẻ em tại tất cả các khu vực trên thế giới. Ngoài ra, Tuyên bố Chính trị 2016 về kết thúc đại dịch HIV cũng chú trọng phụ nữ, trẻ gái vị thành niên, thanh niên và bình đẳng giới. Mỗi ngày trên thế giới lại có thêm 2 nghìn ca nhiễm HIV mới trong thanh niên, chiếm một phần ba tổng số các ca nhiễm mới, nhưng chỉ có 28% số nữ thanh niên có kiến thức đúng về HIV. Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên đóng một vai trò cốt lõi hơn trong công tác phòng, chống AIDS, thông qua thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ các quyền về chăm sóc sức khỏe và giáo dục toàn diện về sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và dự phòng lây nhiễm HIV.  Tuyên bố Chính trị 2016 cũng khẳng định tầm quan trọng của tiếp cận phổ cập tới chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, cùng các quyền về sức khỏe sinh sản. Các nhà lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết gánh nặng về HIV đối với phụ nữ, đặc biệt là nữ thanh niên và trẻ gái vị thành niên ở khu vực tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi. Tuyên bố Chính trị 2016 cam kết thực hiện bình đẳng giới, đầu tư nâng cao năng lực cho phụ nữ, và chấm dứt mọi hình thức bạo hành và phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái, nhằm nâng cao năng lực tự bảo vệ mình của phụ nữ và trẻ em gái tránh khỏi bị lây nhiễm HIV. Sự tham gia của nam giới và các trẻ em trai trong những vấn đề này là không thể thiếu được.

Vietnamnet

Bộ Y tế kiểm tra lại nồng độ phenol trong cá nục

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu Chi cục ATVSTP Quảng Trị gửi gấp mẫu cá nục chứa chất cấm phenol ra Hà Nội để kiểm tra lại.Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi biết thông tin gần 30 tấn cá nục tại Quảng Trị nhiễm chất cấm phenol với hàm lượng 0,037mg/kg, Cục đã yêu cầu Chi cục ATVSTP tỉnh Quảng Trị gửi gấp mẫu ra Hà Nội để kiểm tra lại nhưng đến hôm nay (12/6) vẫn chưa nhận được. “Tôi cũng đã yêu cầu gửi kèm cả quy trình xét nghiệm chi tiết các mẫu nói trên”, ông Phong nói. Theo ông Phong, lực lượng liên ngành Quảng Trị cung cấp thông tin cá nục nhiễm phenol sau khi nhận được kết quả xét nghiệm từ một trung tâm kiểm nghiệm tại Huế. “Tuy nhiên tôi có trao đổi với Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia thì được biết, việc xác định chính xác hàm lượng phenol rất khó, phải cất đi chưng lại nhiều lần. Do đó tôi cho rằng Quảng Trị đã hơi nóng vội, việc này cần phải kiểm nghiệm kỹ”, ông Phong thông tin. Cục trưởng Cục ATTP cho biết, ngay khi nhận được mẫu cá nục từ Quảng Trị gửi ra sẽ giao cho Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia kiểm nghiệm lại. Khi có kết quả sẽ công bố rộng rãi. “Khi có nghi ngờ, việc bảo vệ sức khoẻ người dân luôn là ưu tiên số 1, tuy nhiên khi thông tin chưa được đối chiếu thì phải làm đi làm lại thận trọng, có khi phải làm nhiều nơi để kiểm tra chéo”, ông Phong nêu quan điểm. Theo ông Phong, Bộ Y tế cũng đã có chỉ đạo trong giai đoạn này phải xét nghiệm liên tục để phát hiện kim loại nặng, độc tố trong hải sản nếu có. Nếu không đảm bảo chất lượng, phải xử lý ngay tại địa phương nhưng mẫu nào không làm được phải gửi ra trung ương.

Dân trí

Vụ cá bị nhiễm chất Phenol: Kiểm tra các lô hàng cùng thời điểm

Ông Hồ Sỹ Biên, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Trị cho biết, cơ quan này đang giám sát chặt chẽ các lô hàng về thủy hải sản, trong đó có việc kiểm tra các lô hàng cùng thời điểm với lô cá nục có chứa chất cực độc phenol...Chiều 11/6, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Quảng Trị đã tiến hành niêm phong 25 tấn cá nục tại kho lạnh của bà Lê Thị Thuộc (khu phố An Đức 3, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh), để chờ xử lý theo quy định. Đây là số cá đã qua kiểm nghiệm và có kết quả bị nhiễm chất Phenol, chất cực độc cấm dùng trong thực phẩm.

Niêm phong để chờ xử lý

Sau quá trình làm việc với hộ bà Thuộc, đoàn kiểm tra gồm: đại diện Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản (Sở NN-PTNT), Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế), đại diện Phòng cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC 49) Công an tỉnh Quảng Trị tiến hành niêm phong 25 tấn cá nục đã qua kiểm định và có kết quả bị nhiễm chất Phenol để chờ xử lý. Trước đó, vào ngày 7/6, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) phối hợp với Phòng Y tế và Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Linh tổ chức kiểm tra số hải sản còn tồn đọng tại các kho đông lạnh ở thị trấn Cửa Tùng. Chi cục VSATTP đã tiến hành lấy 6 mẫu ngẫu nhiên tại kho đông lạnh của hộ bà Thuộc, gồm: 1 mẫu cá ngừ, 1 mẫu cá trích, 1 mẫu cá song và 3 mẫu cá nục (1 mẫu đại diện cho 20 tấn cá thu mua trước thời điểm cá chết, 1 mẫu đại diện cho 20 tấn cá thu mua sau thời điểm cá chết 10 ngày, mẫu còn lại của 30 tấn cá thu mua ngay sau thời điểm cá chết). Kết quả phân tích, kiểm nghiệm cho thấy 5/6 mẫu các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng mẫu cá nục đại diện cho lô hàng thu mua ngay sau thời điểm cá chết đã phát hiện có hàm lượng Phenol 0,037mg/kg là chất cực độc, tuyệt đối cấm, không được phép có trong thực phẩm, dùng trong công nghiệp hoá dẻo. Theo kết quả này, Sở Y tế đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị các ngành cho phép tiêu thụ 5 lô hàng có kết quả đạt yêu cầu và tiêu hủy 30 tấn cá nục có chứa chất cực độc.

“Cá đánh bắt ngoài 20 hải lý đều được chứng nhận an toàn”

Liên quan đến số cá bị nhiễm chất Phenol, ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết: “Khi phát hiện thông tin về một lô hàng nhiễm chất phenol, Ban chỉ đạo khẩn cấp về xử lý cá chết bất thường của tỉnh cũng như đại diện các ngành Y tế, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và chính quyền địa phương đã khẩn cấp xác nhận lại thông tin cũng như chủ hộ thu mua để nắm thông tin chính xác và có hướng giải quyết kịp thời”. Ông Hưng khẳng định, tất cả các mẫu cá từ ngày 5/5, qua sự kiểm định từ cơ quan chức năng của ngành NN-PTNT đều ở trong ngưỡng an toàn cho phép. Trong quá trình kiểm tra, theo cơ quan Y tế, có 1 trong 6 mẫu là có hàm lượng phenol ở ngưỡng 0,037mg/kg. Ông Hưng nói rằng, theo quy định đối với các ngành, ngành NN-PTNT và Chi cục quản lý chất lượng không theo dõi về tiêu chí này. Tuy vậy, ông Hưng giải thích là trong điều kiện bình thường của tự nhiên nước biển cũng như trong quá trình sử dụng và cấp đông, chế biển cũng có thể phát sinh hàm lượng phenol. Theo người đứng đầu ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị, các đơn vị liên quan bắt đầu triển khai việc cấp giấy chứng nhận hải sản an toàn từ ngày 1/5. Đến nay, đã cấp chứng nhận cho 181 tàu cá, với sản lượng 4.300 tấn cá. Trả lời vấn đề xử lý số cá bị nhiễm độc trong kho của bà Thuộc cũng như các cơ sở thu mua cá trên địa bàn, ông Hưng nói rằng, đối với cơ sở của bà Thuộc, trước mắt cơ quan chức năng niêm phong số cá bị nhiễm độc, còn với các cơ sở khác, cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra lại các khu thu mua. Nếu phát hiện cá trong thời điểm cá chết bất thường, không đảm bảo về chất lượng sẽ lập biên bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý và hỗ trợ theo quy định, mức hỗ trợ không quá 70% giá trị thị trường. Về quy trình cấp giấy chứng nhận an toàn cho hải sản đánh bắt xa bờ, ông Hưng cho rằng, chỉ khẳng định đánh bắt xa bờ dựa vào tọa độ hoạt động của tàu chứ không qua khâu kiểm định nào khác. “Trong phân định dưới 20 hải lí, cá có khả năng không an toàn. Vùng ngoài 20 hải lý thì có khả năng cá không bị ảnh hưởng và chỉ mang tính tương đối. Giấy xác nhận này chỉ mang tính chất chứng nhận khai thác xa bờ, chứ muốn biết chính xác hải sản an toàn phải đưa đi xét nghiệm”, ông Hưng nói.

“Đã là chất độc đều cấm vì yếu tố sức khỏe”

Trong khi đại diện ngành Nông nghiệp cho rằng, ngoài phenol và một số chất khác có thể có trong thực phẩm nhưng ở trong hàm lượng cho phép thì không thể nói là chất cực độc, từ đó nhấn mạnh rằng, chất này có thể phát sinh trong quá trình bảo quản, do môi trường… thì phía đơn vị phụ trách về An toàn vệ sinh thực phẩm lại khẳng định, đây là chất cấm, không thể có trong thực phẩm dù bất kỳ hàm lượng nào. Nói về số cá bị nhiễm chất Phenol, ông Hồ Sỹ Biên, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: “Sau vụ cá chết, được sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục an toàn thực phẩm, UBND tỉnh, Chi cục ATVSTP đã kiểm tra 105 mẫu thủy hải sản. Tất cả các mẫu này cho thấy kết quả bình thường, nên chúng tôi mới cho phép lưu thông. Riêng mẫu này nhiễm phenol là cá biệt, theo yêu cầu của UBND huyện Vĩnh Linh cho kiểm tra số cá tồn ở kho đông lạnh để lưu thông, tôi nghĩ lô cá này đã thu mua ngay sau thời điểm khi xảy ra hiện tượng cá chết nên nhiễm phenol”. Ông Biên khẳng định: “Về phenol nhiễm hàm lượng thấp, nhưng đã quy định không được phép có hàm lượng chất này trong thực phẩm. Hiện tại, nếu ăn vào nói ngộ độc không phải ngộ độc ngay, nhưng sẽ gây tiềm tàng về sau nên cần phải tiêu hủy lô hàng mà chúng tôi kiểm nghiệm để bảo đảm sức khỏe cho người dân. Đây là chất cực độc. Nói về quy chuẩn thì trong nước biển 0,03mg, còn trong bao bì không được phép, bao bì không được phép thì thực phẩm làm sao được phép được”. Ông Biên nói, thời gian tới Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục kiểm tra, giám sát tất cả các kho đông lạnh, các mặt hàng hải sản được đánh bắt xa bờ, phối hợp với Chi cục nông lâm thủy sản của Sở Nông nghiệp để kiểm tra chất lượng, giúp bà con có thủy sản an toàn. “Đối với việc kinh doanh thủy hải sản, hiện tại chúng tôi đang giám sát chặt chẽ các lô hàng về thủy hải sản, nên người dân yên tâm. Thậm chí, chúng tôi đang quay lại lô hàng cùng thời điểm với lô bị nhiễm phenol này để kiểm tra. Phải nói thêm rằng, trong 30 tấn đã công bố bị nhiễm phenol, có thể chỉ một con bị nhiễm, hoặc vài con chứ không phải 30 tấn. Nhưng để đảm bảo sức khỏe, chúng tôi phải tiêu hủy hết”, ông Biên nói. Còn ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế nói, phenol là một chất độc không được phép có trong thực phẩm. Tỉ lệ phenol trong thực phẩm qua kiểm nghiệm là 0,001, còn đây xét nghiệm là 0,037 đã có trong thực phẩm, như thế đương nhiên là cấm sử dụng.

Thủ thuật “vàng” trong điều trị tim mạch

Trong bệnh tim mạch, can thiệp nội mạch ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Thành công trong lĩnh vực này có sự đóng góp vô cùng quan trọng của máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền DSA. Nói đúng hơn, DSA là thủ thuật “vàng” trong chẩn đoán hình ảnh bệnh lý mạch máu trên thế giới.Bài viết giới thiệu một số thông tin cơ bản về kỹ thuật thăm dò tim mạch quan trọng này. Hiện nay, bệnh tim mạch ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề sức khỏe trong cộng đồng. Theo WHO, tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người trên toàn thế giới và chiếm nhiều nhất ở các nước đang phát triển. Mỗi năm, người chết do bệnh tim và đột quỵ nhiều hơn cả ung thư, lao, sốt rét và HIV cộng lại. Ở Việt Nam, thống kê của Hội tim mạch học cho thấy, cứ 3 người Việt Nam trưởng thành có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chủ yếu là bệnh mạch vành. Chỉ tính riêng bệnh tim mạch đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người mỗi năm, nếu tính cả tai biến mạch máu não và các bệnh tim khác, con số này lên tới 200.000 người, chiếm hơn 1/4 tổng số người tử vong tại Việt Nam mỗi năm. Trong điều trị, kỹ thuật can thiệp tim mạch (cardiovascular intervention) đã ra đời và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Thành công trong lĩnh vực này có sự đóng góp vô cùng quan trọng của máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền DSA (Digital Subtraction Angiography). Nói đúng hơn, DSA là thủ thuật “vàng” trong chẩn đoán hình ảnh bệnh lý mạch máu trên thế giới. Đây là thiết bị với công nghệ tiên tiến để thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh kết hợp giữa việc chụp X-quang và xử lý số sử dụng thuật toán để xóa nền trên hai hình ảnh thu nhận được trước và sau khi tiêm chất cản quang vào cơ thể người bệnh, nhằm mục đích thấy rõ hơn các thương tổn, bệnh lý mạch máu trước khi chỉ định can thiệp mạch. Hệ thống DSA gồm 4 thành phần: (1) phát tia X, (2) thu nhận hình ảnh, (3) xử lý hình ảnh số và (4) hiển thị hình ảnh. Trung tâm là bộ xử lý hình ảnh số (digital image processing system). Ban đầu máy sẽ chụp hình ảnh khi chưa tiêm thuốc cản quang. Sau khi chất cản quang được tiêm vào mạch máu qua ống thông (catheter) luồn qua da vào động mạch đùi qua da, máy sẽ ghi hình ảnh động chất cản quang đi trong mạch máu trong một đơn vị thời gian cài đặt sẵn. Bộ phận xử lý hình ảnh sẽ lấy ảnh khi chưa có cản quang làm ảnh nền (mask image) và tiến hành loại trừ ảnh nền này với ảnh thu được sau khi bơm chất cản quang để làm rõ hệ thống mạch máu cần khảo sát. DSA có rất nhiều ứng dụng để chẩn đoán và can thiệp điều trị như: (1) đánh giá độ dị thường của động mạch chủ, động mạch cảnh, động mạch thận, động mạch chi và các động mạch ngoại biên; (2) thông tim, nong hẹp van động mạch, đóng lỗ thông tim, đặt bóng đối xung nội động mạch chủ, (3) đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ, lấy dị vật trong hệ tuần hoàn, đặt máy tạo nhịp, siêu âm trong lồng mạch và buồng tim, (4) thăm dò và điều trị điện sinh lý, ung thư gan hoặc u tử cung, u não, bất thường mạch máu não... Nhờ có máy DSA này, khá nhiều trường hợp bệnh lý tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim đã được xác định chẩn đoán rõ ràng và được can thiệp nhanh chóng, kịp khoảng “thời gian vàng” nên đã được cứu sống.

Hệ lụy nguy hiểm nếu tỉ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh thấp

Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh 3 tháng đầu năm 2016 là 15,5%, cao hơn cùng kỳ năm 2015 (14,3%) nhưng vẫn ở mức thấp, kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm khi vẫn còn nhiều trẻ không được tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh.GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, từ năm 2003, Chương trình TCMR triển khai tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trên toàn quốc bởi đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B và phòng ung thư gan. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở nước ta khá cao, chiếm khoảng 10-20% dân số. Một số nghiệm cứu cho thấy tỷ lệ mang vi rút viêm gan B ở phụ nữ có thai là khoảng10%. Việc điều trị bệnh viêm gan B cũng rất tốn kém. Các chuyên gia ước tính, trung bình người nhiễm vi rút viêm gan B phải tiêu tốn khoảng 60 - 200 triệu đồng tiền thuốc mỗi năm và thời gian điều trị kéo dài từ 1-2 năm, chưa kể những hệ lụy sau đó do viêm gan B gây ra như xơ gan, ung thư gan. Theo TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, với vắc xin viêm gan B, tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con, với hiệu quả bảo vệ lên tới 90 %. Nếu trẻ tiêm vắc xin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm. “Cụ thể nếu tiêm vắc xin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%. WHO cũng khuyến cáo mọi trẻ em cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B sơ sinh trong 24h đầu sau sinh và đến nay đã có khoảng 100 quốc gia thực hiện lịch tiêm này”, bà Hồng nói. Ngoài ra, tiêm vắc xin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt, phòng lây truyền viêm gan từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu. Đây chính là thời gian vàng để có được hiệu quả bảo vệ cao nhất của vắc xin viêm gan B trong phòng bệnh viêm gan B. Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong do vi rút viêm gan gây tổn thương tế bào gan và dẫn đến hậu quả là viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Bệnh viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan, 25% bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B sẽ diễn tiến biến chứng xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị. 100% ung thư gan ở trẻ em là do viêm gan B. Vi rút viêm gan B chủ yếu lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con trong khi sinh hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Trong khi đó mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm vi rút viêm gan B và nhiễm vi rút viêm gan B ở độ tuổi càng trẻ thì nguy cơ gây viêm gan mạn tính hoặc ung thư gan sau này càng cao. Trẻ dưới 6 tuổi khi bị nhiễm vi rút viêm gan B hầu như đều dẫn tới viêm gan mạn tính. Là một căn bệnh nguy hiểm nhưng đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm gan B. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng tránh căn bệnh nguy hiểm viêm gan B hiện nay. Với trẻ em, tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là biện pháp bảo vệ hữu hiệu nhất, bảo vệ đến gần 90% nguy cơ mắc viêm gan. Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị 13 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24h đầu sau sinh năm 2015 đạt thấp (dưới 50%) cần có biện pháp tăng tỉ lệ tiêm chủng, bảo vệ trẻ em khỏi bệnh viêm gan B nguy hiểm. Bộ Y tế đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các cơ quan có liên quan tăng cường các biện pháp để tăng tỷ lệ tiêm viêm gan B sơ sinh trong 24h sau sinh. Yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng sinh phải tổ chức tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh. Với các phòng sinh chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng, cần khẩn trương làm thủ tục để được cấp phép. Bộ Y tế cho biết, mục tiêu đặt ra đến năm 2017 sẽ giảm tỷ lệ mắc viêm gan B sơ sinh cho trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 1%.

Quảng Nam: 8 tấn mỡ động vật bốc mùi hôi thối chuẩn bị làm thực phẩm

Ngày 11/6, đội CSGT Công an TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đã bắt giữ một xe tải vận chuyển một số lượng lớn sản phẩm mỡ động vật không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối.Khoảng 12h cùng ngày, đội CSGT Công an TP Tam Kỳ đi tuần tra trên tuyến đường Trần Phú (phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) thì phát hiện xe tải mang BKS 92K- 4862 do tài xế Hồ Văn Dũng điều khiển có dấu hiệu vi phạm nên tiến hành kiểm tra. Qua kiểm tra, lực lượng CSGT Công an TP Tam Kỳ phát hiện trên xe tải đang vận chuyển 8 tấn thịt mỡ động vật bốc mùi hôi thối. Khi lực lượng chức năng yêu cầu cung cấp giấy tờ liên quan đến số thịt mỡ này thì lái xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Theo điều tra của lực lượng chức năng, ông Dũng đang làm chủ một cơ sở sản xuất mỡ động vật; tuy nhiên qua kiểm tra cơ sở chế biến của ông Dũng thì có giấy phép kinh doanh nhưng đã hết hạn sử dụng 2 tháng trước. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện thêm 5 tấn mỡ động vật hôi thối đang trong quá trình chế biến tại cơ sở này. Vụ việc đã được cơ quan chức năng lập biên bản, tạm giữ xe và số thịt mỡ hôi thối này để tiếp tục điều tra, làm rõ. Được biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã bắt giữ gần 10 vụ xe khách và xe tải chở thịt động vật và mỡ không đảm bảo chất lượng, bốc mùi hôi thối… Nếu không bị phát hiện, số thịt và mỡ hôi thối, không đảm bảo chất lượng này sẽ được đưa vào các nhà hàng chế biến thành những món ăn “đặc sản” phục vụ thực khách.

VOV

Phòng điều trị dịch vụ tại bệnh viện: Xuống cấp vẫn 1,2 triệu/1 ngày

Giá phòng dịch vụ theo yêu cầu cao hơn buồng bệnh bình thường, nhưng không phải nơi nào cũng tương ứng với chất lượng.Lâu nay, tại hầu hết các bệnh viện công lập từ Trung ương đến tuyến huyện đều hình thành những phòng điều trị dịch vụ theo yêu cầu, giá cao hơn hẳn so với buồng bệnh bình thường, thậm chí tương đương giá phòng khách sạn. Đây là một trong những minh chứng cho thấy rõ hơn về thực trạng “một bệnh viện 2 chế độ” đang tồn tại phổ biến hiện nay. Vậy bao giờ người bệnh mới được đối xử như nhau, ít nhất là được điều trị trong cùng một điều kiện buồng bệnh tốt nhất?

Thuê khách sạn còn đàng hoàng hơn

Không nỡ để vợ vừa mổ xong phải nằm ghép, anh Nguyễn Thế Cường ở xã Thanh Xương, tỉnh Điện Biên đành thuê phòng dịch vụ với giá 1 triệu đồng/1 ngày đêm để vợ anh điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia. Cách đây 2 tuần, vợ anh phải mổ cấp cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương vì bị tiền sản giật, đành phải bỏ con. Khi chuyển sang Viện Tim mạch Quốc gia, anh muốn vợ được yên tĩnh, an dưỡng để vượt qua những di chứng của tai biến sản khoa. Anh Nguyễn Thế Cường cho biết, vợ anh được hưởng bảo hiểm y tế 80%, số tiền điều trị nửa tháng ở cả 2 bệnh viện lên đến 40 triệu đồng, trong đó chỉ riêng tiền phòng dịch vụ chiếm tới 10 triệu đồng. “Nằm ở phòng bình thường thì 4 người một giường, nên bắt buộc tôi phải chọn phòng dịch vụ tự nguyện cho vợ. Phòng dịch vụ thì yên tĩnh, thoáng mát hơn. Giá thành hơi đắt so với hoàn cảnh của chúng tôi ở xa về đây điều trị. Nếu số tiền này thuê ngoài khách sạn thì phòng còn đàng hoàng hơn, rộng hơn” – anh Cường nói. Điều trị tại bệnh viện, ai cũng muốn được nằm phòng dịch vụ vì có điều hòa, TV, tủ lạnh, yên tĩnh và sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế và không phải lúc nào bệnh viện cũng còn phòng dịch vụ để thuê. Giá cả thì mỗi khoa, mỗi bệnh viện một khác. Tại Bệnh viện Việt Đức, nhiều phòng dịch vụ 2 giường, giá  750.000 đồng/1 bệnh nhân/1 ngày đêm. Bệnh viện Lão Khoa Trung ương, phòng dịch vụ 2 giường giá 1,4 triệu đồng/1 người/1 ngày đêm. Bệnh viện Bạch Mai, giá phòng dịch vụ dao động từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/1 người tùy từng loại, phòng 9 giường, 3 giường hay 1 giường. Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, phòng dịch vụ 8 giường có giá 200.000 đồng/1 bệnh nhân và chỉ khác phòng bình thường là không nằm ghép và có máy điều hòa. Theo lý giải của bệnh viện, trong bối cảnh giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng, tính đủ như hiện nay và ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện ngày càng ít đi, bệnh viện phải tổ chức các loại hình dịch vụ theo yêu cầu để lấy thu bù chi. Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết: “Thời gian qua, giá dịch y tế đang tăng dần nên giá giường bệnh dịch vụ cũng được bệnh viện điều chỉnh theo hướng giảm so với trước. Vừa rồi người bệnh bảo hiểm y tế không những không phải nộp thêm tiền mà có một số dịch vụ còn được lợi ích hơn nhiều. Ví dụ giường dịch vụ theo yêu cầu có loại 450.000 đồng/1 ngày, theo quy định sau khi trừ đi giá mà bảo hiểm y tế trả thì người bệnh phải trả. Trước đây 1 ngày bệnh nhân được bảo hiểm y tế trả 120.000 đồng tiền nằm giường thì phải nộp 330.000 đồng. Nay giá dịch vụ y tế tăng thì người bệnh chỉ phải trả gần 200.000 đồng thôi”.

Xuống cấp vẫn 1,2 triệu đồng/1 ngày

Tuy nhiên, giá phòng dịch vụ không phải nơi nào cũng tương ứng với chất lượng. Mới đây, phòng dịch vụ tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai xuống cấp nghiêm trọng, nhưng bệnh viện vẫn thu với giá 1,2 triệu đồng/1 ngày đối với phòng 3 giường. Khi đoàn kiểm tra của Bộ Y tế vào cuộc, bệnh viện đã xin lỗi bệnh nhân vì chậm điều chỉnh khi viện phí đã tăng thêm và sau đó không áp giá dịch vụ theo yêu cầu đối với những phòng này nữa. iều đáng nói hơn cả là giá khám chữa bệnh tự nguyện cũng như giá phòng dịch vụ đều do các bệnh viện đề ra. Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí, cũng như chưa ban hành được các quy định về việc bệnh viện sẽ được thực hiện bao nhiêu phần trăm số giường bệnh dịch vụ theo yêu cầu, cũng như khu khám và điều trị dịch vụ theo yêu cầu được chiếm tối đa bao nhiêu phần trăm diện tích của bệnh viện. Về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang dự kiến những tiêu chí, ví dụ như về cơ sở hạ tầng, bao nhiêu mét vuông trên một giường bệnh và một số tiêu chí khác nữa. Trên cơ sở những tiêu chí này, nếu đơn vị đáp ứng được tốt thì mới được áp dụng tính giá dịch vụ. Nghị định 85 của Chính phủ đã quy định, các đơn vị khám chữa bệnh theo yêu cầu và xã hội hóa thì được tính đầy đủ chi phí và có tích lũy hợp lý nhưng không quá 10% chi phí. Vấn đề này Bộ Y tế và Bộ Tài chính đang xây dựng”./.

Hàng trăm bạn trẻ tham gia Ngày hội hiến máu “Mùa hè nhân ái”

Ngày hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo các tình nguyện viên đến từ các chi hội, câu lạc bộ cũng như các bạn sinh viên...Nhân dịp kỉ niệm ngày “thế giới tôn vinh người hiến máu 14/6", sáng 12/6 tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Hội thanh niên vận động hiến máu Hà Nội phối hợp với Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện TP Hà Nội tổ chức ngày hội hiến máu “Mùa hè nhân ái”. Ngày hội diễn ra với thông điệp “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống”, một giọt máu kết nối triệu trái tim, gắn kết cộng đồng, cùng nhau sẻ chia, cùng nhau yêu thương và cùng nhau hiến máu. Với mục đích phát triển phong trào hiến máu tình nguyện, khắc phục tình trạng khan hiếm máu trong những đợt nắng nóng của màu hè, ngày hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo các tình nguyện viên đến từ các chi hội, câu lạc bộ cũng như các bạn sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội tham gia chương trình hiến máu “Trao giọt máu yêu thương”. “Mùa hè nhân ái” là hoạt động khởi đầu trong chuỗi ngày hiến máu dịp hè 2016, đồng thời kêu gọi mọi người sẵn sàng chia sẻ những giọt máu quý giá đến với những mảnh đời kém may mắn. Ngoài chương trình hiến máu “Trao giọt máu yêu thương” còn có các chương trình bên lề như chương trình “Tri ân người hiến máu tình nguyện”, chương trình hội trại, nhạc hội... Kết thúc buổi sáng hiến máu khá thành công, Ban Tổ chức đã thu về hơn 600 đơn vị máu quý giá./.

Báo đầu tư

Vì sao Công ty dược Euvipharm bị Bộ Y tế đình chỉ sản xuất thuốc?

Mới đây, Cục quản lý dược (Bộ Y tế) ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động sản xuất thuốc đối với Công ty cổ phần dược phẩm Euvipharm (huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An) 3 tháng. Công văn số 242/QĐ-QLD do ông Trương Quốc Cường, Cục Trưởng Cục quản lý dược (Bộ Y tế) ký ngày 9/6/2016,  nêu rõ, căn cứ biên bản kiểm tra ngày 25/5/2016 của đoàn kiểm tra Cục quản lý dược đối với Công ty cổ phần dược phẩm Euvipharm, Cục Quản lý dược tạm đình chỉ hoạt động sản xuất thuốc của Công ty. Quyết định nêu rõ: Tạm đình chỉ hoạt động sản xuất thuốc đối với Công ty cổ phần dược phẩm Euvipharm 3 tháng kể từ ngày ban hành quyết định này. Công ty đã sử dụng nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất thuốc thành phẩm. Kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc không đúng theo tiêu chuẩn đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bán thuốc thành phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ sau khi đơn vị đã biết nguyên liệu đó không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời văn bản Quyết định xử phạt, Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Công ty cổ phần dược phẩm Euvipharm nghiêm túc khắc phục các vi phạm nêu trong băn bản kiểm tra ngày 25/5 của đoàn kiểm tra. Chấn chỉnh và nghiêm túc rút kinh nghiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc.   Được biết Công ty cổ phần Dược phẩm Euvipharm được thành lập ngày 20/4/2005, đăng ký hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam.

Tin tức

Thu hẹp khoảng trống dịch vụ phòng chống HIV/AIDS

Sau 25 năm, công cuộc phòng chống HIV/AIDS ở nước ta đã đạt được nhiều thành công với các hoạt động triển khai hiệu quả như can thiệp phòng chống HIV/AIDS, truyền thông, dự phòng, can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm tự nguyện và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, các tỉnh vùng Tây Bắc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và khoảng trống về dịch vụ HIV/AIDS, đặc biệt tại những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. 

Bất cập tại vùng miền núi, khó khăn 

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, thời gian gần đây, số người nhiễm mới hàng năm đang có xu hướng chững lại nhưng lại dịch chuyển mạnh về những địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi có mức độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc, tư vấn về HIV/AIDS còn thấp và vẫn còn rất nhiều khoảng trống trong việc cung cấp thông tin tới người dân. Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La, Đàm Văn Hưởng cho biết: Sơn La là tỉnh miền núi với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống trong khi trình độ dân trí chưa cao, thêm vào đó địa hình miền núi rộng, chia cắt, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn nên việc tuyên tuyền phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục gặp nhiều khó khăn. Trong 10 tháng đầu năm 2015, tổng số người nhiễm HIV phát hiện mới tại tỉnh là 405 người, chuyển sang giai đoạn AIDS là 525 người, số tử vong do AIDS là 110 người. Ước tính số người nhiễm HIV phát hiện mới hàng năm trung bình khoảng 600 người; đặc biệt, số phát hiện mới nhiễm HIV là phụ nữ và trẻ em có xu hướng gia tăng. Trước tình hình đó, để hướng tới mục tiêu 90 - 90 - 90, tỉnh Sơn La đang gặp nhiều khó khăn với các khoảng trống về các dịch vụ HIV/AIDS. Ông Đàm Văn Hưởng khẳng định, hiện nay dịch HIV/AIDS không chỉ tập trung ở các khu vực thành thị mà đã và đang có xu hướng lan rộng ra các khu vực giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, gắn liền với tệ nạn buôn bán, sử dụng ma túy cao đặc biệt là khu vực biên giới. Khoảng trống lớn nhất là nhận thức của thanh thiếu niên và dân cư vùng kinh tế kém phát triển về HIV vẫn còn thấp, góp phần gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư và làm giảm tỷ lệ người nhiễm HIV đến xét nghiệm, tăng sự kỳ thị trong cộng đồng. Đồng thời, đối tượng nhiễm HIV/AIDS không khai đúng địa chỉ, họ tên và thường xuyên thay đổi nơi cư trú nên công tác giám sát, phát hiện, tư vấn gặp nhiều khó khăn. Khoảng trống tiếp theo là số người được tiếp cận dịch vụ điều trị HIV/AIDS chưa cao do địa hình Sơn La rộng, phương tiện giao thông đi lại khó khăn. Bên cạnh đó, nhân lực, mạng lưới phòng chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở mỏng, đặc biệt là tuyến huyện, xã; kỹ năng tư vấn, chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà của nhân viên chăm sóc còn nhiều hạn chế. Tại các địa phương, cán bộ chuyên trách chương trình chủ yếu là kiêm nghiệm, năng lực còn hạn chế và thiếu về số lượng. 

Triển khai toàn diện

Để thực hiện thành công mục tiêu 90 - 90 - 90 tiến tới kết thúc dịch AIDS, các tỉnh vùng Tây Bắc cần quyết liệt triển khai toàn diện các dịch vụ từ dự phòng, chẩn đoán về chăm sóc, điều trị. Hoạt động dự phòng, can thiệp giảm thiểu cần ưu tiên tập trung vào các địa bàn có tình hình dịch HIV và có nguy cơ xuất hiện dịch HIV cao; triển khai đồng bộ các can thiệp từ dự phòng đến điều trị cho đối tượng nhiễm HIV như truyền thông thay đổi hành vi, mở rộng phân phát bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị Methadone.  Sơn La là một trong 5 tỉnh được Bộ Y tế và các nhà tài trợ cùng Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS ưu tiên hỗ trợ nhằm hướng đến việc đạt mục tiêu 90 - 90 - 90 vào năm 2017. Để đạt được mục tiêu này, năm 2016, tỉnh tập trung mở rộng các can thiệp ưu tiên nhằm tăng cường tiếp cận với quần thể đích, hỗ trợ tiếp cận với xét nghiệm HIV, điều trị và duy trì điều trị ARV trên địa bàn. Điều trị ngay cho người nhiễm HIV không phụ thuộc tế bào CD4. Đồng thời, ngành y tế tiếp tục mở rộng phòng xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến huyện có thể thực hiện được xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế. Thành lập các cơ sở điều trị HIV tại khoa khám bệnh các bệnh viện tại các huyện hiện chưa có dịch vụ này. Mở rộng mạng lưới cấp phát thuốc ARV, cấp phát thuốc Methadone tại xã, phường… Các tỉnh trong vùng tiếp tục tập trung mở rộng xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, bao gồm người có hành vi nguy cơ cao; đồng thời mở rộng và phân cấp mạng lưới phòng xét nghiệm khẳng định HIV tại tuyến huyện bằng 3 test nhanh. Ngành y tế sẽ thực hiện điều trị ARV theo tiêu chuẩn mới: Điều trị ARV không phụ thuộc số lượng CD4 (tế bào bạch cầu của con người) cho các đối tượng nhiễm HIV nguy cơ cao, phụ nữ mang thai nhiễm HIV, người nhiễm HIV ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, người nhiễm có CD4 ≤ 500 TB/mm3. Để cung cấp đầy đủ các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, ngành y tế cần tăng cường năng lực và phát triển hệ thống như kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS để tiếp cận được với bảo hiểm y tế, nâng cao năng lực cán bộ y tế trong hệ thống y tế công, tư về chăm sóc và điều trị, thiết lập hệ thống cung ứng thuốc ARV và các sinh phẩm xét nghiệm liên tục, đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý. Việc thiếu nguồn kinh phí sẽ khiến phòng chống HIV/AIDS tại nước ta gặp khó khăn và trở ngại trong việc điều trị ARV, Methadone, thanh toán bảo hiểm y tế. Hiện nay, vấn đề đầu tư bền vững vẫn là một thách thức lớn. Nếu kinh phí quốc gia không tăng lên để lấp bù khoảng trống thì những thành tựu đạt được trước đây sẽ khó có thể duy trì.

Hải quan

Đừng làm xấu hình ảnh “lương y như từ mẫu”

Chuyện bác sỹ nhận một tập phong bì tại Bệnh viện K chưa khép lại, câu chuyện một nhân viên y tế “nấu cháo” điện thoại để bệnh nhân chờ lại nổi lên. Tuy nhiên câu chuyện sẽ không đẩy lên đỉnh điểm khi có nhiều bác sỹ đã lên tiếng mắng nhiếc người tố cào và coi dư luận là “hâm hấp” khi nêu lên những bức xúc của họ khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Mới đây, một clip có nội dung miêu t ả một nữ bác sĩ ở Bệnh viện K- nơi bệnh nhân đến đây dường như đều mang án tử cận kề - nhận trong tay một xấp phong bì từ người nhà bệnh nhân được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Không phải nói, cộng đồng có tới 90% người dân Việt bức xúc về hành vi vô tư nhận phong bì của nhân viên y tế như thế nào. Họ bức xúc, xót xa trước thái độ của nữ bác sỹ, xem đó là hành vi vô nhân đạo khi vô tư nhận tiền của những bệnh nhân không may sắp bước vào cửa tử. Mạng xã hội lên tiếng, “lãnh đạo” vào cuộc, có hội đồng kỷ luật, kết cục nữ nhân viên nhận mức kỷ luật… cảnh cáo. Lần này, cũng từ mạng xã hội, nhà báo T. A đăng tải statut kèm bức ảnh chụp nữ nhân viên y tế tại Khoa Sản- Bệnh viện Bạch Mai đang vô tư buôn điện thoại bất chấp nhiều bệnh nhân đang chờ đợi làm thủ tục. Cũng nhân viên này, trước đó đã có thái độ xấc xược, chửi bới với người nhà bệnh nhân từ Nghệ An ra Hà Nội khám bệnh. Theo lời nhà báo T. A, việc cô này buôn điện thoại khiến chị bức xúc một thì thái độ thiếu thân thiện của nữ nhân viên kia mới thực sự làm chị muốn lên tiếng để “sếp người đó biết họ làm việc như thế nào”. Hơn 5 nghìn lượt chia sẻ, hơn 2 nghìn bình luận đủ để biết không ít người đứng về phía chị. Là do họ bị lôi kéo? Không hề, bởi đơn giản, họ chính là những người đã từng chứng kiến, nghe những câu chuyện, tình huống tương tự. Tuy nhiên với cương vị là những người công tác trong ngành Y, một số y, bác sỹ không những không thừa nhận những yếu kém, bất cập của ngành lại có thái độ ứng xử thiếu sáng suốt trước thông tin của bệnh nhân và dư luận. Cụ thể, một bác sỹ đang công tác tại một bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội đã “nhảy chồm chồm” lên, cho rằng nhà báo này đáng trách khi không là thiếu ý thức, và có những lời xúc phạm đến cư dân mạng và gọi họ là “hâm hấp”. Vị bác sỹ này biện bạch rằng, tại sao nhà báo không gọi đến đường dây nóng của bệnh viện, sao không góp ý với nhân viên y tế kia mà lại đưa lên mạng xã hội, đẩy cô nhân viên kia tới đường cùng… Ý của vị bác sỹ này là hãy đừng nóng vội đưa lên mạng xã hội mà phải bình tĩnh, ứng xử có trước, có sau, phải giao giảng đạo đức đã, nếu người ta không nghe mới chửi… Tuy nhiên vị bác sỹ không hiểu hay cố tình không hiểu, khi viết status trên mạng kia, nữ nhà báo đó không đứng trên cương vị một nhà báo mà là một người bệnh. Và nói như Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế, người bệnh là khách hàng của bệnh viện và khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ y tế nếu không hài lòng có quyền lên tiếng. Và vị này cũng quên mất rằng, dư luận, hay xã hội không “hâm hấp” như lời bác sỹ này nói, bởi họ là hàng trăm, hàng ngàn người bệnh đã từng một lần đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Họ có quyền nói lên tiếng nói cá nhân của mình và những sự việc mình đã từng trải qua. Họ cũng không vì thù ghét cá nhân mà nói xấu hay thêu dệt, dồn cô nhân viên kia vào đường cùng mà chỉ phản ánh để bản thân cô nhân viên y tế kia nói riêng và cán bộ trong ngành Y nói chung tự nhìn lại bản thân để hành xử nghiêm túc hơn. Một bác sỹ đang công tác tại một bệnh viện lớn cần phải thông minh và sáng suốt, ứng xử với bệnh nhân và dư luận một cách có tâm và có tầm. Có oan ức hay “khóc thuê” cho nữ nhân viên đó, cũng cần đưa ra bằng chứng, giả sử biết chính xác là nữ nhân viên kia nghe điện thoại hàng giờ là vì có việc quan trọng liên quan đến sinh mệnh chứ không chỉ là chuyện “tám” với bạn bè. Là một bác sỹ được đào tạo bài bản với sứ mệnh cứu người lẽ ra vị này cần ứng xử một cách bình tĩnh và sáng suốt chứ không nên quên mất danh xưng danh giá “lương y như từ mẫu” mà xã hội đặt để mà gào lên, chửi rủa cả người viết và dư luận, bởi anh ta cho rằng người khác sai và bản thân anh ta đúng. Tuy nhiên càng chửi người ta lại càng buồn cười và thấy đáng thương cho vị bác sỹ bởi anh ta đã thể hiện quan điểm bảo vệ nữ nhân viên kia, cho rằng chuyện cô ta “nấu cháo” điện thoại nhiều phút liền là chuyện bình thường, còn người khác là “bất thường” khi cố tình làm quá một chuyện lẽ ra hết sức bình thường của BV Bạch Mai nói riêng và của ngành Y tế nói chung. Được biết, tại Hội nghị trực tuyến với các bộ ngành, địa phương trên toàn quốc, bàn các giải pháp đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân vừa tổ chức chính Bộ trưởng Y tế Kim Tiến cho hay: “Ngành Y tế đặc biệt chú trọng thực hiện đề án đổi mới toàn diện thái độ, phong cách, quy định nghiệp vụ tổ chức của các bệnh viện trong tiếp nhận, chăm sóc người dân, bệnh nhân, đồng thời chấn chỉnh thái độ, xử lý hơn 7.000 nhân viên, cán bộ y tế các tuyến từ cơ sở đến trung ương có hành vi không đúng với người bệnh”. Vậy thì cố gắng nêu trên vị tư lệnh ngành Y khi cố ban hành và thực hiện Đề án thay đổi thái độ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh sẽ đổ xuống sông xuống bể khi môi trường bệnh viện còn những nhân viên như vị bác sỹ này và cô nhân viên kia. Và nhắc tới bệnh viện thay bằng thái độ tôn trọng phần lớn những bác sỹ thầm lặng đang ngày đêm chữa bệnh cứu người, người dân chỉ còn cảm giác sợ hãi và chán chường khi gặp phải những con sâu bỏ rầu nồi canh như vị bác sỹ này và cô y tá trên.

Dân Việt

Bệnh tật bủa vây, người già cam chịu

Tai nạn “rình rập”, bệnh tật “bủa vây” khắp người nhưng người già và gia đình lại ít kỹ năng phòng tránh và chăm sóc để giảm thiểu các rủi ro. Trong khi đó, tỷ lệ người già đang gia tăng nhanh chóng.

Mệt lả mới đi khám

Bà Nguyễn Thị Thái (65 tuổi, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội) ngồi mệt mỏi tại phòng chờ khám Bệnh viện Lão khoa T.Ư. Bà cho biết, mấy hôm nay nắng nóng, bà bị rối loạn tiền đình, lúc nào cũng thấy đau đầu, trời đất “quay mòng mòng”. Nhưng dù mệt bà vẫn ra đồng, chỉ đến khi mệt không dậy nổi các con mới đưa đi khám. “Gia đình làm nông, bận rộn, thu nhập cũng tùng tiệm đủ ăn, làm sao cứ mệt là đi khám bệnh được. Nhưng nghe bác sĩ bảo huyết áp của tôi tăng vọt, xém chút là vỡ mạch máu mà hãi. Nhỡ mà tai biến nằm liệt đó thì khổ mình, khổ con” – bà Thái tâm sự. Hơn 1 năm nay, vợ chồng ông Vương Sĩ Hiền (75 tuổi, trú tại Ba Đình, Hà Nội) rất chịu khó đi khám bệnh. Ông Hiền cho biết ông có vài người bạn đang khoẻ mạnh bỗng dưng lăn đùng ra, đưa đi cấp cứu thì đã liệt, méo miệng, nằm một chỗ. Bác sĩ bảo họ bị huyết áp cao, không đi khám bệnh, điều trị nên dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc vỡ mạch máu não. Vợ chồng ông sợ quá nên chăm khám bệnh hơn. Khám mới thấy “cơ man” bệnh tật như huyết áp cao, đau khớp, lãng tai, viêm đường hô hấp… Theo GS-TS Phạm Thắng- Giám đốc Bệnh viện Lão khoa T.Ư, trung bình 1 người  già Việt Nam mắc 7 loại bệnh. Các bệnh phổ biến như- đục thuỷ tinh thể, bệnh hô hấp, sa sút trí tuệ, tăng huyết áp, bệnh cơ xương khớp, bệnh mỡ máu, giảm thính lực, thiếu máu, trầm cảm, đái tháo đường… Tuy nhiên, nhiều người già đang chịu đựng bệnh tật, coi đó như gánh nặng đương nhiên của tuổi già mà không đi khám, điều trị. Chỉ đến khi quá đau đớn hoặc có nguy cơ tàn tật mới đi khám. “Lúc đó bệnh tật đã trầm trọng, điều trị rất khó khăn, tốn kém, nguy cơ biến chứng hoặc để lại các di chứng như mù loà, khuyết tật vận động là rất lớn” – GS Thắng nhận định. GS Thắng cho biết, hiện nay, tỷ lệ người già trên 60 tuổi ở nước ta là hơn 10% dân số (10 triệu người). Người già cũng chi phí hết 50% tổng chi phí thuốc của cả nước. Do đó, nếu không chăm sóc dự phòng thật tốt, gánh nặng y tế cũng như chi phí xã hội do người già tàn tật sẽ ngày càng “phình to”.

Lơ là là mất mạng

BV Lão khoa T.Ư cho biết, khoa thường xuyên tiếp nhận các ca cấp cứu do nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc ngã gãy chân, tay của người già. Nguyên nhân chủ yếu là do không biết cách chăm sóc sức khoẻ và phòng ngừa tai nạn của người già. “Tuy chưa có số liệu cụ thể nhưng tỷ lệ tai biến mạch máu não ở người già Việt Nam rất đáng lo ngại và ngày càng nhiều”. Sai lầm thường gặp nhất là người già không được kiểm soát tốt huyết áp. Có đến 70-80% người già sẽ bị tăng huyết áp, tuy nhiên không phải ai cũng được khám và điều trị. Các nguy cơ dễ tai biến khác của người già cũng chưa được kiểm soát như mỡ máu, đái đường… “Tỷ lệ tử vong của tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim rất cao. Nếu sống sót cũng dễ bị liệt, nằm một chỗ,  kéo theo các nguy cơ lở loét, nhiễm khuẩn, viêm phổi. Chi phí lúc đó rất lớn”. Số người già gia tăng nhanh chóng nhưng hệ thống cơ sở khám chữa bệnh cho người già chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể, bác sĩ lão khoa cần phải biết chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân, biết phục hồi chức năng, đồng thời phải cùng lúc biết điều trị nhiều bệnh mãn tính. Tuy nhiên, hiện nay rất ít bác sĩ có kinh nghiệm và kiến thức về lão khoa. Do đó người già bị bệnh gì sẽ được chuyển đến chuyên khoa đó. “Mỗi chuyên khoa kê đơn ít nhất 2 loại thuốc. Mà một người già thường có 5-7 bệnh mãn tính cần điều trị, như vậy sẽ uống ít nhất 10-14 loại thuốc trong ngày. Bệnh nhân uống quá nhiều thuốc sẽ gây suy gan, suy thận… càng làm trầm trọng các bệnh đang mắc, thậm chí làm bệnh nhân bị mắc thêm bệnh khác”. "Người già và người nhà đều chưa có kinh nghiệm chăm sóc giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật, tai nạn. Do đó, đã đến lúc Nhà nước cần có chính sách chăm sóc toàn diện người già như nâng cao năng lực của hệ thống y tế từ cơ sở đến trung ương; kiểm soát các bệnh không lây nhiễm ở người già từ tuyến cơ sở; phát triển các mô hình chăm sóc sức khoẻ người già ngay tại cộng đồng...”

Xây dựng

Lưu ý khi vào mùa viêm não Nhật Bản

Hàng năm cứ vào thời điểm này, bệnh viêm não Nhật Bản lại bùng phát, khiến các bậc phụ huynh lo ngại về ảnh hưởng của căn bệnh tới sức khỏe con em mình.Trẻ em hay mắc bệnh viêm não Nhật Bản B nhưng tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi thay đổi từ năm này sang năm khác. Trong phần lớn các vụ dịch, trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ. Lứa tuổi mắc bệnh thường từ 2-7 tuổi. Làm sao để nhận biết trẻ bị Viêm não Nhật Bản và cách phòng tránh bệnh cho trẻ như thế?

Nhân nguyên gây bệnh

Bệnh viêm não Nhật Bản do một loại virus thuộc nhóm Arbovirus gây nên. Virus được phân lập lần đầu tiên năm 1934 trong một vụ dịch ở Nhật Bản. Tên gọi virus viêm não Nhật Bản B để phân biệt với một loại viêm não khác gọi là viêm não Economo A. Ở Việt Nam có hai nhóm chim có khả năng truyền bệnh: các loài chim sống trong làng mạc, lũy tre trên cây ăn quả như chim sẻ, chim chích chòe; các loài kiếm ăn ngoài đồng, ít vào trong làng như cò, sáo, quạ... Vì vậy vào mùa có nhiều quả chín, tần suất bệnh cũng nhiều lên có thể là do có nhiều chim mang mầm bệnh chứ không phải do có nhiều hoa quả.

Điều trị bệnh

Bệnh viêm não Nhật Bản không có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị triệu chứng là chủ yếu. Để ngăn chặn nguy cơ tử vong và giảm thiểu các biến chứng, việc điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế là rất quan trọng như dùng thuốc hạ sốt, chống co giật, chống suy thở, chống phù não, bồi phụ nước, điện giải. Sau đó điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần kinh.

Phòng bệnh

Việt Nam đã có vaccine VNNB, vì vậy biện pháp tích cực nhất để phòng bệnh chính là tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đúng và đầy đủ. Vaccine viêm não được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, tiêm mũi thứ hai sau mũi thứ nhất 1 tuần và tiêm mũi thứ 3 sau một năm, có thể tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến 15 tuổi. Về phương diện cá nhân, cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà.

 

Ngày 16/06/2016
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích