Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 5 9 8
Số người đang truy cập
2 7
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 4/6 đến 8/6 năm 2016

Tuổi trẻ

Điều trị “theo quy trình”, bệnh nhân bị cưa chân

Đến chiều 4-6, sau 4 ngày bị cưa chân, anh Nguyễn Ngọc Nhược (xã Bình Long, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn còn hoảng loạn khi nằm trên giường tại BV. Cho rằng các bác sĩ ở BVQY 17 (Cục hậu cần-Quân khu 5-Đà Nẵng) đã thiếu trách nhiệm khi cứu anh Nhược dẫn đến việc phải cưa chân, chị Lê Thị Thắm (vợ anh Nhược) đã gửi đơn phản ảnh đến nhiều cơ quan.

4 ngày điều trị “theo quy trình”

Theo phản ảnh của chị Thắm, sáng 28-5 trên đường đi làm, vợ chồng chị bị té xe tại thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn). Sau khi được sơ cứu ban đầu, chồng chị được chuyển tới BVQY 17 vào sáng cùng ngày. “Sau khi nhập khoa ngoại chấn thương chỉnh hình, chồng tôi được các bác sĩ ở đây chụp phim rồi chẩn đoán bị sai khớp gối chân trái. Các bác sĩ bó đầu gối bằng thun mềm rồi cho uống thuốc. Chiều 28-5 chồng tôi lên cơn đau, được đưa đi chụp phim lần 2, lúc này bác sĩ Kiên là người điều trị nói 9 dây chằng khớp gối của chồng tôi có thể bị đứt hết. Tôi hỏi sao không phẫu thuật thì các bác sĩ nói đang điều trị theo quy trình” - chị Thắm kể. Chị Thắm trình bày: trong hai ngày cuối tuần, bệnh tình của chồng chị càng lúc càng trầm trọng, chân trái bị bầm tím, phù nề rồi mất cảm giác. Đến chiều 29-5, chồng chị lên cơn đau dữ dội nên các bác sĩ cho siêu âm chân và chẩn đoán mạch máu vẫn lưu thông tốt rồi cho về nằm điều trị như cũ. Chị Thắm cho biết chị rất lo lắng vì chồng hay than đau, chị hỏi các bác sĩ theo dõi thì được trả lời rằng chồng chị bị đứt dây chằng, đứt dây thần kinh và sai khớp gối nên nếu mổ chân sẽ nguy hiểm. Đến tối 31-5, anh Nhược nôn ói dữ dội, lúc này các bác sĩ siêu âm lần 2 rồi thông báo với gia đình mạch máu bị chèn ép, tại đây không thông được nên phải chuyển qua Bệnh viện Đà Nẵng ngay trong tối 31-5.

Tối ra viện sức khỏe tốt, khuya phải cưa chân

Theo thông tin người nhà nạn nhân cung cấp, giấy chuyển viện của bệnh nhân Nguyễn Ngọc Nhược được thượng tá, BVQY 17, ký tên và đóng dấu ngày 31-5 có ghi chẩn đoán bệnh nhân “sai khớp gối trái do tai nạn giao thông”. Giấy ra viện này khẳng định bệnh nhân lúc ra viện “tình trạng ổn định, chân trái sưng đau tăng” và ghi ý kiến đề nghị “ra viện, chuyển BV Đà Nẵng điều trị tiếp”. “Lúc xuất viện, Bệnh viện Quân y 17 giải thích rằng mạch máu ở chân chồng tôi bị chèn ép, phải chuyển qua BV Đà Nẵng để thông. Vậy mà ngay trong tối 31-5 khi được chuyển qua Bệnh viện Đà Nẵng, các bác sĩ ở đây siêu âm và chụp CT rồi cho biết chân của chồng tôi đã hoại tử nên phải phẫu thuật cắt chân trên đầu gối ngay trong đêm để bảo toàn tính mạng” - chị Thắm bức xúc. Anh Nhược cho biết sau khi anh được phẫu thuật cắt chân vào khuya 31-5 thì hôm sau lãnh đạo BVQY 17 có đến thăm anh, đồng thời hỗ trợ một số tiền điều trị nhưng gia đình anh không nhận. Trong khi đó chiều 4-6, Tuổi Trẻ cùng một số cơ quan báo chí tới BVQY 17 liên hệ làm việc, lực lượng thường trực ở đây cho biết phải có giấy giới thiệu từ Quân khu 5 thì mới tiếp và cho biết đây là đơn vị quân đội, phải được lệnh của cấp chỉ huy thì mới được phát ngôn.

Nếu không cắt sẽ tử vong

Chiều tối 4-6, trao đổi với PV Tuổi Trẻ về trường hợp của bệnh nhân Nhược, đại diện Bệnh viện Đà Nẵng cho biết khi anh Nhược được chuyển tới bệnh viện chiều tối 31-5 thì được đưa vào mổ cấp cứu ngay. Do chân bị tổn thương nặng không giữ được nên phải mổ cắt liền. “Trước khi mổ, các bác sĩ của bệnh viện đã hội chẩn với sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa mạch máu, chấn thương. Đồng thời kiểm tra cận lâm sàng, chụp CT đầy đủ; chụp mạch máu tại chỗ để cho rõ ràng, chính xác. Bệnh viện có thông báo 2 lần cho người nhà về tình trạng bệnh của bệnh nhân do bị tổn thương để từ mấy ngày liền khá nặng, nếu không cắt bỏ chân thì bệnh nhân sẽ tử vong” - đại diện Bệnh viện Đà Nẵng cho biết. Cũng theo vị này, về tình trạng bệnh nhân cũng như nguyên nhân cụ thể như thế nào sẽ được bệnh viện họp và thông báo vào đầu tuần tới.

Bí thư Thăng gặp bác sĩ bỏ lương nghìn đô về nước phục vụ

Trưa 5-6, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã tới Bệnh viện quận Gò Vấp thăm và tặng hoa bác sĩ Trần Hoàng  Minh, quốc tịch Mỹ, đang làm việc tại Khoa Hồi sức - cấp cứu bệnh viện. Gặp bác sĩ Minh, Bí thư Thăng nói ông đã đọc bài báo viết về bác sĩ Minh và hỏi thăm về gia đình Minh, Minh có gặp khó khăn gì không, tại sao không xin về bệnh viện huyện khác mà lại xin về bệnh viện Q. Gò Vấp. Bác sĩ Minh cho Bí thư biết hiện gia đình gồm ba, mẹ và một em nhỏ đang ở bên Mỹ, còn anh ở với bà nội ở Q.12, hiện chưa gặp khó khăn gì. Anh chọn Bệnh viện quận Gò Vấp làm việc vì bệnh viện gần nhà bà nội, với lại cũng có duyên với bác sĩ Quốc (giám đốc Bệnh viện Q. Gò Vấp - PV). Bí thư Thăng hỏi tiếp: “Có quen bác sĩ Quốc à?”. Minh trả lời: "Không ạ, chỉ qua phỏng vấn". Tại buổi gặp mặt, Bí thư Thăng nói ông thay mặt Thành ủy đến thăm "trước hết là bác sĩ Phạm Hữu Quốc - giám đốc Bệnh viện quận Gò Vấp - người đã tạo điều kiện, tuyển chọn được bác sĩ Minh”. Đồng thời, hoan nghênh bác sĩ Minh đã về nước, giúp cho nhân dân của quê hương, đất nước. Bí thư cho biết ở những nước phát triển, được tuyển học ngành y là rất khó. Bí thư mong bác sĩ Minh sẽ phát huy được năng lực, sở trường để giúp cho người dân tại quê hương mình. Trước sự thăm hỏi và dặn dò của Bí thư, bác sĩ Minh hứa sẽ cố gắng hết sức để phục vụ cho người dân. Trước đó, Tuổi Trẻ đã có bài viết “Từ bỏ giàu sang, trở về quê nhà” kể về bác sĩ Trần Hoàng Minh, 29 tuổi, quốc tịch Mỹ, đã học 8 năm tại Mỹ và Úc, sau đó chọn Bệnh viện Q. Gò Vấp là nơi làm việc với mong muốn góp phần phục vụ cho những người bệnh tại quê hương được nhiều người hoan nghênh.

Bệnh viện lo thiếu thuốc

Nhiều bệnh viện tại TP.HCM cho biết chỉ có thể cầm cự thêm vài tuần nữa là hết hẳn 20-50% số mặt hàng thuốc có trong danh mục thuốc bệnh viện. Nếu không có ngay giải pháp tháo gỡ, trong 2-3 tuần nữa bệnh nhân sẽ không có thuốc chữa bệnh.

Hết nhiều loại thuốc

BV Phạm Ngọc Thạch TP.HCM hiện đang thiếu hơn 100 mặt hàng thuốc. Tuy nhiên, ông Dũng khẳng định dù thiếu nhưng bệnh viện không để bệnh nhân ra ngoài mua thuốc mà tìm những loại thuốc khác thay thế. Đại diện BV Chấn thương chỉnh hình TP cho hay hiện bệnh viện đang thiếu ba loại thuốc. Nhưng đến đầu tháng 9 bệnh viện sẽ bị thiếu khoảng 20% trong số hơn 300 mặt hàng thuốc đang sử dụng tại bệnh viện. Trong khi đó, BV Bệnh nhiệt đới TP cho biết hiện bệnh viện đã hết gần 20 loại thuốc sử dụng trong điều trị nội khoa. Đơn cử thuốc Ventolin dạng phun khí dung điều trị bệnh suyễn đã hết, bác sĩ phải kê toa cho bệnh nhân ra ngoài mua. Đối với kháng sinh đặc trị, có mặt hàng chỉ cầm cự được đến hết tháng 8. Hiện bệnh viện đang sử dụng 500-600 loại thuốc nhưng nếu không có giải pháp khắc phục thì trong vòng hai tuần nữa, khoảng 50% mặt hàng thuốc đang sử dụng trong bệnh viện sẽ hết. Ở BVĐK khu vực Củ Chi, đang thiếu khoảng 30 loại thuốc hết sức cần thiết trong điều trị. Hiện bệnh viện đang phải mua trực tiếp một số loại thuốc để phục vụ bệnh nhân. “Chúng tôi đang thấp thỏm, nếu không có giải pháp tháo gỡ thì bệnh nhân sẽ rất khổ” - bác sĩ Thành bày tỏ lo lắng. Hiện bệnh viện chưa có cách nào tháo gỡ mà đang chờ TP có chủ trương để thực hiện theo.

Bệnh nhân phải ra ngoài mua thuốc

Theo lãnh đạo một số bệnh viện, chưa bao giờ các bệnh viện lại rơi vào tình cảnh như hiện nay. Đúng ra từ tháng 6-2013 phải có kết quả đấu thầu thuốc tập trung cho các bệnh viện mua thuốc, nhưng đến nay chưa có. Các bệnh viện đều phải cố gắng cầm cự thêm một, hai tháng nữa, nhưng bây giờ đã giữa tháng 8 mà vẫn chưa thấy có chỉ đạo nào của Sở Y tế về việc mua thuốc, khiến các bệnh viện luôn thấp thỏm vì rơi vào tình trạng thiếu thuốc hoặc sắp hết thuốc. Nếu tình trạng chưa có kết quả đấu thầu thuốc kéo dài mà không có biện pháp tháo gỡ, thời gian tới mỗi bệnh viện sẽ thiếu ít nhất hàng trăm loại thuốc. Đối với người bệnh bình thường đến bệnh viện khám bệnh mà phải mang toa ra ngoài mua thì gây phiền hà cho họ. Còn bệnh nhân bảo hiểm y tế mà không có thuốc cấp thì người bệnh sẽ phản ứng, bệnh viện cũng nhức đầu vì không biết giải quyết ra sao. Trước tình trạng thiếu thuốc hiện nay, Bệnh viện An Bình buộc phải để bệnh nhân tự bỏ tiền ra ngoài mua thuốc theo toa bác sĩ, rồi sau đó đến Bảo hiểm xã hội TP thanh toán lại. Đại diện Bệnh viện An Bình cho biết tình trạng thiếu thuốc đã chất thêm nỗi vất vả cho bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân. Dù biết vậy nhưng bệnh viện không thể làm cách nào khác vì không phải thuốc nào bệnh viện cũng được quyền dùng tiền mặt ra ngoài mua trực tiếp... Lãnh đạo một bệnh viện chuyên khoa còn khẳng định nếu tình hình thiếu thuốc chưa có giải pháp tháo gỡ, bệnh viện sẽ đề xuất phương án chỉ cấp thuốc năm ngày cho bệnh nhân ở TP và bảy ngày cho bệnh nhân ở tỉnh vì thuốc dự trữ không đủ cấp cho bệnh nhân. Trong khi đó, một bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 1 phân tích khi bệnh viện thiếu thuốc, có một giải pháp tình thế được nhiều bệnh viện áp dụng là tìm thuốc khác thay thế. Tuy nhiên, thuốc thay thế thường không có nhiều ưu điểm như loại thuốc đã được hội đồng thuốc bệnh viện chọn sử dụng. Các bệnh viện đều cho rằng để giải quyết vấn đề thiếu thuốc, UBND TP nên chấp nhận cho gia hạn kết quả đấu thầu của năm 2012 thêm một thời gian nữa hoặc cho đấu thầu trực tiếp để rút ngắn thời gian làm thủ tục. Ngoài ra, TP nên cho phép bệnh viện mua thuốc bằng tiền mặt trực tiếp để giải quyết vấn đề thiếu thuốc trước mắt. Trước thực tế nhiều bệnh viện lo lắng thiếu thuốc như vậy nhưng chiều 14-8, Sở Y tế TP - lại cho rằng tình hình sử dụng thuốc của các bệnh viện vẫn ổn định, hoàn toàn không có chuyện thiếu thuốc.

3-4 tháng nữa mới đấu thầu xong

Theo ghi nhận của chúng tôi, hợp đồng mua sắm thuốc năm 2012 của hầu hết bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế TP.HCM đã hết hạn từ tháng 3-2013. Trong lúc các bệnh viện đấu thầu thuốc riêng lẻ thì ngày 14-5, UBND TP chỉ đạo Trung tâm mua sắm hàng hóa và tài sản công của ngành y tế TP (trực thuộc Sở Y tế) thực hiện đấu thầu tập trung mua sắm thuốc năm 2013 cho toàn ngành y tế TP. Trong lúc chờ kết quả đấu thầu tập trung, Sở Y tế TP đã xin UBND TP cho phép các bệnh viện được thương lượng với các công ty dược phẩm gia hạn hợp đồng đấu thầu thuốc năm 2012 để mua thuốc cho đến tháng 6-2013. Tuy nhiên, trong văn bản ngày 24-7 gửi Bộ Y tế báo cáo việc mua thuốc năm 2013, Sở Y tế TP cho biết hiện nay Trung tâm mua sắm hàng hóa và tài sản công đang tiến hành các thủ tục tổ chức đấu thầu, dự kiến khoảng tháng 11 đến tháng 12-2013 có kết quả đấu thầu thuốc tập trung năm 2013. Cùng thời gian này, Sở Y tế TP có công văn kiến nghị UBND TP cho phép các bệnh viện được tiếp tục ký hợp đồng với nhà cung cấp đã ký hợp đồng mua bán thuốc năm 2012 với bệnh viện cho đến khi có kết quả đấu thầu tập trung năm 2013 để các đơn vị được mua và có thuốc sử dụng từ tháng 7-2013 cho đến khi có kết quả đấu thầu mới... Tuy nhiên ngày 2-8-2013, Văn phòng UBND TP có văn bản gửi Sở Y tế TP chỉ đạo “không chấp thuận đề nghị của Sở Y tế tại công văn nêu trên”. UBND TP còn đề nghị Sở Y tế TP cần nghiên cứu các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Tài chính để thực hiện việc đấu thầu mua thuốc y tế và mua vật tư tiêu hao năm 2013 theo đúng quy định. Khi biết UBND TP bác kiến nghị của Sở Y tế TP, nhiều bệnh viện tỏ ra lo lắng nguy cơ thiếu thuốc chắc chắn sẽ xảy ra trên diện rộng với số lượng lớn vì còn 3-4 tháng nữa Sở Y tế mới đấu thầu tập trung xong.

Chủ động phòng "kẻ sát nhân thầm lặng"

Nhiều người, trong đó có cả người trẻ, đang đối diện với nỗi ám ảnh mang tên đột quỵ, huyết khối bởi hậu quả nghiêm trọng của nó. Với những người đã có sẵn nguy cơ dẫn đến các vấn đề này càng mong mỏi tìm kiếm một giải pháp dự phòng hữu hiệu nhất.

Nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Trong hai ngày 28 và 29-5, hơn 280 bác sĩ chuyên khoa tim mạch, hồi sức tích cực, lão khoa trên cả nước cùng các chuyên gia đầu ngành về nội tim mạch và nội thần kinh tại TP.HCM và Hà Nội tham dự hội thảo khoa học-chuyên đề về quản lý huyết khối và dự phòng đột quỵ. Hội thảo do Hội Tim mạch TP.HCM chủ trì, được tài trợ tổ chức bởi VPĐD Bayer (South East Asia) Pte Ltd tại TP.HCM. Hai ngày hội thảo xoay quanh hai chủ đề nóng hiện nay: (1) Tối ưu hóa quản lý đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ và (2) Liệu pháp kháng đông nhanh và hiệu quả trong điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Với 2 chủ đề này, các bác sĩ và chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế đã cùng chia sẻ kiến thức và các thực hành trong quản lý huyết khối cho bệnh nhân. Hội thảo cũng mở ra diễn đàn thảo luận về thực trạng, thách thức và giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc cho bệnh nhân huyết khối tại Việt Nam. Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có 15 triệu người bị đột quỵ. Trong số này, có khoảng 5 triệu người bị tàn phế suốt đời và hơn 5 triệu người tử vong, chiếm 10% số ca tử vong toàn cầu. Đột quỵ là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu và là nguyên nhân gây chết người đứng hàng thứ ba. Riêng tại Việt Nam, theo BV Đại học Y dược TP.HCM, Chủ tọa hội thảo chia sẽ mỗi năm nước ta có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng của đột quỵ. Bệnh nhân rung nhĩ có thể có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần so với người không mắc rung nhĩ. Rung nhĩ là tình trạng rối loạn nhịp tim dẫn đến tình trạng ứ đọng máu bất thường trong buồng tim và từ đó dẫn đến sự hình thành các cục máu đông, còn gọi là huyết khối, trong buồng tim. Cục máu đông này có thể bung ra và di chuyển lên não gây gián đoạn việc cung cấp oxy lên não, dẫn đến đột quỵ. “Khi có các triệu chứng đánh trống ngực, mệt mỏi, đau ngực, choáng váng, khó thở, ngất… bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ quan y tế để kiểm tra sức khỏe và xác định tình trạng rung nhĩ và có biện pháp điều trị phòng ngừa đột quỵ. Tuy nhiên, cần lưu ý 38% bệnh nhân rung nhĩ không có triệu chứng, có thể được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ”. 

Giải pháp dự phòng chống huyết khối

Ngày nay, đột quỵ do rung nhĩ có thể được dự phòng bằng các giải pháp chống huyết khối. “Việc sử dụng các thuốc chống huyết khối trong phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ đã được đề nghị trong các khuyến cáo hiện nay. Trong đó, kháng vitamin K (wafarin) được xem là tiêu chuẩn vàng trong phòng ngừa đột quỵ”, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM chia sẻ. Tuy nhiên, điều trị với giải pháp kháng vitamin K truyền thống, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên, xét nghiệm máu và chỉnh liều thuốc, theo dõi tương tác với thuốc và thức ăn… Với các tiến bộ y học hiện đại, nhóm thuốc kháng đông đường uống mới ra đời và được xem là liệu pháp thay thế kháng vitamin K truyền thống với ưu điểm: liều cố định, ít tương tác thuốc và thức ăn, không phải theo dõi xét nghiệm máu nên thuận tiện hơn cho bệnh nhân. So với kháng vitamin K, nhóm kháng đông đường uống mới được chứng minh có hiệu quả tương đương và giúp giảm nhiều hơn tỉ lệ xuất huyết nặng như xuất huyết nội sọ và xuất huyết gây tử vong. Mới đây, tại hội nghị thường niên của Cộng đồng Tim mạch và Rối loạn nhịp tim châu Âu (ECAS) lần thứ 12, diễn ra vào tháng 4-2016 tại Đức, công bố từ một nghiên cứu hồi cứu trên gần 23.000 bệnh nhân tại Mỹ cũng tái khắng định: so với wafarin, thuốc kháng đông đường uống mới giúp giảm tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cũng như giảm tỷ lệ xuất huyết nội sọ ở bệnh nhân rung nhĩ không do van tim. “Chúng tôi tin tưởng một nỗ lực chung sẽ đem lại chìa khóa giúp giảm thiểu gánh nặng về kinh tế - xã hội do huyết khối và đột quỵ gây ra cho bệnh nhân, thân nhân, nhân viên y tế cũng như cho hệ thống y tế tại Việt Nam” –(Bác sĩ Lynette Moey, Giám đốc nhánh Dược phẩm của Bayer tại Việt Nam)

Và ngăn chặn thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

Nguy cơ từ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch khi lưu ý đây được xem là “kẻ sát nhân thầm lặng” vì 80% trường hợp bệnh không có triệu chứng, nên được chẩn đoán muộn. Trong khi đó, bệnh có tỷ lệ tái phát cao. Chính vì vậy,  BS khuyến cáo ý thức tầm soát, chẩn đoán, phát hiện bệnh lý thuyên tắc huyết khối cũng như việc điều trị hiệu quả và dự phòng tái phát huyết khối là vô cùng quan trọng.  Kết quả một thử nghiệm lâm sàng cho thấy liệu pháp một thuốc kháng đông đường uống mới có khởi phát tác dụng nhanh, giúp đơn giản hóa việc trị liệu thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch với hiệu quả tương đương liệu pháp điều trị kháng đông truyền thống, gồm thuốc tiêm heparin trọng lượng phân tử thấp kết hợp kháng vitamin K đường uống; đồng thời giúp rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân. 

Khoa học vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Bayer là Tập đoàn toàn cầu có chuyên môn trong các lĩnh vực về Khoa học Đời sống, bao gồm Chăm sóc sức khỏe và Nông nghiệp. Sản phẩm và dịch vụ của Tập đoàn được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Đồng thời, Tập đoàn hướng đến việc tạo ra giá trị thông qua các hoạt động sáng tạo, tăng trưởng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Thanh niên

Gia tăng trẻ nhập viện do viêm não

Trong 5 tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận 152 trường hợp mắc bệnh viêm não/viêm màng não do vi rút, trong đó 2 trường hợp đã tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số trường hợp mắc viêm não vi rút giảm 23,6%, và số ca tử vong giảm 8 trường hợp, nhưng số mắc bệnh này đang có xu hướng tăng những ngày gần đây. Tại BV Bạch Mai, các bác sĩ cho biết mỗi ngày có 5 - 8 ca nghi mắc viêm não/màng não đến khám, số bệnh nhân tăng khoảng 30% so với cùng kỳ. Số mắc viêm não/màng não nhập viện cũng được ghi nhận tại BV Nhi T.Ư, đã có ca tử vong (từ tuyến dưới chuyển lên) do chẩn đoán muộn. Bác sĩ khuyến cáo các trẻ có biểu hiện nghi ngờ: sốt, nôn, đau đầu và đặc biệt khi có biểu hiện cứng gáy, nôn vọt, cần được đến khám sớm để xác định. Viêm não là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, trẻ có thể bị các di chứng về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, nhận thức kém; di chứng vận động. Hiện đang bắt đầu vào mùa của dịch bệnh viêm não do vi rút nên số ca mắc sẽ tăng nhanh trong những tháng hè. Có nhiều loại vi rút gây viêm não, trong đó viêm não do vi rút VNNB đã có vắc xin phòng bệnh. Các tháng hè là mùa phát triển của vi rút này. VNNB rất nguy hiểm vì gây hội chứng não cấp, tỷ lệ di chứng, tử vong cao. Ngoài ra, viêm não có thể do các vi rút đường ruột (mới đây, ghi dịch ổ viêm não do vi rút đường ruột tại Cao Bằng với 21 trẻ mắc). Bệnh diễn biến bất thường, có thể diễn biến nặng, tử vong rất nhanh. Nhóm vi rút này hiện chưa có vắc xin, có thể bị lây nhiễm qua côn trùng đốt, qua đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp.

Giá dịch vụ y tế sẽ tăng từ tháng 8.2016

Thông tin từ Bộ Y tế ngày 4.6 cho biết trong năm 2016, tất cả các bệnh viện công lập cả nước sẽ đưa lương nhân viên vào viện phí, do đó, giá dịch vụ y tế sẽ tăng. Đợt đầu tiên vào cuối tháng 8.2016, triển khai tại các địa phương có tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cao; 5 đợt tiếp theo triển khai tại các địa phương có tỷ lệ BHYT thấp hơn từ tháng 10.2016 đến 1.2017. Trước đó, từ 1.3 năm nay, liên bộ Y tế - Tài chính đã có quyết định điều chỉnh giá gần 1.900 dịch vụ kỹ thuật y tế với mức tăng bình quân khoảng 30% cho bệnh nhân có BHYT. Riêng các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã tự chủ về tài chính (gồm các Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy, Răng Hàm Mặt T.Ư, Răng Hàm Mặt TP.HCM; Nội tiết T.Ư, Phụ sản T.Ư, Tai Mũi Họng T.Ư; Mắt T.Ư), giá dịch vụ y tế đã bao gồm chi phí chi trả lương nhân viên từ thời điểm kể trên.

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới (5-6):Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực Đông - Nam Á có sự đa dạng sinh học (ĐDSH) cao. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay diện tích rừng bị thu hẹp do tàn phá, cộng với nạn buôn bán động vật hoang dã phức tạp trên diện rộng dẫn đến số lượng cá thể giảm nhanh chóng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Theo số liệu thống kê, tổng số các loài động, thực vật hoang dã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (năm 2007) là 882 loài, trong đó có 418 loài động vật và 464 loài thực vật, tăng 161 loài so với giai đoạn 1992 - 1996 (lần xuất bản thứ nhất của các tập Sách Đỏ Việt Nam). Đáng chú ý, trong giai đoạn này mức độ bị đe dọa của các loài mới chỉ dừng lại ở hạng "nguy cấp - EN", thì hiện nay đã có tới mười loài động vật được xem đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên (EW) tại Việt Nam... Kết quả thống kê về hiện trạng các loài động vật nguy cấp, quý hiếm cũng cho thấy, nhiều loài đang ở mức báo động, đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao do nguyên nhân chính là việc khai thác quá mức và mất môi trường sống. Trong đó có nhiều loài đặc hữu như: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) ước tính chỉ còn khoảng 190 cá thể. Đầu thế kỷ 20, loài này phân bố ở rừng núi của bốn tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn và Thái Nguyên. Hay loài voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) chỉ phân bố ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn tự nhiên Vân Long (Ninh Bình) và hiện chỉ còn khoảng 100 cá thể; tê giác Java Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus) là một trong hai quần thể tê giác duy nhất còn sót lại trên Trái đất, đã được xác nhận bị tuyệt chủng tại Việt Nam vào năm 2010... Chia sẻ về tình trạng số lượng cá thể các loài quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng giảm trong thời gian qua, Cục trưởng Bảo tồn và Đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường), TS Phạm Anh Cường cho biết: Công tác bảo tồn loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, là một trong những nhiệm vụ quan trọng đã được quy định trong Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Để thực hiện quy định của luật, Tổng cục Môi trường đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể như: kiện toàn khung pháp lý, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tăng cường hợp tác quốc tế và thu hút sự quan tâm của các bộ, ngành hữu quan đối với hoạt động bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Huy động sự hợp tác, hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế và các tổ chức bảo tồn trong công tác bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm; xây dựng, trình phê duyệt và triển khai thành công dự án “Tăng cường công tác bảo tồn ĐDSH thông qua cải cách chính sách và thay đổi thực trạng tiêu thụ các loài động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam”; phối hợp, hỗ trợ các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp các loài ĐVHD đã được triển khai khá đồng bộ trên phạm vi cả nước... Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong quá trình triển khai còn gặp những khó khăn, hạn chế, nhất là tình trạng khai thác, buôn bán, tiêu thụ động, thực vật hoang dã nguy cấp vẫn diễn ra chưa kiểm soát được và có xu hướng gia tăng thời gian qua. Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy: Từ năm 2010 đến năm 2014, lực lượng kiểm lâm trên cả nước phát hiện và xử lý vi phạm về quản lý ĐVHD là 3.823 vụ, tịch thu hơn 58 nghìn cá thể ĐVHD, trong đó có hơn ba nghìn cá thể thuộc loài nguy cấp, quý hiếm. Đáng lo ngại, trong số hơn 48 nghìn loài động vật, thực vật ghi nhận của Việt Nam, có 882 loài (chiếm gần 2%) đang bị de dọa ở nhiều cấp độ… Các chuyên gia trong lĩnh vực này nhận định, một trong những nguyên nhân gây nên sự suy giảm các loài nguy cấp ở nước ta thời gian qua là do các chính sách, quy định pháp luật chưa đồng bộ, công tác bảo tồn ĐDSH nói chung và bảo tồn loài nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề bảo vệ các loài hoang dã, nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm còn có sự chồng chéo về phân quyền, trách nhiệm quản lý giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do vậy, trong quá trình xây dựng văn bản triển khai Luật ĐDSH, còn chưa đạt được sự thống nhất dẫn đến sự chậm ban hành các văn bản hướng dẫn, quản lý, bảo tồn các loài. Trong khi đó, vấn đề bảo tồn các loài hiện cũng được quy định rải rác tại nhiều văn bản liên quan đến bảo tồn ĐDSH và quản lý bảo vệ rừng, điều đó gây khó khăn, thiếu hiệu quả trong quá trình quản lý, thực thi pháp luật. Nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn loài còn rất hạn chế, thiếu sự quan tâm hỗ trợ... Bên cạnh đó, nhận thức của toàn xã hội đối với công tác bảo tồn loài, bảo tồn ĐDSH còn nhiều hạn chế, một số bộ phận người dân vẫn có thói quen sử dụng các loài ĐVHD nguy cấp dẫn đến nạn săn bắt, buôn bán, tiêu thụ gia tăng và trở thành vấn đề nóng, bức xúc trong xã hội; nhận thức của các cấp, các ngành mặc dù đã được nâng lên, nhưng chưa đủ và chưa quyết liệt nhằm góp phần bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm một cách hiệu quả và toàn diện... Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cho biết: Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực Đông - Nam Á có sự ĐDSH. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay diện tích rừng bị thu hẹp do tàn phá, cộng với nạn buôn bán ĐVHD phức tạp trên diện rộng dẫn đến số lượng cá thể giảm nhanh chóng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Với tốc độ săn bắn và nguy cơ đe dọa tuyệt chủng của nhiều ĐVHD quý, hiếm như hiện nay, chỉ vài năm nữa, hệ sinh thái nước ta sẽ mất cân bằng nghiêm trọng, khi đó chỉ cần một trận bão cũng sẽ gây ra thảm họa cho thiên nhiên và môi trường sống của con người… Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, năm 2016, Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) lựa chọn chủ đề “Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta”, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp UBND tỉnh Lào Cai tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường; hội thảo vai trò của Hội Cựu chiến binh Việt Nam trong bảo đảm ĐDSH và bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam; diễn đàn quốc gia về môi trường và phát triển; tổ chức thả động vật về rừng và trồng cây xanh... Thông qua các hoạt động này, nhằm khuyến khích sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và người dân trên cả nước có những hành động để bảo vệ tất cả các loài đang bị đe dọa, bảo vệ động thực vật và bảo vệ các thế hệ tương lai; thể hiện sự cam kết của Chính phủ đối với việc thực thi các Công ước về Bảo tồn ĐDSH, chống buôn bán ĐVHD... góp phần nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo đảm an sinh xã hội của đất nước trong tương lai...

Ăn so biển, 4 người ngộ độc phải nhập viện cấp cứu

Ăn so biển mà ngỡ ăn con sam biển như đã từng ăn, 4 người ở xã Phú Long, huyện Bình Đại, Bến Tre, đã phải nhập viện cấp cứu. Ngày 7.6, BVĐK Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, cho biết tối 6.6, khoa đã tiếp nhận 4 bệnh nhân trong cùng gia đình (trong đó có 2 trẻ em dưới 10 tuổi) ở xã Phú Long, huyện Bình Đại, Bến Tre, trong tình trạng ói mửa, tê tay chân, tụt huyết áp và khó thở do ăn con so biển. Sau khi nhập viện, hai bệnh nhân trẻ em được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Hai bệnh nhân còn lại (Nguyễn Thị Cúc, 57 tuổi và Nguyễn Văn Nhuận, 51 tuổi) được các bác sĩ theo dõi và điều trị tại chỗ. Các bệnh nhân được truyền nước biển, kích nôn, thở máy và điều trị triệu chứng. Sau khi được điều trị, đến sáng 7.6, sức khỏe của hai người đã qua cơn nguy kịch và dần hồi phục. Chiều cùng ngày, hai bệnh nhân trẻ em chuyển đi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng đã hồi phục sức khỏe. Người nhà các bệnh nhân cho biết họ được biếu một con so biển nhưng lại nhầm tưởng là con sam biển nên đã luộc ăn mà không biết loại hải sản này thuộc loại có độc. Độc tố tetrodotoxins trong so biển là một độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử vong nhanh. Con so có thân hình như con sam nhưng nhỏ hơn. Chỉ khác chỗ, đuôi sam có tiết diện hình tam giác, sống đuôi có gai nhọn, còn đuôi so có tiết diện hình tròn hoặc bầu dục, sống đuôi không có gai. Sam thường sống theo từng cặp, còn so chỉ sống riêng lẻ. Nhiều người không biệt được chỗ khác biệt trên nên đã trả giá.

Nhân dân

Đề xuất lộ trình thực hiện viện phí mới theo 5 đợt

Theo tin từ Bộ Y tế, từ nay đến cuối năm 2016, việc đưa lương nhân viên y tế vào viện phí sẽ được thực hiện tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc. Các cơ sở khám chữa bệnh trung ương đóng trên địa bàn nào thì thực hiện mức viện phí có tiền lương cùng thời điểm với địa phương. Tuy nhiên, để hạn chế tác động của việc nói trên đối với người dân và chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Bộ Y tế đang đề xuất thực hiện điều chỉnh viện phí theo nhiều đợt. Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, dự kiến với mỗi đợt việc điều chỉnh viện phí sẽ được thực hiện ở 8-12 tỉnh, thành phố. Cụ thể, đợt điều chỉnh đầu tiên diễn ra vào cuối tháng 8-2016, tại các địa phương có tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) vào khoảng 95%; đợt 2 vào tháng 10-2016, tại các tỉnh có tỷ lệ BHYT khoảng 90%; đợt 3 vào tháng 11-2016, tại các tỉnh có tỷ lệ BHYT hơn 85%; đợt 4 vào tháng 12-2016, ở các tỉnh có tỷ lệ BHYT hơn 80%; đợt 5 diễn ra vào tháng 1-2017, tại các tỉnh còn lại. Trước đó, từ ngày 1-3, liên bộ Y tế - Tài chính đã điều chỉnh giá đối với gần 1.900 loại dịch vụ kỹ thuật y tế với mức tăng bình quân vào khoảng 30%, và chỉ áp dụng cho bệnh nhân có BHYT. Hiện có 9 bệnh viện (BV) trực thuộc Bộ Y tế đã tự chủ hoàn toàn về tài chính gồm BV Bạch Mai, Việt - Đức, Chợ Rẫy, Răng Hàm Mặt trung ương, Răng Hàm Mặt TP HCM, Nội tiết, Phụ sản trung ương, Tai Mũi họng trung ương, và BV Mắt trung ương.

An ninh Thủ đô

Giám đốc Bệnh viện K: Sẽ xử lý nghiêm cán bộ y tế nhận phong bì

Liên quan đến clip đăng tải trên mạng xã hội tố cáo nhân viên y tế Bệnh viện K Trung ương cầm một xấp phong bì dày của người nhà bệnh nhân và còn hướng dẫn bệnh nhân “cảm ơn” y bác sĩ gây xôn xao dư luận cuối tuần qua, ngày 5-6, BV K cho biết, nữ bác sĩ của bệnh viện bị tố nhận phong bì trong clip nêu trên đã viết bản tường trình. Đây là bác sĩ T., hiện công tác tại Khoa Ngoại vú của Bệnh viện K và không phải thành viên trong kíp mổ cho bệnh nhân có người nhà đưa phong bì được phản ánh trong đoạn clip. Hiện nay, bệnh viện đã tạm đình chỉ công tác với nữ bác sĩ này trong thời gian xem xét xử lý. Theo TS Bùi Diệu, trước hết, bệnh viện nhìn nhận đây là sai phạm của cá nhân cán bộ y tế vì đã vi phạm quy chế của ngành trong ứng xử với người bệnh và người nhà bệnh nhân. Dự kiến, ngày hôm nay (6-6), trên cơ sở bản tường trình của nữ bác sĩ này, Hội đồng kỷ luật của bệnh viện sẽ cân nhắc hình thức xử lý cụ thể. “Chúng tôi sẽ xem xét vụ việc cẩn thận trên cả phương diện lý và tình, vì việc kỷ luật không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn liên quan đến danh dự một con người. Quan điểm là phải xử lý nghiêm các sai phạm của cán bộ nhưng cũng phải khách quan, đúng theo quy định” - Giám đốc Bệnh viện K cho biết.

Trừ thi đua bác sỹ mổ đẻ, gây thương tích cho trẻ sơ sinh

BVĐK Lâm Đồng vừa chính thức trả lời bằng văn bản với gia đình anh Hồ Tiến Phúc (30 tuổi), trú tại Đà Lạt (Lâm Đồng) về việc bác sĩ Nguyễn Hải Lê, Phó Trưởng khoa Sản trong lúc mổ sinh cho chị Trần Thị Thanh Lan (29 tuổi, vợ anh Phúc), đã gây thương tích cho trẻ sơ sinh, gây bất bình cho gia đình sản phụ. Theo nội dung trả lời của BVĐK Lâm Đồng, sản phụ Trần Thị Thanh Lan bị vỡ ối non, hết ối nên đầu thai nhi gần sát với đầu tử cung, khi bác sĩ dùng kéo để tách cơ tử cung, mũi kéo tiếp xúc với da đầu thai nhi gây nên vết thương dài 2cm trên tai, độ sâu 0,5mm, có rớm máu. Kết quả CT-Scanner cho thấy: Hình ảnh phù não chất trắng, rộng bể lớn, không thấy bất thường xương hộp sọ, không thấy bất thường phần mềm hộp sọ. Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng nhận định tình trạng bệnh nặng của bé là do bệnh lý não bẩm sinh, nguyên nhân có thể do thai chậm phát triển trong tử cung. Theo bệnh viện, việc gây nên vết thương là lỗi kỹ thuật có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ Nguyễn Hải Lê phải rút kinh nghiệm và bị trừ thi đua. Đến nay, 20 ngày sau ca mổ, cháu bé vẫn ở trong lồng ấp, thở bằng máy trong tình trạng sức khỏe rất yếu.

Vữa trần hành lang bệnh viện rơi vào người bệnh

Sáng 7-6, trên Facebook có tên Nguyễn Bá Thắng đã chia sẻ hình ảnh một mảng vữa trên trần hành lang ở khu khám bệnh của BV Nhi Trung ương bị bong ra và rơi xuống, trúng vào người một phụ nữ đang bế cháu bé khoảng 1 tuổi đợi khám bệnh. BV Nhi Trung ương cho biết, đây không phải là vụ sập trần nhà mà chỉ là sự cố một mảnh vữa trên trần nhà bị bong ra, rơi xuống. Sự cố này xảy ra tại khu khám bệnh, lại đúng đầu giờ sáng có đông bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ngồi đợi ở đây nhưng rất may không ảnh hưởng gì đến bệnh nhi, và người nhà bệnh nhi mà chỉ gây bụi, bẩn. Khu vực xảy ra sự cố là một tòa nhà cũ đã được xây dựng cách đây 30 năm và đang xuống cấp. Tòa nhà này năm nào cũng bị lún, nứt. Vì thế các phòng khám khu vực này đang trong thời gian chờ để chuẩn bị chuyển sang khu nhà mới. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, BV Nhi Trung ương đã tổ chức rào chắn khu vực và đục những mảnh vữa trần cũ bong ra, tránh tình trạng rơi, lở, ảnh hưởng đến những người khám bệnh và làm việc trong khu vực.

Đi tiêm vaccine Pentaxim phải mang chứng minh nhân dân

Trung tâm YTDP Hà Nội cho biết, đúng 9h sáng ngày 9-6 tới, Trung tâm sẽ tiếp tục tổ chức đăng ký và tiêm chủng vaccine Pentaxim với số lượng là 3.500 liều, trên trang thông tin điện tử duy nhất của Trung tâm. Đối tượng được đăng ký đợt này là những trẻ đủ 2 điều kiện sau: Trẻ đủ 2 tháng tuổi đến đủ 2 tuổi tại thời điểm đăng ký, tức là trẻ phải có ngày sinh trong khoảng từ ngày 9-6-2014 đến ngày 9-4-2016 (năm dương lịch); Tính đến ngày 9-6-2016 trẻ đã đến lịch tiêm chủng nhưng chưa được tiêm chủng. TTYTDP Hà Nội đề nghị người dân chỉ đăng ký cho trẻ khi đúng đối tượng như đã thông báo, không đăng kí khi trẻ chưa đến lịch tiêm chủng tính đến ngày 9-6-2016. Những quí khách đã đăng ký được nhưng trẻ không đúng đối tượng kết quả đăng ký sẽ bị hủy bỏ. Đặc biệt, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và công bằng khi đăng ký tiêm chủng, TTYTDP Hà Nội đề nghị bố hoặc mẹ trẻ phải trực tiếp đưa con đi tiêm chủng; Trung tâm sẽ từ chối tiêm chủng tất cả các trường hợp mượn chứng minh thư nhân dân để đi tiêm chủng và kết quả đăng ký sẽ bị hủy. Trong trường hợp đặc biệt, nếu bố hoặc mẹ là người đăng ký không đưa trẻ đi tiêm chủng được, người đưa trẻ đi tiêm vẫn phải mang bản chính chứng minh thư đã dùng đăng ký và phải có giấy tờ chứng minh là người thân trong gia đình trẻ (qua chứng minh thư nhân dân của người đưa trẻ đi, sổ hộ khẩu, giấy kết hôn, giấy khai sinh bản gốc hoặc công chứng)

Công an Nhân dân

Đại học Kinh doanh và Công nghệ tuyển sinh ngành y đa khoa

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vừa thông báo tuyển 400 sinh viên hệ đại học chính quy ngành Y đa khoa và Dược học. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ngày 2/6 vừa qua chính thức ra thông báo tuyển sinh Đại học hệ chính quy năm 2016 với 2 ngành: Y đa khoa và Dược học. Cụ thể, trong năm 2016, trường tuyển sinh 200 chỉ tiêu ngành Y đa khoa và 200 chỉ tiêu ngành Dược học. Phương thức tuyển sinh là sử dụng kết quả thi THPT quốc gia 2016 để xét tuyển. Có 3 tổ hợp bộ môn xét tuyển là Toán- Lý- Hóa; Toán-Hóa- Sinh; Toán- Lý- Sinh. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 20 đối với cả hai ngành. Hồ sơ và thời hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước đó, vào tháng 11/2015, việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh đào tạo các ngành y đa khoa và dược  học khiến dư luận nhiều băn khoăn, trái chiều. Trao đổi với Đất Việt, ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng đầu vào của sinh viên không phải là yếu tố quyết định, cái quyết định là đội ngũ cán bộ, phương pháp đào tạo và thiết bị ứng dụng trong quá trình giảng dạy. "Một sinh viên có xuất phát điểm ban đầu không được tốt nhưng nếu được hưởng thụ cách đào tạo bài bản thì sẽ trở thành những cán bộ, bác sĩ tốt sau này", ông Hóa nhấn mạnh. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, phía các chuyên gia Y tế, chuyên gia giáo dục lại có những quan điểm khác. Trên báo Phụ nữ TP.HCM, PGS. TS Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Đại học Y Hà Nội cho rằng để mở ngành y dược, đặc biệt là ngành Y đa khoa, cơ sở vật chất tốt chỉ chiếm một phần, còn phải xét đến đội ngũ giảng viên và chất lượng đầu vào của sinh viên. "Đào tạo được một người bác sĩ đa khoa có thể cứu sống một con người thì người cần rất nhiều yếu tố hội tụ: Thứ nhất, về phía sinh viên: Để đào tạo ra bác sĩ đa khoa tốt phải có "đầu vào" sinh viên rất tốt. So với các ngành của đại học Y Hà Nội, ngành Y Đa khoa là ngành tốp, đứng đầu. Hằng năm, trường đại học Y Hà Nội tuyển những sinh viên rất ưu tú, có những năm đầu điểm lên tới 27-28 điểm. Về phóa sinh viên đây được coi là điều kiện tiên quyết. Thứ hai, về phía nhà trường: Phải nói đến là cơ sở đào tạo - một phần cung cấp cho các em những lý thuyết nhưng quan trọng là phải có cơ sở thực hành cho các em luyện tay nghề. Đội ngũ cán bộ giảng viên của trường Đại học có thể đảm đương được đối tượng Đa khoa này phải là các thầy các cô có đủ những yếu tố hội tụ: Đó là lòng yêu nghề thì mới có sự say mê để truyền lại kiến thức cho các em và phải có kiến thức tốt, có tay nghề giỏi.", PGS.  Yến nói. Cùng quan điểm, Nguyên Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo – Đại học Y Thái Bình - ông Nguyễn Văn Sái khẳng định với đặc thù hoàn toàn khác, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người nên không thể áp dụng kiểu "cần cù bù thông minh" vào việc giảng dạy y dược được.

Bắt đầu triển khai cho trẻ uống vaccine bại liệt loại mới

Sau khi Bộ Y tế yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia thu hồi toàn bộ vaccine tOPV bại liệt uống (là vaccine sống giảm độc lực chứa 3 tuýp virus bại liệt 1,2 và 3) từ ngày 1-5-2016, ngày 7-6-2016, cả nước đã triển khai sử dụng 2 tuýp vacxin bại liệt mới cho trẻ em. Vacxin bại liệt mới đường uống gồm 2 tuýp (1 và 3) do Pháp sản xuất, đã được sử dụng ở 39 nước với trên 630 triệu liều. Trẻ đang uống vacxin cũ có thể chuyển sang uống loại mới mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Những bé đã uống đủ 2 liều vacxin bại liệt cũ vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi, thì từ tháng 6-2016 trẻ sẽ được uống liều vacxin mới để đủ 3 liều vacxin cho trẻ dưới một tuổi mà không phải uống lại từ đầu. Trẻ đã uống đủ 3 liều vào tháng 4 hoặc tháng 5 thì chỉ cần uống tiếp 1 hoặc 2 liều vacxin bại liệt mới. Việc chỉ định liều uống sẽ do cán bộ y tế hướng dẫn. Trẻ được uống vacxin đủ liều sẽ có miễn dịch bền vững suốt đời. Việc sử dụng vacxin bại liệt mới là phù hợp với tình hình chung ở thế giới, nhằm duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt của Việt Nam từ năm 2000, trong khi toàn thế giới vẫn chưa thanh toán được hoàn toàn.

Sức khỏe & Đới sống

Thủ tướng đặt chỉ tiêu 90% dân số co BHYT

Tại Hội nghị trực tuyến về bảo hiểm y tế (BHYT) ngày 3-6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nếu triển khai tốt các giải pháp Việt Nam có thể nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên cả nước lên trên 90% vào năm 2020.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Báo cáo tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh- Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN) cho biết, để đảm bảo hoàn thành sớm hơn mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân, việc điều chỉnh chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2016-2020 với định hướng phấn đấu đến năm 2020 lên ít nhất 90% dân số là cần thiết.  Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện BHYT. Cụ thể, BHXH Việt Nam chưa được giao đầy đủ trách nhiệm để đề xuất các cơ chế, chính sách. Bên cạnh đó, Quyết định 154\QĐ-TTg của Thủ tướng giao các địa phương huy động nguồn lực hỗ trợ người dân, trước mắt hỗ trợ 30% còn lại cho các hộ cận nghèo mua BHYT nhưng một số tỉnh chưa có cơ chế hỗ trợ. Hầu hết các địa phương chưa hỗ trợ các hộ nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình, đối tượng học sinh, sinh viên… nên khó khăn khi mua BHYT. Về hệ thống thông tin giám định thanh toán BHYT, đến nay BHXH đã cơ bản tập huấn vận hành cho các cán bộ, công chức. Nhưng có một số khó khăn vướng mắc vẫn còn như hệ thống danh mục dùng chung giữa BHXH và cơ sở khám chữa bệnh chưa thống nhất, đầu ra của nhiều cơ sở chưa theo chuẩn… nên công tác tin học hóa còn chậm, chưa đạt như mong muốn. Từ góc độ khám chữa bệnh BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, những năm qua người bệnh có thẻ BHYT ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế, thể hiện trực tiếp qua số tiền chi từ Quỹ BHYT cho khám chữa bệnh BHYT liên tục tăng lên, từ 41,4 nghìn tỷ năm 2015 lên khoảng 50 nghìn tỷ vào năm 2015. Cùng đó, để phục vụ người bệnh BHYT tốt hơn, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai đồng loạt nhiều giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo chuyển biến rõ rệt. Dù vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thừa nhận, chất lượng khám chữa bệnh BHYT mặc dù đã có nhiều chuyển biến song vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, người dân vẫn còn chưa hài lòng về thủ tục khám chữa bệnh và chất lượng khám chữa bệnh BHYT. “Hơn nữa, giá dịch vụ y tế tăng lên khiến cho chi phí tiền túi của người dân có thẻ BHYT vẫn còn cao. Đặc biệt, chính quyền địa phương nhiều nơi vẫn chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện Luật BHYT. Vì những nguyên nhân đó khiến việc mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT đối với gần 25% dân số còn lại chưa tham gia BHYT rất khó khăn”, Bộ trưởng Y tế thừa nhận.

Cần sự chung tay của các cấp, các ngành

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, muốn thu hút người dân tham gia BHYT thì nhiệm vụ số một là phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, nhất là không được phân biệt giữa người bệnh khám BHYT và người bệnh khám dịch vụ vì trên thực tế qua khảo sát ở nhiều bệnh viện vừa qua vẫn còn xảy ra tình trạng này. Cùng đó, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh phải làm sao để người dân đóng BHYT khi vào bệnh viện phải chi trả trực tiếp từ tiền túi ít hơn. Đây là trách nhiệm rất lớn của Bộ Y tế, đòi hỏi rất nhiều giải pháp mới có thể thực hiện được. Ngoài ra, bên cạnh hỗ trợ cho các đối tượng tham gia BHYT thì phải tăng cường tuyên truyền vận động đến người dân vì lợi ích khi tham gia BHYT. Ngoài ra Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan phải quản lý quỹ BHYT sao cho hiệu quả, tránh tình trạng thất thoát bởi thực tế vẫn có tình trạng một người bệnh trong một tháng đi khám chữa bệnh BHYT ở 9 nơi khác nhau. “Đó còn chưa kể, theo báo cáo, khi thanh tra một số địa phương, thất thoát BHYT ở những nơi lên tới 10%... Do vậy muốn làm tốt cần sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan nhưng nhất thiết phải có người chịu trách nhiệm chính”,  Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ. Về các giải pháp cụ thể, bà Nguyễn Thị Minh kiến nghị, Chính phủ cần giao cho BHXH Việt Nam chủ động hơn nữa trong việc chủ động mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới đại lý thu BHYT; xem xét nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho các hộ cận nghèo, hộ nông- lâm- ngư nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên… Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nâng cao tỷ lệ BHYT tiến tới BHYT toàn dân là việc rất thiết thực, nhất là đối với người nghèo, đối tượng gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những việc quan trọng nhất để bảo đảm an sinh xã hội nhưng Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương cần phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc tới thông tin hiện cơ quan BHXH  kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh mỗi quý 10 lần, tháng 3 lần là quá rắc rối, gây phiền hà cho các cơ sở y tế. "Hay hiện phần mềm tin học hiện liệu có được phổ biến tới mười mấy nghìn trạm y tế trên cả nước để người dân từ TP. HCM ra Hà Nội khám chữa bệnh cũng được tiếp nhận? Hoặc một số tỉnh đã đạt tỉ lệ cao nhưng nhiều tỉnh mới đạt 75%, vì sao thấp như thế, trách nhiệm của lãnh đạo địa phương thế nào trong phát triển BHYT toàn dân?", Phó Thủ tướng đặt câu hỏi. Đề cập đến giải pháp nâng tỷ lệ tham gia BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, năm 2015, tỷ lệ BHYT đạt 76,52%, để tăng tỷ lệ và tính hấp dẫn của BHYT, Bộ Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thu hút người dân khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải BV, cải cách, giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh khoảng 50 phút, ban hành tiêu chí đánh giá chất lượng BV, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế... Bộ trưởng Kim Tiến cũng thông tin, ngành Y tế cũng đặc biệt chú trọng thực hiện đề án đổi mới toàn diện thái độ, phong cách, quy định nghiệp vụ tổ chức của các bệnh viện trong tiếp nhận, chăm sóc người dân, bệnh nhân, đồng thời chấn chỉnh thái độ, xử lý hơn 7.000 nhân viên, cán bộ y tế các tuyến từ cơ sở đến trung ương có hành vi không đúng với người bệnh. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, theo chỉ tiêu của Quốc hội, đã đặt ra mục tiêu tỷ lệ BHYT năm 2020 phải đạt 80% nhưng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phải đạt 90%, Bộ Y tế kiến nghị các bộ, ngành, đặc biệt là từng địa phương thực hiện nghiêm các chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về BHYT, nhất là các tỉnh, địa phương có tỉ lệ BHYT còn dưới 70%; tiếp tục thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ, kỹ thuật y tế đối với người bệnh chưa sử dụng BHYT để bảo đảm bình đẳng và thu hút người dân tham gia BHYT dưới dạng tự nguyện và hộ gia đình; các cơ sở y tế cần tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh...

Hà Nội đề xuất nâng mức hỗ trợ BHYT cho học sinh, sinh viên

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong năm 2016 này, thành phố giao tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn là 79,8%, tăng 2% so với chỉ tiêu được giao. Để nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT trong thời gian tới, Hà Nội đề ra đến 7 giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp về việc đảm bảo quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa hệ thống quản lý BHXH của thành phố và tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đề xuất Chính phủ nâng mức hỗ trợ ngân sách nhà nước đóng BHYT cho đối tượng học sinh, sinh viên thêm tối thiểu 20% (hiện nay đang hỗ trợ 30%); đối với đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình, Hà Nội đề xuất hỗ trợ tối thiểu 10% (hiện nay chưa hỗ trợ).

Tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế đã có những thay đổi rõ rệt

Sau hơn 1 năm triển khai chương trình đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, đến nay, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế đã có những thay đổi rõ rệt, số thời gian khám chữa bệnh (KCB) tại các BV trung ương đã giảm được 50 phút, chất lượng KCB đã có bước chuyển biến. Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Giám đốc các BV khu vực phía Bắc năm 2016 do Bộ Y tế tổ chức tại Nghệ An ngày 4/6. Với chủ đề “Tiếp tục đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh”, hội nghị quy tụ hành trăm giám đốc, các nhà quản lý các BV từ Quảng Bình trở ra. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị. Hướng đến người bệnh được thăm hỏi tận tình, chăm sóc chu đáo và dặn dò cẩn thận khi ra về Báo cáo tại hội nghị, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, tại các BV trung ương cũng như địa phương đã có sự chuyển biến rõ rệt. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn của các y bác sĩ, việc giao tiếp của thầy thuốc, nhất là nhóm điều dưỡng với người bệnh đã có cải thiện. Người bệnh khi đi khám đã được hỗ trợ thông tin, chỉ dẫn cặn kẽ hơn. Thời gian làm các thủ tục hành chính đã được rút ngắn... Tuy nhiên, chính Cục cũng thẳng thắn thừa nhận sự thay đổi này mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người bệnh. Tình trạng người bệnh phải chờ đợi, nằm ghép vẫn còn diễn ra khá phổ biến... Do đó, để có thể đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, biến người bệnh thực sự là trung tâm, thì cả hệ thống y tế, từ lãnh đạo đến nhân viên cần phải thực sự nỗ lực và ý thức về trách nhiệm của mình. Đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo các BV phải làm gương đi đầu. Tại hội nghị, Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết, lộ trình từ nay đến cuối năm 2017 việc đưa lương nhân viên y tế vào giá viện phí sẽ được thực hiện tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc và dự kiến chia thành 5 đợt. Với phương án thực hiện này thì giá dịch vụ y tế tác động vào CPI từ nay đến cuối năm chỉ ở mức dưới 2%. Còn chuyển sang tháng 1/2017, về cơ bản không ảnh hưởng đến các đơn vị vì ngân sách năm 2016 vẫn được phân bổ tiền lương. Bổ sung thêm thông tin, Vụ TCCB-Bộ Y tế cho rằng,  trong thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục hướng tới tiêu chí, người bệnh khi đến khám phải được thăm hỏi tận tình, chăm sóc chu đáo và ra về được dặn dò cẩn thận. Bên cạnh đó, các BV cần tiếp tục bố trí, sắp xếp đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh BHYT, hạn chế tối đa tỷ lệ người bệnh phải nằm ghép và thời gian chờ đợi khi đi khám.

Đổi mới hoạt động của BV để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, khi giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ, tỷ lệ người dân tham gia BHYT gia tăng thì các BV cần nỗ lực để giữ và hút bệnh nhân. “Chúng ta không thể để bộ mặt của BV nhếch nhác, lôi thôi. Chúng ta cầu thị, học cái tốt của các BV khác, khắc phục cái chưa tốt của BV mình. Bởi chúng ta là người cung ứng dịch vụ, muốn được người bệnh sử dụng dịch vụ của mình thì phải nâng cao chất lượng dịch vụ cho người bệnh”, Bộ trưởng nói. Bộ trưởng cho biết, hiện nhiều BV đã đầu tư tốt hơn, tuy nhiên, đâu đó vẫn còn BV phục vụ chưa ổn, cần điều chỉnh những bất hợp lý trong chờ đợi làm thủ tục hành chính của bệnh nhân. “Nếu mình không chịu được thì đừng để người bệnh chịu. Trời nắng, trẻ nhỏ, người già, người bệnh ốm mà phải chờ đợi lâu là quá vất vả. Ngoài đổi mới toàn diện về phong cách tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, tới đây Bộ Y tế sẽ quyết tâm đổi mới toàn diện theo hướng BV xanh - sạch - đẹp. Tránh tình trạng vào BV rác bừa bãi, chỗ rửa tay không có xà phòng, cây xanh không có..., giường bệnh ga giường cũ nhàu nhĩ...”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Về vấn đề khám dịch vụ và BHYT, Bộ trưởng lưu ý tuyệt đối không được có sự phân biệt giữa bệnh nhân BHYT và bệnh nhân KCB thông thường, dịch vụ. Bên cạnh đó, trong vấn đề chăm sóc, phục vụ người bệnh, Bộ trưởng yêu cầu phát huy hơn nữa vai trò của phòng công tác xã hội tại các BV. Bởi người bệnh đang đau ốm cần được giúp đỡ, đặc biệt là người bệnh nghèo.

Người tung clip tố cáo nhân viên y tế BV K từ chối đối thoại

BV K cho biết, nữ nhân viên cấp xấp phong bì là bác sĩ T, khoa Ngoại vú. Trao đổi sáng nay, nữ bác sĩ này không thuộc ekip phẫu thuật cho bệnh nhân có người nhà đưa phong bì. Ông Diệu cho biết thêm, từ chiều 2/6, người được cho đăng tải đoạn clip nói trên đã chủ động gọi điện thoại cho ông thông báo về đoạn clip. “Sau khi cho kiểm tra thông tin, tôi gọi điện lại ngay, mong gặp trực tiếp để đối thoại nhưng người này không nghe máy. Tôi cũng đã nhắn tin rằng bệnh viện rất trân trọng góp ý này, mong được gặp để làm rõ phản ánh này nhưng người này từ chối”, ông Diệu cho biết. “Ngay từ chiều 2/6, tôi đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác để yêu cầu nữ bác sĩ viết bản tường trình vụ việc. Quan điểm của tôi rất rõ ràng, nếu có sai phạm phải xử lý nghiêm”. Đến nay chị T. đã viết xong bản tường trình và gửi lãnh đạo khoa. “Chúng tôi sẽ xem xét vụ việc cẩn thận trên cả phương diện lý và tình vì việc kỷ luật không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn liên quan đến danh dự một con người. Chúng ta phải khách quan, nghiêm khắc với sai phạm của cán bộ nhưng cũng phải đúng theo quy trình”. Tuy sự việc chưa được làm sáng tỏ song đây cũng là bài học sâu sắc cho toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện.

Cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim. bác sĩ được đề nghị khen thưởng

Mới đây, một bệnh nhân bị đâm thủng màng tim, tâm thất phải và màng phổi đã được cứu chữa thành công nhờ các y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp. Bệnh nhân nêu trên là Huỳnh Thành Nhân, 31 tuổi, ngụ xã Tân Thuận Tây, TP.Cao Lãnh. Nhân được người nhà đưa đến BVĐK Đồng Tháp trong tình trạng hết sức nguy kịch, bị thương phức tạp vùng ngực do bị đâm. Qua thăm khám lâm sàng, hội chẩn, các bác sĩ Khoa Cấp cứu tổng hợp - BVĐK Đồng Tháp chẩn đoán bệnh nhân bị tràn máu màng tim, màng phổi, huyết áp và mạch đều bằng không, nguy cơ tử vong cao. Ca phẫu thuật khẩn cấp được thực hiện ngay sau đó. Sau hơn 05 giờ phẫu thuật, bệnh nhân tự thở được qua ống nội khí quản, mạch, huyết áp ổn định và phục hồi hoàn toàn, không di chứng sau 05 ngày điều trị tại Bệnh viện. Theo BVĐK Đồng Tháp, trước đây tỷ lệ thành công trong mổ tim thường không cao, nhưng thời gian gần đây, Bệnh viện phẫu thuật và cứu sống thành công 02 bệnh nhân bị vết thương ở tim. BVĐK Đồng Tháp cũng đề nghị Sở Y tế và UBND tỉnh khen thưởng đột xuất cho thành tích chuyên môn của ekip điều trị.

Sản phụ ở Hà Nội tử vong khi sinh là do rối loạn đông máu nặng

Liên quan đến cái chết sau khi sinh của sản phụ Nguyễn Thị A. (23 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội), Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ đã có báo cáo quá trình điều trị của sản phụ A. và cho biết nguyên nhân sản phụ này tử vong là do rối loạn đông máu nặng. Cụ thể, vào khoảng 15h15 ngày 4/6 sản phụ A. nhập viện và được làm các xét nghiệm cơ bản đầy đủ. Sản phụ A. sinh thường sau khi nhập viện khoảng 2h. Tuy nhiên, sau đẻ phát hiện sản phụ A. băng huyết do đờ tử cung, bệnh viện đã xử trí tích cực, đồng thời mời tuyến trên về hỗ trợ phẫu thuật cắt tử cung bán phần để cầm máu nhưng sản phụ A. có dấu hiệu của rối loạn đông máu nên đã cho chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu. Tuy nhiên, sản phụ A. tử vong sau sau đó. Sau khi sự việc xảy ra, Bệnh viện đa khoa Chương Mỹ đã báo cáo với Sở Y tế Hà Nội quá trình điều trị cho Sản phụ. Sáng 6/6, Hội đồng chuyên môn của Bệnh viện đa khoa Chương Mỹ cùng với Sở Y tế và đầu ngành Sản khoa Hà Nội họp phân tích và đưa ra kết luận: Quá trình tiếp đón bệnh nhân kịp thời, thăm khám đầy đủ; Theo dõi đẻ sát, phát hiện tình huống băng huyết kịp thời, đã xử trí tích cực hết khả năng, có mời tuyến trên (Bệnh viện đa khoa Hà Đông) về hỗ trợ, truyền 4 đơn vị máu và cắt tử cung bán phần; Sau mổ phát hiện dấu hiện bất thường (Rối loạn đông máu) đã chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Cũng theo kết luận sau cuộc họp, nguyên nhân sản phụ A. băng huyết là do đờ tử cung; nguyên nhân tử vong do rối loạn đông máu nặng.

Gắp gần 50 chiếc ống hút trong dạ dày

Ngày 7-6, Bệnh viện quận Thủ Đức TP HCM cho biết vừa can thiệp lấy ra hàng chục dị vật nằm đầy trong bụng bệnh nhân T.N.T. (47 tuổi). Được biết, đây là một ca bệnh cực kỳ hi hữu, bệnh nhân được đưa tới bệnh viện trong tình trạng đau bụng dữ dội. Qua thăm khám bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có dị vật đường tiêu hóa, song khai thác bệnh sử thì chỉ nhận được sự im lặng từ người bệnh. Thông tin từ người nhà cho biết, bệnh nhân có tiền sử bị tâm thần phân liệt. Để xác định cụ thể nguyên nhân đau bệnh nhân gặp phải, bác sĩ quyết định nội soi kiểm tra đường tiêu hóa. Tiến hành nội soi, các BS lần lượt gắp ra từng ống hút, cứu bệnh nhân khỏi nguy cơ thủng dạ dày, thủng đường ruột. Tổng cộng có tới 47 chiếc ống hút nằm xếp lớp trong dạ dày của bệnh nhân.

Tiền phong

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho gần 85.000 lượt người

Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân cho biết: Thực hiện chương trình kết hợp quân dân y, trong giai đoạn 2005-2015, các cơ sở quân y trên tuyến biển, đảo trực thuộc Quân chủng Hải quân đã hoàn thành tốt công tác cứu chữa, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội và nhân dân. Các đơn vị quân y đã tổ chức cấp cứu hơn 6.600 người, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho gần 85.000 lượt người, thu dung điều trị hơn 16.000 trường hợp, phẫu thuật hơn 12.500 lượt người, trong đó phần lớn là nhân dân hoạt động, kinh doanh, đánh bắt hải sản trên biển. Lực lượng quân y trên tuyến biển, đảo đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng tổ chức cấp cứu, vận chuyển kịp thời, an toàn nhiều trường hợp bệnh nhân.

Sài Gòn giải phóng

Chọn 8 – 12 tỉnh, thành phố để tăng viện phí từng đợt

Theo Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế), nhằm giảm tác động tới người dân và chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lộ trình tăng viện phí trong thời gian tới sẽ được chia thành 5 đợt và mỗi đợt điều chỉnh viện phí sẽ thực hiện ở 8-12 tỉnh, thành phố. Cụ thể: đợt tăng viện phí đầu tiên sẽ được thực hiện vào cuối tháng 8-2016 tại các địa phương có tỷ lệ dân số tham gia BHYT khoảng 95%; đợt 2 được thực hiện tháng 10-2016 tại các địa phương có tỷ lệ BHYT khoảng 90% và có mức tác động CPI thấp; đợt 3 được thực hiện vào tháng 11-2016 tại các địa phương có tỷ lệ BHYT 85% dân số; đợt 4 thực hiện vào tháng 12-2016 ở các tỉnh có tỷ lệ BHYT trên 80% và đợt 5 vào năm 2017 tại các tỉnh còn lại. Các cơ sở khám chữa bệnh ở trung ương đóng trên địa bàn nào sẽ thực hiện mức giá viện phí mới có tính thêm tiền lương của cán bộ y tế vào cùng thời điểm với địa phương. Với phương án thực hiện này thì khi tăng giá dịch vụ y tế chỉ có tác động vào CPI từ nay đến cuối năm ở mức dưới 2%. Còn chuyển sang tháng 1-2017, về cơ bản không ảnh hưởng đến các đơn vị, vì ngân sách năm 2016 vẫn được phân bổ tiền lương, không phải tính toán để thu hồi lại số tiền đã phân bổ cho các đơn vị. Quan trọng hơn, việc thực hiện lộ trình tăng viện phí khi tính cả tiền lương của cán bộ y tế thì các bệnh viện phải đảm bảo chấm dứt tình trạng thu các khoản cao hơn quy định, hoặc thu các khoản không có trong quy định. Tuyệt đối không được thu thêm của người bệnh chi phí đã tính trong giá (trừ chi phí vật tư, hóa chất chưa tính vào giá phần đồng chi trả theo quy định của người có thẻ BHYT, hoặc phần chênh lệch giữa thanh toán với cơ quan BHXH và giá khám chữa bệnh theo yêu cầu). Đồng thời cần phải dành tối thiểu 5% từ nguồn thu viện phí để nâng cấp, cải tạo cơ sở khám chữa bệnh ngoại, nội trú, tăng giường bệnh, mua bổ sung trang thiết bị... để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Bên cạnh đó, trong giai đoạn điều chỉnh giá viện phí này, các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, từ nguồn xã hội hóa vẫn thực hiện theo mức giá cũ hiện hành, các bệnh viện không được điều chỉnh giá các dịch vụ này khi chưa được phép. Trước đó, từ ngày 1-3, liên Bộ Y tế - Tài chính đã cho phép điều chỉnh giá của hơn 1.800 dịch vụ y tế tại các bệnh viện công lập trong toàn quốc và chỉ áp dụng đối với bệnh nhân có thẻ BHYT nhằm góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế nhưng không ảnh hưởng đến chính sách xã hội, người nghèo, vùng khó khăn.

Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi

UBND TPHCM vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh. Yêu cầu Sở Y tế TP hướng dẫn các cơ sở y tế có chuyên khoa sản trên địa bàn không cung cấp dịch vụ liên quan đến khả năng lựa chọn giới tính thai nhi; tập huấn bắt buộc các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn thai nhi cho đội ngũ cán bộ y tế; đẩy mạnh truyền thông giáo dục về hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính và quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ liên quan chẩn đoán giới tính thai nhi... Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM có trách nhiệm tuyên truyền, cung cấp thông tin về tình trạng mất cân bằng giới tính và nâng cao nhận thức của cộng đồng. Đồng thời, các sở - ban - ngành, quận - huyện phối hợp với ngành y tế giám sát việc thực hiện và đưa chỉ tiêu về tỷ lệ giới tính khi sinh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng trung tâm điều trị ung thư

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi làm việc ngày 6-6 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với đoàn các giáo sư chuyên khoa về bệnh ung thư và một số tập đoàn y tế Nhật Bản do GS Kensi Hotta, Chủ tịch Hiệp hội phi lợi nhuận hỗ trợ bệnh nhân ung thư quốc tế Nhật Bản dẫn đầu.Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, tỷ lệ mắc ung thư ở một số lĩnh vực như ung thư tiêu hóa, phổi, gan... đang ở mức cao. Đặc biệt, 2/3 bệnh nhân ung thư khi phát hiện đều quá muộn cho việc chữa trị. Do đó, Bộ Y tế và TP Hà Nội rất cần sự hỗ trợ của các giáo sư để có công nghệ chẩn đoán, phát hiện sớm ung thư để tăng khả năng chữa khỏi cho người bệnh. Về dự án Trung tâm Hỗ trợ bệnh nhân ung thư tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, sẵn sàng giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc để dự án này sớm đi vào hoạt động. Ông Nguyễn Đức Chung cũng bày tỏ mong muốn các giáo sư Nhật Bản hỗ trợ, chuyển giao công nghệ chẩn đoán sớm bệnh ung thư cho Trung tâm kỹ thuật cao về chẩn đoán, điều trị các bệnh ung thư về  tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. GS Kensi Hotta cho biết, ông và các đồng nghiệp rất mong sớm xây dựng Trung tâm Hỗ trợ bệnh nhân ung thư với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Đồng thời khẳng định, phía Nhật Bản sẽ hợp tác, cử chuyên gia sang hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm với các bác sĩ Việt Nam và sẵn sàng tiếp nhận bác sĩ Việt Nam sang tu nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề tại Nhật Bản.

Điều trị thành công u gan đa ổ

Ngày 6-6, Bệnh viện Quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết vừa phẫu thuật cứu sống bệnh nhân L.V.C. (63 tuổi, trú tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) bị u gan đa ổ. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân và cho làm các xét nghiệm thì thấy rõ khối u lớn với kích thước 14cm x 16cm đã hoại tử, đa ổ và đặc biệt động mạch thông với tĩnh mạch nên các mạch máu gần như nối liền với nhau, rất khó để xác định chính xác mạch máu nuôi khối u. Tuy nhiên, bằng công nghệ mới, các bác sĩ đã thực hiện chọn lọc chính xác mạch máu nuôi u để thực hiện bơm tắc nhằm hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến nhu mô gan lành còn lại. Cuộc phẫu thuật đã diễn ra thành công, các khối u đã ngấm thuốc rõ, mạch máu nuôi u tắc hoàn toàn, các mạch máu còn lại lưu thông tốt, không tắc. Bệnh nhân đã được xuất viện sau đó 1 ngày trong tình trạng sức khỏe bình thường. 

Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh

Vẫn chưa công bố danh tính nữ bác sĩ “nhận cả xấp phong bì”

Chiều 6-6, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc BV K, cho biết đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể công bố thông tin cụ thể và danh tính của nữ bác sĩ trong đoạn clip được cho là đã nhận cả xấp phong bì của người nhà bệnh nhân. “Hiện khoa Ngoại vú vẫn đang tiến hành họp nội bộ nên chưa thể công bố thông tin vào chiều nay như đã dự kiến. Khi nào có kết quả, chúng tôi sẽ cung cấp tới cơ quan báo chí” - ông Thuấn nói. Tiếp đó, sáng 3-6, BV K đã quyết định tạm đình chỉ đối với nhân viên trong đoạn clip. PGS-TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc BV K, cho biết người nhân viên trong đoạn là một nữ bác sĩ thuộc khoa Ngoại vú của BV và không thuộc êkíp phẫu thuật cho bệnh nhân có người nhà đã đưa phong bì.

Gần 50 ống hút sắp lớp trong dạ dày bệnh nhân

“BV quận Thủ Đức (TP.HCM) vừa cấp cứu một ca hi hữu: Gắp ra khỏi dạ dày một bệnh nhân 47 ống hút nhựa. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục” BS Trần Quốc Cường, Trưởng phòng Đào tạo - Chỉ đạo tuyến BV quận Thủ Đức, cho biết thông tin trên vào chiều 7-6. Trước đó, bệnh nhân TNT (47 tuổi) được chuyển đến BV quận Thủ Đức trong tình trạng đau bụng dữ dội. Người nhà cho biết bệnh nhân có tiền sử bị tâm thần phân liệt. Kết quả nội soi cho thấy 47 ống hút nằm xếp lớp trong dạ dày bệnh nhân. Qua nội soi, các BS lần lượt gắp ra từng ống hút, cứu bệnh nhân khỏi nguy cơ thủng dạ dày, thủng đường ruột. Dị vật đường tiêu hóa là tai nạn thường gặp ở mọi lứa tuổi. BV đã từng phát hiện tăm xỉa răng, dây kẽm, sỏi, đất, cát… trong dạ dày bệnh nhân. “Tuy nhiên, nuốt 47 ống hút vào bụng thì chưa từng thấy” - BS Vũ nói. “Nếu không phát hiện kịp thời dị vật đường tiêu hóa và can thiệp sớm dễ dẫn đến nguy cơ thủng ruột, nhiễm trùng, hoại tử, thậm chí đe dọa tính mạng. Khi có các biểu hiện đau bụng dữ dội, đau bụng không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và can thiệp”.

Hải Phòng: Bị ung thư giai đoạn cuối, được phẫu thuật lao hạch!

Đó là trường hợp hy hữu của bệnh nhân Nguyễn Văn Lưu (SN 1976, xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) khi điều trị tại Bệnh viện (BV) Kiến An (TP Hải Phòng). Theo anh Nguyễn Văn Trường (anh trai của anh Lưu), ngày 10/3/2016, anh Lưu nhập viện tại Khoa Ngoại của BV Kiến An. Quá trình làm các xét nghiệm, siêu âm, các bác sỹ kết luận bệnh nhân (BN) bị u ở cổ đã áp xe hóa kèm lao hạch. Sau khi viết giấy cam đoan đồng ý mổ, BN được các bác sỹ phẫu thuật để tháo mủ khối u ở cổ, xuất viện vào ngày 21/3/2016. Sau phẫu thuật, sức khỏe của anh Lưu ngày càng suy giảm. Ngày 17/5/2016, anh Lưu tiếp tục tới BV K Trung ương để khám xét thì được các bác sỹ tại đây kết luận bị ung thư hạ họng giai đoạn 4, di căn phổi hai bên. Sau khi phát hiện bệnh không lâu, BN tử vong.  Về vấn đề BV Kiến An chẩn đoán nhầm bệnh dẫn đến việc điều trị không đúng, gây thiệt hại cho BN, anh Nguyễn Văn Trường và gia đình chỉ biết thở dài, tiếc nuối. Theo anh Trường, việc anh Lưu bị ung thư giai đoạn cuối mà BV Kiến An lại chẩn đoán lao hạch thật sự làm cho BN thiệt thòi. Nếu phát hiện đúng bệnh và được đúng phác đồ của bệnh ung thư thì chắc chắn anh Lưu sẽ còn được kéo dài sự sống. Trước ý kiến trên, Giám đốc BV Đa khoa Kiến An Hoàng Tuấn Anh và Phó Giám đốc Tăng Xuân Khoa cùng lý giải, do BN bị u ở cổ đã áp xe hóa nên việc chỉ định tháo mủ là bắt buộc. Nếu không nhanh chóng tháo mủ, BN có khả năng bị nhiễm trùng máu và tử vong sớm hơn. Khẳng định BV đã khám, chữa bệnh đúng quy trình, Giám đốc Hoàng Tuấn Anh còn cho rằng, quan niệm bị ung thư mà “động dao kéo” thì tử vong… sớm hơn như người nhà BN phản ánh là hoàn toàn không có căn cứ. Thêm nữa, trước khi nhập BV Kiến An, BN đã được điều trị lao tại BV Lao Hải Phòng theo phác đồ lao hạch. Tuy nhiên, trước vấn đề cần làm rõ là BV Kiến An cũng đã làm xét nghiệm sinh thiết, chụp phổi nhưng vì sao không phát hiện đúng bệnh ung thư thì lãnh đạo BV cho rằng “không phải lần nào sinh thiết cũng phát hiện được tế bào K”! Không thỏa mãn với câu trả lời trên, người nhà anh Lưu cho rằng: “Vì các bác sỹ có trình độ chuyên môn kém nên mới xảy ra sự việc như thế. Gia đình tôi đã yêu cầu BV Kiến An phải có trách nhiệm với sự việc. Tuy nhiên, không ai đứng ra nhận lỗi”. Xung quanh sự việc trên, Giám đốc Hoàng Tuấn Anh cho biết: “Hiện BV Kiến An đã thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét, kiểm tra toàn bộ quy trình khám chữa bệnh tại BV. Các bác sỹ, y tá khám, điều trị cho BN đã phải viết bản tường trình về nội dung sự việc. Trong quá trình kiểm tra, nếu ai sai, sai ở khâu nào, BV sẽ xử lý theo đúng quy định pháp luật”. Báo PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.

Công lý

Vụ sản phụ tử vong sau sinh ở Chương Mỹ: Xử lý nghiêm nếu có sai sót chuyên môn

Sở Y tế Hà Nội cho biết đã làm việc với Bệnh viện đa khoa Chương Mỹ về vụ việc sản phụ tử vong sau sinh, nếu có sai sót trong thực hiện quy chế chuyên môn, quy tắc ứng xử sẽ xử lý nghiêm. Sau khi Sở Y tế Hà Nội nhận được thông tin về trường hợp sản phụ tử vong sau sinh ở Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, Sở Y tế đã chỉ đạo và làm việc với Bệnh viện đa khoa Chương Mỹ. Ngay sau đó, Sở đã có báo cáo nhanh về vụ việc gửi Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội. Trong báo cáo nhanh nêu rõ, sản phụ Nguyễn Thị Ánh (sinh năm 1993 trú Đập Miễu, Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) mang thai tuần thứ 40 chuyển dạ đẻ lần 2, vào viện lúc 15h15 ngày 04/06/2016, khám thai bình thường, tim thai tốt, siêu âm thai tim thai 134 lần/phút đến 16h cùng ngày cơn co tử cung thưa, ối vỡ, cổ tử cung mở 2cm, bác sĩ chỉ định đẻ chỉ huy. Đến 17h15 sản phụ sinh một cháu trai nặng 3,8kg. Đến khoảng 17h25 sản phụ tỉnh, ra nhiều huyết âm đạo, huyết áp 90/50mmHg. Chẩn đoán: sản phụ bị rối loạn đông máu do đờ tử cung sau sinh. Hội chẩn mời bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Đông, từ 18h50-21h00 phẫu thuật cắt tử cung bán phần, trong khi phẫu thuật được truyền 04 đơn vị máu cùng nhóm, 01 khối tiểu cầu. Sau khi phẫu thuật xong sản phụ được chuyển thẳng Bệnh viện Bạch Mai vào hồi 21h10 trong tình trạng mạch 70 lần/phút, Huyết áp 110/70mmHg với chẩn đoán: Rối loạn đông máu do đờ tử cung sau đẻ, cắt tử cung bán phần. Sản phụ được điều trị tại Bệnh viên Bạch Mai nhưng đến khoảng 15h ngày 05/06/2016 thì tử vong. Sự việc trên xảy ra khiến gia đình sản phụ xấu số vô cùng bức xúc và yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ yêu cầu kíp trực tường trình về quá trình theo dõi, chăm sóc sản phụ. Tổ chức họp Hội đồng chuyên môn xem xét việc thực hiện quy trình, quy chế chuyên môn trong chẩn đoán, điều trị, xử trí cấp cứu người bệnh, quy tắc ứng xử về trường hợp tử vong trên. Làm rõ và xử lý nghiêm khắc nếu có sai sót trong thực hiện quy chế chuyên môn, quy tắc ứng xử. 

Giao thông

Kết luận vụ sản phụ ở Chương Mỹ tử vong "bất thường"

Công bố kết luận khiến sản phu tử vong "bất thường" ở Chương Mỹ (Hà Nội) là do rối loạn đông máu. Trước thông tin một sản phụ ở Chương Mỹ đã tử vong "bất thường" sau khi sinh thường, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Bệnh viện đa khoa Chương Mỹ phải lập hội đồng chuyên môn xác định rõ nguyên nhân để rộng đường dư luận. 

Bệnh viện Chương Mỹ nói gì?

Theo ông Đặng Trần Chiến, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Ánh (23 tuổi, trú tại: Đập Miễu, Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) vào viện: 15h15’ ngày 4/6/2016 với chẩn đoán thai 40 tuần, chuyển dạ lần 2, vỡ ối sớm. Sản phụ được tiếp đón, thăm khám, làm các xét nghiệm cơ bản đầy đủ và làm hồ sơ bệnh án đầy đủ. Sản phụ đã đẻ thường sau nhập viện 2 giờ. Tuy nhiên, sau đẻ phát hiện sản phụ băng huyết do đờ tử cung các bác sĩ đã xử trí tích cực ngay và mời tuyến trên về hỗ trợ. Hội chẩn cùng bác sỹ bệnh viện đa khoa Hà Đông đưa ra chẩn đoán bệnh nhân băng huyết sau đẻ do đờ tử cung. Các bác sĩ đã xử trí bằng cách phẫu thuật cắt tử cung bán phần để cầm máu. Sau phẫu thuật toàn trạng bệnh nhân: mạch 90l/p, HA: 110/70mmHg; nhưng phát hiện có dấu hiệu của rối loạn đông máu, Bệnh viện đã cho chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bạch Mai bằng ô tô có hộ tống hồi 21h10’ ngày 4/6/2016. Sau khi bệnh nhân chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai, kíp trực Bệnh viện thường xuyên gọi điện hỏi thăm tình trạng, diễn biến của bệnh nhân và nhờ bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai giúp đỡ. Khi bệnh nhân đã tử vong tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đã hỏi thăm và chia buồn cùng gia đình, đồng thời Bệnh viện cũng giải thích quá trình cấp cứu bệnh nhân với gia đình.

Sản phụ tử vong do rối loạn đông máu

Sau những nghi vấn từ phía gia đình bệnh nhân về cái chết "bất thường" của sản phụ Ánh, Hội đồng chuyên môn của bệnh viện đa khoa Chương Mỹ cùng với Sở Y tế và đầu ngành Sản khoa Hà Nội họp phân tích nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất. Hội đồng chuyên môn đã công bố kết luận, cụ thể, quá trình tiếp đón bệnh nhân kịp thời, thăm khám đầy đủ. Việc theo dõi đẻ sát, phát hiện tình huống băng huyết kịp thời, đã xử trí tích cực hết khả năng, có mời tuyến trên (Bệnh viện đa khoa Hà Đông) về hỗ trợ, truyền 4 đơn vị máu và cắt tử cung bán phần. Sau mổ phát hiện dấu hiện bất thường (Rối loạn đông máu) đã chuyển bệnh nhân lên tuyến trên ngay bằng ô tô có hộ tống. Nguyên nhân khiến sản phụ băng huyết là do đờ tử cung và nguyên nhân được xác định gây tử vong cho sản phụ là do rối loạn đông máu nặng. "Sau khi được Bệnh viện giải thích, chia sẻ động viên với gia đình. Gia đình không có ý kiến, đơn thư, khiếu nại gì", ông Chiến cho biết.

VTC

Kết luận cuối cùng nguyên nhân sản phụ tử vong sau khi sinh ở Chương Mỹ

Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Hà Nội đã có kết luận về cái chết của sản phụ Nguyễn Thị Ánh (23 tuổi) ở Chương Mỹ. Sáng 6/6, Hội đồng chuyên môn của bệnh viện đa khoa Chương Mỹ cùng Sở Y tế Hà Nội và các bác sỹ đầu ngành Sản khoa Hà Nội đã họp phân tích và đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc sản phụ Nguyễn Thị Ánh (23 tuổi, địa chỉ Đập Miễu, Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) tử vong sau khi sinh. Theo đó, hội đồng kết luận sau khi sản phụ Nguyễn Thị Ánh nhập viện, bệnh viện đa khoa Chương Mỹ đã thăm khám đầy đủ, phát hiện tình huống băng huyết kịp thời, xử trí hết khả năng tuy nhiên sản phụ Ánh đã tử vong do băng huyết bởi đờ tử cung, rối loạn đông máu nặng.  Trước đó, sản phụ Nguyễn Thị Ánh nhập viện đa khoa Chương Mỹ lúc 15h15 chiều 4/6/2016, chị Ánh được chẩn đoán thai 40 tuần, chuyển dạ lần 2, vỡ ối sớm, sản phụ có thai lần 2. Sau khi được tiếp đón, thăm khám, làm các xét nghiệm cơ bản và hồ sơ bệnh án đầy đủ các bác sỹ đã theo dõi cuộc đẻ sát, sản phụ đẻ thường sau 2 giờ nhập viện. Sau đẻ, các bác sỹ phát hiện sản phụ Nguyễn Thị Ánh băng huyết do đờ tử cung đã xử trí tích cực ngay và mời tuyến trên về hỗ trợ. Hội chẩn cùng các bác sỹ bệnh viện đa khoa Hà Đông cũng kết luận sản phụ bị băng huyết sau đẻ do đờ tử cung. Các bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật cắt tử cung bán phần để cầm máu. Đến 21h10 tối 4/6, sản phụ Ánh được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai do phát hiện có dấu hiệu rối loạn đông máu. Sản phụ Ánh sau đó đã tử vong tại bệnh viện Bạch Mai. Chiều muộn 5/6, người nhà sản phụ Ánh đã tập trung rất đông tại bệnh viện Bạch Mai để yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết của sản phụ. Tuy nhiên sau khi được đại diện bệnh viện thăm hỏi động viên, giải thích quá trình cấp cứu, nguyên nhân tử vong, thân nhân sản phụ Ánh không khiếu nại thêm. Được biết ngày 6/6, Bệnh viện Chương Mỹ đã cử xe xuống đưa thi thể sản phụ Ánh về nhà. Còn cháu bé vẫn được chăm sóc tại bệnh viện.

Lao động

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ và thai nhi tử vong tại bệnh viện tư nhân ở Hải Dương

Thông tin từ công văn của Bộ Y tế cho biết, ngày 4.6.2016, Bộ Y tế nhận được phản ánh của người dân qua facebook cho biết về trường hợp sản phụ và thai nhi tử vong tại bệnh viện đa khoa Hòa Bình, tỉnh Hải Dương ngày 3.6.2016. Theo nội dung thông tin phản ánh, sáng 3.6.2016, sản phụ vào viện với tình trạng sức khỏe bình thường. Đến 12h trưa cùng ngày, sản phụ có biểu hiện khó chịu và tím tái, gia đình đã đề nghị bác sĩ nhưng đến 1h chiều sản phụ mới được xử trí mổ cấp cứu, sau đó cả sản phụ lẫn thai nhi đã tử vong. Theo đó, để có cơ sở báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế về trường hợp tử vong mẹ và con này, Bộ Y tế đề nghị giám đốc Sở Y tế Hải Dương khẩn trương thành lập đoàn công tác kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh sự việc tại bệnh viện, kiểm tra việc hành nghề cũng như thái độ phục vụ, quá trình đón tiếp, xử trí, chăm sóc bệnh nhân, hướng xử trí của bệnh viện; Sớm họp hội đồng chuyên môn đánh giá về quá trình giải quyết của bệnh viện Hòa Bình; Trên cơ sở kết luận của Hội đồng chuyên môn cần đề nghị xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức sai phạm. Trong khi chờ kết luận của Hội đồng chuyên môn về nguyên nhân gây tử vong của sản phụ và thai nhi, Sở Y tế cần gửi báo cáo nhanh về việc tiếp đón, theo dõi, chăm sóc và xử trí của bệnh viện đối với trường hợp sản phụ cũng như cung cấp thông tin tới cơ quan truyền thông, đề xuất hướng xử lý của Sở Y tế và báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ và trẻ em). Công văn của Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế Hải Dương chỉ đạo kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh các cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em kể cả các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. Liên quan đến trường hợp tử vong đáng tiếc của sản phụ và thai nhi này, chỉ sau ít giờ tác giả đăng tải trên mạng xã hội câu chuyện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Đa số mọi người đều tỏ ra không hài lòng trước thái độ làm việc tắc trách của đội ngũ y bác sĩ nơi đây.  Được biết, trước khi đến Bệnh viện đa khoa Hòa Bình chờ sinh, gia đình đã đưa sản phụ tới Bệnh viện huyện Gia Lộc và Bệnh viện Phụ sản Hải Dương khám. Tại đây, bác sỹ cho biết, sức khỏe hai mẹ con tốt và chị sinh con ở bất kỳ bệnh viện nào cũng được. Trên trang facebook của Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, những người chứng kiến vụ việc đã đăng đoạn clip ghi lại cảnh người nhà của sản phụ đau đớn, gào khóc trước mất mát của gia đình mình, có người thì kể lại sự việc trong nỗi bức xúc tột cùng. Đồng thời, nhiều người đã kêu gọi cộng đồng tẩy chay Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, vì tắc trách của bác sĩ mà làm mất đi 2 mạng người.  

Đại đoàn kết

Bộ Y tế dự kiến lộ trình điều chỉnh viện phí từ nay đến cuối năm

Từ nay đến cuối năm, việc tăng viện phí có tính thêm yếu tố tiền lương sẽ được chia nhỏ thành 5 đợt. Đợt tăng viện phí gần nhất dự kiến áp dụng từ tháng 8/2016. Theo Thông tư quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc do liên Bộ Y tế-Tài chính ban hành, giá của gần 1.898 dịch vụ y tế (gồm cả tiền lương) sẽ được áp dụng từ ngày 1/7 tới với 5 đợt điều chỉnh nhỏ. Cụ thể, đợt 1 dự kiến cuối tháng 8 tới sẽ điều chỉnh viện phí tại các địa phương có tỉ lệ dân số tham gia BHYT khoảng 95%; đợt 2 vào tháng 10 tại các tỉnh, thành phố có tỉ lệ tham gia BHYT khoảng 90% và có mức tác động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp; đợt 3 được thực hiện vào tháng 11 tại nơi có tỉ lệ bao phủ BHYT 85%; đợt 4 vào tháng 12 tại địa phương có tỉ lệ bao phủ BHYT trên 80%; đợt 5 vào tháng 1/2017 sẽ điều chỉnh tại các tỉnh còn lại. Theo Bộ trưởng Y tế mục đích việc chia nhỏ đợt điều chỉnh để mỗi tháng giá dịch vụ y tế tác động vào chỉ số giá tiêu dùng CPI khoảng 0,4-0,5%, góp phần kiềm chế lạm phát. Những dịch vụ kỹ thuật có chi phí tiền lương cao như tiền ngày giường; các phẫu thuật được xếp loại đặc biệt... sẽ có mức tăng cao. Các dịch vụ sử dụng ít nhân lực, chi phí tiền lương trong giá dịch vụ thấp như các dịch vụ chiếu chụp, chẩn đoán, xét nghiệm có mức tăng thấp hơn. Trước đó, theo Thông tư quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, từ ngày 1/3/2016, giá của 1.898 dịch vụ đã được thực hiện điều chỉnh tăng theo lộ trình bao gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù (phụ cấp thường trực 24/24h), phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật (cụ thể:  Thuốc, dịch truyền, máu, vật tư; điện, nước, khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn, xử lý môi trường và duy tu, bảo dưỡng thiết bị). Từ ngày 1/7, mức giá gồm cả tiền lương. Tuy nhiên, mức giá mới này mới chỉ thực hiện trong thanh toán BHYT nên chưa ảnh hưởng đến người chưa tham gia BHYT. Theo lộ trình này, đến năm 2018, giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý. Năm 2020 giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Khi đó, giá dịch vụ y tế sẽ được tính đúng tính đủ bao gồm 7 yếu tố chi phí gồm: Thuốc, vật tư trực tiếp; điện, nước, xử lý chất thải; duy tu, bảo dưỡng tài sản; tiền lương, phụ cấp; sửa chữa lớn tài sản cố định; khấu hao tài sản; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Kiến thức

Xuất hiện 2 ca viêm não NB B đầu tiên trong năm nay

Theo Cục YTDP, Bộ y tế, trong số 215 ca mắc viêm não trong tháng 5/2016, ghi nhận 2 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản B. Tính riêng về con số mắc viêm não Nhật Bản B, so với cách đây gần 10 năm, khi bắt đầu triển khai tiêm chủng vacxin ngừa viêm não Nhật Bản B, tỉ lệ mắc VNNB/tổng số mắc viêm não các loại thường ở mức 30%. Nhưng vào các tháng đầu năm 2016, tỷ lệ này đã giảm xuống còn xấp xỉ 1% là mức giảm rất đáng kể, đặc biệt là kể từ năm 2015 khi chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đưa vacxin này vào nhóm vacxin tiêm chủng thường xuyên tại trạm y tế xã phường. Hiện nay đang là thời điểm mùa dịch viêm não Nhật Bản B bùng phát, số mắc còn có thể tăng nữa. Viêm não Nhật Bản B là thể bệnh viêm não có tỉ lệ tử vong và để lại di chứng nặng nề. Cục y tế dự phòng, Bộ y tế khuyến cáo: các bậc cha mẹ cho trẻ đi tiêmvacxin viêm não Nhật Bản (tiêm 2 mũi khi trẻ 1 tuổi, mũi sau cách mũi trước 2 tuần, mũi thứ 3 sau mũi 2 một năm), tránh để dịch lan rộng mới đi tiêm chủng thì hiệu quả tiêm chủng sẽ thấp

News Zing

Thay vắc xin bại liệt mới từ tháng 6: Trẻ có an toàn hơn?

Từ tháng 6, Việt Nam chuyển sang sử dụng vắc xin bại liệt uống 2 tuýp (loại bỏ tuýp 2 - bOPV) thay vì loại vắc xin bại liệt uống 3 tuýp (tOPV) như trước dây. Giải thích về nguyên nhân của sự thay đổi này, Từ tháng 9/2015, WHO đã công bố thanh toán virus bại liệt hoang dại tuýp 2 trên toàn cầu, vì vậy thành phần tuýp 2 trong vắc xin không còn cần thiết. Hơn nữa, việc loại bỏ bại liệt tuýp 2 cũng nhằm giảm thiểu nguy cơ gây liệt - dù rất thấp - của thành phần này. Bệnh bại liệt là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus bại liệt gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa. Khi nhiễm vào cơ thể, virus tấn công hệ thần kinh trung ương, làm yếu các cơ, phần mềm cấp tính và gây ra chứng bại liệt. Trẻ em dưới 5 tuổi thường dễ mắc căn bệnh này. Không chỉ nước ta, tính đến tháng 5/2016, đã có 155 quốc gia có sự thay đổi này, nhằm hướng tới mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu.

Vắc xin mới tốt hay hại hơn?

Nhờ việc triển khai vắc xin bại liệt trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trong đó trên 95% trẻ em được uống vắc xin bại liệt 3 tuýp (tOPV), Việt Nam đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận thanh toán bệnh bại liệt trên toàn quốc vào năm 2000, và tiếp tục được duy trì cho đến nay. Với sự thay đổi trong thành phần vắc xin bại liệt, từ 3 tuýp chỉ còn 2 tuýp, nhiều phụ huynh e ngại trẻ sẽ không còn được bảo vệ trước virus bại liệt tuýp 2, tăng nguy cơ bệnh bại liệt do virus tuýp 2. Về điều này, ông Phu cho biết, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, nếu tiếp tục sử dụng vắc xin tOPV sau ngày 1/5, nguy cơ virus tuýp 2 của vắc xin gây bại liệt còn cao hơn nhiều so với nguy cơ khi ngừng sử dụng. WHO cũng đã thiết lập kho dự trữ toàn cầu vắc xin OPV tuýp 2 để sẵn sàng hỗ trợ các nước trong trường hợp xảy ra dịch. Trong nhiều năm qua, tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên của Việt Nam đều đạt cao, miễn dịch cộng đồng cao. Trong tháng 3-4 năm nay, kế hoạch uống bổ sung vắc xin tOPV tại 19 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao đã được triển khai. Vì vậy nguy cơ Việt Nam xảy ra bệnh dịch bại liệt là thấp. Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, từ tháng 6, Việt Nam sẽ triển khai vắc xin bại liệt uống 2 tuýp theo đúng lộ trình của Tổ chức Y tế Thế giới, và từ năm 2018 sẽ triển khai vắc xin bại liệt bất hoạt tiêm (IPV). Theo đó, trường hợp trẻ đã uống 1, 2 hoặc 3 liều vắc xin bOPV trước đó sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin IPV khi trẻ 5 tháng tuổi. 

Lịch uống vắc xin bại liệt

Theo ông Phu, lịch uống vắc xin bại liệt 2 tuýp (bOPV) tương tự như đối với vắc xin bại liệt cũ trong tiêm chủng mở rộng. Cụ thể, mỗi trẻ sẽ được uống 3 lần vắc xin bOPV lúc 2, 3, 4 tháng tuổi cùng với tiêm vắc xin Quinvaxem. Cũng như các thuốc khác, trẻ dùng vắc xin bOPV có thể gặp một số tác dụng không mong muốn tương tự vắc xin tOPV, như sốt nhẹ, người mệt mỏi, tiêu chảy, trong trường hợp vô cùng hiếm gặp có thể gây liệt nhẹ. Vắc xin bOPV chống chỉ định với những người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, hay với những người trước đây đã từng bị phản ứng nghiêm trọng sau khi sử dụng vắc xin bại liệt uống… Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em. Trên cơ sở đó, các y, bác sĩ sẽ trực tiếp khám sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp chống chỉ định, hoặc tạm hoãn tiêm chủng vắc xin nói chung và bOPV nói riêng theo quy định.

VietnamPlus

Số lượng bệnh nhân mắc viêm màng não tăng đột biến

Chỉ sau một đợt nắng nóng cao điểm, số lượng bệnh nhân mắc viêm màng não tăng đột biến tại một số bệnh viện. Các bác sỹ cảnh báo trong 3 tháng 6,7,8 là những tháng cao điểm của dịch bệnh viêm màng não ở cả trẻ em và người lớn. Theo các chuyên gia dự phòng, một số loại viêm não hiện nay đã có vắcxin phòng bệnh như: não mô cầu, não Nhật Bản B. Do vậy tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường, nhà ở, rửa tay bằng xà phòng, tránh các dịch tiết bắn vào trẻ em là điều cần thiết./.

Đại biểu nhân dân

Bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của nhân dân

BHYT được xác định là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân cũng là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết.

- Xin ông cho biết vai trò của BHYT đối với việc bảo đảm chăm sóc sức khỏe nhân dân?

- Quyền được chăm sóc y tế, khám chữa bệnh (KCB) là một trong những quyền cơ bản của con người được các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam khẳng định và quyết tâm thực hiện. Để thực hiện được quyền cơ bản đó trong điều kiện chi phí KCB ngày càng cao, thực hiện BHYT là một giải pháp đặc biệt quan trọng và có tính quyết định.  Sau hơn 20 năm thực hiện, BHYT đã đi vào cuộc sống và ngày càng khẳng định vai trò là một trong những trụ cột chủ yếu của hệ thống chính sách an sinh xã hội của đất nước. Từ 5,6% dân có thẻ BHYT năm 1993, tính đến đầu 2016, số đối tượng tham gia BHYT là 69,97 triệu người, đạt tỷ lệ 76,52% dân số. BHYT đã tạo ra nguồn tài chính công quan trọng trong công tác KCB, cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế.

- BHXH Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về BHYT, tổ chức thực hiện chính sách BHYT, đưa chính sách BHYT vào cuộc sống như thế nào?

- Trong những năm qua, BHXH Việt Nam đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về BHYT. Nhiều vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn đã được BHXH Việt Nam kiến nghị, đề xuất và nhiều nội dung đã được tiếp thu để điều chỉnh như: Tham gia BHYT là hình thức bắt buộc; trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc lập danh sách và quản lý đối tượng tham gia BHYT; giải pháp tránh cấp trùng thẻ BHYT; đấu thầu cung ứng thuốc BHYT và vật tư y tế; quản lý giá thuốc BHYT; tội danh trốn đóng BHYT, hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHYT... BHXH Việt Nam đã tham gia xây dựng 4 Luật: Luật Đấu thầu, Luật BHYT, Luật Dược, Bộ luật Hình sự và nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn BHYT đã được ban hành, là hành lang pháp lý trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân theo định hướng chính sách của Đảng, Nhà nước đang dần trở thành hiện thực. Quốc hội và Chính phủ đã kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về BHYT, về KCB để người dân được KCB thuận lợi nhất. Quyền lợi và sự công bằng cho người dân tham gia BHYT đã được mở rộng, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách. Nhiều cơ chế, chính sách BHYT đã được thay đổi góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

-  Tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2020, chúng ta cần vượt qua những thách thức gì?

- Việc triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành BHXH đã rất chủ động và tích cực trong tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT vẫn cần được bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới. Đơn cử các văn bản của Chính phủ hoặc của các bộ, ngành chức năng hướng dẫn xác định đối tượng do ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ đóng chưa ban hành kịp thời như: Hướng dẫn Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, quyết định danh sách xã đảo, huyện đảo hoặc thay thế Quyết định số 1049/QĐ-TTg, Quyết định số 539/QĐ-TTg hết hiệu lực nên khó khăn trong việc cấp thẻ BHYT cho đối tượng... Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đã mở rộng phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT, tuy nhiên, việc giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người sử dụng DVYT chưa được thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, tình trạng chờ đợi kéo dài khi đi KCB; cơ sở vật chất chưa đầy đủ; chất lượng thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa; thủ tục KCB còn rườm rà… đã có lúc không làm hài lòng người tham gia BHYT, ảnh hưởng tới việc mở rộng tỷ lệ dân số tham gia BHYT. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đồng bộ một số quy định, chính sách song song với BHYT để bảo đảm hiệu quả trong thực hiện chính sách nhân văn này. Đơn cử như với nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, dù số hộ tham gia đã ngày càng tăng, nhưng do kinh tế của đại bộ phận hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên vẫn hạn chế tham gia BHYT. Chúng ta cũng chưa có cơ chế hỗ trợ mức đóng còn lại thuộc phần trách nhiệm phải đóng của các đối tượng là người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình.

- Xin cảm ơn ông

Thách thức tăng giá dịch vụ y tế

Việc tăng giá dịch vụ y tế từ ngày 1.3 mang lại nhiều tác động tích cực như: tăng quyền lợi của người bệnh có bảo hiểm y tế (BHYT), cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) tự chủ tài chính để phát triển… Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cảnh báo về nguy cơ lạm dụng dịch vụ kỹ thuật tại các cơ sở KCB làm tăng chi quỹ BHYT.

Thách thức từ sự “sống còn” của các cơ sở y tế

Không ít bệnh viện khi được tự chủ tài chính đã lo lắng nguồn thu không đủ để trả lương và các hoạt động khác của bệnh viện. Dù giá dịch vụ y tế vừa tăng 30% và sắp tới tăng 50% nhưng lo lắng đó hoàn toàn có cơ sở khi nguồn thu của bệnh viện lại trông chờ vào lượng người bệnh đến khám nhiều hay ít, thời gian điều trị dài hay ngắn, sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao hay thông thường... Trong khi đó, người bệnh không bị giới hạn nơi KCB, được lựa chọn KCB ở bất kỳ cơ sở y tế nào cùng tuyến huyện và từ năm 2021 sẽ được tự do chọn các bệnh viện tuyến tỉnh. Nhiều lãnh đạo bệnh viện thừa nhận, khi thực hiện cơ chế mới, điều sống còn đối với bệnh viện là nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng phục vụ; việc thu tiền từ KCB có đủ để trả lương và tái đầu tư bệnh viện hay không chưa thể biết trước, phải chờ thời gian trả lời. Thực hiện điều chỉnh giá, sẽ có bệnh viện rất phát triển nhưng cũng sẽ có bệnh viện “teo tóp”. Trong khi đó, từ thực tiễn thí điểm tự chủ tài chính nhiều năm qua, lãnh đạo Bệnh viện Tim Hà Nội chia sẻ, để hoạt động hiệu quả, bệnh viện phải tính toán nhân lực, trang thiết bị cho cả quá trình phát triển; tiết kiệm từ giọt nước, bóng đèn, tờ giấy in đến vị trí việc làm và phải luôn làm hài lòng người bệnh để họ đến với mình. Chính vì nguồn thu quyết định sự tồn tại của bệnh viện, các chuyên gia lo ngại tình trạng cơ sở KCB lạm dụng dịch vụ kỹ thuật, chỉ định quá mức cho người bệnh trong quá trình điều trị để thu càng nhiều càng tốt. Theo TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, lâu nay đã diễn ra tình trạng lạm dụng dịch vụ kỹ thuật nên khi thực hiện giá mới, tình trạng lạm dụng sẽ có nguy cơ tăng hơn vì các bệnh viện chịu áp lực phải gia tăng nguồn thu để bảo đảm vì sự “sống còn” của mình. Nguy cơ này cũng được phía BHXH Việt Nam lường trước. Theo Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT - BHXH Việt Nam Lê Văn Phúc, việc tăng giá dịch vụ y tế có thể là nguyên nhân làm tăng những dịch vụ kỹ thuật không cần thiết. Chẳng hạn, trước đây một ngày bệnh viện chỉ định 30% người bệnh đến khám làm siêu âm thì nay con số đó tăng lên 50% để thu được tiền nhiều hơn. Vừa qua, đã xảy ra tình trạng tại một số địa phương người dân đi khám bệnh tăng hơn trước gây tăng chi quỹ BHYT. Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) Lê Văn Phúc cho biết, năm 2015, toàn ngành vẫn cân đối được quỹ BHYT. Nếu áp dụng tính tiền lương vào giá dịch vụ y tế từ ngày 1.7 thì năm 2016 khó có thể cân đối được quỹ chung của toàn ngành. Bởi trong năm 2015, đã có gần 20 tỉnh bị bội chi quỹ, những tỉnh này khi tăng giá sẽ bội chi sâu hơn nữa. Trong năm 2016, nếu quỹ bội chi thì quỹ kết dư được dành để chi cho năm 2016 và năm 2017. Dự kiến đến năm 2018, tăng mức đóng BHYT thì mới có thể cân đối được quỹ.

Tăng cường giám sát chi quỹ BHYT

Để bảo đảm sự bền vững của quỹ BHYT, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc giám sát các bệnh viện thu đúng, Bộ Y tế cần ban hành quy chuẩn KCB, chẳng hạn, quy định cao nhất số lượt khám mỗi ngày đối với một bàn khám, số lượt siêu âm đối với một máy siêu âm, tình trạng bệnh để được điều trị nội trú nhằm vừa tăng chất lượng khám, vừa thuận lợi cho cơ quan bảo hiểm khi thanh toán. Bộ Y tế sẽ quyết liệt chống sự lạm dụng dịch vụ kỹ thuật khi áp dụng chính sách tăng giá dịch vụ y tế. Về phía ngành BHXH, các gian lận y tế sắp tới sẽ được lọc bởi quy trình giám định mới bằng hệ thống công nghệ thông tin được kết nối tại các cơ sở KCB và liên thông với cơ quan BHXH trên cả nước. Theo đó, thông tin KCB của các bệnh viện sẽ được chuyển hằng ngày cho cơ quan BHXH và phần mềm ứng dụng sẽ kiểm soát được lịch sử KCB của một người bệnh, cho phép phát hiện trường hợp lạm dụng dịch vụ y tế. Ngoài ra, hằng tháng, tại các bệnh viện, tổ giám định BHYT của BHXH sẽ trực tiếp giám định 30% số hồ sơ bệnh án do máy chọn ngẫu nhiên để xem việc lập hồ sơ đúng hay sai. Với việc giám định theo tỷ lệ, sai sót của 30% số bệnh án sẽ được khấu trừ cho toàn bộ 70% số bệnh án còn lại. Bên cạnh đó, người bệnh cần tìm hiểu, nâng cao nhận thức của mình về giá KCB để tự bảo vệ quyền lợi, tránh bị thu thêm tiền. Các bệnh viện cần công khai danh mục dịch vụ do BHYT chi trả để người dân đối chiếu. BHXH Việt Nam cũng sẽ thực hiện quyền giám sát của mình bằng việc thường xuyên đi tới các buồng bệnh để xem người bệnh có được thu đúng hay không. Tuy nhiên, dù sẽ có nhiều giải pháp để ngăn chặn việc lạm dụng các dịch vụ kỹ thuật, nhưng theo các chuyên gia, quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm của người thầy thuốc, của bệnh viện vì sức khỏe người bệnh, sự an toàn của quỹ BHYT và môi trường y tế phát triển lành mạnh khi thực hiện cơ chế mới. 

Chi bảo hiểm y tế tăng

Từ ngày 1.3, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế tại 135 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT. Theo quy định, tùy theo xếp hạng bệnh viện và loại bệnh, mức tăng sẽ khoảng từ 10 - 30%. Trong tổng tiền khám, chữa bệnh mà bệnh nhân phải chi trả, chỉ tăng tiền dịch vụ, kỹ thuật, còn giá thuốc được giữ nguyên. Sau khi áp dụng giá dịch vụ y tế mới, trong tháng 3 và 4, toàn tỉnh Bắc Kạn có 77.200 lượt khám, chữa bệnh BHYT với tổng chi phí cơ quan BHXH thanh toán là 26,72 tỷ đồng, tăng 4.079 lượt khám, chữa bệnh và 1,54 tỷ đồng so với 2 tháng đầu năm. Việc thực hiện giá viện phí mới khiến chi phí khám, chữa bệnh BHYT tăng lên đáng kể. Đơn cử, tại BVĐK tỉnh, tiền khám trước đây là 10.500 đồng và chỉ thanh toán đối với các trường hợp khám, chữa bệnh ngoại trú. Hiện nay, giá khám đã tăng lên là 35.500 đồng, áp dụng với cả đối tượng khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Đây là chi phí mà bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại bệnh viện, quỹ khám, chữa bệnh BHYT đều phải chi trả. Trong khi đó, hiện nay 93,4% dân số của tỉnh Bắc Kạn đều có BHYT, đa số lại là đối tượng không cùng chi trả. Cho nên, 2 tháng đầu thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế, chi phí khám, chữa bệnh BHYT mà BHXH tỉnh Bắc Kạn phải thanh toán đã tăng 5,8%, số lượt khám, chữa bệnh tăng 6,4% so với 2 tháng trước đó. Đây là áp lực đối với việc cân đối quỹ khám, chữa bệnh  BHYT. Lường trước những khó khăn trong triển khai, BHXH tỉnh Bắc Kạn đã thường xuyên phối hợp với Sở Y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường tuyên truyền đến người dân, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tập huấn cho cán bộ, bác sĩ về giá các dịch vụ kỹ thuật… Riêng BVĐK tỉnh Bắc Kạn đã thành lập Ban chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo thực hiện Thông tư 37, kịp thời cập nhật giá dịch vụ y tế mới lên phần mềm thanh toán viện phí nhằm bảo đảm sự chính xác khi thanh toán cho bệnh nhân. Mặc dù đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng như vậy, song việc một số danh mục kỹ thuật đến nay chưa được hoàn chỉnh vẫn khiến cho việc thanh toán ở cơ sở khám, chữa bệnh gặp khó khăn. Để bảo đảm quyền lợi cho người bệnh, đồng thời bảo đảm khả năng cân đối quỹ khám, chữa bệnh BHYT, BHXH tỉnh Bắc Kạn đã tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến đối với đội ngũ y bác sĩ nêu cao tinh thần trách nhiệm sử dụng quỹ khám, chữa bệnh BHYT đúng quy định, hạn chế tình trạng lạm dụng trong việc chỉ định các dịch vụ kỹ thuật, thuốc… nhất là tăng cường kiểm tra, giám sát việc chỉ định thực hiện và áp giá thanh toán tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn.

Dân hài lòng... bệnh viện áp lực

Từ ngày 1.3, Bộ Y tế đã quyết định tăng viện phí 30% so với trước đây. Trước thông tin này, nhiều người bệnh rất lo lắng. Tuy nhiên, sau 3 tháng thực hiện, với mức phí tăng chủ yếu do quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán, không có sự xáo trộn và đa số người bệnh đồng thuận.

Ít xáo trộn

Bà Chu Thị Thắng, ở thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang làm thủ tục đóng viện phí cho con gái cho biết, bà đã nghe thông tin tăng giá một số dịch vụ y tế, lúc đầu cũng hơi lo lắng vì sẽ phải đội thêm chi phí. Nhưng khi thanh toán thì mới vỡ lẽ người bệnh tham gia BHYT chỉ phải chi trả thêm một phần nhỏ, còn phần lớn là do BHYT chi trả. “Con gái tôi có tham gia BHYT nên khi thanh toán chi phí sinh mổ chỉ phải đóng thêm 20%, tương đương với 370.000 đồng, tăng khoảng hơn 100.000 đồng so với trước đây. Gia đình tôi không phải là giàu có, nhưng với mức tăng như vậy thì hoàn toàn bình thường”. Cùng quan điểm trên, chị Nguyễn Thanh Xuân trú tại phường Dĩnh Kế (TP Bắc Giang) cho biết, vừa thanh toán đợt điều trị của con trai bị viêm phổi, phải đóng chênh hơn 200.000 đồng chi phí nên không ảnh hưởng nhiều. Còn tại BVĐK huyện Mộc Châu, Sơn La, việc tăng giá dịch vụ y tế không ảnh hưởng đến người dân, vì tại địa phương, đa số đồng bào có thẻ BHYT thuộc diện hộ nghèo nên được BHYT thanh toán 100%, vì vậy việc tăng hay giảm cũng không ảnh hưởng. Ngay cả đối với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị định kỳ, dài ngày, mặc dù số tiền đóng sẽ phải trội thêm khoảng từ 100 nghìn đồng đến hơn 100 nghìn đồng mỗi tháng, nhưng họ lại được tiếp cận dịch vụ mới. Ông Lê Phương Giang ở xã Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam cho biết, ông bị bệnh tim hơn 10 năm nay, cứ định kỳ hàng tháng phải đến bệnh viện để điều trị. “Trung bình mỗi lần tiến hành các kiểm tra định kỳ và thuốc uống thì mất chừng hơn 1 triệu đồng, trong đó BHYT đã chịu 80%, tôi chỉ thanh toán 20% còn lại. Giờ tăng giá thì hàng tháng tôi phải trả thêm hơn 100 nghìn đồng. Tuy nhiên, được tiếp cận với các dịch vụ mới, chất lượng hơn thì số tiền đó cũng chấp nhận được”. Được biết, đối tượng áp dụng giá dịch vụ y tế mới lần này là người có thẻ BHYT nên ngoài nhóm được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí như người nghèo, trẻ dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách, còn lại hưởng mức đồng chi trả từ 5 - 20%. Vì thế, chi phí khám, chữa bệnh tăng phần lớn do quỹ BHYT gánh, người bệnh chỉ phải chi trả một phần nhỏ nên hầu như không băn khoăn, thắc mắc.

Bệnh viện phải thay đổi

Theo BV Việt Nam - Cuba tăng viện phí để bảo đảm tính đúng, tính đủ các chi phí, góp phần giảm bớt khó khăn cho các bệnh viện, hạn chế những tiêu cực, nhũng nhiễu trong KCB và nâng cao đời sống cho các y, bác sĩ là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, điều chỉnh giá viện phí cũng giúp các bệnh viện có chi phí để sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, mở rộng khu vực khám bệnh; mua sắm trang bị điều hòa, máy tính, phát triển, triển khai các kỹ thuật mới góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Hơn nữa, hiện nay đã thông tuyến BHYT nên nếu bệnh viện không thay đổi, phục vụ không nhiệt tình, chất lượng, bệnh nhân không đến KCB thì sẽ không có nguồn thu để chi trả lương và hoạt động. Cùng quan điểm này, BS. Nguyễn Thị Liên, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cũng cho rằng, điểm cốt yếu của Thông tư 37 chính là để giúp người bệnh được tiếp cận với những dịch vụ y tế tốt hơn với giá đồng hạng. Trước đây, giá khám, chữa bệnh ở Quảng Nam chỉ bằng khoảng 60 - 70% so với cả nước, thấp hơn rất nhiều dịch vụ ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, với Thông tư 37 thì những bệnh viện này đều có giá ngang nhau tùy theo hạng. Như vậy, người dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ các dịch vụ y tế. Mặt khác, khi tăng giá viện phí, các dịch vụ phải được nâng cấp, đầu tư để phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất.

Hà nội mới

Tiếp tục tổ chức đăng ký 3.500 liều vắc xin Pentaxim vào ngày 9-6

Ngày 7-6, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội có thông báo về việc đăng ký vắc xin dịch vụ “5 trong 1” Pentaxim đợt 6. Theo đó, vào ngày 9-6, Trung tâm sẽ tổ chức đăng ký và tiêm chủng vắc xin dịch vụ “5 trong 1” Pentaxim với số lượng là 3.500 liều. Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, đối tượng được đăng ký đợt này là những trẻ đủ 2 điều kiện, cụ thể là trẻ đủ 2 tháng tuổi đến đủ 2 tuổi tại thời điểm đăng ký (tức là trẻ phải có ngày sinh trong khoảng từ ngày 9/6/2014 đến ngày 09/4/2016); tính đến ngày 9/6/2016 trẻ đã đến lịch tiêm chủng nhưng chưa được tiêm chủng. Những phụ huynh đã đăng ký được nhưng trẻ không đúng đối tượng kết quả đăng ký sẽ bị hủy bỏ. Trung tâm chỉ tiêm vắc xin Pentaxim cho những trẻ, bao gồm: Tiêm mũi 1 cho trẻ có mốc sinh như trên mà chưa được tiêm mũi tổng hợp nào (Quinvaxem, Pentaxim, Infanrix Hexa, DPT...). Tiêm mũi 2 cho trẻ có mốc sinh như trên mà đã tiêm mũi 1 cách ngày 09/6/2016 tối thiểu 30 ngày. Mũi 3 tiêm cho trẻ có mốc sinh như trên mà đã tiêm mũi 2 cách ngày 09/6/2016 tối thiểu 30 ngày và mũi 4 (mũi tiêm nhắc lại) tiêm cho trẻ có mốc sinh như trên mà đã tiêm mũi 3 cách ngày 9/6/2016 tối thiểu 1 năm. Cũng theo ông Nguyễn Nhật Cảm, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và công bằng khi đăng ký tiêm chủng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đề nghị bố hoặc mẹ trẻ đưa con đi tiêm chủng và xin phép từ chối tiêm chủng tất cả các trường hợp mượn chứng minh thư nhân dân để đi tiêm chủng và kết quả đăng ký sẽ bị hủy. Trong trường hợp đặc biệt, nếu bố hoặc mẹ là người đăng ký không đưa trẻ đi tiêm chủng được, người đưa trẻ đi tiêm vẫn phải mang bản chính chứng minh thư đã dùng đăng ký và phải có giấy tờ chứng minh là người thân trong gia đình trẻ (qua chứng minh thư nhân dân của người đưa trẻ đi, sổ hộ khẩu, giấy kết hôn, giấy khai sinh bản gốc hoặc công chứng). Được biết, hệ thống đăng ký dịch vụ tiêm chủng trực tuyến chính thức hoạt động từ 9 giờ ngày 9-6 (thứ năm). Những trường hợp đăng ký thành công sẽ nhận được thông báo cụ thể về ngày, giờ đưa trẻ đi tiêm chủng. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tổ chức đăng ký tiêm chủng qua mạng tại trang thông tin điện tử của Trung tâm: http://www.ytdphanoi.gov.vn. 1. Các bước thực hiện đăng ký trực tuyến  Bước 1: Truy cập trang thông tin điện tử tại địa chỉ: http://www.ytdphanoi.gov.vn Bước 2: Kích chuột vào biểu tượng trên màn hình để đăng ký tiêm chủng. Bước 3: Đăng ký thông tin vào biểu mẫu và bấm nút “Đăng ký” Để biết thêm thông tin chi tiết, người dân liên hệ theo số điện thoại tư vấn tiêm chủng 043.903.5688. Trước đó, Hà Nội đã tổ chức 5 đợt tiêm vắc xin Pentaxim với hơn 20.000 liều. Đợt đầu tiên của việc đăng ký vắc xin dịch vụ “5 trong 1” này qua mạng là vào tháng 12-2015.

Tổ quốc

Bộ Y tế cảnh báo lây nhiễm dịch bệnh mùa nắng nóng

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo các bệnh dịch truyền nhiễm trong mùa Hè. Hà Nội đang trong những ngày nắng nóng nhất kể từ đầu mùa. Khu vực Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ cũng có nắng nóng kéo dài và trên diện rộng trong mùa hè này.  Cục đề nghị người dân cảnh giác phòng tránh các chứng bệnh do nắng nóng như say nắng và say nóng, ngất, kiệt sức, mất nước, gia tăng ngộ độc thực phẩm, đột quỵ, bệnh tim mạch. Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng cho biết các nhóm cần đề phòng bệnh do nắng nóng nhiều nhất là người làm việc ngoài trời, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người đang điều trị các bệnh tim mạch, vảy nến, chàm, bỏng... Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầu khoa khám bệnh của các bệnh viện cần bố trí đủ ghế ngồi, bổ sung quạt, bảo đảm thoáng, mát cho người bệnh trong thời gian chờ khám, có nước uống miễn phí. Tăng cường nhân lực, nhanh chóng sàng lọc người bệnh cấp cứu để giảm tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh. Hạn chế tối đa nằm ghép, tăng cường công tác phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo các bệnh dịch truyền nhiễm trong bệnh viện. Các bệnh viện cũng cần bảo đảm bố trí đầy đủ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết nắng nóng bất thường gây ra.

Quân đội nhân dân

Bảo đảm an sinh xã hội để người cao tuổi được chăm sóc tốt hơn

Ngày 6-6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam tổ chức gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập (6-6-1941/6-6-2016). Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; đồng chí Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội cùng đại diện các bộ, ngành, lãnh đạo Trung ương Hội NCT Việt Nam dự buổi gặp mặt. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những đóng góp quan trọng của NCT Việt Nam trong tất cả các giai đoạn lịch sử của đất nước; khẳng định vai trò và uy tín của NCT trong cộng đồng xã hội, trong sự phát triển của đất nước thông qua rất nhiều hoạt động hết sức thiết thực, cụ thể. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, hiện nay nhiều tổ chức, đoàn thể xã hội đang hoạt động ở cấp cơ sở có lãnh đạo là NCT tham gia. Đây là nguồn lực quý giá cần phát huy tốt hơn nữa. Đa phần NCT tham gia công tác ở cơ sở đều đã trải qua nhiều năm công tác ngoài xã hội, có kinh nghiệm và uy tín. Phó thủ tướng nhấn mạnh, cần phấn đấu xây dựng một xã hội bớt rủi ro hơn, bảo đảm quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, để NCT được chăm sóc tốt hơn. Trước những khó khăn về giải quyết an sinh xã hội dành cho NCT, Phó thủ tướng nhấn mạnh, cùng với các giải pháp phát triển kinh tế nhanh hơn, cần đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống an sinh xã hội bền vững. Đây là nền tảng để người dân khi già yếu, thất nghiệp, hay ốm đau đều được Nhà nước chăm lo. 

Dân trí

TPHCM: Xử phạt nặng tổ chức, cá nhân “nuôi” lăng quăng

Sốt xuất huyết là bệnh diễn ra quanh năm nhưng cao điểm thường rơi vào mùa mưa. Để chủ động phòng bệnh, thành phố vừa chỉ đạo các ban ngành liên quan tăng cường phòng chống, kiên quyết xử phạt các tổ chức, cá nhân để tồn tại ổ lăng quăng. Theo thống kê của Sở Y tế thành phố, tính từ đầu năm đến hết tuần qua, trên địa bàn đã có 2 ca tử vong vì sốt xuất huyết, tổng số ca bệnh lên tới 7.773 trường hợp phải nhập viện điều trị tăng 84% so với cùng kỳ năm 2015. Tính riêng trong tuần 22, đơn vị thống kê bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận 110 bệnh nhân sốt xuất huyết cư ngụ tại TPHCM phải điều trị tại các bệnh viện. Mặt khác, muỗi Asdes cũng là vật chủ trung gian truyền bệnh Zika khiến 1 phụ nữ mang thai nhiễm bệnh và ít nhất một người nước ngoài sau khi từ TPHCM về nước được xác định nhiễm Zika. Dù không xác định rõ nguồn lây bệnh nhưng không loại trừ bệnh nhân đã mắc bệnh trong thời gian cư ngụ tại Việt Nam. Do TPHCM nói riêng và các tỉnh Nam Bộ nói chung đang bước vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho loài muỗi gây 2 bệnh trên gia tăng nhanh, nên Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố đã phát đi cảnh báo và UBND thành phố vừa có văn bản chỉ đạo các ban ngành liên quan thực hiện các giải pháp ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika. Trong đó, đáng chú ý nhất là sẽ triển khai các biện pháp chế tài, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm để tồn tại ổ lăng quăng. Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết và Zika, Sở Y tế khuyến cáo cộng đồng tích cực thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi và tránh bị muỗi đốt. Bên cạnh đó, người dân cần phối hợp với chính quyền và y tế địa phương khi phun hoá chất diệt muỗi để phòng chống dịch sốt xuất huyết, ngăn ngừa Zika. Khi phát hiện người có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh sốt xuất huyết như sốt cao liên tục trên 2 ngày kèm theo một trong các triệu chứng: nhức đầu, đau cơ khớp, nổi ban, chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng... phải nhanh chóng đưa người bệnh đi khám để được can thiệp kịp thời. Trường hợp được xác định mắc bệnh, người nhà cần thông báo cho trạm y tế địa phương để có giải pháp khoanh vùng xử lý, ngăn chặn dịch lây lan trên diện rộng.

Hà Tĩnh: Gom hơn 600 lít dầu ăn đã qua sử dụng đưa ra Hà Nội tái chế

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (PC49, Công an Hà Tĩnh) vừa phát hiện, phá thành công một vụ mua bán, thu gom hơn 600 lít dầu ăn đã qua sử dụng vận chuyển ra Hà Nội để tái chế. Trước đó, vào lúc 8h30’ ngày 6/6, sau nhiều thời gian mật phục theo dõi, Phòng PC49 đã bắt quả tang xe ô tô BKS 90C-052.73 do Nguyễn Văn Quang (SN 1976, trú tại Phủ Lý, Hà Nam) điều khiển đang lưu thông trên đường Trần Phú, thuộc phường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh, trên xe chở hơn 600 lít dầu ăn đã qua sử dụng. Quá trình kiểm tra, chủ hàng Nguyễn Thị Tuyết (SN 1992, trú tại Phủ Lý, Hà Nam) khai nhận, vừa thu gom số dầu trên tại Khách sạn Ngân Hà với giá 2.000đ/lít. Sau khi thu gom, Quang và Tuyết vận chuyển ra cho Nguyễn Văn Ánh (chủ cơ sở chế biến có địa chỉ tại thôn Đồng Nhân, xã Đồng La, huyện Hoài Đức, Hà Nội) để tái chế. Được biết, Nguyễn Thị Tuyết đã rất nhiều lần vào Hà Tĩnh thu gom dầu ăn đã qua sử dụng và đưa về Hà Nội tiêu thụ. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

Ninh Bình: Bắt giữ 5 tấn mỡ bẩn trên đường ra Hà Nội tiêu thụ

5 tấn mỡ động vật qua chế biến, ngụy trang trong 80 bao tải bốc mùi hôi thối đang trên đường ra Hà Nội tiêu thụ đã bị cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình bắt giữ. Chiều 7/6, Trạm CSGT QL 1A, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, đơn vị vừa phát hiện và bắt giữ 5 tấn mỡ động vật bẩn trên xe tải đang trên đường ra Hà Nội tiêu thụ. Theo đó, đêm 6/6, tại Km 272 + 200 trên QL 1A, đoạn qua xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, Tổ tuần tra kiểm soát thuộc Trạm CSGT QL1A Ninh Bình phát hiện xe tải mang BKS 29H - 008.41 chạy hướng Thanh Hóa - Hà Nội có dấu hiệu vi phạm. Dừng xe kiểm tra hành chính, lực lượng CSGT phát hiện trên xe chở theo 80 bao tải mỡ động vật (khoảng 5 tấn) đã qua chế biến, đang bốc mùi hôi thối. Lái xe Nguyễn Hữu Hiếu (SN 1987), trú huyện Ứng Hòa, Hà Nội không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến lô hàng trên. Sau khi kiểm tra, không xác minh được nguồn gốc xuất xứ của lô hàng, Trạm CSGT QL1A Ninh Bình đã bàn giao 5 tấn mỡ bẩn trên cho lực lượng cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Ninh Bình) xử lý theo quy định của pháp luật.

Lập trạm cấp cứu vệ tinh cửa ngõ phía Đông Sài Gòn

Để đáp ứng kịp thời những ca bệnh cấp cứu ngoại viện, ngày 7/6 Sở Y tế chính thức vận hành Trạm cấp cứu vệ tinh cửa ngõ phía Đông Sài Gòn đặt tại BV Quận Thủ Đức. Đây là 1 trong 8 trạm cấp cứu sẽ được thành phố triển khai trong năm 2016. Địa bàn rộng, dân cư đông, nhu cầu cấp cứu của những trường hợp tai nạn, đau bệnh rất lớn nhưng giao thông thường xuyên ùn tắc đang là thách thức đối với lĩnh vực cấp cứu ngoại viện tại TPHCM. Lâu nay, hầu hết số ca cấp cứu là do người dân tự dùng phương tiện cá nhân hoặc gọi taxi chuyển tới bệnh viện vì lực lượng của Trung tâm Cấp cứu 115 không đủ sức đáp ứng do thiếu cả nhân sự, phương tiện lẫn trang thiết bị và cơ sở hạ tầng. Sở Y tế, TPHCM, cho hay, để giải quyết khó khăn trên, Sở Y tế thành phố đã chủ trương lập trạm cấp cứu ngoại viện đặt tại các bệnh viện vùng ven của thành phố với kỳ vọng sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu được hỗ trợ, chăm sóc y tế của bà con nhân dân qua tổng đài cấp cứu số 115. Ngày 7/6, Sở Y tế thành phố đã chính thức đưa vào hoạt động Trạm cấp cứu vệ tinh, đặt tại bệnh viện Quận Thủ Đức. Đây là 1 trong 8 trạm cấp cứu vệ tinh sẽ được Sở Y tế thành phố triển khai trong năm 2016. BS Nguyễn Minh Quân, Giám đốc bệnh viện Quận Thủ Đức cho biết, Trạm cấp cứu tại bệnh viện được trang bị hệ thống GPS giúp xác định nhanh chóng tọa độ cuộc gọi đến. Với 4 xe cấp cứu và nhân viên y tế phân bố tại bệnh viện và các Trạm xá phường, chúng tôi sẽ điều động lực lượng trực chiến 24/24. Sau khi nhận cuộc gọi, nhân viên tổng đài sẽ hướng dẫn thân nhân hoặc người tham gia ứng cứu các biện pháp sơ cứu, chăm sóc tại chỗ cho người bị nạn trong lúc chờ xe cấp cứu chuyên dụng đến. Tổng đài viên sẽ điều động phương tiện ở vị trí gần nhất với yêu cầu trong vòng 5 phút, đội ngũ làm công tác chuyên môn phải lên đường để tiếp cận hiện trường, hỗ trợ người bệnh càng sớm càng tốt. Sở Y tế kỳ vọng, Trạm cấp cứu vệ tinh tại bệnh viện Quận Thủ Đức sẽ đáp ứng nhu cầu cấp cứu ngoại viện của người dân trên địa bàn quận và các tỉnh thành tiếp giáp với cửa ngõ phía Đông Sài Gòn.

VTV

Từ tháng 8, sẽ tăng giá dịch vụ y tế thành 5 đợt

Từ cuối tháng 8 tới, mức giá của gần 2.000 dịch vụ y tế dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng, nhưng sẽ được chia nhỏ thành nhiều đợt. Việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế được chia nhỏ thành nhiều đợt nhằm hạn chế tác động của việc tăng viện phí tới chỉ số giá tiêu dùng và người bệnh. Bộ Y tế nhấn mạnh: Việc điều chỉnh này không ảnh hưởng tới những người chưa tham gia bảo hiểm y tế. Mỗi đợt điều chỉnh viện phí sẽ được thực hiện tại 8 - 12 tỉnh, thành. Trước tiên là ở những địa phương có tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế khoảng 95%. Cứ như vậy, sau 2 tháng sẽ điều chỉnh viện phí ở các tỉnh có tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế và mức chỉ số giá tiêu dùng CPI thấp hơn. Đợt tăng cuối cùng sẽ vào tháng 1 năm sau. Mức tăng cao chủ yếu ở những dịch vụ như: tiền ngày giường; các phẫu thuật nặng được xếp loại đặc biệt, loại 1, có tới 7-8 bác sĩ tham gia làm trong 3-4 giờ. Các dịch vụ sử dụng ít nhân lực hay chiếu chụp, chẩn đoán, xét nghiệm sẽ có mức tăng thấp hơn. Các đợt tăng giá dịch vụ y tế: Đợt 1: Cuối tháng 8, tại nơi có 95% dân số tham gia BHYT Đợt 2: Tháng 10, tại nơi có 90% dân số tham gia BHYT Đợt 3: Tháng 11, tại nơi có 85% dân số tham gia BHYT. Đợt 4: Tháng 12, tại nơi có 80% dân số tham gia BHYT. Đợt 5: Tháng 1/2017 tại các tỉnh còn lại.

Bình Dương: 15 máy trợ thở... ngưng thở

Sau thời gian dài sửa chữa không thành công, 15 trong tổng số 20 máy thở đã ngừng hoạt động gần 6 năm qua tại BVĐK Bình Dương. Thời gian qua, khi tới khoa Sản, BVĐK Bình Dương, bệnh nhân không khỏi thắc mắc khi thấy căn phòng "Bà mẹ 3" thường xuyên cửa đóng then cài thay vì là nơi lưu bệnh sau sinh. Đây là nơi 15 trong tổng số 20 chiếc máy thở hiệu Raphael Color đã ngừng hoạt động, trong lúc nhiều bệnh nhân đang phải thở nhờ bóp bóng. Theo tìm hiểu của phóng viên trong năm 2013, BVĐK Bình Dương đã làm dự án lắp đặt hệ thống ôxy trung tâm. Các máy trợ thở khác đều kết nối với hệ thống ôxy trung tâm để hoạt động, trong khi 15 chiếc máy thở trị giá 6 tỷ đồng nói trên vẫn nằm "đắp chiếu" vì không thể kết nối với hệ thống trung tâm.

Pháp luật xã hội

hy vọng mới của những cặp vợ chồng mắc vô sinh hiếm muộn

Hiện nay có nhiều phương cách trị bệnh vô sinh khác nhau: Đông y có mà Tây y cũng nhiều. Tuy nhiên, gần đây mọi người thường truyền tai nhau về một vị lương y có bài thuốc lá cây rừng hay mà chữa bệnh vô sinh hiệu quả. Nhờ bài thuốc của thầy, nhiều cặp vợ chồng đã có được hạnh phúc làm cha làm mẹ. Vị lương y mà chúng tôi đang nhắc đến là lương y Triệu Văn Lĩu ở bản Hạ Sơn, Phù Nhi, Mường Lát, Thanh Hóa. Danh tiếng về tài chữa bệnh vô sinh của lương y truyền đi đã lâu nhưng hôm nay chúng tôi mới có dịp nghe lương y tâm sự về chuyện đời và chuyện nghề. Tiếp chúng tôi bên chén trà ấm, lương y kể rằng: Gia đình ông có truyền thống làm nghề y cứu người. Từ thủa nhỏ, ông đã được tiếp xúc với nhiều loại cây lá quanh nhà, cây lá trong rừng. Mỗi loại cây lại có công dụng trị bệnh khác nhau. Vậy là niềm đam mê cây thuốc cứ nhen nhóm và lớn dần trong ông. Khi ông đã trưởng thành cũng là lúc ông xác định nghề y là công việc chính của đời mình. Đây không chỉ là công việc cao quý đem niềm vui cho mọi người, mọi nhà mà còn lưu giữ và phát huy truyền thống y học quý báu của ông cha để lại. Kể từ ngày đó đến nay, thấm thoát cũng đã gần 20 năm, lương y Triệu Văn Lĩu đã dành trọn thời gian và tâm huyết để tìm tòi, nghiên cứu, bốc thuốc cứu người, mang lại niềm hạnh phúc cho vô số các cặp vợ chồng hiếm muộn trên cả nước. Cũng làm cha làm mẹ nên lương y hiểu con cái quan trọng và vô giá như thế nào đối với cha mẹ. Một cuộc hôn nhân mà không có kết quả ngọt ngào là những đứa con thì coi như cuộc hôn nhân đó chưa trọn vẹn. Việt Nam ta lại là nước rừng vàng biển bạc, chứa đựng trong mình nhiều loại thảo dược quý, có thể chữa được những căn bệnh hiểm nghèo, kể cả vô sinh hiếm muộn. Chỉ nghĩ đến đó thôi cũng đủ thôi thúc lương y Triệu Văn Lĩu cố gắng hết mình duy trì nghề quý của cha ông. Với những kinh nghiệm gia truyền từ thời cha ông để lại, kết hợp với sự tìm tòi học hỏi của bản thân, lương y đã làm ra những thang thuốc quý chữa vô sinh, hiếm muộn từ lá cây rừng, vừa rẻ vừa mang lại hiệu quả cao. Nhờ bài thuốc ấy, nhiều hộ gia đình trong bản đã thoát khỏi cảnh lục đục, hiu quạnh. Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn trên cả nước cũng vang tiếng trẻ thơ cho vui cửa vui nhà. Chồng hồ sơ bệnh nhân trong nhà của lương y cũng vì thế mà nhiều hơn mỗi ngày. Trong số những hồ sơ ấy, lương y còn nhớ mãi về trường hợp của vợ chồng chị Minh – anh Hoàng ở Thái Nguyên. Anh chị lấy nhau đã 7 năm nhưng vẫn chưa có em bé. Niềm khát khao có con khiến chị Minh nhiều lúc như bị ám ảnh và rối loạn tâm thần. Anh chị đã chữa chạy nhiều bệnh viện nhưng đều không khả quan. Ai mách đến đâu có bài thuốc hay, anh chị cũng thu xếp thời gian tìm đến. Một lần, có người mách địa chỉ nhà thầy Lĩu, vợ chồng chị cũng vội tìm đến, hy vọng lần chữa trị này sẽ có kết quả. Đầu tiên lương y Triệu Văn Lĩu thăm khám và xét nghiệm nước tiểu rồi hỏi các câu hỏi liên quan đến bệnh tình. Sau đó, thầy bốc thuốc cho mang về nhà uống và dặn dò kĩ lưỡng: thuốc sắc lên uống hàng ngày, uống 2 tháng thì dừng. Trong quá trình uống thuốc kiêng ăn thịt chó, uống bia rượu. Vợ chồng kiêng quan hệ trong 1 tuần đầu tiên. Khi phát hiện có bầu thì nên ngưng dùng thuốc. Nếu sau 2-4 tháng dùng thuốc mà không có hiệu quả thì coi như bài thuốc của lương y không có tác dụng với anh chị. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc được 1 tháng, chị Minh đã có tin mừng và vội vã báo tin mừng cho lương y. Ông còn rõ như in giọng nói phấn khởi, mừng rỡ của chị Minh trong điện thoại. Có lẽ, với người làm nghề y như ông, niềm vui khỏe của những người bệnh luôn là động lực to lớn thúc đẩy ông tâm huyết với nghề. Tiếng lành đồn xa, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng tìm đến và nhờ thầy chữa trị. Vì điều kiện đường sá, có những cặp vợ chồng còn nhờ thầy khám qua điện thoại và gửi thuốc về dùng thử. Thật bất ngờ, đa số những trường hợp ấy đều đạt kết quả như ý nguyện. Không chỉ dừng lại ở việc bốc thuốc chữa vô sinh, hiếm muộn, lương y còn tìm đường sang Lào học hỏi cách chữa bệnh suy tim – một loại bệnh nguy hiểm và dễ gặp. Ông tự nhận mình là một người tham lam. Càng biết được nhiều bài thuốc thì ông càng cứu chữa được cho nhiều người bệnh. Bệnh tật có thể ghé thăm và hành hạ bất cứ ai nên biết thêm một bài thuốc nào là ông có thể cứu được hàng trăm, hàng nghìn người. Vì vậy, con đường học hành dù gian nan, vất vả nhưng chỉ cần nghĩ đến niềm vui của những bệnh nhân khi được chữa khỏi bệnh lại thôi thúc thầy vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục học. Sau khi học xong cách trị bệnh suy tim, ông còn học thêm về bệnh sỏi thận, dạ dày, trĩ… Đối tượng bệnh nhân tìm lương y nhờ chữa trị ngày một đông đảo và đa dạng. Không ít ca bệnh được thầy chữa khỏi đã đến và gọi điện cảm ơn thầy. Về thuốc, lương y Triệu Văn Lĩu khẳng định 100% bài thuốc của thầy được làm bằng lá cây rừng do thầy cùng nhiều bà con trong bản trực tiếp đi hái trong rừng. Sau khi lá thuốc hái về được rửa sạch, phơi khô, sao vàng và phân loại rõ ràng để tránh nhầm lẫn. Tùy vào tình trạng và cơ địa của bệnh nhân mà thầy có sự gia giảm vị thuốc cụ thể. Bệnh nhân có thể yên tâm một điều, thuốc do thầy Lĩu bốc không có chất bảo quản, không có tác dụng phụ nên rất an toàn cho sức khỏe người bệnh. Anh Ngọc Long (Hà Nội) là một bệnh nhân đến chữa bệnh về hiếm muộn cho biết: “Được em gái giới thiệu, vợ chồng tôi từ Hà Nội vào gặp thầy để thăm bệnh. Sau khi khám và hỏi cặn kẽ cả hai vợ chồng, thầy kê đơn và đưa cho tôi các thang thuốc bằng lá và dặn uống trong vòng 3 tháng. Mỗi thang thuốc khá rẻ, chỉ 100 nghìn đồng/thang, thầy còn không lấy tiền khám bệnh. Tính ra, số tiền mua thuốc của thầy chỉ bằng số tiền công khám bệnh tại một số cơ sở khám chữa bệnh khác”. Khám chữa bệnh là công việc cũng là niềm vui mỗi ngày của lương y. Ngoài việc chữa bệnh, bốc thuốc, lương y Lĩu còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như đến các vùng sâu vùng xa của bản thăm khám và bốc thuốc miễn phí. Chữa bệnh không lấy tiền công cho một số gia đình có hoàn cảnh éo le, khó khăn. Cho nên, từ già tới trẻ của bản Hạ Sơn đều yêu quý thầy, thân thương gọi thầy là chaa là chú. Thấy chỉ chữa vài bệnh là không đủ, vì nhịp sống càng hiện đại, con người càng dễ mắc phải các bệnh khác, lương y đã ngày đêm đọc sách và trao đổi kiến thức với các thầy trong ngành để có thể chữa được nhiều bệnh hơn. Hiện nay, lương y Lĩu có thể chữa được các loại bệnh như: vô sinh hiếm muộn, suy tim, trĩ, dạ dày và sỏi thận… Lúc nào thầy Lĩu cũng hết mình và có trách nhiệm với bệnh nhân. Bởi thầy nghĩ: bệnh nhân họ vượt đường sá xa xôi tìm đến mình là họ đã đặt hết hy vọng vào mình. Vì vậy, mình phải chữa trị cho họ bằng cả tấm lòng và tài năng để không phụ công họ mong đợi. Vì vậy, nếu bạn đang hoang mang và lo lắng với căn bệnh vô sinh hiếm muộn, bệnh tim, trĩ, dạ dày, hay sỏi thận, hãy liên hệ với lương y Triệu Văn Lĩu theo địa chỉ: Bản Hạ Sơn, Phù Nhi, Mường Lát, Thanh Hóa hoặc số điện thoại: 0961059505 – 01628119833.Biết đâu bạn sẽ gặp thầy gặp thuốc và thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh tật.

Người tiêu dùng

Nam thanh niên bị bỏng 82% được cứu sống

Trải qua đến 14 lần phẫu thuật, trong đó có 4 lần cắt lọc vùng hoại tử và 9 lần ghép da, chàng trai bị bỏng xăng đã được cứu sống. Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết, một bệnh nhân vừa được cứu sống một cách hy hữu sau khi bị bỏng rất nặng vì hút thuốc lá gần bình xăng xe máy. Bệnh nhân là N.T.T ngụ huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh được đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong 24/2/2016 do phỏng lửa xăng cấp độ IV, bỏng 60% cơ thể. Trước đó, khoảng 21h ngày 24/2, bệnh nhân hút thuốc lá gần bình xăng đang mở thì bắt lửa cháy làm bệnh nhân bị bỏng toàn thân. Người nhà đã đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bàng, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Bệnh nhân được cho thở máy, hồi sức chống sốc và đặc biệt là phải trải qua đến 14 lần phẫu thuật. Trong đó có 4 lần cắt lọc vùng hoại tử và 9 lần ghép da. Do diện tích bị bỏng quá lớn nên ngoài việc ghép da tự thân, bệnh nhân còn nhờ vào da do người thân hiến. Đặc biệt, lớp da đầu được lấy đến 4 lần thì mới đủ để ghép da. Sau hơn 3 tháng điều trị với lượng kháng sinh mạnh, hiện tại bệnh nhân đã tỉnh táo và sẽ được xuất viện vào ngày 7/6. Tuy nhiên, do bị bỏng quá nặng nên phải mất vài năm để điều trị di chứng bỏng như co rút bàn tay, co rút khuỷu tay. Vụ tai nạn bỏng xăng còn khiến chân của anh T. bị hoại tử, bác sĩ buộc phải cắt bỏ 1/3 hai chân dưới. Để hòa nhập trở lại cuộc sống sau này anh T. sẽ phải gắn chân giả. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe bằng việc tái khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Theo bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng - Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Trường hợp của bệnh nhân T. bỏng nặng, kể từ 1990 đến nay bệnh viện Chợ Rẫy chỉ mới cứu sống được 3 bệnh nhân bị bỏng nặng trên 60% cơ thể như anh T., Bệnh viện đã tiến hành phương pháp ghép da, trong đó một phần da lấy từ người thân cho, phần lớn nguồn ghép được lấy da đầu của nạn nhân, đây là vùng chưa bị bỏng để ghép cho các vùng khác trên cơ thể". Được biết, đã có lúc người nhà xin được đưa bệnh nhân về vì không còn hi vọng cứu sống. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn quyết tâm cứu sống bệnh nhân.

Vnexpress

Mảng vữa trần bệnh viện rơi trúng đầu mẹ con bệnh nhi

Cùng con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mẹ con chị Hường (Hà Nội) bất ngờ bị một mảng vữa lớn từ trần nhà rơi xuống khiến mẹ bị thương khâu 4 mũi, con may mắn chỉ xây xước đầu. Sáng 7/6, chị Hường cùng con trai 3 tuổi đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi hai mẹ con đi trên hành lang khoa Khám bệnh, đến trước cửa phòng khám số 19 thì một mảnh vữa lớn từ trên trần nhà rơi xuống trúng đầu cả hai. Diện tích mảng vữa sập khoảng 0,5 m2. Ngay lập tức các bác sĩ tiến hành cấp cứu cho hai mẹ con. Chị Hường bị thương phải khâu 4 mũi, còn bé trai may mắn chỉ bị xây xước nhẹ vùng đầu. Hiện tại sức khỏe của hai mẹ con đã ổn định, cháu bé ăn uống tốt. Phó giáo sư Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, nơi sập trần là khu nhà cũ thường xuyên bị lún nứt. Năm nào bệnh viện cũng gia cố, sửa chữa 1-2 lần song chỉ được một thời gian lại lún nứt tiếp. Hiện bệnh viện đã tạm dừng khám bệnh tại khu vực này, sơ tán bệnh nhân, dọn dẹp hiện trường và tiến hành đục hết lớp vữa cũ để trát lớp mới. Khu vực này đang được quây bạt để sửa chữa. Khu nhà trên đã được sử dụng 30 năm, trước đây là nhà khách của bệnh viện và được cải tạo lại thành khu khám bệnh. Sau tai nạn này, bệnh viện đã rà soát lại toàn bộ khu vực của viện để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Kỳ tích 102 ngày cứu sống chàng trai bỏng xăng

Người nhà từng bỏ cuộc đòi đưa đứa con bị bỏng toàn thân về lo hậu sự, còn các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy quyết giữ bệnh nhân lại điều trị và họ trải qua hơn 3 tháng giành giật sự sống cho chàng trai. Nguyễn Thanh Tứng đứng hút thuốc gần bình xăng xe máy đang mở thì bị bắt lửa gây cháy, được đưa từ Tây Ninh lên TP HCM cấp cứu tại Chợ Rẫy đêm 24/2. Với tình trạng bỏng lửa xăng toàn thân diện tích 82%, trong đó có 60% độ sâu 3 và 4, bệnh nhân bước vào chuỗi ngày chống chọi gian nan với tử thần. Bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng Khoa Phỏng Phẫu thuật Tạo hình cho biết trong số 3 ca bỏng nặng hy hữu mà Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống từ trước đến nay, đây là trường hợp nặng nề nhất. Tiếp nhận bệnh nhân, các y bác sĩ vào cuộc với các quá trình hồi sức tích cực, bồi phụ dịch - điện giải, hồi sức chống sốc, kháng sinh, chăm sóc vết phỏng... Thời gian bệnh nặng kéo dài rất lâu, đến ngày 4/4 bệnh nhân mới được đưa ra khỏi khu săn sóc đặc biệt. Suốt hành trình 102 ngày chiến đấu, các y bác sĩ đã sát cánh cùng bệnh nhân vượt qua 14 ca mổ đau đớn. Trong đó có 4 lần cắt lọc hoại tử, 2 lần cắt cụt 1/3 trên của hai cẳng chân, 9 lần ghép da. Sau mỗi cuộc mổ, bệnh nhân càng co quắp, suy mòn nên vấn đề dinh dưỡng, tâm lý, chăm sóc vết thương... nhiều thách thức. Tình trạng chung của bệnh nhân bỏng là nhiễm đa khuẩn cũng khiến việc lựa chọn kháng sinh phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Theo bác sĩ Hiệp, một trong những yếu tố góp phần thành công của ca điều trị là việc ghép da đồng loại, sử dụng da đầu nhiều lần. Bên cạnh nguồn da của người thân, bệnh nhân được 4 lần lấy da đầu để ghép trên thân thể. Do tổn thương quá lớn, toàn thân cháy đen nên giải pháp ghép từ da đầu giúp quá trình hồi phục của bệnh nhân diễn ra nhanh hơn. "Da ở tay chân đã lấy một lần để ghép thì lần sau sẽ khó lấy lại được. Riêng da đầu rất dày, có nhiều máu nuôi nên dễ lành. Chỉ cần cạo đầu lấy da khoảng chục ngày là đã lành, có thể lấy được nhiều lần. Tóc sẽ mọc trở lại, không để sẹo", bác sĩ Hiệp phân tích.  Vượt qua những lúc nguy kịch với tiên lượng dè dặt nhất, bệnh nhân được ổn định xuất viện ngày 6/6. May mắn giữ được mạng sống song hai cẳng chân đều đã bị cắt cụt, bệnh nhân được chỉ định sau này phải lắp chân giả, tập vật lý trị liệu. Bàn tay cũng phải trải qua thời gian điều trị di chứng bỏng để có thể cầm nắm, trở về đời thường. Chàng trai 21 tuổi đã bắt đầu mỉm cười trở lại sau hơn 3 tháng oằn mình trong đau đớn. Người nhà từng nhất quyết đòi đưa anh về vì không kham nổi chi phí điều trị và không còn hy vọng có thể may mắn qua khỏi. Bác sĩ phải cố công thuyết phục cả nhà không bỏ cuộc, số tiền điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng đã được đơn vị hỗ trợ bệnh nhân nghèo của bệnh viện vận động tài trợ. "Bệnh nhân thường được tiên lượng rất xấu nhưng chúng tôi không bao giờ có ý nghĩ sẽ chết mà phải luôn luôn trong tâm thế còn nước còn tát. Nếu bác sĩ đã có tư tưởng buông xuôi thì làm sao còn đủ quyết tâm cứu bệnh nhân được", bác sĩ Hiệp trải lòng.

 

 

Ngày 09/06/2016
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích