Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 8 4 4 7
Số người đang truy cập
3 5 4
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 10/3 đến 14/3 năm 2016

Nhân dân

WHO lo ngại về tác hại của vi-rút Zika

Theo Roi-tơ, ngày 8-3, WHO khuyến cáo phụ nữ đang mang thai không đến các vùng xuất hiện dịch bệnh Zika, nhất là ở Nam Mỹ và vùng Ca-ri-bê. WHO nhấn mạnh, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, sự liên quan chặt chẽ giữa vi-rút Zika với bệnh teo não ở thai nhi. Tổng Giám đốc WHO cho biết các nghiên cứu mới nhất về vi-rút Zika là rất "đáng lo ngại". Theo đó, vi-rút Zika không chỉ gây dị tật teo não đối với thai nhi mà có thể gây nguy cơ tử vong, chậm phát triển và mắc các bệnh liên quan hệ thần kinh trung ương cho thai nhi. Ngày 1-2 vừa qua, WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp do dịch bệnh Zika gây ra. Trong đó, tại châu Mỹ sẽ có khoảng từ ba đến bốn triệu người bị nhiễm vi-rút này trong năm nay. Có nhiều bằng chứng cho thấy sự liên quan chặt chẽ giữa vi-rút Zika với bệnh teo não ở thai nhi và hội chứng rối loạn hệ thống miễn dịch Guillain Barré, có thể gây tử vong. Trong số các quốc gia đang bị vi-rút Zika hoành hành, Bra-xin bị ảnh hưởng nặng nhất. Tại nước này đã có hơn 1,5 triệu người nhiễm vi-rút Zika, trong đó 640 trường hợp teo não đã được xác nhận. Bra-xin đang điều tra hơn 4.200 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đầu nhỏ. Hiện khoảng 50 quốc gia đã ghi nhận các trường hợp lây nhiễm và chưa có vắc-xin hay thuốc đặc trị vi-rút Zika. Triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm vi-rút là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban.

Thử nghiệm dùng muỗi biến đổi gien chống Zika

Theo Tân Hoa xã và TTXVN, FDA Hoa Kỳ xác định muỗi đực OX513A không đe dọa con người, động vật cũng như môi trường. Muỗi Aedes aegypti đực biến đổi gien là sản phẩm của Công ty Oxitec của Anh. Hiện chính quyền Mỹ đã thông qua hoạt động thử nghiệm trên quy mô nhỏ phương thức dùng muỗi biến đổi gien để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút Zika. Tuy nhiên, chương trình thử nghiệm sẽ chỉ được triển khai rộng rãi khi FDA nhận được phản hồi từ cộng đồng và các bên liên quan khác xác nhận tính an toàn của dự án này. Giới chức o­n-đu-rát thông báo trường hợp tử vong vì liên quan Zika đầu tiên của nước này là người sống tại miền bắc và là một trong tổng số 57 trường hợp được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn hệ thống miễn dịch Guillain Barré. Hiện o­n-đu-rát có 185 phụ nữ mang thai nhiễm vi-rút Zika. Có nhiều bằng chứng cho thấy sự liên quan chặt chẽ giữa vi-rút Zika với bệnh teo não ở thai nhi và hội chứng rối loạn hệ thống miễn dịch Guillain Barré, có thể gây tử vong. Tuy nhiên, WHO cho biết, kết luận chính xác chỉ có thể được biết vào giữa năm nay. Ma-đa-ga-xca thông báo đang xây dựng một chương trình hành động để đối phó dịch Zika mặc dù cho tới nay chưa xuất hiện trường hợp nhiễm bệnh nào. Bộ Y tế nước này đã thành lập một ủy ban chuyên trách quy tụ nhiều quan chức và chuyên gia trong ngành, trong khi Viện Diệt khuẩn đã phát triển một phương thức xét nghiệm phân tử để phát hiện vi-rút Zika. WHO xếp Ma-đa-ga-xca vào nhóm những nước dễ bị dịch Zika tiến công.

Lao động

Phẫu thuật thành công cho bà cụ 100 tuổi mang khối u nặng 13 kg

Ngày 9.3, BVĐK Đồng Nai vừa phẫu thuật thành công lấy một khối u nặng 13 kg từ bụng bà Nguyễn Thị Chiên (100 tuổi, ngụ xã Phú Cường, H.Định Quán, Đồng Nai). Khối u trong bụng cụ Chiên được phát hiện từ hơn hai năm trước, tình trạng hiện tại khối u trong bụng đã chèn ép các mạch máu khiến hai cẳng chân dưới bị nhiễm trùng, làm mủ và sưng. Sau 3 giờ, các bác sỹ đã cắt bỏ khối u nặng 13 ký (gồm 11 ký mô cứng và 2 ký dịch vàng), truyền tổng cộng 7 đơn vị máu. Bác sỹ Ngô Đức Đễ, Trưởng khoa ngoại phẫu thuật, người trực tiếp phẫu thuật cho biết: “Khối u này to đến nỗi chiếm toàn bộ ổ bụng, che hết nội tạng”. Hiện tại bà cụ đã tỉnh táo, nói chuyện được, bệnh tình chuyển biến tốt, BVĐK Đồng Nai đang đưa khối u xét nghiệm khối u lành tính hay ác tính.

Tuổi trẻ

Bệnh viện tuyến huyện tại Hà Nội: Thoi thóp nằm chờ vốn đầu tư

Mái dột, tường nứt, nhà cửa tạm bợ, nhếch nhác là thực trạng tại nhiều bệnh viện tuyến huyện của Hà Nội. Trong khi đó, hệ thống bệnh viện này đang gánh trên vai trách nhiệm nặng nề. Nằm ở trung tâm thị trấn huyện Thanh Trì nhưng BVĐK huyện nhìn khá tuềnh toàng, nhếch nhác. Ngoài mấy bộ ghế mới lắp trong phòng đón tiếp bệnh nhân, còn lại toàn bộ cơ sở vật chất, phòng khám, phòng nội trú đã xuống cấp nghiêm trọng. Do lâu ngày không được cải tạo nên hàng chục bộ cánh cửa gỗ đã mục nát, nước từ tầng trên chảy xuống tầng dưới rất mất vệ sinh. Ngay cả văn phòng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn cũng nằm trong sự ô nhiễm vì ngay sát nơi đổ rác, cống thoát nước ẩm thấp. “Văn phòng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn vốn là nhà để xe cải tạo lại, cứ mưa là dột khắp nơi, rất đáng lo ngại. Ngay cả khi tăng giá dịch vụ nếu tự chủ tài chính thì bệnh viện cũng không đủ tiền trả lương cán bộ”. Cũng do thiếu vốn đầu tư nên BV Thanh Trì mới đây đã bị Thanh tra Sở TNMT xử phạt 60 triệu đồng do hệ thống xử lý nước thải không đạt yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường. BV phục hồi chức năng (quận Thanh Xuân) cũng trong tình trạng tương tự. Do thiếu đầu tư nên tại đây hệ thống xử lý chất thải khá tạm bợ. Riêng nước thải vẫn xử lý theo hình thức sơ khai nhất là đổ Cloramin B vào rồi xả thẳng ra cống thoát nước. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, dù đã được đầu tư bước đầu nhưng vẫn trong tình trạng phải hoạt động kiểu chắp vá. Bệnh viện Ba Vì diện tích 1,7 ha, diện tích sử dụng thực tế khoảng 10.899 mhiện tại là quá chật hẹp, có rất ít sân, vườn, thiếu không gian cho bệnh nhân đi lại, thư giãn. Đặc biệt, vì khu đất quá chật hẹp nên bệnh viện không có đường chạy cho xe cứu hỏa, xe cấp cứu tiếp cận được với các công trình, các khoa phòng trong bệnh viện. Nhiều công trình do xây dựng quá lâu, có công trình xây dựng cách đây gần 30 năm và không được đầu tư cải tạo, đã xuống cấp nghiêm trọng: Mái dột, tường nứt, nền sụt lún... rất nguy. Một số hạng mục đã xây nhưng chưa hoàn thiện do thiếu vốn. Sở Y tế Hà Nội cho biết, tình trạng xuống cấp của các bệnh viện tuyến huyện đang rất nhức nhối đòi hỏi phải sớm có biện pháp đầu tư. Nhiều khoa, phòng của các bệnh viện đang hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất tạm bợ như Bệnh viện Thanh Nhàn, Thanh Trì, Phụ sản, Sơn Tây, Hà Đông… Với cơ chế hiện nay, phần đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất của các bệnh viện tuyến huyện đều trông chờ vào vốn ngân sách. Và ngay cả khi tăng giá dịch vụ y tế thì phần đầu tư này vẫn phải có sự hỗ trợ từ nhà nước. Theo bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng ban Văn hóa xã hội, HĐND thành phố Hà Nội, dù trên địa bàn thành phố tập trung nhiều bệnh viện lớn của Trung ương nhưng vai trò của bệnh viện tuyến huyện vẫn rất quan trọng. “Thu nhập của người dân còn thấp, bệnh viện huyện lại ở rất gần với người dân nên vẫn là nơi cần thiết cho yêu cầu khám chữa bệnh”.

Hơn 30 học sinh bán trú bị ngộ độc sau bữa ăn ở trường

Chiều 10-3, hơn 30  học sinh diện bán trú tại trường tiểu học Trần Quang Khải (phường Tân Định, quận 1, TP.HCM) đã bị nôn ói sau khi ăn bữa trưa gồm canh khoai mỡ, thịt xá xíu và rau muống xào. Bác sĩ Lê Văn Thể - giám đốc Trung tâm YTDP quận 1 cho biết có khoảng hơn 30 em học sinh từ lớp 1-5 trong số khoảng 200 học sinh diện bán trú của trường có dấu hiệu bị ngộ độc, hầu hết các em chỉ bị nôn ói, không có trường hợp nguy hiểm. Sau đó nhiều em được đưa lên xe cấp cứu chuyển vào bệnh viện quận 1 để tiếp tục theo dõi. Mẫu thức ăn đã được lưu và chuyển đi xét nghiệm tìm nguyên nhân. Theo tìm hiểu, các suất ăn trưa của học sinh bán trú tại trường TH Trần Quang Khải do một công ty cung cấp suất ăn cung cấp. Có mặt tại trường Trần Quang Khải khoảng hơn 4 giờ chiều, chúng tôi thấy nhiều phụ huynh nhốn nháo trước cổng trường khi đến đón con và nghe thông tin xảy ra ngộ độc. Nhiều phụ huynh lo lắng thấy con tiếp tục nôn ói đã tự chở con đến Bệnh viện quận 1.

Đắk Lắk phát hiện ca nhiễm não mô cầu ở trẻ

Chiều 11-3, Trung tâm YTDP tỉnh Đắk Lắk cho biết lần đầu tiên ngành y tế tỉnh này phát hiện một ca bệnh nhiễm não mô cầu. Đó là bé L.A.P. (5 tháng tuổi) ở xã Cư San, huyện M’Đrắk. Bé L.A.P. nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk ngày 8-3 trong tình trạng sốt li bì, toàn thân xuất hiện nhiều nốt tử ban, khó thở và được các bác sĩ chẩn đoán nhiễm não mô cầu. Xét nghiệm mẫu bệnh, Viện VSDT Tây nguyên kết luận cháu bé dương tính với vi khuẩn nhiễm não mô cầu. Theo bác sĩ Lào, bé L.A.P. hiện đang được các bác sĩ cách ly và điều trị đặc biệt. Được biết, nhiễm não mô cầu (còn được gọi là màng não cầu) là bệnh trên người, do khuẩn não mô cầu nhóm C (Neisseria meningitidis) gây ra. Đây là căn bệnh tuy ít gặp nhưng lây lan nhanh, có khả năng phát triển thành dịch vì dễ lây lan qua đường hô hấp, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 36 tháng đến 3 tuổi và thanh thiếu niên 14-20 tuổi.

Đấu thầu thuốc thế nào là tốt nhất?

Nhiều lãnh đạo bệnh viện tiếp tục có ý kiến về vấn đề đấu thầu thuốc, thiết bị y tế. Sau khi Tuổi Trẻ ngày 11-3 đăng bài “Đấu thầu thiết bị y tế: muốn rẻ có rẻ, muốn đắt có đắt” nêu ý kiến của người trong cuộc sau khi Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng chỉ đạo để các bệnh viện tự tổ chức đấu thầu thuốc, nhiều lãnh đạo bệnh viện tiếp tục có ý kiến về vấn đề này.

* Bác sĩ Võ Văn Tiến (giám đốc BV Nguyễn Trãi): Chỉ nên áp giá thầu tập trung. Theo tôi, nếu cho các bệnh viện trở lại con đường cũ là tự đấu thầu thuốc thì bệnh viện sẽ mất rất nhiều thời gian, từ 3-4 tháng. Trong quá trình đó, nhiều buổi chiều, các bác sĩ trưởng khoa của bệnh viện phải tham gia tổ chuyên gia để xem xét hồ sơ đấu thầu, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc bệnh nhân. Chưa kể đấu thầu riêng lẻ còn dẫn đến tình trạng giá thuốc mỗi nơi mỗi khác. Khi đó, dù cùng một loại thuốc bệnh nhân phải đồng chi trả ở mỗi bệnh viện mỗi khác, không có sự thống nhất giá trong chi phí điều trị. Tương tự, BHYT cũng khó thanh toán. Tuy vậy, đấu thầu tập trung cũng có nhiều điểm không thuận lợi như cũng mất nhiều thời gian và có những công ty dược trúng thầu nhưng lại không có đủ thuốc để cung ứng... Do vậy, theo tôi, tốt nhất là Sở Y tế TP chỉ nên đấu thầu tập trung về giá, còn công ty nào bán thuốc cũng được, để các bệnh viện áp giá thầu, tự mua.

* Bác sĩ Phan Thanh Hải (chủ tịch Hội hành nghề y tế tư nhân TP.HCM): Không làm được là do cách tổ chức. Về nguyên tắc, đấu thầu tập trung vẫn là hệ thống tối ưu. Nếu đấu thầu tập trung được thì người dân sẽ được hưởng lợi vì đấu thầu tập trung có tính cạnh tranh cao, tránh sự mua chuộc riêng lẻ. Với lại, khi mua sỉ giá sẽ thấp hơn nhiều so với mua lẻ, nhưng với điều kiện phải điều hành thật tốt, nhanh chóng, hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện. Nếu tập trung việc đấu thầu thuốc lại mà làm không được là do cách tổ chức.

* Bác sĩ Phạm Hữu Quốc (giám đốc Bệnh viện Q.Gò Vấp): Đấu thầu thuốc tập trung, đấu thầu thiết bị riêng lẻ. Theo tôi, nên đấu thầu thuốc tập trung tại trung tâm mua sắm hàng hóa và tài sản công của ngành y tế, vì nếu đưa thuốc về đấu thầu tại các bệnh viện sẽ dẫn đến tình trạng mỗi bệnh viện giá mỗi khác. Khi đó, BHYT sẽ thanh toán giá thuốc như thế nào? Còn việc mua sắm các trang thiết bị nên để cho các bệnh viện tự tổ chức đấu thầu vì lãnh đạo bệnh viện biết rõ cần những loại máy, kích cỡ như thế nào để điều trị tốt cho bệnh nhân. Khi tổ chức đấu thầu, giám đốc bệnh viện nào làm sai phải tự chịu trách nhiệm. Hiện nay việc đấu thầu tập trung các trang thiết bị y tế làm nhiều bệnh viện phải chờ rất lâu vẫn chưa mua được trang thiết bị cần thiết. Cụ thể, trong hai năm nay nhiều bệnh viện vẫn không mua được xe cấp cứu...

Đồng Nai ghi nhận 2 ca tử vong do sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế Đồng Nai, từ đầu năm 2016 đến nay, tại Đồng Nai đã có 2 ca tử vong do sốt xuất huyết. Số người mắc sốt xuất huyết trong hơn 2 tháng đầu năm nay cũng tăng trên 50% so với cùng kỳ năm 2015 (trên 1.200 ca). Hai người tử vong do sốt xuất huyết nêu trên đều có điểm chung là được phát hiện chậm, sau nhiều ngày mắc bệnh người nhà mới đưa đến viện điều trị. Ông Huỳnh Minh Hoàn, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết: Năm nay, bệnh sốt xuất huyết dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp ở Đồng Nai. Hiện mới là thời điểm đầu năm, nhưng sốt xuất huyết đã tăng mạnh, cả 11/11 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đều có người mắc bệnh. Bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết có cùng đường truyền giống nhau là từ muỗi Aedes; biểu hiện của 2 bệnh có nhiều điểm tương đồng như sốt, phát ban trên da, mệt mỏi, đau đầu.

Đăk Lắk đối phó với bệnh viêm não mô cầu

Khu vực bệnh nhi viêm não mô cầu sinh sống được khử trùng và hơn 100 hộ dân tại 2 xã Cư San, Cư Đrăm (Đắk Lắk) được uống thuốc phòng bệnh và theo dõi trong 24 ngày. Sau khi có kết luận bé trai 5 tháng tuổi tại Đắk Lắk dương tính với vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mô cầu, ngay lập tức, các phương án đối phó với bệnh viêm não mô cầu trên toàn tỉnh đã được đưa ra. Sở Y tế tỉnh này chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng tiến hành phun thuốc khử trùng khu vực bệnh nhi sinh sống. Bên cạnh đó, hơn 100 hộ dân tại 2 xã Cư San (huyện M'Đrăk) và xã Cư Đrăm, huyện (Krông Bông) - nơi phát hiện ca viêm não mô cầu đi qua - cũng đang được uống thuốc phòng bệnh và theo dõi trong 24 ngày. Ngoài ra, những người tiếp xúc với bệnh nhân và nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân cũng được uống thuốc kháng sinh. Viêm não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong nhanh trong vòng 24h.

Sang Ấn Độ chữa bệnh giá rẻ

Ấn Độ đã trở thành “hiệu thuốc của các nước đang phát triển”. Thậm chí ngày càng nhiều bệnh nhân các nước Âu - Mỹ tìm đến Ấn Độ những mong mua được thuốc generic giá rẻ. Khi nghe các bác sĩ thông báo mắc bệnh viêm gan siêu vi C và chắc đã ung thư gan, ông Greg Jefferys, 61 tuổi, cảm thấy choáng váng. Ở Úc, ông không thể nào mua nổi biệt dược gốc Sovaldi dùng điều trị bệnh viêm gan C. Ông nhớ lại: “Cuộc trò chuyện với các bác sĩ Úc lúc đó chỉ xoay quanh các loại thuốc generic mới ở Ấn Độ cùng gốc với biệt dược Sovaldi. Tôi liền mua vé máy bay đi Chennai và sau hai ngày đã có cuộc hẹn với thầy thuốc chuyên khoa”.

Vừa du lịch, vừa chữa bệnh giá rẻ

Tương tự ông Greg Jefferys, nhiều bệnh nhân trên thế giới, đặc biệt là các bệnh nhân viêm gan siêu vi C, ung thư hay nhiễm HIV, cũng tìm đến Ấn Độ như niềm hi vọng sống duy nhất. Đầu tiên họ tiếp cận với các “hội mua thuốc” hoạt động bí mật, sau đó họ đến Ấn Độ tìm nhà phân phối dược phẩm chính thức hay đánh liều đặt hàng mua trên mạng với mong ước trị bệnh bằng thuốc generic giá rẻ. AFP ghi nhận Ấn Độ đã trở thành “hiệu thuốc của các nước đang phát triển” bởi lẽ ở Ấn Độ, chỉ các loại dược phẩm mới thì mới được bảo hộ sáng chế. Do đó, các hãng Ấn Độ chạy đua sản xuất thuốc generic với giá bán hết sức cạnh tranh. Biệt dược Sovaldi (phân tử sofosbuvir) của hãng dược phẩm Mỹ Gilead có giá 84.000 USD cho đợt điều trị 12 tuần ở Mỹ. Còn ở Ấn Độ, thuốc generic với giá chưa tới 900 USD cho một đợt điều trị, như thuốc MyHep của Hãng Mylan. Trong số này chỉ một ít có giấy phép nhượng quyền từ Hãng Gilead. Vì thế không ít bệnh nhân cho rằng sang Ấn để chữa bệnh vừa được đi du lịch, vừa có thể tìm được thuốc có giá phù hợp túi tiền. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có hơn 130 triệu người mắc bệnh viêm gan siêu vi C và mỗi năm có nửa triệu người tử vong do một bệnh nào đó phát triển từ viêm gan. Vì thế, từ khi ông Greg Jefferys mở trang blog, ông nhận đều đều mỗi ngày khoảng 150 thư điện tử của những người mắc bệnh cần giúp đỡ. Ông nhận định từ chính câu chuyện của mình: “Thuốc generic điều trị viêm gan C của Ấn Độ đã cứu hàng ngàn sinh mạng mỗi tuần”. Một trường hợp cụ thể khác là Loon Gangte - nhà hoạt động phòng chống AIDS tại New Delhi (Ấn Độ). Anh bị nhiễm HIV cách đây 19 năm. Tiền bạc của anh không mấy rủng rỉnh, vậy nên thuốc generic giá rẻ đã cứu mạng anh. Sau đó, anh mang thuốc generic từ Ấn Độ ra nước ngoài cho nhiều bệnh nhân khác. Anh cho biết trong 10 năm qua chỉ bị bắt một lần khi đi qua hải quan Thái Lan và bị phạt tiền. Hầu hết các nước cho người nhập cảnh mang theo một ít thuốc men dùng cho cá nhân. Các chiến dịch đấu tranh để bệnh nhân tiếp cận thuốc generic do những người như Loon Gangte tổ chức đã góp phần hình thành các “hội mua thuốc” như trong phim Dallas Buyers Club của Mỹ (phim của đạo diễn Jean-Marc Vallée sản xuất năm 2013, tựa đề tiếng Việt là Căn bệnh thế kỷ).

Chiếm thị phần thuốc generic ở Mỹ

Song song đó, các hãng dược phẩm Ấn Độ đang tìm cách lấn sân trên thị trường thuốc generic ở Mỹ. Năm ngoái, các hãng dược phẩm Ấn Độ đã chi 1,5 triệu USD mua lại các xí nghiệp dược của Mỹ và đang chiếm 19% thị trường thuốc generic ở Mỹ, tăng 13% so với năm 2010. Báo Wall Street Journal phân tích dù chi phí lao động ở Ấn Độ thấp hơn ở Mỹ nhưng các hãng dược Ấn Độ vẫn nhảy vào Mỹ vì nhiều lý do. Đầu tiên là thị trường thuốc generic ở Mỹ đang trở nên hấp dẫn. Ước tính đến năm 2018, thị trường này sẽ đạt doanh thu 71,9 tỉ USD. Trong khi đó, cuộc cạnh tranh thuốc generic ở Ấn Độ ngày càng khốc liệt hơn. Kế đến, luật của Mỹ bắt buộc phải sản xuất trong nước các loại thuốc có chất gây nghiện và các chất cần được kiểm soát. Vì vậy, để khỏi bị loại khỏi cuộc chơi, các hãng dược phẩm Ấn Độ đã mua cổ phần ở Mỹ. Và một khi đã bỏ vốn đầu tư, họ đã sản xuất thuốc có chất lượng tốt hơn. 

Nữ bác sĩ trong tôi, với đời...

Lớp tôi có 2 chị Nga đều họ Vũ: Vũ Thanh Nga và Vũ Thục Nga. Chị Thanh Nga, người thanh mảnh, mặt trái xoan, chị Thục Nga người đậm, mặt tròn. Lớp tôi có 2 chị Nga đều họ Vũ: Vũ Thanh Nga và Vũ Thục Nga. Chị Thanh Nga, người thanh mảnh, mặt trái xoan, chị Thục Nga người đậm, mặt tròn. Chị Thanh Nga nói nhanh, sắc sảo, chị Thục Nga ít nói hay cười (cả bằng mắt), tính tình hiền lành. Chị Thanh Nga thi vào Đại học Sư phạm, chị Thục Nga thi vào Đại học Y. Chị học Khoa Sinh hóa nên tốt nghiệp bác sĩ nhưng không công tác điều trị mà làm việc ở Khoa Xét nghiệm Bệnh viện C (tức Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh rồi Bệnh viện Phụ sản sau này). Ít lâu sau, chị được chuyển sang Phòng Sinh vật nội tiết cũng ở bệnh viện này. Là bác sĩ nên chị ít phải làm việc trực tiếp với ống nghiệm mà chủ yếu làm công việc hướng dẫn, kiểm tra và kết luận tổng hợp. Trong ba chục năm phụ trách Phòng Xét nghiệm, chị không để xảy ra một trường hợp sai sót nào khiến bệnh nhân hay bác sĩ điều trị phải ca thán hay nghi hoặc. Trong những năm chiến tranh và bao cấp, bằng các biện pháp quản lý và kỹ thuật, chị không bao giờ để Khoa Xét nghiệm phải thiếu hóa chất. Đến thời thị trường, các phòng khám tư bung ra nhiều, chị cũng cảnh giác, không để xảy ra thất thoát... Chị còn có một sáng kiến đóng góp cho khoa học sinh sản của Việt Nam, đó là tìm ra được cách chiết xuất nội tiết tố từ nước tiểu người có thai để thử thai cho phụ nữ, phép thử này rất nhanh chóng và đỡ tốn kém. Và một điều kỳ lạ, không ngờ là sáng kiến của chị được ngành thủy sản áp dụng đã đem lại nhiều lợi nhuận cho họ. Số là họ đã xin cung cấp sản phẩm này để họ tiêm cho cá mè hoa lấy giống từ Trung Quốc khỏi phải đưa cá trở lại Trung Quốc để đẻ mà có thể cho đẻ ngay ở Việt Nam. Đỡ tốn kém bao nhiêu thời gian và công của! Trong một hội nghị của ngành thủy sản, ngành đã báo cáo việc này, bác sĩ Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch dự hội nghị đã khen chị. Ngoài ra, chị Nga còn có những đóng góp không chỉ cho Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Phụ sản, không chỉ cho công tác xét nghiệm... Quá trình công tác và thành tích của chị đã đưa chị sang Anh thực tập 1 năm (1980 - 1981). Nhưng điều chị xúc động nhất không phải là phong cảnh đẹp, khung cảnh lạ, thậm chí những phòng thí nghiệm tối tân mà lại là những lá thư của chồng gửi sang Anh từ Đức. Chẳng là anh ấy cũng được sang Đức thực tập 1 năm (1979 - 1980) với trách nhiệm một chuyên viên của Bộ Giáo dục Việt Nam. Chồng chị, anh Nguyễn Huy Cự là giáo viên hóa nhưng có thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp (anh sinh năm 1931). Anh từng được sang Trung Quốc 1 năm khi còn trẻ, nay sang Đức, anh đã 48 còn chị 44. Ở tuổi ấy, người ta không còn lãng mạn nữa nhưng thời gian xa không phải là ngắn, nhất là xa 3 đứa con ở nhà, con trai lơn nhất, Nguyễn Vũ Hiệp mới 17, đứa thứ hai, con gái, Nguyễn Tường Vân mới 14, còn cô út Nguyễn Thanh Tâm mới 9 tuổi. Những lá thư vợ chồng gửi cho nhau làm cho họ đỡ nhớ con và càng thương nhau hơn. Anh rất vui khi trở về thấy 3 con được ông bà nội ngoại chăm sóc đã lớn lên, chăm ngoan, học giỏi. Hiệp đã vào đại học, Tường Vân vào THPT, Thanh Tâm lên cấp 2. Chị về sau, trong cảnh gia đình sum họp, càng vui vì thấy anh khỏe. Cuối năm 1990, chị đến tuổi nghỉ hưu, có nơi mời chị lưu làm nhưng chị từ chối vì lúc đó anh tuy cũng về hưu nhưng sức khỏe không tốt. Con gái lớn thì đã lấy vợ, có con, con thứ hai mới lấy chồng. Chị muốn dành thời gian để chăm sóc anh và các cháu. Sức khỏe anh ngày càng yếu. Bệnh tim của anh từ ngày chưa về hưu bây giờ đã trở nên quá nặng. Mấy năm cuối chị phải luôn luôn túc trực bên giường bệnh. Và anh đã ra đi năm 2007 ở tuổi 76. Lễ tang anh, tôi và các bạn trong lớp đã đến vĩnh biệt anh. Bốn năm sau, chị lại phải chịu một nỗi đau lớn nữa là Nguyễn Vũ Hiệp, con trai đầu của anh chị bất ngờ bị đột quỵ và mất ở tuổi 49, là tuổi sung sức nhất của con người, để lại vợ trẻ và hai đứa con, gái mới 18, trai mới 12. Hai cái tang liền nhau đè nặng lên trái tim chị. Nỗi nhớ chồng chưa nguôi, lại nỗi xót con chết trẻ cộng với nỗi thương con dâu góa bụa ở tuổi 39, lại thương hai cháu mồ côi chưa trưởng thành. Nhưng người chị hiền lành của chúng tôi đã gồng mình lên đỡ bớt gánh nặng của nỗi đau và nỗi vất vả cho con dâu. Và chị đã làm được việc đó: Cháu gái nội đã vào Đại học Kinh tế quốc dân, cháu trai đã lên lớp 11. Con dâu cũng can đảm ghìm bớt nỗi đau, chia sẻ với mẹ chồng để mẹ làm chỗ dựa tinh thần cho các em, các cháu. Tường Vân, con thứ hai, con gái lớn của chị lúc này cũng đã là bác sĩ Khoa Sinh hóa, công tác ở Bệnh viện Bạch Mai, chồng là kỹ sư máy thiết bị y tế, đã có con trai nay đang học Đại học Y năm thứ 5, con gái đang chuẩn bị thi đại học. Còn cô út Thanh Tâm vất vả hơn chị, học xong Đại học Sư phạm Nga thì tiếng Nga không còn dạy ở trường phổ thông, chị dâu phải đưa về làm ở chỗ mình (Công ty Du lịch) một thời gian, sau về bán hàng cho một công ty bách  hóa phải làm việc từ sáng sớm đến tối. Chồng Tâm dạy vi tính thì có nhiều việc làm hơn. Hai vợ chồng bươn trải cũng đủ nuôi hai con ngoan khỏe. Cháu lớn đã học lớp 11, cháu bé học lớp 4. Hai cô con gái chị Nga khi con còn nhỏ đều gửi bà một thời gian, đúng như các cụ ta xưa đã nói: “Cháu bà nội, tội bà ngoại”, mà bà có khỏe lắm đâu, bị huyết áp cao ngày nào cũng phải uống thuốc. Nhưng với bà, chăm cháu lại là niềm vui, giúp bà vượt lên bệnh tật, vững vàng bước sang tuổi 82. Tôi đến nhà chị Thục Nga vào một chiều rét buốt. Chị tươi cười ra mở cửa đón tôi. Vẫn nụ cười, ánh mắt và khuôn mặt ngày xưa. Một cháu bé trạc 11 tuổi đang ngồi chơi. Chị bảo cháu “Chào ông đi” và nói: “Đây là cháu thứ 2 của cô út”. Tôi mừng vì cô út có cậu con trai thứ 2 kháu khỉnh, khỏe mạnh, cậu lớn chắc cũng thế. Tôi ngước nhìn lên ban thờ. Ảnh anh Nguyễn Huy Cự như tôi đã thấy trong ngày tang lễ. Nhưng tôi giật mình thấy dưới ảnh anh là một trung niên rất đẹp trai. Tôi hiểu đó là Nguyễn Vũ Hiệp sinh năm 1962 mất năm 2011 như chị đã viết trong bản trích ngang gửi cho tôi hồi họp lớp tháng 10/2015. Trò chuyện một lát thì một thiếu phụ bước ra chào tôi. Chị Nga giới thiệu: “Đây là cháu Hạnh, con dâu tôi”. Lòng tôi chợt se lại. Vợ Hiệp trẻ quá, chỉ như con gái út của tôi. Ba mẹ con Hạnh ở đây với bà cho đỡ cô quạnh. Hai cháu đi học chưa về. Tôi chưa biết hỏi Hạnh như thế nào về Hiệp thì chị Nga đã đỡ lời: “Hiệp sau khi tốt nghiệp đại học về công tác ở ngành đường sắt, nhưng không thích, mới chuyển sang công ty du lịch. Duyên số thế nào lại gặp Hạnh làm kế toán ở đấy. Hai vợ chồng đang sống hạnh phúc cùng hai con thì ngờ đâu Hiệp bị đột quỵ...”. Cuộc sống vốn vô thường, với những khổ đau không lường trước được. Tôi đã chứng kiến nỗi đau mất con của nhiều bạn tôi: Bùi Gia Thịnh mất con gái 37 tuổi, Phùng Tích Phúc mất con gái 42 tuổi, bạn Hùng mất con trai 45 tuổi. Nhưng nhìn sắc mặt của chị Nga và Hạnh, tôi hiểu là chị và Hạnh đã sống bằng nghị lực và tình yêu, với chị Nga là tình yêu chồng, yêu con, yêu cháu, với Hạnh là tình yêu với người bạn đời thương quý và hai đứa con là tình yêu anh gửi lại, cả nỗi thương người mẹ chồng hiền lành, tốt bụng chỉ một lòng nghĩ đến con cháu. Chiều xuống nhanh nhưng không khí gia đình chị Nga với sự chân tình của mọi người đã làm cho tôi không thấy rét nữa mà chỉ muốn đặt bút viết ngay về chị Nga, người bạn học đáng kính, đã làm tròn trách nhiệm của một bác sĩ, một người vợ, một người mẹ, một người bà. Điều mà tôi lo nhất là tôi không đủ tài sức và thời gian để viết về vẻ đẹp và tình yêu cuộc sống của những người bạn mà tôi đã hân hạnh được biết trong đời.

Bộ trưởng Kim Tiến: “Facebook của tôi là tôi trả lời đấy...”

Bộ trưởng Bộ Y tế đã nói như thế với Tuổi Trẻ, khi chúng tôi hỏi về những vấn đề bà đã nhận được và xử lý thông qua Facebook. Tôi có Facebook là trang cá nhân và fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế gắn với hoạt động của ngành, của các đơn vị, lãnh đạo cục, vụ… Facebook cá nhân tôi thì tôi trực tiếp trả lời, trực tiếp đưa các hình ảnh và câu chuyện, trả lời comment của người đọc. Có khi là những hình ảnh đời thường của cá nhân tôi, chỉ là không đưa ảnh con cháu vì riêng tư quá. Thời gian đầu nhiều người không tin tôi trực tiếp trả lời trên Facebook, họ nói là ai gõ cho bộ trưởng đấy, tôi nói là tôi đang nói chuyện với bạn đây và từ những câu chuyện đó tôi lắng nghe được rất nhiều ý kiến, mà nếu gặp trực tiếp có khi mọi người không nói đâu.

* Bà đã nghe và xử lý các thông tin nhận được từ Facebook như thế nào và theo bà, cách nhận thông tin này có gì khác, mới hơn so với truyền thống?

- Thời gian đầu khi tôi mới lập Facebook cá nhân và fanpage thì ý kiến của người dân chê ngành y tế còn nhiều, người dân cũng góp ý đủ thứ cho tôi, từ đó tôi lắng nghe được nhu cầu của họ và có cả những lời ngợi khen, như họ khen bác sĩ này, điều dưỡng kia tốt, đề nghị khen thưởng… Nhưng bức xúc cũng rất nhiều, có những bức xúc tôi yêu cầu giải quyết ngay như vụ video clip về vụ cán bộ y tế nói nặng lời với bệnh nhân ở Bệnh viện K, hay vụ vừa thu viện phí vừa xem phim trên mạng, hay chuyện con một liệt sĩ ra học trường y chưa có việc làm… Có những góp ý phải đưa vào chính sách mới xử lý được, có chuyện thì nhiều bộ ngành phải cùng làm. Hiện nay fanpage Bộ trưởng Bộ Y tế có hơn 320.000 người theo dõi, người quan tâm cũng nhiều và có những thông tin đăng tải có tới hơn 500.000 lượt đọc. Ở trang này có một nhóm cán bộ nhận thông tin giúp tôi, nhưng Facebook cá nhân thì chính tôi đăng tải thông tin. So với cách nhận thông tin, nhận góp ý truyền thống thì cách này nhanh hơn, nhân văn hơn, thực chất hơn vì qua mạng ảo nhiều chuyện có thể nói thật lòng. Có nhiều người dân góp ý chính sách hay lắm, từ những góp ý ấy mà chúng tôi đang đổi mới tinh thần, thái độ phục vụ của toàn ngành y tế.

* Chuyện gì bà nhận được từ mạng xã hội mà bà đang giải quyết trong giai đoạn hiện nay?

- Đó là chuyện thu nhập của một bộ phận cán bộ y tế còn thấp. Mình không thể cứ kêu gọi các anh chị em làm tốt đi, mà cũng phải làm sao để đời sống của họ ổn định để họ yên tâm công tác. Hiện cán bộ y tế chưa được nhận phụ cấp thâm niên như ngành giáo dục, lương thì tăng phải theo niên hạn, nên chúng tôi đang đổi mới cơ chế tài chính bệnh viện công, gia tăng số người dân có bảo hiểm y tế và khi đi bệnh viện, bảo hiểm chi trả đủ phí thực hiện dịch vụ đó, từ đó nâng lương và phụ cấp cho cán bộ y tế…

Thuốc điều trị ung thư dạng hướng đích của VN

Đây là đề tài của nhóm tác giả thuộc ĐH Dược Hà Nội và là một trong số các nghiên cứu nổi bật của chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015. Bà Phạm Thị Minh Huệ, chủ nhiệm đề tài, cho biết nhóm nghiên cứu đã làm chủ công nghệ sản xuất thuốc điều trị ung thư và kháng nấm dạng tiêm liposome doxorubicin và amphotericin B thế hệ mới (thuốc hướng đích) quy mô phòng thí nghiệm, với giá thành chỉ bằng 25-30% so với thuốc cùng loại sản xuất tại Mỹ. Theo nhóm nghiên cứu, có ba điểm mới ở sản phẩm này và nhờ đó công trình đã được đăng tải trên ba tạp chí quốc tế. Đó là công nghệ nanolyposone (lyposone ở dạng nano), thuốc truyền được qua đường tĩnh mạch và tá dược gần gũi với màng tế bào, làm chất mang để thuốc giải phóng hiệu quả hơn. Qua thử nghiệm trên chuột mang tế bào ung thư người, với các tế bào ung thư phổi, đại tràng, lưỡi, tiền liệt tuyến cho thấy thuốc giúp giảm kích thước khối u rõ rệt, tương đương với sản phẩm thuốc hướng đích nhập ngoại, còn so với sản phẩm thông thường thì tỷ lệ chuột sống sau điều trị bằng thuốc mới nghiên cứu cao hơn hẳn. Đại diện Cục Quản lý Dược cho biết hiện tại VN có 3-4 thuốc cùng có tác dụng điều trị các nhóm ung thư kể trên và cùng thế hệ thuốc hướng đích, việc nghiên cứu thành công tại VN mở ra cơ hội sản xuất được sản phẩm thế hệ mới tại VN và giảm giá thành điều trị vốn rất đắt đỏ, nhiều người bệnh nghèo không có cơ hội sử dụng thuốc thế hệ mới. Hiện Bộ Khoa học công nghệ đã có dự định hỗ trợ giai đoạn 2 của nghiên cứu này, mục đích là sản xuất thuốc trên quy mô lớn, tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người, thử tương đương sinh học và đưa thuốc ra thị trường.  “Việc làm chủ công nghệ sản xuất loại thuốc này cũng giúp chúng tôi có thể nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc điều trị ung thư khác, trước mắt là Paclitaxel là thuốc điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ”.

75% người suy tĩnh mạch chân không được điều trị

BV Bình Dân, TP.HCM cho biết tại buổi tọa đàm “Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới” do Bệnh viện Bình Dân tổ chức ngày 12-3. Theo bác sĩ Công Quyền, bệnh suy tĩnh mạch chân mãn tính rất thường gặp nhưng ít được người bệnh chú ý để điều trị sớm. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ với tỉ lệ khoảng . 10-33%, riêng nam giới khoảng 10-20%. Tuy bệnh ít nguy hiểm tính mạng nhưng kéo dài làm giảm chất lượng cuộc sống, gây tốn kém tiền bạc và thời gian. Thực tế có đến 75% người có triệu chứng suy tĩnh mạch chân (nặng chân, đau bắp chân, phù chân sau một ngày đứng làm việc, vọp bẻ chân về đêm, nổi “gân xanh” ở chân, sạm da chân, loét chân) nhưng không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bệnh, theo bác sĩ Công Quyền, là do di truyền, nhiều tuổi, béo phì, thai kỳ, đứng lâu... Hiện nay nhiều tiến bộ khoa học trong điều trị đã giúp giải quyết phần lớn vấn đề của bệnh này bằng phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật.

Sức khỏe đời sống

Phẫu thuật nội soi cứu trẻ 5 tháng tổi bị xoắn lá lách

BV Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, bệnh viện vừa cứu sống bé Phạm Phương Thảo bị xoắn lá lách hiếm gặp. "Sau gần một tuần phẫu thuật, bé đã ổn định sức khỏe, tiếp tục được theo dõi", bác sĩ Hùng nói. Ngày 4/3, bé Thảo từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả được chuyển đến Khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh trong tình trạng sốt cao, nôn, đau bụng kéo dài. Kết quả xét nghiệm, siêu âm và chụp cắt lớp cho thấy bé bị nhiễm trùng đường ruột, thiếu máu huyết tán, hoại tử lách do xoắn cuống lá lách. Các bác sĩ hội chẩn chỉ định mổ nội soi cắt lách cho bé. Anh Phạm Đình Sáng, bố của bé cho biết, cháu thường hay mệt mỏi, da xanh, còi cọc. Bé điều trị thiếu máu, thiếu sắt từ một tháng trước đây. Kiểu xoắn hiếm thấy khiến lá lách của bệnh nhi bị phồng to, thòng xuống, toàn lách chuyển sang màu bầm đen có dấu hiệu hoại tử do máu không thể đến được với lách. "Bình thường lách nằm ở hạ sườn trái và được cố định bằng các dây chằng nên hầu như không di động được. Nguyên nhân dẫn đến xoắn cuống lách thường do cấu tạo lách bất thường hoặc cuống lách dài nên có thể bị xoắn do cử động mạnh". Hầu hết bệnh nhân xoắn lách cần được can thiệp kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp bé Thảo là hiếm gặp, mỗi năm bệnh viện chỉ tiếp nhận 1 đến 2 ca tương tự.

1,3 dân số hiến máu trong năm 2015

Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện vừa đặt mục tiêu nâng tỷ lệ dân số hiến máu lên 1,5% trong năm 2016.  Trong năm 2015, cả nước đã vận động, tiếp nhận hơn 1,3 triệu đơn vị máu, tương đương với 1,4% dân số tham gia hiến máu tình nguyện, tăng 9,7% so với năm 2014. Lượng máu tiếp nhận đã góp phần cứu chữa hàng triệu lượt người bệnh cần truyền máu; cơ bản đáp ứng nhu cầu điều trị, không xảy ra tình trạng thiếu máu trầm trọng.  

Nên đấu thầu thuốc tập trung hay giao quyền tự chủ cho bệnh viện?

Việc đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế TP. HCM đang được dư luận quan tâm nhưng vấn đề đặt ra là có phù hợp và tại sao phải đấu thầu thuốc tập trung, tại sao không trao quyền tự chủ cho các BV trong việc mua sắm thuốc. Ông Đỗ Văn Đông Cục QLD trả lời về vấn đề này

Ngoài TP HCM, xin ông cho biết, hiện tại có bao nhiêu địa phương đã thực hiện  đấu thầu tập trung và bao giờ sẽ thực hiện đấu thầu tập trung cấp quốc gia?

Hiện tại, trên cả nước đã có 53 tỉnh, thành phố đã thực hiện đấu thầu tập trung. Căn cứ Điều 77 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu, Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành danh mục thuốc đấu thầu tập trung và hướng dẫn mua thuốc tập trung ở cấp quốc gia, cấp địa phương, bảo đảm từ năm 2016 thực hiện trên toàn quốc. Hiện Bộ Y tế đã hoàn thiện và chuẩn bị ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Thưa ông, có ý kiến cho rằng việc đấu thầu tập trung đúng là có ưu điểm, nhưng cũng “lợi bất cập hại” vậy tại sao chúng ta không giao quyền tự chủ cho các bệnh viện?

Tôi xin nói rõ, phương thức đấu thầu tập trung có các ưu điểm rõ ràng đã được Luật Đấu thầu nêu rõ tại tại Điều 44: “Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư”. Và thực tế cũng cho thấy chúng ta đã tiết kiệm được chí phí so với phương thức mua sắm cũ. Việc mua sắm tập trung ở cấp quốc gia đã được nhiều nước áp dụng. Đồng thời, phương thức đấu thầu tập trung ở tuyến tỉnh, thành phố hiện đã có 53/63 tỉnh, thành phố áp dụng có hiệu quả.

Vậy, xin ông cho biết những nhóm thuốc nào sẽ được lựa chọn để đấu thầu quốc gia?

Do đây là phương thức mới, có ảnh hưởng lớn tới hệ thống khám chữa bệnh trên toàn quốc nên Bộ Y tế xác định việc triển khai cần thận trọng, chắc chắn với mục tiêu đảm bảo đủ, liên tục nguồn cung ứng thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh nên danh mục thuốc trong giai đoạn đầu sẽ chỉ lựa chọn một số mặt hàng để triển khai và rút kinh nghiệm, sau đó sẽ nhân rộng. Trước mắt đối với đấu thầu tập trung cấp quốc gia sẽ lựa chọn các mặt hàng thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm (NCD) chủ yếu là các bệnh mãn tính, phải sử dụng thuốc dài ngày, có chi phí điều trị cao (nhóm thuốc ung thư, tiểu đường, tim mạch).

Đối với các thuốc không tổ chức đấu thầu quốc gia thì sẽ áp dụng biện pháp nào để thuốc vào bệnh viện với giá hợp lý, thưa ông?

Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn  Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc mua tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá trên cơ sở đề xuất của Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc. Đối với các thuốc ngoài danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia, nếu thuộc danh mục thuốc đàm phán giá sẽ do Hội đồng đàm phán giá thực hiện, nếu thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương, sẽ do các tỉnh, thành phố tổ chức đấu thầu tập trung, ngoài ra các đơn vị sẽ thực hiện đấu thầu theo đúng các quy định hiện hành về đấu thầu mua thuốc theo Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế với các quy định mới về phương thức đấu thầu 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ, phương pháp đánh giá tổng hợp giữa kỹ thuật và giá, các ưu đãi cho thuốc sản xuất trong nước sẽ nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, nâng cao chất lượng thuốc trúng thầu và khuyến khích phát triển thuốc sản xuất trong nước.

Nhiều người lo ngại với phương thức đấu thầu mới, thuốc sản xuất trong nước bị “lép vế” so với thuốc ngoại nhập không, thưa ông?

Đối với thuốc sản xuất trong nước, Luật Đấu thầu 2013 đã bổ sung những quy định rõ ràng trong việc ưu tiên cho thuốc sản xuất trong nước, cụ thể: Thứ nhất, nhà thầu cung ứng thuốc sẽ được hưởng ưu đãi nếu thuốc có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên. Trong trường hợp này, nếu áp dụng phương pháp giá đánh giá hoặc giá thấp nhất thì nhà thầu được hưởng ưu đãi tương ứng 7,5% giá dự thầu hoặc trong trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá sẽ được hưởng ưu đãi 7,5% điểm tổng hợp để đánh giá lựa chọn nhà thầu. Thứ hai, đối với thuốc sản xuất trong nước được Bộ Y tế công bố đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu không được chào thuốc nhập khẩu. Với việc bổ sung các quy định trên, cùng với các quy định về chấm điểm ưu tiên trong đánh giá lựa chọn nhà thầu đối với các nhà máy sản xuất thuốc trong nước khi dự thầu trực tiếp, việc phân nhóm thuốc trong đấu thầu thì thuốc trong nước sẽ có nhiều cơ hội trúng thầu cung ứng cho các cơ sở y tế, qua đó sẽ thúc đẩy sản xuất thuốc trong nước.

Như vậy có nghĩa là  việc đấu thầu thuốc tập trung không có khó khăn gì, thưa ông?

Việc áp dụng các quy định mới nêu trên, đặc biệt với đấu thầu tập trung cấp quốc gia và đàm phán giá cấp quốc gia có nhiều ưu điểm trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí đấu thầu so với đấu thầu riêng lẻ, đồng thời đảm bảo được sự thống nhất về giá thuốc trúng thầu và tăng cường hiệu quả kinh tế của gói thầu do gói thầu lớn và thời hạn hợp đồng dài hơn, tuy nhiên do là các phương thức mới, cần có kinh nghiệm trong quá trình triển khai và việc bảo đảm nguồn cung ứng liên tục cho gói thầu tập trung lớn là những khó khăn so với việc tổ chức đấu thầu riêng lẻ. Để khắc phục những khó khăn trong bước đầu triển khai, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, các đơn vị liên quan để có lộ trình triển khai phù hợp để vừa làm vừa rút kinh nghiệm và từng bước nhân rộng.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thu hồi cá nhiễm khuẩn có thể gây nguy hại sức khỏe người tiêu dùng

Cục ATTP cho biết vừa nhận được thông báo thu hồi một số sản phẩm bơ, cá hồi hun khói của Xcốt-len “Smoked Scottish Salmon và Smoked Scotch Salmon”  do có thể mang vi khuẩn Listeria monocytogenes của Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA). Cụ thể, ngày 2/3/2016, Công ty Tesco đã thu hồi một số sản phẩm bơ do những sản phẩm này có thể mang vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể gây nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng theo cảnh báo của FSA. Vi khuẩn Listeria monocytogenes có nhiều trong tự nhiên, trong đất, phân súc vật, nước thải, bùn lầy, rau hỏng, đặc biệt là trong sữa và cỏ xanh không được phơi khô (cỏ khô ủ men). Vi khuẩn Listeria monocytogenes từ đường tiêu hóa, vi khuẩn xâm nhập vào máu và các mô, bao gồm cả bánh rau của phụ nữ có thai; từ đó vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào mẫn cảm và nhân lên nhiều lần trong các tế bào này. Người có nguy cơ cao nhất là trẻ sơ sinh, người trung niên, người bị tổn thương hệ miễn dịch và phụ nữ có thai. Listeriosis thể lan tỏa và xâm nhiễm vào máu gây tình trạng nhiễm trùng máu hoặc lan sang cả hệ thần kinh trung ương và não bộ gây VMN.

Chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước: Y học Việt Nam được nâng tầm thế giới

Sau 5 năm thực hiện chương trình KC10- Chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước lĩnh vực y dược, y học Việt Nam đã thực sự đạt được nhiều đỉnh cao mới trong phẫu thuật ghép tạng, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật can thiệp mạch, y học hạt nhân, sinh học phân tử, một số kỹ thuật chuyên khoa khác,... Nhiều thành tựu đã giúp Việt Nam tiến kịp nền y học tiên tiến trên thế giới, góp phần mở rộng khả năng cứu chữa bệnh, tật và bảo vệ sức khỏe cộng đồng...

Ghép tạng Việt Nam bứt phá tiến ngang tầm thế giới

Khi bắt đầu, ghép tạng Việt Nam đi sau thế giới khoảng 50 năm. Sau 18 năm thực hiện ghép tạng (vào năm 2010), Việt Nam đã thực hiện được ghép thận, ghép tim, ghép gan lấy từ người cho sống và người cho chết não. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách đáng kể với ghép tạng thế giới, khi chúng ta chưa ghép được tụy, phổi và ghép đa tạng, ghép tạng từ người cho chết tim. Đây cũng chính là kết quả đạt được sau 5 năm nỗ lực của các thầy thuốc Việt Nam. Đặc biệt việc thực hiện thành công kỹ thuật  ghép tạng từ người cho chết tim ngừng đập đã mở rộng khả năng cứu sống thêm nhiều người bệnh nữa nhờ nguồn tạng trở nên phong phú hơn không chỉ giới hạn ở người cho chết não. GS-TS Phạm Gia Khánh–Chủ nhiệm chương trình KC10 cho biết, kỹ thuật này có độ khó cao hơn kỹ thuật ghép tạng từ người cho chết não nhưng các BS Việt Nam đã làm chủ được. Không những thế, ca ghép tạng xuyên quốc gia vừa qua đã chứng tỏ khả năng tổ chức, phối hợp nhuần nhuyễn của các chuyên gia thuộc các trung tâm y khoa quốc gia vô cùng tốt. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã thành lập được Trung tâm điều phối tạng ghép quốc gia,một việc mà chưa nhiều nước trên thế giới làm được.

Biến cái không thể thành có thể

Đó là đánh giá của GS-TS Phạm Gia Khánh khi ông nói về các kỹ thuật y học mà Việt Nam làm chủ trong 5 năm qua. Ông kể về sự ngỡ ngàng và hối tiếc của GS Vũ Khiêu khi ông không biết Việt Nam đã thực hiện được phẫu thuật nội soi sọ não, trong khi ông phải đưa con trai ra nước ngoài để thực hiện ca phẫu thuật này. Phẫu thuật nội soi cắt u tuyến yên, cắt u nền sọ đến nay đã được các chuyên gia y khoa tại BV Việt Đức thực hiện hơn 100 ca. Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi của Việt Nam đã phát triển các kỹ thuật khó như phẫu thuật nội soi một lỗ, phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên,  phẫu thuật nội soi gan, thận trong chấn thương... Đặc biệt, kỹ thuật phẫu thuật nội soi tuyến giáp của PGS-TS Trần Ngọc Lương, GĐ BV Nội tiết TW đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, thu hút được rất nhiều thầy thuốc nước ngoài đến học tập. TS Lương cho biết, kỹ thuật này đã trở thành thường quy tại BV Nội tiết TW và nhiều khóa học chuyển gia kỹ thuật này cho các bệnh viện trong nước cũng như các thầy thuốc ngưới ngoài đã và đang được thực hiện. Một thành tựu khác của y học Việt Nam thời gian qua được chú ý vì là lần đầu tiên thực hiện trên thế giới, đó là phẫu thuật cắt đại tràng ung thư qua đường âm đạo của BV ĐH Y TW Huế.

Làm thay đổi hướng điều trị của thầy thuốc

Nhiều công trình nghiên cứu y dược trong Chương trình KC10 được các chuyên gia thực hiện trong 5 năm qua đã giúp việc trị bệnh cứu người của các thầy thuốc Việt Nam trở nên hiệu quả hơn. Ví dụ như các kỹ thuật sinh học phân tử xác định gen giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác trong điều trị ung thư; chẩn đoán trước những bệnh di truyền cho phôi thai trong thụ tinh ống nghiệm: ứng dụng y học hạt nhân trong chẩn đoán, điều trị bệnh.... Nhiều công trình y dược trong KC10 có tính ứng dụng cao như các kỹ thuật can thiệp mạch góp phần cứu sống nhiều ca bệnh phổ biến trong đời sống như  tai biến mạch máu não, chấn thương ổ bụng...; kỹ thuật vi phẫu tạo xương hàm từ xương; ứng dụng tế bào gốc trong điều trị vết thương, vết bỏng, điều trị ung thư; Về dược học, chúng ta cũng đã phát triển kỹ thuật công nghệ nano trong sản xuất thuốc đích điều trị bệnh ung thư, bào chế tỏi đen từ tỏi tươi... Đặc biệt vacxin Rota với nhu cầu cung ứng hằng năm lên tới 3 triệu liều, cùng việc đáp ứng tại chỗ, giá thành rẻ, vacxin Rota made in Vietnam không chỉ ngăn ngừa được hàng triệu ca tiêu chảy trẻ em mà còn tiết kiệm cho nhà nước cho người dân nhiều tỷ đồng. Các công trình nghiên cứu sản phẩm sinh học y tế khác như bộ kit chẩn đoán lao, kit chẩn đoán bệnh nấm nội tạng, công nghệ sinh khối sâm Ngọc Linh gần như đã ứng dụng ngay vào thực tế, đem lại hiệu quả cao trong điều trị, cứu sống người bệnh. PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên GĐ BV Việt Đức cho biết thêm, để có được những thành tựu kể trên trong y khoa, nhiều chuyên khoa khác cũng phải có sự phát triển phù hợp. GS Quyết lấy ví dụ về phẫu thuật ghép tạng, để thực hiện thành công các ca ghép tạng kỹ thuật cao đòi hỏi nội khoa, sinh hóa, xét nghiệm, dược  phải tốt  mới hỗ trợ được cho phẫu thuật viên. Nói như thế để thấy một bức tranh rộng hơn của trình độ y học Việt Nam, bởi một thành tựu này là kết quả của nhiều thành tự khác đứng  sau. Hoặc cũng có thể nói để đạt được một thành tựu trong y học, nhiều lĩnh vực khác trong y học cũng được kéo theo cùng phát triển. Đánh giá về 55 công trình  y dược trong chương trình KC10,  GS Phạm Gia Khánh cho rằng các công trình không những đã góp phần khẳng định vị thế của các nhà khoa học Việt Nam trên trường quốc tế, nâng cao trình độ của y tế Việt Nam tiến kịp với y học tiên tiến thế giới, mà còn tiết kiệm nhiều tỷ đồng cho ngân sách, cho người dân, cứu sống nhiều người bệnh, nhiều trường hợp không cần ra nước ngoài chữa bệnh. Chương trình KC.10/11-15 được đánh giá là Chương trình thành công nhất trong tất cả chương trình trọng điểm cấp Nhà nước. Mặc dù ngân sách chi cho KH&CN còn hạn chế , điều kiện làm việc còn khó khăn, nhưng các nhà khoa học trong lĩnh vực y học, dược học đã vượt qua chính mình, đạt được nhiều thành tựu to lớn ngang tầm khu vực và thế giới, đây chính là niềm tự hào của y tế Việt Nam.

Thanh niên

Nhận diện bệnh não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu gây bệnh cảnh rất nặng, diễn biến nhanh khiến bệnh nhân có thể tử vong do sốc nhiễm khuẩn.

Tấn công người trẻ

Sau nhiều năm dài vắng bóng, vừa rồi tỉnh Hải Dương đã ghi nhận một bệnh nhân (nữ, 18 tuổi) tử vong do não mô cầu. “Đây là ca bệnh đầu tiên sau hơn 10 năm không ghi nhận viêm não mô cầu tại địa phương”. Từ đầu năm 2016 tới nay, cả nước đã xuất hiện 6 ca nhiễm viêm não mô cầu. Mới đây nhất, tại hai huyện Đông Anh và Quốc Oai (Hà Nội) đã ghi nhận hai ca bệnh não mô cầu là nam giới (30 tuổi và 24 tuổi). Hàng chục người tiếp xúc gần với các bệnh nhân này đều đã được điều trị dự phòng, theo dõi sức khỏe. Não mô cầu nguy hiểm do diễn biến rất nhanh, chỉ sau vài tiếng nhiễm đã có thể gây sốc nhiễm khuẩn. Số bệnh nhân mắc não mô cầu trong các năm gần đây ít hơn so với thời điểm 5 năm về trước. “Cũng do ít được biết đến trong cộng đồng và bệnh có thể bị nhầm với sốt xuất huyết, khiến người dân trì hoãn đến bệnh viện, làm tăng nguy cơ tử vong”. Bệnh não mô cầu lây chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn (người bệnh và người lành mang trùng). Mọi người đều có nguy cơ nhiễm và mắc bệnh, tuy nhiên thường gặp ở người trẻ (18 - 25 tuổi).

Theo dõi chặt chẽ khu vực có dịch

“Khi có biểu hiện nghi ngờ viêm não/màng não mô cầu như: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng, nổi ban xuất huyết trên da cần đến ngay cơ sở y tế”, ông Phu khuyến cáo. Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh nhân mắc não mô cầu phải được cách ly tại phòng riêng và thực hiện các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế. Người tiếp xúc gần với ca bệnh (những người sống, làm việc cùng phòng, người trực tiếp chăm sóc, người có tiếp xúc mật thiết, trẻ học cùng trường mầm non/nhà trẻ, cùng nhóm học, cùng lớp học) cần được dùng kháng sinh dự phòng, theo dõi sức khỏe trong vòng 10 ngày. Tại gia đình bệnh nhân và cộng đồng khu vực ổ dịch, cần được giám sát, báo cáo dịch hằng ngày. Theo ông Phu, viêm màng não do não mô cầu liên quan nhiều đến điều kiện vệ sinh cá nhân, môi trường sống, do đó cần thực hiện vệ sinh bằng cách mở cửa sổ, cửa chính để đảm bảo thông thoáng khí, có nhiều ánh nắng cho nhà/phòng ở, nơi làm việc, học tập hằng ngày. Dịch viêm màng não do mô cầu thường gia tăng vào mùa đông - xuân. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Bệnh có thể phòng bằng tiêm vắc xin.

Thịt luộc để qua đêm chuyển màu đỏ: Nghi nhiễm vi khuẩn

Liên quan đến hiện tượng thịt lợn luộc chuyển sang màu đỏ sau khi để qua đêm (xảy ra tại Quảng Ngãi), hôm qua, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế), cho biết đây không phải là lần đầu tiên có hiện tượng này. Khoảng tháng 3.2014, tại Hà Tĩnh cũng đã có sự việc tương tự. Khi đó, mẫu thịt lợn luộc để qua đêm chuyển sang màu đỏ tươi, được chuyển đến xét nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Thử nghiệm được thực hiện trên thịt luộc trong điều kiện nhiệt độ 25 độ C và nhiệt độ phòng 17 - 28 độ C đã thu được khuẩn Serratia marcescens (còn gọi là khuẩn lạc - vi khuẩn nuôi cấy được trên mẫu thịt) có màu đỏ, khiến thịt biến thành màu đỏ tươi. Ở nhiệt độ 37 độ C, khuẩn lạc mọc nhanh nhưng không có màu đỏ tương tự. Kết quả này đã xác định nguyên nhân gây thịt luộc chuyển màu đỏ do ô nhiễm vi khuẩn lạc. Vì thế, thủ phạm gây ra hiện tượng thịt lợn luộc chín chuyển sang màu đỏ sau khi để qua đêm ở Quảng Ngãi cũng không loại trừ nguyên nhân do khuẩn lạc. Theo các chuyên gia, Serratia marcescens có trong môi trường đất, nước, chất thải; có khả năng gây bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết thương, nhiễm khuẩn bệnh viện. Đường lây truyền và gây bệnh cho người qua không khí, nước, thực phẩm ô nhiễm, chất thải. Ông Phong lưu ý, để phòng chống vi khuẩn ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh cho người tiêu dùng, cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm theo đúng quy định, vệ sinh cá nhân, thực hiện ăn chín, uống sôi. Khi phát hiện thực phẩm có dấu hiệu lạ thì không nên sử dụng để tránh nguy cơ bị ngộ độc.

Tiền phong

Ghép nối cánh tay gần đứt lìa cho bé 8 tuổi

Ngày 11/3, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết các bác sĩ khoa Chỉnh hình Nhi - thực hiện thành công ca phẫu thuật cấp cứu ghép nối cánh tay gần bị đứt lìa. Gia đình bệnh nhân cho biết, trong lúc đùa nghịch, cháu T.D.L (8 tuổi, ở Bắc Giang) không may bị người anh họ 14 tuổi dùng dao chém đứt gần lìa bàn tay. Bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Tại đây các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu, băng ép cố định và chuyển cháu lên Bệnh viện Nhi T.Ư. Ths.Bác sĩ  Lê Tuấn Anh, khoa Chỉnh hình Nhi (Bệnh viện Nhi T.Ư) là người trực tiếp tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi cho biết, cháu Lâm nhập viện trong tình trạng da xanh, niêm mạc nhợt, tổn thương rất phức tạp do vết thương ngang mặt trước cổ tay, đứt toàn bộ mạch máu, thần kinh, gân gấp các ngón tay, đứt xương. Ngay lập tức, bác sĩ Tuấn Anh, bác sĩ Phùng Công Sáng cùng ê-kíp gây mê đã tiến hành vi phẫu nối các động mạch bị đứt, thần kinh, kết hợp xương… cứu bàn tay cho bé./.

Nông thôn ngày nay

Thí nghiệm thành công chế phẩm điều trị ung thư

PGS.TS. Phạm Thị Minh Huệ (Trường ĐH Dược Hà Nội cho biết, bà và nhóm các nhà khoa học thuộc ĐH Dược Hà Nội và Học viện Quân y đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công chế phẩm điều trị đích trong điều trị ung thư bằng công nghệ nano liposome. Theo PGS. Huệ, với công nghệ này, hoạt chất diệt ung thư Doxorubocin được đưa đến trúng “đích” để tiêu diệt khối u ác tính hiệu quả, giảm thấp nhất tình trạng cơ thể bị nhiễm độc do thuốc…)

Người lao động

Nghệ An: Khởi công xây dựng bệnh viện 1.300 tỉ đồng

Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An (giai đoạn 2) với số tiền đầu tư 1.300 tỉ đồng, công suất khám chữa bệnh 1.500 lượt người/ngày vừa được khởi công xây dựng ngày 13-3 theo hình thức phối hợp y tế công - tư . Sáng 13-3, tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An), Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Công ty cổ phần Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng (COTEC), Công ty cổ phần Đầu tư Cotec HealthCare, Bệnh viện (BV) Hữu nghị đa khoa Nghệ An tổ chức khởi công dự án BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An (giai đoạn 2). Tham dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh Nghệ An. Dự án được triển khai với quy mô 600 giường bệnh, theo tiêu chuẩn bệnh viện cao cấp, công suất khám chữa bệnh 1.500 lượt người/ngày; tổng vốn đầu tư 1.300 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào quý 2-2018. Dự án BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An (giai đoạn 2) được thực hiện theo hình thức phối hợp y tế công - tư theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15-12-2014 của Chính phủ. Mục tiêu chính của dự án là đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế, đầu tư và phát triển hệ thống y tế tỉnh Nghệ An hiện đại, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế phụ vụ người dân. Được biết, khi dự án hoàn thành không chỉ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc y tế cho người dân tỉnh Nghệ An mà còn phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân các tỉnh Bắc Trung Bộ. Bệnh viện đưa vào sử dụng sẽ hạn chế tình trạng bệnh nhân phải chuyển tuyến đi các BV trung ương, giúp giảm chi phí khám chữa bệnh, đi lại, ăn ở cho bệnh nhân và gia đình.

VOV

Giảng viên và nhân viên y tế được đào tạo về bệnh đái tháo đường

Theo Bộ Y tế, bệnh đái tháo đường trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia.Ngày 12/3, phát biểu tại buổi khai mạc lớp đào tạo cho nhân viên y tế về quản lý đái tháo đường, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, bệnh đái tháo đường trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012 do Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5.42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63.6%. Có đến 67,8% bệnh nhân nội trú là bệnh không lây nhiễm là bệnh tim mạch, đái đường, tâm thần, tai nạn chấn thương thương tích,… Bệnh đái tháo đường như một đại dịch trên thế giới, tác động mạnh mẽ đến sức khỏe người dân, mô hình bệnh tật và kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.Trong khi đó, một thách thức lớn trong việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ y tế về chăm sóc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam là trình độ cán bộ y tế còn hạn chế, việc đào tạo lại, đào tạo liên tục, cập nhật những kiến thức mới, chuyên sâu về bệnh đái tháo đường chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị. Để phòng, chống bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, từ năm 2002-2015, Dự án Phòng, chống bệnh đái tháo đường đã được thiết lập và triển khai. Bộ Y tế đã củng cố và hoàn thiện mạng lưới khám, chữa bệnh nội tiết (Phòng khám, Khoa, Trung tâm, BV Nội tiết…) trong hệ khám, chữa bệnh và dự phòng; Tăng cường nhận thức của cộng đồng về đái tháo đường; Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế; Tăng cường năng lực Y tế cơ sở trong dự phòng, phát hiện sớm, quản lý đái tháo đường; Hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn; Củng cố hệ thống thông tin, báo cáo; Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học… Do đó mục tiêu của khóa đào tạo nhằm tăng cường năng lực cho các cán bộ y tế từ việc tuyên truyền về phòng bệnh, đến phát hiện sớm ca bệnh, chẩn đoán và điều trị cho đến theo dõi, quản lý và giám sát tại cộng đồng. Bộ Y tế cũng chỉ đạo thực hiện mô hình Khoa điều trị Đái tháo đường ở tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và cộng đồng, tiến tới quản lý bệnh đái tháo đường với mô hình phòng khám bác sỹ gia đình. Trong khuôn khổ “Chương trình Chăm sóc đái tháo đường tại Việt Nam”, “Chương trình đào tạo về đái tháo đường” đã tổ chức các lớp đào tạo nhằm tăng cường năng lực cho các cán bộ y tế và các cơ sở lâm sàng trong điều trị và quản lý đái tháo đường. Chương trình đào tạo được thiết kế và triển khai theo 2 loại hình, đào tạo cho nhóm giảng viên và đào tạo cho nhân viên y tế. Khóa học sẽ tập trung vào nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh đái tháo đường; Tăng số lượng cán bộ y tế được đào tạo về chăm sóc bệnh đái tháo đường; Thu thập dữ liệu về tình hình chăm sóc bệnh đái tháo đường; Cải thiện cơ sở hạ tầng chăm sóc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam và cải thiện chăm sóc bệnh đái tháo đường ở trẻ em và phụ nữ có thai … Từ năm 2012 cho đến khóa học này, Chương trình đào tạo về đái tháo đường đã đào tạo được 300 giảng viên và 850 nhân viên y tế được đào tạo về quản lý đái tháo đường. Bộ Y tế hy vọng, với số lượng bác sỹ được đào tạo về quản lý đái tháo đường sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và chất lượng sống cho người bệnh./.

Nối bàn tay bị đứt gần lìa cho bé trai 8 tuổi

Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các bác sĩ khoa Chỉnh hình Nhi đã tiến hành phẫu thuật cho bé trai 8 tuổi không may bị đứt gần lìa bàn tay. Trong lúc đùa nghịch, cháu Trần Dương Lâm (8 tuổi, ở Bắc Giang) không may bị người anh họ 14 tuổi dùng dao chém đứt gần lìa bàn tay. Rất may mắn, ca phẫu thuật cấp cứu ghép nối kéo dài 5 tiếng do các bác sĩ khoa Chỉnh hình Nhi – bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện đã thành công, cánh tay bị đứt đã có dấu hiệu phục hồi chức năng. Sau khi sự việc đau lòng xảy ra, cháu Lâm được đưa đến bệnh viện tỉnh Bắc Giang. Tại đây các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu, băng ép cố định và chuyển cháu lên bệnh viện Nhi Trung ương. Ths.BS Lê Tuấn Anh, khoa Chỉnh hình Nhi – bệnh viện Nhi Trung ương, đồng thời là người trực tiếp tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi cho biết, cháu Lâm nhập viện trong tình trạng da xanh, niêm mạc nhợt, tổn thương rất phức tạp do vết thương ngang mặt trước cổ tay, đứt toàn bộ mạch máu, thần kinh, gân gấp các ngón tay, đứt xương. Ngay lập tức, bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình Lê Tuấn Anh, bác sĩ Phùng Công Sáng cùng e-kíp gây mê đã tiến hành vi phẫu nối các động mạch bị đứt, thần kinh, kết hợp xương…cứu bàn tay cho bé. Sau ca phẫu thuật căng thẳng kéo dài 5 tiếng (từ 22 giờ đến 3 giờ sáng ngày 9/3), bệnh nhân đã tỉnh táo, các đầu ngón tay hồng, có thể vận động nhẹ nhàng, cảm giác nhận biết tốt. Tuy nhiên, cháu Lâm vẫn phải điều trị kháng sinh liều cao kết hợp thuốc chống đông để tránh tắc mạch thứ phát, có thể gây hoại tử bàn tay. Gia đình cho biết, khi sự việc xảy ra chỉ có hai anh em ở nhà, bố mẹ đều đang đi làm nên không biết các cháu đùa nghịch thế nào để dẫn đến cơ sự trên. Theo BS Tuấn Anh, khoa Chỉnh hình Nhi – bệnh viện Nhi Trung ương thường xuyên tiếp nhận và điều trị thành công nhiều ca bệnh đứt chi, đứt gân nhưng bệnh nhân bị tổn thương phức tạp như trường hợp cháu Lâm là khá ít gặp. Bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần giải thích cho trẻ hiểu những nguy hiểm của các dụng cụ có thể gây chấn thương vẫn được sử dụng trong gia đình, để trẻ có ý thức và không chơi đùa với các loại dao, kéo, búa…, tránh hậu quả đau lòng xảy ra. Tên bệnh nhi đã được thay đổi

Dân Việt

Virus Zika sát biên giới Việt Nam, các cửa khẩu đề phòng thế nào?

Khi có thông tin virus Zika áp sát biên giới Việt-Lào, Trung tâm kiểm dịch Y tế Quốc tế tỉnh Quảng Trị ngày 13.3 cho hay, đơn vị đã tăng cường thắt chặt kiểm tra, tuyên truyền đối với người xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay và cảng biển Cửa Việt. Đơn vị đang phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan tiến hành các biện pháp giám sát hành khách xuất, nhập cảnh vào địa bàn tỉnh bằng cách đo thân nhiệt. Nếu phát hiện hành khách nhập cảnh có sốt cao trên 38 độ C và các biểu hiện bệnh nghi ngờ nhiễm virus Zika thì sẽ được cách ly, theo dõi sức, điều trị đồng thời triển khai công tác tuyên truyền mạnh mẽ để người dân được rõ về loại virus nhóm B này. Cho đến nay, Quảng Trị vẫn chưa phát hiện trường hợp nào khả nghi nhiễm virus Zika. Virus Zika có thể lây qua đường máu như muỗi đốt và còn có thể lây qua đường tình dục. Biểu hiện nhiễm vi rút này là người bị sốt phát ban, đau cơ, chóng mặt… Bà mẹ mang thai nếu bị nhiễm virus Zika thì khi sinh con ra dễ bị chứng bệnh đầu nhỏ, teo não… Vì vậy, để phòng virus Zika, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, đề phòng muỗi đốt… Những người đã đến vùng dịch thì nên tránh quan hệ tình dục. Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị đang tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát người bệnh trên địa bàn toàn tỉnh nhằm xử lý nhanh, gọn nếu phát hiện trường hợp bị nhiễm virus Zika.

Hải quan

Xử phạt hai doanh nghiệp vi phạm chất lượng thực phẩm nhập khẩu

Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 công ty vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt 360 triệu đồng. Theo đó, Thanh tra Bộ Y tế xử phạt Công ty TNHH SSBio Pharma Vina, địa chỉ: Số 81 B Phạm Ngọc Thạch, phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định với 4 hành vi vi phạm là nhập khẩu sản phẩm thực phẩm chức năng Dung dịch Sâm Hàn Quốc (Ginsenoside 1mg/g)- Korea red Gingseng Extract Royal có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố đã áp dụng. Công ty này bán thực phẩm chức năng Dung dịch Sâm Hàn Quốc (Ginsenoside 1mg/g)- Korea red Gingseng Extract Royal (lô NSX:26-9-2014; HSD:25-9-2017) có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố đã áp dụng. Doanh nghiệp cũng kông thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng Dung dịch Sâm Hàn Quốc (Ginsenoside 1mg/g)- Korea red Gingseng Extract Royal. Chưa hết, doanh nghiệp còn sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung về ngày tháng trên phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm chức năng Dung dịch Sâm Hàn Quốc (Ginsenoside 1mg/g)- Korea red Gingseng Extract Royal. Với 4 sai phạm nêu trên doanh nghiệp bị xử phạt với tổng số tiền xử phạt là 278.000.000 đồng. Doanh nghiệp tiếp theo bị Thanh tra Bộ Y tế xử phạt là Công ty TNHH SSBio Pharm K-V, địa chỉ: 95D5 khu đấu giá 18,6ha đường Lạc Long Quân, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Công ty này cũng mắc 3 hành vi sai phạm khi quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Dung dịch Sâm Hàn Quốc (Ginsenoside 1mg/g)- Korea red Gingseng Extract Royal mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Dung dịch Sâm Hàn Quốc (Ginsenoside 1mg/g)- Korea red Gingseng Extract Royal gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Sửa chữa nhãn phụ sản phẩm thực phẩm chức năng Dung dịch Sâm Hàn Quốc (Ginsenoside 1mg/g)- Korea red Gingseng Extract Royal làm sai lệch thông tin về hàng hóa. Tổng số tiền xử phạt là 82.000.000 đồng. Cùng với hình thức phạt tiền, Thanh tra Bộ Y tế đã buộc Công ty TNHH SSBio Pharma Vina thu hồi sản phẩm vi phạm để tái xuất hoặc tái chế, trường hợp hàng hóa không tái xuất hoặc tái chế được, yêu cầu công ty tiêu hủy theo quy định

Dân trí

TPHCM: Vừa sinh con, sản phụ hôn mê rồi tử vong

Trước cái chết bất thường của vợ, người chồng đã gởi đơn đến Sở Y tế và cơ quan điều tra Công an quận 9, TPHCM yêu cầu làm rõ có hay không sự tắc trách của bệnh viện quận 9.Sáng sớm nay 13/3, sau khi thực hiện xong thủ tục khám nghiệm tử thi, cơ quan CSĐT Công an quận 9 đã bàn giao thi thể chị Châu Thị Tài (39 tuổi) cho người thân đưa về quê ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang lo hậu sự. Anh Thủ đau buồn kể lại cái chết đầy khuất tất của vợ sau khi sinh con tại bệnh viện quận 9, TPHCM. Ôm đứa con trai vừa sinh còn đỏ hỏn trên tay, anh Nguyễn Văn Thủ (quê tỉnh Kiên Giang) đau đớn kể lại cái chết đầy khuất tất của vợ. “Vợ tôi có 2 đứa con lớn với người chồng trước và đã ly hôn. Cảm thương người phụ nữ đảm đang, hiền lành này nên dù nhỏ hơn vợ đến 10 tuổi nhưng chúng tôi vẫn đến với nhau và cùng dắt dìu lên Sài Gòn lập nghiệp”, anh Thủ kể lại. Hai vợ chồng nghèo thuê nhà trọ ở phường Long Bình, quận 9 sống. Hàng ngày anh Thủ rong ruổi làm tài xế xe đầu kéo khắp các nẻo đường để kiếm tiền nuôi vợ và thương các con riêng của vợ như chính con đẻ của mình. Giữa năm 2015, anh Thủ mừng vui khôn xiết khi vợ mang thai và trông chờ từng ngày đứa con chào đời. Theo anh Thủ thì suốt trong thai kỳ, vợ anh thường xuyên đi khám thai ở một bác sĩ gần nhà và đều có kết quả bình thường. Gần đến ngày sinh, mẹ ruột chị Tài là bà Lê Thị Ngọc Bích (65 tuổi) từ quê lên để chăm sóc cho con. Ngày 3/3, chị Tài có dấu hiệu sắp sinh nên được mẹ đưa vào bệnh viện quận 9 (đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9). Sau đúng tuần lễ hôn mê tại Khoa hồi sức Bệnh viện ĐKKV Thủ Đức, trưa qua 12/3, chị Tài đã tử vong trong sự đau đớn, bức xúc của người thân. Theo bà Bích thì các bác sĩ Khoa sản của bệnh viện sau khi thăm khám, chẩn đoán xác định sức khỏe con gái bà cũng như thai nhi bình thường nên chỉ định nhập viện chờ sinh. Sau hơn 1 ngày, tối 4/3, chị Tài chuyển dạ và được chuyển vào phòng sinh thường mà không có chỉ định hoặc thông tin nào cho gia đình biết là phải can thiệp bằng phẫu thuật. “Vậy mà đến giữa đêm rạng sáng 5/3, bác sĩ yêu cầu gia đình tôi ký cam kết để mổ khiến ai cũng bất ngờ. Vậy nhưng vì tình thế quá cấp bách nên chúng tôi cũng chấp nhận ký cam kết”, bà Bích cho biết. Đến khoảng 3h30 rạng sáng cùng ngày, anh Thủ và gia đình mừng vui khôn xiết khi đón nhận đứa con sơ sinh là bé trai, nặng 3,6kg được nhân viên Khoa sản bồng ra và thông báo ca mổ thành công, sản phụ đang hồi sức sẽ ra sau. Hơn 1 tiếng đồng hồ sau, gia đình bà Bích được Khoa sản, bệnh viện quận 9 yêu cầu ký tiếp cam kết về việc cắt bỏ 1 phần tử cung của chị Tài với lý do (theo bà Bích) là bị mất máu. Dù cảm thấy không an tâm nhưng trước sự việc cấp bách, một lần nữa bà Bích đã đặt bút ký cam kết theo yêu cầu của bệnh viện. Vậy nhưng suốt từ thời điểm đó đến sáng, anh Thủ và mẹ vợ vô cùng sốt ruột, đứng ngồi không yên, liên tục hỏi thăm về tình hình sức khỏe của chị Tài thì được phía bệnh viện trấn an, bảo chờ trong khi đứa bé sơ sinh khóc ngất vì chưa được bú sữa mẹ. Đến khoảng 9h ngày 5/3, gia đình bà Bích cảm nhận sự xôn xao của các bác sĩ nên vội chạy vào xem thì thấy Khoa sản đang tất bật, có xe cứu thương đang chờ phía trước. “Gia đình tôi chạy vào thì thấy cửa trước Khoa sản đóng kín. Lúc đó tôi phát hiện họ đưa con gái tôi ra xe cứu thương bằng cổng sau mà không có bất cứ thông tin gì cho người thân.”, bà Bích kể lại. Trước sự việc trên, gia đình bà Bích đã phản đối, không đồng ý chuyển thân nhân của mình đi lén lút như thế và gây áp lực nên phía bệnh viện mới cho biết chuyển về bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức (ĐKKV) và họ đã đồng ý cho một người nhà theo lên xe. Khi đến BV ĐKKV Thủ Đức, các bác sĩ xác nhận sản phụ Tài đã rất nguy kịch, không mạch, không đo được huyết áp, mất quá nhiều máu và có biểu hiện chết não. Sau đúng tuần lễ hôn mê tại Khoa hồi sức, đến gần 11h trưa qua 12/3, chị Tài đã tử vong. Sau khi chị Tài tử vong, đại diện phía Bệnh viện quận 9 đã đến thăm hỏi, thắp nhang chia buồn cùng gia đình sản phụ. “Gia đình tôi nghi ngờ sự tắc trách của bệnh viện gây ra cái chết cho vợ tôi. Vì vậy tôi yêu cầu quý cơ quan can thiệp, làm rõ nguyên nhân, đồng thời truy cứu và xử lý trách nhiệm của những người liên quan trong việc tắc trách này để họ bồi thường các tổn thất, mất mát cho gia đình tôi”, anh Thủ đề nghị trong đơn gởi đến các cơ quan chức năng. Trước sự việc trên, PV Dân trí đã liên hệ với BGĐ bệnh viện quận 9 nhằm làm rõ. Tuy nhiên lãnh đạo bệnh viện đã hẹn đầu tuần sẽ thông tin. Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc

Huế: Hàng trăm nữ sinh viên bỡ ngỡ khi nghe kiến thức về sức khỏe sinh sản

Từ ngày 12/3 đến 29/5 tại trường Đại học Ngoại ngữ Huế diễn ra khóa tập huấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho sinh viên toàn trường.Dưới sự giảng dạy chuyên nghiệp từ các chuyên gia về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục từ trường Đại học Y Dược Huế, khóa tập huấn nhằm cung cấp kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe ban đầu về các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho sinh viên. Các buổi tập huấn đều diễn ra cuối tuần, thuận lợi không ảnh hưởng việc học của SV. Trong buổi đầu tiên, 583 sinh viên đã tìm hiểu về các vấn đề trong sức khỏe sinh sản là: làm mẹ an toàn, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn, sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, phòng các bệnh lây qua đường tình dục, phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, phòng ung thư vú và ung thư sinh dục, phòng và điều trị vô sinh, giáo dục tình dục… Đa số các em sinh viên (phần lớn là nữ sinh) đều tỏ ra bỡ ngỡ, ngại ngùng, đỏ mặt thậm chí mắc cỡ che mặt khi nghe các chuyên gia đề cập đến các khái niệm và nội dung trên. Phần lớn do các em chưa tìm hiểu về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục nên có biểu hiện như vậy. Tuy nhiên, về cuối buổi học, sự thoải mái đã dần bộc lộ, các em sinh viên đã tỏ ra thích thú khi biết được nhiều kiến thức về sức khỏe sinh sản.

Mắc ho gà nguy hiểm, trẻ nguy kịch tính mạng

Tại khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương) từ đầu năm đến nay tiếp nhận một số ca mắc ho gà, hiện vẫn đang có bệnh nhân được điều trị với trình trạng biến chứng viêm phổi nguy kịch, đe dọa tính mạng.

Nhiều biến chứng

Trước đây, ho gà vốn là bệnh “hiếm” và lâu không không tái xuất bởi đã được bảo vệ bằng vắc xin. Nhưng mấy năm trở lại đây ho gà đang trở lại. Từ đầu năm đến nay tại khoa, lúc nào cũng có vài ba ca ho gà nằm điều trị, trong đó có một số trường hợp nặng, đe dọa tử vong. Trước đó, trong năm 2015 BV tiếp nhận khoảng gần 300 ca mắc ho gà, trong đó nhiều em bé có biến chứng viêm phổi, với thời gian điều trị trung bình từ 10 -15 ngày rất vất vả, khó khăn. Khác với ho nhiễm khuẩn hô hấp thông thường, vi khuẩn ho gà khiến trẻ ho từng cơn không thể kiềm chế lại được, ho liên tục, ho rũ rượi đến tím tái mặt mày, thậm chí có thể ngừng thở, tử vong trong cơn ho. Những cơn ho như rút ruột, rút gan trẻ, ho mạnh và vi khuẩn ho gà có thể gây biến chứng như viêm phổi, tràn khí màng phổi do ho quá mạnh. Khi ho trẻ thường bị chảy nước mắt nước mũi, thậm chí xuất tiết mắt. Không chỉ gây ho, mà ho gà còn có thể gây biến chứng nguy hiểm như gây viêm phổi nặng, xuất huyết não và rất nhiều vấn đề phức tạp khác. Nhiều ca phải thở máy dài ngày. Trong khi đó, với trẻ nhỏ phải vào thở máy vì suy hô hấp cơ hội là 50 – 50 bởi diễn biến bệnh ở trẻ rất khác nhau, tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì đã suy hô hấp, không tự thở được phải thở máy. Trong đợt này BV Nhi TW triển khai cả lọc máu hi vọng cứu được bệnh nhi nhỏ tuổi mắc ho gà nặng. Trong các ca mắc bệnh BV Nhi tiếp nhận, có những trẻ đã qua tuổi tiêm chủng nhưng không tiêm ngừa vắc xin. Cá biệt có những em nhỏ dưới 2 tháng tuổi mắc ho gà rất nặng, đe dọa tính mạng. “Dù em bé chưa đến tuổi tiêm chủng, trông chờ kháng thể từ mẹ truyền sang con nhưng bản thân người mẹ cũng không có đủ kháng thể nên em bé không có sự bảo vệ chủ động. Tôi cho rằng, ho gà ở trẻ em không phải vấn đề gặp ít hay nhiều mà cứ gặp là nguy hiểm. Bởi dù gặp ít nhưng diễn biến vẫn rất nặng, bệnh nhi có thể tử vong.”. Cục YTDP phân tích. “Trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng (tròn 2 tháng) mắc ho gà có thể do nhiều nguyên nhân, như người mẹ chưa từng được tiêm chủng, chưa từng mắc ho gà sẽ không có kháng thể truyền cho con. Những trường hợp này, khi duy trì được tỉ lệ miễn dịch cộng đồng cao (tiêm chủng cao) thì sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh khi chưa đến tuổi tiêm chủng. Còn miễn dịch cộng đồng càng thấp, mầm bệnh càng nhiều và có nguy cơ tấn công người chưa có miễn dịch càng lớn, trẻ chưa kịp đến tuổi tiêm chủng đã bị bệnh tấn công”.

Phòng bệnh chủ động

Theo thống kê của Viện VSDTTW năm 2015 Việt Nam ghi nhận 380 trường hợp có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh ho gà, trong đó xét nghiệm dương tính là 258 trường hợp. Trong đó 50% bệnh nhi trong độ tuổi từ 2 - 4 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đầy đủ 3 mũi như quy định; 1 số trẻ dưới 2 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm) và một số nhỏ là trẻ 2- 3 tuổi. Vì thế, trẻ em khi sinh ra nhất định cần được tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Nay quai bị, thủy đậu ít gặp ở trẻ nhỏ do được tiêm phòng, nhưng lại gặp ở người lớn vì những người này chưa từng tiêm vắc xin, chưa từng mắc bệnh nên chưa có miễn dịch. Với phụ nữ chuẩn bị mang thai, nên tư vấn để xem xét khả năng tiêm phòng với những bệnh có thể bảo vệ chủ động bằng vắc xin để khi sinh con trẻ được truyền kháng thể từ mẹ, bảo vệ trẻ trong thời gian chờ đến tuổi tiêm chủng. Không riêng ho gà (có vắc xin 5 trong 1phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib, được tiêm mũi đầu khi trẻ tròn 2 tháng tuổi, tiêm nhắc lại mũi hai khi 3 tháng và mũi thứ ba khi 4 tháng) mà nhiều loại vắc xin phòng bệnh nguy hiểm đã được đưa vào TMCR, như các vắc xin phòng bệnh sởi, viêm não Nhật Bản, bệnh lao.... Vì thế, để phòng bệnh cho trẻ hãy cho con đi tiêm vắc xin để phòng nguy cơ dịch trở lại, trẻ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tính mạng mà đáng lẽ trẻ không mắc nếu được tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Qua 30 năm triển khai TCMR, hàng trăm triệu liều vắc xin đã được tiêm miễn phí cho trẻ em và phụ nữ để phòng 12 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Sởi, Bại liệt, Viêm não Nhật Bản B, Tả, Thương hàn, Rubella và bệnh do vi khuẩn Hib.Nhờ có vắc xin và tỷ lệ tiêm chủng đạt ở mức cao, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005, tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em như bạch hầu, ho gà, sởi…. đã giảm hàng chục đến hàng trăm lần so với trước khi triển khai chương trình này.

Quảng Bình: Ăn cơm, nuốt phải dây đồng dài 4cm vào bụng

Sau khi ăn cơm xong, ông Tán lên cơn sốt, cảm lạnh. Ông được người nhà đưa đến bệnh viện và phát hiện một dây đồng dài khoảng 4cm trong bụng.Trước đó, sáng ngày 10/3, BVVN Cu Ba Đồng Hới tiếp nhận bệnh nhân Dương Tán (58 tuổi, ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình) với triệu chứng đau ngực khi nuốt nước bọt, ho... Sau khi bệnh nhân nhập viện, các bác sỹ khoa Răng hàm mặt bệnh viện này đã hội chẩn, chụp citi cắt lớp thì phát hiện trong phế quản bệnh nhân có dị vật phát quang bằng kim loại nằm ở phía bên phải. Tiến hành ca mổ, bác sỹ đã gắp dị vật là sợi kim loại bằng đồng với hình dạng xoắn 2 vòng, chiều dài khoảng 4cm, bề rộng 2 vòng xoắn khoảng 2cm ra khỏi phế quản. Bệnh nhân Tán cho biết, trước đó, sau khi ăn cơm tối xong thì người ông lên cơn sốt, cảm lạnh nên người thân trong gia đình mua thuốc về uống. Tuy nhiên, sau hơn 1 tuần vẫn không thấy khỏi nên đã nhập viện và được các bác sỹ phát hiện, cứu chữa kịp thời.

Pháp luật TP HCM

Trái tim không hề là thủ phạm!

Tìm vật tế thần là thói quen đổ thừa của con người. Hễ nhắc đến bệnh tim thì cholesterol 10 lần như một bị mang ra hài tội đủ điều! Mạch máu tất nhiên không vô cớ bỗng xơ vữa. Nhưng nếu tưởng chỉ có cholesterol là thủ phạm thì sai!Chuyên gia khoa tim mạch ở ĐH Mainz, CHLB Đức đã phát hiện lượng nội tiết tố adrenalin của tuyến thượng thận tăng thấy rõ ở nhóm nhập viện vì thiếu máu cơ tim dù không thừa mỡ máu nhưng quá thừa… stress!

Không lửa khó có khói

“Địa phương” nằm gần mạch máu dễ thiếu máu, thậm chí hoại tử nếu thiếu dưỡng khí vì mạch máu xơ vữa nên tưới máu không đủ. Tình trạng này càng rõ nét ở người béo phì lại thêm có lượng mỡ trong máu vượt chỉ tiêu nên trái tim dễ mệt vì ngày đêm phải tăng năng suất. Tuy vậy, theo kết quả thống kê trên nhiều ngàn bệnh nhân ở Hoa Kỳ, gần phân nửa phải vào phòng cấp cứu vì nhồi máu cơ tim là đối tượng trước đó chưa hề tăng mỡ máu! Đáng nói hơn nữa là không dưới 40% nạn nhân không có dấu hiệu báo động trước đó như cơn đau thắt ngực, đặc biệt ở phụ nữ khiến cho số trường hợp tử vong ở nữ giới cao hơn cánh đàn ông. Kết quả nghiên cứu dài hạn ở ĐH London cho thấy tăng mỡ máu tuy là điều kiện ắt có nhưng vẫn chưa đủ để dẫn đến nhồi máu cơ tim. Đòn bẩy để từ thiếu máu cơ tim chuyển nhanh sang thuyên tắc mạch vành chính là sự hiện diện của những chất khiến mạch máu trên thành tim co thắt đột ngột. Đứng đầu trong các chất hại tim không thương tiếc là cặp bài trùng troponin và homocystein tích lũy ở người phải sống chung với stress, ở người mượn rượu bia để quên đời đen bạc. Hai chất này, đặc biệt ở người chưa quá tuổi 50, là nhân tố rủi ro cao độ vì là đòn bẩy của thiếu máu cơ tim và tai biến mạch máu não cho dù huyết áp của nạn nhân trước đó trong định mức bình thường. Tình trạng này cần được khẩn trương lưu ý ở bệnh nhân tiểu đường vì xơ vữa mạch máu do rối loạn biến dưỡng chất béo nhanh chân ăn theo.

Vì sao con tim mong manh từ dạo ấy?

Không thiếu người mệt muốn đứt hơi nhưng thầy thuốc tìm hoài không ra bệnh vì kết quả siêu âm, điện tim… lại là “chưa phát hiện dấu hiệu bệnh lý”! Không hẳn như thế. Đừng quên bên cạnh bệnh lý rõ như ban ngày thì bệnh tim còn do nguyên nhân thần kinh - nội tiết (endogenous cardiac neurosis). Máy siêu âm cho dù có thêm cả chục màu cũng tìm không ra khe hở hay chỗ nghẹt trên tim ở người: Đau khổ vì thất tình, vì đứng trước ngã ba đường chia tay. Trầm uất vì bệnh, như tiểu đường, hay vì buồn đời đen bạc, hay vì cả hai. Thường xuyên lo sợ vì áp lực của trục trặc pháp lý, gánh nặng tài chính. Có cuộc sống quá căng thẳng vì công việc, hay ngược lại vì thất nghiệp. Bực tức đủ điều với ám tiễn bắn tỉa sau lưng nhưng nói không được. Chấn động tâm lý sau ly dị, tang sự, chấn thương.

Đợi chi mất bò mới lo làm chuồng?!

Không cần dông dài cũng hiểu thiếu máu cơ tim nguy hiểm đến thế nào. Đừng tưởng thuyên tắc mạch vành chỉ là tai nạn của người cao tuổi. Thống kê trong mấy năm gần đây cho thấy số người trẻ tuổi bất ngờ ngã bệnh không thua số trường hợp nhập viện cấp cứu của người già. Ngành y khắp nơi vì thế đang hô hào cho biện pháp tầm soát bệnh lý mạch vành cho 10 nhóm đối tượng dễ tắc mạch vành như dưới đây: Nạn nhân của stress nhưng không có chương trình nghỉ ngơi trong thời biểu làm việc. Đã vậy lại không theo dõi điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm sinh hóa… một cách định kỳ, tối thiểu sáu tháng một lần. Đường huyết không ổn định vì bị bệnh tiểu đường nhưng không chú trọng việc thay đổi nếp sinh hoạt mà chỉ trông mong vào thuốc. Hút thuốc lá không dưới 10 điếu mỗi ngày. Trục trặc với huyết áp nhưng không điều trị đến nơi đến chốn. Đừng quên là huyết áp dù cao hay thấp đều có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Sống trong môi trường quá ồn ào. Béo phì nhưng vẫn có chế độ dinh dưỡng đơn điệu, thiếu thực phẩm xanh lại thêm không cố gắng giảm cân bằng cách tăng vận động. Đã nhiều lần có lượng mỡ triglyceride trong máu cao hơn bình thường nhưng không điều trị cho đến nơi đến chốn. Có người thân trực hệ đã bị nhồi máu cơ tim. Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, nam giới bước vào thời mãn dục. Đánh lén bao giờ cũng khó đỡ. Hình ảnh nghịch lý của xã hội được tiếng văn minh chính là cuộc sống không còn phút thư giãn! Áp lực công việc, thời gian, tiếng động, môi trường ô nhiễm… tất cả hòa quyện vào nhau để đẩy mạch máu thành tim vào thế dựa lưng sát vách. Tức nước ắt có lúc phải vỡ bờ. Không lạ gì với số người trên khắp năm châu phải mất mạng mỗi năm. Đúng thầy đúng thuốc vẫn chưa là giải pháp nếu không có cách nào giải quyết vấn đề ngay từ điểm cốt lõi là làm sao cho tim đập đều nhịp, làm sao cho mạch máu dẻo dai, làm sao cho dòng máu thông thoáng. Đó là lý do tại sao càng lúc càng có nhiều thầy thuốc chọn giải pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh nếu chưa bệnh và trị liệu toàn diện, thay vì chỉ trông mong vào thuốc đặc hiệu ở người đã bệnh. Phải chọn cách này vì không có cách nào khéo hơn.

Đừng bất cẩn mà để trẻ bị điếc

Một báo cáo của WHO công bố ngày 10-3 cho thấy toàn cầu hiện có 32 triệu trẻ em bị điếc, giảm thính lực. Điều đáng nói là 60% trường hợp trong số này có thể được ngăn chặn. Đồng nghĩa với việc 19 triệu trẻ em có thể không phải bị giảm thính lực. Theo WHO, thính lực của trẻ em đang càng ngày càng bị đe dọa. Nhiều trường hợp giảm thính lực có thể ngăn chặn rất dễ dàng nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm thính lực ở trẻ, có thể vì gen, vì biến chứng của các bệnh như sởi, quai bị, rubella, viêm màng não, sinh non, nhẹ cân khi sinh. Một điều khá quan trọng nữa là cho trẻ uống thuốc bừa bãi cũng có nguy cơ khiến trẻ bị mất thính lực. Để giữ gìn thính lực cho trẻ, cha mẹ cần: Không bao giờ có hành động tạo áp lực vào tai trẻ như bạt tai. Tránh để nước vào tai trẻ. Tránh bơi ở hồ nước không sạch. Thường xuyên bơi phải dùng dụng cụ che tai. Trẻ sơ sinh cần được kiểm tra thính lực để can thiệp sớm và cần được kiểm tra định kỳ thính lực sau này. Không đưa vật nhọn vào tai trẻ. Không cho trẻ nghe âm thanh lớn. Tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella, viêm màng não cho trẻ.

Cơ hội mới chống đào thải ghép thận

Một bộ phận người suy thận thường mất một thời gian dài chờ đợi hy vọng sẽ có quả thận tương thích với hệ miễn dịch của mình để thay mà không biết rằng họ có thể sẽ không bao giờ tìm được một quả thận tương thích với mình vì theo tự nhiên hệ thống miễn dịch của họ sẽ từ chối nó.Trong thời gian này họ phải đi lọc máu hằng tuần để duy trì sự sống. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của quỹ National Kidney Foundation (Mỹ) được đăng trên tạp chí The New England Journal of Medicinecho thấy người suy thận nếu được thay bằng một quả thận không tương thích vẫn tốt hơn không thay. Các nhà nghiên cứu đã so sánh tỉ lệ sống sót của một nhóm gồm 1.025 bệnh nhân đã thay quả thận không tương thích với hai nhóm bệnh nhân thận khác. Sau tám năm, 76,5% bệnh nhân thay quả thận không tương thích từ những người còn sống vẫn sống, một tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với những bệnh nhân vẫn nằm trong danh sách chờ đợi hay được thay quả thận từ những người đã chết (62,9%), hay những bệnh nhân không thay thận (43,9%). Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách thay đổi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân khiến nó chấp nhận quả thận không tương thích. Biện pháp này được biết đến như một sự gây tê. Kháng thể của bệnh nhân sẽ được lọc ra khỏi máu, sau đó họ được truyền một loại kháng thể khác vào để bảo vệ cơ thể trong thời gian cơ thể họ tự sản sinh kháng thể mới. Kháng thể mới này ít từ chối và tấn công các bộ phận cấy ghép, trong đó có quả thận. Chi phí thay đổi miễn dịch khoảng 30.000 USD. Chi phí thay thận khoảng 100.000 USD. Chi phí lọc máu trung bình là 70.000 USD cho mỗi người đến khi chết. Ước tính ở Mỹ 100.000 bệnh nhân thận trong danh sách chờ đợi được thay thận và số người đã từ bỏ ý nghĩ thay thận chịu đựng cuộc sống gắn liền với hành trình lọc máu đến khi chết.

Đại đoàn kết

Zika đã gần kề

Bộ Y tế dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết hiện đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc có sự lây truyền vi rút Zika. Trong đó, có nhiều nước trong khu vực và sát biên giới Việt Nam. Theo đánh giá của Bộ Y tế, nguy cơ vi rút Zika xâm nhập vào nước ta và bùng phát thành dịch là rất lớn.Số điện thoại đường dây nóng tư vấn, báo các trường hợp nghi nhiễm vi rút Zika là 0989 671 115.

Phụ nữ có thai không nên đến các nước có bệnh do vi rút Zika

Nhiều nước trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika xâm nhập hoặc có sự lây truyền vi rút Zika là: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, đặc biệt là Campuchia, Trung Quốc là những nước có chung đường biên giới với nước ta. Ngoài ra, có 3 quốc gia ghi nhận ca bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục là Pháp, Ý và Mỹ. Một số quốc gia cũng đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika xâm nhập sau khi về từ vùng có dịch gồm: Đức, Hà Lan, Australia, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Cuba, Utah, Đan Mạch, Nga. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận trường hợp mắc vi rút Zika. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Y tế, nguy cơ vi rút Zika xâm nhập vào nước ta và bùng phát thành dịch là rất lớn. Đặc biệt, trước thông tin vi rút Zika đã xuất hiện tại Lào, Bộ Y tế đã ra khuyến cáo mạnh mẽ, yêu cầu người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ có thai hoặc dự định có thai trong vòng 6 tháng tới không nên đến các quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika khi không cần thiết. Những người đi/đến/về từ quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.  TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua, tại miền Bắc chỉ có 2 trường hợp nghi nhiễm vi rút Zika đến cơ sở xét nghiệm. “Đối với người nhiễm vi rút Zika việc đo thân nhiệt để phát hiện là không hiệu quả vì 80% số trường hợp nhiễm đều không có triệu chứng. Do vậy, không nước nào áp dụng khai báo sức khỏe khi người dân đi từ vùng dịch về. Quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. Nếu người dân đi từ vùng có dịch về mà có các biểu hiện nghi ngờ cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm”- ông Trần Đắc Phu nói. Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người trở về từ quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (hoặc bạn tình) đang trong quá trình mang thai hoặc dự định có thai để tránh những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi. Người dân cũng cần áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy để loại trừ mầm bệnh.  Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã phát động chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng để phòng bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết”. Cụ thể, người dân cần áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, diệt muỗi và lăng quăng (bọ gậy) cho gia đình và khu vực mình sinh sống như: lật úp các dụng cụ, thu dọn các vật dụng phế thải xung quanh nhà như vỏ chai, lon, hộp bia nước ngọt, lốp xe, vật dụng phế thải…; thay nước bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn, tủ… Đây chính là các vật dụng có khả năng chứa nước và là ổ chứa, nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết.

Muỗi thông thường cũng chứa vi rút Zika 

Đầu tháng 3, các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Oswaldo Cruz Foundation (Fiocruz) của Brazil thông báo đã phát hiện vi rút Zika trong tuyến nước bọt của muỗi thông thường hay muỗi Culex. Phát hiện này đưa đến giả thuyết muỗi thường có thể truyền nhiễm căn bệnh trên làm dấy lên sự lo ngại vi rút Zika có thể lây truyền nhanh chóng hơn trên khắp thế giới. Các nhà khoa học cho biết đang điều tra môi trường sống tự nhiên của muỗi Culex, đông gấp 20 lần muỗi Aedes aegypti trong khu vực lây nhiễm vi rút Zika để điều tra liệu loài muỗi này có mang khuẩn Zika hay không. Các thử nghiệm đã được tiến hành trên hơn 200 con muỗi Culex và nghiên cứu này sẽ kéo dài từ 6 đến 8 tháng trước khi đưa ra kết luận cuối cùng khẳng định loài này có hay không thể truyền vi rút Zika sang người. Muỗi Culex là loài phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đẻ trứng trong những hố chứa nước bẩn, không giống như muỗi Aedes aegypti đẻ trứng trong nước sạch và những khu vực ẩm thấp. Loài muỗi thường sinh trưởng mạnh ở các khu vực đô thị thiếu cơ sở hạ tầng vệ sinh cơ bản, một vấn đề phổ biến ở các vùng nghèo của tất cả các thành phố lớn ở Brazil. Bộ Y tế Brazil cho biết tính nước này có tới 5.909 trường hợp trẻ sơ sinh và thai nhi nghi mắc bệnh đầu nhỏ, teo não, bị nghi là do vi rút Zika gây ra. Trong số các bệnh nhi nói trên có 641 trường hợp các kết quả xét nghiệm đã khẳng định trẻ bị bệnh. Bộ Y tế Brazil tuyên bố gần như tin chắc chắn rằng các phụ nữ mang bầu khi bị nhiễm vi rút Zika sẽ lây nhiễm sang thai nhi, do đó số trẻ em mới sinh mắc bệnh đầu nhỏ, teo não ngày càng tăng trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục phát triển và chưa có dấu hiệu suy giảm ở nước này.       

Các nghiên cứu mới nhất về vi rút Zika rất đáng lo ngại

Ngày 9/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo phụ nữ đang mang thai không đến các vùng xuất hiện dịch bệnh Zika và nhấn mạnh ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự liên quan chặt chẽ giữa vi rút Zika với bệnh teo não ở thai nhi. Trước đó, WHO mới chỉ cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cho phụ nữ mang thai khi đến các vùng có vi rút Zika hoành hành ở Nam Mỹ và vùng Caribe. Tuy nhiên, trong thông báo lần này, Tổng Giám đốc WHO - Margaret Chan cho biết các nghiên cứu mới nhất về vi rút Zika là rất “đáng lo ngại”. Bà Chan cảnh báo vi rút Zika không những chỉ gây dị tật teo não đối với thai nhi mà có thể gây nguy cơ tử vong, chậm phát triển và mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương cho thai nhi.  Hiện 54 quốc gia đã ghi nhận các trường hợp lây nhiễm. Cho đến nay, chưa có vắc xin hay thuốc đặc trị vi rút Zika. Triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm vi rút là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban.

Phát hiện một loại thuốc hạ sốt giảm đau giả

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện để thông báo về việc phát hiện thuốc hạ sốt giảm đau Dianfagic giả.Vụ việc này được phát hiện nhờ kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đối với mẫu thuốc mang tên Dianfagic do Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Bến Tre lấy mẫu tại quầy thuốc 334 xã Thanh Ngãi, huyện Mỏ Cày. Khi thử nghiệm và phát hiện thuốc giả, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã báo cáo với Cục Quản lý Dược để cảnh báo rộng rãi trong cộng đồng. Loại thuốc giả này có một số đặc điểm khác với thuốc thật do công ty cổ phần Dược Minh Hải sản xuất. Cụ thể, thuốc Dianfagic thật đựng trong chai nhựa trong và bóng, còn thuốc giả đựng trong chai nhựa đục, viên nang cứng của thuốc thật một đầu xanh nhạt, một đầu xanh đậm, còn thuốc giả có màu vàng.     

Chữa mù lòa, đục thủy tinh thể bằng tế bào gốc

Theo tạp chí khoa học Nature ngày 9/3, đội nghiên cứu gồm các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) đã điều trị thành công cho 12 trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể bẩm sinh. Giáo sư nhãn khoa Kang Zhang, tác giả chính của công trình cho biết nhóm của ông đã rạch một vết nhỏ ở mắt bệnh nhi, loại bỏ phần ống kính tổn thương rồi đưa tế bào gốc vào mắt trẻ tạo nên ống kính mới. Kết quả, mắt bệnh nhi sáng lại và vết rạch lành sau 3 tháng. “Xâm lấn ít xảy ra nếu chúng ta dùng chính tế bào gốc của mình để tái tạo nội tạng”, giáo sư Zhang kết luận. Trong nghiên cứu còn lại, nhóm chuyên gia từ Đại học Osaka (Nhật Bản) và Cardiff (Anh) nuôi tế bào gốc trong phòng thí nghiệm rồi cấy vào mắt thỏ bị mù giác mạc. Giáo sư Koji Nishida tham gia công trình tuyên bố quá trình phục hồi thị giác của 6 con vật “không xuất hiện biến chứng đáng kể”. James Tsai, chủ tịch Hội Tai - Mắt Mount Sinai (Mỹ) nhận định liệu pháp tế bào gốc là điều giới y học luôn mong chờ và tin tưởng có thể thực hiện.   

VNExpress

Ngủ kém có thể dẫn đến ung thư

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha, chứng ngưng thở khi ngủ khiến cơ thể thiếu hụt oxy và kích thích ung thư phát triển.Một trong những hệ quả của chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng thiếu oxy khiến cơ thể hoặc nội tạng không được cung cấp đầy đủ chất khí. Giờ đây, nghiên cứu trên chuột do bác sĩ Antoni Vilaseca từ Đại học Barcelona (Tây Ban Nha) được trình bày tại Hiệp hội Tiết niệu Châu Âu (EAU) cho thấy rối loạn giấc ngủ tạo cơ sở cho ung thư phát triển. Theo Medical Daily, các nhà khoa học đã nghiên cứu 24 con chuột mắc ung thư thận. Họ nhận thấy 12 con bị thay đổi nồng độ oxy hấp thụ cho giống với chứng thiếu oxy liên tục ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ, số lượng tiền thân mạch cùng tế bào nội mô trong các khối u thận gia tăng nhanh chóng. Những tế bào này hỗ trợ hình thành và tái tạo mạch máu nhằm vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến các mô, cơ quan. Bên cạnh đó, nhân tố sinh trưởng nội mạc trong khối u cũng xuất hiện nhiều hơn. Như vậy, về cơ bản, thiếu oxy tạo cơ hội cho khối u lấy chất dinh dưỡng để phát triển. "Tất nhiên đây là nghiên cứu trên động vật nên cần thận trọng khi áp dụng cho người", tiến sĩ Vilaseca lưu ý. "Dù sao đi nữa, phát hiện trên giải thích vì sao tình trạng thiếu oxy như ngưng thở khi ngủ lại thúc đẩy ung thư".  Tiến sĩ Arnulf Stenzl, Chủ tịch EAU cho rằng từ công trình này, có thể hiểu không hút thuốc cùng lối sống lành mạnh giúp cơ thể nhận được nhiều oxy hơn nên kiểm soát bệnh tật tốt hơn và nguy cơ ung thư giảm.

 

Ngày 16/03/2016
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích