Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 2 4 2 2
Số người đang truy cập
1 1 4
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Ảnh sưu tầm từ internet
Điểm tin y tế từ các báo ngày 30/11 đến 2/12 năm 2015

Bộ test nhanh thực phẩm đang bị thổi phồng; Người mẹ hiền của những đứa trẻ có H; Mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; Bình Định: Dịch sốt xuất huyết bùng phát, bệnh viện quá tải; Báo động 'loạn' đào tạo Y dược; Cứu sống một người nuốt 59 mảnh sứ vào bụng…

Tiền phong

Bộ test nhanh thực phẩm đang bị thổi phồng

Cục ATTP (Bộ y tế) vừa có thông báo khuyến cáo, một số trang website hiện đang quảng cáo thổi phồng, sai lệch chức năng so với hồ sơ đăng ký lưu hành của loại máy đo kiểm tra độ an toàn thực phẩm có tên SOEKS NUC -019-1 do Liên Bang Nga sản xuất. Cục an toàn thực phẩm (Bộ y tế) vừa có thông báo khuyến cáo, một số trang website hiện đang quảng cáo thổi phồng, sai lệch chức năng so với hồ sơ đăng ký lưu hành của loại máy đo kiểm tra độ an toàn thực phẩm có tên SOEKS NUC -019-1 do Liên Bang Nga sản xuất. Theo Cục ATTP, loại máy này chỉ xét nghiệm nhanh được một chỉ tiêu là dư lượng nitrat trong rau, củ, thịt, quả tươi.  Kết quả thu được khi sử dụng bộ xét nghiệm nhanh này cũng chỉ là kết quả ban đầu, mang tính sàng lọc, định hướng cho các thử nghiệm tiếp theo trong phòng thí nghiệm. Trước tình hình này, Cục an toàn thực phẩm đã có buổi làm việc với đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Nga tuy nhiên, đại diện công ty này khẳng định, thông tin quảng cáo thổi phồng chức năng máy SOEKS NUC trên các trang website không thuộc quản lý của đơn vị này. Trước đó, Tiền Phong đã có bài viết dẫn lời PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) khuyến cáo, người dân không cần thiết phải sử dụng loại máy test nhanh thực phẩm đang quảng cáo tràn lan trên thị trường vì loại máy này chỉ đo được chỉ tiêu nitrat, trong khi nitrat không phải là mối đe dọa nghiêm trọng trong thực phẩm hiện nay. Được biết, để bảo quản hoa quả, thực phẩm hiện có khoảng 2.000 loại hóa chất, trong khi máy móc hiện đại ở các phòng kiểm nghiệm Việt Nam mới chỉ phát hiện ra 600 loại. Việc tìm phương pháp để kiểm tra độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, độc tố trong thực phẩm đang khiến các nhà khoa học Việt Nam đau đầu.

Người mẹ hiền của những đứa trẻ có H

Đến xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội), hỏi thăm ai cũng biết cô giáo Đinh Thị Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Yên Bài B, người đã 10 năm gắn bó với trẻ có H. Không những đối mặt với kỳ thị, cô Thủy còn cảm hóa được người thân cùng dang rộng vòng tay yêu thương…

Giờ học của trẻ có H

9 giờ sáng, những đứa trẻ cười đùa hồn nhiên chơi trò nhảy lò cò trong sân Trung tâm giáo dục lao động xã hội số II Ba Vì được cô giáo Đinh Thị Thủy gọi vào học. Buổi học bài hôm đó có 7 học sinh lớp 1. Cô Thủy đến từng bàn kiểm tra bài luyện chữ của từng em. Một học sinh gần 6 tuổi nhiễm HIV mới được người thân từ Nghệ An gửi vào trung tâm chỉ biết mình tên Đạt trầy trật mãi không viết được chữ “êu, iu”. Cô Thủy cầm tay Đạt nắn từng nét chữ cho đến hết 2 hàng dài trên tập vở. Trong lúc cô đang nắn chữ cùng Đạt, một học sinh khác đã rời bàn đi chơi. Cô lại nhẹ nhàng nhắc em về chỗ. Buổi học của cô trò cứ nhẫn nại, nhọc nhằn trôi qua như thế đến nay đã là năm thứ 10. Cô Thủy kể về mối lương duyên với lũ trẻ bắt đầu từ buổi gặp gỡ năm 2006. Đó là ngày cô được trường giao nhiệm vụ lựa chọn một số học sinh tiêu biểu vào Trung tâm giáo dục lao động xã hội số II (Ba Vì) giao lưu với trẻ có H. Tuy nhiên, khi đi vận động, sợ lây nhiễm, không một phụ huynh nào chịu cho con mình đi! Cuối cùng cô vận động con của giáo viên trong trường và đưa cả con mình đi mới đủ 20 cháu vào thăm các bạn. Cô kể: “Lần đầu gặp, các con cứ vây quanh, đứa níu chân, đứa níu áo bảo: “Mẹ bế con! Mẹ bế con” khiến tôi không cầm được nước mắt. Những đứa trẻ dạo đó chưa có thuốc ngăn ngừa vi rút ARV nên mụn nhọt, chảy nước khắp tay chân, đầu tóc. Nhiều đứa quá tuổi nhưng chưa một ngày được đến trường níu tay chị hỏi: “Mẹ ơi, bao giờ con được đi học?”. Chị vừa khóc vừa hứa vội: “Mẹ sẽ dạy các con”. Lời hứa đó như một cơ duyên để gắn kết cuộc đời chị với những đứa trẻ bị bỏ rơi nơi cách trung tâm Hà Nội chừng 60km mà những tưởng thâm sơn cùng cốc này. Một thời gian ngắn sau, đại diện trung tâm đến Trường Tiểu học Yên Bài B đặt vấn đề cho các con có H được học chữ như bao nhiêu đứa trẻ khác. Chị Thủy là người đầu tiên được hiệu trưởng gọi đến giao nhiệm vụ. Chị kể: “Khi đó, tôi vừa vui mừng vừa hoang mang. Mừng vì mình có thể sẽ bù đắp được phần nào thiệt thòi cho bọn trẻ nhưng cũng lo vì lỡ mình bị lây bệnh, các con thì đang còn nhỏ”. Xin ý kiến của chồng, anh ngăn cản quyết liệt. Thậm chí tuyên bố: “Nếu đi dạy trẻ có H thì ở hẳn trung tâm, không được về nhà”. Vậy nhưng, trong lòng chị thôi thúc phải làm gì đó cho những đứa trẻ đáng thương này. Bài giảng đầu tiên năm 2006 ở ngay lớp học Trường Tiểu học Yên Bài B dù đã vào muộn 30 phút so với các bạn khác nhưng cô trò vẫn vấp phải sự phản ứng dữ dội của phụ huynh học sinh. Trầy trật đấu tranh, dạy chữ một thời gian, cô trò phải chuyển về phòng học trong Trung tâm giáo dục lao động số II, cách trường hơn 1km để học thì mới yên ổn. Năm 2009, ngày càng có đông trẻ tới lớp học chữ, trường điều thêm giáo viên đến hỗ trợ cô Thủy mở thêm lớp đến nay.

Hành trình nước mắt

10 năm dạy chữ cho trẻ HIV, từ chỗ ban đầu chỉ có 9 trẻ được đến trường nay đã có 80 học sinh theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Những đứa trẻ khóa đầu tiên nay đã là học sinh trung học phổ thông, nhiều em trong số đó đạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi do huyện Ba Vì tổ chức như em Triệu Thanh Tú, Phạm Đình Đức. Nhiều em được phát hiện có năng khiếu hội họa, nói tiếng Anh rất giỏi. Điều này, vượt ngoài mong đợi của cả nhà trường lẫn thầy cô giáo. Để có thành tích đó, cô Thủy đã phải vừa làm giáo viên, làm mẹ, vừa kiêm nhân viên y tế. Cô kể: “Trẻ có bệnh nên sức khỏe yếu. Đi học, các con thường xuyên chảy máu cam, gãy răng, sốt, nôn trớ... khi đó, cô kiêm luôn người dọn dẹp, vệ sinh và an ủi các con. Nhiều buổi học cô khóc, trò khóc. Nhiều đêm về không ngủ, cứ nghĩ miên man...”. Cô Thủy chia sẻ, những đứa trẻ thiếu tình thương gia đình, người thân nên khi ra đề tả về người thân hoàn toàn xa rời thực tế so với các con. Các con không biết thế nào là ông bà, cha mẹ. Khi đó, chị lại phải sưu tầm thật nhiều tranh ảnh, kể nhiều chuyện để các em hình dung. Tuy nhiên, có khi dạy cả tuần con cũng không hiểu. Có con bướng bỉnh hất văng tay cô, không cho cô tới gần rồi khóc òa làm cô vô cùng hốt hoảng.

Cầu nối gia đình

Những đứa trẻ đến với trung tâm mỗi đứa một hoàn cảnh khác nhau nhưng đa phần đều bị gia đình bỏ rơi. Có đứa sinh ra đã mất cha, mất mẹ. Có ông bà, họ hàng vì kỳ thị đã vội mang trẻ đến gửi trung tâm. Nhiều đứa được đưa đến từ các bệnh viện, từ các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Nội... Khi vào trung tâm, các cháu chỉ biết đến các cô nuôi chăm sóc, không biết đến hơi ấm gia đình. Cô Thủy tâm sự, những ngày lễ tết ai cũng được quây quần với gia đình, những đứa trẻ này lại càng đáng thương. Mong muốn các con hiểu thế nào là gia đình, những ngày lễ cô lại xin trung tâm, thuyết phục chồng đưa hàng chục cháu về nhà đón Tết, ăn bữa cơm gia đình. Chồng cô, sau nhiều ngày phản đối, khi thấy lũ trẻ khát khao tình cảm vừa đến sân nhà đã chạy tới sà vào lòng gọi “bố” cũng đã không cầm được lòng, ủng hộ vợ. Cứ thế, nhiều năm qua, ngôi nhà nhỏ của cô Thủy đã mang lại hơi ấm gia đình cho nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Không chỉ thế, cô Thủy còn làm cầu nối động viên nhiều gia đình vào thăm trẻ. Cô kể, có lần, em Triệu Thanh Tú ở Lạng Sơn khi đó học lớp 2, cứ đứng cửa khóc. Cô ôm vào lòng hỏi han, Tú mới nói, em rất nhớ nhà, xin cô tiền để gửi thư. Cô hướng dẫn em viết thư, rồi gửi cho gia đình. Tú là con út trong gia đình có 3 chị em. Khi sinh ra, Tú bị phơi nhiễm từ bố mẹ đã qua đời. Phát hiện bệnh, người nhà vội đưa em đến trung tâm. Em rất nhớ hai người chị ruột của mình. Sau đó, cô Thủy đã liên lạc với người nhà, động viên họ đến trung tâm thăm Tú. Khi họ đến, cô ra bến xe đón đưa về nhà nghỉ ngơi rồi vào thăm cháu. Từ đó, hàng năm người thân của Tú đều đặn đến thăm khiến Tú vơi bớt tủi hờn. Có cháu đến trung tâm nhiều tháng vẫn không nguôi nước mắt. Cô hỏi chuyện, em nói nhớ bà của mình. Em kể, khi bố mẹ mất, em ở với bà và bác họ. Một ngày, bác dẫn em ra chợ cho ăn chè, rồi trốn đi mất. Em đứng ở chợ khóc mãi, rồi có người đưa em lên trung tâm. Thiệt thòi nhưng khi vào trung tâm, được các cô nuôi chăm sóc, được đi học chữ, uống thuốc đa số trẻ đều khỏe mạnh, lấy lại tinh thần tươi vui, hồn nhiên của độ tuổi. Khi được hỏi, nhiều em chia sẻ ước mơ của mình được làm giáo viên, bác sỹ, ca sĩ... như bao nhiêu đứa trẻ bình thường khác. Sinh năm 1968, cô Thủy đã có 25 năm trong nghề sư phạm thì gần nửa thời gian đó gắn bó với trẻ HIV. Chặng đường phía trước còn dài, cô Thủy chia sẻ: “Mình sẽ dành suốt đời làm nghề của mình để ở bên bù đắp thiệt thòi cho những đứa trẻ đáng thương này”. Nói về cô Thủy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Yên Bài B, ông Phùng Hải Nam khẳng định: “Đó là một giáo viên đặc biệt, yêu nghề, yêu trẻ. Khi giao nhiệm vụ dạy trẻ HIV, nhiều giáo viên khác ngần ngại, cô Thủy lại lao vào. Bao nhiêu năm vất vả, cô không một lời kêu ca”.

Mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

Sáng 29-11, tại TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), Bộ Y tế phối hợp T.Ư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2015, với chủ đề “Hướng tới mục tiêu 90 - 90 - 90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam”. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Nhờ triển khai toàn diện, có hiệu quả các dịch vụ can thiệp dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS thời gian qua, Việt Nam đã bước sang năm thứ tám dịch HIV/AIDS giảm ba tiêu chí: Số người nhiễm mới HIV; số người chuyển sang giai đoạn AIDS; số người tử vong do AIDS. Tuy nhiên, tình hình nhiễm HIV vẫn diễn biến phức tạp, mỗi năm nước ta vẫn có khoảng hơn 10 nghìn trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện; HIV/AIDS, vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. Hưởng ứng mục tiêu 90 - 90 - 90 do Liên hợp quốc phát động (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng của mình; 90% số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút; 90% số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút kiểm soát số lượng vi-rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền cho người khác), Việt Nam hoàn toàn có cơ sở đạt được mục tiêu vào năm 2020 và tiến tới kết thúc đại dịch vào năm 2030 do Liên hợp quốc đề ra.

Bình Định: Dịch sốt xuất huyết bùng phát, bệnh viện quá tải

Ngày 30/11, ông Lê Quang Hùng, Phó GĐ Sở Y tế Bình Định cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết sở đã gửi công văn đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch. Hiện, số ca được phát hiện khoảng trên 1.400 ca (tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ) trong đó có 1 trường hợp đã tử vong. Số ca bệnh được phát hiện ở 11 huyện, thị xã, trong đó tập trung nhiều ở thành phố Quy Nhơn (342 ca), huyện Phù Cát (226 ca), Vân Canh (213 ca)… Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, số bệnh nhân tăng mạnh dẫn đến quá tải. Bệnh nhân phải nằm ghép. Khoa Nhi mỗi ngày tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhân, trong đó nhiều trường hợp đã biến chứng nặng phải cho thở máy, truyền dịch.

Báo động 'loạn' đào tạo Y dược

Mấy năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra nhiều vụ khiếu nại về đào tạo, có nguyên nhân từ việc quá nhiều trường được cấp phép đào tạo đủ các ngành, trong đó có Y dược, nhưng lại không chịu sự giám sát chặt chẽ về chất lượng dạy và học. Một trong những trường để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng, tai tiếng hơn cả, là trường trung cấp Y dược Hà Nam (YDHN). Được cấp phép mở phân hiệu II tại Đắk Lắk từ tháng 1/2013, văn phòng bé tí tựa lưng ngay vào tường rào của trường Đại học Tây Nguyên, ban đầu YDHN tự giới thiệu tuyển sinh 2 ngành Y sĩ, Điều dưỡng với quy mô tăng dần, từ 250 học viên (HV) năm 2012-2013, đến 1.200 học viên năm 2015-2016. Tuy nhiên, dù thiếu thốn cả đội ngũ giáo viên lẫn phòng ốc, trang thiết bị, chỉ tới tháng 5/2014, YDHN đã có báo cáo lên Sở GD-ĐT Đắk Lắk là ngay trong năm 2012-2013 YDHN đã tuyển sinh và đào tạo tới 1.300 HV, và “nhân tiện” đề nghị Sở tham mưu cho UBND tỉnh cho phép trường “được gửi đào tạo 60 chỉ tiêu đại học chính quy, gồm 50 bác sĩ đa khoa và 10 dược sĩ đại học”. Đặc biệt dễ dãi với “ca lạ” này, lãnh đạo các cấp gồm Sở GD-ĐT Đắk Lắk, UBND tỉnh, Bộ GD-ĐT đã lần lượt thực hiện các thủ tục liên quan, với kết quả sau cùng là bổ sung 15 chỉ tiêu đào tạo bác sĩ đa khoa cho trường Đại học Tây Nguyên, trong đó có 5 chỉ tiêu do YDHN giới thiệu. Chỉ trong vòng 6 ngày từ khi được tỉnh phân bổ 5 chỉ tiêu này, YDHN đã tuyển xong 5 sinh viên mà không cần lập hội đồng xét tuyển, không thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp đó, UBND tỉnh lại đồng ý cho YDHN liên kết với trường trung cấp Tổng hợp Hà Thái đào tạo 300 học viên Sư phạm Mầm non, dù trên địa bàn tỉnh đã có trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Đắk Lắk đầy đủ cơ sở đào tạo khang trang và bề dày thành tích hoạt động. Rốt cục, phi vụ “liên kết” giữa Hà Nam và Hà Thái đã không tuyển được HV nào. Hơn thế nữa, ông Trịnh Văn Toàn quyền trưởng phân hiệu II của YDHN lại cùng ông Phan Gia Đức nhân viên thuộc quyền tự ý sửa hồ sơ, phết thêm điểm cho thí sinh Y Tem Niê không có tên trong danh sách trúng tuyển đầu vào nhưng vẫn được dự thi tốt nghiệp ngày 18/10/2014. Tai tiếng lan ra, Sở GD-ĐT Đắk Lắk đã thu hồi và hủy bằng tốt nghiệp đã cấp cho học viên Y Tem Niê, khẳng định YDHN đã vi phạm quy chế đào tạo. Ông Toàn bị kỷ luật thôi chức từ tháng 12/2014, nhưng cho tới kỳ tuyển sinh 2015 YDHN vẫn lấy hình ảnh ông này kèm chức danh trưởng phân hiệu II để quảng cáo; còn ông Đức vẫn “cố đấm ăn xôi” gây thêm 1 vụ ra giá bán điểm bị học viên ghi âm tố cáo “muốn bằng khá phải 5 chai trở lên”, rồi mới bị buộc thôi việc. Tháng 10/2015, anh trai của một học viên đang theo học ngành dược sĩ của phân hiệu II YDHN gửi đơn đến Sở, phản ánh chất lượng đào tạo của trường này quá kém, giảng viên thường xuyên không lên lớp, toàn bắt HV tự chép giáo án cho qua giờ. Đã vậy, phân hiệu II YDHN tại Đắk Lắk lại còn tiếp nhận 130 học viên trung cấp Y, Dược không có hồ sơ liên kết từ Gia Lai sang Đắk Lắk, thuê phòng trọ cho các em này ở tạm để được học, lý do vì phân hiệu Gia Lai của YDHN bị phát hiện chưa được tỉnh Gia Lai cấp phép hoạt động đã tự ý tuyển sinh chui, hứa hẹn sẽ hỗ trợ tiền thuê trọ nhưng không thực hiện. Số phận long đong của 130 học viên này tới nay vẫn chưa tới hồi kết. Riêng trong năm 2015, phân hiệu II YDHN tại Đắk Lắk đã tổ chức 2 kỳ thi tốt nghiệp và không có sự giám sát của Sở GD-ĐT và Sở Y tế.  Còn tại Ninh Thuận, sau đợt kiểm tra tháng 3/2015 của Sở Y tế Ninh Thuận đối với phân hiệu của YDHN đặt tại tỉnh này, phát hiện đủ thứ sai phạm, Sở GD-ĐT Ninh Thuận đã quyết định buộc YDHN tạm ngừng tuyển sinh từ năm 2015-2016.

Vừa trung cấp lên ĐH, tuyển sinh ngay… bác sĩ đa khoa!

Việc cấp phép mở ngành dễ dàng đối với nhiều trường trung cấp, đại học mới được thành lập, còn thiếu rất nhiều điều kiện để hoạt động, khiến các trường công lập có bề dày thành tích đào tạo từ lâu trên địa bàn trở nên khó tuyển sinh. Vừa được “lên đời” từ một trường trung cấp hình thành chưa lâu, Đại học Buôn Ma Thuột đã được cấp phép tuyển sinh nhiều ngành khó, trong đó có cả bác sĩ đa khoa và đại học Dược. Nhiều bác sĩ, dược sĩ tâm huyết trên địa bàn tỉnh đã phản ánh với Tiền Phong là họ hết sức lo ngại trước hiện tượng này. Một dược sĩ thâm niên hơn 30 năm trong nghề chia sẻ : Đại học Buôn Ma Thuột vốn chỉ là một trường trung cấp non trẻ vừa “lên đời”, lập tức đã được tuyển sinh đào tạo đại học cả ngành bác sĩ đa khoa lẫn dược sĩ,  dư luận sao không khỏi nhức nhối?! Hiệu trưởng Đại học Tây Nguyên (ĐHTN) cho biết: Giai đoạn từ năm 2005-2009 ĐHTN có liên kết với trường đại học Y Dược TPHCM  đào tạo dược sĩ đại học được 5 khóa, tổng cộng chưa tới 100 dược sĩ được cấp bằng, để phục vụ nguồn lực cho địa phương. Sau đó, trường thôi không liên kết kiểu này nữa vì thấy hiệu quả đào tạo không cao, chất lượng dạy và học không bảo đảm. Nguyên nhân chủ yếu vì ĐHTN chưa đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu cho khoa Dược, các thầy cô thỉnh giảng phải bay đi bay về liên tục mà học phí không tăng được, lịch dạy và học liên tục bị xáo trộn. Khi nào trường xây dựng xong đội ngũ giảng dạy và chuẩn bị chu tất thêm cơ sở vật chất, mới tiến tới việc đó. Giáo sư Hoàng Tử Hùng, nguyên Phó Hiệu trưởng, trưởng khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược TPHCM mới đây đã chia sẻ nỗi buồn với PV Tiền Phong về việc ông được mời lên Tây Nguyên mở khoa Răng-Hàm-Mặt cho một trường đại học mới thành lập, với lời đề nghị: Thầy bận quá, nếu không tiện lên xuống thường xuyên, chỉ cần cho trường mượn tên cũng được ! Ông đau xót nhờ Tiền Phong đặt câu hỏi: Cho phép mở ngành Y, Dược tràn lan, lỏng lẻo theo kiểu này, thì tính mạng bệnh nhân sẽ ra sao?

Cứu sống một người nuốt 59 mảnh sứ vào bụng

Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật, gắp 59 mảnh chén vỡ trong bụng và ruột của bệnh nhân Nguyễn Văn V., 53 tuổi, ở Bảo Thắng, Lào CaiTrước đó, chiều tối ngày 15.11, bệnh nhân Nguyễn Văn V. được gia đình đưa đến bệnh viện sau khi tự đập vỡ khoảng 3 - 4 cái chén rồi ngồi nhặt từng mảnh vỡ cho vào miệng nuốt. Nội soi thực quản, dạ dày bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện nhiều mảnh dị vật sắc nhọn, kích thước to nhỏ khác nhau. Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã gắp ra được 59 mảnh chén vỡ trong dạ dày và ruột bệnh nhân. Trong đó, mảnh to nhất có kích thước 2 cm x 4 cm. "Đây là 1 trường hợp rất hiếm gặp. Sau phẫu thuật mở ống tiêu hoá, lấy dị vật, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ tại khoa Ngoại. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định”.

Tuổi trẻ

Chỉ 45% người nhiễm HIV tiếp cận thuốc điều trị

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, mới có trên 102.000 trong số 230.000 người nhiễm HIV ở VN được tiếp cận thuốc điều trị, tương đương 45%, còn xa so với mục tiêu 90% VN mong đạt được vào năm 2020. Hiện cũng mới có 78% người nhiễm biết được tình trạng của mình, nguy cơ lây ra cộng đồng của 22% người nhiễm là rất đáng kể. Cũng theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, tỉ lệ phụ nữ nhiễm HIV đang tăng. VN đang đứng thứ 5 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về số người nhiễm HIV và đã có 86.000 người VN chết vì căn bệnh này trong 25 năm qua. Ngày 28-11, Bộ Y tế đã tổ chức lễ mittinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12.

Một người Singapore tặng Đà Nẵng máy MRI 1,5 triệu USD

Sáng 29-11, BV Đà Nẵng và Hội nạn nhân chất độc da cam TP Đà Nẵng đã làm lễ tiếp nhận và đưa vào sử dụng hệ thống máy chụp cộng hưởng từ MRI do ông Harol Chan (quốc tịch Singapore) tài trợ. Theo bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam TP Đà Nẵng, với những trăn trở của mình về nỗi đau, bất hạnh của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sau chiến tranh, ông Harol Chan đã tự mình tìm kiếm thông tin và tìm đến với Hội lần đầu vào tháng 4 -2015. Sau khi nghe hội chia sẻ những khó khăn, bất hạnh mà các nạn nhân da cam đang gánh chịu, ông Harol Chan đã quyết định tài trợ cho Hội 720 triệu đồng/năm để góp phần chăm lo cuộc sống cho nạn nhân. Sau đó, ông Harol Chan có cuộc gặp gỡ lần thứ 2 với Hội nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng và đã quyết định sẽ hỗ trợ một máy MRI (1,5 triệu USD, khoảng 33 tỉ đồng), đặt tại BV Đà Nẵng để có thể chẩn đoán, can thiệp cải thiện tình hình sức khỏe cho nạn nhân da cam. Hệ thống máy MRI này được sử dụng cho mục đích nhân đạo, trong việc khám, chẩn đoán và điều trị miễn phí cho các nạn nhân chất độc da cam và người nghèo bất hạnh tại Đà Nẵng.

Trẻ tuổi cũng nhồi máu cơ tim

Số người mắc bệnh nhồi máu cơ tim cấp đang có xu hướng trẻ hóa. Có người chết tại nhà do không đến kịp BV hoặc không qua khỏi trong lúc đi cấp cứu hoặc chết não khi nhập viện vì thiếu oxy não kéo dài. Sau khi được đặt hai stent vào động mạch vành, anh D.P.L. (34 tuổi, ở Q.Tân Phú, TP.HCM), nằm tại phòng bệnh nặng của khoa tim mạch can thiệp BV Nguyễn Tri Phương, TP.HCM, kể anh phát hiện mắc bệnh nhồi máu cơ tim cấp vào ngày 6-10 sau một cơn đau ngực.

Hơn 30 tuổi đã mắc bệnh

Qua chụp mạch vành cho anh L., bác sĩ phát hiện một nhánh động mạch vành bị tắc và hai nhánh động mạch vành còn lại bị hẹp nặng, nên đặt stent vào nhánh bị tắc cho anh L.. Hai ngày sau, anh L. xuất viện và được hẹn hơn một tháng sau đặt stent vào hai nhánh mạch vành bị hẹp còn lại. Anh L. chia sẻ anh không tập thể dục và mỗi ngày hút cả bao thuốc lá. Theo bác sĩ Duy, trước đây bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi thì nay xuất hiện ngày càng nhiều người bệnh mới hơn 30 tuổi. Bác sĩ Duy cho rằng ngoài lý do bệnh được phát hiện sớm vì các phương tiện kỹ thuật chẩn đoán bệnh ngày càng hiện đại, phần lớn người nhồi máu cơ tim có chế độ ăn nhiều chất béo, làm lượng mỡ trong máu cao nhưng ít vận động, cơ thể dư mỡ và đa số lượng mỡ dư lắng đọng lại ở thành mạch gây nên xơ vữa động mạch, đặc biệt ở động mạch vành. Hầu như ngày nào tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cũng tiếp nhận bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Những tháng gần tết hoặc những mùa lễ hội, mùa có những trận bóng đá hay như World Cup hay SEA Games còn được xem là “mùa của bệnh nhồi máu cơ tim cấp” vì số người mắc bệnh nhiều hơn. Bác sĩ Duy lý giải do nhiều người có những cảm xúc thái quá trong thắng, thua cá độ bóng đá, hoặc bị những lo toan được mất trong nợ nần của những ngày giáp tết. Cảm xúc thái quá là yếu tố thuận lợi để người có bệnh từ trước khởi phát bệnh nhanh hơn và cấp tính hơn. Tương tự, người làm việc trong môi trường căng thẳng, nhiều stress cũng dễ nhồi máu cơ tim. Đó là do khi có cảm xúc thái quá, cơ thể tiết ra adrenalin, gây co mạch và với người có bệnh động mạch vành từ trước dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp.

Khám bệnh sớm

Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị phá hủy khi lượng máu cung cấp đến đó giảm sút do động mạch vành (mạch máu nuôi tim) bị hẹp hoặc tắc. Bệnh nặng hay nhẹ tùy số lượng cơ tim bị phá hủy nhiều hay ít. Nếu số lượng cơ tim bị phá hủy nhiều, bệnh nhân sẽ suy tim cấp. Nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim cấp là do cục máu đông làm tắc động mạch vành khi mảng xơ vữa bị nút hoặc vỡ ra. Lúc đó, người bệnh đau ngực với cảm giác đau gần vú trái hoặc phía sau xương ức như có vật gì đó đè lên ngực, có thể đi kèm khó thở. Khi gặp triệu chứng này nên vào bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân ngậm dưới lưỡi hoặc truyền vào tĩnh mạch một loại thuốc (nitroglycerin) bên cạnh những xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán khác. Người bệnh thấy giảm hoặc hết đau ngực thì nguyên nhân đau ngực từ động mạch vành. Nếu không được điều trị kịp thời, tim sẽ ngộp do thiếu máu lâu, khả năng phục hồi của cơ tim không trọn vẹn, bệnh nhân có thể suy tim cấp, ít có cơ hội được cứu sống. Có đến 90% trường hợp suy tim cấp do nhồi máu cơ tim cấp sẽ tử vong nếu không được điều trị đúng. Tim thiếu máu còn gây rối loạn nhịp tim. Tình trạng này diễn tiến rất nhanh, người bệnh đột ngột gồng người, tím tái, ngưng tim, ngưng thở và tử vong. Trước đây, dân gian vẫn gọi là trúng gió.

Trực thăng đưa êkip bác sĩ ra Trường Sa mổ cho sản phụ

E kíp mổ của bệnh viện 175 (TP.HCM) đã lên trực thăng ra đảo Trường Sa lớn và thực hiện thành công ca sinh mổ cho sản phụ Phương Ái (29 tuổi - cư dân trên đảo). Đúng 11g48 trưa nay 1-12, bé gái sơ sinh cân nặng 3,3 kg con của sản phụ Nguyễn Bình Phương Ái (29 tuổi, Khánh Hòa, cư dân sinh sống trên đảo Trường Sa lớn) đã cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui vỡ òa của gia đình và tập thể y, bác sĩ Bệnh viện 175 (TP.HCM) và Bệnh xá đảo Trường Sa lớn. Ca mổ sinh cho sản phụ Phương Ái được các bác sĩ Bệnh viện 175 thực hiện tại Bệnh xá đảo Trường Sa lớn và truyền hình trực tiếp hai đầu cầu dưới sự chỉ đạo chuyên môn của thiếu tướng PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - giám đốc Bệnh viện 175. Tham dự ca mổ bắt con qua cầu truyền hình có nhiều lãnh đạo các khoa phòng chuyên môn như sản, nhi, hồi sức, ngoại… Người nhà (mẹ, em gái) của sản phụ cũng có mặt ở Bệnh viện 175 và chứng kiến toàn bộ ca mổ sinh của người thân. Theo Bệnh viện 175, sáng cùng ngày, máy bay của Quân chủng Phòng không không quân đã điều trực thăng đưa ê kíp mổ gồm 9 y, bác sĩ Bệnh viện 175 bay ra đảo Trường Sa lớn để thực hiện ca mổ bắt con cho sản phụ Phương Ái. Khoảng 10g máy bay hạ cánh ở đảo Trường Sa lớn và ê kíp mổ đến ngay bệnh xá đảo và tiến hành ngay các bước chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật. 11g35 phút ê kíp gây tê tủy sống xong và tiến hành mổ bắt con cho sản phụ Phương Ái. 11g48 phút, bé gái có cân nặng 3,3 kg đã được đưa ra khỏi bụng mẹ trong niềm vui của các y bác sĩ và gia đình sản phụ. Sản phụ Phương Ái mang thai 39 tuần tuổi, sinh con lần này là lần thứ ba, dự sinh ngày 6-12 nhưng do bị đa ối nên đã được các y, bác sĩ ở bệnh xá và Bệnh viện 175 theo dõi, hội chẩn thường xuyên qua cầu truyền hình. Ngày 25-11, chủ trì hội chẩn qua cầu truyền hình với Bệnh xá đảo Trường Sa lớn, thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn đã quyết định chỉ định mổ bắt con cho sản phụ vì nếu sinh thường có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của hai mẹ con. Đồng thời bệnh viện xin ý kiến Bộ Tổng tham mưu, Quân chủng Hải quân, Cục Quân y… và được chấp thuận điều máy bay trực thăng đưa đoàn công tác cùng một số phương tiện, thuốc men ra đảo Trường Sa lớn để đảm bảo cho sản phụ được sinh mổ trên đảo an toàn cho cả mẹ và con.

Gánh nặng ung thư - Kỳ 1: Bán nhà, vét sạch tiền chữa bệnh

Nhiều người phải bán nhà, vay mượn nóng, vét sạch từng đồng tiền chắt chiu cả đời để trị bệnh ung thư. Sự sống của họ cũng chới với, lay lắt từng ngày... Trời về đêm, BV Ung bướu TP.HCM không ồn ào như ban ngày. Đó cũng là lúc những bệnh nhân “ngoại trú” tìm chỗ ngủ. Mọi khoảnh đất khuất trống của BV được tận dụng làm giường ngủ sau một ngày vạ vật, mệt mỏi.

Ba năm đưa ba người nhà đi chữa ung thư

Đã 23g, ông Võ Văn Chí (62 tuổi, Cà Mau) vẫn ngồi canh cho vợ nằm ngủ co ro dưới nền đất lạnh. Tài sản ông bà vỏn vẹn một chiếc chiếu, tấm chăn mỏng. Người vợ lấy túi xách đựng tập hồ sơ bệnh án dày cộm làm gối. Còn ông Chí dùng đôi dép ghép lại, phủ một bộ quần áo lên gối đầu. Vợ ông là bà Đoàn Ngọc Minh (60 tuổi) bị ung thư bướu độc giai đoạn hai. Ông Chí kể lúc đầu bà Minh chỉ xuất hiện một nốt ruồi nhỏ trên cánh tay. Nghĩ là nốt ruồi bình thường nên không để ý. Năm trước nốt ruồi đổi màu, phình to rồi nứt nẻ, đưa bà đi khám mới phát hiện bị ung thư, cần mổ gấp. Năm nay u lại mọc ra, phải mổ. Hơn hai tháng nay, ông bà dắt díu nhau xuống bệnh viện sống những ngày vất vưởng. Hắt một hơi thở dài, ông Chí kể ba năm qua ông đưa ba người thân đi Bệnh viện Ung bướu TP điều trị. Trước đó, căn bệnh ung thư phổi lấy đi tính mạng người anh và em trai út của ông. Khi em út ông phát bệnh phải bán hết đất đai, của cải. Một thời gian sau đến lượt người anh của ông phát bệnh rồi mất. Trời về đêm càng lạnh. Dọc hành lang dài của tòa nhà, mọi người giăng mùng, trải chiếu ngủ. Mỗi người chia nhau một khoảnh để có nơi ăn uống, ngủ nghỉ. Trong đêm, tiếng người bệnh đau nhức rên rỉ nghe nhói lòng. Bà Võ Thị Một (Long An) nằm khuất trong bóng tối. Bà Một kể bà bị ung thư vú, đã mổ. Chồng bà vừa xoay xở đủ đường đưa vợ lên chữa trị, hai tháng nay không may ông lại phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Sức khỏe chồng bà đang yếu nên chưa điều trị được. Lần này đến lượt bà Một tất tả kiếm tiền chăm chồng. Chạy vạy khắp nơi bà gom được 11 triệu đồng đóng viện phí. “Nhà có bao nhiêu tiền đã vét chữa bệnh cho tui. Sắp tới nếu ổng mổ chưa biết lấy tiền đâu ra. Giờ còn căn nhà mái tranh nhỏ xíu mà ai mua tui bán chữa chạy cho ổng chú à”, bà Một nức nghẹn.

"Còn nước còn tát"

Những ngày ngồi cùng bệnh nhân ung thư tại các bệnh viện như Ung bướu, Chợ Rẫy, 115, chúng tôi chứng kiến nhiều bệnh nhân lam lũ, quần áo xộc xệch phải thanh toán những khoản viện phí ít thì vài ba triệu, nhiều đến cả hai, ba chục triệu. Để có tiền nhiều người chạy đôn đáo vay mượn. Nhiều gia đình bán sạch nhà cửa, ruộng vườn. Bảy tháng nay, ông Trương Văn Đô (60 tuổi, Đồng Tháp) đưa vợ bị ung thư đại tràng ác tính giai đoạn cuối lên Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Vợ ông Đô đã mổ hai lần và đang vào thuốc. Cứ 21 ngày vào một lần, tốn 2,7 triệu đồng. Từ ngày vợ đổ bệnh, bao nhiêu tiền của vay mượn, chắt chiu cả đời giờ dồn hết chữa bệnh. Lâu lâu hết tiền, hai vợ chồng đưa nhau về quê gom đủ dăm bảy triệu rồi lên lại. Căn nhà 60m2 tài sản cuối cùng của hai vợ chồng ông cũng bán sạch. Nhiều lần vợ ông tính bỏ cuộc về nhà mua thuốc nam uống, chống cự được ngày nào hay ngày đó. Thương vợ, ông Đô không đành lòng. “Ai mà nỡ chú, nhìn bả đau đớn thương lắm. Còn nước còn tát”, ông Đô giãi bày. Nhiều người bỏ công ăn việc làm bám lấy bệnh viện hi vọng kéo dài được sự sống cho người thân. Chị Nguyễn Thị Kim Anh (38 tuổi, TP Cần Thơ) bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Ba năm nay, anh Lê Thanh Sơn chồng chị bỏ hết công việc, gửi hai con cho ngoại để lên bệnh viện chăm vợ. Không may bệnh tình chị Anh chuyển biến xấu phải chạy thận. Anh Sơn nói hồi mới phát bệnh, mỗi lần vào thuốc xong hai vợ chồng còn tranh thủ về quê đi làm kiếm tiền thuốc cho đợt sau. Giờ sức khỏe của chị Anh yếu hẳn, vợ chồng anh phải ở lại bệnh viện. “Giờ chỉ biết bám bệnh viện, vái trời cho vợ sống được ngày nào hay ngày đó”, anh Sơn nghẹn ngào.

Bỏ điều trị do bệnh nặng và nghèo

Nhưng không phải bệnh nhân ung thư nào cũng đeo bám việc điều trị. Một khảo sát mới đây của Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ cho thấy có nhiều người chết do ung thư ở nhóm không được điều trị và điều trị không chính thống bằng phương pháp dân gian (tỉ lệ tử vong từ 66-83,3%). Nguyên nhân bỏ điều trị thường là do quá khó khăn về kinh tế. Trong nghiên cứu “Tình hình các bệnh ung thư tại Cần Thơ năm 2013” của nhóm tác giả Trường cao đẳng Y tế và Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ cho thấy trong 359 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, có đến 47,1% phát hiện ở giai đoạn muộn (III, IV), 36,5% bệnh không xác định giai đoạn. Sau khi phát hiện bệnh ung thư, có 36,8% bệnh nhân không tuân thủ điều trị, trong đó đến 18,2% do hoàn cảnh kinh tế khó khăn; 120 bệnh nhân ung thư tử vong (cao nhất thuộc nhóm không tuân thủ điều trị). Bác sĩ Huỳnh Thảo Luật - phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ - nói: "Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bệnh nhân ung thư bỏ điều trị, phần lớn do phát hiện bệnh muộn nên điều trị kém hiệu quả. Thực tế tại bệnh viện chúng tôi, nhiều bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt khối u nhưng sau đó có kết quả ung thư, bác sĩ tư vấn hẹn họ quay lại tái khám để điều trị tiếp theo phác đồ thì họ không quay lại. Lý do không quay lại vì sợ tác dụng của hóa chất gây khó chịu, kinh tế gia đình khó khăn, không tin tưởng bệnh sẽ khỏi"... Trong khi đó, theo ông Bạch Quốc Khánh - phó viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu T.Ư, chi phí điều trị cho một bệnh nhân ung thư máu tại bệnh viện ông nếu tính đầy đủ cả bốn đợt điều trị ước từ 150-200 triệu đồng, chi phí này theo ông Khánh là cao so với nhiều loại ung thư khác. Bởi các loại ung thư khác có thể phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, dùng thuốc, nhưng ung thư máu thì chỉ có mỗi biện pháp duy nhất là điều trị hóa chất kết hợp với phương pháp điều trị hỗ trợ. Tuy nhiên nếu bệnh nhân gặp biến chứng trong thời gian điều trị, chi phí sẽ còn nhiều hơn. Thật sự, chi phí điều trị là gánh nặng của phần lớn bệnh nhân. Khi viết loạt bài này, chúng tôi quay trở lại khoa ung bướu - xạ trị (Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội) để gặp các bệnh nhân ung thư đang khổ sở bởi tiền thuốc điều trị hằng tháng. Các bệnh nhân Đ.N.T. (68 tuổi), N.T.H.H. (67 tuổi), C.H.V. (72 tuổi), Đ.H.T. (76 tuổi) cho biết họ đều mắc ung thư phổi, được chỉ định sử dụng loại thuốc điều trị nhắm đích có tên là Tarceva và Iressa, giá thuốc mỗi ngày tới 1.350.000 đồng, mỗi ngày uống một viên, dù bảo hiểm y tế đã chi trả 50% tiền thuốc, mỗi bệnh nhân này vẫn phải chi hơn 20 triệu đồng/tháng để kéo dài sự sống, tính ra tiền thuốc gấp 4 lần lương hưu. “Chúng tôi đang bế tắc vì không biết bấu víu vào đâu”, các bệnh nhân than thở...

Sống nhờ bữa cháo tình thương

4g chiều mỗi ngày, trước nhà ăn Bệnh viện Ung bướu TP Đà Nẵng (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) hết sức nhộn nhịp. Người tay xách cà mèn, người kẹp nách nhau dắt díu từ các khu điều trị đến đây nhận các bữa cháo từ thiện của bệnh viện. Chọn một bàn ăn trong góc, bà Lâm Thị Giao thổi từng thìa cháo rồi đút cho chồng là ông Đinh Ngọc Phẩm (65 tuổi, xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Những bữa cơm, bữa cháo từ thiện từ lâu trở thành bữa cơm nhà cho vợ chồng ông bà. Năm 1998 ông Phẩm bị phát hiện ung thư vòm họng. Vợ chồng dẫn nhau vô Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) chạy chữa 3 năm. “Ổng khỏi bệnh, hai vợ chồng tôi phải làm quần quật mới trả hết số nợ 25 triệu vay mượn bà con thời đó. Vậy mà đùng cái phát hiện ra ổng bị ung thư lưỡi”, bà Giao xót xa kể. Một lần nữa bà Giao lại theo chồng vào TP.HCM chạy chữa. Dù có thẻ bảo hiểm, sổ hộ nghèo nhưng hai vợ chồng vẫn phải bán ruộng đất ở quê nhà. Đến khi nghe thông tin BV Ung bướu TP Đà Nẵng chữa trị miễn phí cho người nghèo, hai vợ chồng ra “ở hẳn” ngoài này. Không ít bệnh nhân chạy chữa xong căn bệnh ung thư thì lâm vào cảnh trắng tay. “Thường giai đoạn đầu khi phát hiện bệnh cả người bệnh và người nhà đều bị ảnh hưởng tâm lý rất nặng nề. Nếu không có sự chuẩn bị thì quá trình điều trị lâu dài khiến cả người bệnh và người nhà đều mệt mỏi. Thậm chí không ít trường hợp chồng hoặc vợ chịu không nổi gánh nặng sẽ dẫn đến cảnh tan cửa nát nhà, người bệnh suy sụp rất nhanh”.

Chi phí điều trị gần 340 triệu đồng/năm

Tại một cuộc họp báo vào tháng 8-2015 của Viện y tế toàn cầu George, giáo sư Nirmala Bhoo-Pathy thuộc ĐH Malaya (Malaysia) đã ước tính trung bình một bệnh nhân ung thư vú ở Đông Nam Á phải chi tới gần 340 triệu đồng/năm để điều trị. Với GDP bình quân Đông Nam Á năm 2014 khoảng 79 triệu đồng, nhiều người bệnh rơi vào cảnh nghèo đói. Việc điều trị kéo dài, thể xác suy kiệt đã đành nhưng tinh thần cũng không được thoải mái vì phải lo nghĩ về tiền bạc. Nhiều khi tôi chán chường và muốn bỏ cuộc vì nghĩ mình là gánh nặng cho gia đình - Bà NÔNG THỊ CHIẾN (50 tuổi ở Cao Bằng, một bệnh nhân ung thư). Trung bình mỗi năm VN có 150.000 - 200.000 người mắc ung thư mới phát hiện, và khoảng 75.000 - 100.000 người chết do ung thư. Những con số này đang báo động toàn xã hội. Vì sao ung thư trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình, cho xã hội và khi hay tin mắc bệnh ung thư, nhiều người hoàn toàn suy sụp? Ung thư có thể phòng và điều trị thành công không? Loạt bài "Gánh nặng ung thư" sẽ giải đáp những câu hỏi này.

Gia đình & Xã hội

Việt Nam có tới 30.000 người mang gene bệnh rối loạn đông máu

Đây là thông tin từ Khóa Đào tạo quốc tế về bệnh rối loạn đông máu (Hemophilia) diễn ra từ 27 - 29/11/2015 do Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và Đại học Lund (Malmo, Thụy Điển) phối hợp tổ chức với sự hỗ trợ kinh phí của Công ty Baxalta. Tham dự có 50 học viên đại diện các cơ sở y tế trong nước và nhiều chuyên gia nước ngoài thuộc Liên đoàn Hemophilia Thế giới. GS. TS Nguyễn Anh Trí – Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chia sẻ: “Hiện nay, nước ta có 6.000 bệnh nhân Hemophilia và có tới 30.000 người mang gene bệnh sống rải rác tại nhiều vùng, miền. Số bệnh nhân được điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương khoảng 1.300 bệnh nhân. Tổng số bệnh nhân được điều trị toàn quốc khoảng trên 2.300 người, tức là chỉ có 40% bệnh nhân được điều trị. Như vậy, dù có những bước tiến lớn trong những năm qua nhưng so với mặt bằng khu vực và thế giới, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc giải quyết bệnh Hemophilia. Bên cạnh đó, hiện cả nước ta mới có 7 cơ sở điều trị Hemophilia tại 4 thành phố lớn là: Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho người bệnh như không được điều trị kịp thời, không đảm bảo tuân thủ điều trị, chi phí tốn kém và thời gian, ảnh hưởng đến công việc, học tập… Khóa Đào tạo quốc tế về Hemophilia lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam này dành cho các bác sỹ đang trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân Hemophilia thuộc các đơn vị trong cả nước. Cũng trong dịp này đã diễn ra buổi Thảo luận về chương trình Liên minh toàn cầu (GAP). Đây là một chương trình phát triển chăm sóc Hemophilia được thành lập vào tháng 4 năm 2003 do Liên đoàn Hemophilia Thế giới khởi xướng và thực hiện.

Công an nhân dân

Cả làng điêu đứng vì sốt xuất huyết

Dịch sxh đang được các lực lượng chức năng tăng cường phun diệt muỗi ở các nơi có ổ dịch. Tuy nhiên, sau những đợt cao điểm phun trừ muỗi của bên y tế dự phòng, số lượng người mắc bệnh ở phường Phú Lương, Hà Đông, HN vẫn tăng lên, thậm chí có gia đình 7 người thì cả 7 người cùng nhập viện vì sxh.

Bệnh viện Bạch Long Vỹ cấp cứu kịp thời 1 ngư dân bị tai nạn

BVĐK Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) cho biết: Vào lúc 2 giờ 40 phút ngày 30-11 đã cấp cứu kịp thời cho ngư dân bị vết thương phức tạp bàn tay phải, do tai nạn trên biển. Ngư dân Nguyễn Tấn Cung, sinh năm 1995, ở xã Mỹ Thành, huyện Phú Mỹ (tỉnh Bình Định) đang đánh cá trên ngư trường Vịnh Bắc bộ, bất ngờ bị dây tời cuốn chặt tay vào máy, bệnh nhân choáng tại chỗ, vết thương chảy máu nhiều, tàu chạy nhanh xin vào đảo cấp cứu. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng choáng, mất máu, vùng bàn tay phải các ngón 2, ngón 3, ngón 4 bị dập đốt 1 hoàn toàn; ngón 2, 3 có gãy xương lộ rời các liên đốt 1, 2; rách bao khớp; đứt toàn bộ dây thần kinh và mạch máu. Bệnh nhân được chẩn đoán: Vết thương phức tạp bàn tay phải do tai nạn lao động. BVĐK Bạch Long Vỹ đã tiến hành hồi sức cấp cứu kịp thời, quyết định mổ ngay để khâu cầm máu, phẫu thuật tạo hình giữ các ngón và bàn tay cho bệnh nhân. Sau 1 giờ 30 phút, bệnh nhân đã được nắn chỉnh xương, nối lại các ngón tay, các ngón đã hồng hào trở lại, tiến hành nẹp cố định tạm thời các ngón gẫy. Vào lúc 11 giờ cùng ngày, bệnh nhân đã được chuyển xuống phòng hồi sức theo dõi và thoát mê an toàn. Dự kiến bệnh nhân Nguyễn Tấn Cung sẽ xuất viện trong 10-15 ngày tới.

Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh: Cứu sống người phụ nữ bị bướu giáp nhân thùy phải

Bị bướu giáp nhân thùy phải, nữ Việt kiều tại Campuchia được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh lần đầu mổ nội soi tuyến giáp thành công. Cách đây 6 tháng, nữ bệnh nhân sinh năm 1969 phát hiện thấy phía cổ bên phải to hơn bên trái. Càng ngày cổ càng to nên bà đến bệnh viện khám. Kết quả xét nghiệm cho thấy bướu giáo nhân thùy phải, chỉ định mổ nội soi. Bác sĩ chuyên khoa ngoại Bùi Công Thành cho biết bệnh nhân được phẫu thuật nội soi tuyến giáp bằng kỹ thuật ít xâm lấn qua vùng quầng vú. Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật nội soi ít xâm lấn này là tính thẩm mỹ cao, sẹo để lại nhỏ 1,5-2 cm (ngắn hơn so với mổ mở 5-6 cm). Bệnh nhân không đau đớn và trong quá trình phẫu thuật bác sĩ dùng dao siêu âm nên cầm máu rất tốt, hạn chế biến chứng. Sau mổ bệnh nhân có thể xuất viện sau 3-4 ngày, giảm chi phí điều trị. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Chợ Rẫy Phom Penh thực hiện kỹ thuật này. Trước đây đối với bệnh nhân có bướu giáp, cường giáp sẽ được chỉ định mổ mở, có thể gây ra nhiều biến chứng như bệnh nhân có thể bị co rút chân tay, mất tiếng... Không ít bệnh nhân do lo ngại về vết sẹo ở cổ mà không dám đi mổ ngay, khi bướu đã phát triển quá to, ung thư di căn ở giai đoạn muộn mới đi mổ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Bệnh viện đang nghiên cứu mở rộng chỉ định phẫu thuật nội soi tuyến giáp cho bệnh nhân có bướu to hơn 5 cm, bệnh nhân ung thư…

Nhân dân

Nỗi lo chất lượng đào tạo khi đại học ngoài công lập mở ngành y,dược

Những ngày gần đây, việc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (ĐH KD và CN HN) được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) cho phép đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học trình độ đại học (ĐH) hệ chính quy thu hút sự chú ý của dư luận xã hội. Đây không phải trường ngoài công lập đầu tiên được đào tạo ngành y, dược trình độ ĐH và câu chuyện này khiến nhiều chuyên gia, nhà quản lý lo ngại về chất lượng đào tạo.

Tuyển đầu vào thấp

Lý giải việc cho phép mở ngành, Bộ GD và ĐT cho biết, trong nhiều năm qua nhà nước hầu như không mở thêm cơ sở đào tạo y dược nào, trong khi nhu cầu nhân lực ngành y, dược lớn cho nên cần đa dạng hóa từ nhiều nguồn, trong đó có tư nhân, đầu tư nước ngoài. Đối với Trường ĐH KD và CN HN đã có đề nghị mở ngành y, dược từ hơn hai năm trước. Đến nay, nhà trường đã chuẩn bị đủ các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giảng viên theo quy định để mở ngành. Bộ Y tế cũng phối hợp kiểm tra và có công văn ủng hộ Trường ĐH KD và CN HN mở ngành sau khi hoàn thiện các nội dung theo góp ý của đoàn thẩm định. Vì vậy, lãnh đạo Bộ GD và ĐT quyết định cho trường mở ngành y, dược. Đại diện Trường ĐH KD và CN HN cho biết, việc mở ngành y, dược của trường là phù hợp quy hoạch phát triển cơ sở đào tạo ngành y tế tại Quyết định số 816/QĐ-BYT ngày 16-3-2012 của Bộ Y tế phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020", trong đó Bộ Y tế nêu: Vùng đồng bằng sông Hồng, khuyến khích thành lập trường hoặc khoa y, dược ngoài công lập đào tạo bậc ĐH. Theo GS Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH KD và CN HN, trường đã đầu tư 65 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất gồm 37 phòng học, phòng làm việc và trang, thiết bị. Về đội ngũ, nhà trường đã có 47 giảng viên cơ hữu có trình độ GS, PGS, TS hoặc bác sĩ chuyên khoa… GS, TSKH Lê Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm chủ nhiệm khoa Y; PGS, TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế làm chủ nhiệm khoa Dược; Trung tướng Chu Tiến Cường, nguyên Cục trưởng Quân y (Bộ Quốc phòng) phụ trách phòng khám đa khoa. Ngoài ra, trường ký hợp đồng thực hành với bốn bệnh viện, hai công ty dược. Dự kiến, trường tuyển sinh theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia với tổng ba môn xét tuyển từ 20 điểm trở lên. Đáng chú ý, Trường ĐH KD và CN HN không phải là cơ sở đào tạo ngoài công lập duy nhất được Bộ GD và ĐT cho phép đào tạo khối ngành y, dược. Hiện nay, cả nước có 21 cơ sở đào tạo y khoa, trong đó có năm trường ngoài công lập; 21 cơ sở đào tạo dược, trong đó có 14 trường ngoài công lập. Nhiều trường ngoài công lập đã được Bộ GD và ĐT cho phép mở khối ngành y, dược từ những năm trước đây như: Trường ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang), Trường ĐH Tân Tạo (Long An), Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), Trường ĐH Thành Tây và Trường ĐH Thành Đô (Hà Nội)… Trên trang thông tin điện tử của nhiều trường ngoài công lập, điểm trúng tuyển năm 2015 ngành y, dược chỉ 15 điểm, bằng điểm sàn như: ngành Dược của Trường ĐH Thành Tây; ngành Điều dưỡng, Dược của Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng (TP Hồ Chí Minh). Thậm chí, một số trường ĐH ngoài công lập tuyển sinh ĐH khối ngành y, dược chỉ thông qua xét tuyển học bạ THPT như: Trường ĐH Công nghệ Miền Đông (Đồng Nai), Trường ĐH Thành Tây, Trường ĐH Thành Đô, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH Đại Nam (Hà Nội)... Việc các trường xét tuyển học bạ THPT có thể dẫn đến tình trạng thí sinh có điểm thi dưới điểm sàn của Bộ GD và ĐT đều có thể đăng ký xét tuyển.

Băn khoăn về chất lượng đầu ra

Thực trạng đào tạo khối ngành y, dược của các trường ngoài công lập khiến nhiều chuyên gia, nhất là các chuyên gia y tế lo ngại. GS, TSKH Phạm Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho rằng, khi đào tạo đội ngũ thầy thuốc trong đó có bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh… điều quan trọng nhất là ngay từ ngày đầu sinh viên phải gắn bó với nghề nghiệp của mình. Môi trường tốt nhất để gắn bó chính là bệnh viện, nơi người bệnh đang chịu đau đớn, cần sự thương yêu của cán bộ y tế. Cho nên trong đào tạo cán bộ y tế phải có bệnh viện. Nghề y rất đặc biệt, gắn với sức khỏe, tính mạng người bệnh cho nên cơ sở vật chất để đào tạo đòi hỏi những điều đặc biệt. Nhiều chuyên gia giáo dục và y tế cũng nhìn nhận: Trong đào tạo y, dược, không phải có giảng đường, giảng viên là xong mà nó phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở thực hành. Ngoài cơ sở thực hành trong trường, sinh viên phải được thực hành trong môi trường bệnh viện và tiếp xúc với người bệnh. Một giảng viên Trường ĐH Y Hà Nội cho rằng: Đào tạo một bác sĩ đa khoa tại ĐH Y Hà Nội mất sáu năm, ngày học hai buổi, sáng thực hành, chiều lý thuyết, đêm còn đi trực, gấp ba lần thời gian học so với các trường khác. Dù được đào tạo bài bản trong một ngôi trường có lịch sử đào tạo hơn 100 năm nhưng với sáu năm học bác sĩ đa khoa, thêm ba năm bác sĩ nội trú thì sau khi ra trường sinh viên cũng chỉ làm được một số công việc chứ chưa thể chịu trách nhiệm hoàn toàn việc khám, điều trị. “Việc cấp phép cho các trường ngoài công lập đào tạo y, dược là vấn đề đáng lo ngại về chất lượng đầu ra” - giảng viên này chia sẻ. Trong khi đó, từ thực tiễn quản lý đơn vị điều trị hàng đầu của cả nước, PGS, TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho rằng: “Y, dược là ngành đặc thù gắn với tính mạng và sức khỏe con người, cho nên nếu dễ dãi trong đào tạo có thể phải trả giá bằng sinh mạng con người. Với ngành y, điểm số đầu vào đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu tuyển sinh với mức đầu vào thấp, khoảng 20 điểm cho ba môn học, thì rất khó để đào tạo chất lượng”. Thực tế, từ trước đến nay Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chủ yếu chỉ nhận bác sĩ nội trú của Trường ĐH Y Hà Nội vào làm việc. Chia sẻ với báo chí, Phó Cục trưởng Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) Nguyễn Minh Lợi cho rằng: Bộ GD và ĐT cần chỉnh sửa thông tư xác định tiêu chí mở ngành tuyển sinh theo hướng bổ sung những quy định cụ thể về các điều kiện chuyên môn theo đề xuất chính thức của Bộ Y tế. Quá trình thẩm định cho mở ngành y, dược cần bổ sung các chuyên gia độc lập có nhiều kinh nghiệm về đào tạo nhân lực y tế theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể… Khi nào cả Bộ GD và ĐT lẫn Bộ Y tế bảo đảm chắc chắn cơ sở đào tạo đã đáp ứng đủ điều kiện mới cho phép mở ngành. Trong khi đó, Bộ GD và ĐT cho biết, đến nay chưa có sinh viên y của các trường ngoài công lập tốt nghiệp cho nên cũng chưa có đánh giá cụ thể chất lượng đầu ra. Hằng năm, Bộ GD và ĐT đều yêu cầu tất cả các trường báo cáo để làm điều kiện cho quản lý và mở ngành. Năm 2014, Bộ GD và ĐT rà soát tổng thể việc đào tạo trình độ ĐH và đã dừng tuyển sinh đối với 207 ngành của 71 trường, trong đó có sáu trường thuộc lĩnh vực y dược bị dừng tuyển sinh. Hiện nay, Bộ GD và ĐT đang sửa đổi Thông tư 08/TT-BGDĐT về việc mở ngành đào tạo, trong đó đề nghị Bộ Y tế đưa ra các tiêu chí về đội ngũ giảng viên cũng như cơ sở thực hành thực tập. Năm học 2015-2016, Bộ GD và ĐT cùng Bộ Y tế đã họp và ra biên bản thống nhất về việc kiểm tra liên ngành đối với một số trường để đánh giá công tác đào tạo các ngành y dược.

Xử phạt 22 công ty vi phạm an toàn thực phẩm

Ngày 1-12, Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết: Từ ngày 1-11 đến ngày 30-11 đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với 22 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP), với tổng số tiền là 385 triệu đồng. Các trường hợp vi phạm chủ yếu là quảng cáo thực phẩm chức năng có nội dung không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh... Tính từ đầu năm đến nay, Cục ATTP ra quyết định xử phạt 238 công ty vi phạm về ATTP, với tổng số tiền phạt hơn 4,2 tỷ đồng, trong đó có 201 công ty vi phạm về quảng cáo. Đồng thời, thu hồi 30 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP; bảy Giấy xác nhận nội dung quảng cáo; tạm dừng lưu thông 60 lô sản phẩm... và chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng khác xử lý 15 trường hợp vi phạm ATTP.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân

Ngày 1-12, tại buổi gặp mặt báo chí triển khai công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân, Cục YTDP cho biết: Vào mùa đông xuân, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh như sốt xuất huyết, cúm, cúm gia cầm, liên cầu lợn và một số bệnh dịch khác là rất lớn. Thời tiết biến động thất thường, độ ẩm cao, trên cả nước diễn ra nhiều lễ hội đầu xuân, là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát sinh và phát triển. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; điều tra, tập trung nguồn lực xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh… mà ngành y tế sẽ triển khai. Chính quyền, các ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh tại gia đình và cộng đồng...

Đắc Lắc: Hơn 2.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết

Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Đác Lắc tại hội nghị thường kỳ đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tháng 11 và triển khai nhiệm vụ tháng 12-2015 được tổ chức vào sáng 1-12, tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh Đác Lắc đã có 2.004 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó đã có một ca tử vong. Đặc biệt, trong tháng 11, số ca mắc SXH trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng mạnh, cụ thể toàn tỉnh đã ghi nhận 881 ca mắc SXH tại 15 huyện, thị xã, thành phố, tăng 23% so với tháng 10, tập trung nhiều nhất là tại TP Buôn Ma Thuột với 319 ca mắc bệnh, huyện Cư M’gar 110 ca, huyện M’Drắc 90 ca, thị xã Buôn Hồ 75 ca, huyện Ea H’leo 49… Bên cạnh đó, cũng trong tháng 11, toàn tỉnh đã phát hiện thêm 24 ổ dịch SXH làm 144 người trong ổ dịch mắc bệnh, nâng tổng số ổ dịch SXH trên địa bàn toàn tỉnh lên 63 ổ dịch với 352 người trong ổ dịch mắc bệnh. Trước tình hình dịch SXH diễn biến phức tạp và số ca mắc SXH tiếp tục tăng cao, UBND tỉnh Đác Lắc đã chỉ đạo Sở Y tế và các địa phương trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, tẩm màn cho nhân dân, nhất là các vùng trọng điểm đã xuất hiện các ổ dịch. Các địa phương có ổ dịch thành lập các tổ xung kích phòng, chống SXH phối hợp cán bộ xã, y tế thôn, buôn đến từng nhà dân xử lý môi trường, diệt bọ gậy, lăng quăng nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch SXH lây lang rộng trong cộng đồng. Các bệnh viện từ tuyến tỉnh đến cơ sở và trạm y tế các xã bố trí bảo đảm cơ sở vật chất, đội ngũ y, bác sĩ và các loại thuốc, dụng cụ y tế để tiếp nhận điều trị cho các trường hợp mắc SXH, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia và Ngày thế giới phòng, chống AIDS (1-12)

Đến tháng 11-2015, ở tỉnh Nam Định đã phát hiện được 5.300 người nhiễm HIV, 2.900 người bệnh AIDS và 1.400 người tử vong do AIDS ở tất cả 10 huyện, thành phố và hơn 96% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Đối tượng nhiễm HIV tương đối trẻ với khoảng 80% trong nhóm tuổi từ 20-39. Trong 9 tháng đầu năm, gần 90 nghìn lượt người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận truyền thông tư vấn; khoảng 6.500 người được tư vấn tại các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện miễn phí; 1.243 người được điều trị thuốc kháng vi-rút ARV; gần 150 nghìn bơm kim tiêm được cấp phát miễn phí cho người nghiện chích ma túy; 1.523 người nghiện các chất dạng thuốc phiện đang được điều trị tại 7 cơ sở Methadone trong tỉnh. Nghệ An là một trong sáu tỉnh, thành phố, thị xã trong cả nước có số người nhiễm cao nhất. Tính đến ngày 30-9, trên địa bàn Nghệ An có 7.924 người nhiễm HIV, trong đó có 5.128 bệnh nhân AIDS. Toàn tỉnh có 21/21 huyện, thành phố, thị xã với 438/480 xã, phường, thị trấn đã phát hiện người nhiễm HIV/ AIDS. Số người nhiễm mới gia tăng tại các huyện vùng núi cao của tỉnh như Quế Phong, Tương Dương, Quỳ Châu… Ban Chỉ đạo phòng chống HIV/ AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng chống tội phạm tỉnh Nghệ An kêu gọi các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và mọi người trong tỉnh quan tâm thực hiện các chương trình hành động phòng, chống HIV/ AIDS; thực hiện tốt phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/ AIDS tại cộng đồng dân cư”; nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi giúp đỡ người nhiễm HVI và bệnh nhân AIDS. Tại TP Đà Nẵng, lây nhiễm HIV có xu hướng ổn định trong những năm gần đây, với khoảng 120 ca nhiễm HIV mới mỗi năm. Tính đến hết tháng 10-2015, toàn thành phố ghi nhận 1.885 trường hợp nhiễm HIV tại 7/7 quận, huyện; trong đó có 824 trường hợp chuyển sang AIDS và 450 ca tử vong do AIDS. Đặc biệt, việc lây nhiễm đang có xu hướng trẻ hóa với 70% số người bị nhiễm HIV của Đà Nẵng nằm trong độ tuổi từ 20 đến 39 và được phát hiện khá muộn. Trung tâm Phòng chống HIV/ AIDS (Sở Y tế Cần Thơ) đưa vào hoạt động cơ sở điều trị Methadone cho các đối tượng nghiện ma túy. Đây là cơ sở điều trị Methadone thứ 5 của TP Cần Thơ, đảm nhận việc điều trị cho hơn một nghìn người bệnh, góp phần giảm hơn 44% số người bị nhiễm HIV/ AIDS do tiêm trích ma túy so với năm 2014.

An ninh thủ đô

Gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng nặng

Thông thường thời điểm từ tháng 11-12 là giai đoạn cuối của dịch sốt xuất huyết (SXH) trong năm với số ca mắc bắt đầu giảm nhanh và kết thúc, nhưng đây cũng là thời điểm dễ xảy ra nhiều ca biến chứng nặng, tử vong nhất. Thực tế trong tháng 11 vừa qua, số ca mắc SXH biến chứng phải điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội tăng đáng kể.

Nhiều ca biến chứng nguy hiểm

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ đầu vụ dịch SXH (tháng 5-2015) đến giữa tháng 11 vừa qua, Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị nội trú cho khoảng 412 ca SXH Dengue biến chứng (tăng gấp 10 lần so với cả năm 2014). Đặc biệt, số ca biến chứng nặng có xu hướng gia tăng ở giai đoạn gần đây. Chỉ tính riêng trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11, số bệnh nhân SXH Dengue được điều trị là 310 ca (chiếm 75% tổng số các ca), trong đó dù chưa ghi nhận ca tử vong song khá nhiều ca có biến chứng nặng, nguy kịch. Cao điểm vào ngày 19-11 vừa qua, Khoa Truyền nhiễm đã quá tải với số lượng bệnh nhân tăng vọt lên tới 184 ca, chủ yếu là mắc SXH Dengue nặng có dấu hiệu cảnh báo. TS.BS Đỗ Duy Cường, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai dẫn chứng, có 2 trường hợp là 2 anh em trong một gia đình ở Hà Nội bị SXH Dengue cùng phải nhập viện đêm 18 và sáng 19-11 trong tình trạng sốt cao liên tục 4-5 ngày, đau đầu, đau người, chân tay lạnh, chảy máu chân răng, chấm xuất huyết dưới da. Một trường hợp khác là thai phụ N.T.S. (23 tuổi ở Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội), đang mang thai tháng thứ 8, phải nhập viện vì sốt cao liên tục 3 ngày và được xác định SXH Dengue. Theo các chuyên gia, SXH Dengue ở người mẹ mang thai có thể gây suy thai hoặc đẻ non, thai chết lưu, còn với người mẹ thì rất có thể bị chảy máu khó cầm, tiền sản giật, làm tổn thương đến chức năng gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ. Tương tự, tại các bệnh viện khác trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây cũng tiếp nhận một số trường hợp SXH Dengue biến chứng nặng. Theo bác sĩ Phạm Bá Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, biến chứng thường gặp nhất khi bị SXH và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các trường hợp tử vong là thoát huyết tương, tức hiện tượng huyết tương bị thoát qua thành mạch, kéo theo nước dẫn đến mất một lượng nước lớn trong tuần hoàn gây trụy mạch. Loại biến chứng SXH khác gây nguy hiểm là xuất huyết bất thường do rối loạn nguyên tố đông máu, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận, xuất huyết võng mạc gây mù lòa...

Không chủ quan với diễn biến dịch

Đại diện Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam, dịch SXH có 2 đỉnh đáng lưu ý là tháng 4-5 và tháng 9-10 trong năm. Ở miền Bắc, thông thường từ tháng 11 trở đi dịch bắt đầu có xu hướng giảm và đi vào cuối vụ.  Năm nay, do tác động của hiện tượng El Nino (được đánh giá là mạnh nhất trong lịch sử) sẽ kéo dài khí hậu nóng ấm đến cuối năm, dẫn đến nguy cơ bùng phát và kéo dài dịch bệnh SXH so với các năm trước, bởi đây là điều kiện cho muỗi gây bệnh phát triển mạnh, đời sống và tuổi thọ của muỗi có xu hướng kéo dài hơn. Dù đã bước vào mùa đông nhưng diễn biến dịch SXH tại nhiều địa phương vẫn chưa có dấu hiệu giảm rõ rệt. Cục Y tế dự phòng  khuyến cáo người dân không được chủ quan mà phải chủ động, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch SXH đã được khuyến cáo. Về công tác điều trị, để hạn chế các trường hợp SXH biến chứng nặng, tử vong ở giai đoạn cuối vụ dịch hiện nay, bác sĩ cao cấp Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện của bệnh phải nhanh chóng đến cơ sở y tế khám, điều trị. Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, do SXH Dengue có biểu hiện ban đầu giống hệt các triệu chứng sốt virus khác nên nhiều người chủ quan tự điều trị tại nhà. Thậm chí nhiều người tự ý truyền dịch và dùng kháng sinh, điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dù SXH Dengue là bệnh tự khỏi trong vòng 7 ngày, nhưng khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong.

Hà nội mới

Phát hiện thuốc kháng sinh Amoxycilin 500mg giả

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế về việc phát hiện mẫu thuốc mang tên Amoxycilin 500mg (SĐK YD-4682-08, số lô 0090409, NSX 12/2014, HD 12/2017, nơi sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương Vidipha) là giả. Theo đó, Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Trà Vinh đã lấy mẫu thuốc kháng sinh nêu trên tại đại lý thuốc Mỹ Anh (ấp Vĩnh Hưng, xã Long Đức, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) và kết quả thử nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương không cho phản ứng định tính của hoạt chất Amoxycilin. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không được buôn bán, sử dụng thuốc viên nang Amoxycilin nêu trên.

Thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2016

Ngày 1-12, theo tin từ Cục ATTP-Bộ Y tế, Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã ban hành kế hoạch về việc Triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa Lễ hội Xuân 2016. Theo đó, Ban chỉ đạo liên ngành trung ương sẽ thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh, kiểm tra ATTP tại 12 tỉnh, thành phố từ ngày 20/12/2015 đến hết 25/3/2016. Còn tại địa phương, theo hướng dẫn của trung ương tiến hành thành lập các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tại tất cả các cấp từ tỉnh đến quận/huyện, xã/phường. Các đoàn kiểm tra sẽ tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong năm và có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các tỉnh có cửa khẩu, các thành phố lớn. Mục tiêu của kế hoạch này là giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và trong thời gian diễn ra Lễ hội Xuân so với cùng kỳ năm 2015. Quá trình triển khai thực hiện theo hướng các cơ quan quản lý trung ương, địa phương chỉ đạo, giám sát việc tuyên truyền, thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuyệt đối chấp hành các quy định của pháp luật và áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Người tiêu dùng cùng với các đoàn thể quần chúng và chính quyền tham gia việc giám sát thực hiện cam kết bảo đảm ATVSTP của các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; tẩy chay các cơ sở thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các sản phẩm thực phẩm ô nhiễm, biết chất, đồng thời tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật.

Lao động

Nghệ An: Bé sơ sinh tử vong, gia đình sản phụ tố bệnh viện tắc trách

Sáng 1.12, người nhà sản phụ Sầm Thị Hiền (22 tuổi), xã Châu Lộc, Qùy Hợp, Nghệ An cho biết, gia đình rất bức xúc về nguyên nhân dẫn đến cái chết của con trai họ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp. Sáng 1.12, người nhà sản phụ Sầm Thị Hiền (22 tuổi), xã Châu Lộc, Qùy Hợp, Nghệ An cho biết, gia đình rất bức xúc về nguyên nhân dẫn đến cái chết của con trai họ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp. Trước đó, vào ngày 28.11, thai phụ Sầm Thị Hiền mang thai tuần thứ 39 có dấu hiệu chuyển dạ, nên được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp để thăm khám. Đến khoảng 2h sáng ngày 29.11, chị Hiền đau bụng dữ dội hơn được các bác sỹ khám thì tử cung đã mở 1 phân và chẩn đoán khoảng 6h sáng cùng ngày sẽ sinh. 4h sáng cùng ngày, chị Hiền vỡ ối được đưa vào phòng đỡ đẻ để cho sinh tự nhiên. Thấy sản phụ khó sinh nên người nhà yêu cầu được sinh mổ, nhưng các bác sỹ cho biết, hiện tại cháu bé đã ra 1 phần nên không thể tiến hành mổ. Đến khoảng 7h sáng cùng ngày, chị Hiền sinh được một bé trai cân nặng 3kg, tuy nhiên cháu bé đã tử vong ngay sau đó. Nguyên nhân được các bác sỹ trả lời là do bé bị tim bẩm sinh, khi sinh ra không tự hô hấp nên tử vong.  Vì nguyên nhân tử vong chưa rõ ràng, đồng thời thấy thái độ của các y, bác sỹ ở bệnh viện không tốt nên gia đình đã “tố” bệnh viện. Hiện Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp đang tiếp nhận thông tin và sẽ báo cáo lên Sở Y tế Nghệ An.

Chuyên gia hàng đầu Nhật Bản chuyển giao công nghệ mổ tim khó cho BVĐK Đồng Nai

Ngày 1.12, BVĐK Đồng Nai đã tổ chức hội thảo trực tuyến nhằm chuyển giao công nghệ mổ tim mạch kỹ thuật cao do chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn. Ông Wataru Nagamatsu là tiến sĩ, trưởng khoa tim mạch can thiệp của bệnh viện đa khoa Hokusetsu đã từng nhiều lần sang Việt Nam chuyển giao công nghệ mổ tim mạch kỹ thuật cao cho các bệnh viện chuyên mổ tim tại Việt Nam tại TPHCM, Nha Trang và các nước khác trên thế giới. Theo BVĐK Đồng Nai, từ tháng 3.2014 đến nay, BV đã mổ được gần 300 ca mổ tim cơ bản.  Tuy nhiên, có một số ca mổ tim khó, với những thủ thuật cần được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn cao hơn. Đây là những ca tổn thương mạch vành khó, phức tạp, có tổn thương mạch vành mạn tính. Cụ thể như: nhồi máu cơ tim có tổn thương tắc động mạch vành mạn tính; đau thắt ngực ổn định và ca đau thắt ngực không ổn định dù đã đặt stent mạch vành nhưng vẫn còn hẹp nên phải tiếp tục thông mạch. Do đó, việc mời chuyên gia mổ tim Nhật Bản sẽ giúp nâng cao đáng kể trình độ của bác sĩ bệnh viện đa khoa Đồng Nai tiến tới chủ động trong việc can thiệp các ca mổ tim khó. BVĐK Đồng Nai có nhiều chương trình hợp tác với Viện Tim TPHCM nhằm nâng cao trình độ y-bác sĩ, nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận. BVĐK Đồng Nai mới đưa vào khai thác, hoạt động trụ sở mới với cơ sở vật chất, và trang thiết bị hiện đại. Được biết, can thiệp mạch vành qua da là một trong những phương pháp chính để tái thông mạch vành. Tuy nhiên, những tổn thương phức tạp, tổn thương tắc mạn tính luôn là thử thách cho thủ thuật viên. Hiện nay, các bác sĩ Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực can thiệp tổn thương mạch vành mạn tính. Do đó, các ca phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã được kết nối trực tuyến từ phòng mổ ra phòng giao ban của bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa tim mạch của BVĐK Đồng Nai cùng các bệnh viện đa khoa khu vực được vị bác sĩ người Nhật giàu kinh nghiệm trong việc thực hiện các kỹ thuật tim mạch can thiệp phức tạp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về bệnh mạch vành.

Dân trí

Bệnh viện lớn: Chỉ tuyển sinh viên tốt nghiệp trường uy tín

Sau sự kiện trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội và nhiều trường dân lập khác được mở ngành y, dược, trao đổi với Dân trí, lãnh đạo một số bệnh viện lớn cho biết, chỉ tuyển sinh viên ở những trường ĐH uy tín, có truyền thống đào tạo ngành y.

PGS. TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên giám đốc BV Việt Đức:Chúng tôi không tuyển bác sĩ thường”. Chia sẻ qua điện thoại, ông cho biết không thể phát biểu gì hơn bởi bộ đã cho phép Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ đào tạo bác sĩ trong năm học tới. Tuy nhiên, chia sẻ về việc tuyển dụng bác sĩ hiện nay như thế nào, ông cho biết: “Không biết các bệnh viện khác ra sao nhưng riêng Bệnh viện Việt Đức chúng tôi truyền thống không tuyển bác sĩ thường. Chúng tôi chỉ tuyển những người không những phải tốt nghiệp từ ĐH Y Hà Nội mà sau đó, họ còn phải được đào tạo bác sĩ nội trú”, ông khẳng định. Được biết, bác sĩ nội trú là một chương trình đào tạo đặc biệt dành riêng cho các bác sĩ mới ra trường. Sau 6 năm học đại học, các bác sĩ mới ra trường, dưới 27 tuổi, tốt nghiệp loại khá trở lên có thể thi cao học hoặc bác sĩ nội trú. Thi vào bác sĩ nội trú khó khăn hơn rất nhiều so với cao học và bác sĩ chuyên khoa I. Chỉ có các sinh viên y khoa chính quy mới được dự thi bác sĩ nội trú và chỉ được thi duy nhất một lần trong đời.  Hiện nay, sau khi hoàn tất chương trình đào tạo kéo dài 3 năm (Cao học học 2 năm) thì các bác sĩ nội trú sẽ được cấp 3 bằng: Bằng bác sĩ chuyên khoa I, bằng Thạc sĩ y khoa, và bằng Bác sĩ nội trú. Chương trình học bác sĩ nội trú rất vất vả, các bác sĩ nội trú phải ở trong bệnh viện 24/24 vì mục tiêu là trở thành người bác sĩ giỏi về lý thuyết lẫn thực hành lâm sàng. Các giáo sư đầu ngành của Y học Việt Nam hầu hết xuất thân từ các bác sĩ nội trú. Ông Võ Văn Bản (TS Y học Viện Hàn lâm Y học Bulgary), Phó Tổng Giám đốc Bệnh Viện Việt Pháp Hà Nội:Thế hệ sau kém hơn là bước thụt lùi” Thực chất chúng ta đang trên đà hội nhập nhưng tất cả mọi quy trình của chúng ta hiện đều chưa chuẩn. Tôi còn nhớ khi mình học ĐH Y Hà Nội thời Pháp, đi kèm với trường có rất nhiều thứ để đào tạo sinh viên. Bản thân chúng tôi khi thi vào khóa đầu ở đây, đề thi khó như đề của nước ngoài chứ không phải đầu vào chỉ mười mấy điểm như bây giờ. Nhưng đáng buồn là càng về sau, thế hệ bác sĩ được đào tạo ở nhiều trường càng kém đi (nhất là các trường dân lập) thì đúng là thụt lùi so với thế hệ trước. Nếu các trường vì kinh doanh mà cứ cố khi chưa đủ tiêu chuẩn thì chỉ khổ sinh viên vì các em có được học đúng nghĩa đâu? Khi ra trường, các em lại phải chạy chọt để được vào làm việc. Nhiều người cho rằng, mở rộng cửa đào tạo Y khoa với các trường ngoài ngành là chống độc quyền nhưng tôi không nghĩ như thế. Tôi cho rằng, nếu đầu vào quá thấp thì chất lượng sẽ thấp. Chưa kể các điều kiện khác không đủ thì nhân lực đào tạo ra chắc chắn sẽ có vấn đề. Đây chính là hệ quả của một hệ thống đào tạo không giống ai của nước ta. Ở nước ngoài, quy chuẩn của họ yêu cầu phải có đội ngũ giảng viên chứ không phải đội ngũ các bác sĩ nghỉ hưu vì làm sao đủ sức khỏe để đào tạo? Đội ngũ này cũng không thể gọi là cơ hữu mà phải có đội ngũ kế cận từ trẻ, già. Không thể lấy những người từ tuổi 70 trở lên làm giảng viên. Rồi còn đội ngũ kĩ thuật viên để đào tạo thực tập đã có chưa? Việc kí hợp đồng với các bệnh viện mà họ đưa ra như Bệnh viện Đức Giang, bệnh Viện Đa khoa Tràng An... tôi thấy rất đáng lo ngại. Ở Châu Âu, đội ngũ giảng viên của các bệnh viện kết hợp với nhà trường cũng phải là các giáo sư đương nhiệm chứ không phải nghỉ hưu. Trong khi đó, nhìn lại ở các bệnh viện kết hợp với trường này, đội ngũ trưởng khoa chỉ là các bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II thì không thể là giảng viên. Thứ nữa là việc thực tập và thực hành Y tế. Quá trình thực tập thể hiện ở các môn khoa học cơ bản, các môn y học cơ sở. Tuy nhiên, thực hành được áp dụng ở các môn y học lâm sàng. Trước khi kí quyết định, lãnh đạo các bộ phải kiểm tra kĩ điều này nhưng tôi thấy các bệnh viện trên đều chưa đủ điều kiện để thực hành. Về việc tuyển dụng, bệnh viện chúng tôi không quan trọng bằng cấp ở trường nào nhưng vẫn ưu tiên nếu người đó tốt nghiệp ngành Y từ các trường ĐH uy tín. Theo ghi nhận của chúng tôi, kể cả y tá thì tốt nghiệp từ những trường này vẫn tốt hơn các trường khác. Hiện chúng tôi chưa biết những trường này đào tạo thế nào và cơ sở vật chất ra sao để khẳng định nhận hay không. Nhưng tôi nghĩ rằng, cho dù đào tạo gì đi chăng nữa cũng phải đúng chuẩn, không thể cứ có tiền là mở được. Bà Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc Hội, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh: “Tuyển dụng rất kĩ vì không thể đùa giỡn với tính mạng bệnh nhân”. Những ngày qua, tôi có theo dõi thông tin trên báo chí và nắm được thông tin một số trường dân lập tuyển sinh ngành Y với số điểm đầu vào rất thấp. Không chỉ riêng trường ĐH Kinh doanh Công nghệ mà cả một số trường khác, không hiểu họ chuẩn bị cơ sở đào tạo đến đâu nhưng sự thực chúng tôi rất lo ngại bởi đào tạo theo số lượng thì khó đảm bảo chất lượng. Với các ngành khác, nhân lực thiếu tay nghề có thể ảnh hưởng trường diễn nhưng riêng với ngành Y- Dược, nếu nhân lực không có trình độ sẽ gây hại ngay trước mắt, đó là sinh mạng, là sức khỏe của người dân đang nằm trong tay đội ngũ này nên cực kì nguy hiểm. Chúng ta cứ đổ lỗi bệnh viện này, bệnh viện kia quá tải. Trong khi đó, chúng ta xây dựng rất nhiều cơ sở y tế nhưng người dân không mặn mà vì một trong những lý do người dân chưa yên tâm với trình độ của bác sĩ và chưa yên tâm với chất lượng cán bộ y tế trong đó. Vì thế, tôi nghĩ không nên nghĩ cách để lấp cho đầy bác sĩ mà làm sao để đội ngũ nhân viên y tế có chất lượng. Thà một người chất lượng còn hơn 10 người không đủ chất lượng. Vào biên chế thì không thể nói là nên tuyển hệ nọ không nên tuyển hệ kia vì như thế là sai luật. Tuy nhiên, tôi thấy các bệnh viện công lập, số lượng biên chế dành cho bác sĩ rất là ít nên tỉ lệ “chọi” rất cao. Đối với bệnh viện ngoài công lập, họ cũng tính toán rất kĩ, không thể tuyển bừa vì không thể đùa giỡn với tính mạng bệnh nhân được. Các bác sĩ tốt nghiệp ĐH Y- Dược TP Hồ Chí Minh nhưng tìm được một chỗ ở bệnh viện công lập ở TP Hồ Chí Minh- nhất là bệnh viện có tên tuổi không hề đơn giản và sau đó các em này phải đi học nội trú, học chuyên khoa I, chuyên khoa II và các chương trình để nâng cao năng lực. Một thực tế, hiện nay rất nhiều bác sĩ ra trường nhưng chưa tìm được việc làm, họ ra mở hiệu thuốc hoặc làm ở các phòng khám ngoài. Việc này có thể giúp họ đủ sống nhưng cho dù họ công tác ở đâu cũng đều đáng ngại về chất lượng.

Bác sĩ ra đảo mổ đẻ, cứu kịp thời nạn nhân bị đuối nước

Vừa từ đất liền ra đảo chuẩn bị bước vào cuộc mổ bắt con cho một sản phụ trên đảo Trường Sa lớn, các bác sĩ tình cờ gặp nạn nhân bị đuối nước. Sau khi được cấp cứu, hồi sức tích cực nạn nhân đã may mắn qua cơn nguy kịch. Sáng 1.12, BV Quân Y 175 cho biết, nhóm y bác sĩ của bệnh viện vừa đáp chuyến trực thăng từ đất liền ra đảo để hỗ trợ mổ bắt con cho một sản phụ đang sinh sống ở Trường Sa lớn. Khi đang chuẩn bị để bước vào cuộc mổ, các bác sĩ đã bất ngờ nhận được tin báo về việc có một nạn nhân bị đuối nước. Nạn nhân được xác định là Nguyễn Song Hào (28 tuổi, quê Nghệ An) đang làm công nhân xây dựng trên đảo. Khoảng 9h35 cùng ngày, nạn nhân ra bờ kè của đảo đứng ngắm sóng biển thì bất ngờ trượt chân té xuống nước. Chưa kịp phản ứng trước tình huống bất ngờ thì những con sóng lớn đã ập vào nhấn chìm nạn nhân. Khi Song Hào trượt chân ngã, những đồng nghiệp của anh đã kịp nhìn thấy, nhiều người đã chạy ra ứng cứu. Tuy nhiên, do sóng lớn nên phải mất gần 10 phút sau, nhóm “cứu hộ” bất đắc dĩ mới tìm thấy nạn nhân. Song Hào được đưa lên bờ trong tình trạng cơ thể tím tái, bất động, ngưng tim, ngưng thở. Ngay lập tức nạn nhân được sơ cứu ấn tim, hà hơi thổi ngạt tại chỗ. Sự việc nhanh chóng được thông báo đến bệnh xá đảo cùng các bác sĩ mới đáp chuyến bay từ bệnh viện 175 ra. Nạn nhân sau đó được chuyển về bệnh xá. Sau 15 phút cấp cứu, bác sĩ hút toàn bộ đàm nhớt, sử dụng kháng sinh phổ rộng chống phù phổi cấp. Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, mạch huyết áp, hô hấp ổn định, qua được cơn nguy kịch.

Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS: Dịch HIV giảm chưa đồng đều

Việt Nam cũng là một trong những điểm sáng trong công tác phòng chống HIV/AIDS trên thế giới và giữ được vị trí là nước có tỷ lệ hiện nhiễm HIV thấp trong khu vực. Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), dịch HIV mới chỉ giảm xu hướng gia tăng hàng năm và giảm chưa đồng đều trên phạm vi cả nước.

Người nhiễm HIV tại Đà Nẵng đang có xu hướng trẻ hóa

Phát biểu tại buổi lễ, Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, Việt Nam là một trong số ít các nước có môi trường và chính sách thuận lợi để triển khai chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Tại TP Đà Nẵng, lây nhiễm HIV có xu hướng ổn định trong những năm gần đây với khoảng 120 ca nhiễm HIV mới được phát hiện mỗi năm, trong đó, 50 - 70 trường hợp là người Đà Nẵng. Tính đến ngày 31/10, toàn thành phố đã ghi nhận 1.885 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 824 trường hợp chuyển sang AIDS và 450 ca tử vong do AIDS. Địa bàn báo cáo có người nhiễm HIV/AIDS bao phủ 7/7 quận, huyện và 56/56 xã, phường. Ngoài ra, người nhiễm HIV tại Đà Nẵng đang có xu hướng trẻ hóa, với hơn 70% số người nhiễm của thành phố nằm trong độ tuổi 20 - 39 và được phát hiện nhiễm HIV khá muộn. Lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục chiếm trên 90% số ca phát hiện nhiễm mới, kéo theo sự gia tăng nhiễm HIV trong phụ nữ và nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Đồng Tháp: 11 tháng, huyện vùng sâu phát hiện thêm 26 người nhiễm HIV

Tính đến cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh Đồng Tháp có 5.659 trường hợp nhiễm HIV, số chuyển sang AIDS là 2.942 người và tử vong 1.288 người. Riêng huyện Tam Nông, tính từ đầu năm đến tháng 11/2015 phát hiện thêm 26 người nhiễm HIV mới, nâng tổng số hiện có 545 trường hợp nhiễm HIV. Thời gian qua, huyện Tam Nông đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, tư vấn, không phân biệt đối xử, tạo điều kiện cho đối tượng này hoà nhập vào cộng đồng… Song, kết quả vẫn còn rất khiêm tốn, bởi các nghề được hướng nghiệp không phù hợp với đặc thù ở địa phương; đồng vốn hỗ trợ cho đối tượng lại có hạn, họ khó xây dựng cuộc sống ổn định. Trong lúc các ngành chức năng chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ nên thời gian sau đó họ lại đi nơi khác hành nghề cũ… Tính đến cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh Đồng Tháp có 5.659 trường hợp nhiễm HIV, số chuyển sang AIDS là 2.942 người và tử vong 1.288 người. Riêng huyện Tam Nông, tính từ đầu năm đến tháng 11/2015 phát hiện thêm 26 người nhiễm HIV mới, nâng tổng số hiện có 545 trường hợp nhiễm HIV, trong đó, có 252 người chuyển sang AIDS và tử vong 248 người. Điều đáng mừng là trong những năm gần đây dịch HIV/AIDS ở huyện Tam Nông có dấu hiệu dừng lại, nhưng vẫn còn tiềm tàng đang lây nhiễm trong cộng đồng. Đa số người nhiễm HIV/AIDS đều được đưa về cộng đồng quản lý và đã có không ít người nhiễm HIV/AIDS không có địa chỉ rõ ràng… Bên cạnh việc giáo dục những bệnh nhân nhiễm HIV về ý thức trách nhiệm với cộng đồng, được tư vấn thường xuyên, kịp thời, cần phải tuyên truyền để cộng đồng xã hội thông cảm, quan tâm tạo điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để họ xua đi mặc cảm cô đơn, túng bẩn… mà quyết tâm sống có ích cho xã hội, cho cộng đồng… trong quảng đời còn lại của mình. Một người bệnh AIDS ở xã Phú Thành A cho biết: “Lúc mới phát hiện mình nhiễm HIV do một lần quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm, tôi rất buồn chán-định trả thù đời rồi tự tử… Nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ lại rằng: nhiễm HIV chưa phải là hết, quảng đời còn lại của mình phải làm sao sống có ích ch và có ý nghĩa thiết thực… Với suy nghĩ trên, tôi không còn thất vọng, buồn chán nữa… tôi tự nguyện xin tham gia vào lực lượng tình nguyện viên phòng chống HIV/AIDS để tuyên truyền về những tác hại ghê gớm của căn bệnh chết người chưa có thuốc trị này và vận động, giáo dục mọi người có biện pháp phòng chống lây nhiễm hữu hiệu căn bệnh HIV/AIDS…”

TPHCM: Đồng loạt bổ sung vitamin A cho trẻ ngày 1-2.12

Thiếu vitamin A sẽ làm giảm sức đề kháng, gây ra các bệnh lý về da, mắt, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ em. Từ ngày 1 đến ngày 2/12, thành phố sẽ đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A định kỳ cho trẻ từ 3 đến 36 tháng tuổi. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện vẫn còn 13% trẻ dưới 5 tuổi trên cả nước bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở mức trung bình. Mặt khác, chỉ có 42% bà mẹ được uống vitamin A liều cao bổ sung trong vòng 1 tháng sau sinh khiến tỷ lệ vitamin A trong sữa mẹ thấp hơn mức cần thiết chiếm gần 35%. Vitamin A là vi chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho tăng trưởng và bảo vệ cơ thể. Vitmain A giúp phòng chống bệnh khô mắt, bảo vệ sự toàn vẹn của da và niêm mạc, giác mạc mắt, làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể đối với bệnh nhiễm trùng. Thiếu vitamin A là nguyên nhân làm cho trẻ chậm phát triển chiều cao, trẻ dễ bị nhiễm trùng nặng ở đường hô hấp và tiêu hóa, gia tăng tỷ lệ tử vong. Thiếu vitamin A nặng gây ra bệnh khô mắt, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Trẻ nhỏ bị thiếu vitamin A là do: trẻ không được bú sữa mẹ hoặc bà mẹ cho con bú bị thiếu dinh dưỡng làm sữa thiếu vitamin A; chế độ ăn của trẻ thiếu thịt, cá, gan, trứng, rau xanh, chất béo; trẻ mắc các bệnh viêm hô hấp, tiêu chảy, sởi, nhiễm giun sán. Để ngăn chặn nguy cơ bệnh tật ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi, hàng năm TPHCM tổ chức 2 đợt bổ sung vitamin A cho trẻ, lần thứ nhất vào ngày 1 và 2 tháng 6; lần thứ hai vào ngày 1 và 2/12. Phụ huynh có thể đưa trẻ đi uống vitamin A bổ sung tại Trung tâm Dinh dưỡng thành phố; trạm y tế của 322 phường xã trên địa bàn; bệnh viện hoặc trung tâm có khoa nhi. Ngoài ra những bà mẹ sau sinh cũng được uống vitamin A tại các bệnh viện, trung tâm có khoa sản, các trạm y tế phường xã có phòng sinh. Bổ sung vitamin A liều cao là một trong những giải pháp phòng chống các tác hại do thiếu vitamin A ở trẻ em. Mỗi liều dự phòng có thể bảo vệ trẻ trong vòng 4 đến 6 tháng. Trung tâm Dinh dưỡng thành phố khuyến cáo, bên cạnh việc uống vitamin A bổ sung các bà nội trợ cần chủ động tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin A như: thịt, cá, trứng, sữa; lựa chọn sử dụng các thực phẩm có bổ sung vitamin A như: dầu ăn, đường, bánh,… để cung cấp đủ nhu cầu vitamin A cho mọi thành viên trong gia đình.

Hiến tạng - Món quà hồi sinh sự sống

Hơn 30 câu hỏi về thủ tục ghép tạng, những quyền lợi của người hiến tạng, những bệnh tật liên quan với hiến tạng đã được PGS.TS Đồng Văn Hệ và ThS. Nguyễn Hoàng Phúc và ThS. Trần Minh Tuấn trả lời chi tiết. Dưới đây là những câu hỏi và giải đáp đáng chú ý nhất:

Hương - Nữ 32 tuổi: Nhiều người thân không đồng ý cho tạng vì muốn người chết được toàn thây, làm thế nào để thay đổi quan niệm này?

Th.S Nguyễn Hoàng Phúc, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người:Liên quan đến vấn đề chết toàn thây, câu chuyện đã được đặt ra từ năm 2004-2005, khi Ban soạn thảo dự án Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy giác đã phải trả lời câu hỏi trước Chính phủ, Quốc hội về vấn đề này. Theo đó, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, bản chất đây là quan niệm mang chiều sâu tâm linh. Chính vì thế, khi tiếp xúc với các hòa thượng, các đại đức, chư tăng và các linh mục - là những người có thẩm quyền nói về lĩnh vực tâm linh trong Phật giáo, Thiên chúa giáo,vv thì được biết, không có một tôn giáo nào nói về chết phải toàn thây. Không có tôn giáo nào phản đối việc hiến tạng, mô tạng khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não, vì mục đích nhân đạo, cứu chữa người bệnh. Ngược lại, các tôn giáo đều ủng hộ việc hiến tạng vô vụ lợi như là một nghĩa cử cao đẹp của tình thân ái, yêu thương và đó cũng chính là hành động bố thí Ba la mật trên hành trình tâm linh của mỗi con người. Quan niệm về chết toàn thây thực chất là quan niệm có xuất xứ từ Nho giáo xa xưa mà thôi. Vừa rồi trong hội vận động Hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, đích thân Hòa thượng Thích Gia Quang - PCT TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và linh mục Phan Khắc Từ - PCT UB Đoàn kết công giáo VN, đã được bầu vào làm PCT Hội vận động hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể người VN. Và đấy cũng chính là sự ủng hộ cao nhất của các tôn giáo đối với vấn đề hiến tạng, mô tạng. Đích thân Hòa thượng Thích Gia Quang và Linh mục Phan Khắc Từ cũng đã đăng ký hiến tạng, mô tạng sau khi chết, chết não. Hàng ngàn người bệnh suy chức năng tim, thận, gan, phổi... đang sống mỏi mòn như ngọn đèn dầu trước gió và rất nhiều người trong số đó đã không thể chờ đợi vì không có nguồn tạng hiến. Trong khi đó, mỗi một người chết não hiến đa tạng có thể cứu sống cùng lúc cho 8 - 10 người.

Hồng Hà - Nữ 47 tuổi: Tôi xin hỏi, ai cũng có quyền hiến tạng nhưng nếu chết do tuổi già thì tạng hiến đó có được sử dụng?

Th.S Nguyễn Hoàng Phúc, PGĐ Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người:Đây là 1 câu hỏi rất hay, được nhiều người quan tâm. Nhiều người cho rằng, nếu tôi bị bệnh, hoặc tôi chết vì tuổi già thì mô tạng của tôi sẽ không lấy, ghép  được, vậy việc đăng ký là không có ý nghĩa. Tuy nhiên, bản chất ở đây là thuộc về ý thức. Điều quan trọng nhất là bạn có sẵn sàng đăng ký hiến tạng, mô tạng sau khi chết, chết não hay không. Việc đăng ký hiến tạng thể hiện ý nguyện sẵn sàng trao tặng một phần cơ thể của mình nếu không may chết, chết não. Còn việc lấy được để ghép hay không lại là chuyện của ngành y tế, chuyện chưa xảy ra. Chúng ta ai cũng biết "sinh, lão, bệnh, tử" là quy luật của tự nhiên, sinh có hẹn, tử bất kỳ, không mấy ai biết lúc nào mình ra đi. Chính vì vậy, việc đăng ký hiến tạng hôm nay sẽ là cơ sở để chúng ta xác lập ý chí mạnh mẽ của việc hiến tạng nếu không may qua đời. Trên thực tế, có thể tạng sẽ không lấy được ở những người chết do tuổi già, tuy nhiên giác mạc hoàn toàn có thể tiếp nhận được. Như vậy sẽ góp phần đem lại ánh sáng cho những người mù do bị hỏng giác mạc. Tương tự như vậy, da, xương hoặc xác... vẫn có thể tiếp nhận được.

Lê Hồng - Nữ 50 tuổi: Tôi 50 tuổi, đã gần về hưu và sức khỏe rất ổn định. Tôi nghĩ tôi có thể sẵn sàng cho một bệnh nhân nào đó một quả thận nếu chứng kiến cuộc sống cơ cực gắn liền với bệnh viện của họ. Vậy khi tôi hiến thận, BHYT có chi trả khoản phẫu thuật lấy thận của tôi không?

PGS.TS Đồng Văn Hệ, PGĐ Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người:Về mặt luật pháp, sau khi bạn hiến thận, bạn sẽ được nhận thẻ bảo hiểm y tế miễn phí đến suốt đời và được chăm sóc y tế theo quy định của luật pháp. Khi bạn đến một cơ sở y tế để hiến thận cho một bệnh nhân thì cơ sở y tế đó sẽ có trách nhiệm giúp đỡ về các khoản chi phí khi thực hiện phẫu thuật lấy thận và chăm sóc sau giai đoạn hiến.  

Vân Hương - Nữ 27 tuổi: Xin hỏi bác sĩ sau ghép tạng và dùng thuốc chống thải ghép có sinh con được không?

ThS. Trần Minh Tuấn, BS Trung tâm Ghép tạng bệnh viện Việt Đức:Sau ghép tạng, dùng thuốc thải ghép bệnh nhân hoàn toàn có thể sinh con. Tuy nhiên trước khi có ý định mang thai, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ  để tiến hành kiểm tra, chọn thời điểm thích hợp nhất để mang thai. Bệnh nhân cũng sẽ được chuyển sang dùng các loại thuốc chống thải ghép và các thuốc khác ít ảnh hưởng đến thai nhi. Trên thực tế, tại BV Việt Đức, nhiều bệnh nhân sau ghép thận đã mang thai và sinh con khỏe mạnh.

Phương Nam - Nữ 27 tuổi: Có nên bỏ quy định một người đã đăng ký hiến tạng thì khi không may bị chết não không cần sự đồng ý của gia đình mà có thể hiến tạng dựa trên bản đăng ký từ trước, vì rõ ràng họ tự nguyện đăng ký khi tỉnh táo.

Th.S Nguyễn Hoàng Phúc, PGĐ Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người:Cái này đã được quy định rất rõ trong luật hiến lấy ghép mô bộ phận cơ thể người hiến, lấy giác. Bất kỳ 1 người nào đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự có quyền đăng ký hiến tạng, mô tạng khi còn sống hoặc sau khi chế, chết não. Như vậy, trong quy định của pháp luật, không bắt buộc phải có sự đồng ý của gia đình trong việc đăng ký hiến tạng. Tuy nhiên trên thực tế, trên thế giới nói chung cũng như VN nói riêng đều khuyến cáo việc khi đăng ký hiến tạng nên chia sẻ với gia đình để có sự đồng thuận cao nhất. Bởi nếu ko có sự đồng thuận của gia đình, khi người đăng ký hiến tạng chết não, ko ai báo cho cơ sở y tế biết để lấy tạng. Hoặc gia đình sẽ phản đối. Như vậy tâm nguyện đăng ký hiến tạng, mô tạng sau khi chết, chết não sẽ không được thành tựu như ý nguyện.

nguyen thi thai - Nữ 63 tuổi: Người đóng bảo hiểm tự nguyện liên tục sau 5 năm khi ghép thận phải chi trả tổng bao nhiêu cho ca ghép thận này? Xin cảm ơn chương trình!

ThS. Trần Minh Tuấn, BS Trung tâm Ghép tạng bệnh viện Việt Đức:Chi phí trung bình một ca ghép thận từ 200 - 300 triệu. Trong đó, BHYT chi trả một phần theo quy định. Những danh mục ngoài chi trả của BHYT bệnh nhân sẽ phải đóng góp.

Lê Minh - Nam 59 tuổi: Hiến tạng là có ích cho cả bản thân mình và người bệnh chờ. Xin hỏi địa chỉ đăng ký và thủ tục. Tôi 59 tuổi thì tạng còn có ích cho ai?

Th.S Nguyễn Hoàng Phúc, PGĐ Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người:Hiến tạng là hành động có ích cho cả bản thân và xã hội - Hoàn toàn chính xác! Việc hiến tạng, mô tạng không chỉ có lợi cho người bệnh cần ghép mô tạng như một món quà hồi sinh sự sống lần thứ hai mà còn góp phần giúp cho cơ sở y tế giảm quá tải khi có hàng trăm ngàn người bệnh đang phải lấy bệnh viện làm "nhà"; góp phần giảm sức ép lên quỹ BHYT khi phải thanh toán phần lớn chi phí điều trị cho người suy mô tạng. Ngoài ra, chính việc hiến tặng mô tạng hoặc đăng ký hiến tặng mô tạng mang lại hạnh phúc, niềm vui to lớn cho người hiến tạng bởi đó là một hành động vô cùng cao đẹp, thấm đẫm tính nhân văn luôn mong muốn mang lại niềm vui, hạnh phúc cho đồng loại khi còn sống hoặc ngay cả khi đã giã từ cuộc đời. Nếu bạn muốn đăng ký hiến tạng, mời bạn tới các cơ sở y tế có chức năng lấy, ghép mô tạng để đăng ký hiến như BV Việt - Đức, BV Bạch Mai, BV Quân y 103, BV TƯ Huế, BV Chợ Rẫy, BV Nhi đồng 2, BV 115,... Ngoài ra bạn có thể đến thẳng Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia tại 40 Tràng Thi - Hà Nội (tầng 2 nhà C2 - Khoa khám bệnh BV Việt - Đức. SĐT: 0915060550; e-mail: gheptang@vncchot.com) để đăng ký hiến tạng. khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não; trường hợp nếu ở xa bạn có thể gửi mẫu đơn đăng ký hiến tạng, mô tạng sau khi chết, chết não kèm 1 ảnh 3x4 và bản sao CMT hoặc hộ chiếu về Trung tâm để được tư vấn, cấp thẻ ghi nhận đăng ký hiến tạng. Hoặc bạn có thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào nơi gần nhất để bày tỏ nguyện vọng và sẽ được hướng dẫn đăng ký hiến tặng mô tạng. Bất kỳ người nào khi đăng ký hiến tạng khi còn sống đều được kiểm tra, đánh giá chặt chẽ về mặt pháp lý và đặc biệt là các thông số y sinh học; nếu đủ điều kiện bảo đảm về sức khỏe thì mới có thể lấy và ghép tạng được. Về nguyên tắc, không ai lấy tạng của người hiến mà làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người hiến. Đó cũng là vấn đề y đức mà bất kỳ một cán bộ y tế nào cũng xuyên suốt. Những ngày qua, câu chuyện về lá gan, trái tim của một người trẻ tuổi chết não hiến tạng vượt hành trình 1.700km ra Hà Nội cứu sống một người suy tim, một người suy gan khiến cộng đồng cảm động. Chưa khi nào, phong trào ủng hộ hiến tạng khi không may có những rủi ro về sức khỏe lại mạnh mẽ đến thế. Chưa khi nào bạn đọc lại chia sẻ mong muốn được biết về thủ tục hiến tạng, bày tỏ mong muốn được hiến tạng khi không may gặp vấn đề về sức khỏe lại nhiều đến vậy... Cộng đồng đồng cảm với hàng nghìn bệnh nhân đang sống mỏi mòn bởi suy tạng. Bởi tại Việt Nam, nhu cầu thực tế của người cần ghép tạng rất cao. Hiện cả nước có khoảng 6.000 người bị bệnh suy thận mạn tính cần được ghép. Về ghép gan, chỉ tính tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội đã có trên 1.500 người có chỉ định ghép gan. Có khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc, trong đó có trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc; Hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi… nhưng rất ít người trong số họ có cơ may được cứu sống vì số người hiến tạng hết sức khan hiếm. Rất nhiều người bệnh đã nhắm mắt, xuôi tay sau thời gian dài mỏi mòn chờ đợi trong vô vọng, bởi không có nguồn tạng hiến. Sau 23 năm kể từ ca ghép thận đầu tiên, đến nay Việt Nam mới thực hiện được gần 1.200 ca ghép thận, 38 ca ghép gan, 13 ca ghép tim, 1 ca ghép tụy và trên 1.400 ca ghép giác mạc. Trong đó, 90% các ca ghép tạng tại Việt Nam đang được thực hiện từ nguồn cho là người sống, trong khi tại nước ngoài, 90% tạng ghép từ người cho chết não. Thực tế này đã hạn chế rất nhiều cơ hội cho những người bệnh đang mòn mỏi chờ ghép tạng – phương pháp cuối cùng giúp họ “hồi sinh” khi mắc bệnh hiểm nghèo. Ngay tại BV Việt Đức (Hà Nội) mỗi năm có khoảng 1.000 ca chết não nhưng 5 năm qua chỉ có 26 trường hợp đồng ý hiến tặng mô tạng. Tại Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, từ khi thành lập ngày 26/9/2013 đến nay cũng mới chỉ vận động được 500 người hiến tạng, trong đó có 13 người đăng ký hiến khi còn sống. “Nỗi đau của một gia đình không may mất đi người thân vì tai nạn lao động, tai nạn giao thông… là một nỗi đau rất lớn. Nỗi đau của những người suy tạng mòn mỏi chờ chết cũng như dao cứa vào trái tim người bệnh, thân nhân người bệnh khi nhìn thấy cái chết được báo trước nhưng không có phương pháp nào, có phép màu nào mang lại cuộc sống cho họ. Vì thế, hãy biến đau thương thành hành động. Một người thân không may mất đi nhưng trái tim họ, lá gan của họ vẫn sống trong một cơ thể khác, mang lại một cuộc sống mới hồi sinh cho những người còn cơ hội sống. Hãy mở lòng, sẵn sàng đăng ký hiến tạng nếu không may chết não, nhắm mắt xuôi tay”, một bác sĩ chia sẻ. “Không có phép màu y học nào có thể giúp cho những bệnh nhân này có thể tiếp tục sống khỏe mạnh, làm việc và cống hiến nếu không có nguồn tạng cho từ những người hiến tặng”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ. Trong khi đó, một người chết não hiến đa tạng có thể cứu sống 8-10 người. Nhu cầu ghép tạng tại Việt Nam hiện rất lớn song nguồn tạng hiến lại quá hạn chế. Làm thế nào để ngày càng có thêm nhiều người bệnh được “hồi sinh” nhờ phương pháp đặc biệt này? Vì sao nguồn mô, tạng tại Việt Nam lại thiếu trầm trọng? Vì sao dù làm chủ kỹ thuật ghép tạng nhưng hơn 20 năm qua Việt Nam mới ghép được hơn 1.000 ca, chỉ bằng số lượng ca ghép trong 1 năm của các nước; Tại sao sau gần 10 năm triển khai thực hiện Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, mà cho đến hiện nay trong cả nước mới chỉ có hơn 1000 người đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não…. Để giúp người dân hiểu rõ hơn về ngành ghép tạng của Việt Nam, giải đáp chi tiết những thắc mắc về thủ tục hiến, ghép tạng cũng như chế độ chính sách, vấn đề liên quan đến hiến tạng, báo Dân trí phối hợp với Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tổ chức giao lưu trực tuyến “Khi sự sống được sẻ chia”.

Một ca phẫu thuật tim trẻ em hết 35 – 60 triệu đồng

Theo Bộ Y tế, mỗi năm ở Việt Nam có thêm khoảng 8.000 đến 10.000 trẻ em bị mắc bệnh tim bẩm sinh, trong đó khoảng 50% số trẻ rất cần được chữa trị mà phần lớn là các gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn, không có điều kiện để phẫu thuật. Chi phí trung bình một ca phẫu thuật thường từ 35 đến 60 triệu đồng. Thông tin trên được đại diện chương trình Trái tim cho em cho biết tại Lễ Ký cam kết ủng hộ phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo diễn ra ngày 1/12 tại Đài truyền hình Việt Nam. Theo đó, trong năm 2016, Quỹ Tấm lòng Việt, Đài truyền hình Việt Nam nhận được sự ủng hộ 1 tỷ đồng để phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh thông qua chương trình Trái tim cho em. Thời gian thực hiện các ca phẫu thuật dự kiến triển khai trong năm 2016 tại ba miền Bắc, Trung, Nam. Chi phí của nhà tài trợ đóng góp cho mỗi ca phẫu thuật trong khuôn khổ chương trình khoảng 35- 40 triệu đồng trong tổng số chi phí trung bình 35 – 60 triệu đồng cho một ca phẫu thuật tim trẻ em. Đây là một số tiền tương đối lớn với hầu hết các gia đình nông thôn Việt Nam, đặc biệt đối với các hộ nghèo. Do vậy, nhiều trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn rất ít cơ hội chữa bệnh và mỗi ngày trên cả nước vẫn có hàng nghìn trẻ em tử vong do không được phẫu thuật kịp thời. Sự hỗ trợ này sẽ giúp đỡ nhiều trẻ em nghèo có cơ hội được phẫu thuật tim bẩm sinh để có một cuộc sống khỏe mạnh. Cũng trong khuôn khổ chương trình sẽ có các đợt khám sàng lọc cho các em tại một địa phương tại miền núi phía Bắc do chuyên gia tim mạch tại các BV tim tham gia khám. Được biết, sau 8 năm triển khai chương trình Trái tim cho em đã vận động được hơn 90 tỷ đồng, chữa khỏi bệnh tim bẩm sinh cho 2700 bệnh nhi nghèo trên toàn quốc. Chương trình trái tim cho em đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2020 sẽ thực hiện phẫu thuật cho 3000 em nhỏ bị mắc bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn.

“Chuyện lạ” 20 điểm đã đỗ y dược

Trước sự việc Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD – ĐT) cấp mã ngành đào tạo y dược cho các trường tư thục , nhiều bác sĩ đang làm lâm sàng tại các BV, đồng thời làm giáo viên giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội bày tỏ không đồng tình với việc mở rộng đào tạo y dược bừa bãi. Bởi đây là ngành đặc thù liên quan trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế kiến nghị hậu kiểm cấp phép đào tạo mã ngành y dược?

Theo Bộ Y tế việc Bộ GD-ĐT cấp mã ngành đào tạo y dược cho trường Đại học Kinh doanh và công nghệ là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Bộ GD-ĐT. “Dù được mời tham gia đoàn kiểm định và chỉ ra các chỉ tiêu còn thiếu để mở mã ngành này, nhưng sau đó, Bộ Y tế không nhận được bất cứ thông báo nào về việc trường đã khắc phục các chỉ tiêu này trước khi Bộ GD – ĐT cho phép mở mã ngành”, ông Lợi khẳng định. Theo đó, tại thời điểm kiểm tra, đội ngũ giảng viên cơ hữu chuyên ngành, theo danh sách trường có 47 người nhưng 30 người chưa có cam kết tham gia. Về cơ sở thực tập tại trường cần sắp xếp lại các phòng thực hành, thực tập, tiền lâm sàng hợp lý. Về cơ sở thực hành ngoài trường cần bổ sung hợp đồng trách nhiệm của cơ sở thực hành ngoài trường trong đó nêu rõ sự tham gia làm việc và giảng dạy của giảng viên cơ hữu chuyên ngành tại các cơ sở thực hành ngoài trường… “Việc cấp mã ngành là thẩm quyền của Bộ GD – ĐT. Cơ quan này không thông báo cũng không sai, nhưng để trọn vẹn nhất thì nên có có thông tin với Bộ Y tế về việc khắc phục các tiêu chí trước khi cho trường này mở ngành đào tạo sẽ đầy đủ hơn”. Trước câu hỏi Bộ Y tế có kiến nghị đi kiểm tra lại để đánh giá họ đã đạt các tiêu chí?, ông Lợi cho rằng điều này không thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế. “Bộ GD - ĐT đã thông tin như thế mình cũng phải có niềm tin. Nhưng thực ra mà nói, để kiểm định lại xem đạt tiêu chuẩn chưa sẽ khách quan hơn. Nếu trong quy trình thì đương nhiên Bộ Y tế phải được quyền kiến nghị. Nhưng quy trình đó chưa được ban hành chính thức nên chiếu văn bản hiện hành thì Bộ GD - ĐT làm đúng nên cũng không thể nói Bộ GD phải báo cáo để Bộ y tế kiểm tra lại”, ông Lợi bày tỏ.

Bác sĩ “kêu trời” vì thông thoáng trong đào tạo y dược

Trên nhiều diễn đàn y học, nhiều bác sĩ “kêu trời” về quyết định có phần thoáng của Bộ GD – ĐT. Một bác sĩ BV Bạch Mai bày tỏ, đặc thù của ngành y là thao tác trên người bệnh, thực hành trên người bệnh. Vì thế phải có cơ chế để Bộ Y tế kiểm chặt chất lượng đầu vào, đầu ra của ngành y. Bởi nếu đào tạo ra một đội ngũ các y bác sĩ mà thực hành, tay nghề, chất lượng không đảm bảo, khi điều trị cho người bệnh, xảy ra những sự cố thì ai là người chịu trách nhiệm? Chưa kể, đội ngũ đào tạo không đạt chất lượng sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế. Bộ Y tế chịu trách nhiệm chăm lo sức khỏe người dân, vì thế Bộ Y tế phải có trách nhiệm liên quan đến tuyển dụng trong ngành y. PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc BV Việt Đức cũng bày tỏ, đào tạo nhân lực ngành y không giống những ngành khác, đào tạo ngành y phải có những cơ sở đào tạo chuẩn mực; Đào tạo ngành y phải có những người thầy mẫu mực; Đào tạo ngành y phải kết hợp rất chặt chẽ giữa lâm sàng và lý thuyết. Nhiều người đặt câu hỏi, với một đội ngũ bác sĩ đào tạo tại trường Đại học kinh doanh công nghệ đào tạo bác sĩ, bác sĩ ra làm gì? Nhất là với điểm đầu vào ngành y rất quan trọng để tuyển được những người giỏi nhất thì ngay từ đầu vào trường này đã có số điểm gây sốc, khi đưa ra số điểm 20 cho 3 môn là có thể đỗ ngành y. Trong khi đó, điểm chuẩn đỗ y đa khoa Đại học Y Hà Nội năm 2014 là 26,5 và năm 2015 là 27,5 điểm. Gửi comment đến báo Dân trí một bạn đọc chua xót chia sẻ: “Năm nay tôi thi 27 điểm không đỗ ngành y đa khoa (điểm đỗ là 27,75) phải từ bỏ ngành nghề mình yêu thích để học ngành khách và vẫn cắm đầu vào ôn thi để mong cơ hội “phục thù”. Năm tới thi y mà trượt, với điểm số của mình tôi lại lọt top điểm cao (thậm chí thủ khoa) của trường Kinh doanh và công nghệ. Nhưng tôi chỉ thi Đại học Y Hà Nội, một lần nữa không đỗ đành chấp nhận mình không có duyên với nghề, chứ tôi cũng không muốn xếp vào nhóm sinh viên y dược 20 điểm đã trúng tuyển. Tôi sợ khi ra trường, bệnh nhân cũng không tin tưởng mình điều trị". Một bác sĩ, giảng viên chuyên ngành giải phẫu chia sẻ, với sinh viên học y, việc tiếp xúc với bộ môn giải phẫu là vô cùng quan trọng. Ngay tại đại học Y Hà Nội, mỗi năm khoảng 1000 sinh viên thực hành trên 2 cái xác. Tuy là ít ỏi nhưng đây là phương tiện hết sức cần thiết để sinh viên y học về giải phẫu cơ thể một cách thực tế, chứ không phải học trên mô hình. Cùng quan điểm này, GS.TS Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam bày tỏ: “Ngành y có điều đặc biệt, gắn với sự sống và sự chết. Sinh viên y phải được đào tạo để biết cấu tạo cơ thể con người. Nếu như sinh viên chỉ tiếp xúc với các mô hình giảng dạy bằng học cụ nhân tạo mà không tiếp xúc với bệnh nhân, với xác bệnh nhân, tham gia vào những cuộc khám nghiệm tử thi thì khó lòng có được cái tâm do những người thầy vĩ đại nhất của sinh viên y khoa - đó là những bệnh nhân đã dạy họ. Vì vậy, quan điểm cá nhân tôi cần khuyến khích việc đào tạo nhưng đào tạo y cần phải được xem xét một cách cẩn thận”. Một giảng viên về tim mạch cũng lo ngại về chất lượng đào tạo y dược tại các trường dân lập bởi mặt bằng đầu vào thấp hơn hẳn cho với các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh…Vì họ không đủ cơ sở vật chất, nhân lực để đào tạo với ngành đặc thù liên quan đến con người. Về mặt tổ chức điều hành, sinh viên y đặc thù học đi đôi với hành, một nửa buổi ở trường, một nửa buổi ở bệnh viện, đêm còn đi trực. Ở các trường dân lập có đủ điều kiện để rèn giũa các em như thế không? “Hơn nữa, các bệnh viện chấp nhận bằng cấp như thế nào. Cuối cùng người được đào tạo ra làm ở đâu? Như tại BV Việt Đức truyền thống bao năm nay chỉ tuyển bác sĩ nội trú. Sinh viên tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội khá giỏi mà không trúng tuyển bác sĩ nội trú để đào tạo thêm 3 năm nữa cũng không được tuyển. Họ tuyển chọn đội ngũ bác sĩ tinh nhuệ nhất, vậy với các trường đào tạo mà ngay từ đầu mặt bằng đầu vào đã thấp, ra trường các em sẽ làm ở đâu?”, bác sĩ này nói. Theo PGS Quyết, dù được đào tạo bài bản như đại học y, 6 năm bác sĩ đa khoa, 9 năm bác sĩ nội trú, sau 6 năm ra trường bác sĩ cũng mới chỉ thực hiện được một số thao tác khám chữa bệnh ban đầu chứ chưa thể chịu trách nhiệm khám, điều trị chính mà phải tiếp tục quá trình học hỏi trong quá trình làm việc. Việc kiểm nghiệm sắp tới sẽ được siết chặt. Tới đây Bộ Y tế và Bộ GĐ- ĐT sẽ tăng cường hậu kiểm các trường công lập và tư thục đang được đào tạo ngành y – dược. Cơ sở nào không đáp ứng các yêu cầu, điều kiện Bộ Y tế sẽ kiến nghị cho ngừng tuyển sinh. Tôi tin Bộ GD-ĐT cũng ủng hộ phương án này. Nếu trường nào không ổn, không đạt các tiêu chí trong đào tạo phải đóng của là hoàn toàn bình thường. Bởi nhân lực ngành y đào tạo mà ấm ớ thì chết dân. Hơn nữa, Bộ Y tế cũng đề xuất thi chứng chỉ hành nghề có thời hạn cho bác sĩ. Nếu bác sĩ ra trường mà thi chứng chỉ hành nghề không đỗ, cầm tấm bằng đại học cũng sẽ không được hành nghề.

Cứu sống ca xuất huyết ồ ạt do vỡ khối u xương ức

Nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng xuất huyết ồ ạt do thủng khối u ở xương ức. Các bác sĩ đã phải thực hiện cuộc mổ cấp cứu gây tắc mạch máu, cắt toàn bộ khối u, cứu người bệnh từ cõi chết trở về. Ngày 1/12, thông tin từ TS.BS Vũ Hữu Vĩnh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết tại đây vừa can thiệp thành công cho một trường hợp mắc phải khối u rất hiếm gặp. Bệnh nhân là bà Tô Thùy Tr. (48 tuổi, ngụ tại quận Bình Tân, TPHCM). Trước đó, bà Tr. đến bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng, trên vùng xương ức có một khối u lớn. Qua thăm khám lâm sàng bác sĩ xác định, khối u có kích thước khoảng 25x30cm, chiếm trọn lồng ngực. Khối u lớn chèn ép vào tim, phổi khiến bệnh nhân liên tục bị đau tức ngực, khó thở. Điều tra bệnh sử ghi nhận, bệnh nhân đã bị khối u phát triển trên cơ thể gần 10 năm qua. Dù đã đi nhiều bệnh viện nhưng chưa có đơn vị nào tìm được giải pháp can thiệp cho người bệnh. Theo phân tích chuyên môn của TS.BS Vũ Hữu Vĩnh, u xương ức là dạng rất ít gặp và gây ra nhiều khó khăn cho các bác sĩ khi chỉ định can thiệp, điều trị. Xương ức là bộ phận duy nhất trên cơ thể người, bệnh nhân buộc phải cắt bỏ hoàn toàn vùng xương bị khối u tấn công mới có thể đẩy lùi được bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, nếu cắt bỏ xương thì cần phải có thiết bị thay thế. Thực tế, việc tái tạo khung xương cho bệnh nhân bằng vật liệu, mới chỉ được thực hiện ở các nước phát triển, kỹ thuật trên chưa được thực hiện tại Việt Nam. Ban đầu, các bác sĩ đề nghị bệnh nhân chờ để hội chẩn chuyên môn, tìm hướng xử lý triệt để khối u trước khi lên lịch mổ. Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau khi xuất viện về nhà, khối bướu của bà Tr. bất ngờ bị thủng một lỗ nhỏ, gây ra tình trạng xuất huyết ồ ạt. Ngay lập tức người nhà chuyển bệnh nhân vào Chợ Rẫy cấp cứu. “Chúng tôi ước lượng, bệnh nhân đã chảy mất tổng công khoảng 3 lít máu”, TS Vũ Hữu Vĩnh cho hay. Trước tình trạng khẩn cấp, bệnh nhân có thể tử vong bất kỳ lúc nào do mất máu cấp, bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện cuộc hội chẩn nhanh và chỉ định phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh theo hướng “còn nước còn tát”. Cả ê kíp phẫu thuật và gia đình đều nghĩ đến nguy cơ, bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn mổ. Ê kíp phẫu thuật bao gồm các chuyên khoa: Ngoại lồng ngực, Huyết học, Gây mê, Hồi sức, ngay lập tức bước vào cuộc mổ. Sau gần 5 giờ khẩn trương, bác sĩ đã tiến hành nội soi động mạch gây tắc các mạch máu nuôi khối u. Sau khi giải pháp tắc mạch giúp hạn chế tối đa tình trạng chảy máu, bác sĩ tiến hành cắt toàn bộ khối u ở xương ức, đồng thời dùng vật liệu titanium, tái tạo thành công khung xương cho người bệnh. Hơn 1 tuần sau ca mổ, sức khỏe của bệnh nhân bình phục ngoài cả dự kiến của các y bác sĩ, bà Tr đã được xuất viện về với gia đình, bệnh nhân đã đi lại và ăn uống bình thường. TS.BS Vũ Hữu Vĩnh cho hay: “Sinh thiết bệnh phẩm sau mổ xác định, đây là dạng u nhầy sợi, dạng u lành tính. Cuộc phẫu thuật thành công cho bệnh nhân Tr. đã mở ra hướng mới trong việc can thiệp cho những trường hợp mắc phải u quái.”

Khối u khủng 4,2 kg "treo" trên người bệnh suốt 35 năm

Ngày 27/11, BV Thống Nhất đã phẫu thuật thành công khối u nặng 4,2 kg của bệnh nhân 61 tuổi. Dù là lần đầu tiên thực hiện ca phẫu thuật hiếm thấy này nhưng thành công của ca mổ không nằm ngoài dự đoán của các bác sĩ bệnh viện. Ngày 16/11, bà Lê Thị Thắng (SN 1954) vào bệnh viện Thống Nhất (BVTN) khám sức khỏe tổng quát và được giới thiệu lên khoa Ngoại thần kinh. Sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng, các bác sĩ xác định đây là khối u sợi thần kinh vùng gáy (Neurofibromatosis) NF, hoàn toàn có thể cắt bỏ được nên đã cho bệnh nhân nhập viện. Ca mổ do thạc sĩ Lê Xuân Long, trưởng khoa Ngoại thần kinh cùng 3 bác sĩ (ngoại thần kinh, ngoại mạch máu và gây mê hồi sức) cùng kíp phẫu thuật thực hiện trong 3,5 giờ. Đến nay, sau 4 ngày mổ, bệnh nhân đã khỏe mạnh, có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường. Đây là khối u lành do di truyền hoặc đột biến gen. Tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1/4000. Đa số những trường hợp này thường chỉ có khối u nặng 3 - 400 gram là lớn nhất. Đây là trường hợp đầu tiên bác sĩ Long cùng ê kíp mổ của BVTN thực hiện phẫu thuật một khối u lớn như vậy. “Chúng tôi xác định trường hợp này, tỉ lệ thành công là khá cao nên quyết tâm cắt bỏ khối u cho bệnh nhân. BVTN có các chuyên khoa sâu nên sẵn sàng hỗ trợ nếu có biến cố xảy ra trong quá trình mổ" - thạc sĩ Long cho biết. Cười tươi với cái đầu đã nhẹ tênh, bà Thắng cho biết đã mang khối u này trên 35 năm. Lúc đầu chỉ là khối u nhỏ, sau lớn dần lên. Bà Thắng quê ở Thanh Hóa, từng là thanh niên xung phong ở Quảng Trị, do đời sống khó khăn nên khi khối u bắt đầu nặng nề, bà đến BVĐK tỉnh Thanh Hóa đề nghị được phẫu thuật nhưng bị từ chối. Cách đây khoảng 7 năm, gia đình đưa bà vào BV Ung bướu TP.HCM khám nhưng vẫn không được phẫu thuật. Mấy chục năm sống chung với khối u, cuộc sống của bà rất khó khăn... “Lúc ngủ tôi phải vắt nó ra phía trước, sinh hoạt không bình thường. Nhiều năm tôi thay tính đổi nết, con cái nói gì cũng cáu gắt. Khi các bác sĩ BVTN nói có thể mổ bỏ khối u, tôi vẫn không thể tin được. Vậy mà hôm nay thấy người nhẹ tênh, tôi sung sướng quá".

Đại đoàn kết

TP Hồ Chí Minh: Sốt xuất huyết tăng 104%

Ngày 30/11, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, từ đầu năm đến nay trên địa bàn TP đã có khoảng 16.700 ca sốt xuất huyết nhập viện, tăng 104% so với cùng kỳ năm 2014 (hơn 7.700 ca), trong đó có 6 trường hợp tử vong, cao hơn số ca tử vong năm 2014 (5 trường hợp). Vẫn theo Trung tâm này, trong vòng 3 tuần qua, số ca sốt xuất huyết nhập viện có khuynh hướng giảm nhưng chậm. Hiện tại trung tâm y tế dự phòng các quận/huyện và các trạm y tế đang quyết liệt xử lý dứt diểm các ổ dịch sốt xuất huyết trên toàn TP. 

Kon Tum: 4 phòng xét nghiệm được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Ngày 30/11, Sở Y tế Kon Tum có quyết định cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cấp I đối với phòng xét nghiệm sinh hóa thuộc khoa Chẩn đoán hình ảnh - Xét nghiệm (BV đa khoa khu vực Ngọc Hồi) và phòng xét nghiệm sàng lọc HIV thuộc khoa Cận lâm sàng (Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh).  Trước đó, tỉnh này đã có 2 phòng xét nghiệm được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học là phòng xét nghiệm vi khuẩn, vi rút (an toàn sinh học cấp II) thuộc khoa Xét nghiệm (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) và phòng xét nghiệm HIV thuộc khoa Giám sát HIV/AIDS/STIs và Xét nghiệm (Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh). An toàn sinh học phòng xét nghiệm là những nguyên tắc, kỹ thuật và thực hành cần thiết để ngăn ngừa những phơi nhiễm không mong muốn hoặc làm thất thoát tác nhân gây bệnh và độc tố.    

VTV

Thách thức lớn vì mục tiêu 90% số người nhiễm HIV được điều trị ARV

Việc điều trị người nhiễm HIV bằng ARV đang thực sự là một thách thức lớn khi nguồn viện trợ loại thuốc ức chế sự phát triển của virus HIV từ nước ngoài bị cắt giảm mạnh. Năm nay là năm thứ 8 Việt Nam đạt cả 3 tiêu chí: Giảm số người nhiễm HIV, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Việt Nam đã cam kết hưởng ứng mục tiêu 90 - 90 - 90 mà Liên Hợp Quốc đề ra. Tuy nhiên, với mục tiêu 90% số người nhiễm HIV được điều trị ARV, hiện Việt Nam mới chỉ đạt được 45%. Trong khi đó, việc điều trị người nhiễm HIV bằng ARV đang là một thách thức lớn khi nguồn viện trợ loại thuốc này từ nước ngoài lại cắt giảm mạnh và sẽ bị cắt giảm hoàn toàn vào năm 2017. Đảm bảo thuốc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS trở thành vấn đề khẩn cấp bởi nếu thiếu ARV, không chỉ nguy cơ tử vong và lây nhiễm tăng cao mà tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS kháng thuốc cũng sẽ tăng với chi phí điều trị gấp 10 lần. Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ một số giải pháp nhằm đảm bảo duy trì thuốc ARV, chủ yếu dựa vào kinh phí trong nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, giải pháp thu phí dịch vụ điều trị ARV khó khả thi vì đa số người nhiễm HIV/AIDS là người nghèo, không có khả năng chi trả.

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

Cần Thơ: Chỉ có 550 người nghiện ma túy duy trì điều trị Methadone

Ngày 1-12, TP Cần Thơ khai trương cơ sở thứ năm điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS. Thông tin với báo chí phía Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết đây là cơ sở thứ năm điều trị Methadone trên địa bàn thành phố. Từ đầu năm 2015 đến nay trên địa bàn thành phố có 1.054 người nghiện ma túy được điều trị Methadone tại các cơ sở trên địa bàn và trong số này chỉ có 550 người đang duy trì điều trị Methadone, số người thôi điều trị tại các cơ sở vẫn còn rải rác theo từng năm.

Thành lập BV Tim mạch Cần Thơ

Ngày 1-12, Sở Y tế TP Cần Thơ đã công bố thành lập BV Tim mạch tại 20 Trần Bình Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều. BV Tim mạch Cần Thơ được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trung tâm Chẩn đoán y khoa (thuộc Sở Y tế TP Cần Thơ). BV có 50 giường, 10 khoa, phòng trong đó có ba phòng chức năng, bảy khoa lâm sàng và cận lâm sàng như khám bệnh, hồi sức tích cực và chống độc, nội tim mạch, thăm dò chức năng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và khoa dược kiểm soát nhiễm khuẩn… BV Tim mạch TP Cần Thơ thực hiện chức năng khám và điều trị các bệnh lý tim mạch cho người dân Cần Thơ và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, giúp người dân tiết kiệm chi phí đi lại. BV sẽ tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực và phát triển thêm nhiều kỹ thuật chuyên sâu làm động lực tăng hiệu quả chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thu hút và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tại Cần Thơ và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sài Gòn giải phóng

Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM: Triển khai mô hình phòng khám “một điểm dừng”

Ngày 30-11, BV Nhi đồng 1 đưa vào hoạt động khu phòng khám theo yêu cầu thứ 2, nhằm đáp ứng nhu cầu cao của bệnh nhân. Bệnh viện đã có 57 phòng khám, trung bình mỗi ngày tiếp nhận trên 5.000 bệnh nhi đến khám và điều trị. Riêng khu phòng khám theo yêu cầu thứ 2 được thiết kế theo mô hình “một điểm dừng”. Toàn khu vực chờ và 6 phòng khám mới được thiết kế tiện nghi, bệnh nhân đến khám và làm các xét nghiệm, nội soi tai - mũi - họng, mua thuốc và thanh toán chi phí… mà không phải di chuyển nhiều (ảnh). Bệnh nhân được cấp thẻ đa năng tích hợp, có chức năng khám bệnh và thanh toán do ngân hàng phát hành. Các dịch vụ được thanh toán qua thẻ 1 lần (hoàn tất thanh toán, bệnh nhân có thể rút ra còn 0 đồng), tiết kiệm thời gian và thuận lợi cho bệnh nhân. Toàn bộ khu phòng khám có máy lạnh, trang bị wi-fi và giữ xe miễn phí, thời gian khám từ 7 giờ sáng đến 20 giờ.

Phụ nữ

Hơn 80 ca mắc liên cầu lợn vì mê… tiết canh, nem chạo

Theo Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm tới nay có 83 ca mắc liên cầu lợn, phần lớn là do sở thích ăn tiết canh của người dân. Sáng 1/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã cảnh báo một số dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm trong mùa đông xuân và khuyến cáo người dân cách phòng bệnh. Theo BS Chu Văn Tuyến (Cục Y tế Dự phòng), tính đến hết tháng 10/2015, dù giảm hơn so với cùng kỳ song trên cả nước đã ghi nhận hơn 46,6 ngàn trường hợp mắc bệnh chân tay miệng, trong đó có 6 trường hợp tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh chân tay miệng ở khu vực miền Nam chiếm tới 84,9%, tập trung ở TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai, Đồng Tháp… Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh, đặc biệt ở đối tượng trẻ em, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt và thu gom, xử lý chất thải của trẻ… Tại các khu vực trường học, cần bố trí đủ bồn rửa tay có vòi nước và xà phòng ở vị trí thuận lợi cho học sinh rửa tay, không để trẻ dùng chung vật dụng ăn uống, đồ chơi khi chưa khử trùng… Cũng theo BS Chu Văn Tuyến, một trong những nỗi lo khi bước vào mùa cưới, mùa lễ hội chính là bệnh liên cầu lợn. “Mặc dù biểu đồ mắc liên cầu lợn hàng tháng thường không thay đổi nhưng vào mùa cưới, lễ hội, người dân thường có thói quen mổ lợn, sau đó chế biến món tiết canh nên nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn”, BS Chu Văn Tuyến lo lắng. Theo Cục Y tế dự phòng, liên cầu lợn có thể lây từ lợn ốm sang người thông qua việc giết mổ, chăn nuôi… Tuy nhiên, nguồn lây chủ yếu là do người dân ăn tiết canh hay nem chạo (món ăn làm từ thịt lợn sống trộn thính). Khi mắc liên cầu lợn, bệnh nhân thường có các triệu chứng như viêm màng não, sốc nhiễm dẫn đến suy đa phủ tạng, hôn mê và tử vong. Thống kê hàng năm, Việt Nam có khoảng 100 trường hợp nhiễm bệnh liên cầu lợn. Từ đầu năm 2015 tới nay, đã có 83 trường hợp bị mắc liên cầu lợn và 10 người tử vong. Mới đây, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân mắc liên cầu lợn trong tình trạng nguy kịch, toàn thân nổi ban hoại tử, suy đa tạng… Đây là hai người trong cùng một gia đình và mắc liên cầu lợn sau khi tổ chức mổ lợn, ăn tiết canh. “Vấn đề hiện nay là người dân thường nhầm lẫn thịt lợn do mình tự mổ là lợn sạch nên không lường trước được những nguy cơ lây nhiễm”, BS Tuyến khuyến cáo.

VTC

10 người chết do sử dụng thịt lợn không đúng cách

Từ đầu năm đến nay đã có 10 người chết vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn do tiếp xúc, sử dụng thịt lợn không đúng cách. Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trương Đình Bắc cho biết: Khí hậu mùa Đông - Xuân thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như: cúm mùa, cúm gia cầm, bệnh tiêu chảy cấp, bệnh tay chân miệng... "Đặc biệt, mùa Xuân cũng là mùa Lễ hội nên việc mổ lợn diễn ra nhiều hơn. Hiện nay, nhiều nơi vẫn giữ thói quen ăn tiết canh lợn và làm món nem chạo làm từ thịt lợn sống. Điều này rất nguy hiểm nếu nhiễm liên cầu khuẩn lợn”, ông Bắc nói. Thông tin trên được chia sẻ tại chương trình gặp gỡ báo chí truyền thông phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân diễn ra ngày 1/12. Theo Cục Y tế dự phòng: Từ đầu năm đến tháng 11/2015, cả nước ghi nhận 82 trường hợp mắc mới, 10 trường hợp tử vong do liên cầu khuẩn lợn. Và cách đây 1 tuần, đã có 2 người phải nhập viện vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.  Trong một đàn lợn khỏe, cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể lợn mang vi khuẩn. Khi lợn bị ốm, sức đề kháng bị suy giảm thì liên cầu khuẩn mới gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết ở lợn. Như vậy, nhìn con lợn khỏe mạnh cũng không chắc rằng con lợn đó không mang trong người liên cầu khuẩn.  Đó là lý do tại sao, có những gia đình tự nuôi lợn, thấy lợn rất khỏe mạnh nhưng khi ăn tiết canh vẫn mắc liên cầu khuẩn và tử vong. Khi phát bệnh trên người, vi khuẩn liên cầu này thường gây bệnh viêm màng não mủ hoặc nhiễm trùng huyết. Với bệnh cảnh viêm màng não thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác… xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.   Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá với triệu chứng sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiệu của viêm màng não. Với trường hợp bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân sốt cao liên tục, phát ban hoại tử từ màu hồng cánh sen, chuyển sang đỏ tím, lan ra toàn thân rồi hoại tử đen. Nếu nặng, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong. Bệnh nhân bị suy đa phủ tạng thì khả năng tử vong chiếm tỷ lệ 45%- 50%.

Dân Việt

Phẫu thuật cắt khối u khổng lồ “to như quả dưa hấu”

Chiếm trọn ngực trái, chèn lấn tim phổi, gây ảnh hưởng đến cột sống, khối u xương ức khổng lồ “to như quả dưa hấu” vừa được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cắt bỏ để cứu sống một phụ nữ 48 tuổi. Sáng 1.12, Bệnh viện Chợ Rẫy công bố phẫu thuật thành công ca u xương ức khổng lồ buộc phải cắt bỏ toàn bộ xương ức và thay thế bằng khung “xương nhân tạo” vật liệu titanium. Bệnh nhân là chị Tô Thùy Trang (48 tuổi), ngụ ở P. Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân, TP.HCM với khối u phát triển trên xương ức đã hơn 10 năm. Theo bác sĩ Vũ Hữu Vĩnh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM): Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng xương ức mọc khối u phình to xuống ngực trái, khích thước khoảng 30x25cm, khi vào cấp cứu, khối u đã chảy máu dữ dội. Chẩn đoán ban đầu cho thấy, không chỉ chảy máu dữ dội, khối u xương ức khổng lồ còn chèn ép tim và phổi khiến người bệnh bị khó thở và loạn nhịp tim. “Khối u xương ức này lần đầu tiên tôi và các đồng nghiệp mới thấy. Khi đến Bệnh viện Chợ Rẫy, trong lúc chờ bệnh viện sắp xếp ca mổ, chị Trang bị chảy máu vùng u xương ức 2 lần. Lần đầu bệnh nhân mất cả lít máu, lần thứ hai phải vào cấp cứu và mọi người đều nghĩ chị sẽ không qua khỏi vì không thể cầm máu, chị mất đến gần 3 lít máu”, bác sĩ Vĩnh cho biết. Do không thể cầm máu được nên các bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u và toàn bộ xương ức. Sau đó thay thế “lồng ngực nhân tạo” bằng vật liệu titanium để tạo áp lực âm cho tim, phổi hoạt động. "Sau quá trình hội chẩn, chúng tôi rất áp lực vì tỷ lệ ca phẫu thuật thành công rất thấp, khả năng bệnh nhân tử vong khi mổ do mất máu là rất cao, tuy nhiên, nếu không phẫu thuật thì bệnh nhân cũng chết vì mất máu liên tục, không thể cầm máu được. Chính vì thế sau khi bàn bạc với người nhà, chúng tôi quyết định đưa bệnh nhân lên bàn mổ", bác sĩ Vĩnh nói. Đề chuẩn bị cho ca phẫu thuật, bệnh viện đã chuẩn bị tới 30 đơn vị máu để tránh tình trạng mất máu. Tuy nhiên, nguy cơ chảy máu đã may mắn không xảy ra. Ca mổ kéo dài gần 6 tiếng đồng hồ thì kết thúc với tình trạng bệnh nhân tiếp xúc tốt với vật liệu mới thay thế xương ức. Sáng nay 1.12 (10 ngày sau mổ), sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và đã được xuất viện. Trao đổi với Dân Việt, bệnh nhân Tô Thùy Trang cho biết: Tôi mang khối u mười mấy năm nay, ban đầu khối u chỉ nhỏ như mụn nhọt, sau đó chúng lớn dần lên như quả chanh. Khoảng 3 năm gần đây thì phát triển liên tục. Tôi đã điều trị tại hàng chục bệnh viện nhưng không nơi nào dám phẫu thuật. May mắn là lần này tôi được phẫu thuật thành công tại BV Chợ Rẫy”. Về trường hợp của chị Trang, bác sĩ Vũ Hữu Vĩnh nói: Chúng tôi đã cắt toàn bộ khối u và thay thế xương ức bằng vật liệu mới. Đây là khối u nhầy sợi to nhất từng được phát hiện tại Việt Nam. Ngay cả trên thế giới, lượng người bị khối u xương ức to tương tự vẫn chưa từng được ghi nhận. Nguy cơ tái phát của bệnh nhân là có nhưng không cao, có thể khoảng chục năm nữa”. Cũng theo bác sĩ Vĩnh: Những trường hợp có những khối u lạ, khối u ở vị trí đặc biệt hoàn toàn có thể tìm đến BV Chợ Rẫy để tìm cơ hội được phẫu thuật. Đừng chủ quan để lâu vì nguy cơ biến chứng hoặc tử vong là rất lớn.

Vietnamnet

Bất chấp nguy cơ bị kiện, bác sĩ mổ cứu sống cô gái

“Đây là tình huống vô cùng cấp bách, bệnh nhân mất máu cấp. Không thể chờ người thân, nếu chậm trễ cô ấy sẽ chết. Đồng nghiệp còn khuyên tôi cẩn thận kẻo ca mổ thất bại sẽ có nguy cơ bị gia đình bệnh nhân kiện...", bác sĩ kể giờ phút quyết định cứu sống một cô gái.

Cố cứu dù gia đình chuẩn bị lo hậu sự

Khi đến bệnh viện cấp cứu, nhiều bệnh nhân đã ở bên bờ vực của sự sống và cái chết, người nhà của họ cũng nghĩ đến tình huống xấu nhất, thậm chí chuẩn bị hậu sự, nhưng những quyết định trong tích tắc của các bác sĩ Khoa Ngoại Bệnh viện FV đã làm nên điều kỳ diệu, giúp hồi sinh những trái tim tưởng đã ngừng đập. BS Lê Đức Tuấn - Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện FV vẫn nhớ như in ca mổ hiếm gặp trong đời mình. Đó là trường hợp anh M. bị tai nạn lao động sập giàn giáo. “Hôm đó anh ta được đưa tới trong tình trạng kinh hoàng, thanh sắt đâm xọc từ bụng lên ngực. Gia đình bệnh nhân phải cưa bớt thanh sắt mới đưa được anh này vào trong taxi”, bác sĩ Tuấn hồi tưởng. Sau khi kiểm tra, bác sĩ Tuấn xác định thanh sắt đã đâm xuyên bụng, ngực, thành ruột, dạ dày, gan và cơ hoành, bệnh nhân mất nhiều máu, vô cùng nguy kịch. BS Tuấn quyết định mổ khẩn cấp, cố nắm lấy cơ hội ít ỏi cứu sống bệnh nhân. Ca mổ được huy động tất cả chuyên khoa cùng phương tiện, thiết bị y tế hiện đại. Khi vừa mở ổ bụng bệnh nhân, máu phun như vòi nước. Thanh sắt đã xuyên qua mạch máu lớn, làm thủng dạ dày khiến thức ăn tràn ra khắp ổ bụng. Ê kíp phẫu thuật vừa tiến hành cầm máu, vừa dùng chính máu của bệnh nhân lọc để truyền hoàn hồi. Khó khăn nhất là thời khắc rút thanh sắt ra, ê kíp mổ với hơn 10 y bác sĩ đều căng thẳng, nín thở chờ đợi vì lo sợ máu sẽ tuôn ào ạt. May mắn điều xấu nhất đã không xảy ra, ca mổ thành công tốt đẹp. Các bác sĩ rất xúc động khi chứng kiến cảnh anh M., lao động chính của gia đình hồi phục trong sự vui mừng của người thân.

“Chờ người thân đồng ý cô ấy sẽ chết”

Ngoài anh M., trường hợp của cô sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng bị tai nạn giao thông nghiêm trọng cũng được cứu sống vô cùng ngoạn mục. Cô gái nhập viện trong tình trạng bể ruột, bể lách, hôn mê; mạch, huyết áp không đo được. “Đây là tình huống vô cùng cấp bách, bệnh nhân mất máu cấp. Không thể chờ người thân, nếu chậm trễ cô ấy sẽ chết. Đồng nghiệp còn khuyên tôi cẩn thận kẻo ca mổ thất bại sẽ có nguy cơ bị gia đình bệnh nhân kiện. Tôi đã chấp nhận, quyết định phẫu thuật luôn để cứu cô gái dù chưa kịp có sự đồng ý từ người nhà”, bác sĩ Tuấn kể về giây phút sinh tử ấy. Cô nữ sinh bị mất hơn 2 lít máu và ruột già, ruột non, lá lách gần như bể vụn. Sau 6 giờ đồng hồ chạy đua với tử thần để giành mạng sống cho cô gái, BS Tuấn và ê kíp đã thành công. Nhờ sự quyết định nhanh chóng và trình độ chuyên môn cao của các BS, cô gái không chỉ sống mà còn quay về với sách vở, giảng đường đại học. Giờ đây, cô gái xem các BS như là cha mẹ thứ hai của mình. Không chỉ BS Tuấn, BS Phan Văn Thái - Khoa Ngoại của bệnh viện này cũng luôn đứng trước tình huống phải đưa ra các quyết định sinh tử cứu sống bệnh nhân. Gần đây, bác sĩ Thái tiếp nhận một cụ ông 78 tuổi, được chuyển lên từ miền Tây. Cụ nhập viện trong tình trạng bị đau bụng, tiêu chảy hai ngày, tụt huyết áp và bắt đầu rối loạn tri giác. Sau khi thăm khám, bác sĩ Thái nghĩ ngay đến bệnh lý nhồi máu mạc treo ruột gây hoại tử ruột, nếu không phẫu thuật kịp thời thì cầm chắc cái chết. Trường hợp này nếu được điều trị tích cực bằng phẫu thuật và hồi sức thì tỉ lệ tử vong vẫn chiếm 60 - 90%. “Lúc đó bệnh nhân rất yếu, nguy kịch, không đủ sức khỏe để mổ, phải hồi sức tích cực bằng thuốc. Các BS luôn túc trực bên bệnh nhân, cứ mỗi 10 phút đánh giá lại tình trạng sức khoẻ một lần. Sau 2 giờ, thấy bệnh nhân cầm cự được nên tôi tiến hành mổ ngay”, bác sĩ Thái nhớ lại. Đúng như chẩn đoán ban đầu, bệnh nhân bị nhồi máu mạc treo ruột, dẫn đến một đoạn ruột dài bị hoại tử. Ê kíp mổ đã cắt bỏ đến 80% ruột non để cứu bệnh nhân, cụ ông thoát lưỡi hái tử thần trong đường tơ kẽ tóc. Đối với các BS khoa Ngoại, đôi khi thử thách không phải đến từ những ca mổ khó, mà từ quyết định mổ hay không mổ trước hoàn cảnh thập tử nhất sinh của bệnh nhân.

VietnamPlus

Australia tiến hành thử nghiệm thuốc phòng chống lây nhiễm HIV

Nhân Ngày Thế giới phòng chống HIV-AIDS, ngày 1/12, chính quyền bang New South Wales của Australia đã công bố chương trình thử nghiệm thuốc phòng chống lây nhiễm ở những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao (PrEP). Theo chương trình này, 3.700 người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, hầu hết là người đồng tính nam đăng ký tham gia thông qua các trung tâm sức khỏe giới tính công và được phòng khám đa khoa của bang lựa chọn, sẽ được sử dụng thuốc để ngăn chặn quá trình nhiễm HIV.  Mục tiêu của chương trình này là giảm số người nhiễm HIV mới xuống còn 1/2 so với tỷ lệ hiện nay của bang trong vòng 2 năm và ngăn ngừa gần như hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm. Giáo sư David Cooper, Giám đốc Viện nghiên cứu Kirby thuộc Đại học New South Wales và là người đứng đầu chương trình thử nghiệm, cho biết chương trình này sẽ giúp giảm nhanh chóng quá trình lây nhiễm HIV tại bang này. Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế bang, Jillian Skinner cho biết đây là chương trình thử nghiệm mang tính quyết định cho bang New South Wales và được thực hiện theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cùng các chuyên gia trong và ngoài nước khác. Bang New South Wales hiện có 11.500 người sống chung với HIV, song cứ trong 7 người mới có 1 người biết bị nhiễm virus chết người này. Bộ trưởng Y tế bang cũng thông báo chương trình thử nghiệm từ vết máu khô, một thử nghiệm hết sức đơn giản cho phép mọi người có thể tự kiểm tra mình có nhiễm HIV hay không mà không cần phải tới trung tâm y tế. Theo số liệu của Liên hợp quốc, hiện có khoảng 37 triệu người nhiễm HIV/AIDS trên toàn thế giới. Ở Australia hiện có 25.000 người nhiễm và mỗi năm có khoảng 1.000 ca nhiễm mới./.

Ngày 15/12/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích